Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Bài giảng Giới thiệu chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 - PGS.TS. Vũ Văn Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.69 MB, 40 trang )

GIỚI THIỆU CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ
THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020
PGS. TS. Vũ Văn Tuấn,
Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
The 16
th
COORDINATION MEETING
14 July 2005 – Sihanouk Ville, CAMBODIA
 Vài nét về thiên tai ở Việt Nam
 Mấy vấn đề về phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai ở Việt Nam
 Giới thiệu Chiến lược quốc gia
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
đến năm 2020 (phần 1)


NỘI DUNG CHÍNH
1. VÀI NÉT VỀ THIÊN
TAI Ở VIỆT NAM
1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
CÁC DẠNG THIÊN TAI CHỦ YẾU

Bão
Mưa lớn, ngập úng
Dông, tố, lốc, vòi rồng
Lũ lụt – Lũ quét, lũ bùn đá
Hạn hán, sa mạc hóa
Xâm nhập mặn
Sạt lờ
Động dất, sóng thần


Nước biển dâng
1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
BÃO

Bão (typhoon) là tên gọi chung những
xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc
Thái Bình Dương khi tốc độ gió cực đại
(Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý
trở lên (1 hải lý knot / kt = 1,853 km/h)

Đại Tây Dương, Đông bắc Thái Bình
Dương và Đông nam Thái Bình Dương (phía
đông 160
o
E) gọi bão là "hurricanes"

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
BÃO

Áp thấp (low pressure area)
Áp thấp nhiệt đới (tropical depression): Vmax < 34
kt
Bão nhiệt đới (tropical storm - TS) : Vmax 34 – 47 kt
Bão nhiệt đới mạnh (severe TS): Vmax 48 - 63 kt
Bão (typhoon): Vmax >= 64 kt - Siêu bão

ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h),
Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h),
Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h),
Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (>=

118km/h)

MƯA LỚN

Mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết
đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới hay dải hội
tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt

Mưa lớn được chia làm 3 cấp:
Mưa vừa: Lượng mưa từ 16 - 50 mm/24h.
Mưa to: Lượng mưa từ 51 - 100 mm/24h.
Mưa rất to: Lượng mưa > 100 mm/24h.
1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
NGẬP ÚNG

Ngập úng thường do mưa lớn gây ra, ở
một số vùng thời gian ngập úng kéo dài.
Ngập úng tuy ít gây tổn thất về người
nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp và môi trường sinh thái.

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
DÔNG

Dông (thunderstorm), là hiện tượng khí tượng
phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất
mạnh trong khí quyển gây ra. Thường kèm theo gió
mạnh, mưa rào, sấm sét, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng

Dông thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm nên

về mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn,
thường vào buổi chiều được gọi là dông nhiệt. Đặc biệt
trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng
ẩm, dông có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay
kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng con
người.
1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
TỐ, LỐC, VÒI RỒNG

Tố là hiện tượng gió tăng tốc và thay đổi hướng
đột ngột, nhiệt độ không khí giảm mạnh, độ ẩm tăng
nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.

Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu
nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những
xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra
khi khí quyển có sự nhiễu loạn.

Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi
đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ
tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống
như cái vòi

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
LŨ LỤT
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một
khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần

Lũ tiểu mãn
Lũ của các sông miền núi

Lũ của các sông vùng đồng bằng

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
LŨ QUÉT

Lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và
khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp
và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông

+ Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các
lưu vực tự nhiên
+ Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác
động mạnh của các hoạt động kinh tế của con người
+ Lũ gây ra do tháo, vỡ đột ngột một lượng nước tích
do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
HẠN HÁN, SA MẠC HÓA

Hạn là hiện tượng thời tiết khô không bình
thường ở một khu vực do trong một thời gian dài
không có mưa hay mưa không đáng kể.

1) Hạn khí tượng: là một thời kỳ dài mưa ít hơn
trung bình nhiều năm;
2) Hạn nông nghiệp: là hạn khi mà thiếu độ ẩm
đối với một thời vụ hay thời kỳ sản xuất trung bình.
3) Hạn thuỷ văn: là khi nước dự trữ có thể dùng
được trong các nguồn như tầng ngầm, sông ngòi, hồ
chứa ở mức thấp hơn trung bình thống kê

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI
XÂM NHẬP MẶN

SẠT LỞ:
Bờ sông
Bờ biển
Đồi núi, sườn dốc

NƯỚC BIỂN DÂNG

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI



ĐỘNG ĐẤT
Động đất là sự rung động mặt đất, được tạo ra bởi
các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất
trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở
đất, sụp đổ hang động
SÓNG THẦN
Sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với
tốc độ lớn. Khi tới gần bờ, tùy theo độ sâu của biển
và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt độ cao
lớn tới hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền, gây ra
thảm họa lớn.

1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI



THIÊN TAI Ở CHÂU Á

châu Á là một trong những nơi xảy ra nhiều thiên tai
nhất trên thế giới, và có tới 75% số người thiệt mạng
năm 2007 do những thảm họa thiên nhiên là cư dân khu
vực châu Á.

Trong 30 năm qua, số các vụ thiên tai ở châu Á đã tăng
nhanh, từ dưới 50 vụ lên trung bình 200 vụ/năm. Trong
các năm từ 1990 đến 2007, thiên tai ở châu Á đã cướp
đi sinh mạng khoảng 757.000 người, ảnh hưởng đến 3,5
tỷ người và gây thiệt hại hơn 620 tỷ USD.

N
1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI



VIỆT NAM: Hậu quả về kinh tế - xã hội

Việt Nam có tới hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp
của thiên tai. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2002 - 2006) thiên tai đã làm
khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản ước tính khoảng
75.000 tỷ đồng

Thiên tai làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và
làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo Trung bình mỗi năm có hàng
triệu lượt người cần cứu trợ do bị thiên tai.

Thiên tai ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng

giáo dục, gián đoạn thời gian đến trường của học sinh

Thiên tai còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với các nhóm dân cư
dễ bị tổn thương như: người già, yếu, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em.

-->

×