Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xây dựng kế hoạch dạy học phân môn công nghệ ở tiểu học theo hướng tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.1 KB, 15 trang )

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN CÔNG NGHỆ
Ở TIỂU HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
Trần Duy Phương
Nguyễn Thái Xuân Mai
Nguyễn Thạch Phương Linh
Sinh viên K43, Khoa Giáo dục Tiểu học
GVHD: ThS Trần Thanh Dư

Tóm tắt: Ở cấp tiểu học, Công nghệ (thuộc môn Tin học và Công nghệ) là
nội dung học mới trong Chương trình Giáo dục phổ thơng (CT GDPT) tổng thể
ban hành năm 2018. Nó có tiềm năng dạy học theo hướng tích hợp - một trong
những định hướng giáo dục mà Chương trình GDPT 2018 nhấn mạnh. Do đó,
việc tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và đề xuất những ý tưởng dạy học
Cơng nghệ theo hướng tích hợp là cần thiết. Tác giả nghiên cứu đã tiến hành xác
lập cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng KHDH Cơng nghệ 3. Từ đó,
đề xuất quy trình xây dựng KHDH Công nghệ 3 theo hướng THLM và đã xây
dựng được các kế hoạch dạy học (KHDH) THLM cho 09 chủ đề Công nghệ 3;
thiết kế thành công 02 tài liệu tham khảo hỗ trợ dạy học Công nghệ 3 theo định
hướng này. Mặt khác, việc thử nghiệm thành công 01 KHDH mà chúng tơi đề
xuất cho thấy tính khả thi của đề tài.
Từ khóa: kế hoạch dạy học, Cơng nghệ, tích hợp, tích hợp liên mơn, lớp
Ba.
ESTABLISHING TEACHING PLANNING FOR TECHNOLOGY
SUBJECT IN THE PRIMARY CURRICULUM ACCORDING TO
INTEGRATED DIRECTION
Abstract: In Primary schools, Technology (in Informatics and Technology
subject) is a new content in the General Education Program issued in 2018. The
subject has a potential to develop integrated teaching and learning according to
the education orientations emphasized by The Ministry of Education and
Training in the General Education Program approved in 2018. Therefore,
understanding the theoretical and practical basis and proposing ideas for


teaching Technology in an integrated manner is necessary. The author of the
study has established a theoretical and practical basis for building Technology 3
teaching plan. Since then, the research has proposed a process for the
establishment of Technology 3 teaching plan built on interdisciplinary


integration, built up 9 teaching plans for integrated technology grade 3 and
successfully designed 2 materials for reference to support the teaching of
Technology grade 3 in this direction. On the other hand, the successful testing of
a teaching plan that we propose shows the feasibility of the study.
Keywords: teaching plan, Technology, integration, interdisciplinary
integration, third-grade.
1. Đặt vấn đề
Tích hợp là một định hướng giáo dục, được nhấn mạnh trong chương trình
GDPT tổng thể 2018: “tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các
lớp học trên” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Dạy học tích hợp có nhiều hình
thức, trong đó tích hợp liên mơn (THLM) là sự phối hợp nhiều môn học để
nghiên cứu và giải quyết một tình huống; nội dung của các mơn học thường
xoay quanh các chủ đề, khái niệm, kĩ năng được nhấn mạnh (Mai Sỹ Tuấn,
2017). Dạy học theo hướng THLM phát triển năng lực giải quyết các vấn đề
phức tạp trong học tập và cuộc sống của học sinh (HS), phù hợp để dạy học
theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2015)
Mặt khác, Công nghệ ở bậc tiểu học trong chương trình GDPT 2018
(thuộc môn Tin học và Công nghệ) là phần nội dung mới (từ lớp Ba đến lớp
Năm). Ở đó, HS sẽ được học hai mạch nội dung chính: Cơng nghệ và Đời sống;
Thủ công, Kĩ thuật. Đặc biệt với Công nghệ 3, các nội dung liên quan đến một
số sản phẩm công nghệ (thuộc Công nghệ và Đời sống) và nội dung thực hành,
thiết kế kĩ thuật một số sản phẩm thủ công (thuộc Thủ công, Kĩ thuật) phù hợp
để dạy học theo hướng tích hợp liên mơn, dựa trên mối liên hệ giữa nội dung

Công nghệ 3 với nội dung của một số mơn học khác như Tiếng Việt, Tốn, Tự
nhiên và Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật,... Bên cạnh đó, những đặc điểm về tâm
sinh lí của HS lớp Ba cũng tạo điều kiện để dạy học Công nghệ 3 theo hướng
THLM.
Xét thấy dạy học Công nghệ 3 theo hướng THLM vẫn cịn khá mới mẻ,
hiếm thấy cơng trình nghiên cứu nào ở Việt Nam và thế giới đề cập đến vấn đề
này. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về việc xây dựng kế hoạch dạy học
(KHDH) phân môn Công nghệ ở tiểu học (lớp Ba) theo hướng tích hợp (liên
mơn) nhằm làm sáng tỏ 02 giả thuyết sau đây:
1) Dạy học Công nghệ 3 theo hướng THLM là vấn đề mới đối với giáo viên
tiểu học (GVTH) hiện nay và họ cần có những ý tưởng dạy học, tài liệu
hỗ trợ việc dạy học Công nghệ 3 theo hướng THLM.
2


2)
Quan niệm đúng;
2)
Quan niệm chưa đầy
46.00%
đủ; 54.00%
2)
2)
2)
2)
2)
2)
2)
Việc áp dụng các KHDH Cơng nghệ 3 theo hướng THLM là hồn tồn khả
thi trong điều kiện dạy học thực tế và bước đầu gây được hứng thú học

tập cho HS.
2. Thực trạng dạy học phân mơn Cơng nghệ theo hướng tích hợp ở một số
Trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Nội dung đánh giá
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng nội dung khảo sát thực trạng
dạy học phân mơn Cơng nghệ theo hướng tích hợp, tích hợp liên mơn với các
vấn đề chính sau: nhận thức của GVTH về các khái niệm tích hợp, THLM và ý
nghĩa của dạy học THLM; những kinh nghiệm dạy học và khó khăn trong việc
dạy học tích hợp, những hình thức tích hợp đã áp dụng của GVTH; những nhận
định, đánh giá của GVTH về sự cần thiết của việc xây dựng các chủ đề Công
nghệ 3 theo hướng THLM; quan điểm của thầy cô về các bước thiết một KHDH
liên môn.
Việc khảo sát thực trạng được tiến hành với 69 GV tiểu học trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng hỏi Google Form.
2.2. Kết quả đánh giá
Biểu đồ 1 cho thấy: phần lớn GV tiểu học hiểu đúng khái niệm tích hợp:
có 60,87% cho rằng dạy học tích hợp: “Là định hướng dạy học, trong đó GV tổ
chức, hướng dẫn để HS huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều
lĩnh vực (môn học/hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm
vụ học tập, góp phần nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của HS.”.
Biểu đồ 1. Quan niệm của GV tiểu học về khái niệm dạy học tích hợp

3


Quan niệm
đúng; 46.00%

Quan niệm
chưa đầy đủ;

54.00%

Tuy nhiên, Biểu đồ 2 phản ánh rằng: chỉ có 46% GV được khảo sát có lựa
chọn phù hợp với khái niệm THLM: “Là hình thức dạy học phối hợp của nhiều
môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống, một chủ đề, tạo ra những
kết nối giữa nhiều môn học. Nội dung tích hợp thường xoay quanh các chủ đề,
các khái niệm và các kỹ năng chung được nhấn mạnh.” Có 54% GV nhầm lẫn
giữa THLM với các hình thức dạy học tích hợp khác. Như vậy, có thể thấy phần
lớn GVTH được khảo sát vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa các hình thức của dạy
học tích hợp. Có 37% GV mơ hồ giữa khái niệm THLM và tích hợp xuyên mơn.
Ngun nhân có lẽ vì hai hình thức tích hợp này có nhiều nét tương đồng và
THLM thực sự cịn mới mẻ đối với họ.
Biểu đồ 2. Quan niệm của GV về khái niệm dạy học THLM

Khảo sát về khó khăn của GV tiểu học khi dạy học Thủ công, Kĩ thuật
theo hướng THLM, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Biểu đồ 3. Khó khăn
của GV tiểu học khi dạy học THLM.
Biểu đồ 3 dưới đây cho thấy: có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc GVTH
được khảo sát còn e ngại trong việc triển khai dạy học THLM đối với Thủ công,
Kĩ thuật (một mảng nội dung của Cơng nghệ trong chương trình hiện hành).
Đặc biệt, một khó khăn mà phần lớn GV lựa chọn (81.16%) là “Ít tài liệu
hướng dẫn, KHDH tham khảo theo hướng tích hợp”. Như vậy, có thể nhận định

4


rằng: KHDH và tài liệu tham khảo hỗ trợ dạy học Công nghệ 3 theo hướng
THLM là rất cần thiết.
Biểu đồ 3. Khó khăn của GV tiểu học khi dạy học THLM
80%

60%
40%

81.16%
60.87%
39.13%

31.88%
24.64%

20%
0%

Khảo sát về sự phù hợp xây dựng các chủ đề Công nghệ 3 theo hướng THLM
chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ 4. Đánh giá của GV về mức độ cần
thiết để xây dựng các chủ đề Công nghệ 3 trong dạy học theo hướng THLM.
Biểu đồ 4 dưới đây thể hiện đánh giá của GV tiểu học về sự cần thiết để xây
dựng 09 chủ đề THLM (Công nghệ 3 với một số môn học khác). Kết quả nhận
được cho thấy, với trung bình 22,8% đánh giá rất cần thiết, 60,7% đánh giá cần
thiết, GV được khảo sát cho rằng tất cả 09 Chủ đề Công nghệ 3 đều phù hợp để
dạy học theo hướng THLM. Đây là căn cứ để chúng tôi tiến hành xây dựng chủ đề
và thiết kế KHDH Công nghệ 3 theo hướng THLM.

5


80.0%

70.0%


60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0%

Khơng cần thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

Chủ đề “Em
“ Tựkì
“Chiếc
“Quạt
“Sự
“Máy
“An
“Đơi

“Biển
tồn
làm
nhiên
bàn
báo
thu
điện
diệu
đèn
đồ
tay
khi
hình
giao
trong

học
của
chơi”
khéo
sử
Cơng
trong
thơng
của
chiếc
dụng
gia
(VD:

léo”
em”
nghệ”
đình
gia
máy

một
(VD:
THLM
(VD:
một
đình
em”
thu
số
(VD:
số
THLM
em”
đồ
THLM
thanh”
(VD:
quy
Cơng
THLM
dùng
(VD:
THLM

tắc
Cơng
(VD:
Cơng
nghệ
cơng
an
THLM
Cơng
tồn
nghệ
THLM
-Mĩ
nghệ
Cơng
nghệ
khi
thuậtCơng
-trong
-Tiếng
nghệ
Tiếng
Cơng
tham
-Mĩ
nghệ
Tốn
gia
-Việt)
thuậtgiao

Tiếng
nghệ
Việt)
đình”
-học)
Tiếng
thơng”
-Tiếng
Việt)
Tiếng
(VD:
Việt)
(VD:
Việt)
Việt)
THLM
THLM
Cơng
Cơng
nghệnghệ
- Tự- nhiên
Đạo đức)
và Xã
hội)

Biểu đồ 4. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết để xây dựng các chủ đề Công
nghệ 3 trong dạy học theo hướng THLM
Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng dạy học Công nghệ 3 theo
hướng THLM cho thấy:
Một là, khá nhiều GV tiểu học hiện nay chưa có quan niệm phù hợp về

khái niệm của DH theo hướng tích hợp, THLM và cịn nhầm giữa các hình
thức dạy học tích hợp.
Hai là, GV tiểu học cịn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện dạy học
THLM. Họ cần có tài liệu tham khảo để hỗ trợ ý tưởng dạy học và triển
khai dạy học thực tế.
Ba là, Công nghệ 3 phù hợp dạy học theo hướng THLM. Cụ thể, cả 09
chủ đề Công nghệ 3 (trong Chương trình 2018) đều được khá nhiều GV tiểu
học đánh giá cần thiết, phù hợp để dạy học theo hướng THLM.
6


Tóm lại, việc dạy học theo hướng THLM là vấn đề khá mới mẻ đối với
thực tế dạy học ở tiểu học, đặc biệt là dạy học Công nghệ 3 và GV tiểu học
cần tài liệu tham khảo, tài liệu hỗ trợ dạy học môn học này theo hướng
THLM.
3. Xây dựng và thử nghiệm một số KHDH theo hướng THLM trong dạy
học phân môn Công nghệ ở tiểu học
3. 1. Xây dựng một số KHDH theo hướng THLM trong dạy học
Cơng nghệ 3
3.1.1. Quy trình xây dựng1
Bước 1: Xác định các nội dung, chủ đề THLM
Nội dung các chủ đề là sự kết hợp của các mơn học có sự liên quan với
nhau. Các môn học được chọn lựa để tích hợp cần phải dựa trên sự tương quan
về mạch nội dung kiến thức của chương trình khối lớp 3. Các chủ đề liên môn
sau khi đã được thiết kế phải đáp ứng đầy đủ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của
từng mơn riêng lẻ, giúp HS có thể đạt được trọn vẹn nội dung kiến thức và yêu
cầu về phẩm chất và năng lực của các môn học được tích hợp.
Bước 2: Xác định mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy học tích hợp
phù hợp
Mục tiêu của chủ đề liên môn được xây dựng theo cấu trúc: phẩm chất chủ

yếu, năng lực chung, năng lực đặc thù của các mơn học được tích hợp (Cơng
nghệ 3 và các môn học khác, theo định hướng của chương trimhf GDPT năm
2018). Sau đó, khi lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học cho các hoạt động
dạy học theo hướng THLM, GV phải dựa vào tính phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của HS, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã xác định trước đó và
vai trị chủ đạo của GV, vai trị chủ động, tích cực của HS.
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể
Khi thiết kế các hoạt động dạy học THLM, GV cần xác định rõ mục tiêu,
nội dung, dự kiến sản phẩm và tiêu chí đánh giá sản phẩm của hoạt động.
Bước 4: Biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá trình độ của HS
Dựa vào nội dung của hoạt động, bài học, chủ đề, GV xây dựng các bài tập
phù hợp. Một số bài tập thành phần thường có: trình bày khái niệm, nội dung cần
ghi nhớ; trình bày mối liên hệ giữa các hoạt động trong tiết học; sử dụng kiến
Chúng tôi đã tinh giản thành 4 bước, dựa vào quy trình 7 bước xây dựng KHDH THLM được đề xuất
trong bài báo “Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn bồi dưỡng năng lực dạy học tích hơp ̣ cho giáo
viên Trung học phổ thơng” của nhóm tác giả Phạm Thị Kim Giang, Nguyễn Hoàng Trang, Vũ Thị Thu
Hoài và Phạm Thị Kiều Duyên.
1

7


thức vừa học thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng, giải thích các kiến thức
đã học giải quyết các tình huống thực tiễn.
Quy trình biên soạn các câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá trình độ của
HS sau khi học KHDH THLM là:
Bước 1: Xác định mục đích của bài tập: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài
của HS sau khi học.
Bước 2: Xác định hình thức của câu hỏi, bài tập: vấn đáp, viết, trắc
nghiệm. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng, GV cần kết hợp một cách

hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dung cần đánh giá để kết quả đánh
giá chính xác hơn. GV có thể dùng phiếu đánh giá cho từng cá nhân hoặc nhóm
học tập tùy thuộc vào nội dung cần đánh giá.
Bước 3: Xây dựng nội dung câu hỏi, bài tập dựa trên các kiến thức cần
kiểm tra, đánh giá.
Bước 4: Xây dựng đáp án và thang đánh giá mức độ kiến thức cần kiểm
tra. Cần chú ý đến việc nhận xét, mô tả mức độ HS hoàn thành bài tập để HS có
thể tự đánh giá được năng lực của mình.
3.1.2. Các chủ đề dạy học Công nghệ 3 được xây dựng theo hướng
THLM
Đề tài đã xác định được 09 chủ đề Công nghệ 3 để xây dựng KHDH theo
hướng THLM thể hiện ở Bảng 1:
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Bảng 1. 09 chủ đề Công nghệ 3 được XD theo hướng THLM
Chủ đề
Phân môn, môn học được tích
hợp
Tự nhiên và Cơng nghệ Cơng nghệ, Tiếng Việt, Mĩ thuật
Chiếc đèn học của em
Công nghệ và Tiếng Việt

Quạt điện trong gia
đình em
Sự kì diệu của chiếc
máy thu thanh
Máy thu hình trong gia
đình em
An tồn khi sử dụng một
số đồ dùng trong gia
đình
Đơi bàn tay khéo léo
Biển báo giao thơng và
một số quy tắc an tồn

Số
tiết
7
5

Cơng nghệ và Tiếng Việt

4

Công nghệ và Tiếng Việt

4

Công nghệ và Tiếng Việt

5


Công nghệ và Tự nhiên và Xã hội

4

Công nghệ và Tiếng Việt
Công nghệ và Đạo đức

6
6

8


9

khi tham gia giao thông
Em làm đồ chơi

Công nghệ, Mĩ thuật và Tốn học
Tổng số tiết

11
52

Trong đó, chủ đề 1 (Tự nhiên và Công nghệ), HS sẽ được học cách phân
biệt giữa đối tượng tự nhiên với sản phẩm công nghệ, tác dụng của một sản
phẩm công nghệ trong gia đình,...(Cơng nghệ); thực hành vẽ tạo hình bằng
chấm, nét một số đồ dùng công nghệ (Mĩ thuật); viết đoạn văn miêu tả chiếc
giường ngủ của em (Tiếng Việt). Với các chủ đề 2, 3, 4, 5, 6, HS sẽ được học
về cấu tạo, cơng dụng, cách sử dụng an tồn các sản phẩm công nghệ: đèn học,

quạt điện, máy radio, tivi,...(Công nghệ); thực hành viết đoạn văn miêu tả các
đồ dùng ấy (Tiếng Việt); phòng tránh hỏa hoạn khi sử dụng các đồ dùng cơng
nghệ trong gia đình (Tự nhiên và Xã hội). Còn với các chủ đề 7, 8, 9, HS sẽ
thực hành thiết kế thủ công một số món đồ dùng học tập, biển báo giao thơng và
đồ chơi đơn giản (Công nghệ); viết đoạn văn miêu tả đồ dùng học tập (Tiếng
Việt); hình thành thái độ, hành vi tuân thủ luật khi tham gia giao thông đường
bộ (Đạo đức); thực hành trang trí đồ chơi (Mĩ thuật); tính tốn, thống kê chi phí
đã làm những món đồ chơi ấy (Toán).
3.1.3. Minh họa KHDH chủ đề dạy học Công nghệ 3 theo hướng
THLM
Chúng tôi đã thiết kế 01 được bộ KHDH cho 9 chủ đề THLM, 01 tài liệu
hỗ trợ dạy học Công nghệ 3 theo hướng THLM, 01 Cẩm nang hỗ trợ dạy học
Thủ công, Kĩ thuật (Cơng nghệ 3).
Dưới đây là một số hình minh họa các sản phẩm của đề tài:

9


Hình 1. Sản phẩm Kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp liên mơn
phân mơn Cơng nghệ với một số mơn học khác (Lớp 3)

Hình 2. Sản
phẩm Vui cùng
Cơng nghệ, Tài liệu tham khảo giúp em khám phá phân môn Cơng nghệ với
những chủ đề
liên mơn
(dành cho học
sinh khối lớp
3)


Hình 3. Sản phẩm Cẩm nang hướng dẫn thiết kế một số sản phẩm
thủ công – kĩ thuật (dành cho học sinh khối lớp 3)
Dưới đây là tóm tắt KHDH 01 chủ đề Chiếc đèn học của em mà đề tài thiết
kế:
10


 Mục tiêu:
 Phẩm chất chủ yếu:
 Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, gìn giữ đồ dùng học tập.
 Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân.
 Giao tiếp và hợp tác:
 Bước đầu sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để
trình bày thơng tin và ý tưởng.
 Nắm được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của
bản thân trong nhóm sau khi hướng dẫn, phân công.
 Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm.
 Năng lực đặc thù:
 Nhận thức công nghệ: Nhận diện được một số loại đèn học thơng
dụng.
 Giao tiếp cơng nghệ:
 Trình bày được cơng dụng và các bộ phận chính của đèn học.
 Nói, vẽ hay viết để mơ tả những thiết bị, sản phẩm công nghệ.
 Sử dụng công nghệ:
 Chọn được vị trí đặt, bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn
học.
 Báo cho người lớn biết khi đèn học có biểu hiện bất thường.
 Nhận biết được những tình huống, nguy cơ mất an toàn khi sử
dụng đèn học.

 Ngôn ngữ: Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.
Chủ đề Chiếc đèn học của em được thiết kế thành 5 tiết, chia thành 8 hoạt
động, cụ thể như sau:






Tiết 1: Quan sát, thảo luận, trình bày về một số loại đèn học phổ biến
 Hoạt động 1: Thám tử nhí (20 phút): HS quan sát đèn học để khám
phá các bộ phận của nó.
 Hoạt động 2: Báo cáo viên (13 phút): HS báo cáo kết quả thảo luận
nhóm.
Tiết 2: Vẽ, viết một đoạn văn ngắn miêu tả chiếc đèn học của em
 Hoạt động 3: Em là họa sĩ (5 phút): HS vẽ tạo hình đơn giản chiếc
đèn học để củng cố về hình dáng, cấu tạo của đèn.
 Hoạt động 4: Đèn học của em thế nào? (30 phút): HS thực hành viết
đoạn văn miêu tả chiếc đèn học của em.
Tiết 3: Thực hành sử dụng đèn học hợp lí: vị trí đặt, bật, tắt, điều chỉnh
độ sáng của đèn học; những biểu hiện bất thường của đèn học và những
11


Hơi thích; 11.5

điều an
tồn cần
Rất thích; 54.3
Thích; 34.2

lưu ý.
 Hoạt
động
5:
Em
tài
giỏi (20 phút): HS trả lời câu hỏi của GV liên quan đến kĩ năng sử
dụng đèn học.
 Hoạt động 6: Nguy hiểm, nguy hiểm (15 phút): HS học cách an tồn
khi sử dụng đèn học.
 Tiết 4: Mơ hình thân thiện với mơi trường
 Hoạt động 7: Mơ hình thân thiện với môi trường (35 phút): HS thực
hành tạo ra mơ hình đèn học thủ cơng
 Tiết 5: Trình diễn kịch theo nhóm chủ đề liên quan đến chiếc đèn học ở góc
học tập của em.
 Hoạt động 8: Em là diễn viên (35 phút): HS đóng vai, hóa thân trong
câu chuyện liên quan đến đèn học tự chọn.
3.2. Thử nghiệm KHDH theo hướng THLM trong dạy học phân môn Công
nghệ ở tiểu học
3.2.1. Nội dung thử nghiệm
Do giới hạn về thời gian thực hiện đề tài, căn cứ vào điều kiện thực tế tại
nhà trường tiểu học chúng tôi tổ chức thử nghiệm KHDH thuộc Chủ đề: Em
làm đồ chơi - Làm Diều giấy (THLM giữa Công nghệ 3 và Mĩ thuật 3). Cụ thể,
nội dung dạy học tích hợp của Công nghệ là làm đồ chơi (diều giấy) và nội
dung của Mĩ thuật là pha màu đậm nhạt bằng màu nước để trang trí con diều.
Việc thử nghiệm sư phạm được tiến hành trên 01 nhóm HS thuộc 01 lớp 3
của trường Tiểu học TVO (Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh). Những HS này
có khả năng phát triển nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí, điều kiện giáo dục bình
thường.
3.2.2. Kết quả thử nghiệm

Biểu đồ 5. Thái độ của HS với các tiết học thử nghiệm

12


Đồng ý;
40.00%
Rất đồng ý;
60.00%
Khơng thích; 2.9 Bình thường; 5.7

Thích; 91.4

Biểu đồ 5 cho thấy, sau khi học xong các tiết học thử nghiệm, có 54,3%
(trên 35 HS) bày tỏ thái độ rất thích các tiết học; 34, 2% HS bày tỏ thái độ
thích; có 11,5% HS bày tỏ thái độ hơi thích và khơng có bất kì HS nào khơng
thích các tiết học được dạy thử nghiệm. Việc HS bày tỏ thái độ rất thích và
thích đối với các tiết học thử nghiệm là một tín hiệu khả quan, cho thấy tính
khả thi của việc áp dụng KHDH liên mơn vào thực tiễn. Bên cạnh đó, sau khi
khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng các hoạt động dạy học trọng tâm như làm
diều; pha màu đậm, màu nhạt và trang trí diều được rất nhiều HS thích thú.
Biểu đồ 6. Mong muốn của HS về việc tiếp tục học những nội dung
liên môn

Biểu đồ 6 cho thấy: đa số HS thích học những nội dung THLM tương tự
với những nội dung mà mình đã được học, chiếm tỉ lệ rất cao (91,4%), từ đó
có thể kết luận rằng HS có hứng thú với các tiết học liên môn mà đề tài thiết kế
và dạy học thử nghiệm. Đồng thời, các em có nhu cầu được học với những tiết
học tương tự. Mặt khác, có 5,7% HS cảm thấy bình thường và 2,9% khơng
thích việc tiếp tục học những nội dung liên mơn tương tự như vậy. Có thể lí

giải ngun nhân là do sau tiết học, những HS này chưa hoàn thành được mục
tiêu bài học. Để khắc phục điều này, GV cần quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho tất
cả HS trong quá trình dạy học.
Biểu đồ 9. Đánh giá của GV về hiệu quả áp dụng KHDH vào thực tiễn
dạy học

13


Sau khi quan sát tiến trình dạy học thử nghiệm, có 60% đánh giá rất đồng
ý và 40% đánh giá đồng ý từ GV về hiệu quả của tiết học thử nghiệm. Những
biểu hiện của tính hiệu quả khi triển khai KHDH trong điều kiện thực tế là: HS
hứng thú hơn trong việc học kiến thức liên mơn; HS tích cực hơn trong q
trình học chủ đề liên mơn Em làm đồ chơi; việc dạy học KHDH chủ đề liên
môn Em làm đồ chơi vào thực tiễn dạy học là hồn tồn khả thi; GV có thể triển
khai KHDH THLM Em làm đồ chơi vào thực tiễn dạy học,...
Tóm lại, kết quả thử nghiệm cho thấy rằng: HS lớp thử nghiệm yêu thích và
mong muốn tham gia các hoạt động dạy học trong KHDH chủ đề Công nghệ 3
theo hướng THLM mà đề tài thiết kế. Đồng thời, GVTH được khảo sát sau thử
nghiệm cho rằng các hoạt động mà đề tài thiết kế là khả thi và có thể tổ chức
thành công ở trường tiểu học. Điều này, bước đầu khẳng định tính khả thi và
hiệu quả của đề tài.
4. Kết luận
Từ việc xác lập cơ sở lí luận, nhóm nghiên cứu đã tiến thành tìm hiểu thực
trạng dạy học Cơng nghệ 3 theo hướng THLM. Sau đó, chúng tơi đã đề xuất
quy trình xây dựng Cơng nghệ 3 theo hướng THLM và xây dựng được 01 bộ
KHDH gồm 09 chủ đề THLM, 01 Tài liệu tham khảo dạy học Công nghệ 3
theo hướng THLM, 01 Cẩm nang hướng dẫn HS lớp 3 thiết kế một số sản phẩm
thủ công, kĩ thuật. Đồng thời, chúng tôi cũng dạy học thử nghiệm KHDH 01
trong 09 chủ đề THLM Công nghệ với các môn học khác vào thực tiễn dạy học.

Từ đó, giả thuyết nghiên cứu ban đầu của đề tài đã được chứng minh. Cụ thể:




Có khá nhiều GV chưa có cách hiểu phù hợp với khái niệm THLM; nhiều
GV (81,16%) gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng dạy học, tài liệu
tham khảo để dạy học Công nghệ 3 theo hướng THLM.
Những nội dung của Công nghệ 3 thuận lợi để dạy học theo hướng
THLM; quy trình xây dựng KHDH Công nghệ 3 theo hướng THLM là
phù hợp; các KHDH Cơng nghệ 3 theo hướng THLM có thể triển khai khả
thi trong thực tế dạy học tiểu học, gây được hứng thú học tập cho HS và
bước đầu đạt được hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

14


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên
mơn, lĩnh vực: khoa học xã hội, Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên
Trung học phổ thông (tr.4). Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn
Công nghệ (tr.3). Nhận từ:
/>3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn
Ngữ văn (tr.26). Nhận từ:
/>4. Mai Sỹ Tuấn. (2017). Phó Giáo sư Mai Sỹ Tuấn giải thích 4 khái niệm
tích hợp trong chương trình mới. Nhận từ:
/>5. Phạm Thị Kim Giang, Nguyễn Hoàng Trang, Vũ Thị Thu Hoài và Phạm
Thị Kiều Dun. (2016). Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn
bồi dưỡng năng lực dạy học tích hơp ̣ cho giáo viên Trung học phổ thơng.

Tạp chí Khoa học Giáo dục, (126), 10-13. Nhận từ:
/>download/37.pdf
*Thông tin tác giả (chủ nhiệm đề tài)
Họ tên: Trần Duy Phương
SĐT: 0946.145.176
Email:
Địa chỉ: 351A Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, TP.HCM

15



×