Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bước đầu nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây bơ (persea americana)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 55 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------ ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
NHÂN NHANH IN VITRO CÂY BƠ (Persea americana)

HÀ NỘI, 9/2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------ ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
NHÂN NHANH IN VITRO CÂY BƠ (Persea americana)

Người thực hiện

: LÊ THỊ GIANG

MSV

: 620574


Lớp

: K62CNSHC

Giáo viên hướng dẫn

: TS. NINH THỊ THẢO

HÀ NỘI, 9/2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây tồn bộ là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện . Số
liệu và kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc
và mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và làm việc tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là quá trình làm khóa luận tốt nghiệp tại Bộ mơn Cơng nghệ Sinh học

Thực vật- khoa Công nghệ sinh học, được sự giúp đỡ và dìu dắt của các thầy cơ,
bạn bè trong bộ mơn tơi đã hồn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Cơng nghệ Sinh học cùng tồn thể các thầy cơ đã dìu dắt và truyền
đạt những kiến thức vơ cùng quan trọng, bổ ích trong suốt q trình học tập và
làm khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Ninh
Thị Thảo đã dành thời gian, tâm huyết, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong bộ môn Công nghệ Sinh học
Thực vật và các bạn cùng làm khóa luận đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Cuối cùng, tơi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới gia đình, người
thân, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện cho tơi hồn thành q trình học tập
cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Giang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................... vii

TÓM TẮT ........................................................................................................ viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................................. 2
1.2.1. Mục đích đề tài .................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................................. 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về cây bơ .................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................... 3
2.1.2. Phân loại ............................................................................................................ 3
2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây bơ ............................................................................ 5
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây bơ .................................................. 6
2.2. Kỹ thuật nhân giống in vitro................................................................................. 9
2.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây bơ trên thế giới và Việt Nam ............... 10
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................... 13
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................ 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 13
3.3.1. Nội dung 1: Khảo sát chế độ khử trùng ............................................................ 13
3.3.2. Nội dung 2: Tạo vật liệu khởi đầu .................................................................... 15
3.3.3. Nội dung 3: Nhân nhanh chồi in vitro .............................................................. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
iii


PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 18
4.1. Xác định chế độ khử trùng thích hợp cho vật liệu đoạn thân và lá ....................... 18
4.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ NaOCl đến hiệu quả tạo vật liệu khởi đầu từ đoạn
thân mang mắt ngủ ........................................................................................ 18

4.1.2. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng NaOCl 5% đến hiệu quả tạo vật liệu
khởi đầu từ đoạn thân mang mắt ngủ ............................................................. 19
4.1.3. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng NaOCl 5% đến hiệu quả tạo vật liệu khởi
đầu từ mô lá. ................................................................................................. 21
4.1.4. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng HgCl2 0,1% hiệu quả tạo vật liệu khởi
đầu từ mô lá .................................................................................................. 22
4.2. Kết quả tạo vật liệu khởi đầu từ đoạn thân mang mắt ngủ và mô lá ..................... 24
4.2.1. Ảnh hưởng của BA đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ ............ 24
4.2.2. Ảnh hưởng của 2,4D đến khả năng cảm ứng tạo callus từ mô lá ....................... 26
4.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng tái sinh chồi
từ callus ........................................................................................................ 28
4.3. Kết quả nhân nhanh chồi in vitro......................................................................... 30
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 31
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 31
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 32
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 35

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Một số hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g quả bơ ............................... 7
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ NaOCl đến hiệu quả tạo vật liệu khởi đầu từ
đoạn thân mang mắt ngủ ........................................................................... 18
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng NaOCl 5% đến hiệu quả tạo vật
liệu khởi đầu từ đoạn thân ......................................................................... 20
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng NaOCl 5% đến hiệu quả tạo vật liệu
khởi đầu từ mô lá ...................................................................................... 21
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng HgCl2 0,1% hiệu quả tạo vật liệu khởi

đầu từ mô lá .............................................................................................. 23
Bảng 4. 5. Ảnh hưởng của BA đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt
ngủ ............................................................................................................ 25
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của 2,4D đến khả năng cảm ứng tạo callus từ mô lá ................ 26
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tổ hợp Cytokinin và Auxin đến khả năng sinh trưởng của
khả năng tái sinh chồi từ callus ................................................................. 29

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1. Đoạn thân mang mắt ngủ và lá cây bơ ................................................... 13
Hình 4.1. Chồi cây bơ in vitro sau khi khử trùng trên môi trường MS + 30 g/l
đường sau 4 tuần .................................................................................... 19
Hình 4.2. Chồi cây bơ in vitro sau khi khử trùng trên môi trường MS + 30g/l
đường sau 4 tuần .................................................................................... 21
Hình 4.3. Mẫu mô lá khử trùng bằng NaOCl 5% trên môi trường nền sau 4 tuần ...... 22
Hình 4.4. Mẫu mơ lá khử trùng bằng HgCl 0,1% trên môi trường nền sau 4 tuần...... 24
Hình 4.5. Chồi tái sinh từ đoạn thân cây bơ trên môi trường bổ sung BA sau 4 tuần . 26
Hình 4.6. Mơ lá tái sinh tạo callus trên môi trường MS bổ sung 2,4D sau 4 tuần ...... 28
Hình 4.7. Callus từ mơ lá cây bơ trên môi trường bổ sung tổ hợp cytokinin và
auxin sau 4 tuần...................................................................................... 30
Hình 4.8. Chồi cây bơ in vitro sau khi cấy trên mơi trường có bổ sung nồng độ BA
sau 1 tuần .............................................................................................. 30

vi


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết đầy đủ


STT

Viết Tắt

1

BA

Benzyl adenin

2

CT

Công thức

3

ĐC

Đối chứng

4

IAA

Indoleacetic acid

5


LSV0,05

Độ lệch tiêu chuẩn mức nghĩa 5%

6

MS

Môi trường Murashige và skoog - 1962

7

α-NAA

α- Napthalene aceticacid

8

2,4D

2,4 – Dichlorophenoxyacetic acid

vii


TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành nhằm xác định một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tạo vật liệu khởi đầu trong quy trình nhân giống in vitro cây bơ (Persea
americana) giống 034. Kết quả đã xác định được chế độ khử trùng thích hợp để

tạo vật liệu khởi đầu từ đoạn thân mang mắt ngủ cây bơ là sử dụng NaOCl 5%
trong thời gian 25 phút; chế độ khử trùng thích hợp để tạo vật liệu khởi đầu mô lá
là sử dụng NaOCl 5% trong thời gian 15 phút. Mơi trường thích hợp để tái sinh
chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ là MS + 3 mg/l BA. Các kết quả của đề tài là cơ
sở ban đầu để thiết lập quy trình nhân nhanh in vitro cây bơ làm cơ sở nhân giống
cây bơ chất lượng cao.

viii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Cây bơ (Persea americana) là một loại cây cận nhiệt đới thuộc loại thực
vật thân gỗ, có hoa, hai lá mầm. Đa số các giống bơ đều xuất xứ từ các vùng nhiệt
đới Trung Mỹ như Mexico, Guatemala và quần đảo Antilles. Những vùng này đều
thuộc khí hậu nhiệt đới và thích hợp cho sự phát triển của cây bơ sau này. Từ
nhiều năm về trước, bơ đã được đưa vào sản xuất và xuất khẩu ở các nước Mexico,
Mỹ, Brazil, Comlombia, Indonesia, Chile (FAO-1991). Trong thập niên 19901999 tiêu thụ quả bơ trên thế giới bình quân đầu người trên thế giới tăng từ 376 g
lên 381 g/năm tương ứng với nhu cầu tiêu thụ tăng 2-2,3 triệu tấn/năm (Giacinti,
2002). Năm 2011, sản lượng bơ thế giới đạt 4,4 triệu tấn, tăng khoảng 20% so với
năm 2007. Mexico là nước sản xuất bơ lớn nhất, chiếm 25% tổng sản lượng thế
giới, tiếp theo là Chile.
Bơ là một loại quả có giá trị dinh dưỡng khá cao, nên nhu cầu phát triển
cây bơ ngày càng mạnh mẽ. Thành phần dinh dưỡng của trái bơ cao hơn nhiều
loại cây khác, nhất là các thành phần như: calo, protein, muối khoáng. Bơ là loại
trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người như: tim mạch, tiểu
đường, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột. Bơ thường được
dùng ăn trực tiếp khi chín mà khơng cần phải qua chế biến.
Trong tự nhiên cây bơ có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng phương
pháp chiết, ghép và giâm cành. Tuy nhiên, cây bơ là cây thụ phấn chéo, do vậy

các cây con nếu trồng từ hạt thường có nhiều thay đổi so với cây mẹ. Với các
phương pháp ghép, chiết cành có thể bị thối hóa giống, năng suất và chất lượng
thấp. Các bệnh trên cây mẹ có thể lây lan qua cây con qua nhiều thế hệ và không
thế nhân giống với hệ số nhân cao. Để khắc phục các hạn chế này, phương pháp
nhân giống in vitro cho hệ số nhân cao, cây giống tạo ra hồn tồn sạch bệnh,
đồng nhất về kiểu hình và có thể sản xuất được ở quy mô lớn là một giải pháp
hiệu quả. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu nhân giống cây bơ bằng kỹ thuật

1


nuôi cấy mô đã được báo cáo (Rohim và cs., 2013; Young và cs., 1983). Tuy
nhiên, tại Việt Nam chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào về nhân giống in vitro cây
bơ. Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành “Bước đầu nghiên cứu xây dựng quy
trình nhân nhanh in vitro cây bơ (Persea americana)”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích đề tài
Khảo sát mơi trường nhân nhanh thích hợp để nhân nhanh in vitro cây bơ
làm cơ sở nhân giống cây bơ chất lượng cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được chế độ khử trùng thích hợp cho vật liệu đoạn thân và mô lá
- Xác định được mơi trường thích hợp để cảm ứng tạo chồi từ đoạn thân
- Xác định mơi trường thích hợp để cảm ứng tạo callus từ mô lá
- Xác định mơi trường nhân nhanh chồi in vitro thích hợp

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu chung về cây bơ

2.1.1. Nguồn gốc
Cây bơ (tên khoa học Persea americana) được phân loại thực vật có hoa,
cây hai lá mầm, thuộc họ Long não (Lauraceae). Cây bơ đã trải qua quá trình và
phát triển hàng trăm triệu năm trước, có nguồn gốc đầu tiên ở tỉnh Puebla, Mexico.
Tiếp sau đó một thời gian, giống bơ cổ lại được tìm thấy ở Guatemala và quần
đảo Antiles. Những vùng tìm thấy cây bơ đều thích hợp cho sự phát triển của bơ
sau này và đặc điểm chung của các vùng này là có khí hậu nhiệt đới.
2.1.2. Phân loại
Bơ (Persea americana) là cây có hai lá mầm, thuộc họ Lauraceae.
+ Giới (regum): Plantae
+ Bộ (ordo): Laurales
+ Họ (familia): Lauraceate
+ Chi (genus): Persea
+ Loài (species): P.americana
Các giống bơ được trồng phổ biến hiện nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao
đa phần là những giống bơ thuộc 3 chủng sinh thái:
 Chủng Mexico thuộc loài Persea drymifolia
 Chủng Guatemala thuộc loài Persea americana Mill
 Chủng West Indian (Antilles) thuộc loài Persea americana Mill
 Chủng Mexico có nguồn gốc từ vùng núi cao và có khả năng chịu lạnh tốt:
- Lá có màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên và lá thường có mùi
hơi khi bị vị nát.
- Hình dạng quả: hình thon dài giống quả lê, đu đủ.
- Hàm lượng chất béo đạt 15- 30%
- Vỏ quả mỏng, bóng hơn khi chín, khi chín có màu xanh, vàng xanh hoặc
đỏ tím.
3


- Hạt quả lớn, vỏ hạt mỏng và bề ngoài hạt trơn láng. Hạt chặt với phần thịt

nên khi lắc thường không kêu.
- Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín từ 8- 9 tháng.
- Chất lượng quả tốt, năng suất cao
- Những giống nổi bật: giống Fuerte và giống Zutano, đây là những con lai
giữa giống Mexico với Guatemala giúp tăng kích thước của quả và giúp vỏ quả
nhẵn mịn hơn.
 Chủng Guatemala có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Mexico, chịu lạnh
khá tốt:
- Lá có màu xanh thẫm, khi vị lá khơng có mùi hơi, đọt non màu đỏ tối.
- Hình dạng quả: quả thường hình trịn, hình thon dài. Cuống quả dài.
- Hàm lượng chất béo đạt 10- 15%
- Vỏ quả dày và có sớ gỗ, da sần sùi, thơ ráp khi chín thường có màu xanh
lục hoặc nâu đen.
- Hạt nhỏ và gắn chặt vào phần thịt quả, bề ngoài hạt láng hoặc trơn láng.
- Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín từ 9- 12 tháng.
- Chất lượng ngon.
- Những giống nổi bật: giống Hayes, giống Hopkins, giống bơ Hass.
 Chủng West Indian (Antilles) có nguồn gốc từ Trung Mỹ, chịu lạnh kém
nhưng lại có khả năng chịu nóng và chịu mặn cao:
- Lá to, có màu xanh đậm, màu sắc hai bên mặt lá tương đương nhau, khi
vị lá khơng có mùi gì.
- Hình dáng quả: Quả to, dài, cuống trái ngắn. Vỏ trái ngắn và dai, hơi dày.
Quả khi chín có màu hơi vàng.
- Hàm lượng chất béo đạt 3- 10 %, hạt quả lớn, không nằm sát vào quả nên
khi lắc quả sẽ kêu, sần sùi, lớp vỏ hạt bao quanh khơng dính liền với hạt mà thường
dính vào phần thịt quả.
- Thời gian từ khi quả ra hoa đến khi quả chín thường từ 6 – 9 tháng.
- Quả có chất béo thấp, vị nhạt ăn khơng bị ngán.
4



- Những giống nổi bật: Giống Pollock, giống Booth và giống Simmonds.
2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây bơ
Thân:
Bơ là cây thân gỗ có chiều cao từ 15-20m, được tính từ chiều cao cổ rễ đến
điểm phân cành đầu tiên. Tùy vào giống cây được phát triển từ hạt hoặc chồi ghép
mà chiều cao của thân cây cũng biến động.
Cành:
Cây bơ có hai loại cành chính là cành quả và cành vượt. Cành quả là những
cành cho quả, nơi tập trung của hoa. Thông thường cành quả nằm ngang và có
hoa tập trung ở đoạn cuối của cành. Cành vượt là những cành phát triển chiều cao
của cây, giúp cây lớn lên và tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cho cây, cành
vượt thường nằm ở phía trên, theo phương thẳng đứng, cành vượt thường là những
cành non và không ra hoa. Tuy nhiên các cành phân nhánh từ cành vượt theo
hướng nằm ngang sẽ là cành quả.
Lá:
Lá bơ có rất nhiều hình dạng khác nhau như: hình elip, hình bầu dục, hình
trứng, hình mũi dá, … Tùy vào chủng và giống mà lá cây sẽ thay đổi, màu sắc lá
cũng thay đổi, thơng thường thì mặt trên của lá có màu đậm hơn ở dưới. Chiều
dài lá thường đạt 10- 30 cm, đối với lá thuộc chủng mexico khi vị lá sẽ có mùi
hơi. Lúc cịn non lá thường có lơng mịn, màu đỏ hoặc màu đồng. Đến khi lá trường
thành sẽ có màu xanh láng và dài, gân lá rõ ràng.
Hoa:
Cây Bơ ghép thường ra hoa và đậu quả sau 2-3 năm trồng. Cây Bơ ra rất
nhiều hoa. Cây trưởng thành mang trên 1 triệu hoa nhưng chỉ khoảng 1% là đậu
thành quả. Hoa nở rải rác suốt mùa hoa. Cá biệt có một số ít cây ra hoa 2-3 đợt,
cho thu hoạch thêm quả trái vụ. Các chùm hoa Bơ ra ở đầu cành hoặc từ nách lá.
Trên một hoa có đầy đủ bộ phận đực và cái nhưng chúng không hoạt động đồng
thời. Mỗi hoa nở 2 lần, 1 lần nở đóng vai trị như hoa đực và 1 lần nở nữa đóng
vai trị như hoa cái.

5


Quả:
Thời gian mang quả trên cây tùy theo chủng và giống. Trong điều kiện nhiệt
đới thời gian mang quả có thể kéo dài từ 5 đến 8 tháng. Quả Bơ non rụng nhiều
sau khi đậu 2-3 tháng, nhất là vào đợt ra chồi lá đầu mùa mưa cạnh tranh dinh
dưỡng với quả. Bón phân để giảm rụng quả vừa ni chồi lá. Để cây ra quả ổn
định và chất lượng quả bảo đảm không nên cố giữ quá nhiều quả trên cây. Trong
thời kỳ mang quả ổn định sau khi trồng 6-8 năm tuổi trở đi chỉ cần đạt năng suất
150-200 kg/cây.
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây bơ
2.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng
Quả bơ là nguồn dinh dưỡng chất dồi dào, giàu chất xơ, vitamin và khoáng
chất như: vitamin A, vitamin B, vitamin K, kali, đồng, vitamin C và vitamin E.
Bơ hơn rất nhiều với các loại hoa quả khác vì có lượng chất béo, chủ yếu là chất
béo khơng bão hịa đơn, phần thịt quả rất mềm và mịn. Bơ được tiêu thụ trên toàn
thế giới, ở dạng tươi hoặc chế biến thành các loại dầu.
Bơ được sử dụng cho mục đích y học, vì có chứa hơn 20 khống chất và
hóa chất thực vật, đang được nghiên cứu để có thể chữa khỏi các bệnh ung thư
khác nhau (Ding và cs., 2007). Dầu từ quả bơ cũng được sử dụng trong các sản
phẩm và chăm sóc da.
Thành phần chính trong quả bơ gồm 73% nước, 15% chất béo, 8,5%
carbohydrate (chủ yếu là chất xơ) và 2% protein. Thông thường trong 100 gam
bơ sẽ chứa 160 calo.
Thành phần dinh dưỡng của quả bơ được trình bày ở bảng 2.1

6



Bảng 2. 1. Một số hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g quả bơ
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Calo

160

Nước

73%

Protein

2g

Cabon hydrate

8,5g

Đường

0,7 g

Chất xơ

6,7g

Chất béo


14,7g

Bão hịa

2,13g

Khơng bão hịa tan

9,8g

Khơng bão hịa đa

1,82g

Omega-3

0,11g

Omega-6

1,69g

Chất béo chuyển hóa

~

Ngồi ra, trong bơ cịn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất thực
vật chính là: Carotenoid, Persenone A và B, D-Mannoheptulose,…
Nhờ vào các thành phần dinh dưỡng có trong quả, bơ giúp cải thiện và giảm

nguy cơ một số bệnh tim mạch, bảo vệ da và mắt, ngăn ngừa ung thư, giảm triệu
chứng của bệnh viêm khớp. Một số lợi ích của bơ cho sức khỏe như:
Tim mạch: Quả bơ là loại thực phẩm giàu chất béo, có khả năng chống lại
q trình oxy hóa do nhiệt gây ra. Hơn thế, bơ chứa rất nhiều axit oleic khơng bão
hịa đơn, một loại axit béo có lợi cho tim mạch.
Giảm cân: Một số người nghĩ rằng trái bơ làm tăng cân vì nó có hàm lượng
chất béo cao, nên phải tránh dùng loại quả này trong chế độ ăn kiêng hạn chế calo.
Tuy nhiên, ăn bơ có vẻ như không thể ngăn chặn việc giảm cân ở những người
thừa cân.
Thực tế, bổ sung bơ vào bữa ăn sẽ giúp tăng cảm giác no và giảm sự thèm

7


ăn trong nhiều giờ so với bữa ăn tương tự khơng có bơ. Vì lý do này, bơ có thể là
thực phẩm bổ sung cho một chế độ ăn khiêng hiệu quả.
Giúp ngăn ngừa ung thư: Bơ chứa các loại Vitamin A, D, E và K hòa tan
trong chất béo, cùng với các chất chống oxy hóa như carotenoid.
Giảm triệu chứng viêm khớp: Viêm khớp là một bệnh phổ biến ở các nước
phương Tây, với triệu chứng đặc trưng là sự suy giảm dần sụn khớp. Các sản
phẩm xà phòng hóa từ dầu đậu nành (66%) và dầu trái bơ (33%) là loại thực phẩm
tốt chủ yếu dùng để kiềm chế các triệu chứng ở người bị viêm khớp.
Bảo vệ da và mắt: Bơ có chứa lutein và các chất khác nhau có thể giúp làm
giảm sự suy giảm thị lực do tuổi tác. Các hoạt chất trong bơ có tác dụng chống lại
tác hại cực tím, bảo vệ làn da.
2.1.4.1. Giá trị kinh tế
Những năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng bơ trong nước và trên thế giới ngày
càng tăng, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho việc phát triển mơ hình
trồng cây bơ rộng rãi hơn và cũng cố điều kiện kinh tế cho nhiều hộ gia đình.
Ở Việt Nam, cây bơ chiếm vị trí quan trọng ở một số tỉnh thành như: Gia

Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng,.... Hiện nay, cây bơ được trồng ở mọi nơi như trồng xen
trong vườn cây lâu năm, trồng ở vườn, trồng trên rẫy. Việc trồng bơ có thể nói cải
thiện đời sống rất nhiều cho người nơng dân và nhiều hộ gia đình giàu lên từ việc
trồng bơ.
So với các cây ăn quả khác, cây bơ luôn cho thu nhập cao, theo nhiều hộ
gia đình cho biết một cây bơ trung bình thu được 120 kg quả và với giá bán hiện
nay từ 20.000-30.000 đồng/ 1kg thì một cây bơ thu được 2.400.000-3.600.000
đồng.
Bơ được biết đến với nhiều mục sử dụng như ăn trực tiếp khi quả chín, chế
biến được nhiều món ăn, tinh chất dầu và đặc biệt đó là sử dụng rất nhiều trong
việc chăm sóc sắc đẹp đã mang lại tiềm năng phát triển lớn cho cơ hội sản xuất
và tiêu dùng quả bơ tại Việt Nam. Và được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế,
quả bơ còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với thời gian bảo quản được
8


kéo dài đến 60 ngày.
Tuy nhiên, trồng bơ cần có chủ trường và chính sách để việc nhân rộng diện
tích trồng bơ để không bị ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ. Và tìm kiếm đầu ra
được tốt hơn, ổn định lâu dài.
2.2. Kỹ thuật nhân giống in vitro
Thuật ngữ nhân giống in vitro (in vitro propagation) hay còn gọi là vi nhân
giống (micropropagation) được sử dụng đặc biệt cho việc ứng dụng các kỹ thuật
nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau của
thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm
hoặc trong các loại bình ni cấy khác.
Nhân giống in vitro và ni cấy mô bắt đầu bằng các mảnh cắt nhỏ của thực
vật, sạch vi sinh vật, và được nuôi cấy vô trùng. Thuật ngữ đầu tiên dùng trong
quá trình nhân giống là explant (mẫu vật) tương đương với các phương thức nhân
giống khác là cutting (cành giâm), layer (cành chiết), scion (cành ghép) hoặc seed

(hạt).
 Các bước tiến hành:
Bước 1: Tạo vật liệu khởi đầu in vitro
Là giai đoạn khử trùng mẫu vào nuôi cấy in vitro. Giai đoạn này cần đảm
bảo các yêu cầu sau: tỷ lệ mẫu nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng
nhanh.
Kết quả của giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào cách lấy mẫu, tùy thuộc vào
mục đích khác nhau, loại cây để lấy mẫu ni cấy phù hợp có thể sử dụng đỉnh
sinh trưởng, chồi nách, hoa, thân, rễ, lá, ... khi lấy mẫu cần chọn đúng loại mô,
đúng giai đoạn phát triển của cây, thường chọn mơ non (ít chun hóa- đỉnh chồi,
mắt ngủ, lá non, vảy củ, ...)
Bước 2: Nhân nhanh
Mục đích của giai đoạn này là kích thích sự phát triển hình thái và tăng
nhanh số lượng chồi trên một đơn vị mẫu cấy trong một thời gian nhất định thơng
qua các con đường: hoạt hóa chồi nách, tạo chồi bất định và tạo phơi vơ tính.
9


Bước 3: Tạo cây hoàn chỉnh và huấn luyện cây con
Kết thúc giai đoạn nhân cây có được số lượng lớn chồi nhưng chưa hành
thành cây hồn chỉnh vì chưa có bộ rễ cây. Vì vậy, cần chuyển từ mơi trường nhân
nhanh sang môi trường tạo rễ. Tách các chồi riêng cấy chuyển vào mơi trường có
bổ sung chất điều tiết sinh trưởng nhóm auxin. Mỗi chồi khi ra rễ trở thành một
cây hồn chỉnh.
Khi đã có cây in vitro hoàn chỉnh (đầy đủ các cơ quan như thân, rễ, lá),
trước khi đưa ra ngoài điều kiện tự nhiên cần có giai đoạn huấn luyện để thích
nghi với những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, sự mất nước, sâu bệnh… nhằm chuyển
cây từ dị dưỡng sang tự dưỡng (mở nắp bình ni và chuyển sang mơi trường có
ánh sáng thích hợp như phịng ni để huấn luyện trong vịng 7-10 ngày- huấn
luyện trong phịng).

Bước 4: Ra cây ngồi điều kiện tự nhiên
Khi cây trong ông nghiệm đã đủ các tiêu chuẩn (về chiều cao, số lá, số rễ),
được chuyển ra trồng ngoài tự nhiên. Trước khi trồng ngoài đất, cây trong ống
nghiệm thường được chuyển ra trồng vào giá thể xốp nhẹ (trấu hun, xơ dừa…)
đặt trong nhà lưới có điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm thích hợp cho cây thích nghi dần
với mơi trường tự nhiên. Sau một thời gian cây con cứng cáp sẽ được trồng ra đất.
2.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây bơ trên thế giới và Việt
Nam
Trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu về nhân nhanh cây bơ bằng
nuôi cấy in vitro.
Pliego-Alfaro và Murashige (1988) nghiên cứu cảm ứng tạo phôi soma từ
mô sẹo cây bơ từ vật liệu phôi bơ. Nghiên cứu đã xác định được môi trường thích
hợp để tái sinh mơ sẹo là mơi trường có bổ sung 0,1 mg/l picloram (axit 4-amino3,5,6-trichloropicolinic). Để cảm ứng tạo phơi vơ tính, các mẫu mơ sẹo được nuôi
cấy trên môi trường bổ sung picloram ở các nồng độ từ 0,01 đến 1 mg/l. Nếu bổ
sung picloram ở nồng độ cao hơn 0,1 mg/l, mơ sẹo hồn tồn khơng tạo phơi vơ
tính.
10


Barcelo-Muñoz và cs. (1999) đã nghiên cứu cảm ứng tái sinh chồi từ đoạn
thân mang mắt ngủ cây bơ nuôi cấy trên mơi trường ½ MS có bổ sung BA. Để
nhân nhanh, các chồi tái sinh được chuyển sang môi trường phân lớp có bổ sung
BA. Chồi bơ sau đó được cấy chuyển sang mơi trường MS lỏng có bổ sung IBA
và sau đó là mơi trường MS rắn có bổ sung than hoạt tính để kích thích ra rễ. Các
cây bơ hồn chỉnh được chuyển ra thích nghi ngồi vườn ươm với tỷ lệ sống sót
đạt 70%, cây phát triển tốt.
Ahmed và cs. (2001) đã nghiê cứu nhân nhanh chồi bơ thông qua con đường
tái sinh trực tiếp từ vật liệu ban đầu là phôi quả bơ và nhận thấy môi trường MS
bổ sung 1 mg/l BAP + 0,1 mg/l IBA + 0,1 mg/l GA3 được cho là môi trường tối
ưu cho sự tái sinh chồi từ mẫu cấy. Mặt khác, tỷ lệ mẫu tái sinh tạo chồi tăng đáng

kể khi phôi bơ được cắt theo chiều ngang so với mẫu cấy được chuẩn bị bằng cách
cắt theo chiều dọc. Bổ sung 0,1% PVP làm giảm sự hóa nâu và hoại tử của mô
cấy.
Hiti Bandaralage và cs. (2015) sử dụng chất điều tiết sinh trưởng gibberellin
và cytokinin để nhân nuôi chồi in vitro giống bơ Velvick. MT (Meta-topolin) và
GA3 (Gibberellic acid) là hai chất điều tiết sinh trưởng sử dụng trong nghiên cứu.
Kết quả sau 30 ngày nuôi cấy cho thấy, khi bổ sung riêng rẽ vào môi trường ni
cấy, nồng độ MT và GA3 thích hợp để chồi bơ phát triển là 1,0 mg/l; trong khi đó
nếu bổ sung kết hợp MT và GA3, mơi trường thích hợp cho nuôi cấy chồi bơ là
0,1 mg/l MT + 0,1 mg/l GA3.
Tại Việt Nam, Dương Tấn Nhựt và cs. (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của
peptone đến khả năng cảm ứng tái sinh chồi vật liệu đoạn thân cây trưởng thành
và cây non. Kết quả cho thấy bổ sung 2,0 mg/l peptone vào mơi trường ni cấy
có chứa BA đã giúp mẫu đoạn thân cây non tái sinh chồi. Trên môi trường này
các mẫu đoạn thân già cũng tạo chồi nhưng ở tỷ lệ thấp hơn rất nhiều. Các chồi
tái sinh được kích thích tạo rễ trên mơi trường chứa -NAA và peptone.
Năm 2013, Trần Hương Nhiên đã nghiên cứu sự phát sinh hình thái của
phơi hạt bơ (Persea americana) thơng qua kỹ thuật nuôi cấy phôi và lát mỏng tế
11


bào. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng Javel thương phẩm ở nồng độ 40%
và thời gian khử trùng là 35 phút sẽ cho hiệu quả khử trùng cao nhất lên đến 90%
số mẫu sống sót. Mơi trường MS bổ sung 3 mg/l BA và 2 mg/l -NAA được đánh
giá là tốt nhất đến sự cảm ứng tạo chồi từ phơi bơ với số chồi trung bình là 5
chồi/mẫu và chiều cao trung bình là 2,5 cm, trong thời gian 30 ngày. Nồng độ BA
thích hợp để ni cấy mẫu cắt lát mỏng tế bào là 1 mg/l, mẫu cảm ứng tạo chồi
sau 30 ngày.
Đến năm 2016 phòng thí nghiệm Sinh hóa và Cơng nghệ sinh học – Viện
Khoa học Kỹ thuật Nộng Lâm nghiệp Tây Nguyên đang bước đầu nghiên cứu

nhân giống cây bơ bằng phương pháp ni cấy tế bào nhằm mục đích nhân giống
bơ có năng suất và chất lượng tốt. Kết quả bước đầu xác định được phương pháp
tạo nguồn mẫu (lá, đốt chồi) sạch nấm, vi khuẩn trong phịng thí nghiệm và đang
tiến hành nhân nhanh chồi, tạo mô sẹo từ lá.

12


PHẦN III:
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng: Giống bơ 034
- Vật liệu nghiên cứu: Đoạn thân mang mắt ngủ và lá.

Hình 3. 1. Đoạn thân mang mắt ngủ và lá cây bơ
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: phịng thí nghiệm Bộ mơn Sinh học Thực vật- khoa Công nghệ
Sinh học
Thời gian: từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2021
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nội dung 1: Khảo sát chế độ khử trùng
Mẫu cấy đoạn thân hoặc lá được rửa sạch dưới vòi nước máy, sau đó được
rửa lại trong nước xà phịng 10 phút. Mẫu sau khi rửa sạch được đưa vào tủ nuôi
cấy vô trùng, ngâm trong dung dịch ethanol 70% trong 2 phút và được tráng lại
bằng nước cất vô trùng 3-4 lần. Các mẫu sau đó được lắc trong hóa chất khử trùng
NaOCl hoặc HgCl2 0,1% trong 5-30 phút tùy theo từng thí nghiệm và rửa lại bằng
nước cất vơ trùng 3-4 lần. Sau khi khử trùng đoạn thân mang mắt ngủ và mơ lá có
kích thước 1-2cm được cấy trên mơi trường MS + 30g/l đường có bổ sung các
chất điều tiết sinh trưởng để cảm ứng phát sinh hình thái. Các thí nghiệm cụ thể
như sau:

13


Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ NaOCl đến hiệu quả tạo vật
liệu khởi đầu từ đoạn thân
Công thức

Nồng độ NaOCl

1

2,5%

2

5%

3

10%

4

20%

Thời gian khử trùng

20 phút

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng NaOCl 5% đến hiệu

quả tạo vật liệu khởi đầu từ đoạn thân
Công thức

Thời gian khử trùng

1

15 phút

2

20 phút

3

25 phút

4

30 phút

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng NaOCl 5% đến hiệu
quả tạo vật liệu khởi đầu từ mô lá
Công thức

Thời gian khử trùng

1

5 phút


2

10 phút

3

15 phút

4

20 phút

14


Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng HgCl2 0,1% hiệu
quả tạo vật liệu khởi đầu từ mô lá
Công thức

Thời gian khử trùng

1

5 phút

2

10 phút


3

15 phút

4

20 phút

3.3.2. Nội dung 2: Tạo vật liệu khởi đầu
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của BA đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn
thân
Cơng thức

BA (mg/l)

1

0

2

1

3

2

4

3


Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của 2,4D đến khả năng cảm ứng tạo callus
từ mô lá
Công thức

2,4D (mg/l)

1

0

2

0,5

3

1,0

4

1,5

5

2,0

15



×