Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Hoan thien mo hinh phoi hop giua bon nha nham 165599

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.13 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu:...............................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................3
1.1 Cơ sở lý luận.................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm, vai trị, nội dung, mục tiêu, các hình thức thực hiện của liên
kết kinh tế:........................................................................................................3
1.1.1.1 Khái niệm về liên kết kinh tế:...........................................................3
1.1.1.2 Vai trò của liên kết kinh tế................................................................4
1.1.1.3 Nội dung của liên kết kinh tế:........................................................5
1.1.1.4

Mục tiêu của liên kết kinh tế:..........................................................8

1.1.1.5 Các loại hình liên kết:......................................................................9
1.1.1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết...........................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LẠC NHÂN
CỦA VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI............................................................15
2.1

.Nguồn gốc và đặc điểm của cây lạc:...................................................15

2.1.1. Nguồn gốc của cây lạc:............................................15
2.1.2. Giá trị của cây lạc:..............................................................15
2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu..................................................................19
2.1.2.1. Tình hình xuất khẩu.....................................................................19
2.3: Tình hình sản xuất, xuất khẩu cua việt nam:........................................24
2.3.1. Về diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam....................24
2.3.1.1. Đối với cả nước.............................................................................24
2.3. Tình hình xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam trong thời gian qua.......28
2.3.1. Tình hình kim ngạch, sản lượng xuất khẩu......................................28
2.3.2. Về chủng loại lạc nhân xuất khẩu.....................................................34


2.3.3. Thị trường xuất khẩu của lạc nhân Việt Nam..................................35


3.1 .Xây dựng mơ hình:...................................................................................44
3.1.1 Khái qt mơ hinh liên kết bốn nhà theo sơ đồ sau:.......................44
3.2: Vai trò của các bên tham gia trong mơ hình:........................................44
3.2.1 Vai trị của nhà nước:.........................................................................44
3.2.2 Vai trò của nhà khoa học:.................................................................47
3.2.3 Vai trò của nhà doanh nghiệp:............................................................48
3.2.3 vai trị của nhà nơng dân :...................................................................49
3.3 Dự báo sản lượng lạc nhân của việt nam trong tương lai.....................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................54


Lời mở đầu:
1. Tính tất yếu của đề tài:
Sau cuộc khủng hoảng năm 2008 đã làm cho tình hình kinh tế trong nước và
thế giới gặp nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân trong nước bị ảnh hưởng
nhiều mặt. ở nước ta hiện nay, cư dân nông thôn chiếm 74,37% dân số và
75,6% lực lượng lao động ( 32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và
gần 90% số người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn. Đời sống
nhân dân chủ yếu trong sản xuất nông nghiêp và sản xuất lạc nhân đóng vai
trị quan trọng đối với người dân. Lạc nhân là một trong những mặt hàng
nơng sản xuất khẩu đóng góp vai trị quan trọng đối vói xuất khẩu của Việt
Nam. Trong xu thế đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao thì nhu
cầu về các loại sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe ngày càng nâng cao. Việt
Nam hồn tồn có thế mạnh xuất khẩu mặt hàng lạc nhân nếu biết quan tâm
tới chất lượng và đảm bảo uy tìn trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, đối
với nền kinh tế trong nước thì trồng lạc là nguồn thu nhập chính của nhiều
nơng dân ở khu vực điều kiện khó khăn. Để góp phần ổn định nền kinh tế,

đời sống nhân dân vượt qua khó khăn thời kỳ hậu khủng hoảng thì ta nên
nâng cao chất lượng , số lượng và tăng xuât khẩu lạc nhân với mục tiêu phát
triển bền vững. chính vì những lý do trên việc “ Hồn thiện mơ hình phối
hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân
Việt Nam” ra thị trường thế giới là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Hồn thiện mơ hình phối hợp bốn nhà trong sản xuất và
tiêu thụ lac nhân chất lượng cao và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường
mối liên kết này.
- Mục tiêu cụ thể:
+ hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sơ thực tiễn về liên kết bốn nhà trong
sản xuất và tiêu thụ lạc nhân.
+phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới mỗi liên kết bốn nhà trong sản
xuất và tiêu thụ lạc nhân chất lượng cao.
+ đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết bốn
nhà trong sản xuât và xuất khẩu lạc nhân.

1


3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối liên kết giữa nhà nước, nhà
khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông trong sản xuất mặt hàng lạc nhân
của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, đánh giá thực
trạng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp hồn thiện mơ hình phối hợp giữa
bốn nhà trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân của Việt
Nam ra thế giới. Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010.
- Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, tổng
hợp, phân tích, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh,

đánh giá , sử lý, nhận định số liệu để đưa ra kết luận chính xác, đánh giá
đúng tình hình và hiệu quả của biện pháp và sử dụng bảng biểu, sơ đồ để
làm căn cứ so sánh đánh giá.
4. Đóng góp của đề tài:
Đề tài “ Hồn thiện mơ hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng nông sản lạc nhân Việt Nam” qua đó chỉ rõ được hạn chế và thách thức cũng
như cơ hội mà lạc nhân của Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu. Đề tài giúp tìm
ra hướng đi cho việc phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân
Việt Nam và tầm quan trọng của sự liên kết phối hợp bốn nhà đối với mặt hàng lạc
nhân nói riêng và mặt hàng nơng sản, thủy sản và lâm sản nói chung. Để góp phần
nâng cao đời sống nhân dân và tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hiện tại.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc tài liệu tham khảo, bảng biểu,hình vẽ, phụ
lục, danh muc viết tắt, nội dung của đề tài khoa học được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sơ thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khảu lạc nhân của Việt Nam và trên thế
giới.
Chương 3: Hồn thiện mơ hình phối hợp bốn nhà trong sản xuất và xuất khẩu lạc
nhân của Việt Nam.
Chương 4: Dự báo sản lượng lạc nhân của Việt Nam và thế giới trong tương lai.
2


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm, vai trò, nội dung, mục tiêu, các hình thức thực hiện của liên kết
kinh tế:
1.1.1.1 Khái niệm về liên kết kinh tế:
Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại (David.W.Pearce) thì “Liên kết kinh tế chỉ tình
huống khi mà các khu vực khác nhau của nền kinh tế thường là khu vực công

nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ
thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi
kèm sự tăng trưởng bền vững.”
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách
khoa thì “Liên kết là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự
nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi
nhất trong khn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo
ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến
hành phân công sản xuất, khai thá tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên
kết để tạo thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.
Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và qui mô tổ chức khác nhau, tương ứng nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những hình thức
liên kết phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội
đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu…các
đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, khơng phân biệt hình thức sở hữu,
quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nước, ngành kinh tế – kỹ thuật hay lãnh thổ.
Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào mất quyền tự chủ của
3


mình, cũng như khơng được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo
pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã kí với các đơn vị khác.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự kết hợp của hai hay nhiều bên, khơng kể quy
mơ hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp
sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi
ích cho các bên và nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để
đạt tới lợi ích kinh tế-xã hội chung.
1.1.1.2 Vai trò của liên kết kinh tế
Thứ nhất, việc các tổ chức liên kết với nhau sẽ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy
nhanh q trình nhất thể hóa nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sản xuất tiêu thụ trong

nước va xuất khẩu phát triển.
Thứ hai, liên kết giữa các nhà, tổ chức với nhau đã thúc đẩy nhanh quá trình
tích tụ và tập trung tư bản, đó là tiền đề để phát triển cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật trong nước noi riêng và trên tồn thế giới nói chung.
Thứ ba, giúp các nhà trong mối liên kết khai thác và sử dụng các lợi thế của
mình, cụ thể như đất đai, sức lao động, nguồn vốn, sự quản lý, các nghiên cứu sao
cho có hiệu quả nhất thơng qua quá trình liên kết và giúp giảm thiểu các rủi ro
trong kinh doanh của các bên.
Thứ tư, giúp nâng cao trình độ hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau
tiến bộ từ đó nâng cao năng suất, trình độ của lao động
Thứ năm, liên kết giúp các tác nhân phản ứng nhanh với các thay đổi của thị
truờng, trong đó giúp nhà sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường ln
thay đổi bằng cách đa dạng hóa mẫu mã và chủng loại sản phẩm. Giúp tiêu thụ sản

4


phẩm được nhanh hơn thông qua sự liên kết của hệ thống nhà thương mại với nhà
sản xuất tới người tiêu dùng.
Thứ sáu, liên kết kinh tế giúp cho các chủ thể tiếp cận nhanh chóng với các cơng
nghệ kỹ thuật mới nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu khoa học ở các trường
đại học hay cơ sở nghiên cứu tạo môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học hỗ trợ
nơng dân và doanh nghiệp có hiệu quả và kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài,
ổn định và phát triển bền vững.
1.1.1.3

Nội dung của liên kết kinh tế:

+ Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật ( giống, kỹ thuật sản xuất,…)
Đây là một hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học với

các hộ nơng dân. Theo hình thức liên kết này, thơng qua đó nhà khoa học sẽ
chuyển giao những thiết bị kỹ thuật ( TBKT) cho người nông dân. Khi đã được
chuyển giao khoa hoc kỹ thuật (KHKT) người nơng dân tiếp nhận nó và đưa vào
sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng tốt hơn. Thơng
qua liên kết đó người ta ký trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua địa phương ký kết
các hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận miệng với nhau để chuyển giao các TBKT. Khi
liên kết theo hình thức này người nông dân sẽ nhận các TBKT mới để áp dụng vào
sản xuất đổi lại người nông dân sẽ phải trả chi phí đơn vị, tổ chức đã chuyển giao
TBKT đó.
Trong khi chuyển giao TBKT sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ khả năng tiếp cận
tiến bộ kỹ thuật, mạng lưới cộng tác viên cấp cơ sở, nguồn vốn xây dựng mơ hình
và nhân rộng trong sản xuất để tạo nguồn hàng hố nơng sản trong q trình hội
nhập. Vì thế cần có phương hướng, cách thức tiếp cận người dân để liên kết nhằm
mang lại hiệu quả. Mối liên kết này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cả nhà khoa
học và cả người nông dân. Song để lợi ích đạt được cao nhất thì cũng rất cần sự hỗ
5


trợ của Nhà nước trong việc triển khai các chương trình dự án, mơ hình ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật tới người nơng dân. Ví dụ như: Mối liên kết giữa các nhà khoa học
của chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Trà Vinh với người nông dân Thạch Phú,
Cầu Kè, Trà Vinh trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng lúa chất lượng cao
tại nơi đây. Theo đó, các nhà khoa học sẽ đảm nhiệm khâu hỗ trợ chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ: chọn giống, lịch thời vụ, kỹ thuật sạ hàng,
bón phân đúng kỹ thuật,… cho người nơng dân giúp nâng cao chất lượng lúa gạo.
Việc chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ là rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh nói riêng và
bà con nơng dân nói chung. Đây là điều kiện tốt để các nơng hộ có điều kiện tiếp
cận và tun truyền vận động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời
sống nhằm từng bước thay đổi một số tập quán canh tác cũ, lạc hậu và hiệu quả

thấp.
+

Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào cho quá trình sản xuất – tiêu thụ
*Liên kết trong khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào
Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các cửa hàng, đại lý,

công ty, doanh nghiệp với người nơng dân. Người nơng dân có tư liệu sản xuất (đất
đai, sức lao động,...) họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, phân bón, thuốc trừ
sâu,... để tiếp tục sản xuất. Khi thực hiện mối liên kết này, các đơn vị, tổ chức cung
ứng đầu vào sẽ đứng ra ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với người
nơng dân hoặc thơng qua địa phương. Qua hình thức này các nhà cung ứng đầu vào
sẽ cung cấp các đầu vào để người nơng dân có vật tư đầu vào và từ đó họ đưa vào
sản xuất. Như vậy, thông qua mối liên kết này, các nhà cung ứng vật tư sẽ bán
được sản phẩm mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơn vị
mình. Đồng thời người nơng dân lại có đầu vào để sản xuất với cam kết từ nhà
6


cung ứng mang lại như đảm bảo số lượng, chất lượng vật tư đầu vào. Khi liên kết
được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó người nơng dân
sẽ chủ động về các nguồn đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất hơn. Có các dạng chủ
yếu sau:
Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản:
trong liên kết này thường diễn ra giữa các chủ thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh là
các hộ, doanh nghiệp với các đối tượng hộ hay doanh nghiệp hoặc với các Trung
tâm, Viện nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng nhà chuyển giao tiến bộ
cho doanh nghiệp, cho hộ sản xuất kinh doanh. Hay là liên kết giữa doanh nghiệp
cho bà con nông dân ứng trước sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu và bán
thành phẩm cho doanh nghiệp. Liên kết này phần lớn được thể hiện qua hợp đồng

kinh tế, một phần là sự thỏa thuận ngầm định giữa các bên tham gia nhằm bảo đảm
lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia liên kết.
Bán vật tư, mua lại sản phẩm: Phổ biến nhất là liên kết giữa doanh nghiệp
bán chịu vật tư cho bà con sản xuất và cuối vụ mua lại sản phẩm. Thực hiện tốt liên
kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp ở đây là chủ động nguồn
nguyên liệu sản xuất và có một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Cịn nơng dân
có vốn, vật tư để sản xuất và yên tâm khi đã có đầu ra cho sản phẩm. Ví dụ, liên
kết giữa nhà máy đường Lam Sơn đầu tư giống, phân bón, tư vấn kỹ thuật sản xuất
cho bà con trường mía và cuối vụ thu mua mía ngun liệu là mơ hình liên kết hiệu
quả.
* Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ nông sản luôn là nỗi lo của người nông dân mỗi khi chính vụ. Mỗi
năm cứ vào lúc chính vụ thu hoạch, được mùa nông dân chưa kịp mừng đã ập đến
nỗi lo tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp. Chính vì thế nhu cầu liên kết trong khâu tiêu
7


thụ sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất
ra của người nông dân. người sản xuất thường liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở
tiêu thụ sản phẩm... Họ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp (thơng qua các tổ chức chính
quyền) ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận miệng với các cam kết về số lượng,
chất lượng,...để cung cấp các sản phẩm mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua.
Còn nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức thu mua sẽ phải bao tiêu hết số lượng như đã
cam kết với người dân. Mỗi bên liên kết đều mang lại lợi ích cho nhau. Theo đó thì
lợi ích mà người nông dân được hưởng là được bao tiêu sản phẩm mà mình làm ra
với giá cả ổn định, giảm thiểu rủi ro khi được mùa mất giá. Gắn với nó thì nhà sản
xuất cũng sẽ có nguồn ngun liệu đầu vào ổn định cho việc sản xuất – kinh doanh
của mình. Trong nội dung liên kết này, cơ bản là vậy nhưng ngồi ra nó cịn phát
sinh nhiều vấn đề. Ví dụ như trong việc tiêu thụ thì gắn vào trước đó trong khâu
sản xuất thì tổ chức đơn vị tiêu thụ có thể ứng trước một phần chi phí đầu vào để

đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng đầu vào cho mình. Hay họ sẽ chuyển giao TBKT
cho người nơng dân... Nói chung kèm theo mỗi nội dung liên kết thì sẽ kèm theo nó
những lợi ích chi phí mà mỗi bên nhận được và bỏ ra.
1.1.1.4

Mục tiêu của liên kết kinh tế:

Tạo mối ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc
quy chế hoạt động của từng tổ chức để tiến hành phân cơng chun mơn hóa và
hợp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết để
nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, thu nhập cho các bên
liên kết, tăng thu ngân sách Nhà nước.
Tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thanh
viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau, nhằm đạt được
hiệu quả kinh tế cao nhất. Giúp nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản
lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kinh tế và cán bộ quản lý, cung ứng vật tư, tiêu thụ

8


sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin… đều thể hiện qua hợp
đồng kinh tế.
1.1.1.5 Các loại hình liên kết:
Nếu dựa theo vai trị, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đến tiêu
dùng, người ta phân thành liên kết ngang và liên kết dọc.
* Liên kết dọc: là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng mà
trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc mốt số cơng đoạn nào đó. Liên
kết này là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện
nhất bao gồm: các khâu sản xuất đến thu gom và tiêu thụ sản phẩm. Trong liên kết

này mỗi tác nhân vừa là khách hàng của tác nhân kế trước, vừa bán hàng cho tác
nhân kế sau trong chuỗi ngành hàng. Kết quả của liên kết dọc là hình thành chuỗi
ngành hàng làm giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí trung gian.
* Liên kết ngang: (liên kết giữa các tác nhân trong cùng ngành hàng) là
hình tức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm.
Hình thức liên kết này có nhiều dạng: hội nghề nghiệp các cơ sở liên kết với nhau
là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ với nhau và thơng qua bộ máy kiểm soát
chung.
Các mối quan hệ liên kết này được thể hiện thơng qua các hình thức với các
nội dung cơ bản như sau:
+ Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng): là các thỏa thuận không được thể
hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt
động, cơng việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số
lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp
9


đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác
nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác
nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, bàn bè, anh em ruột,...) hoặc giữa các tác nhân
đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong suốt thời
gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách
nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các
thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.
+ Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng): Liên kết theo hợp đồng là quan hệ
mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu
hoặc bán sản phẩm. Theo Eaton and Shepherd (2001) hợp đồng là “sự thỏa thuận
giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu
thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt trước”. Đây là hình thức kinh tế
hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính

ổn định hơn. Quan hệ hợp tác trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hình
thức:
- Hợp đồng trên cơ sở cá nhân
Là quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất nông nghiệp (nông hộ, trang trại)
với cơ sở chế biến được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với hai bên. Các chủ
thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa điểm, số và chất lượng
cho cơ sở chế biến. Ngược lại cơ sở chế biến có trách nhiệm nhận nơng sản và
tranh toán hợp đồng cho bên kia. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo thỏa thuận.
- Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Có hai dạng :
Dạng thứ nhất: Hợp tác thông qua hiệp hội. Hiệp hội là tập hợp các nhà sản
xuất có cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của q trình sản xuất nơng nghiệp trên thị
1
0


trường. Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sỏ chế biến
về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lượng, giá cả cũng như
phương thức thanh toán.
Dạng thứ hai: Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ. Người sản xuất có
quan hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với hợp tác xã dịch vụ.
Hợp tác xã thay mặt người sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực
tiếp thanh tốn, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản
xuất hoặc từng hộ nông dân.
Đối với mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nơng dân thì
chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau.
Về mặt kinh tế, nhân tố quy định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế
độ sở hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
biến với nơng dân cịn bị chi phối bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào đặc điểm nghành nghề, sản phẩm nguyên liệu

cụ thể. Nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến liên kết kinh tế
giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân.
Xét về hình thức liên kết cụ thể giữa nơng dân với doanh nghiệp chế biến có
các mơ hình liên kết sau đây:
+ Mua bán thuần túy.
+ Bán vật tư mua lại nơng sản hàng hóa.
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nơng sản hàng hóa.
+ Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để
góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với doanh nghiệp, hoặc cho doanh nghiệp
th đất, sau đó nơng dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên
kết, hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững
1
1


giữa nông dân và doanh nghiệp.
+ Nông dân vừa cung ứng nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần doanh nghiệp
chế biến.
+ Doanh nghiệp chế biến vừa tiêu thụ nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần vào
hợp tác xã cổ phần của nông dân.
Liên kết kinh tế là thực hiện một quan hệ xã hội, mà ở đây là quan hệ kinh tế
- kỹ thuật - tài chính giữa hai chủ thể kinh tế độc lập là doanh nghiệp chế biến và
nơng dân. Quan hệ đó cần phải được pháp luật điều tiết và bảo vệ thì mới có cơ sở
để thực hiện một cách có hiệu quả, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên
tham gia liên kết. Vì vậy, quan hệ liên kết đó phải được thực hiện dưới một hình
thức pháp lý nhất định, làm cơ sở để ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên liên kết và
được pháp luật bảo vệ.
1.1.1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết
* Các yếu tố từ hộ gia đình: Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn
hạn chế về liên kết, về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi

về trước mắt mà khơng nhìn lâu dài. Họ sợ sự rằng buộc về mặt pháp luật khi ký kết
hợp đồng. Mặt khác, có những hộ sản xuất mặc dù đã ký hợp đồng tiêu thụ với
công ty nhưng nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán, thậm chí một số hộ nhiều
nơng dân trên cùng một diện tích, số lượng, năng suất và sản lượng lại ký kết hợp
đơng tiêu thụ dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng, làm các công ty không chủ động
được nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
Một yếu tố ảnh hưởng nữa là mặc dù công ty tạo điều kiện cho người dân
sản xuất bằng cách ứng vốn, mua phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu
mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợp nông dân “trung
thành” với công ty sẵn sàng bán cho công ty khác khi họ trả giá cao hơn.
1
2


Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa cơng ty và hộ sản xuất
đó là hộ sản xuất ln muốn chất lượng hàng hóa của mình là cao trong khi đó
thực tế lại khơng đạt như vậy. Vì vậy, dẫn đến tình trạng xảy ra các mâu thuẫn
trong thu mua giữa công ty và hộ sản xuất không bán theo hợp đồng với công ty
mặc dù công ty đã đầu tư ban đầu (hộ sản xuất sẵn sàng đi đến với công ty và cơ sở
sản xuất khác mà hộ không ký kết).
Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế của hộ rất nhỏ,
diện tích manh mún, khơng mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa. Đã thế tư
tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như khồn dám mạnh dạn
đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng mà quyền lợi của họ đang có, sợ rủi
ro trách nhiệm khi tham gia liên kết.
Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất của hộ rất kém, các lý do chính
trên là làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuất của hộ được
hiệu quả hơn cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên.
*Các yếu tố từ doanh nghiệp:
Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nơng sản ổn định nhưng vẫn cịn tình

trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo cho nơng dân,
trong khi mua cịn gây nhiều khó dễ với nơng dân…nhất là vào thời điểm chính vụ
nơng sản. Chế tài mà công ty đưa ra để sử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu lực
chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn xảy ra
nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá cao hơn giá thị trường. Sự chủ động
phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu của các cơ sở
chế biến với cấp chính quyền địa phương, hộ nông dân chưa cao.
*Các yếu tố từ nhà khoa học:
Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnh hưởng đến
1
3


sự gắn liền đất sản xuất của hộ. Tổ chức khoa học giữ vai trị rất quan trọng trong
q trình liên kết. Họ chính là người giúp nơng dân ứng dụng các công nghệ, kỹ
thuật tiến tiến để nâng cao năng suất, chất lượng giảm chi phí sản xuất, tăng giá
bán và tăng sức cạnh tranh hàng hóa. Tuy nhiên cho đến nay, số đông các cơ quan
nghiên cứu khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liên kết bốn nhà.Vẫn còn thiếu
vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủ động đưa định hướng liên
kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu.
Ngay cả những hợp đồng được ký kết thơng qua hoạt động liên kết thì quyền lợi
vật chất của các cơ quan khoa học hay các nhà khoa học cũng chưa xác định rõ
ràng.
*Các yếu tố từ nhà nước
Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sản xuất, thu
mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai trò trọng tài để giải
quyết.Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp cịn hạn
chế do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp cơ sở) đã
khơng phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết các vấn đề ảnh
hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để tự cơ sở chế biến và hộ

sản xuất thỏa thuận với nhau trong hợp đồng liên kết.
Trên đây là nững yếu tố ảnh hưởng cơ bản của các bên tham gia liên kết và
chính các yếu tố này đã ảnh hưởng đến quá trình liên kết bền vững thì cần giải
quyết tốt những yếu tố ảnh hưởng trên.

1
4


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LẠC NHÂN CỦA
VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.1 .Nguồn gốc và đặc im ca cõy lc:
2.1.1. Nguồn gốc của cây lạc:
Những bằng chứng khảo cổ học dựa trên sự phân tích chỉ
số cacbon ở thung lũng Chicama (Pêru) cho biết cây lạc có từ
khoảng 1500 - 1200 năm trớc Công nguyên. Tìm thấy ở vùng bờ
biển Pêru những quả lạc (Arachis hypogeae) có hình thái, số hạt
gần giống những giống lạc ngày nay (Loài phụ Hypogaea var.
hirsuta). Những bằng chứng dân tộc học cho thấy, trong 40 loài
cây thực phẩm đợc ngời Tây Ban Nha tìm thấy có cây lạc ở
vùng thung lũng Andean. Thế kỷ XVI những thổ dân châu Mỹ
vùng Thợng Paragoay trồng lạc nh một loại rau chính. Qua những
bằng chứng đều chứng minh cây lạc có nguồn gốc ở Nam Mỹ,
sau đó phổ biến ở châu Âu, tới vùng bờ biển châu Phi, châu á
(Trung Quốc, Indonesia, ấn độ) tới quần đảo Thái Bình Dơng và
cuối cùng tới vùng Đông Nam Hoa Kỳ.
2.1.2. Giá trị của cây lạc:
Lạc là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ
trên đất bạc màu mà ở hầu hết các vùng sinh thái nớc ta. Rễ lạc ăn

ngang ra xa, cố định đợc đạm khí trời, có tác dụng làm tăng
nguồn dinh dỡng trong đất: mỗi ha trồng lạc đem lại cho đất từ
40 - 60 kg đạm Nitơ. Vì vậy, lạc đợc nhân dân ta coi là cây
1
5


trồng lý tởng để cải tạo đất. Cây lạc trồng thuần, trồng xen vụ
và trồng gối tăng vụ đà tận dụng một cách hợp lý các nguồn lực về
đất đai, lao động, tiền vốn .. ..Sản phẩm lạc có tỷ trọng hàng
hoá cao: tỷ trọng hàng hoá của lạc đạt 70 - 75% khối lợng quả sản
xuất ra, trong khi tỷ trọng này ở nhiều cây trồng khác nh: ngô,
khoai, đậu. .. chỉ đạt 40 - 50 %. Các sản phẩm lạc dễ tiêu thụ
vì có giá trị kinh tế cao, giàu chất dinh dỡng.
Trong nhân lạc có 45 - 52 % hàm lợng chất béo, 24 - 26 %
hàm lợng chất đạm, ngoài ra còn nhiều chất dinh dỡng khác và các
Vitamin A, B1, B2.. .. Vì thế nhân lạc là nguồn thực phẩm có giá
trị đà từ lâu ®ỵc ngêi ViƯt Nam sư dơng ®Ĩ bỉ sung chÊt dinh
dỡng cho bữa ăn. Nhiều món ăn đợc nhân dân ta chế biến từ lạc:
lạc vừng, xôi lạc, lạc rang, nộm lạc, lạc luộc, lạc nấu canh, tơng
lạc.. .. Dầu lạc là loại dầu có giá trị dùng để ăn và sử dụng trong
công nghiệp chế biến, mỹ phẩm........
Những lợi ích xà hội mà sản xuất lạc đem lại cũng rất lớn. Lạc
là một loại cây trồng ngắn ngày có thu nhập cao, góp phần cải
thiện đời sống, thu hút lao ®éng d thõa (møc ®é thu hót lao
®éng d thừa cao hơn so với các cây trồng khác từ 20 - 30%).
2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu lạc nhân trên thê giới
2.2.1 Tình hình sản xuất lạc nhân trên thế giới
Sản lượng:
Lạc là một loại cây đã được trồng từ rất lâu trên trái đất, khoảng từ 3200-3500

năm trước đây. Là một loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với con
người cả về mặt cung cấp năng lượng (calo) và về mặt cung cấp prôtêin. Phần trăm
1
6


dầu và prơtêin có trong lạc tương ứng chiếm khoảng 55% và 28%. Trên thế giới,
lạc được xem như là một cây có dầu quan trọng. Nó được trồng ở hơn 100 nước và
có một vai trị quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên nếu so với các loại
cây có dầu như: đậu tương, hướng dương, hạt cải… thì mức sản lượng của lạc trên
thế giới cịn tương đối nhỏ. Đậu tương vẫn là cây chiếm phần lớn sản lượng hạt có
dầu trên thế giới. Trong niên vụ 2006/07 sản lượng hạt có dầu trên thế giới là
406,55 triệu tấn thì sản lượng đậu tương là 223 triệu tấn chiếm tới 59% sản lượng
hạt có dầu, cịn sản lượng lạc chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng hạt có dầu.
Do cầu về mặt hàng lạc này tương đối ít co giãn nên mức sản lượng và cả diện
tích trồng lạc cũng ít thay đổi. Và cũng khơng có mấy sự biến động về các quốc gia
tham gia sản xuất lạc. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO),
hàng năm thế giới sản xuất ra khoảng 33 triệu tấn lạc. Mức sản lượng này cũng
tương đối ổn định và có biến động nhẹ trong mấy năm qua. Từ mức 30 triệu tấn
niên vụ 2001/2002 tăng lên tới 35,72 triệu tấn niên vụ 2003/2004, tăng bình quân
9%/năm. Sau đó giảm đi 7% vào niên vụ 2004/2005, cịn 33,14 triệu tấn. Trong hai
niên vụ gần đây tăng lên 33,83 triệu tấn (niên vụ 2005/2006) và 34,5 triệu tấn (niên
vụ 2006/2007) đạt tốc độ tăng 2% năm. Sở dĩ có sự biến động nhẹ vậy là do năng
suất của lạc khơng tăng và diện tích trồng lạc trên thế giới tăng nhẹ.
Lạc được trồng rộng rãi như là một loại thực phẩm thiết yếu ở các nước nhiệt
đới và cận nhiệt đới, các nước đang phát triển, cung cấp nguồn protein, chất béo và
năng lượng, chất khống có giá trị dinh dưỡng cao. Đa phần, nó được sản xuất và
tiêu dùng nhiều ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hầu hết nó khơng được
trồng vì mục đích xuất khẩu, mà vẫn chủ yếu là tiêu dùng nội địa. Chỉ có khoảng
5% sản lượng tồn cầu được giao dịch trên thế giới. Các nước trồng lạc chính trên

thế giới là: Trung Quốc, ấn Độ, Nigeria, Sudan, Senegal, Mỹ, Achentina. Trong đó
ấn Độ và Trung Quốc là 2 nước sản xuất lạc lớn nhất thế giới, cả hai nước chiếm
gần 60% sản lượng và 52% diện tích trồng trên tồn cầu. Trung Quốc là nước sản
1
7


xuất nhiều lạc nhất thế giới, chiếm khoảng 40% sản lượng thế giới, mỗi năm Trung
Quốc có khoảng 6 triệu ha đất dùng để trồng lạc và cho ra khoảng 14 triệu tấn lạc
hàng năm. Theo sau Trung Quốc là ấn Độ với khoảng 23% sản lượng thế giới. ấn
Độ có khoảng 8 triệu ha đất trồng lạc cho sản lượng là 7,5 triệu tấn mỗi năm. Theo
sau đó là Mỹ, Achentina, Nigeria, châu Phi cận Sahara (SSA)… với khoảng từ 1,52,5 triệu tấn mỗi năm.
Đối với các nước đang phát triển, lạc chiếm vị trí khá quan trọng, khơng chỉ là
nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng lớn mà cịn giúp cải thiện đời sống, tăng thu
nhập cho nơng dân, đặc biệt là ở châu á và Senegal. Ví dụ ở Senegal, trồng lạc
chiếm tới 80% lao động ở khu vực nông thôn và 60% thu nhập của hộ gia đình làm
nơng nghiệp. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển và ở châu Phi, sản lượng
thường dao động và năng suất thấp. Sở dĩ vậy là do lạc được gieo trồng trên đất
nghèo nàn, điều kiện ẩm ướt, thời tiết thất thường, nhiều thảm họa thiên tai, năng
suất đầu vào thấp và trình độ cơ giới hóa cịn quá kém. Hơn nữa, phần lớn các nhà
sản xuất lạc ở các nước đang phát triển là những nông dân nhỏ, trong khi đó ở các
nước phát triển chính phủ thường hỗ trợ cho nông dân rất nhiều so với các nước
đang phát triển.
Năng suất:
Năng suất lạc trên thế giới phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai, hệ
thống nông cụ, việc thu hoạch bảo quản. Do điều kiện sản xuất ở các nước khác
nhau có sự khác nhau đáng kể về trình độ cơng nghệ và chính sách quản lý của nhà
nước. Năng suất cao nhất là ở Mỹ và Trung Quốc, thấp nhất là ở châu Phi (trừ
Nam Phi). Mỹ và Trung Quốc có năng suất trung bình hơn 3 tấn/ha. Achentina,
Brazin, Indonexia đạt năng suất khoảng hơn 2 tấn/ha, khoảng 1,5 tấn/ha có các

nước như: Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Nam Phi và Myanma. Các nước còn lại
năng suất dưới 1tấn/ha gồm các nước ở châu Phi và ấn Độ. Mặc dù, năng suất
trồng lạc của Trung Quốc và Mỹ gần tương đương nhau nhưng hai nước này có sự
1
8



×