Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

lý luận dạy học chiều thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.02 KB, 3 trang )

Câu hỏi: Tại sao nói “ hình thức dạy học trên lớp là cơ bản nhưng khơng phải
hình thức dạy học duy nhất”?
Trả lời
Khái niệm hình thức tổ chức dạy học: Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tác động
qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động dạy, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học
sinh được thực hiện theo một trật tự và một số chế độ xác định. Trong đó hoạt động dạy
và hoạt động học thống nhất biện chứng chứng với nhau.
Mỗi hình thức tổ chức dạy học được xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ của các
yếu tố cơ bản:
 Dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân: hình thức TCDH cá nhân, học
nhóm, học tồn lớp.
 Mức độ hoạt động độc lập của cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh tri thức,
kĩ năng: bài lên lớp, bài thảo luận, bài luyện tập, rèn kĩ năng, kĩ xảo,…
 Phương thức chiếm lĩnh và tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh.
Mục tiêu cần đạt của bài học: bài lĩnh hội tri thức mới, bài luyện tập, bài
kiểm tra,..
 Địa điểm và thời gian học tập: học trên lớp, học ở nhà, phịng thí nghiệm,..
1. Hình thức tổ chức dạy học trên lớp
Khái niệm: Hình thức dạy học trên lớp hay cịn gọi là hình thức dạy học bài – lớp là hình
thức tổ chức dạy học rất quen thuộc và phổ biến ở nước ta. Là hình thức tổ chức dạy học
mà hình thức đó trong suốt thời gian học tập được quy định một cách chính xác và ở địa
điểm riêng biệt, GV chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành
phần khơng đổi, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng người học để sử dụng các
phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học nắm
vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và
giáo dục họ tại lớp.
Dạy học trên lớp là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm:
-

-


HS được tập hợp theo lứa tuổi và theo trình độ cho phép GV tiến hành cơng việc
với cả lớp cùng một lúc. GV hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của tất cả HS không
loại trừ ai, đồng thời duy trì sự tác động và kiểm tra qua lại giữa chính HS với
nhau.
HS có thành phần cố định tạo điều kiện cho GV duy trì và tiếp xúc khơng những
với cả lớp mà cịn với tùng nhóm HS, thậm chí từng HS lẻ. Tạo điều kiện cho HS
nắm vững cơ sở kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong tiến trình của
việc dạy học.


-

Tài liệu giáo khoa được phân chia theo lớp dựa vào lứa tuổi và trình độ đào tạo
làm cho sự học tập trở nên vừa sức hơn.
- Nội dung mỗi môn học được phân chia thành chủ đề/ chương, bài, mang đến cho
q trình DH tính kế hoạch và tính hệ thống.
- Việc thực hiện chương trình học tập ở mỗi môn học được giao cho 1 thầy hoặc cô
giáo, tạo điều kiện cho thầy, cô nắm vững khả năng học tập của từng HS, nhờ đó
có điều kiện thực hiện có hiệu quả cao u cầu trí dục và đức dục.
- Việc học tập được tiến hành theo bài học. Tính chất này tạo điều kiện cho việc tổ
chức hoạt động của thầy cô giáo được dễ dàng hơn, sát sao hơn, dễ kiểm tra hơn.
- Các bài học trang bị cho HS kiến thức và kĩ năng cần đạt được quy định trong
chương trình mang tính chấ bắt buộc. Cần phân biệt các bài học này với các bài
học mang tính chất tự chọn của hình thức ngoại khóa hay phụ đạo.
 Như vậy, hình thức dạy học lên lớp là hình thức tổ chức dạy học theo tập thể lớp
và có tính chất chính khóa. Việc xác định thành phần lớp, do đó, có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc đảm bảo kết quả dạy học.
Tuy nhiên, hình thức dạy học lên lớp cũng có những ưu và nhược điểm sau đây:
-


-

-

Ưu điểm
Giúp GV có điều kiện cung cấp
lượng thông tin nhiều hơn, đối
tượng tiếp nhận thông tin là HS
cũng lớn hơn, phù hợp với hình
thức dạy học theo trường, lớp hiện
nay.
Tạo điều kiện thuận lợi để GV
truyền thụ thơng tin một cách có hệ
thống, logic.
GV dễ điều hành và quản lý lớp.
GV dễ sử dụng các phương tiện
dạy học hiện có để thực hiện dạy
theo chương trình, hạn chế lệ thuộc
vào mơi trường xung quanh.
Trong một thời gian ngắn, GV có
thể thơng báo được nhiều kiến
thức.

-

-

-

Nhược điểm

GV khơng hình thành kĩ năng giao
tiếp, thuyết trình, ít gắn liền với
thực tiễn.
GV làm việc nhiều, HS làm việc ít
và nhận thức thụ động.
HS phải quan sát, tiếp thu phần lớp
kiến thức gián tiếp qua tranh, ảnh
và ngôn ngữ, ít có điều kiện thực
hành, vận dụng kiến thức.
HS cả lớp ít có điều kiện làm việc
với các phương tiện học tập cá
nhân để suy nghĩ, phát huy tính tích
cực của bản thân trong học tập.
GV không thể nhận thức đầy đủ
trình độ và năng lực của tất cả HS.

 Kết luận sư phạm: Như vậy, với ưu và nhược điểm trên ta thấy hình thức lên lớp
là hình thức tổ chức dạy học cơ bản nhưng không phải là duy nhất. Cịn có những
hình thức tổ chức dạy học khác với những ưu, nhược điểm của chúng để khắc
phục những nhược điểm của hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng tính tồn
diện của nội dung dạy học.


Đó là những hình thức dạy học sau:
- Hình thức tự học ở nhà: giúp người học củng cố, đào sâu để nắm vững tri thức.
- Hình thức học tập nhóm tại lớp: giúp người học hợp tác nỗ lực của từng người
học, cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Hình thức thảo luận: giúp người học cọ xát những ý tưởng khoa học khác nhai, rèn
luyện tư duy phản biện.
- Hình thức giúp đỡ riêng: nhằm góp phần thực hiện việc dạy học cả tập thể vừa chú

ý đến khả năng học tập của từng cá nhân.
- Hình thức tham quan nhằm gắn việc học tập với đời sống, kích thích nhu cầu hứng
thú học tập.
 Tuy nhiên những hình thức học tập này khơng phải là chủ đạo. Các hình thức dạy
học khác: ngoại khóa, phụ đạo, tham quan,.. cần được phối hợp với hình thức lên
lớp nahwfm khắc phục những nhược điểm của hình thức dạy học này. Do vậy, GV
trong nhà trường phổ thông cần vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học
đó trong thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu cho quá trình dạy học.



×