Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nang luc pham chat xua va nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.3 KB, 4 trang )

1

Ngày 7/7/2023
PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC XƯA VÀ NAY
Trong tiếng Việt, phẩm chất được hiểu là “Cái làm nên giá trị của người
hay vật”. Năng lực là “Những thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển
nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động
tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,
niềm tin, ý chí, ... thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
I. Tam cương, ngũ thường của người đàn ông ngày xưa
1. Tam cương Quân - Sư - Phụ (Vua – Thầy – Bố mẹ)
Các giá trị này cho tới thời đại 4.0 vẫn giữ nguyên giá trị, “Quân” bây
giờ hiểu là “đất nước”, là “Tổ quốc”, là “pháp luật”, … tùy theo hoàn cảnh, Tổ
quốc mới là trên hết hay khi nói đến một tiêu chuẩn xã hội thì có thể là tập tục,
đạo đức, lề thói, … pháp luật vẫn ở nấc thang trên cùng.
Hiện nay, quan niệm “Quân - Sư - Phụ” nên hiểu là người thầy được đề
cao, nói cách khác, các bậc cha mẹ nên có sự kính trọng người thầy của con,
nhất là khi cha mẹ là người có chức vụ, địa vị cao trong xã hội. Tôn trọng người
thầy không chỉ là giữ truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc mà
còn là cách để người thầy làm tốt hơn thiên chức của mình. Sự tơn trọng người
thầy của cha mẹ là một tấm gương để con cái noi theo, theo cả hai lối: Cha mẹ
kính trọng thầy cơ của mình để con học tập (về ngun tắc) và cha mẹ kính
trọng thầy cơ của con để con thực hành theo.
2. Ngũ thường
- “Nhân” ở đây là nhân hậu. Đại ý cho việc phải có lịng u thương, giúp
đỡ, quý mến với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh mình.
- “Lễ” là lễ phép, làm người cốt phải giữ được sự tôn trọng với người
khác. Tuân thủ những phép tắc theo chuẩn mực “Kính trên nhường dưới, sống
hòa nhã với mọi người”; “Dũng” trong dũng cảm.
- “Nghĩa” là chính nghĩa, sự tình nghĩa. Răn dạy chúng ta phải phải biết


làm việc một cách chính trực và cơng tâm nhất trước mọi hoàn cảnh xét trên cả
phương diện tình và lý.
- “Trí” là trí tuệ chỉ người đàn ơng phải có đầu óc thơng suốt. Có tuệ
trí sẽ phân biệt được phải trái đúng sai, nào thiện nào ác, để sống một cuộc đời
đứng đắn và có giá trị nhất.
- “Tín” là uy tín, sự tin tưởng tín nhiệm. Trong cuộc sống, nếu đã hứa bất
kỳ điều gì rồi thì phải nghiêm túc thực hiện. Khơng thất hứa, vì nếu khơng giữ
chữ tín, người đó sẽ bị xem là dối trá, gian manh.
II. Tam tòng, tứ đức của người phụ nữ ngày xưa
1. Tam tòng


2

Là ba điều người phụ nữ phải tuân theo, đó là “Tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là (ở nhà phải theo cha, đi lấy chồng phải theo
chồng, chồng mất phái theo con).
2. Tứ đức gồm: Công, dung, ngôn, hạnh
- “Công” là sự khéo léo tinh tế về tay chân và nghề nghiệp của người phụ
nữ. Như: lao động giỏi, biết nội trợ, biết lo toan sắp xếp mọi công việc của
người phụ nữ trong gia đình. Từ việc lo “cái mặc” như việc trồng dâu, dệt vải,
rồi vá may, thêu thùa, … phải thông thạo. Đến việc lo “cái ăn” như việc cấy
hái, trồng trọt, cơm nước, nấu nướng cho bữa ăn hàng ngày, biết lo chu tất cho
mâm cỗ, bánh trái cho ngày giỗ, ngày tết. Có thế khi “ra ở riêng” mới gánh vác
nổi “Giang sơn nhà chồng”.
- “Dung” là nhan sắc, là sắc đẹp và biết cách làm đẹp cho bản thân cũng
như biết trang trí làm đẹp cho gia đình, xã hội.
- “Ngơn” là lời nói, là cách phát ngôn trong ứng xử hàng ngày, với các
mối quan hệ gia đình, xã hội như: ơng bà, cha mẹ, anh chị em, cơ dì, chú bác,
chồng con, xóm giềng, … Nếu trong các mỗi quan hệ ấy, việc sử dụng ngôn từ

tỏ ra biết phải trái, biết điều hay điều dở, để phân biệt đối xử và ứng xử, khiến ai
cũng vừa lòng và nể trọng. Người như thế được xem là người có văn hố, có
giáo dục.
- “Hạnh” là đạo đức, là đức hạnh của người phụ nữ. Trong sự đánh giá
toàn diện về con người, xã hội ta thường coi trọng đạo đức hơn cả. Hạnh ở đây
chính là đạo làm người. Trong đó bao hàm phần đạo lý với các bổn phận và
nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu, họ hàng, xóm giềng và các
mối quan hệ xã hội khác. Đạo đức người phụ nữ là phải thể hiện được lịng tơn
kính, tính hồ thuận, lịng nhân ái, đức bao dung, …
Ngày nay giới mày râu thường chỉ quan tâm tới nhan sắc của người phụ
nữ (hình thức) mà ít chú ý tới năng lực và phẩm chất (nội dung). Theo phạm trù
triết học nội dung và hình thức là hai mặt của một vấn đề. Chúng độc lập với
nhau nhưng thống nhất và mối quan hệ biện chứng với nhau. Như nhân dân ta
vẫn thường nói “Cái nết đánh chết cái đẹp” ; “Khơng có người phụ nữ xấu, chỉ
có người phụ nữ chưa biết cách làm đẹp” mà thôi.
III. Phẩm chất cần giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay
- Yêu nước: Trước hết giáo dục thế hệ trẻ biết yêu gia đình, trường lớp,
quê hương đất nước, …
- Nhân ái: Biết yêu thương ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn
bè, thầy cơ, …
- Chăm chỉ: Biết giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức lao
động của mình, ..
- Trung thực: Khơng gian dối
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, công việc, …
IV. Năng lực cần đạt


3

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
- Năng lực ngơn ngữ
- Năng lực tính tốn
- Năng lực khoa học
- Năng lực cơng nghệ
- Năng lực tin học
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực thể chất
* Bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)
- Trong việc hình thành và rèn luyện các năng lực cho thế hệ trẻ ở đây
khơng có năng lực nào là “Chính” và năng lực nào là “Phụ”. Cần phân biệt rõ,
năng lực nào là “Chìa khố” để hình thành các năng lực khác. Đầu tiên là năng
lực “Ngơn ngữ; nghe-nói-đọc-viết” và năng lực “Tính tốn”.
V. Nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt
Trong các ngày Lễ, Tết, giỗ chạp, … của người Việt, tuỳ theo điều kiện
kinh tế và theo quan niệm, nhưng trên bàn thờ tổ tiên của hầu hết các gia đình
đều khơng thể thiếu được mâm cúng gồm có: gà, xơi và rượu.
1. Gà trống
Hình ảnh những chú gà trống hùng dũng, oai vệ khoác trên mình bộ lơng
óng mượt lấp lánh như ánh nắng. Trên đầu gà trống có mào lớn, đỏ tươi, được
coi như biểu tượng của mặt trời rực rỡ với đôi mắt sáng như hai hạt cườm, thông
minh, nhanh nhẹn. Gà trống chân vàng to khoẻ và vũ khí là đơi cựa sắc nhọn vô
cùng lợi hại, chiếc mỏ vàng cong cong cứng chắc. Chùm lông đuôi cong cong
như cầu vồng đan xen các màu sắc của lông vũ. Điều này khiến gà trống được
coi trọng, trở thành con vật linh thiêng, tinh khiết, quý hơn hẳn những loài động
vật khác và luôn được chọn để thực hiện các nghi lễ hiến tế hoặc nghi thức tơn
giáo nào đó.
Giống như con người, gà trống thực sự cũng có nhịp điệu hay còn gọi là

đồng hồ sinh học bên trong do các hormones điều chỉnh và được chi phối bởi
ánh sáng. Đến đúng thời điểm (rạng sáng), do sự thay đổi thời tiết, khí hậu giữa
ngày và đêm làm cho nó tỉnh giấc chúng sẽ cất tiếng gáy. Có thể khẳng định là
do điều kiện sinh lý của con gà phản ứng với điều kiện thời tiết. Ở góc độ sinh
tồn lồi thì ý nghĩa của tiếng gáy như là sự tuyên bố lãnh thổ của chúng một
cách hùng hồn và cũng là tiếng gọi con mái để duy trì nịi giống.


4

Và cùng bởi con gà trống hội tụ đủ 5 yếu tố của người đàn ông“Nhân –
Nghĩa – Dũng – Trí – Tín”:
- Nhân: con gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì ln gọi bầy của mình
đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình biểu tượng cho
nhân.
- Nghĩa: biết làm điều phải, biết che chở nhường nhịn kẻ yếu. Gà trống
khi trưởng thành thường không đánh gà mái và gà con. Nhiều khi cịn biết ni
con nữa.
- Dũng: con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn
của mình và sẵn sàng chí tử đến chết biểu tượng cho dũng khí.
- Trí: gà trống là con vật thơng minh, biết dùng mưu mẹo để bảo vệ lãnh
thổ (chọi gà).
- Tín: con gà trống ln gáy đúng giờ bất kể bốn mùa biểu tượng cho tín.
Đó là ý nghĩa của việc tại sao ngày xưa nhân dân ta chọn gà trống để cúng
chứ không bao giờ chọn gà mái.
2. Đĩa xôi: Gạo nếp trắng trong là tinh tuý của trời đất, là thành quả lao
động vất vả của người nơng dân. Đĩa xơi đầy đặn biểu tượng cho lịng thành, sự
tròn trịa trong cuộc sống.
3. Nậm rượu: Rượu được chưng cất từ ngũ cốc biểu tượng cho tinh tuý,
men say của đất trời, sự nồng ấm tình cảm làng xã, tình cảm gia đình, tình yêu

quê hương đất nước.
Cúng tế ở đây thể hiện lịng thành, khơng cốt thừa lộc nhằm tưởng nhớ
đến các bậc đã sinh thành ra mình. Đồng thời cũng giáo dục thế hệ trẻ truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn” ./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×