Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Oda hàn quốc VAI TRÒ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC HÀN QUỐC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 96 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC
--------------

VAI TRÒ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC HÀN QUỐC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
--------------

VAI TRÒ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC HÀN QUỐC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Ngành: Đông Phương Học


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phát triển kinh tế xã hội nhờ vào nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có vai
trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển
một cách hiệu quả, bền vững, sử dụng nguồn vốn phù hợp với tình hình thực tiễn quốc


gia, khu vực vẫn là vấn đề nan giải đang được đặt ra. Với đề tài “Vai trị nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2010 – 2020”, luận văn tập trung vào nghiên cứu về vai trò của nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế và xã hội
của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.
Nghiên cứu cho thấy rằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc
có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2010 - 2020. Các nguồn vốn được tài trợ chủ yếu tập trung đầu tư vào phát
triển hạ tầng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, phát triển nơng nghiệp, đơ thị hóa, bảo
vệ mơi trường, v.v.
Tuy nhiên, luận văn cũng chỉ ra rằng việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức từ Hàn Quốc vẫn cịn một số hạn chế như khó khăn trong việc điều phối và
quản lý các dự án cũng như thách thức trong việc đảm bảo tính bền vững của các dự án
đó. Ngồi ra, tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc cịn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chính sách và quy định của tỉnh Quảng Nam, tình
hình thực tiễn kinh tế, chính trị của Việt Nam và Hàn Quốc.
Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đối
với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030.
Từ khóa: ODA, Hàn Quốc, phát triển kinh tế, xã hội, Quảng Nam.


iv

ABSTRACT
The

development

of


socio-economic

development

through

Official

Development Assistance plays an important role for each country and region.
However, how to effectively and sustainably develop, utilizing appropriate funding
sources based on the practical situation of each country and region, remains a
challenging issue. With the topic “The roles of Official Development Assistance from
South Korea in the socio- economic development of Quang Nam province during the
period 2010-2020”, this thesis focuses on studying the role of official development
assistance from South Korea in the socio-economic development of Quang Nam
province during the period 2010-2020.
The research shows that official development assistance from South Korea has
played an important role in promoting the socio-economic development of Quang
Nam province during the period 2010 - 2020. The funded projects mainly focus on
infrastructure development, education and healthcare, agricultural development,
urbanization, environmental protection, etc.
However, the thesis also points out that the utilization of official development
assistance from South Korea still faces some limitations, such as difficulties in
coordinating and managing projects, as well as challenges in ensuring the
sustainability of these projects. Moreover, the impact of official development
assistance from South Korea also depends on various factors such as the policies and
regulations of Quang Nam province, the economic and political situation of Vietnam
and South Korea.
Based on the research, the author proposes some practical solutions to enhance

the effectiveness of utilizing official development assistance from South Korea for the
socio-economic development of Quang Nam province during the period 2021 - 2030.
Keywords: ODA, South Korea, economic development, social development,
Quang Nam.


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................................ii
ABSTRACT.............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...............................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................2
4. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................3
6. Đóng góp của luận văn........................................................................................................3
7. Bố cục đề tài........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN...............................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................5
1.1.1. Khái niệm chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức........................................5
1.1.2. Cơ chế chính sách và khn khổ thể chế về ODA của Việt Nam...............................10
1.1.3. Vai trò của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đối với phát triển kinh tế xã hội. 13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................16
1.2.1. Quan hệ Việt - Hàn và triển vọng...............................................................................16
1.2.2. Cơ sở viện trợ..............................................................................................................18

1.2.3. Chính sách hỗ trợ nguồn vốn phát triển chính thức của Hàn Quốc............................19
1.2.4. Thực tiễn hoạt động hỗ trợ nguồn vốn phát triển chính thức Hàn Quốc đến Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2020............................................................................................................20
1.3. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NAM......................................................................26
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..............................................................26
1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội..............................................................................................27
1.3.3. Dân số và lao động......................................................................................................29
Tiểu kết chương 1....................................................................................................................32
CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
HÀN QUỐC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM GIAI
ĐOẠN 2010 - 2020..................................................................................................................33
2.1. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA HÀN
QUỐC TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020.....................................................33
2.1.1. Giai đoạn 2010 - 2015.................................................................................................34
2.1.2. Giai đoạn 2016 - 2020.................................................................................................37
2.2. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020.....................42
2.2.1. Đóng góp của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đến phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020.....................................................................42
2.2.2. Một vài hạn chế của Quảng Nam trong quá trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức Hàn Quốc giai đoạn 2010 - 2020.........................................................................44
2.3. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020.........................................46
2.3.1. Các vấn đề khách quan................................................................................................47
2.3.2. Các vấn đề chủ quan....................................................................................................48


vi

Tiểu kết chương 2....................................................................................................................49

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC HÀN QUỐC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030..................................................................50
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN
VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC HÀN QUỐC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM......................................................................50
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030........50
3.1.2. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội bằng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020
51
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA HÀN
QUỐC Ở TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030..............................................53
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mơ.................................................................................................53
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, thực hiện.........................................................................57
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI TỈNH QUẢNG NAM VÀ NHÀ TÀI TRỢ................60
3.3.1. Kiến nghị với tỉnh Quảng Nam...................................................................................60
3.3.2. Kiến nghị với nhà tài trợ.............................................................................................61
KẾT LUẬN..............................................................................................................................66
1. CÁC KẾT LUẬN..............................................................................................................66
2. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.......68
3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN..........................................................................................68
4. ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................71
PHỤ LỤC.................................................................................................................................79


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

ADB
AFD
ASEAN
CPMU
CPS
DAC
DFID
EDCF
FDI
GDP
GTF
GMS
GRDP
IDA
IMF
JICA

Viết đầy đủ bng ting Anh
Asia Development Bank
Agence Franỗaise de Dộveloppement
Asociation of South East Asian Nations
Co-Processor Memory Unit
Cost Per Sale
Development Assistance Committee
Department for International Development
Economic Development Cooperation Fund
Foreign Direct Investment
Gross Domestic Product
Global Fund for Tubercolosis
Greater Mekong Subregion

Gross Regional Domestic Product
International Development Association
International Monetary Fund
Japan International Cooperation Agency

JBIC

Japan Bank for International Cooperation

KFW
KHCN
KOICA
KTXH
LMDG
NĐ/CP
NGO
ODA
OECD
POSCO
THCS
THPT
UNDP
USAID
USD
WB
WHO
WTO
WWF

Non- Govermental Organization


Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
Ngân hàng phát triển Châu Á
Cơ quan phát triển Pháp
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ban Quản lý dự án Trung ương
Chi phí mỗi lượt mua hàng
Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD
Cục phát triển quốc tế
Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc
Cục đầu tư nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ tài trợ tồn cầu
Tiểu vùng khu vực sơng Mekong mở rộng
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Hiệp hội Phát triển Quốc tế
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Ngân hàng Phát triển Quốc tế của Nhật
Bản
Ngân hàng Tái thiết lập Tín dụng
Khoa học cơng nghệ
Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
Kinh tế xã hội
Nhóm tài trợ đa địa phương
Nghị Định/Chính Phủ
Tổ chức phi chính phủ

Official Development Assistance


Hỗ trợ phát triển chính thức

Kreditanstalt für Wiederaufbau
Korea International Cooperation Agency
Local Multi-Donor Group

Organization for Economic Cooperation and
Development
Pohang Iron and Steel Company

United Nations Development Programme
United States Agency for International
Development
United States Dollar
World Bank
World Health Organization
World Trade Organiztion
World Wide Fund for Nature

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Công ty đa quốc gia về sắt thép
Trung học cơ sở
Trung học phổ thơng
Chương trình phát triển của Liên Hợp
Quốc
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
Đồng đô la Mỹ/ Mỹ kim
Ngân hàng thế giới
Tổ chức y tế Thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
1.1

Tên bảng
Vốn ODA Hàn Quốc cam kết theo ngành và
lĩnh vực (năm 2011)

Trang
35


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ, đồ thị
Vốn ODA giải ngân trong lĩnh vực cơ sở hạ

1.1

tầng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2010 -

1.2


Trang
19

2017
Biểu đồ giải ngân vốn ODA của Hàn Quốc

25

trong Việt Nam 2006 – 2020
Thực tiễn hoạt động hỗ trợ nguồn vốn phát

40

1.3

triển chính thức Hàn Quốc đến Việt Nam

2.1

giai đoạn 2010 - 2020
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

46


x

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ đầu đổi mới và phát triển đất nước, nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) từ các nước trên thế giới vào Việt Nam có vai trị quan trọng giúp
Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ sở để thúc đẩy thu hút các nguồn lực khác.
Trong 20 năm qua, các quốc gia trên thế giới đã hỗ trợ Việt Nam một nguồn tài chính
đáng kể, góp phần trong việc thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập tồn cầu. Đến nay,
Việt Nam đã có trên 50 quốc gia cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và
vốn vay ưu đãi song phương và đa phương cho hầu hết các ngành, lĩnh vực, kinh tế, xã
hội và đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu trong các
quốc gia đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 2 trong các đối tác cung cấp nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức, sau Nhật Bản.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc, Việt Nam đã có
những bước tiến trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao sự phát triển về khoa
học công nghệ và xã hội. Hiện nay, các dự án, cơng trình được triển khai bằng nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ Hàn Quốc tại các tỉnh thành Việt Nam ngày càng
nhiều và đạt được nhiều thành tựu thực tiễn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, đưa đất
nước ngày càng phát triển giàu đẹp. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của
nguồn vốn hỗ trợ phát triển đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam cũng đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu về tính ưu việt và khả năng tận dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức Hàn Quốc vào các khu công nghiệp ở các tỉnh thành trên cả nước
và một số cơng trình nghiên cứu khác đã đề cập đến vai trò của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển của Hàn Quốc trên các lĩnh vực y tế, giao thông vận tải, phát triển nông thôn, …
Khi nghiên cứu về hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc tỉnh Quảng Nam,
nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) tỉnh Quảng Nam và một số đề tài nghiên cứu thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam như đề tài nghiên cứu
của tác giả Phạm Võ Huyền Mai (2018), nhưng hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu
sâu vào vai trị của nguồn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc vào tỉnh Quảng Nam
trên lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội.



xi

Để nghiên cứu sâu về vai trò của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn
Quốc đến kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 cũng như phân tích
tính hiệu quả thực tiễn, vai trị của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc
trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam, tơi chọn đề tài “Vai trị
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu nhằm:
• Tìm hiểu thực tiễn triển khai và hiệu quả các dự án từ nguồn vốn ODA đầu tư
cho phát triển tỉnh Quảng Nam
• Nghiên cứu vai trị của ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2010 - 2020
• Đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ODA Hàn Quốc cho việc phát triển kinh tế xã hội.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích nghiên cứu như trên, đề tài cần tập trung giải
quyết các vấn đề sau:
• Tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận về hỗ trợ phát triển chính thức và cơ sở thực
tiễn
• Nghiên cứu thực trạng triển khai các dự án từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức Hàn Quốc cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 –
2020
• Nêu vai trị và đánh giá một số tác động tích cực và chỉ ra một một hạn chế
của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đến sự phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020
• Đề xuất một số giải pháp
3. Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi khơng gian: Tỉnh Quảng Nam
• Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010 - 2020


xii

4. Câu hỏi nghiên cứu
Quá trình thực hiện luận văn sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
• Thực tiễn sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc cho đầu
tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 diễn ra như thế
nào?
• Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc có vai trị như thế nào đối
với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020?
• Có thể rút ra kinh nghiệm gì cho quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Quảng Nam bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc?
• Những giải pháp nào phù hợp cho tỉnh Quảng Nam để sử dụng và khai thác
hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc?
5. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn:
• Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu về tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức Hàn Quốc cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2010 - 2020.
• Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Các thông tin, dữ liệu liên
quan đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đầu tư phát triển ở tỉnh
Quảng Nam được thu thập, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn như: Các
cơng trình nghiên cứu, số liệu thống kê. Và các nguồn thông tin tư liệu khác dưới dạng
văn bản, bản đồ, hình ảnh, video, trang web, tạp chí, …
6. Đóng góp của luận văn
a. Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống hóa lại thực trạng, thực tiễn triển khai
và vai trị của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đến sự phát triển kinh

tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020. Đồng thời, kết quả của nghiên cứu
góp phần hồn thiện thêm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về phân tích
thực trạng, đưa ra dự án minh chứng và vai trò của nguồn tài trợ nước ngoài cho phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam hiện nay.
b. Về mặt thực tiễn: Trong thời đại tồn cầu hóa, việc hợp tác cùng phát triển là
xu hướng tất yếu. Việc khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng từ những nguồn đầu


xiii

tư, viện trợ cùng nhiều chính sách ưu đãi nước ngồi vào Việt Nam là một chìa khóa
quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển đất nước, là tiền đề để bắt kịp cơ sở hạ
tầng cũng như tiến bộ khoa học. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức chiếm một
nguồn lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, bài nghiên cứu là nguồn tài liệu tham
khảo đáng tin cậy trong việc đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức tại tỉnh Quảng Nam và gợi mở những giải pháp có ứng dụng thực tiễn cao
trong việc đổi mới phương thức sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho
đầu tư phát triển kinh tế xã hội, khắc phục những thiếu sót từ thực tiễn triển khai các
dự án.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Nội dung chương 1 tập trung khái quát
và đề cập đến các định nghĩa liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và
cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Vai trị nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc đối với
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020. Chương này tập trung
phân tích về các tiềm năng tỉnh Quảng Nam, thực trạng triển khai dự án phát triển kinh
tế xã hội từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển Hàn Quốc đối với và vai trị của nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức đối với kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức Hàn Quốc ở Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030. Chương 3 tập trung
rút ra bài học kinh nghiệm trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Hàn
Quốc cho phát triển kinh tế xã hội và căn cứ phương hướng phát triển của tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2021 - 2030 để đề xuất những giải pháp có ứng dụng thực tiễn.


xiv

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.1.1.1. Khái niệm
Trong q trình phát triển kinh tế thế giới, đã có nhiều khái niệm khác nhau về
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
Theo trang Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) là một nguồn viện trợ ngân sách của các quốc gia phát
triển dành cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Với khái niệm này,
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức mang hình thức cho khơng là chủ yếu.
Theo Uỷ ban Viện trợ Phát triển: Viện trợ phát triển chính thức là nguồn vốn hỗ
trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay được ưu đãi, được
hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển, được các cơ quan chính
thức của các Chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của
Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ.
Theo Báo cáo hợp tác phát triển năm 1998 của chương trình phát triển Liên
hiệp quốc (UNDP): Hỗ trợ phát triển chính thức là các nguồn hỗ trợ cho các nước
đang phát triển từ các tổ chức đa phương của các cơ quan chính thức, Chính phủ và
chính quyền địa phương hay của các cơ quan điều hành Chính phủ.
Theo nghị định 17/CP ban hành ngày 4/5/2001 thay thế cho nghị định 87/CP
của Chính phủ ban hành ngày 5/8/1997 về quy chế “Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ

trợ phát triển chính thức”: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là sự hợp tác
phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
với Nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngồi, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên
Quốc gia, ... Hai điều kiện cơ bản để các nước chậm phát triển có thể được hỗ trợ phát
triển quốc tế (ODA) là GDP bình quân đầu người thấp và phải đảm bảo mục tiêu sử
dụng vốn ODA phù hợp với chính sách và ưu tiên quan trọng trong mối quan hệ giữa
bên cấp và bên nhận ODA.
Theo nghiên cứu của tác giả Mai Thanh Huyền (2003, tr.9), hỗ trợ phát triển
chính thức hay cịn gọi là viện trợ phát triển chính thức (Official Development


xv

Assistance), được viết tắt là ODA là hình thức chuyển giao nguồn vốn (tiền tệ, công
nghệ,...) từ các nước công nghiệp phát triển, từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB,
IMF, ADB,...), các tổ chức của hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ
(NGO) gọi chung là các đối tác tài trợ nước ngoài cho các nước đang và chậm phát
triển gọi chung là bên tiếp nhận tài trợ.
Theo Hữu Đệ (2012), ODA là thuật ngữ kinh tế viết tắt từ cụm Official
Development Assistance có nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức, được định nghĩa là
viện trợ của chính phủ được thiết kế để thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các
nước đang phát triển. Các khoản cho vay và tín dụng cho các mục đích quân sự bị loại
trừ. Hỗ trợ có thể được cung cấp song phương, từ nhà tài trợ cho người nhận, hoặc
được chuyển qua một cơ quan phát triển đa phương như Liên Hiệp Quốc hoặc Ngân
hàng Thế giới.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức nhưng hỗ trợ phát triển chính thức mang những đặc điểm chính là:
Do Chính phủ một nước hoặc các tổ chức cấp cho các cơ quan chính thức của
một nước.
Khơng cấp cho những chương trình, dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ

cấp nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính
hoặc nâng cao lợi ích kinh tế xã hội của nước nhận viện trợ.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức có những ưu điểm và hạn chế. Về ưu điểm, đây là nguồn vốn rẻ với thời gian trả
nợ dài, lãi suất ưu đãi và thành tố viện trợ khơng hồn lại. Điều này giúp bù đắp cán
cân thanh toán và cải thiện các chỉ tiêu xã hội, cải thiện thể chế và chính sách kinh tế.
Tuy nhiên, ODA cũng có một số hạn chế như tăng gánh nợ quốc gia, các ràng buộc và
yêu cầu quản lý dự án phức tạp và chi phí cao hơn. Thêm vào đó, trong một số trường
hợp, yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế (Hà Thị Thu,
2014).
1.1.1.2. Mục tiêu và các tổ chức viện trợ
Mục tiêu
Mục tiêu cơ bản của hỗ trợ phát triển chính thức là thúc đẩy sự phát triển bền
vững và giảm nghèo ở các nước đang và kém phát triển (OECD).


xvi

Thơng qua viện trợ phát triển chính thức, các nhà tài trợ mang đến cho các nước
đang và kém phát triển nguồn vốn, khả năng tiếp cận những thành tựu kỹ thuật, cơng
nghệ tiên tiến. Hỗ trợ phát triển cịn giúp các nước nghèo hoàn thiện cơ cấu kinh tế,
phát triển nguồn nhân lực và tăng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư khác. Các
nước tài trợ lớn trên thế giới hằng năm sẽ căn cứ vào kết quả phát triển kinh tế của
mình để từ đó điều chỉnh khối lượng hỗ trợ phát triển chính thức cung cấp cho các
nước đang và kém phát triển. Mỗi nước tài trợ có những định hướng và ưu tiên khác
nhau và có thể thay đổi qua các thời kỳ nhưng nhìn chung thường tập trung vào các
lĩnh vực: Xây dựng hạ tầng xã hội và hành chính, xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế, hỗ
trợ sản xuất, giảm nợ, viện trợ lương thực, viện trợ khẩn cấp, … (Lê Thị Kim Trâm,
2011)
Theo tài liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mục tiêu

chung của ODA là đóng góp vào phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát
triển và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. ODA không
chỉ giúp đỡ các nước đang phát triển phát triển hệ thống hạ tầng và giảm bớt nghèo
đói, mà còn giúp các nước này tăng cường năng lực tự phát triển và giảm sự phụ thuộc
vào viện trợ từ bên ngồi. Trên trang tạp chí World Development, Shiro Armstrong và
Peter Drysdale nhận định rằng: “ODA có thể giúp các nước đang phát triển xây dựng
cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp họ trở nên
độc lập và phát triển bền vững hơn”. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến lo ngại về tác
động của ODA đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Một số nhà phát
triển cho rằng viện trợ quá nhiều có thể dẫn đến sự phụ thuộc và gây ra những hệ quả
phụ âm cho các nước đó. Trên Tạp chí Kinh tế Văn hóa, William Easterly đã đề cập
đến “nguy cơ nền kinh tế khơng phát triển vì các chương trình viện trợ khơng đạt được
hiệu quả và cảm giác bất mãn của người dân đối với chính phủ”.
Về nguyên tắc, mục tiêu của hỗ trợ phát triển chính thức chỉ tập trung hỗ trợ
cho việc khôi phục và thúc đẩy sự phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của quốc gia tiếp
nhận hỗ trợ như xây dựng đường xá, giao thông công cộng, các cơng trình thủy lợi,
bệnh viện, trường học, hệ thống cấp thốt nước, vệ sinh mơi trường... Những dự án
được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thường khơng có hoặc ít có khả
năng sinh lời cao, ít có khả năng thu hút được đầu tư tư nhân. Vì vậy, nguồn vốn hỗ


xvii

trợ phát triển chính thức từ các nước phát triển cho các nước đang và kém phát triển có
ý nghĩa rất lớn đối với việc hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án phục vụ lợi ích
cơng cộng, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút đầu tư tư nhân. Tuy nhiên,
các nước phát triển khi thực hiện viện trợ ODA, đều có những mục tiêu nhất định về
lợi ích kinh tế và chiến lược quốc phòng an ninh… Bởi vậy các nước nhận viện trợ
ODA cần phải xem xét thật kỹ, khi nguồn vốn này mang lại khá nhiều bất lợi như về
kinh tế, các nước nhận hỗ trợ ODA phải chấp nhận giữ bỏ hàng rào thuế quan và bảng

thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ (Nghilagi, 2020). Bên cạnh đó, phải
thực hiện mở cửa thị trường bảo hộ cho danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ, có
những ưu đãi dành cho nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một số lĩnh vực hạn chế,
sinh lời cao. Mặt khác, các nước nhận nguồn vốn ODA phải chấp nhận việc mua các
sản phẩm từ các nước tài trợ mà khơng hồn tồn phù hợp, khơng cần thiết đối với các
nước này (Trần Thường, 2022).
Khi nhận nguồn vốn ODA, các nước được viện trợ có tồn quyền quản lý và sử
dụng, tuy nhiên các danh mục dự án ODA phải có sự thỏa thuận và đồng ý của nước
viện trợ. Họ không trực tiếp điều hành dự án, nhưng họ có quyền tham gia gián tiếp
thơng qua việc làm chủ thầu, hỗ trợ chuyên gia.
Các tổ chức viện trợ
Các tổ chức viện trợ ODA đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển
cho các nước đang phát triển. Các tổ chức này có thể được phân thành hai loại chính là
các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Các tổ chức chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp ODA cho
các quốc gia đang phát triển, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Ví dụ như Cơ quan
Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), Cơ quan Phát triển Quốc tế của Anh (DFID),
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế của
Hàn Quốc (KOICA). Các tổ chức này cung cấp ODA theo các mục tiêu và tiêu chí của
chính phủ của họ (OECD, 2018).
Các tổ chức phi chính phủ, bao gồm các tổ chức tư nhân và phi chính phủ, cũng
đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp ODA. Ví dụ như Quỹ Phát triển Quốc
tế của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Tài trợ Toàn cầu (GTF), Tổ chức Bảo vệ Môi
trường Thế giới (WWF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).


xviii

Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu như: Ngân
hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ thế giới IMF, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB… Và

một số quốc gia hỗ trợ ODA khác như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan,
Thuỵ Điển, …
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và cuộc đối đầu Đông Tây, trên thế giới tồn tại
nguồn ODA như: Liên xô cũ, Đông Âu, Các nước thuộc tổ chức OECD, các tổ chức
quốc tế và phi Chính phủ (Marcelo Dias Varella, 2013).
1.1.1.3. Phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Theo nghiên cứu của Mai Thanh Huyền (2003, tr.11), nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức được chia làm 3 loại dựa trên cách thức hoàn trả, bao gồm:
Viện trợ khơng hồn lại
Đây là hình thức vay vốn mà nước vay khơng phải hồn trả lại. Mục đích nguồn
vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của hai
nước với điều kiện là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận. Tuy nhiên có
thể xem viện trợ khơng hồn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước, được cấp
phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà tài trợ cung cấp viện
trợ khơng hồn lại để thực hiện các chương trình, dự án,... chủ yếu tập trung vào các
lĩnh vực như hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển thể chế, tăng cường năng lực các cơ quan
của Việt Nam, chuyển giao công nghệ thông qua việc cung cấp các chuyên gia, người
tình nguyện, cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ nghiên cứu, điều tra cơ bản (báo cáo tổng
quan, lập quy hoạch,...) chuẩn bị và theo dõi đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi, khả thi,..),
hỗ trợ cán cân thanh tốn quốc tế bằng hàng hóa.
Viện trợ có hồn lại
Đây là hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức với một lãi suất ưu đãi và
một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số
vốn hỗ trợ phát triển chính thức trên thế giới khơng được sử dụng cho mục tiêu xã hội,
môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực
giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng… làm nền tảng vững chắc cho
ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức với
nguồn vốn hỗ trợ cho vay ưu đãi, các khoản vay ưu đãi đạt yếu tố khơng hồn lại ít
nhất 25% giá trị khoản vay.



xix

Vốn ODA hỗn hợp
Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần khơng hồn lại và tín
dụng ưu đãi. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn ODA sẽ giúp nước nhận phát triển cơ sở
hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế… đưa nền kinh tế phát triển. Vay hỗ trợ phát triển
chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngồi có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối
với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo
quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay khơng có điều
kiện ràng buộc. Trong đó, thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của
khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính tốn trên cơ sở các
yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ
lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời
điểm tính tốn (Cryptoviet, 2023).
Theo nghiên cứu “Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt
Nam và một số vấn đề đặt ra” của TS. Nguyễn Thị Vũ Hà (2018, tr.2), do có thành tố
viện trợ khơng hồn lại (ít nhất là 25%) và thời gian cho vay (hoàn trả vốn) và thời
gian ân hạn dài nên nguồn vốn ODA có tính ưu đãi. Ví dụ, vốn ODA của Ngân hàng
Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có thời gian hoàn trả là 40 năm
và thời gian ân hạn là 10 năm. Ngồi ra, ODA cịn mang tính ràng buộc. Ví dụ, Nhật
Bản quy định vốn ODA của Nhật phải được thực hiện bằng đồng Yên Nhật; ít nhất
22% viện trợ của các nước thuộc Uỷ ban Phát triển OECD (DAC) phải được sử dụng
để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ; Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu
khoảng 50% vốn viện trợ phải được sử dụng để mua hàng hóa dịch vụ của nước tài trợ
và ở Canada tỷ lệ này lên tới 65%. Bên cạnh đó, ODA là nguồn vốn có khả năng gây
nợ nếu nước tiếp nhận ODA không sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
1.1.2. Cơ chế chính sách và khuôn khổ thể chế về ODA hoạt động ở Việt
Nam
1.1.2.1. Cơ chế chính sách

Từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý
kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Là một nước nông nghiệp lạc hậu
với thu nhập đầu người thấp, tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế, để đạt được mục


xx

tiêu đề ra về phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu vốn của nước ta rất lớn, đặc biệt là các
nguồn vốn từ nước ngồi trong đó có nguồn vốn ODA.
Nhờ thực hiện chính sách đa phương hố, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại,
kể từ năm 1993 Việt Nam đã chính thức lập quan hệ ngoại giao và tiếp nhận được
nhiều nguồn ODA từ các quốc gia, các tổ chức Quốc tế trên thế giới. Khối lượng ODA
vào Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm.
Trong q trình tiếp nhận và sử dụng ODA, để có thể khai thác triệt để thế
mạnh của ODA cũng như hạn chế những tác động xấu do ODA mang laị, Đảng và nhà
nước ta đã đưa ra hệ thống các quan điểm về quản lý và sử dụng ODA.
Hệ thống các quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý và sử dụng ODA
gồm có:
Quan điểm 1: ODA là một nguồn ngân sách. Việc điều phối quản lý và sử
dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyền hạn của Chính phủ và phải phù hợp với các
thủ tục quản lý ngân sách hiện hành.
Quan điểm 2: Tranh thủ các nguồn vốn ODA khơng gắn với các ràng buộc về
chính trị, phù hợp với chủ trương đa phương hoá đa dạng hoá, quan hệ kinh tế đối
ngoại ở Việt Nam.
Quan điểm 3: Phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các nguồn
vốn trong nước khác.
Quan điểm 4: Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế.
Quan điểm 5: Đầu tư vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế có trọng tâm trọng
điểm.

Quan điểm 6: Ưu tiên bố trí viện trợ khơng hồn lại cho các dự án văn hóa xã
hội ở miền núi, vùng sâu vùng xa trên cơ sở định hướng chung và các quan điểm, mục
tiêu của việc thu hút và quản lý sử dụng ODA (Đỗ Hoàng Toàn, 2021).
Theo Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Việt Nam đang áp dụng cơ chế chính sách
phù hợp để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ODA. Cơ chế này bao gồm các chính
sách liên quan đến lựa chọn, xác định, triển khai và quản lý dự án ODA.
1.1.2.2. Khuôn khổ thể chế



×