Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––
VŨ THỊ THU HƢỜNG
NGHIÊN CỨU NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH
HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––
VŨ THỊ THU HƢỜNG
NGHIÊN CỨU NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH
HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUANG HUY
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
“Nghiên cứu nhân rộng các mô hình hộ nông
dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thự
ử dụng trong đề
, các tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ
.
Tác giả đề tài
Vũ Thị Thu Hƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nội dung đề tài này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Quang Huy, ngƣời đã tận
tình chỉ bảo, hƣớng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo và Sau đại
học cũng nhƣ các khoa chuyên môn, phòng ban của Trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Đồng Hỷ,
Hội nông dân, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông, Chi cục Thống kê
huyện Đồng Hỷ; cấp ủy, chính quyền và 18 Hội nông dân các xã, thị trấn của huyện
Đồng Hỷ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu thứ cấp, sơ
cấp và các thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Vũ Thị Thu Hƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4. Những đóng góp của đề tài 4
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC MÔ HÌNH HỘ
NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI 5
1.1. Cơ sở lý luận về mô hình 5
1.1.1. Các khái niệm 5
1.1.2. Sự thể hiện của mô hình 7
1.1.3. Các nhân tố trong mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 8
1.1.4. Tiêu chí nhận dạng mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 9
1.1.5. Đặc trƣng của các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 10
1.1.6. Điều kiện thực hiện mô hình và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển các mô
hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 12
1.1.7. Vai trò của các mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 15
1.2. Kinh nghiệm nhân rộng các mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 17
1.2.1. Tình hình phát triển các mô hình kinh tế nông hộ trên thế giới 17
1.2.2. Thực tiễn phát triển các mô hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh
giỏi ở Việt Nam 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH HỘ NÔNG DÂN
SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI 28
2.1. Hệ thống câu hỏi nghiên cứu 28
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 28
2.2.2. Phƣơng pháp luận 29
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập tài liệu 29
2.2.4. Chọn mẫu điều tra 30
2.2.5. Xây dựng phiếu điều tra 30
2.2.6. Phƣơng pháp điều tra 31
2.2.7. Công cụ dùng để phân tích và xử lý số liệu 31
2.2.8. Phƣơng pháp phân tích 31
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 33
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân 33
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ 33
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh trình độ và kết quả sản xuất hàng hoá của hộ nông dân 33
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH
DOANH GIỎI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 36
3.1. Đặc điểm chung của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 36
3.1.1. Địa hình, thổ nhƣỡng và đặc điểm đất đai vùng nghiên cứu 36
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 47
3.1.3. Đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tới việc nhân rộng các mô
hình hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 56
3.2. Thực trạng về hoạt động của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 57
3.2.1. Tình hình chung về hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ trong những năm vừa qua 57
3.2.2. Tình hình phát triển của hộ nông dân SX KD giỏi của huyện Đồng Hỷ 62
3.2.3. Kết quả sản xuất của các mô hình hộ nông dân SX KDG điều tra mẫu 72
3.2.4. Yếu tố rủi ro đối với hộ nông dân SXKD giỏi 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
3.2.5. Tỷ suất hàng hoá của các hộ nông dân SXKD giỏi 76
3.2.6.Hiệu quả của các mô hình ND SXKD giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 77
3.2.7. Những khó khăn, hạn chế ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân
sản xuất kinh doanh giỏi huyện Đồng Hỷ trong những năm qua 80
3.2.8. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố tới kết quả sản xuất của hộ nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi bằng việc sử dụng mô hình hồi quy 85
3.2.9. Đánh giá kết quả nghiên cứu 89
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH HỘ NÔNG DÂN
SXKD GIỎI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 95
4.1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân SXKD giỏi 95
4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 96
4.2.1 Mục tiêu chung 96
4.2.2. Định hƣớng phát triển kinh tế hộ nông dân SXKD giỏi 97
4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nhân rộng các mô hình hộ nông dân sản xuất
kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 99
4.3.1. Giải pháp chung 99
4.3.2. Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm hộ 102
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP
Chính phủ
DTTN
Diện tích tự nhiên
DV
Dịch vụ
DVLĐ
Dịch vụ lao động
DVXS
Dịch vụ xay sát
HND
Hội nông dân
HTX
Hợp tác xã
KD
Kinh doanh
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KHTSCĐ
Khấu hao tài sản cố định
LĐ
Lao động
LT
Lƣơng thực
NN
Nông nghiệp
NQ
Nghị quyết
Phòng NN&PTNT
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở NN & PTNT
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
SX
Sản xuất
TLSX
Tƣ liệu sản xuất
TNHH
Thu nhập hỗn hợp
UBND
Uỷ ban nhân dân
VA
Giá trị gia tăng
VAC
Vƣờn ao chuồng
VCHH
Vận chuyển hàng hóa
VLXD
Vật liệu xây dựng
VT
Vật tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trƣng cơ bản về các hình thức sản xuất của hộ nông dân 11
Bảng 3.1: Đặc điểm địa hình huyện Đồng Hỷ 37
Bảng 3.2: Vùng sinh thái với các đặc điểm địa hình khác nhau 37
Bảng 3.3: Đặc điểm đất đai huyện Đồng Hỷ 38
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm (2010 - 2012) 42
Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2010 - 2012 49
Bảng 3.6: Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện năm 2012 54
Bảng 3.7: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn
(2010- 2012) 55
Bảng 3.8: Các loại hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Huyện phân
bố theo các đơn vị hành chính năm 2012 58
Bảng 3.9: Loại hình sản xuất và cơ cấu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
của huyện giai đoạn 2008 - 2012 59
Bảng 3.10: Một số mô hình sản xuất của các hộ nông dân làm kinh tế giỏi 60
Bảng 3.11: Thời gian và quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất của nhóm hộ
nông dân SXKD giỏi 61
Bảng 3.12: Quy mô diện tích của các hộ nông dân SX KD giỏi năm 2012 62
Bảng 3.13: Tình hình chung về nhân khẩu và lao động trong nhóm hộ nông dân
SXKD giỏi huyện Đồng Hỷ năm 2012 65
Bảng 3.14: Sự hình thành và tình hình sử dụng quỹ đất đai của hộ SXKD giỏi
năm 2012 67
Bảng 3.15: Sự hình thành và ổn định nguồn vốn để chuyển đổi mô hình sản
xuất của nhóm hộ nông dân SXKD giỏi năm 2012 69
Bảng 3.16: Nhu cầu về vốn vay của chủ hộ ND SXKD giỏi huyện Đồng Hỷ
năm 2012 70
Bảng 3.17: Tình hình trang bị tƣ liệu sản xuất chủ yếu của hộ nông dân SXKD
giỏi năm 2012 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
Bảng 3.18: Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân SXKD giỏi
huyện Đồng Hỷ năm 2012 71
Bảng 3.19: Giá trị sản xuất bình quân của các hộ nông dân SX KDG phân theo
cơ cấu nguồn thu - 2012 74
Bảng 3.20: Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro đối với các hộ nông dân SX
KD giỏi điều tra năm 2012 75
Bảng 3.21: Tỷ suất giá trị hàng hoá của các hộ nông dân SX KDG 76
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của các mô hình nông dân SXKD giỏi ở Đồng Hỷ
năm 2012 (tính bình quân một hộ) 78
Bảng 3.23: Khả năng tiếp cận thị trƣờng của các hộ nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi năm 2012 81
Bảng 3.24: Giá cả, chất lƣợng và mức độ cạnh tranh của thị trƣờng nông sản
năm 2012 tại huyện Đồng Hỷ 81
Bảng 3.25: Ý kiến về một số quyết định trong sản xuất kinh doanh của các hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 82
Bảng 3.26: Mô tả biến sử dụng trong mô hình hàm CD 85
Bảng 3.27: Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy hàm CD 86
Bảng 3.28: Mô tả biến sử dụng trong mô hình hàm CD 87
Bảng 3.29: Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy hàm CD 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm khí hậu thời tiết trong các tháng năm 2012 của huyện
Đồng Hỷ 39
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ năm 2012 45
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu lao động của huyện năm 2012 51
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2012 52
Biểu đồ 3.5: Giá trị gia tăng của các nghành kinh tế Huyện Đồng Hỷ 55
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Mô phỏng các nhân tố tham gia mô hình hộ nông dân làm giàu 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nông nghiệp nông thôn, hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ bản vừa là
đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là đơn vị xã
hội. Vì vậy, việc phát triển kinh tế nông thôn thực chất là phát triển kinh tế nông hộ.
Thực tế cho thấy hầu hết các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta ra đời đều liên
quan đến việc tháo gỡ, tạo điều kiện cho đơn vị kinh tế này phát triển nhƣ Chỉ thị
100 của Ban Bí thƣ TW Đảng tháng 1/1981 (100-CT/TW), khoán 10 (Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị tháng 5/1998), Luật Đất đai (năm 1991, sửa đổi năm 2003),
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về "nông
nghiệp, nông dân và nông thôn" và chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới…
Nhờ có tác động mạnh mẽ của các chính sách và chế độ quản lý mới, kinh tế
nông hộ từ chỗ bị xem nhẹ, coi nhƣ kinh tế phụ trong gia đình ít đƣợc quan tâm, đã
đƣợc xác định là đơn vị kinh tế tự chủ và đƣợc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
trƣớc pháp luật, với các thành phần kinh tế khác. Điều này đã làm cho sức sản xuất
trong các nông hộ đƣợc phát huy mạnh mẽ. Với Luật đất đai ra đời, đƣợc hoàn thiện
bổ sung đã làm cho ngƣời nông dân yên tâm đầu tƣ sản xuất lâu dài trên mảnh đất
đƣợc giao của mình, họ luôn xác định là sản xuất cây con gì có hiệu quả nhất, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, tăng
chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Ngƣời nông dân đã phát huy đƣợc
tính tự chủ sáng tạo trong sản xuất và vƣơn lên làm giàu. Nhiều hộ nông dân đã
khẳng định vị trí, vai trò sản xuất kinh doanh hàng hoá của mình trong nông nghiệp,
nông thôn. Họ sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, tiền vốn Các hộ sản xuất
kinh doanh giỏi có mặt ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc làm hạt nhân kích
thích sự vƣơn dậy của các hộ nông dân khác, giúp họ cùng phát triển theo. Cơ chế
mới cùng với những tính toán lo toan hết sức mình của ngƣời nông dân, trong 26
năm qua từ khi đất nƣớc đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc
những kết quả đáng khích lệ, từ một nƣớc có nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn,
hàng năm thiếu đói phải nhập khẩu lƣơng thực, chúng ta đã giải quyết căn bản nạn
thiếu lƣơng thực triền miên, đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc, có dự trữ
đồng thời giành một sản lƣợng khá lớn cho xuất khẩu. Năm 1991 lần đầu tiên nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
ta có gạo để xuất khẩu. Đến nay, Việt Nam đã có nhiều mặt hàng nông sản xuất
khẩu chiếm vị trí cao trên trƣờng quốc tế nhƣ: gạo, cà phê, hồ tiêu Năm 2004,
Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu đứng thứ nhất về hồ tiêu (chiếm 23% thị phần
thế giới), thứ nhất về cà phê vối (chiếm 40% thị phần), thứ hai về lúa gạo (chiếm
13% thị phần), thứ hai về hạt điều (chiếm 9,5% thị phần thế giới) Giá trị sản phẩm
làm ra trên 1 đơn vị diện tích tăng nhanh, bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm
2001 làm ra giá trị 17,6 triệu đồng; 22 triệu đồng/ha/năm 2004 và năm 2005 đạt
khoảng 25 triệu đồng. Hiện nay, những hộ sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập từ
200 - 300 triệu đồng và hơn 300 trăm triệu đồng/ha không phải là điều xa lạ Điều
này càng khẳng định việc quan tâm, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông hộ của
Đảng và Nhà nƣớc ta là hoàn toàn đúng đắn.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, tổ
chức Hội nông dân Việt Nam đƣợc thành lập và hoạt động trong hệ thống chính trị -
xã hội. Trải qua 83 năm xây dựng và trƣởng thành, Hội đã có những bƣớc phát triển
mạnh mẽ thông qua các phong trào vận động hội viên nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Qua phong trào này, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đƣợc ghi nhận và tôn
vinh, nhiều mô hình đƣợc lƣa chọn để nhân ra diện rộng.
Hội nông dân huyện Đồng Hỷ là tổ chức chính trị xã hội của huyện đã và
đang tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ và vận động hội viên nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi. Nếu nhƣ trƣớc đây, việc phát triển kinh tế hộ ở huyện Đồng Hỷ -
Thái Nguyên còn nhiều bất cập, hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao, kinh
nghiệm của ngƣời nông dân với sản xuất hàng hoá cũng nhƣ với thị trƣờng còn yếu
kém, ngƣời nông dân phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất do giá đầu vào
quá cao, hoặc sự ép giá của thị trƣờng làm cho giá đầu ra thấp, hoạt động ngành
nghề, dịch vụ còn nhỏ lẻ, một số chính sách của Nhà nƣớc còn vƣớng mắc nhƣ đất
đai, vốn, đầu tƣ xây dựng cơ bản thì đến nay, việc sử dụng các nguồn lực đƣợc tận
dụng và phát huy, các chính sách cho ngƣời nghèo vay vốn đƣợc quan tâm, các hoạt
động hỗ trợ giống, vốn, khoa học kỹ thuật đƣợc quan tâm, đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng
nông thôn ngày càng hoàn thiện Tuy nhiên, số hộ giàu chƣa nhiều, số hộ nghèo
vẫn chiếm tỷ lệ cao, cơ cấu kinh tế còn mang tính thuần nông, ngƣời nông dân vẫn
duy trì truyền thống sản xuất tự cấp, tự túc, năng suất của cây trồng vật nuôi nhìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
chung còn thấp, trình độ quản lý ở nhiều hộ còn yếu kém.
Vấn đề đặt ra là, hiện nay có rất nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
đƣợc UBND các cấp công nhận, cần phải biết kinh nghiệm làm giàu của những hộ
nông dân này để trong thời gian tới nhân rộng điển hình nhằm phát triển kinh tế hộ
nông dân, tăng tỷ lệ hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho hộ nông dân trong cộng đồng nông thôn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi
đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu
chính đáng" trong tổ chức Hội nông dân, đồng thời để thực hiện tốt công cuộc xây
dựng nông thôn mới mà Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa
X) đã đề ra, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nhân rộng các mô hình hộ nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” để làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về các mô hình hộ nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, lựa chọn những mô hình hiệu quả, phù hợp
với tình hình địa phƣơng, đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình góp phần phát triển
kinh tế hộ, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, ổn định xã hội nông thôn, thực hiện có
hiệu quả chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của huyện đến
năm 2015 có cơ sở khoa học.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc một số mục tiêu chính nhƣ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mô hình kinh tế hộ nông dân nói
chung, mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và vận dụng những cơ sở lý
luận đó vào nghiên cứu các mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ;
- Xây dựng các phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động mô hình
hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên từng vùng sinh thái của huyện, tìm ra ƣu
điểm và hạn chế của từng mô hình, những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các
mô hình;
- Phân tích và đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
nguồn lực của từng vùng sinh thái để xác định những mô hình phù hợp, có khả năng
nhân rộng;
- Đề xuất giải pháp nhân rộng các mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh
giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu các mô hình kinh tế của hộ nông dân
sản xuất kinh doanh giỏi.
3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi các mô hình hộ nông dân sản
suất kinh doanh giỏi của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm từ
năm 2008 đến năm 2012. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập vào năm 2013.
- huyện Đồng
Hỷ .
4. Những đóng góp của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực; là tài liệu giúp cho huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhân rộng mô hình hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu
nhập cho ngƣời dân, ổn định xã hội nông thôn, thực hiện có hiệu quả chƣơng trình
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của huyện đến năm 2015 có cơ sở
khoa học.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng chính,
bao gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Giải pháp nhân rộng các mô hình hộ nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC MÔ HÌNH
HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
1.1. Cơ sở lý luận về mô hình
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Mô hình
Để tiếp cận và trình bày đối tƣợng nghiên cứu, ngƣời ta có thể dùng nhiều
công cụ và phƣơng pháp khác nhau. Trong đó mô hình là một trong các phƣơng
pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi:
Mô hình là mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để chúng ta trình bày
và nghiên cứu.
Mô hình là hình ảnh quy ƣớc đƣợc mô phỏng hoá, thu nhỏ lại và trình bày
một cách đơn giản, dễ hiểu nhất của đối tƣợng nghiên cứu mà trong thực tế chúng
rất đa dạng và phức tạp.
Mô hình là hình mẫu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu một cách hiện thực và
khách quan.
Qua mô hình giúp chúng ta nhận biết đƣợc đối tƣợng nghiên cứu, thực trạng
và các mối quan hệ giữa chúng.
Do đó, mà ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tuỳ thuộc
vào quan niệm và ý tƣởng của ngƣời nghiên cứu mà mô hình đƣợc sử dụng để mô
phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối tƣợng
nghiên cứu, ngƣời ta đều có chung một quan điểm mà chúng tôi đều thống nhất đó là:
Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tƣợng nghiên cứu, nó phản ảnh
những đặc trƣng cơ bản nhất và giữ nguyên đƣợc bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.
1.1.1.2. Mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con ngƣời nhằm tạo ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động
của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời đã chứng minh sự phát
triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu đƣợc cấu thành trong nền sản
xuất. Từ những công cụ thô sơ, công cụ thƣờng nay thay vào đó là các công cụ sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
xuất hiện đại, công dụng đa năng, đã thay thế một phần rất lớn cho lao động sống và
làm giảm hao phí về lao động sống trên một đơn vị sản phẩm. Đó là một trong
những mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của sản
xuất, nó thể hiện đƣợc sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài những yếu
tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể
hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt đƣợc
mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.
1.1.1.3. Mô hình kinh tế hộ nông dân
Trƣớc hết chúng ta tìm hiểu thế nào là kinh tế hộ nông dân: theo giáo sƣ
Frank Ellis trƣờng Đại học Tổng hợp Cambridge (1998) cho rằng kinh tế hộ nông
dân khác những ngƣời làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trƣờng ở 3 yếu tố là
đất đai, lao động và vốn. “Hộ là cơ sở hoạt động của xã hội giúp cho các tổ chức
xác định, đánh giá kinh tế, cùng chung một nguồn vốn, các thành viên cùng chung
sống dƣới một mái nhà, ăn chung, mọi ngƣời đều hƣởng phần thu nhập, mọi quyết
định đều đƣợc dựa trên những thành viên (ngƣời lớn trong hộ) và kinh tế hộ nông
dân là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của kinh tế xã hội. Các nguồn lực đất đai,
tƣ liệu sản xuất, vốn, lao động đƣợc góp chung, chung một ngân sách, ngủ chung
một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều
do chủ hộ phát ra”.
Nhƣ vậy, mô hình kinh tế hộ nông dân là hình mẫu sản xuất của nông dân sử
dụng những tƣ liệu sản xuất và sức lao động của gia đình để sản xuất ra các sản
phẩm nông nghiệp dùng trong tiêu dùng cho gia đình và cho tiêu dùng xã hội.
1.1.1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Mô hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là mô phỏng sự kết
hợp các nguồn lực bố trí sản xuất một cách phù hợp, có hình thức tiêu thụ sản phẩm
làm ra hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đây là những mô hình trên cơ sở thực trạng đất đai, lao động gia đình và đi
thuê, tiền vốn dƣới tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trƣờng
cụ thể. Chủ hộ đƣa ra quyết định lựa chọn về cơ cấu sản xuất, về các loại mô hình
sản xuất cũng nhƣ việc đầu tƣ các yếu tố sản xuất hợp lý để sản xuất ra những sản
phẩm không chỉ đáp ứng cho tiêu dùng gia đình mà còn có giá trị trao đổi, sản phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
mang tính hàng hoá, giá trị kinh tế cao, đa dạng với các sản phẩm tƣơi, sản phẩm
khô, sản phẩm chế biến trên thị trƣờng và xuất khẩu Nhằm đem lại thu nhập cũng
nhƣ hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kinh tế hộ nông dân là thành phần kinh tế cơ bản của nông nghiệp, nông
thôn nói riêng và của cả nền kinh tế xã hội nói chung. Nên các mô hình kinh tế hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phải đƣợc chú trọng và phát triển hơn nữa cả về
quy mô, năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong
một tổng thể thống nhất. Những điển hình sản xuất kinh doanh giỏi này là cơ sở để
nhân rộng, phát triển đƣợc các mô hình hộ nông dân khác học hỏi kinh nghiệm làm
giàu theo, giúp cho kinh tế hộ ngày một phát triển và đi lên.
1.1.2. Sự thể hiện của mô hình
Sự thể hiện của mô hình đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều khía cạnh và góc độ
khác nhau. Song tính đa dạng, phong phú về cách thể hiện đó gọi là ngôn ngữ của
mô hình và ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp mô hình hoá để tiếp cận và thể hiện mô
hình thông thƣờng qua những cách sau:
- Sự thể hiện của mô hình bằng sơ đồ, lược đồ
Sơ đồ, lƣợc đồ là một dạng để thể hiện mô hình. Nếu lƣợc đồ diễn tả một
cách sơ bộ, tổng quát về đối tƣợng để trình bày, nghiên cứu thì sơ đồ lại mô tả đƣợc
những đặc trƣng nhất định về đối tƣợng để trình bày, nghiên cứu đồng thời qua sự
phân tích trên sơ đồ mà ngƣời ta rút ra những kết luận để đi tới những quyết định.
- Sự thể hiện của mô hình bằng đồ thị
Đồ thị là một dạng ngôn ngữ của mô hình dùng để diễn đạt các hiện tƣợng
kinh tế xã hội bằng đƣờng vẽ trên một hệ trục biểu thị sự thay đổi các giá trị của đại
lƣợng này theo đại lƣợng kia. Giúp cho ta có cách nhìn tổng quát hơn về đối tƣợng
để trình bày và nghiên cứu, để nhận biết đƣợc xu hƣớng vận động và sự phát triển
của chúng, trên cơ sở đó đƣa ra các nhận xét, cách giải quyết phù hợp.
- Sự thể hiện của mô hình bằng toán học
Toán học là khoa học sử dụng những con số đƣợc thể hiện bằng các công
thức toán học, các dạng phƣơng trình toán học để trình bày và nghiên cứu, đồng
thời nó cũng thể hiện đƣợc bản chất đối tƣợng cần nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
- Sự thể hiện của mô hình bằng bảng tính hoặc dãy số liệu
Một dãy số liệu hoặc bảng tính là một dạng ngôn ngữ của mô hình. Gồm hệ
thống các chỉ tiêu nhất định, đƣợc trình bày một cách tổng quát nhằm mô phỏng
hiện tƣợng kinh tế, xã hội hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của sự vật, các hiện tƣợng để
trình bày và nghiên cứu.
- Sự thể hiện của mô hình thông qua việc mô tả bằng lời
Sự mô tả bằng lời là một dạng ngôn ngữ của mô hình. Thông qua lời nói
hoặc chữ viết để diễn đạt một cách ngắn gọn những nội dung chủ yếu của đối tƣợng
nghiên cứu mà vẫn thể hiện đƣợc bản chất của chúng. Ngoài ra, mô hình còn đƣợc
thể hiện bằng hình vẽ, hình ảnh, biểu tƣợng hoặc các kí hiệu riêng khác.
1.1.3. Các nhân tố trong mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
1.1.3.1. Chủ thể sản xuất
Mô hình sản xuất nói chung và mô hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi nói riêng là một chỉnh thể thống nhất, mọi tác động vào mô hình đều có
xu hƣớng tập chung vào chủ thể sản xuất. Do vậy, chủ thể sản xuất là bộ phận chính
giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các hoạt động của mô hình. Chủ thể trong các mô
hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là các chủ hộ, nông trại, chủ
trang trại và các thành viên làm việc trong các nông hộ, nông trại và trang trại đó.
Chủ thể là ngƣời trực tiếp điều tiết các hoạt động sản xuất và ra các quyết định của
mô hình. Mô hình sản xuất có thể có một hoặc một số chủ thể, các chủ thể xắp xếp
theo một cơ cấu nhất định. Cơ cấu này càng hợp lý bao nhiêu thì càng tạo điều kiện
để cho hoạt động sản xuất của mô hình đạt đƣợc hiệu quả bấy nhiêu. Ngƣợc lại, nếu
cơ cấu này không hợp lý sẽ cản trở sự phát triển của mô hình.
1.1.3.2. Khách thể sản xuất
Khách thể sản xuất là đối tƣợng tiếp nhận hành động của chủ thể. Khách thể
có tác động trở lại đối với chủ thể. Tuy tồn tại một cách độc lập với chủ thể nhƣng
khách thể có tác động nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của mô hình. Mức
độ tác động của khách thể đối với chủ thể là tuỳ thuộc vào mối quan hệ, mức độ lợi
dụng, trình độ cải biến của chủ thể với khách thể. Khách thể là nơi trực tiếp làm ra
các sản phẩm. Mức độ hoàn thiện của khách thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực,
thậm chí còn làm thay đổi cả hoạt động của chủ thể. Khách thể của mô hình kinh tế
hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là hệ thống các tƣ liệu lao động và đối tƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
lao động, các tƣ liệu lao động nhƣ công cụ sản xuất, thức ăn cho gia súc, gia cầm,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y Đối tƣợng lao động gồm cây trồng và vật nuôi
nhƣ lúa, ngô, gia súc, gia cầm
Giữa chủ thể và khách thể sản xuất có một mối liên hệ, mối liên hệ đó thể
hiện bằng mức độ tác động giữa chủ thể và khách thể. Sự mô phỏng mô hình kinh tế
hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đƣợc thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Mô phỏng các nhân tố tham gia mô hình hộ nông dân làm giàu
: Thể hiện sự tác động
: Tiêu thụ sản phẩm
: Một bộ phận sản phẩm quay trở lại làm TLSX
: Kết quả của sự tác động của chủ thể vào khách thể SX
1.1.4. Tiêu chí nhận dạng mô hình hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Để xác định một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp có phải
là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi hay không cần phải có tiêu chí để nhận
dạng một cách khoa học. Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam quy
định tiêu chuẩn hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2011
- 2016 nhƣ sau:
Chủ hộ và các
thành viên sản
xuất trong mô
hình hộ nông
dân
làm giàu
Hệ
thống tƣ
liệu lao
động
t
h
ố
n
g
t
−
l
i
ệ
u
l
a
o
động
Đối
tƣợng
lao động
Sản
phẩm các
ngành
sản xuất
và DV
Thị
trƣờng
Chủ thể sản xuất
Khách thể sản xuất
Sử
dụng
Tác
động
Môi trƣờng sản xuất
Tự nhiên KT - XH Kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
-Về đối tƣợng: Là hộ nông dân sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực nông,
lâm, ngƣ, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đã đăng ký danh hiệu sản
xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân các cấp phát động.
- Về tiêu chuẩn chung:
+ Là hộ nông dân gƣơng mẫu chấp hành tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các chỉ thị, nghị quyết của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phƣơng và Điều lệ, nghị quyết của Hội, tích cực tham gia
các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động.
+ Năng động, sáng tạo, trong cơ chế thị trƣờng; dám nghĩ, dám làm, khai
thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn, lao động, đất đai…
+ Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh
doanh đạt năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế cao. Áp dụng mô hình sản xuất
gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá; đi đầu trong việc thực
hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thực phẩm sạch gắn với bảo vệ môi trƣờng
nông thôn và tích cực vận động mọi ngƣời cùng thực hiện.
+ Tích cực hƣớng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động ở nông thôn.
+ Hăng hái tham gia các họat động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tƣơng thân
tƣơng ái trong sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; giúp
đỡ những hộ nghèo, hộ chính sách, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn ở địa
phƣơng vƣợt qua nghèo khó vƣơn lên.
- Về tiêu chuẩn cụ thể: Ngoài các tiêu chuẩn chung, hộ nông dân sản xuất
kinh doanh giỏi khu vực miền núi, vùng cao phải đạt các tiêu chí cụ thể sau:
+ Tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (khi có yêu cầu).
+ Hàng năm hƣớng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh cho ít nhất 20 lao động trở lên.
+ Mỗi năm giúp đỡ cho ít nhất 7 lao động có việc làm và giúp đỡ 3 lƣợt hộ
nghèo, hộ khó khăn về kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản xuất.
+ Có thu nhập (đã trừ chi phí)/năm đạt từ 1.400.000đ trở lên/khẩu/tháng
(Một triệu, bốn trăm ngàn đồng)
1.1.5. Đặc trưng của các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Qua nghiên cứu cho thấy, trong nông thôn vẫn còn tồn tại nhiều loại hình
nông hộ ở các mức độ khác nhau: hộ tự cấp, hộ nửa tự cấp, và hộ sản xuất hàng hoá
(hàng hoá nhỏ, hàng hoá trung bình, hàng hoá lớn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
Hộ nông dân sản xuất giỏi là những hộ nông dân sản xuất hàng hoá lớn, đƣợc
thể hiện bởi những đặc trƣng với mức độ cao hơn những loại hộ khác nhƣ:
Mục đích sản xuất chủ yếu của hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là
nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn, bên cạnh đó, hộ nông dân còn có thể
kết hợp việc sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ nông nghiệp để đem lại thu
nhập cũng nhƣ hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ, những hộ nông dân phát triển sản
xuất nhƣ thế sẽ tổ chức theo mô hình trang trại.
Mức độ tập trung và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ tự cấp, nửa tự cấp.
Chủ hộ có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, nhạy bén
trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ
mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất có
hiệu quả cao, có khả năng tiêu thụ nông sản phẩm ra thị trƣờng hiệu quả, có thu
nhập vƣợt trội hẳn so với hộ nông dân tự cấp, nửa tự cấp.
Trong một số trƣờng hợp trình bày trên đây, đã chỉ ra những đặc trƣng, tính
chất để giúp xác định rõ hơn khái niệm về hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Nhƣ vậy có thể thấy trong giai đoạn hiện nay phát triển kinh tế hộ nông dân đƣợc
thể hiện ở các mức độ khác nhau về quy mô sản xuất nhƣ hộ tự cấp, hộ nửa tự cấp,
hộ hàng hoá lớn. Theo Đỗ Kim Chung, đặc trƣng cơ bản về các hình thức sản xuất
của hộ nông dân đƣợc thể hiện qua bảng 1.1
Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là một cấp độ trong quá trình phát
triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, nhƣng phát
triển ở mức độ cao hơn.
Bảng 1.1: Đặc trưng cơ bản về các hình thức sản xuất của hộ nông dân
STT
Tiêu chí
Hộ tự cấp
Hộ nửa tự cấp
Hộ sản xuất
hàng hóa lớn
1
Mục đích sản xuất
Tiêu dùng
Tiêu dùng, bán
Chủ yếu để bán
2
Quy mô kinh tế
Nhỏ
Vừa
Lớn
3
Trình độ sản xuất
Thấp
Khá
Cao
4
Mức độ quan hệ với thị trƣờng
ít
Trung bình
Nhiều
5
Khả năng tái sản xuất
ít
Vừa
Nhiều
6
Phân loại thu nhập
TB và nghèo
Khá
Giàu
Nguồn: Tác giả Đỗ Kim Chung- 2005
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Quy mô sản xuất hàng hoá đƣợc thể hiện qua tỷ xuất hàng hoá, là một trong
những đặc trƣng cơ bản của những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Kinh tế
hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thực hiện hoạt động sản xuất với quy mô lớn
nhờ sự tập trung cao hơn với mức bình quân chung của kinh tế hộ tự cấp, tự túc ở
từng vùng về các nguồn lực và điều kiện sản xuất. Quy mô của kinh tế hộ nông dân
làm giàu lớn hơn nhiều so với mức bình quân của các hộ tiểu nông khác không chỉ
đƣợc thể hiện bằng quy mô của các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn ) mà cả
quy mô về thu nhập Vì mục đích sản xuất của nông hộ nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi là sản xuất hàng hóa với quy mô lớn nên thƣờng phát triển sản xuất theo
hƣớng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp nhằm tận dụng tối đa ƣu thế
của vùng và tránh rủi ro. Nhu cầu và khả năng áp dụng các thành tựu của khoa học
kỹ thuật vào sản xuất của hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lớn hơn các nông
hộ tiểu nông nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng và
hiệu quả thu đựơc ngày càng cao hơn.
1.1.6. Điều kiện thực hiện mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các
mô hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
1.1.6.1. Điều kiện thực hiện mô hình
a- Điều kiện chủ quan
Các chủ hộ phải có ý trí thoát cảnh sống đói nghèo, thiếu thốn, có ƣớc mơ
làm giàu và quyết tâm thực hiện ƣớc mơ đó. Có kiến thức cơ bản về sản xuất kinh
doanh, chủ hộ là ngƣời có trí tuệ, biết làm giàu, biết sử dụng mọi nguồn lực có hiệu
quả để làm giàu và luôn hƣớng tới cái mới.
Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phải có quy mô ruộng đất và tiền vốn
đủ lớn theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá ngày càng tăng.
Hệ thống tƣ liệu sản xuất phải đồng bộ, phù hợp cho các mô hình sản xuất từ đặc
điểm đất đai theo loại hình, cho cây trồng vật nuôi, mật độ nuôi trồng, kỹ thuật chăm sóc,
hệ thống tƣới tiêu, công cụ, máy móc phục vụ sản xuất, thu hoạch và vận chuyển
Lao động phải là ngƣời có kiến thức cơ bản có kỹ năng kỹ thuật về sản xuất
nông nghiệp cũng nhƣ kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.
Ngƣời đứng đầu tổ chức, quản lý điều hành sản xuất phải xác định phƣơng
hƣớng sản xuất đúng, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, và bƣớc đi thích hợp.
Là ngƣời nhạy bén, phản ứng linh hoạt với thị trƣờng, biết tranh thủ thời cơ, cơ hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
để điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động sản xuất theo hƣớng phát triển liên tục, biết
áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp,
dịch vụ ngành nghề
Sản phẩm mô hình làm ra phải gắn chặt với thị trƣờng tiêu thụ. Mô hình kinh
tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phát triển chủ yếu là các mô hình kinh tế
tổng hợp, đa canh, các mô hình kết hợp nhƣ VAC, VAC-R hoặc mô hình chuyên
với những quy mô khác nhau phù hợp với từng vùng sinh thái. Sản phẩm sản xuất
không chỉ để tiêu dùng nội bộ mà sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để bán tạo điều kiện
cho tái sản xuất sức lao động gia đình và mở rộng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng
hoá. Sản phẩm thu hoạch theo mùa vụ, chủ yếu là sản phẩm tƣơi sống cần tiêu thụ
ngay, trong khi đó cơ sở và công nghệ chế biến còn hạn chế chƣa phát triển. Cho nên
thị trƣờng là một trong những yếu tố quan trọng để mô hình thực hiện và phát triển.
b- Điều kiện khách quan
* Các mô hình kinh tế hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nằm trong điều
kiện có:
- Có tài nguyên khí hậu và đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng vật
nuôi, có lợi thế so sánh đối với các vùng trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Có chính sách đối với kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và của các
chính sách có liên quan đến nông, lâm nghiệp nhƣ chỉ thị 100, nghị quyết 10, chính
sách giao đất, giao rừng, miễn giảm thuế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ vay vốn,
KHKT, cây, con giống, đầu tƣ nhà xƣởng Đặc biệt coi hộ là đơn vị kinh tế tự chủ,
một tế bào của xã hội.
- Thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc mở rộng theo hƣớng kinh tế mở, chính
sách thị trƣờng tiến bộ. Sự hình thành các khu công nghiệp trong đó đặc biệt coi trọng
công nghiệp chế biến, sự hình thành, phát triển các thị trấn, thành phố mới
- Có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội nhất định, phát triển cơ sở nhƣ điện,
đƣờng, trƣờng, trạm, các chợ
- Có tác động của nhà nƣớc, các bộ ngành, các cấp có liên quan.
1.1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của các mô hình hộ nông dân sản xuất
kinh doanh giỏi
a- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý và đất đai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
Vị trí địa lý có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự phát
triển kinh tế hộ nông dân. Các nông hộ gần đƣờng giao thông, gần các cơ sở chế
biến nông sản, gần thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm sẽ có điều kiện
phát triển sản xuất giao lƣu hàng hoá hơn.
Bên cạnh đó thì quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hoá thổ nhƣỡng
có liên hệ mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tới số lƣợng và chất lƣợng của sản
phẩm sản xuất ra, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu đƣợc.
* Khí hậu thời tiết và môi trƣờng sinh thái
Thực tế cho thấy những nơi có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi đƣợc
thiên nhiên ƣu đãi sẽ hạn chế đƣợc những bất lợi, những rủi ro do thiên nhiên gây ra
và có cơ hội để phát triển nông nghiệp, tăng lƣợng nông sản hàng hoá của các hộ
nông dân.
Môi trƣờng sinh thái cũng ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế hộ nhất là nguồn
nƣớc, không khí nên môi trƣờng sinh thái thuận lợi thì cây trồng, gia súc phát
triển tốt, cho năng suất sản phẩm cao. Nếu môi trƣờng sinh thái không phù hợp thì
sẽ tác động ngƣợc lại.
b- Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý
Ngƣời lao động phải có trình độ và kỹ năng lao động để tiếp thu khoa học kỹ
thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn, kỹ
thuật, mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đem lại lợi
nhuận cao. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm sản
xuất của ngƣời chủ hộ có vị trí quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công
và thất bại trong sản xuất của chủ hộ.
Vốn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là
một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Nó là một trong
những yếu tố quyết định sự hình thành hộ sản xuất hàng hoá. Khi có quy mô vốn đủ
lớn thì kinh tế hộ tự cấp, tự túc mới chuyển thành hộ hàng hoá lớn, đồng thời sẽ
phát triển ở mức độ cao hơn đó là các trang trại gia đình.
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: giao thông