Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại xã ngọc lâu, huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.27 KB, 66 trang )

 
 

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NGỌC
LÂU, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

Hà Nội, 2021


 
 

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NGỌC
LÂU, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

Sinh viên thực hiện


:

BÙI TIẾN HUY

Lớp

:

K60-KHMTD

MSV

:

602475

Giảng viên hướng dẫn

:

PGS.TS. NGÔ THẾ ÂN

Hà Nội, 2021


 
 

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường Học Viện Nông

Nghiệp Việt Nam cùng các thầy cô tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
tạo điều kiện cho em được học hỏi và tích lũy những kiến thức trong những năm
học vừa qua, để từ đó em có thể hồn thành chương trình học cũng như bài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn PGS.TS. Ngơ Thế Ân đã hướng dẫn tận tình về định
hướng, nội dung và phương pháp trong q trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp
này.
Trong q trình thực hiện khóa luận, em rất may mắn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình từ các lãnh đạo, cán bộ và bà con nhân dân tại xã Ngọc Lâu, huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hịa Bình. Cảm ơn các anh chị đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho
em được tiếp cận thu thập những tài liệu q báu phục vụ cho q trình viết khóa
luận.
Với thời gian thực tập cùng với trình độ và kinh nghiệm bản thân cịn nhiều
hạn chế nên nội dung của khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những góp ý từ phía thầy cơ để em có thể hồn thiện khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng!
Sinh viên thực hiện

BÙI TIẾN HUY


 


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật tại xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình” là một cơng
trình hồn tồn do nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như

thực tập tại xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình mà em có được. Trong q
trình viết bài có sự tham khảo tài liệu có nguồn gốc rõ ràng cùng sự hướng dẫn tận
tình của PGS. TS - Ngơ Thế Ân. Em xin cam đoan nếu có sự gian lận trong bài viết
hay tham khảo các bài viết khơng rõ nguồn gốc, có mục đích xấu dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng thì em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii 


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Yêu cầu nghiên cứu .............................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..........................................................3
1.1. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật .................................................................3
1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật ................................................................3
1.1.2. Phân loại và vai trò của thuốc bảo vệ thực vật ...........................................3
1.1.3. Cơ chế tác động của thuốc BVTV..............................................................7
1.1.4. Kỹ thuật sử dụng và sự chuyển hóa của thuốc BVTV trong môi trường...8
1.2. Cơ sở pháp lý của việc quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam .............9
1.2.1. Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước ....................................10
1.2.2. Các quy định của Bộ NN &PTNT ...........................................................10
1.3. Thực trạng quản lý và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới 12

1.4. Thực trạng quản lý và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.13
1.4.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam .............................15
1.4.2. Tình hình ơ nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật ở Việt
Nam ....................................................................................................................15
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................20
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại xã Ngọc Lâu.......................................20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................20
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ..........................................................................21
3.1.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại xã Ngọc Lâu ....................................24

iii 


3.2. Thực trạng kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng tại
xã Ngọc Lâu ...........................................................................................................26
3.2.1. Tình hình kinh doanh thuốc BVTV của xã Ngọc Lâu .............................26
3.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân xã Ngọc Lâu ...............27
3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Ngọc Lâu.............38
3.3.1. Hệ thống tổ chức QLNN về thuốc BVTV tại địa bàn nghiên cứu ...........38
3.3.2. Các biện pháp quản lý ..............................................................................39
3.3.3. Các biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra ......................................41
3.3.4. Cơng tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV ..........................................41
3.3.5. Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của các cán bộ
chuyên trách xã ...................................................................................................41
3.4. Giải pháp quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại xã Ngọc Lâu ...........43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................46
Kết luận ..................................................................................................................46

Kiến nghị................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49
PHỤ LỤC .................................................................................................................51

iv 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Diễn giải

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

BV&KDTV

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

3

CP

Chính Phủ


4

HTX

Hợp tác xã

5

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

6

KT-XH

Kinh tế- xã hội

7

LD50

Lượng chất độc gây chết 50% số cá thể (Lethal Dose 50)

8

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


9

SRI

Hệ thống canh tác lúa cải tiến

10

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

11

TTBNNPTNT

Thông tư-Bộ nông nghiệp phát triển nơng thơn

12

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

13

EU

Châu Âu


14

WHO

Tổ chức y tế thế giới

15

UBND

Uỷ ban nhân dân

16

BVTV

Bảo vệ thực vật

17

BV&KDTV

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

18

CP

Chính Phủ





DANH MỤC BẢNG
 

Bảng 1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO ........................................4
Bảng 2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta .........................................4
Bảng 3: Danh mục một số thuốc BVTV bị cấm (hoạt chất) .......................................5
Bảng 4: Danh mục một số thuốc BVTV hạn chế sử dụng (theo hoạt chất) ................6
Bảng 5: Độ bền vững của một số thuốc BVTV trong đất ...........................................9
Bảng 6: Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng chính năm 2020 .....................25
Bảng 7: Diện tích đất nơng nghiệp của các hộ gia đình...........................................25
Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính tại các hộ gia đình
được phỏng vấn .........................................................................................................25
Bảng 9: Danh sách các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tại xã Ngọc Lâu. ...............26
Bảng 10: Danh sách các loại thuốc BVTV được người dân sử dụng nhiều nhất tại
xã Ngọc Lâu tính đến năm 2020 ...............................................................................29
Bảng 11: Lượng thuốc BVTV sử dụng cho cây ngơ, mía, lúa trên 1 ha...................31
Bảng 12: Số lần phun và khoảng cách nữa các lần phun .........................................33
Bảng 13: Tình trạng sử dụng bảo hộ lao động của các hộ nông dân ........................35
Bảng 14: Danh sách cán bộ chuyên trách tại UBND xã Ngọc Lâu ..........................39
 
 

vi 


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Một số hình ảnh được chụp tại các cửa hàng thuốc BVTV ......................27

Hình 3.2: Nơi mua thuốc của người dân trong xã .....................................................28
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ phương thức sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng ..............32
Hình 3.4. Các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc BVTV ...........................34
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng thuốc BVTV đến môi trường .........35
Hình 3.6: Hình ảnh được chụp tại đồng ruộng khi người dân đi phun thuốc ..........36
Hình 3.7: Cách xử lý thuốc BVTV còn dư sau khi phun của người dân ..................36
Hình 3.8: Biểu đồ cách xử lý bao bì thuốc BVTV của người dân ............................37
Hình 3.9: Hình ảnh thực tế được chụp tại đồng ruộng..............................................37
Hình 3.10: Sơ đồ hệ thống quản lý sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn ....................38
Hình 3.11: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lịng của người dân đến cơ quan quản lý
thuốc BVTV của xã Ngọc Lâu ..................................................................................42
Hình 3.12: Hình ảnh minh họa bảo hộ lao động cần thiết khi sử dụng thuốc BVTV
...................................................................................................................................45

vii 


 
 

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, q trình cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ. Nhưng trong sự phát triển đó,
Việt Nam vẫn là một nước nơng nghiệp và các ngành nơng nghiệp ln đóng vai trị
quan trọng và có đóng góp to lớn trong nền kinh tế nước nhà. Với vị trí địa lý nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đây là
những điều kiện thuận lợi để cho sự phát triển của cây trồng, đồng thời cũng tạo
điều kiện cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, có dại gây hại cho mùa màng.
Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV trong nơng nghiệp để phịng trừ sâu hại,

dịch bệnh, bảo vệ mùa màng là vô cùng quan trong để đảm bảo an ninh lương thực.
Ngồi mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại cho mùa màng, thuốc BVTV
trong sản xuất nơng nghiệp cịn có các mặt tiêu cực như: phá vỡ cân bằng hệ sinh
thái đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng nếu như chúng ta sử dụng một cách bừa bãi, thiếu ý thức,
thiếu trách nhiệm, thiếu các biện pháp an toàn trong khi phần lớn người dân lại chưa
hiểu biết đầy đủ về các loại thuốc và nguy cơ mà chúng gây ra.
Hịa Bình là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc có nhiều vùng sản xuất hàng hóa
chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển như: vùng cam huyện cao phong;
vùng mía tím huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở
Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.
Vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân
Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc. Do đó vấn đề sử
dụng thuốc BVTV ở Huyện Lạc Sơn nói chung và xã Ngọc lâu nói riêng cịn chưa
đúng kỹ thuật gây ra ô nhiễm môi trường do chất thải dư thừa sau khi người dân sử
dụng các loại thuốc cũng đang rất lo ngại, phần lớn người nông dân chưa ý thức
được việc thải bỏ những chất thải sao cho hợp vệ sinh, tránh gây ảnh không tốt đến
sức khỏe của bản thân, cộng đồng và môi trường xung quanh.
Ngọc Lâu là một xã vùng cao, miền núi của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình
người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp, cây trồng chủ yếu là ngơ, mía,
lạc, lúa … và việc sử dụng thuốc BVTV nhằm ngăn ngừa sâu bệnh và nâng cao hiệu
quả kinh tế cho người dân, Vì vậy, tăng cường việc quản lý sản xuất, kinh doanh và
sử dụng thuốc BVTV là một yêu cầu đặt biệt cấp bách hiện nay trên cơ sở đánh giá
đúng thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV hiện tại. Việc đảm bảo phát triển
sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường
1


là một đòi hỏi và là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về thuốc
BVTV.

Từ những vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực
trạng công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Xã Ngọc Lâu, Huyện
Lạc Sơn, Tỉnh Hịa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn Xã Ngọc
Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử
dụng thuốc BVTV.
3. Yêu cầu nghiên cứu
-

Số liệu điều tra trung thực, có độ chính xác cao
Đề xuất giải pháp quản lý có tính khả thi và bám sát điều kiện thực tế của
người dân địa phương.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất,
thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây
hại tài nguyên thực vật. Gồm các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay
khơ lá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc hút các loài sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007).
1.1.2. Phân loại và vai trò của thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV có nhiều loại khác nhau và theo sự phân chia Nguyễn Trần
Oánh và cs ( 2007) thì thuốc BVTV bao gồm các loại sau:

Dựa vào đối tượng phòng chống:
 Thuốc trừ sâu (Insecticide)
 Thuốc trừ bệnh (Fungicide)
 Thuốc trừ chuột (Rodenticde hay Raticide)
 Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide)
 Thuốc trừ tuyến trùng
 Thuốc trừ cỏ
Dựa vào con đường xâm nhập:
 Thuốc có tác dụng tiếp xúc
 Thuốc có tác dụng vị độc
 Thuốc có tác dụng xơng hơi
 Thuốc có tác dụng nội hấp
 Thuốc có tác dụng thấm sâu
Dựa vào nguồn gốc hóa học:
 Nhóm thuốc thảo mộc
 Nhóm clo hữu cơ (DDT, 666...)
 Nhóm lân hữu cơ (Wofatox Bi-58...)
 Nhóm carbamate (Mipcin, Bassa, Sevin…)
 Nhóm Pyrethoide (Decis, Sherpa, Sumicidine...).
 Các hợp chất pheromone

3


Phân loại theo tính độc:
Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau.
Bảng 1: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc của WHO

Nhóm thuốc BVTV

Nhóm Ia: rất độc
Nhóm Ib: độc cao
Nhóm II: độc
trung bình
Nhóm III: độc ít
Nhóm IV: rất ít
độc

Đỏ
Vàng
Xanh da
trời
Xanh lá
cây

LD50 với chuột (mg/kg)
Qua miệng
Qua da
Thể rắn
Thể lỏng
Thể rắn
Thể lỏng
<5
<20
<10
<40
5-50
20-200
10-100
40-400

50-500

200-2000

100-1000

400-4000

500-2000

2000-3000

>1000

>4000

>2000

>3000

Nguồn: Phan Thị Phẩm, 2010.
Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc. Trong
khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc có LD50
cao, vì an tồn hơn. Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của WHO là lấy căn
cứ chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc.
Bảng 2: Phân nhóm thuốc BVTV theo tính độc ở nước ta
Phân nhóm

Ký hiệu


Nhóm I: Rất độc

Chữ đen trên dải đỏ

Nhóm II: Độc trung
bình

Chữ đen trên dải vàng

Chữ thập đen trên nền trắng

Chữ đen trên dải xanh
nước biển
Chữ đen trên dải xanh lá
cây

Vạch đen không liên tục trên
nền trắng

Nhóm III: Ít độc
Nhóm IV: Rất ít độc

Biểu tượng
Đầu lâu xương chéo trên nền
trắng

Nguồn: Đặng Văn Thông, 2016
Danh mục thuốc BVTV bị cấm bao gồm những loại thuốc BVTV:
 Không được phê duyệt sử dụng ở EU, Hoa Kỳ (EPA) hoặc Nhật Bản.
 Được WHO phân loại 1A hoặc 1B.

 Được nhận dạng là Chất ô nhiễm Hữu cơ khó phân hủy (POP) trong Cơng
ước Stockholm.
 Có trong Phụ lục III Cơng ước Rotterdam (danh mục Quy trình Chấp thuận
được Thông báo Trước (PIC) của UNEP).
4


 Nằm trong danh mục ‘Mười hai chất bẩn’ của PAN
Bảng 3: Danh mục một số thuốc BVTV bị cấm (hoạt chất)
Độc tính mãn tính

N

Hoạt chất

1
2
3
4

Acephate
Acrolein
Alachlor
Aldicarb
Alpha-BHC,
Alpha-HCH

5
6


Cơng
ước
quốc tế

Độc cấp
tỉnh

Gây
ung
thư

Gây
đột
biến

Chất
độc
sinh
sản

Chất
phá vỡ
nội tiết

X
X
X

X
X


X

X

Alphacholorohydrin

X

7

Amitraz
Dầu
8
Anthracene
Arsen và hợp
chất của Arsen
9
(xem phụ lục
1)
10
Atrazine
11

X
X
X

Azafenidin


X

12 Azinphos-ethyl
13

Azinphosmethyl

X
X

X
Nguồn: www.utz.org (2015).

Danh mục các loại thuốc BVTV hạn chế sử dụng được phát triển dựa trên danh
mục HHP của PAN, công bố năm 2014. Danh mục này bao gồm:
 Neonicotinoid, có khả năng gây rối loạn suy giảm đàn ong hoặc có tính độc
cấp và mạnh đối với ong mật.
 Hoạt chất được phân loại H33o ‘nguy hiểm đến tính mạng nếu hít phải’ bởi
GHS- chỉ những loại thích hợp sử dụng cho nông nghiệp (trong nông trang
không phải loại sử dụng trong nhà kho).
 Hoạt chất khác phù hợp với nhân tố chỉ định của Danh mục thuốc BVTV bị
5


Cấm nhưng hiện tại khơng có loại nào khác thay thế.
 Hoạt chất đáp ứng 3 nhân tố chỉ định trở lên trong danh mục của PAN và
chưa bị cấm.
 Hoạt chất được liệt kê là ‘chất phá vỡ nội tiết hoặc chất có khá năng phá vỡ
nội tiết’ trong quy định của EU và khơng có trong Danh mục thuốc BVTV bị
Cấm.

Bảng 4: Danh mục một số thuốc BVTV hạn chế sử dụng (theo hoạt chất)
Độc cấp
tính

STT

Hoạt chất

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

2,4 DB
Abamectin
Acetamiprid*
Actochlor
Amitrole
Azocyclotin
Bifenthrin
Bromoxynil
Carbendazim**

Chloropicrin
Cholorothalonil
Cholorpyrifos

H33o
(nguy
hiểm
đến tính
mạng
nếu hít
phải)

Độc tính
mãn tính

Độc tính đối với mơi trường
Rất
Rất
khó
độc
Độc
Tích
phân
với
tính
tụ
hủy
sinh
cao
EDC sinh

trong
vật
đối
(EU) học
nước,
hữu
với
cao
đất,

ong
chất
thủy
cặn
sinh
X
X
X
X
X
X
X
X
X


khả
năng
gây
ung

thư

X
X
X
X

X

X
Nguồn: www.utz.org (2015).
Thuốc BVTV thường được sản xuất dưới một số dạng sau:
 Thuốc bột thẩm nước: Còn gọi là nước bột hòa nước, việt tắt là WP, BTN:
gồm các hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khác.
Thuốc ở dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, pha
với nước để sử dụng.
 Thuốc sữa: viết tắt là EC hay ND: Gồm các hoạt chất, dung mơi, hố chất
sữa và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong nước
thành dung dịch nhũ tương đổi đồng đều, không lắng cặn hay phân lớp.
 Thuốc phun bột: Viết tắt là DP, chứa các thành phần hoạt chất thấp dưới
6


10%, nhưng chứa tỉ lệ chất độn cao, thường là đất sét hoặc bột cao lanh.
Ngồi ra, thuốc cịn chứa chất chống ẩm, chống dính, ở dạng bột mịn, thuốc
khơng tan trong nước.
 Thuốc ở dạng hạt: Viết tắt là G hoặc H, gồm các hoạt chất, chất độn, chất
bao viên và một số chất phù trợ khác.
 Ngoài ra còn một số dạng tồn tại khác: thuốc dung dịch, thuốc bột tan trong
nước, thuốc phun mùa nóng, thuốc phun mùa lạnh (Nguyễn Trần Oánh,

2007).
Vai trò của thuốc BVTV
Thuốc BVTV đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp với nhiều
ưu điểm nổi trội như:
Thuốc hóa học có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để đồng loạt, trên diện rộng
và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không
thể thực hiện được.
Biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phịng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ được
năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế,
đồng thời cũng giúp giảm được diện tích canh tác.
Biên pháp hóa học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại
hiệu quả ổn định và nhiều khi là biên pháp phòng trừ duy nhất.
Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hể các
lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên lồi người vẫn tiếp tục tìm kiếm
các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, thân thiện
hơn với môi sinh và môi trường. (PGS. TS. Nguyễn Trần Oánh, TS. Nguyễn Văn
Viên và cs, 2007).
1.1.3. Cơ chế tác động của thuốc BVTV
Sau khi chất độc xâm nhập được vào tế bào, tác động đến trung tâm sống,
tùy từng đối tượng và tùy điều kiện khác nhau mà gây ra các tác động sau trên cơ
thể SV.
Tác động cục bộ và toàn bộ: về tác động cục bộ là chỉ gây ra những biển đổi
tại những mô mà trực tiếp tiếp xúc với chất độc, như những thuốc có tác động tiếp
xúc; cịn tác động tồn bộ là chất độc tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi thuốc
hay tác động đến toàn bộ cơ thể, như những thuốc có tác dụng nội hập.
Tác động tích lũy: SV tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp thu
nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích lũy hóa học.
Tác động liên hợp: khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của
7



chúng có thể tăng lên và hiện tượng này được gọi là tác động liên hợp. Nhờ tác
động liên hợp, ta giảm được số lần phun thuốc, giảm chi phí phun và diệt đồng thời
nhiều loại dịch hại cùng lúc.
Tác động đối kháng: ngược với tác động liên hợp.
Hiện tượng quá mẫn: các cả thể xảy ra hiện tượng quá mẫn khi tác động của
chất được lặp lại. Chất gây ra hiện tượng này được gọi là chất cảm ứng. Khi chất
cảm ứng đã tác động được vào cơ thể với liều nhỏ cũng có thể gây hại cho SV.
1.1.4. Kỹ thuật sử dụng và sự chuyển hóa của thuốc BVTV trong môi trường
1.4.1. Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng:
Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng, nông sản
cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.
Chọn những thuốc phù hợp với trình độ sử dụng và điều kiện kỹ thuật ở địa
phương. Nếu cửa hàng bán nhiều loại thuốc có cùng tác dụng đối với các lồi dịch
hại cần phịng trừ thì ưu tiên thuốc có tác dụng chọn lọc, ít độc với mơi sinh, khơng
gây hại cho cây trồng hiện tại và cây trồng vụ sau; hiệu quả cao.
Lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc. Không nên sử dụng cùng một
loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác.
Đúng lúc: Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thực sự cần thiết. Nên sử dụng
thuốc khi SV phát triển đến ngưỡng gây hại và vượt ngưỡng kinh tế; còn ở diện hẹp
và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện,
trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và khơng kinh tế. Khơng
phun thuốc khi thiên địch cịn ít, thời điểm SV có ích hoạt động mạnh.
Đúng liều lượng, nồng độ: Nếu dùng nồng độ, liều lượng quá cao thì dịch hại
chết nhanh nhưng làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc; tốn kém, ảnh hưởng
đến mơi trường và gây ngộ độc cho người sử dụng. Do vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn
sử dụng trên nhãn thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều
nhất, hiệu quả phòng trừ cao.
Đúng cách: Pha chế thuốc đúng cách theo dạng chế phẩm và theo hướng dẫn

ghi trên nhãn thuốc. Cần phun rải đều và đúng vào vị trí SV tập trung gây hại. Nên
phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun ngược hoặc ngang chiều gió.
Ngồi ra, cần phải bảo hộ và an tồn lao động, giữ đúng thời gian cách ly; bảo quản,
cất giữ thuốc, dụng cụ pha chế, phun, rải thuốc ở gia đình; xử lý thuốc thừa, mất
phẩm chất và vỏ bao bì hết thuốc đúng cách.

8


Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM).
Trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp, việc quản lý
dịch hại cây trồng phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp: gieo trồng các giống cây
kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước tưới, tận dụng các biện pháp
thủ công (bắt tay, bẫy); chú ý bảo vệ thiên địch. (Hà Thị Thu Thủy,2013).
1.4.2. Sự chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường
Khi phun thuốc cây trồng chỉ hấp thụ một lượng thuốc BVTV nhất định phần
còn lại tồn lưu trong mơi trường.
Dư lượng của thuốc BVTV là phần cịn lại của hoạt chất, chất mang, các
chất phụ trợ khác cũng như các chất chuyển hóa của chúng và tạp chất; có khả năng
gây độc; cịn lưu trữ một thời gian trên bề mặt của vật phun, trong môi trường, dưới
tác dụng của hệ sống và yếu tố ngoại cảnh.
Dư lượng thuốc BVTV có thể tồn tại trên và trong các bộ phận khác
nhau của cây, của nông sản, trên lớp đất mặt, lớp đất sâu và trong mạch nước ngầm.
Thời gian tồn tại của thuốc tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và điều kiện ngoại
cảnh.
(Hà Thị Thu Thủy,2013).
Bảng 5: Độ bền vững của một số thuốc BVTV trong đất
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

Thuốc BVTV
Chlodane
DDT
Dieldrin
Heptachlor, Aldrin
Simazin
Antrazin
2,3,6-TAB
2,4 D
Barban

Thời gian tồn lưu trong đất (tuần)
300
200
150
90
80
40
43
3
1

Nguồn: Giáo trình Hóa học mơi trường, 2006

1.2. Cơ sở pháp lý của việc quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV trong bảo vệ mùa màng và nông
sản, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những cần tăng
cường nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc BVTV, mà cịn cần có những quy định chặt
chẽ của nhà nước trong việc thống nhất quản lý các khâu: sản xuất, lưu thông, kinh

9


doanh và sử dụng thuốc BVTV.
1.2.1. Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước
Khi đất nước còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nước nhập khẩu, phân
phối, lưu thơng sử dụng. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trên như
Bộ NN &PTNT, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Lao động…đã ra thông
tư liên Bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải thực hiện nhằm đảm bảo an
toàn trong mọi khâu.
Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước khơng
cịn độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV.
Để đảm bảo cho việc cung ứng và sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV, nước ta
đã ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (BV&KDTV) của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, công bố lần đầu tháng 2/1993 và Pháp lệnh thay thế vào tháng
08/2001 để phù hợp với tình hình thực tế mới. Kèm theo là hệ thống văn bản phục
vụ cho các Pháp lệnh này. Pháp lệnh về BV&KDTV là văn bản có tính pháp lý cao
nhất của nhà nước về cơng tác BV&KDTV, trong đó có một chương riêng (chương
IV) chuyên về quản lý thuốc BVTV. Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể
của bộ NN &PTNT bảo đảm an toàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện
sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu hủy, dự
trữ thuốc BVTV.

Nghị định 58 ban hành năm 2002 “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về
BV&KDTV” trong đó có “Điều lệ BVTV” và “Điều lệ quản lý thuốc BVTV”.Điều
lệ quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản lý thuốc BVTV và những Điều
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.Điều lệ còn quy định cụ thể điều kiện, tiêu
chuẩn trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của nhà nước trong
các lĩnh vực: sản xuất, gia cơng, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; xuất nhập khẩu
thuốc và nguyên liệu làm thuốc; sử dụng thuốc; đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm
thuốc BVTV.
Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực BV&KDTV”. Riêng mục C trong chương II, quy định cụ thể hình thức xử
phạt và mức phạt về quản lý thuốc BVTV.
1.2.2. Các quy định của Bộ NN &PTNT
Kèm theo Pháp lệnh, điều lệ và các quy định trên của nhà nước, Bộ NN
&PTNT đã ban hành những quy định về công tác quản lý thuốc BVTV:
Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định sản
xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu hủy, nhãn
10


thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV.
Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quy
định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN &PTNT về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết
định 89/2006/QĐ-BNN ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN &PTNT.
Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo
vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Điều lệ bảo vệ thực vật”.
Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”.

Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN &PTNT
về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và công văn số 1538/BVTV-QLT
ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT.
Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam.
Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 về việc ban hành danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam.
Thông tư 03/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Hàng năm Bộ NN &PTNT sẽ ra danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng, cấm sử dung; những điều nghiêm cấm trong việc sản xuất, gia cơng,
sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, bn bán, vận chuyển và sử dụng thuốc
BVTV.
Để bảo đảm cho việc thi hành hệ thống pháp lý về quản lý thuốc BVTV,
ngày 18/12/1993, Bộ NN &PTNT đã ra Quyết định số 703/NN-BVTV/QĐ về quy
chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về công tác BV&KDTV.
Quyết định số 108/QĐ-BNN ngày 8 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, về việc đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật
vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Chỉ thị số 24/2006/CT-BNN ngày 07 tháng 04 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v tăng cường triển khai chương trình 3 giảm
3 tăng.
Quyết định số 183/QĐ-BVTV ngày 15 tháng 03 năm 2004 của Cục trưởng
11


Cục Bảo Vệ thực Vật, về việc ban hành qui định khảo nghiệm xác định thời gian

cách ly của thuốc bảo vệ thực vật đối với cây trồng.
Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định
chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý
thuốc bảo vệ thực vật.
Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số
50/2003/QĐ-BNN, ngày 25 tháng 3 năm 2003 về việc ban hành Quy định kiểm
định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực
vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam.
Những văn bản nêu trên đã chứng tỏ nhà nước ta rất coi trọng việc quản lý
thuốc BVTV. Việc quản lý thị trường thuốc BVTV đảm bảo kinh doanh những loại
thuốc trong danh mục cho phép của Nhà nước không những chỉ xuất phát từ một
chiều là của các cơ quan chức năng mà cịn phải có sự đồng tình ủng hộ của các chủ
đại lý thì việc quản lý mới được rõ ràng và theo đúng pháp luật.
1.3. Thực trạng quản lý và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế
giới
Năm 1990, do việc sử dụng quá rộng rãi hợp chất Asen nên người ta đã ban
hành những điều luật quy định và đây có lẽ là điều luật đầu tiên về sử dụng thuốc
BVTV trên thế giới (Phùng Minh Long, 2002).
Sự hạn chế sử dụng của các nước phát triển đã dẫn đến dư thừa sản lượng và
giảm lương thực tại các nước này, đặc biệt là ở Tây Âu, khiến nhiều diện tích canh
tác bị bỏ hoang, dẫn tới lượng thuốc BVTV tiêu thụ hàng năm giảm dần. Nhiều
nước trong khu vực Đông Nam Á đã tiến hành điều tra nhận thức của người dân về
thuốc BVTV và cách sử dụng. Để giải quyết sự khủng khoảng, dư thừa trong việc
lạm dụng thuốc, Chính phủ (CP) nhiều nước trên thế giới đã ban hành chính sách
đổi mới chiến lược sử dụng thuốc từ “chiến lược sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và
an toàn” sang “Chiến lược giảm nguy cơ của thuốc BVTV”. Chiến lược mới này đã
mang lại hiệu quả ở nhiều nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu, đã thành công trong
việc giảm thiếu sử dụng thuốc BVTV mà vẫn quản lý được dịch hại tốt. Trong vòng
20 năm (1980-2000) Thụy Điển giảm lượng thuốc BVTV sử dụng đến 60%, Đan
Mạch giảm 50% và Hà Lan giảm 50%. (Hà Thị Ánh Ngọc,2016).

Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới

12


Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc
phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Theo
tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc
BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20-30% đối các loại cây trồng
chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả.
Việc sử dụng thuốc BVTV trên thế giới luôn luôn tăng, đặc biệt ở những
thập kỷ 70-80-90. Trung quốc tiêu thụ hàng năm 1,5-1,7 triệu tấn thuốc BVTV năm
2010. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ
USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD. Gần đây sự đóng
góp của thuốc BVTV vào quá trình tăng năng suất ngày càng giảm.
Theo Sarazy, Kenmor (2008-2011), ở các nước châu Á trồng nhiều lúa, 10
năm qua (2000-2010) sử dụng phân bón tăng 100%, sử dụng thuốc BVTV tăng 200300 nhưng năng suất hầu như không tăng, số lần phun thuốc trừ sâu khơng tương
quan hoặc thậm chí tương quan nghịch với năng suất. Lạm dụng thuốc hóa học
BVTV cịn tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng phá vỡ
sự bền vững của phát triển nông nghiệp. Lạm dụng hóa chất BVTV làm tăng tính
kháng thuốc, suy giảm hệ ký sinh - thiên địch để lại dư lượng độc trên nông sản, đất
và nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, nhiễm độc người tiêu dùng nông
sản.
Tốc độ gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới trong 10 năm trở lại
đây đã giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay đổi theo hướng gia tăng thuốc
sinh học, thuốc thân thiện với môi trường, thuốc ít độc hại,..Các thuốc trừ sâu vi
sinh như các chế phẩm của: Bacilus thuringiensis (BT), Nosema locustae và
Heliothis nuclear polyhedrosis virus (NPV) đang được sử dụng ngày một rộng rãi vì
tính chọn lọc cao và khả năng ít gây hại cho mơi trường của nó (Nguyễn Thị
Thùy,2013)

1.4. Thực trạng quản lý và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Công tác quản lý thuốc BVTV căn cứ vào phát lệnh Bảo vệ Kiểm dịch thực
vật, thuốc BVTV được tổ chức quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước
Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về thuốc BVTV, nước ta cũng
đã duy trì và từng bước củng cổ hoạt động của mạng lưới BVTV theo 2 cấp (tỉnh,
huyện).

13


Ở trung ương có Cục Bảo vệ thực vật (bao gồm các phòng chức năng và các
trung tâm Bảo vệ thực vật vùng). Ở địa phương có các Chi cục BVTV tỉnh và các
Trạm BVTV huyện trực thuộc.
Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV lỏng lẻo thực sự là
vấn đề đáng báo động trong SXNN hiện nay. Một thực tế đáng lo ngại là số thuốc
nhập lậu tiểu ngạch qua các tính biên giới rất lớn, nhất là biên giới phía Bắc. Kết
quả kiểm tra chất lượng thuốc nhập khẩu năm 2012 cho thấy, đã xử lý 20 lô hàng
không đạt chất lượng nhập khẩu, trong đó có 11 lơ tái xuất (12.250 lít và 26.400kg)
và 9 lơ tái chế (23.500 lít và 8.000kg). (Hà Thị Ánh Ngọc,2016).
Theo bà Phùng Mai Vân, Phó Chánh Thanh tra Cục BVTV, cho biết từ đầu
năm 2010 đến nay, số lượng đối tượng vi phạm về lĩnh vực buôn bán và sản xuất
thuốc BVTV kém chất lượng bị phát hiện ngày càng nhiều. Đã chó 51 vụ vi phạm
bị phát hiện. Trong đó kinh doanh các dạng thuốc cấm chiếm 0,33%; kinh doanh
thuốc giả chiếm 1,5-2%; kinh doanh thuốc ngoài danh mục chiếm 5-5,5%; kinh
doanh thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm 7-8%; kinh doanh thuốc không
rõ nguồn gốc chiếm 1,5-2,5%; kinh doanh thuốc vi phạm nhãn, mác 20-28%...Đặc
biệt, hiện tượng sản xuất, kinh doanh thuốc có nội dung nhãn thuốc khơng đúng quy
dịnh vẫn cịn nhiều, chiếm đến 20% số trường hợp vi phạm. Hành vi vi phạm chủ
yếu là ghi thừa đối tượng phịng ngừa, khơng ghi hoặc ghi không rõ ràng tên địa chỉ
nhà sản suất, ghi không đúng thời gian cách ly, cỡ chữ trên nhãn quá nhỏ không

đúng quy định…
Từ năm 1992, Việt Nam đã áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM), “Ba giảm, ba tăng”, Chương trình thâm canh lúa cải tiến (SRI), …trong
SXNN. Hà Nội là một trong những địa phương có áp dụng IPM (năm 1993), tại các
địa phương áp dụng IPM số lần phun thuốc đã giảm đi, với diện tích khoảng một
triệu ha lúa, lượng thuốc BVTV sử dụng giảm từ 30-50% mà năng suất vẫn tăng
khoảng 10-12%. Từ năm 1993-2015, bằng nguồn kinh phí của FAO, Hà Nội đã cử
đi đào tạo 117 giảng viên IPM lúa, rau; Đào tạo bằng nguồn kinh phí thành phố,
huyện 21 khóa IPM lúa với 595 giảng viên; 12 khóa IPM rau với 278 giảng viên.
Chính vì hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường của các lớp học đồng ruộng
(FFS), nên đến năm 2015 diện tích ứng dụng từng phần và toàn phần Hệ thống thâm
canh lúa cải tiến (SRI) tại Hà Nội là 60% (120.000ha/năm). Qua đó, năng suất lúa
tăng 16%, chi phí giống giảm 53%, chi phí đạm giảm 33%. (Hà Thị Ánh
Ngọc,2016).

14


1.4.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Trong sản xuất nông nghiệp, ở Việt Nam thuốc BVTV đã được sử dụng đầu
tiên ở miền Bắc nhằm trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên (vụ Đông
Xuân 1956-1957). Vào giai đoạn 1957-1990 lượng thuốc BVTV dùng không nhiều,
khoảng 15000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu (chủ
yếu) và thuốc trừ bệnh. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong mơi trường và
có độ độc cao.
Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981-1986 số lượng thuốc sử
dụng là 6,5-9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20-30 ngàn tấn trong giai đoạn
1991-2000 và từ 36-75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001-2010. Lượng hoạt chất tính
theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981-1986) lên 1,24-2,54kg
(2001-2010). Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472

triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD. Trong vòng 10 năm gần đây (2000-2011)
số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng
3,5 lần (Phạm Văn Lầm, 2002).
Theo thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT, Danh mục thuốc BVTV được
phép sử dụng trong nông nghiệp là 785 hoạt chất thuốc trừ sâu với 1682 tên thương
phẩm; 617 hoạt chất thuốc trừ bệnh với 1280 tên thương phẩm; 234 hoạt chất thuốc
trừ cỏ với 713 tên thương phẩm...so với năm 2010 tăng lên gấp 1,1 lần.
Tình trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn lan trên thị trường cũng là
một vấn đề “nhức nhối” trong vấn đề quản lý và sử dụng thuốc BVTV. Theo số liệu
của thanh tra Cục BVTV, hàng năm lực lượng này đã phát hiện và xử phạt gần
3.000 trường hợp vi phạm về kinh doanh, sản xuất thuốc BVTV bất hợp pháp với số
tiền khoảng 4 tỷ đồng/năm, trong đó có đến 40% số vi phạm về sản xuất thuốc bất
hợp pháp, kinh doanh thuốc cấm, thuốc giả, thuốc BVTV không đạt chất lượng và
các vi phạm về nhãn mác, thuốc không rõ nguồn gốc…Và một thực tế rằng, nước ta
những năm qua cho thấy không ít hiện tượng một số người làm sản xuất nông
nghiệp vì sợ mất năng suất và lợi nhuận thu được đã lạm dụng thuốc BVTV hoặc sử
dụng thuốc BVTV sai quy định.
1.4.2. Tình hình ơ nhiễm mơi trường do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cả nước hiện có 1.562
điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại 46 tỉnh, thành phố. Căn cứ theo Quy chuẩn
Việt Nam QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ TN và MT về ngưỡng xử lý HCBVTV
hữu cơ theo mục đích sử dụng đất, thì hiện có khoảng 200 điểm ơ nhiễm do tồn lưu
15


HCBVTV có mức độ rủi ro cao, gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng, đã và đang ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân tại
các khu vực này.
Tiến sĩ Trần Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Chuyển giao cơng
nghệ môi trường (Viện Môi trường Nông nghiệp) cho biết: Ở Việt Nam, từ lâu

người dân đã sử dụng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp, nhằm diệt trừ sâu
bệnh gây hại cây trồng để bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên, do sự hiểu biết về
HCBVTV còn hạn chế, chỉ coi trọng mặt tích cực là phịng và diệt dịch hại, chưa
hiểu biết về mặt trái của nó. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý còn lỏng lẻo, để tồn tại
nhiều điểm chơn vùi HCBVTV dẫn đến các hóa chất ngấm vào đất, hoặc do mưa,
lụt, bão đã làm phát tán ngày càng rộng hơn, có khả năng gây ơ nhiễm trên diện
rộng.
Đáng chú ý, các kho chứa HCBVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ
những năm 80 của thế kỷ trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu,
nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm; các kho không được quan tâm tu
sửa, gia cố hằng năm cho nên đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm
trọng… Vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất trong
cơng nghiệp và HCBVTV trong nông nghiệp đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê, việc sử dụng HCBVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối
lượng lẫn chủng loại, với hơn 1.000 loại đang được lưu hành trên thị trường Việt
Nam. Trong khi đó, việc sử dụng ngày càng nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó
phân hủy (POP) và các loại HCBVTV có độc tính cao đã làm cho mức tồn lưu dư
lượng các loại hóa chất này trong nơng sản, thực phẩm, đất, khơng khí và mơi
trường ngày càng lớn. Kết quả điều tra, khảo sát của các cơ quan chức năng cho
thấy, các loại HCBVTV tồn lưu trong đất chủ yếu gồm: DDT, Basal, Lindan, thuốc
diệt chuột, thuốc diệt gián, Vinizeb, Echo… và nhiều loại thuốc không nhãn mác,
không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đáng lo ngại, các vụ ngộ độc thực phẩm bởi HCBVTV, các loại bệnh tật do
ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay… Phó Cục trưởng Quản lý chất thải
và Cải thiện môi trường (Tổng cục Môi trường) Hồ Kiên Trung cho biết: Những
năm qua, nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại các kho chứa HCBVTV đã
được triển khai, như: Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ơ nhiễm và cải
thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 1946/QĐ- TTg ngày 21-102010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phịng ngừa ơ
nhiễm mơi trường do HCBVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước…

16


×