Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Ebook Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) - Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu sức khỏe môi trường tại Việt Nam: Phần 1 - TS. Nguyễn Việt Hùng, TS. Trần Thị Tuyết Hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.32 MB, 120 trang )

CHỦ BIÊN
TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG - TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

TIẾP CẬN

HỆ SINH THÁI
ĐỐI VỚI

SỨC KHOẺ
(ECOHEALTH)
LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI 2016



CHỦ BIÊN: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG - TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI

ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

(ECOHEALTH)
LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

HÀ NỘI 2016


Ảnh: Nguyễn Mạnh Hùng



CHỦ BIÊN
TS. Nguyễn Việt Hùng - TS. Trần Thị Tuyết Hạnh
NHÓM TÁC GIẢ
1. TS. Nguyễn Việt Hùng - Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế
và Trường Đại học Y tế công cộng;
2. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh - Trường Đại học Y tế công cộng;
3. TS. Phạm Đức Phúc - Trường Đại học Y tế công cộng;
4. PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương - Trường Đại học Y tế công cộng;
5. TS. Đinh Xuân Tùng - Viện Sức khoẻ môi trường và Phát triển bền vững;
6. TS. Trần Minh Hằng - Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
7. TS. Trương Quang Tiến - Trường Đại học Y tế công cộng;
8. ThS. Lưu Quốc Toản - Trường Đại học Y tế công cộng;
9. ThS. Đặng Xuân Sinh - Trường Đại học Y tế công cộng;
10. ThS. Phạm Thị Hương Giang - Hội Y tế công cộng Việt Nam
và Trường Đại học Y tế công cộng.


LỜI NĨI ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế, đơ thị hoá và gia tăng dân số cũng như các hậu quả
của chiến tranh, Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác động tiêu
cực tới hệ sinh thái, môi trường và sức khoẻ con người. Cách tiếp cận hệ sinh thái
đối với sức khoẻ (Ecohealth) cho chúng ta cái nhìn rộng hơn quan điểm truyền
thống về sức khoẻ, đặt trong bối cảnh tương tác xã hội - sinh thái chứ không chỉ
là sức khoẻ của một cá thể. Ecohealth là cách tiếp cận có hệ thống nhằm tìm hiểu
những mối quan hệ phức tạp của các thành phần trong hệ sinh thái và mối tương
tác với các vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng để từ đó xây dựng các chiến lược
can thiệp phù hợp, góp phần cải thiện điều kiện sống và nâng cao sức khoẻ nhân
dân. Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada (IDRC) khởi
xướng chương trình nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ con người theo cách tiếp cận

Ecohealth. Kể từ đó, cách tiếp cận này được IDRC phát triển tại nhiều quốc gia, đặc
biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có các nước khu vực Đông Nam Á như
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Lào, Căm-Pu-Chia. Với xu hướng tồn cầu hố và
sự tương tác phức tạp giữa các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội, sức khoẻ, biến
đổi khí hậu v.v. cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ ngày
càng được chú trọng. Các nhà nghiên cứu đánh giá cao nghiên cứu Ecohealth với
cách tiếp cận xuyên ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu với các bên
liên quan và sự chủ động tham gia của cộng đồng bị tác động trong xác định vấn
đề, xây dựng và triển khai các chương trình can thiệp quản lý các nguy cơ sức khoẻ.
Cuốn sách này là một sản phẩm quan trọng của Dự án“Sáng kiến xây dựng và phát
triển Sức khỏe sinh thái khu vực Đông Nam Á” do IDRC tài trợ, với mục đích giới
thiệu tới độc giả cách tiếp cận Ecohealth, 6 nguyên tắc cơ bản và ứng dụng của cách
tiếp cận này trong thực tế cũng như thảo luận một số khó khăn thách thức trong
việc áp dụng cách tiếp cận Ecohealth trong khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.
Cuốn sách gồm 12 bài, được tham khảo từ lý thuyết và thực tiễn triển khai cách tiếp
cận Ecohealth trên thế giới và tại Việt Nam. Bài 1 mở đầu cuốn sách sẽ giới thiệu
tới độc giả các khái niệm chung về Ecohealth và các nguyên lý chính của cách tiếp
cận này. Các bài tiếp theo của cuốn sách (Bài 2 đến Bài 8) sẽ trình bày chi tiết ứng
dụng của từng nguyên lý của cách tiếp cận Ecohealth. Bài 9 đến Bài 12 sẽ thảo luận
thực tế áp dụng cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam
ở thời điểm hiện tại và tương lai. Trong đó bài 11 giới thiệu các nghiên cứu trường
hợp ứng dụng cách tiếp cận Ecohealth trong thực tế từ kinh nghiệm nghiên cứu của
nhóm tác giả.
Đối tượng độc giả chính mà cuốn sách hướng tới là các học viên, sinh viên và các
bạn đồng nghiệp làm việc trong lĩnh vực Y tế công cộng, Sức khoẻ Môi trường và
Nông nghiệp tại Việt Nam. Nhóm tác giả tin rằng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu
ích cho học viên, sinh viên các ngành Y, Khoa học môi trường, Y học dự phòng, Thú Y,
Xã hội học, Nhân chủng học… Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho mơn học Ecohealth ở
một số trường đại học trong thời gian tới. Những nội dung đề cập trong 12 bài viết
Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam


III


đã được nhóm tác giả tham khảo từ rất nhiều tài liệu khác nhau ở trong nước và
quốc tế, đặc biệt từ cuốn “Ecohealth Research in Practice - Innovative Applications
of an Ecosystem Approach to Health” (Thực hành Nghiên cứu Ecohealth - Các ứng
dụng sáng kiến Cách tiếp cận Hệ sinh thái Đối với Sức khoẻ) của tác giả Dominique F.
Charron (2012), cũng như đúc rút từ các kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của các
tác giả. Do vậy cuốn sách sẽ cung cấp cả thông tin lý thuyết và các bài học thực tiễn
về cách tiếp cận Ecohealth, đáp ứng các mục tiêu học tập khác nhau. Đây cũng là
một trong rất ít tài liệu về Ecohealth đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Việt. Nhóm
tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu hữu ích cho đào tạo và nghiên cứu về
Ecohealth tại Việt Nam.
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của
Canada (IDRC), thông qua Dự án “FBLI: Sáng kiến xây dựng và phát triển Sức khỏe
sinh thái khu vực Đông Nam Á” do Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh
thái (CENPHER), Trường Đại học Y tế công cộng và Hội Y tế công cộng Việt Nam triển
khai cùng với các đối tác khác trong khu vực đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật tạo điều
kiện cho nhóm tác giả hồn thành cuốn sách. Xin cám ơn Viện Nghiên cứu Chăn
nuôi Quốc tế (ILRI) và Chương trình CRP A4NH đã đóng góp thời gian (TS. Nguyễn
Việt Hùng), hỗ trợ kinh phí và cảm ơn tổ chức Veterinarians Without Borders đã
hỗ trợ kinh phí. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn các góp ý chuyên môn quý báu
của GS. TS. Vũ Sinh Nam - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và PGS. TS. Phạm Ngọc
Châu - Học viện Quân Y trong quá trình phản biện bản thảo cuốn sách. Chúng tôi
cảm ơn TS. Esther Schelling đã góp ý và cung cấp tài liệu cho bài 3. Các tác giả cũng
gửi lời cảm ơn CN. Nguyễn Mai Hương, CN. Trần Thị Ngân, ThS. Steven Lam, CN. Lê
Hạnh đã hỗ trợ kỹ thuật và đóng góp vào các nghiên cứu trường hợp được trình
bày ở Bài 11. Ngồi ra, chúng tơi xin cảm ơn ThS. Nguyễn Mạnh Hùng và ThS. Bùi
Quang Tú về các bức ảnh về các bức ảnh ý nghĩa, minh hoạ sinh động cho các chủ đề

Ecohealth. Trong quá trình biên soạn cuốn sách chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu
sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến nhận xét và góp ý cho cuốn sách
ngày càng hồn thiện hơn. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và xin giới thiệu tới các bạn
đồng nghiệp, học viên, sinh viên và quý độc giả cuốn sách này!
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Thay mặt nhóm tác giả - Chủ biên

TS. Nguyễn Việt Hùng

IV

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

III

BÀI I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỨC KHOẺ (ONE HEALTH) VÀ CÁCH TIẾP
CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
1
MỤC TIÊU

1

2. Các nguyên tắc cơ bản trong cách tiếp cận Ecohealth


4

2.1. Cách tiếp cận hệ thống

4

2.2. Tiếp cận xuyên ngành trong nghiên cứu Ecohealth

5

2.3. Huy động sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong nghiên
cứu Ecohealth

6

2.4. Tính bền vững của các nghiên cứu Ecohealth

8

2.5. Cơng bằng xã hội và bình đẳng giới trong nghiên cứu Ecohealth

10

2.6. Từ kiến thức tới hành động

12

3. Ứng dụng của cách tiếp cận Ecohealth và một số thách thức

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

BÀI 2. CÁCH TIẾP CẬN TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE

17

MỤC TIÊU

17

1. Các khái niệm cơ bản về tư duy hệ thống

18

1.1. Khái niệm về hệ thống

18

1.2. Các tính chất của hệ thống

18

2. Các khái niệm về tư duy hệ thống

18


2.1. Khái niệm

18

2.2. Đặc điểm của tư duy hệ thống

19

2.3. Vai trò của tư duy hệ thống

19

2.4. Sự khác biệt giữa tư duy hệ thống và tư duy truyền thống

20

Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

V


3. Ba nội dung cốt lõi của tư duy hệ thống

21

3.1. Mối quan hệ bên trong

21

3.2. Các quan điểm


21

3.3. Ranh giới

22

4. Các kỹ năng của tư duy hệ thống

23

4.1. Tư duy theo mơ hình

23

4.2. Tư duy theo tương quan

23

4.3. Tư duy động

24

4.4. Chỉ đạo các hệ thống

24

5. Các phương thức tư duy hệ thống một vấn đề sức khỏe

24


5.1 Sơ đồ hóa các đặc điểm chung (Diagrams - general points)

24

5.2. Sơ đồ khái niệm (concept maps)

25

5.3. Sơ đồ các bên liên quan (stakeholder maps)

26

5.4. Công cụ xây dựng bức tranh tồn cảnh trong phân tích hệ thống (rich pictures) 27

VI

5.5. Sơ đồ diễn tiến (flow charts)

28

5.6. Đồ thị dấu hiệu (sign graphs)

30

5.7. Sơ đồ nhân quả (problem-causal)

31

6. Phân tích giải pháp giải quyết một vấn đề sức khỏe theo cách

tiếp cận tư duy hệ thống

33

6.1. Khái niệm vấn đề đa chiều, phức tạp (wicked problem)

33

6.2. Lựa chọn giải pháp giải quyết một vấn đề sức khỏe theo cách tiếp cận
tư duy hệ thống

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

BÀI 3: NGHIÊN CỨU XUYÊN NGÀNH TRONG ECOHEALTH

39

MỤC TIÊU

39

1. Khái niệm về nghiên cứu xuyên ngành

40

2. Áp dụng của nghiên cứu xuyên ngành trong cách tiếp cận Ecohealth


42

3. Nghiên cứu xuyên ngành trong Ecohealth và nghiên cứu trường hợp
áp dụng tại Việt Nam

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)


BÀI 4. HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CỘNG ĐỒNG
TRONG NGHIÊN CỨU ECOHEALTH
50
MỤC TIÊU

50

1. Giới thiệu

52

2. Khái niệm cơ bản

52


2.1. Sự tham gia là gì?

52

2.2. Phương pháp tham gia

53

2.3. Nghiên cứu Ecohealth

53

3. Sự cần thiết huy động sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng
trong nghiên cứu Ecohealth

53

4. Một số phương pháp tiếp cận cùng tham gia trong nghiên cứu Ecohealth

56

4.1. Cùng tham gia đánh giá nông thơn (PRA)

56

4.2. Nghiên cứu hành động có sự tham gia của cộng đồng (COPAR)

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO


73

BÀI 5. CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ GIỚI TRONG NGHIÊN CỨU ECOHEALTH

74

MỤC TIÊU

74

1. Mở đầu

76

2. Một số khái niệm

76

3. Tầm quan trọng của việc vận dụng công bằng và giới trong nghiên cứu
Ecohealth

80

4. Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe

82

5. Mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe


85

6. Lồng ghép giới trong nghiên cứu sức khỏe sinh thái

86

6.1. Các nội dung cần lồng ghép giới

86

6.2 Các bước lồng ghép giới trong nghiên cứu sức khỏe sinh thái

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

BÀI 6. TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP ECOHEALTH 95
MỤC TIÊU

95

1. Giới thiệu về phát triển bền vững

96

2. Tính bền vững của các can thiệp theo cách tiếp cận hệ sinh thái

97


Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

VII


3. Đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp

98

4. Phương pháp và các chỉ số đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp 99
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính bền vững của chương trình can thiệp

102

6. Kết luận

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

BÀI 7. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG CÁC DỰ ÁN
NGHIÊN CỨU ECOHEALTH

107

MỤC TIÊU


107

1. Giới thiệu

108

2. Giám sát và các khái niệm liên quan

108

2.1. Giám sát là gì?

108

2.2. Giám sát có sự tham gia

109

3. Đánh giá và các khái niệm liên quan

109

3.1. Đánh giá là gì?

109

3.2. Những tiêu chuẩn cơ bản của đánh giá

110


4. Một số khái niệm cơ bản trong Giám sát và Đánh giá

110

5. Giám sát và đánh giá trong nghiên cứu Ecohealth

111

5.1. Phương pháp bản đồ hóa kết quả (Outcome mapping)

112

5.2. Phương pháp Thu lượm kết quả

115

6. Tại sao lại áp dụng các phương pháp này trong nghiên cứu Ecohealth

117

7. Kết luận

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

119

BÀI 8. NGUYÊN LÝ “TỪ KIẾN THỨC TỚI HÀNH ĐỘNG” TRONG
NGHIÊN CỨU ECOHEALTH


121

MỤC TIÊU

121

1. Một số khái niệm

122

2. Tầm quan trọng của nguyên lý “Từ kiến thức tới hành động” trong
nghiên cứu Ecohealth

123

3. Nguyên lý “Từ kiến thức tới hành động” trong nghiên cứu Ecohealth

124

4. Vai trò của các nhà nghiên cứu trong thực hiện nguyên lý từ kiến thức tới
hành động
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIII

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)

129



BÀI 9: XÂY DỰNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU ECOHEALTH Ở VIỆT NAM

131

MỤC TIÊU

131

1. Giới thiệu

132

2. Bài học kinh nghiệm từ một dự án nghiên cứu hậu tiến sỹ đến hình thành
nhóm nghiên cứu
133
3. Hình thành và thể chế hóa nhóm nghiên cứu

134

4. Bài học kinh nghiệm tiếp cận các nhà tài trợ và các đối tác quốc tế,
các dự án và kết quả nghiên cứu

137

5. Bài học về chuyển giao kiến thức tới hành động thực tiễn

137

6. Một số ý kiến trao đổi và kết luận


139

TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

BÀI 10. CÁCH TIẾP CẬN TRONG THIẾT KẾ VÀ GIẢNG DẠY CÁC KHÓA HỌC
VỀ ECOHEALTH
144
MỤC TIÊU

144

1. Giới thiệu chung

146

Một số khái niệm chính

146

2. Giới thiệu tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm

148

2.1. Dạy học lấy người học làm trung tâm

148


2.2. Xu hướng giúp người học học tập tốt

148

2.3. Người học trưởng thành

149

2.4. Các cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm

149

3. Đặc điểm chung của Ecohealth và các cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm151
4. Các giai đoạn của thiết kế khóa học Ecohealth

152

4.1. Đánh giá nhu cầu của người học

152

4.2. Thiết kế giảng dạy khóa học

153

5. Tác nghiệp giảng dạy khóa học

155

5.1. Nội dung tương tác dạy học


155

5.2. Đặt câu hỏi

155

5.3. Những kĩ năng cần thiết của giảng viên khi giảng về Ecohealth

155

5.4. Thách thức

155

5.5. Một số cân nhắc khác trong giảng dạy Ecohealth

156

Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

IX


6. Lượng giá và đánh giá

156

6.1 Đánh giá năng lực học viên trước và sau khóa học


156

6.2 Đánh giá trong khóa học

157

6.3 Đánh giá sau khóa học

158

6.4 Phản hồi của đồng nghiệp

159

TÀI LIỆU THAM KHẢO

160

BÀI 11. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THEO CÁCH TIẾP CẬN ECOHEALTH
TẠI VIỆT NAM

163

MỤC TIÊU

163

11.1. ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ECOHEALTH TRONG ĐÁNH GIÁ
VÀ GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM DIOXIN TẠI ĐIỂM NÓNG


164

1. Giới thiệu chung về dioxin

164

2. Ứng dụng cách tiếp cận Ecohealth trong đánh giá và quản lý nguy cơ dioxin

165

3. Kết luận

167

TÀI LIỆU THAM KHẢO

168

11.2. ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA ECOHEALTH TRONG PHÒNG CHỐNG
LÂY TRUYỀN CÚM A H5N1 TẠI VIỆT NAM
170
1. Giới thiệu về cúm A H5N1

170

2. Ứng dụng một số ngun lí Ecohealth trong phịng chống dịch cúm A

171

2.1. Ứng dụng những nguyên lý Ecohealth trong xây dựng mơi trường

chính sách

171

2.2. Ứng dụng những ngun lý Ecohealth trong quản lý nhà nước về
phòng chống dịch cúm A H5N1

173

2.3. Ứng dụng những nguyên lý Ecohealth trong chăn nuôi và kinh doanh gia cầm174
3. Kết luận

175

TÀI LIỆU THAM KHẢO

176

11.3 ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA ECOHEALTH TRONG NGHIÊN CỨU
VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
ĐỘNG VẬT TRONG CHĂN NUÔI VÀ NÔNG NGHIỆP
177
1. Giới thiệu chung về quản lý và xử lý chất thải

X

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)

177



2. Ứng dụng cách tiếp cận EcoHealth trong quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
và nông nghiệp tại Hà Nam
179
2.1. Áp dụng cách tiếp cận EcoHealth trong thực tế

179

2.2. Ứng dụng nguyên lý Ecohealth trong thiết kế chương trình can thiệp

180

3. Kết luận

183

TÀI LIỆU THAM KHẢO

183

11.4. ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA ECOHEALTH TRONG NGHIÊN CỨU
VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN
184
1. Cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên cứu và quản lý an toàn thực phẩm 184
2. Ứng dụng tiếp cận Ecohealth trong giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do Salmonella
và cải thiện ATTP của chuỗi sản xuất thịt lợn ở Hưng Yên và Nghệ An
185
3. Kết luận

189


TÀI LIỆU THAM KHẢO

190

BÀI 12: CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO ECOHEALTH Ở ĐÔNG NAM Á 193
MỤC TIÊU

193

1. Giới thiệu

194

2. Lịch sử phát triển Ecohealth trong khu vực

194

3. Ecohealth và các nghiên cứu và chính sách về các bệnh truyền nhiễm mới nổi 196
4. Ecohealth và nông nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu

206

5. Phát triển mạng lưới, xây dựng năng lực và đào tạo

209

6. Vấn đề về nguồn tài trợ cho Ecohealth

210


7. Kết luận

212

TÀI LIỆU THAM KHẢO

213

GIỚI THIỆU VỀ NHÓM TÁC GIẢ

217

Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

XI


Ảnh: Nguyễn Mạnh Hùng
TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)

XII


BÀI I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
MỘT SỨC KHOẺ (ONE HEALTH)
VÀ CÁCH TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
TS. Trần Thị Tuyết Hạnh


MỤC TIÊU
1. Giới thiệu chung về cách tiếp cận One Health, Ecohealth và lịch sử phát triển
của cách tiếp cận Ecohealth.
2. Trình bày 6 nguyên tắc cơ bản của cách tiếp cận Ecohealth.
3. Mô tả thực trạng ứng dụng của cách tiếp cận Ecohealth trong thực tế và một
số thách thức.

Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

1


1. Giới thiệu chung và lịch sử phát triển của One Health, Ecohealth
Cùng với sự phát triển, gia tăng dân số và đơ thị hố, con người ngày nay đang phải
đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khoẻ môi trường nghiêm trọng. Theo Liên Hợp
quốc, dự báo đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt 9,7 tỉ và trong khoảng gần 4 thập
kỷ tới, gia tăng dân số chủ yếu vẫn diễn ra ở các nước đang phát triển, nơi chiếm
phần lớn gánh nặng bệnh tật toàn cầu (United Nation, 2015). Bẫy đói nghèo làm cho
phần lớn dân số thế giới sống tại các nước đang phát triển hiện phải đối mặt với các
vấn đề sức khoẻ do mơi trường suy thối. Các hệ sinh thái đang bị mất cân bằng và
không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khoảng 7,3 tỉ người trên
thế giới. Cùng với đó là tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và các
thảm hoạ thiên nhiên ngày càng gia tăng về cường độ và mức tác động, con người
đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khoẻ do các mối nguy hiểm sức khoẻ mơi
trường truyền thống và hiện đại. Ngồi các vấn đề mang tính tồn cầu thì các vấn
đề sức khoẻ do mất cân bằng sinh thái cũng diễn ra ở cấp độ địa phương như các
bệnh tật liên quan đến thiếu nước sạch và các cơng trình vệ sinh, ơ nhiễm khơng khí
trong nhà, thực phẩm bị nhiễm bẩn với các yếu tố nguy cơ vi sinh vật và hoá học…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về
thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế”

(WHO 1948). Tuy nhiên, mỗi nhóm đối tượng sẽ có cách hiểu cụ thể khác nhau về
khái niệm sức khoẻ. Ví dụ một phụ nữ trẻ đang mang thai sẽ định nghĩa về sức khoẻ
khác một người cao tuổi hay một nam thanh niên.
Cách tiếp cận Một sức khoẻ (One Health) giúp nâng cao nhận thức tồn diện về
chăm sóc sức khoẻ, dự phòng các yếu tố nguy cơ và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu
cực tới sức khoẻ cộng đồng nảy sinh do sự tương tác giữa con người, động vật và
môi trường sống. Cách tiếp cận One Health tăng cường sự hợp tác liên ngành trong
kiểm soát các yếu tố nguy cơ và giải quyết các vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là các bệnh
lây truyền từ động vật sang người và các bệnh truyền nhiễm mới nổi, ví dụ cúm A
H5N1, Zika, bệnh dại, nhiệt thán, xoắn khuẩn vàng da. Cách tiếp cận này nhấn mạnh
sự tương tác mật thiết giữa sức khoẻ con người, sức khoẻ động vật và các hệ sinh
thái. Cách tiếp cận Một sức khoẻ được nhiều tổ chức trên thế giới khuyến khích
áp dụng như: Uỷ ban Châu Âu, Bộ Nơng nghiệp Mỹ, Trung tâm Phịng chống và
Kiểm soát Bệnh dịch Mỹ (CDC), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức
Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Sức khoẻ động vật Thế giới (OIE) và rất
nhiều tổ chức, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới (One Health Global
Network, 2015). Cách tiếp cận này hiện đang nhận được sự quan tâm của Chính
phủ Việt Nam, được thể hiện trong nhiều hoạt động với quy mô quốc gia và khu
vực. Việt Nam cũng đã tổ chức Hội nghị Quốc gia ứng dụng cách tiếp cận Một sức
khoẻ trước nguy cơ các bệnh truyền nhiễm trong mối tương tác con người-động
vật-hệ sinh thái ở Việt Nam. Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
cũng đã ban hành Thơng tư liên tịch về “Hướng dẫn phối hợp phịng chống bệnh lây
truyền giữa động vật và người”. Mạng lưới Một sức khoẻ các trường Đại học Việt
Nam (VOHUN) đã được thành lập ngày 22/11/2011 với sự tham gia của 17 trường
đại học, khoa, bộ môn trực thuộc đang thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu
chuyên ngành Y và Thú y ở Việt Nam.

2

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)



Cách tiếp cận Một sức khoẻ đề cập ở trên chú trọng phòng chống các bệnh lây
truyền giữa động vật và người. Tương tự, cách tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ
(Ecohealth) cho chúng ta cái nhìn rộng hơn quan điểm truyền thống về khái niệm
sức khoẻ, đặt trong bối cảnh các hệ sinh thái chứ không chỉ là sức khoẻ của một cá
thể và không chỉ quan tâm đến các bệnh lây truyền giữa động vật và người. Nhìn
chung, các vấn đề sức khoẻ thường là hệ quả của sự tương tác phức tạp giữa các
quá trình xã hội, kinh tế, sinh thái, khí hậu…, do đó cần có các chiến lược và chương
trình can thiệp mang tính tổng thể và hệ thống để ứng phó và kiểm soát các vấn đề
này (Plaen RD. & Kilelu C., 2004). Forget and Lebel (2001) cho rằng Ecohealth là cách
tiếp cận về phương pháp và khái niệm nhằm tìm hiểu những mối quan hệ phức tạp
của các thành phần trong hệ sinh thái (sinh học, vật lý, kinh tế xã hội, văn hoá…) và
mối tương tác với các vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng để từ đó xây dựng các chiến
lược phù hợp góp phần cải thiện điều kiện sống và nâng cao sức khoẻ (Forget G. &
Lebel J., 2001).
Các quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu và triển khai các giải pháp khác nhau
nhằm hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ các hệ sinh thái và sức khoẻ cộng
đồng. Năm 1997, từ kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường,
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada (IDRC) khởi xướng chương
trình nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ con người theo cách tiếp cận hệ sinh thái
(Lebel J, 2003; Webb JC et al., 2010). Kể từ đó, cách tiếp cận Ecohealth được IDRC
ưu tiên phát triển tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển,
trong đó có các nước khu vực Đơng Nam Á như Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,
Lào, Căm-Pu-Chia (Webb JC et al., 2010). IDRC hỗ trợ các nước ứng dụng khoa học
công nghệ trong thực tế để tìm kiếm các giải pháp mang tính bền vững cho các vấn
đề sức khoẻ mơi trường, kinh tế xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, gia tăng
dân số, cơng nghiệp hố và đơ thị hố. Các hỗ trợ của IDRC thơng qua xây dựng
năng lực nghiên cứu, hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai các chương trình can
thiệp theo cách tiếp cận Ecohealth, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình ra

quyết định và hoạch định chính sách. Số lượng nghiên cứu, nghiên cứu viên và các
chương trình giảng dạy về Ecohealth tại nhiều nước trên thế giới cũng đang ngày
càng gia tăng.
Với xu hướng tồn cầu hố và sự tương tác phức tạp giữa các vấn đề môi trường,
kinh tế, xã hội, sức khoẻ, biến đổi khí hậu v.v. cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên
cứu các vấn đề sức khoẻ ngày càng được chú trọng. Các nhà nghiên cứu và hoạch
định chính sách đang ngày càng đánh giá cao nghiên cứu Ecohealth với cách tiếp
cận xuyên ngành (transdisciplinary approach), sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà
nghiên cứu với các bên liên quan và sự chủ động tham gia của cộng đồng bị tác
động trong xác định vấn đề, xây dựng và triển khai các chương trình can thiệp quản
lý các nguy cơ sức khoẻ. Mục tiêu chính của cách tiếp cận Ecohealth là nhằm xây
dựng và triển khai các chương trình can thiệp tồn diện, dựa vào cộng đồng, bền
vững về môi trường nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Hiện cũng đã có một số tài
liệu hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng Ecohealth trong nghiên cứu các vấn đề sức
khoẻ (Parkes et al., 2010; D. Waltner-Toews, 2004; D. Waltner-Toews & Kay, 2005).
Phần tiếp theo sẽ giới thiệu tóm tắt 6 nguyên tắc cơ bản và ứng dụng của Ecohealth
trong thực tế cũng như phân tích một số khó khăn thách thức trong việc áp dụng

Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

3


cách tiếp cận Ecohealth trên thế giới và tại Việt Nam. Các bài tiếp theo của cuốn
sách (Bài 2 đến Bài 8) sẽ phân tích chi tiết ứng dụng của từng nguyên lý của cách tiếp
cận Ecohealth. Bài 9 đến Bài 12 sẽ thảo luận thực tế áp dụng cách tiếp cận Ecohealth
trong nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai.

2. Các nguyên tắc cơ bản trong cách tiếp cận Ecohealth
Theo Charon, việc triển khai các nghiên cứu Ecohealth thường không đơn giản do

cách tiếp cận này địi hỏi tính hàn lâm, nhưng phương pháp nghiên cứu vẫn phải
đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương (Charron,
2012). Charon đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu Ecohealth gồm: cách
tiếp cận hệ thống (systems thinking), nghiên cứu xuyên ngành (transdisciplinary
research), sự tham gia (participation), bền vững (sustainability), bình đẳng giới và
bình đẳng xã hội (gender and social equity) và từ kiến thức tới hành động (knowledge
to action) (Charron, 2012). Trước đó, Plaen và Kilelu cũng đưa ra 3 cấu phần chính
của Ecohealth gồm nghiên cứu xun ngành, cơng bằng xã hội và bình đẳng giới,
sự tham gia của các bên liên quan (Plaen RD. & Kilelu C., 2004). Những nguyên tắc
này là kim chỉ nam cho các nhà nghiên cứu thiết kế và triển khai các chương trình
can thiệp nhằm kiểm sốt các vấn đề sức khoẻ theo cách tiếp cận hệ sinh thái. Tuy
nhiên, điều này khơng có nghĩa là các ngun tắc này sẽ đảm bảo cho sự thành công
của các chương trình can thiệp trong thực tế.
2.1. Cách tiếp cận hệ thống
Cách tiếp cận hệ thống rất quan trọng trong nghiên cứu Ecohealth vì con người chỉ
là một phần của hệ sinh thái. Các vấn đề sức khoẻ mà con người gặp phải là kết quả
của mối tương tác phức tạp giữa các thành phần khác nhau trong môi trường tự
nhiên, mơi trường xã hội và hệ sinh thái. Ví dụ bệnh sốt xuất huyết Dengue tái bùng
phát tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam trong khoảng hơn 4 thập
kỷ trở lại đây, đặc biệt là tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ
Chí Minh là do nhiều yếu tố như: hành vi trữ nước ăn uống trong các dụng cụ chứa
nước tại hộ gia đình, dụng cụ phế phải khơng được thu gom xử lý là nơi lý tưởng cho
muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus đẻ trứng sau mỗi đợt mưa, sự luân phiên
gây dịch của các chủng virut Dengue, nóng ấm tồn cầu mở rộng vùng phân bố và
sự phát triển của muỗi truyền bệnh, giao thông phát triển và tồn cầu hố làm cho
người mang virut Dengue dễ truyền bệnh khắp nơi trên thế giới… Do vậy, để có thể
kiểm sốt bệnh sốt xuất huyết dengue cần phải có cách tiếp cận hệ thống, với sự
tham gia của các chuyên ngành xã hội học, dịch tễ học, côn trùng học, vi rút học, Y
tế công cộng và sự tham gia của các ban ngành liên quan ở mỗi địa phương cũng
như người dân.

Áp dụng cách tư duy hệ thống và tồn diện để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới
sự bùng phát bệnh và phân tích mối liên quan giữa các yếu tố cũng như các bên
liên quan giúp đưa ra được những chương trình kiểm sốt bệnh hiệu quả. Các yếu
tố liên quan có thể được nhóm vào các nhóm yếu tố như: sinh thái, văn hố xã hội,
kinh tế, quản lý… Do đó để phân tích vấn đề với cách tiếp cận hệ thống cần chuyên
gia đến từ các lĩnh vực khác nhau và với sự tham gia của các bên liên quan và cộng
4

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)


đồng. Ví dụ để tìm hiểu xây dựng chương trình can thiệp giảm thiểu phơi nhiễm
dioxin qua thực phẩm cho người dân sống tại các điểm nóng ơ nhiễm dioxin tại Biên
Hoà và Đà Nẵng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia quan trắc xác định
nồng độ dioxin trong môi trường, chuyên gia Sức khoẻ môi trường và đánh giá nguy
cơ để xác định các đường phơi nhiễm chính với dioxin, chun gia xã hội học tìm
hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân và các tập qn có liên quan
(ví dụ tập qn phóng sinh cá cầu an vào các ao hồ, dịng sơng), chun gia về nơng
nghiệp để tìm hiểu về thực trạng canh tác tại địa phương, chính quyền và các ban
ngành liên quan tại địa phương…
Cách tiếp cận hệ thống cũng giúp hướng tới những thay đổi về mặt chính sách và
thực hành nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Ví dụ quy định cấm chăn ni gia súc,
gia cầm và đánh bắt cá tại các vùng ô nhiễm dioxin ở trong và xung quan sân bay
Biên Hoà và Đà Nẵng để dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm; Các quy định
cấm việc buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch nhằm đảm
bảo an toàn cho sức khoẻ con người và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cũng
cần xác định cấp độ của vấn đề ở phạm vi địa phương, vùng, quốc gia hay quốc tế
để từ đó có các chiến lược kiểm soát phù hợp. Trong thực tế, cách tiếp cận hệ thống
trong nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, nên cân đối tính
hệ thống và tồn diện của các khía cạnh của một vấn đề sức khoẻ với tính khả thi,

thời gian dự kiến triển khai, kinh phí và nguồn lực để quyết định phạm vi của một
nghiên cứu can thiệp Ecohealth.
2.2. Tiếp cận xuyên ngành trong nghiên cứu Ecohealth
Thiết kế nghiên cứu xun ngành giúp tìm hiểu và kiểm sốt các vấn đề sức khoẻ
trong bối cảnh xã hội và hệ sinh thái, đặt các vấn đề sức khoẻ vào trong thực tế cuộc
sống vốn rất phức tạp với nhiều khía cạnh có liên quan mật thiết với nhau. Do đó,
khi có sự tham gia của các chuyên gia đến từ các lĩnh vực khác nhau, các bên liên
quan đến từ các ngành khác nhau ngay từ khi thiết kế nghiên cứu và trong suốt q
trình triển khai can thiệp sẽ có khả năng xây dựng được các chiến lược nâng cao sức
khoẻ, cải thiện các điều kiện môi trường và hướng tới các giải pháp mang tính bền
vững. Đại diện của cộng đồng và các bên liên quan thường có những hiểu biết và
kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề sức khoẻ mà cộng đồng đang đối mặt. Do đó cần
có sự tham gia của họ trong quá trình tìm hiểu vấn đề và xây dựng các giải pháp can
thiệp. Theo Wilcox và Kueffer 2008 thì cách tiếp cận xuyên ngành giúp lồng ghép,
tìm hiểu các khía cạnh khoa học khác nhau của một vấn đề sức khoẻ và tạo cơ hội
cho các bên liên quan tham gia nghiên cứu cùng phát triển ý tưởng và đưa ra các
chiến lược mới cũng như thử nghiệm và áp dụng chúng trong thực tế (Wilcox B &
Kueffer C, 2008).
Cách tiếp cận xuyên ngành (transdisciplinary approach) là cách tiếp cận được áp
dụng tại nhiều nước trên thế giới nhưng hiện vẫn là một khái niệm tương đối mới
ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu Y tế công cộng đã làm quen với cách tiếp cận liên
ngành, với sự tham gia của một số ngành trong kiểm soát các vấn đề sức khoẻ.
Tương tự như vậy, cách tiếp cận xuyên ngành đòi hỏi áp dụng các phương pháp và
công cụ nghiên cứu từ các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, bám sát thực tế cuộc
sống để đưa ra phương pháp nghiên cứu mới, cách tiếp cận mới trong nghiên cứu
Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

5



và giải quyết các vấn đề sức khoẻ. Trong các nghiên cứu theo hướng tiếp cận xuyên
ngành, các nhà nghiên cứu trong một nhóm nghiên cứu với các chun mơn khác
nhau, hợp tác chặt chẽ với cộng đồng, những người ra quyết định, các nhà hoạch
định chính sách và các bên liên quan. Nhóm nghiên cứu xuyên ngành sẽ cùng nhau
thảo luận và hợp tác tham vấn chặt chẽ với cộng đồng ngay từ giai đoạn hình thành
ý tưởng, viết đề cương nghiên cứu, xây dựng công cụ nghiên cứu, tiến hành thu
thập và phân tích số liệu, phát triển và áp dụng các chiến lược để giải quyết/kiểm
soát vấn đề sức khoẻ đang quan tâm. Theo Pohl và Hirsch Hadorn (2008), trong quá
trình nghiên cứu theo cách tiếp cận xuyên ngành thường sẽ tạo ra kiến thức và lý
thuyết mới, phương pháp mới giúp giải quyết các vấn đề sức khoẻ trong thực tế. Ví
dụ nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận Ecohealth trong kiểm soát bệnh sốt xuất huyết
Dengue và bệnh Chagas đòi hỏi sự tham gia của nhóm nghiên cứu và các bên liên
quan đến từ các chuyên ngành khác nhau như sinh thái học, côn trùng học, khoa
học xã hội, dịch tễ học, sư phạm, kỹ sư cũng như các lãnh đạo địa phương (Boischio
A., Sánchez A., Orosz Z., & Charron D., 2009).
Mặc dù là cách tiếp cận giúp tìm hiểu giải quyết vấn đề sức khoẻ một cách toàn
diện, nghiên cứu theo cách tiếp cận xuyên ngành cũng có một số thách thức như kỹ
năng hợp tác và làm việc nhóm của các thành viên trong nhóm nghiên cứu với các
chun mơn khác nhau nên quá trình xây dựng đề cương và triển khai các nghiên
cứu theo cách tiếp cận này thường mất một thời gian ban đầu để các bên tìm hiểu
nhau, làm quen với các lĩnh vực chuyên môn của các thành viên khác và từ đó có thể
tham gia vào q trình nghiên cứu. Trong quá trình này, các thành viên học hỏi lẫn
nhau và xây dựng ra các lý thuyết và phương pháp, công cụ mới và thông thường sẽ
là cách tiếp cận hiệu quả hơn đối với các vấn đề trong thực tế. Các nghiên cứu xuyên
ngành không chú trọng giải quyết các ưu tiên của từng chuyên ngành liên quan mà
là quá trình các bên cùng thảo luận và xác định ưu tiên chung để giải quyết vấn đề
sức khoẻ quan tâm trong một tình huống cụ thể. Để có thể tham gia vào các nghiên
cứu xuyên ngành, các thành viên nhóm nghiên cứu cần xây dựng một số kỹ năng
mềm mà phần lớn chưa được trang bị đầy đủ trong các chương trình đào tạo ở các
trường đại học hiện nay ở Việt Nam như kỹ năng đàm phán, kỹ năng hỗ trợ, kỹ năng

giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch chiến lược, giải quyết xung đột, khuyến khích
sự tham gia của các bên liên quan v.v. Chính vì vậy, rất nhiều nghiên cứu và dự án đã
và đang triển khai hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới hiện vẫn
là những nghiên cứu theo cách tiếp cận đơn ngành và chỉ tìm hiểu, giải quyết một
hay một vài khía cạnh của vấn đề.
2.3. Huy động sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong nghiên cứu
Ecohealth
Cách tiếp cận xuyên ngành trong các nghiên cứu Ecohealth cần huy động sự tham
gia của các bên liên quan. Huy động hiệu quả sự tham gia của các bên liên quan
trong suốt quá trình nghiên cứu sẽ giúp tìm hiểu vấn đề sâu hơn và đưa ra được
các giải pháp khả thi, hiệu quả hơn cho vấn đề sức khoẻ quan tâm (Charron, 2012).
Đây là một trong những nguyên lý chính của cách tiếp cận Ecohealth và cũng là xu
hướng đang được khuyến khích hiện nay, nghiên cứu hướng tới phát triển. Đặc biệt
các nghiên cứu có sự tham gia tích cực của cộng đồng và các bên liên quan tại địa

6

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)


phương thường sẽ đưa ra được các giải pháp phù hợp với thực tế và có tính khả thi
hơn với các nghiên cứu chỉ thuần tuý với sự tham gia của các nhà khoa học. Ví dụ khi
nghiên cứu can thiệp dự phịng phơi nhiễm dioxin từ mơi trường tại các điểm nóng
dioxin Biên Hồ và Đà Nẵng, chính người dân và các ban ngành liên quan từ cấp
thôn, phường, quận, tỉnh/thành phố đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích liên quan.
Các thông tin này bao gồm: thực trạng ô nhiễm dioxin tại địa phương từ kết quả của
các nghiên cứu môi trường đã và đang triển khai, đặc điểm địa hình, địa chất và các
lưu vực sơng hồ, kênh mương ở bên trong và xung quanh sân bay, thực trạng chăn
nuôi, trồng trọt các thực phẩm nguy cơ cao nhiễm bẩn dioxin, kiến thức, thái độ và
thực hành của người dân trong dự phòng phơi nhiễm dioxin v.v.

Các nhà nghiên cứu đã cùng với cộng đồng và các bên liên quan tìm hiểu các khía
cạnh khoa học mơi trường, sức khoẻ, kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử của vấn đề để
đặt vấn đề trong cách nhìn hệ thống, tồn diện và từ đó xây dựng các chiến lược,
hoạt động can thiệp cụ thể. Huy động sự tham gia của cộng đồng và các bên liên
quan ngay từ giai đoạn đầu, cùng với cung cấp thông tin khoa học đã tăng cường sự
tham gia của họ trong giai đoạn triển khai can thiệp và điều này đóng vai trị quan
trọng cho sự thành cơng của chương trình nghiên cứu. Thực tế cũng cho thấy cộng
đồng và các bên liên quan tại địa phương đã cung cấp nhiều thơng tin mới hữu ích
cho các nhà nghiên cứu, giúp nhóm nghiên cứu đánh giá nguy cơ được tồn diện
hơn và đưa ra giải pháp giảm thiểu nguy cơ phù hợp hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu
ý rằng, quá trình huy động sự tham gia tích cực của các bên liên quan và chất lượng
của hợp tác liên ngành là rất quan trọng chứ khơng chỉ tính đến số lượng của các
bên tham gia.
Mục đích của nghiên cứu theo cách tiếp cận Ecohealth là hướng tới sự thay đổi dưới
nhiều hình thức khác nhau. Sự tham gia của cộng đồng, những người chịu tác động
của vấn đề sức khoẻ hoặc là những người trực tiếp hay gián tiếp tác động tới vấn
đề là rất quan trọng để có thể tìm ra các giải pháp hướng tới sự thay đổi. Mặc dù sự
tham gia của cộng đồng là rất quan trọng nhưng không phải các bên liên quan đều
sẵn sàng và có khả năng tham gia. Hiện đã có các cơng cụ khác nhau được xây dựng
để đánh giá khả năng tham gia cũng như hỗ trợ quá trình huy động sự tham gia. Ví
dụ phương pháp Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory
Rural Appraisal - PRA) (Chambers 1994) cũng là một công cụ hữu hiệu giúp huy
động sự tham gia của cộng đồng vào quá trình nghiên cứu. Cơng cụ này hiện được
nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ áp dụng trong
thực tế. Sự tham gia có thể dẫn tới sự phối hợp, hợp tác và có thể đem đến những
giải pháp mang tính đột phá cho các vấn đề sức khoẻ mà các cộng đồng đang phải
đối mặt.
Ngồi ra, q trình huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng và các bên liên
quan vào trong thiết kế và triển khai các giải pháp can thiệp cũng giúp xác định
những khó khăn, thách thức làm hạn chế những thay đổi mong muốn, làm rõ các

thông tin chưa rõ ràng và tạo cơ hội để cùng thảo luận, đàm phán để xác định các
bước tiếp theo cần triển khai. Ví dụ Trường Đại học Y tế công cộng và các trường
Đại học trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc) đang triển khai dự án “Sáng
kiến xây dựng và phát triển sức khỏe sinh thái (Ecohealth) ở Đông Nam Á 20122017”, gọi tắt là FBLI. Mục đích của dự án nghiên cứu là xây dựng chuyên ngành
Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

7


Ecohealth dựa vào nghiên cứu, đào tạo, tích hợp với hoạt động chính sách và kết
nối mạng lưới để giải quyết các vấn đề sức khỏe con người liên quan tới thực hành
thâm canh nông nghiệp ở Đông Nam Á. Chủ đề nghiên cứu của FBLI tại Việt Nam
là áp dụng cách tiếp cận Ecohealth để xác định và thực hiện giải pháp phù hợp cải
thiện sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái liên quan đến hoạt động thâm
canh nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt và ni cá ở Hà Nam. Nhóm nghiên
cứu xun ngành đã huy động sự tham gia của các hộ chăn nuôi và đại diện các ban
ngành địa phương tại 3 xã nghiên cứu (Hoàng Tây, Lê Hồ - huyện Kim Bảng và xã
Chuyên Ngoại - Huyện Duy Tiên) cũng như cán bộ thú y, y tế dự phịng, nơng nghiệp
và phát triển nông thôn cấp huyện và cấp tỉnh ngay từ giai đoạn xác định vấn đề ưu
tiên nghiên cứu, đánh giá nguy cơ và xây dựng các giải pháp can thiệp.
Một số vấn đề có thể phát sinh trong thực tế là mối quan tâm ưu tiên của cộng đồng
có thể khác với ưu tiên của các bên liên quan và khác với vấn đề ưu tiên nghiên cứu
mà các nhà nghiên cứu xác định ban đầu. Đôi khi mối quan tâm của cộng đồng không
liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học hoặc có thể vượt quá điều kiện khoa học
kỹ thuật, kinh phí và thời gian cho phép để giải quyết vấn đề và do đó các bên cần có
kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột nếu nảy sinh và cùng xác định vấn đề ưu tiên
chung của các bên. Ví dụ nhóm nghiên cứu muốn bàn cùng cộng đồng và các bên
liên quan ở địa phương tại điểm nóng dioxin Biên Hồ và Đà Nẵng các giải pháp dự
phòng giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm nhưng cộng đồng lại muốn
dành ưu tiên cho nội dung xét nghiệm máu xác định nồng độ dioxin và thải độc cho

những người có nồng độ dioxin cao trong cơ thể. Mong muốn của cộng đồng là rất
chính đáng, tuy nhiên vượt quá khả năng thực tế về kỹ thuật và tài chính vì việc xét
nghiệm dioxin trong máu rất đắt (khoảng 20.000.000 VNĐ/mẫu) và thường mẫu phải
được phân tích ở các phịng thí nghiệm rất hiện đại ở các nước phát triển như Nhật,
Đức, Mỹ, Úc v.v. Ở Việt Nam cũng có một số labo đã phân tích được dioxin trong mẫu
sinh phẩm nhưng năng lực phân tích cịn khá hạn chế. Ngồi ra hiện cũng chưa có
giải pháp nào giúp nạn nhân Da cam/dioxin loại bỏ dioxin hiệu quả ra khỏi cơ thể nên
nghiên cứu hiện nay cũng chưa đáp ứng được vấn đề ưu tiên của cộng đồng.
Do đó, trong q trình huy động sự tham gia của cộng đồng, nhóm nghiên cứu cũng
cung cấp các thông tin khoa học để làm rõ những băn khoăn, mong muốn của cộng
đồng nhưng thực tế năng lực khoa học và khuôn khổ nghiên cứu hiện chưa đáp ứng
được, đồng thời tham vấn cộng đồng các cách tiếp cận và giải pháp hiệu quả cho ưu
tiên chính của nghiên cứu là dự phịng khơng để người dân tiếp tục bị phơi nhiễm
với chất độc chết người này. Trong thực tế cũng cần thảo luận rõ với cộng đồng và
các bên liên quan về những thay đổi mà chương trình nghiên cứu dự kiến mang lại
và thực tế có thể khơng đáp ứng hết được các kỳ vọng của cộng đồng, nhưng nếu
làm rõ từ đầu thì sẽ tránh được những thất vọng, thậm chí bất bình của cộng đồng
khi chương trình kết thúc.
2.4. Tính bền vững của các nghiên cứu Ecohealth
Cách tiếp cận Ecohealth nhấn mạnh vai trị của cơng tác bảo vệ các hệ sinh thái,
cải tạo mơi trường bị suy thối trong bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Theo
Waltner-Toews và cộng sự, đảm bảo bền vững về sinh thái, môi trường và xã hội là
một phần của những thay đổi mà nghiên cứu Ecohealth dự kiến mang lại (Waltner8

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)


Toews D., Kay J.J., & Lister, 2008). Nghiên cứu Ecohealth là những can thiệp hướng
tới phát triển nên thường đề ra mục tiêu nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và
bền vững. Các can thiệp này cần đảm bảo tác động tích cực tới mơi trường và phù

hợp về văn hố, tơn giáo, xã hội ở địa phương can thiệp. Trong những năm gần đây,
tầm quan trọng của tính bền vững trong các chương trình can thiệp y tế đã tăng lên
nhưng có rất ít sự thống nhất về khái niệm và định nghĩa về tính bền vững (Rizkallah
& Bone, 1998). Khái niệm về tính bền vững đề cập đến việc duy trì các chương
trình can thiệp khi các hỗ trợ về tài chính, tổ chức, kỹ thuật của các nhà tài trợ, các
tổ chức bên ngoài chấm dứt (Swiss Directorate for Development Cooperation and
Humanitarian Aid, 1991). Theo Scheirer (2005) một chương trình bền vững được
định nghĩa là tập hợp các hoạt động và nguồn lực lâu dài nhằm vào các mục tiêu liên
quan đến chương trình. Duy trì những lợi ích lâu dài của các can thiệp Ecohealth để
giải quyết những vấn đề sức khoẻ trong thực tế phụ thuộc vào việc duy trì những
cải tiến vượt quá thời gian can thiệp của các chương trình ngắn hạn và điều này là
một thách thức lớn cho nhiều tổ chức.
Q trình đảm bảo tính bền vững vẫn cịn ít được biết đến và việc xác định các yếu
tố quyết định tính bền vững của chương trình vẫn là một thách thức cho các nhà
nghiên cứu (Rizkallah & Bone, 1998). Tính bền vững của chương trình là một khái
niệm phức tạp và thường được đánh giá sử dụng một nhóm các chỉ số. Bamberger
và Cheema (1990) đã phát triển một tập hợp gồm 20 chỉ số để đánh giá tính bền
vững của chương trình. Các chỉ số được phân thành bốn nhóm chính, mỗi nhóm lại
phân thành 5 chỉ sớ bao gồm cả định tính và định lượng. Bộ chỉ số này khơng đặc
trưng để đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp Eochealth nói riêng và
can thiệp Y tế nói chung mà được sử dụng để đánh giá tính bền vững của hầu hết
các chương trình phát triển xã hội, bao gồm các chương trình nơng nghiệp và phát
triển nông thôn, phát triển đô thị, dân số - dinh dưỡng và giáo dục (Bamberger &
Cheema, 1990). Rizkallah và Bone (1998) cũng đề xuất ba nhóm chỉ số chính được
sử dụng trong giám sát tính bền vững của chương trình can thiệp y tế theo thời
gian bao gồm: (1) Duy trì các lợi ích sức khoẻ đạt được thơng qua chương trình ban
đầu; (2) Tiếp tục các hoạt động của chương trình trong phạm vi một cơ cấu tổ chức
(mức độ thể chế hoá) và (3) Xây dựng năng lực lâu dài trong cộng đồng được tác
động (Rizkallah & Bone, 1998). Tuy nhiên, các tác giả đã không cung cấp những chỉ
số cụ thể để đánh giá các chương trình can thiệp y tế nói chung và để đánh giá các

chương trình can thiệp theo cách tiếp cận Ecohealth nói riêng.
Nghiên cứu của Bamberger và Cheema (1990) cho thấy tính bền vững của bất kỳ
chương trình nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi ba nhóm yếu tố chính bao gồm lập
kế hoạch và thực hiện; Tổ chức; và tác động của các yếu tố bên ngoài ở các cấp
địa phương, quốc gia và quốc tế (Bamberger & Cheema, 1990). Rizkallah và Bone
(1998) cũng đã đề xuất 3 nhóm chỉ số tương tự gồm 11 yếu tố ảnh hưởng đến tính
bền vững bao gồm: (1) Lập đề cương dự án và các chỉ sớ thực hiện: q trình đàm
phán dự án, hiệu quả của dự án, thời gian triển khai, nhà tài trợ, loại dự án và các
hợp phần đào tạo; (2) Yếu tố tổ chức: quy mô tổ chức, sự phối hợp giữa các chương
trình/dịch vụ hiện có, người đứng đầu/lãnh đạo chương trình; (3) Các yếu tố mơi
trường bên ngồi, điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và sự tham gia của cộng đồng.
Nguyên lý này sẽ được trình bày và phân tích sâu hơn ở Bài 6 “Tính bền vững của
các chương trình can thiệp Ecohealth”.
Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

9


Các nghiên cứu theo cách tiếp cận Ecohealth với sự tham gia của cộng đồng và các
bên liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu, đặt vấn đề sức khoẻ trong một cách
tiếp cận hệ thống với các khía cạnh khác nhau, hướng tới những thay đổi tích cực
cả về sức khoẻ, mơi trường và sinh thái nên thường có khả năng duy trì bền vững
sau can thiệp. Ngồi ra cũng cần nhấn mạnh rằng những thay đổi mà nghiên cứu
Ecohealth dự kiến mang lại thường không xảy ra một cách rõ ràng theo một lộ trình
như dự kiến mà có thể theo một đường vịng, thậm chí có thể dẫn tới một số thay
đổi tiêu cực cũng như làm phát sinh những vấn đề mới. Do đó các nghiên cứu viên
cần theo sát q trình nghiên cứu, dự đốn những vấn đề này và ln sẵn sàng để
ứng phó với các vấn đề nảy sinh cũng như học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế
triển khai nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cũng cần cân đối giữa việc đáp ứng các
nhu cầu thực tế của cộng đồng với những vấn đề cần ưu tiên, mang tính lâu dài, bền

vững ví dụ giải quyết những yếu tố dẫn tới vịng luẩn quẩn đói nghèo, lạc hậu, suy
thối mơi trường, bệnh tật… Nếu chỉ cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và mức sống
nhưng không quan tâm đúng mức tới bảo vệ mơi trường và hệ sinh thái thì những
thành quả đạt được về sức khoẻ và kinh tế cũng khơng đảm bảo tính bền vững. Do
đó để hướng tới phát triển bền vững, cần cân đối giữa các khía cạnh phát triển kinh
tế, đảm bảo sức khoẻ và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.5. Công bằng xã hội và bình đẳng giới trong nghiên cứu Ecohealth
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, khái niệm bình đẳng giới được giới thiệu
trong nhiều lĩnh vực. Có thể hiểu bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có vị
trí bình đẳng như nhau và có cơ hội như nhau để làm việc và phát triển. Bình đẳng
giới khơng có nghĩa là chỉ đấu tranh quyền lợi cho phụ nữ mà là đấu tranh cho sự bất
bình đẳng của cả hai giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự bất bình đẳng chủ yếu xảy
ra đối với phụ nữ nên các hoạt động bình đẳng giới thường hướng tới việc địi quyền
lợi bình đẳng cho phụ nữ. Năm 2006, Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 cũng
đã thơng qua Luật Bình đẳng Giới, trong đó quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Nhiều lĩnh vực sức khoẻ, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản, vấn đề bình đẳng giới hiện
đang được chú trọng. Ví dụ đối với lĩnh vực sức khoẻ sinh sản và phịng chống bệnh
lây truyền qua đường tình dục thì Điều 17 (Luật Bình đẳng giới) quy định: “Nam, nữ
bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thơng về chăm sóc sức khỏe,
sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn,
quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an tồn tình dục, phịng, chống
lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục”.
Cách tiếp cận Ecohealth đối với các vấn đề sức khoẻ chú trọng giải quyết các vấn
đề và những yếu tố gây bất bình đẳng về sức khoẻ và chăm sóc y tế cho phụ nữ
và những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Những sự khác biệt giữa các
thành viên trong các nhóm tuổi, giới tính, địa vị xã hội, tình trạng kinh tế v.v. trong
mỗi cộng đồng đều được thể hiện ở mối quan hệ của họ với hệ sinh thái, mức độ
phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ và tình trạng sức khoẻ. Do vậy, nghiên cứu theo

cách tiếp cận Ecohealth không chỉ ghi nhận những sự khác biệt về giới và địa vị xã
hội khi tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả liên quan đến các vấn đề sức khoẻ mà

10

TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)


cần đặt mục tiêu hướng tới giảm thiểu trình trạng bất bình đẳng giới và đảm bảo
cơng bằng giữa các nhóm trong xã hội.
Thực trạng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển cho thấy bất
bình đẳng và mơi trường suy thối là 2 trong những nguyên nhân chính của gánh
nặng bệnh tật, giảm tuổi thọ, những khó khăn về kinh tế cũng như xung đột. Khả
năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hạn chế và tỉ lệ mắc bệnh, chấn thương
luôn cao ở trong nhóm người nghèo là một ví dụ về bất bình đẳng trong xã hội. Giải
quyết bất bình đẳng giới và đảm bảo công bằng trong xã hội là rất quan trọng trong
nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Thực tế cho thấy quyền lực, thu nhập, cơ hội việc
làm, khả năng tiếp cận các dịch vụ và tài nguyên được phân bố không công bằng
và điều này ảnh hưởng tới các hệ sinh thái cũng như cách mà con người khai thác
những lợi ích mà các hệ sinh thái mang lại. Những vấn đề bất bình đẳng có tác động
tới khả năng các nhóm người trong xã hội có thể hành động để cải thiện mơi trường
sống và vị thế của họ.
Tại nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, phụ nữ thường đối mặt
với những bất bình đẳng và bất cơng trong tiếp cận các dịch vụ y tế cũng như cơ
hội phát triển nghề nghiệp. Phụ nữ cũng thường là người chịu trách nhiệm chính
trong chăm sóc sức khoẻ cho cả gia đình cũng như việc học hành của con cái. Tình
trạng sức khoẻ của phụ nữ tại nhiều quốc gia không được tốt như của nam giới và
có tỉ lệ bị bạo hành, suy dinh dưỡng, tử vong do một số bệnh như sốt rét và chịu
tác động sức khoẻ tiêu cực của biến đổi khí hậu cao hơn nam giới. Khoảng hơn 300
nghìn ca tử vong mẹ khi sinh và mang thai xảy ra mỗi năm và khoảng 99% số ca xảy

ra ở các nước đang phát triển (WHO 2015). Phụ nữ cũng thường có thu nhập, sở
hữu nhà đất, của cải, tài sản ít hơn nam giới nhưng phải chịu trách nhiệm lớn hơn
trong chăm sóc gia đình, con cái, bố mẹ già. Phụ nữ chịu thiệt thịi, thậm chí bị khiển
trách ở nơi làm việc khi những gánh nặng trách nhiệm gia đình ảnh hưởng đến khả
năng hồn thành công việc của họ. Áp lực sinh con trai dẫn tới nhiều phụ nữ phải cố
gắng sinh con thứ 3, thứ 4 mặc dù họ không muốn và để chiều theo ý nguyện của
chồng và gia đình chồng, nhiều phụ nữ đã phải hy sinh sự nghiệp của mình để sinh
con và ni dạy con cái. Chính những áp lực này cũng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
của phụ nữ. Tuy nhiên, một điều quan trọng là phụ nữ cũng là một nhân tố thay đổi
và nguồn lực này thường chưa được sử dụng tối đa để đạt được các mục tiêu phát
triển. Bảo tồn các hệ sinh thái và bảo vệ môi trường cũng giúp giảm gánh nặng bênh
tật liên quan đến môi trường, tạo thêm nhiều cơ hội cũng như nguồn lực cho phụ
nữ và các thành viên trong gia đình. Giảm tỉ lệ các bệnh tật ở trẻ em giúp giảm gánh
nặng chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và họ cũng có thêm thời gian để làm kinh tế
cũng như phát triển nghề nghiệp và chăm sóc cho bản thân.
Trong thực tế thì bất bình đẳng giới và những bất cơng trong xã hội thường có nhiều
nguyên nhân sâu xa về văn hoá, truyền thống, các quan niệm xã hội đã được hình
thành từ lâu đời nên để thay đổi nhằm giảm bất bình đẳng về tình trạng sức khoẻ
cho phụ nữ và các nhóm chịu thiệt thịi trong cộng đồng thường cần có nỗ lực từ
nhiều ban ngành và các bên liên quan trong thời gian dài. Các nghiên cứu Ecohealth
thường nhìn nhận những vấn đề thực tế liên quan đến bất bình đẳng giới nhưng
thường gặp thách thức để giải quyết các vấn đề này một cách triệt để trong khn
khổ của chương trình/dự án nghiên cứu trong một thời gian ngắn. Trong những
Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam

11


×