Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phát huy tính tích cực của hoc sinh trong dạy thực hành khtn6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.91 KB, 2 trang )

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong thực hành mơn
KHTN 6
1. CĨ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
1.1 Lý do, mục đích đề xuất giải pháp
* Lý do: Trong dạy học, sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành là
một yếu tố khơng thể thiếu của phương pháp dạy học tích cực. Thực hành là chìa
khố để khám phá thế giới tự nhiên, đặc biệt rất cần thiết đối với các môn khoa
học tự nhiên. Qua các buổi thực hành ở phòng thí nghiệm hay ngồi thiên nhiên,
một lần nữa kiến thức của các em sẽ được củng cố và khắc sâu hơn đồng thời giúp
các em đánh thức sự ham hiểu biết, khơi dậy khả năng khám phá, tính sáng tạo, từ
đó vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào thực tiễn.
Tuy nhiên, kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn của đa số học sinh là còn nhiều hạn chế. Học sinh đa phần có tâm lý ỷ
lại, chờ đợi ở giáo viên. Chính vì vậy Tơi lựa chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong thực hành” nhằm đưa ra các giải pháp giúp
học sinh hoàn thiện kỹ năng thực hành, khắc phục những khó khăn, khơi gợi tính
sáng tạo để các em lĩnh hội tri thức khoa học đạt hiệu quả tốt nhất.
* Mục đích:
- Góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình GDPT 2018. Qua thực hành
học sinh được rèn luyện phương pháp, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn,
giúp các em tự khám phá được nhiều điều lí thú trong tự nhiên, khơi dậy tính tích
cực, chủ động, ham học của các em từ đó kết quả học tập sẽ được nhân lên.
- Mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng giúp học sinh tự tin giải quyết một
số vấn đề trong thực tế.
1.2. Giải pháp có tính mới thể hiện ở các nội dung
- Tạo tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc khắc phục khó khăn,
vận dụng linh hoạt các điều kiện thí nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn của
trường, địa phương để nâng cao hiệu quả của tiết thực hành.
- Tạo động lực cho việc chủ động, tích cực học tập, say mê tìm tịi, nghiên
cứu khoa học của học sinh, là cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu khoa học ở
bậc học phổ thông và các bậc học cao hơn.


- Học sinh tự sáng tạo ra các sản phẩm để sử dụng hàng ngày từ việc vận
dụng kiến thức thực hành.
1.3. Nội dung giải pháp
Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ thực hành cần:
- Bài thực hành cần các nguyên liệu thì nên cho học sinh tự chuẩn bị qua đó
các em cũng hiểu biết thêm về thực vật, động vật xung quanh.


- Không được làm thay mà hướng dẫn các em thực hiện. Khi các em tự làm
và có kết quả, các em sẽ thích thú say mê trong việc khám phá tri thức, tự giải
quyết được vấn đề đã đặt ra và thêm u thích bộ mơn.
- Giáo viên có sự hướng dẫn kịp thời để các em không bị lúng túng, bế tắc
trong q trình thực hiện. Khi thí nghiệm khơng thành cơng thì u cầu tự tìm hiểu
ngun nhân, tự kiểm tra lại để phát hiện ra sai sót và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm trên các nguyên liệu khác nhau, yêu cầu các
em quan sát và giải thích kết quả khác nhau trên các mẫu thí nghiệm.
- Giáo viên đặt vấn đề về sự khác nhau giữa các thí nghiệm để kích thích các
em suy nghĩ tìm ngun nhân và giải thích hiện tượng.
- Đánh giá ngay sau tiết thực hành chính xác, cơng bằng, kèm tự đánh giá
của học sinh, có sự biểu dương khích lệ các nhóm làm việc tốt, động viên và
khuyến khích các nhóm có quả chưa tốt giúp các em phấn khởi, tự tin và cố gắng
hơn.
- Giao việc về nhà để mở rộng thêm một số thí nghiệm, nâng cao kĩ năng
thực hành, sáng tạo nội dung. Học sinh nộp bài trên phần mềm học tập (video q
trình thực hiện).
2. CĨ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài có thể chia sẻ để việc thực hiện các tiết thực hành trở nên nhẹ nhàng
và đạt hiệu quả cao hơn trong học tập môn KHTN 6 và cũng có thể áp dụng cho
thực hành các mơn học khác.
3. ĐẠT HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

3.1. Về nhận thức
Đa số học sinh hứng thú khi học và có thêm nhiều sáng tạo trong hoạt động
thực hành tại lớp cũng như tạo được nhiều sản phẩm tại nhà. Hầu hết học sinh tích
cực, tự giác tìm hiểu kiến thức liên quan và thảo luận sôi nổi trong q trình thực
hành.
3.2. Về chun mơn
Hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp ở khối 6 như sau:
Năm học
Trên trung bình
Tốt
2021 - 2022
98.59%
37.32%
2022-2023
98,61%
37,54%
Biện pháp đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh tỉ lệ học
sinh đạt mức tốt, khá cao hơn hẳn. Ngoài kỹ năng thực hành, học sinh còn phát
triển thêm kĩ năng thảo luận nhóm, thuyết trình giúp mỗi giờ học là một trải
nghiệm thú vị.



×