Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng hóa chất tại các phòng thí nghiệm và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng và phòng ngừa tai nạn có thể xảy ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.95 KB, 6 trang )

1

Chuyên đề 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
HÓA CHẤT TẠI CÁC PTN ĐỒNG THỜI ĐỀ XUẤT NHỮNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ PHÒNG NGỪA
NHỮNG TAI NẠN CÓ THỂ XẢY RA

PTN là nơi chứa các loại hóa chất (nhiều chủng loại) phục vụ cho công tác nghiên
cứu cũng như thực tập của GV, SV nhưng việc lưu trữ, bảo quản cũng như cách sử
dụng hóa chất ở các PTN như thế nào cho hợp lý đang là vấn đề cần quan tâm.
I. MỤC ĐÍCH:
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất tại các PTN.
- Đề xuất một số biện pháp trong cách quản lý, sử dụng và an toàn trong hóa
chất.
II. NỘI DUNG:
1. Tổng quan về hóa chất tại các PTN tại TT TNTH:
Tại trung TT TH hóa chất đang được sử dụng tại các PTN thuộc khối ngành
công nghệ: Nuôi, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Công nghệ chế
biến, Kỹ thuật môi trường. Và lượng hóa chất được sử dụng chủ yếu tập trung ở
các PTN Hóa, CNSH, KTMT, Hóa – vi sinh, Bệnh học.
Trong đó có những loại hóa chất độc, nguy hiểm như: acid nitric, aceton, bari
nitrat, brom lỏng, metanol,…cần phải được bảo quản cẩn thận.
Quản lý:
a. Sắp xếp, bảo quản:
 Hóa chất chưa được phân loại và sắp xếp chưa có khoa học.
 Chưa có dán nhãn cảnh báo mức độ độc hại, nguy hiểm ở khu vực chứa
hóa chất.
 Lượng hóa chất nhập về vì không đủ chỗ nên phải chứa trong thùng giấy
và để trên sàn nhà làm mất diện tích phòng và không đảm bảo an toàn.
 Hóa chất ở các PTN chủ yếu được bảo quản trong tủ kính hoặc tủ gỗ, 1 số
hóa chất độc được để trong tủ hotte.


b. Sử dụng:
2

 Một số sinh viên không nắm hết được mức độ độc hại của hóa chất nên
còn chủ quan không sử dụng găng tay, khẩu trang… trong lúc làm thí
nghiệm với những hóa chất độc.
 Vấn đề sử dụng cũng như thao tác pha chế hóa chất chưa đúng phương
pháp cũng là 1 trong những nguyên nhân gây rủi ro trong quá trình thí
nghiệm.
 Hóa chất pha chế sau khi sử dụng còn thừa chưa được xử lý sơ bộ mà
được đổ trực tiếp vào bể nước và thoát ra ngoài.
c. An toàn:
 Các PTN hiện nay chưa có các cảnh báo nguy hiểm về hóa chất ở các cấp
độ khác nhau.
 Các PTN chưa được trang bị tủ thuốc y tế cũng như chuẩn bị 1 số dung
dịch sơ cứu cho người làm việc khi xảy ra tai nạn.
 Ở 1 số PTN chưa có hệ thống PCCC hay một số trang thiết bị cần thiết khi
có hỏa hoạn xảy ra.
2. Một số tai nạn hóa chất dễ xảy ra tại các PTN và cách xử lý:
Trong quá trình làm việc với hóa chất nếu bị hóa chất văng vào người dẫn đến
bỏng thì đầu tiên phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch, sau đó dùng những
dung dịch được pha sẵn bôi lên vết thương.
 Bỏng do kiềm đặc (NaOH, KOH): Dùng nước sạch để rửa vết thương
nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch axit axetic 5%.
 Nếu kiềm bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch nhiều lần sau dung
dịch axit boric (H
3
BO
3
2%)

 Bỏng do axit đặc như axit sunfuric, nitric (H
2
SO
4
, HNO
3
…)Trước tiên
rửa bằng nước sạch nhiều lần, sau dùng dung dịch amoniac 5% hoặc dung
dịch NaHCO
3
10%, loại bỏ các phương tiện dính axit trên vùng bị bỏng
(không nên dùng xà phòng để rửa vết thương).
 Nếu axit rơi vào mắt thì nhanh chóng rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch,
nước cất, nước đun sôi để nguội sau dùng dung dịch NaHCO
3
3%.
 Nhiễm độc bạc nitrat: đau bụng, chóng mặt, niêm mạc miệng có màu
trắng…
 Cấp cứu: cho nạn nhân uống dung dịch natri clorua 5% cứ 10’ 1 thìa canh
hoặc nước lòng trắng trứng hoặc sữa, chườm nước đá lên bụng.
3

III. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ PHÒNG
NGỪA NHỮNG TAI NẠN CÓ THỂ XẢY RA VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Quản lý:
 Quy hoạch khu vực để hóa chất: nơi để hóa chất phải là nơi khô ráo,
thoáng mát(tùy vào điều kiện của mỗi phòng). Không nên để nhiều và tập
trung các loại hóa chất dễ bắt lửa như xăng, cồn, ete, benzen, aceton Cần
đựng hóa chất có tác dụng với cao su như brom và acid nitric trong lọ có
nút thủy tinh.

 Trang bị thêm tủ và kệ để hóa chất.
 Phân loại hóa chất: theo bảng chữ cái hoặc theo nhóm.
 Nhóm hóa chất vô cơ: theo bảng chữ cái
 Nhóm hóa chất hữu cơ (dạng lỏng): được sắp xếp theo nhóm chất bay
hơi, chất độc, chất dễ cháy, chất nổ…
 Nhóm hóa chất cho môi trường nuôi cấy.
 Hóa chất nào nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hóa chất nào chỉ cẩn bảo
quản ở nhiệt độ phòng, bảo quản trong tối.
 Trên chai đựng hóa chất phải được dán nhãn ghi đầy đủ thông tin: tên,
nồng độ, ngày nhập, ngày mở nắp hóa chất (1 số hóa chất chỉ sử dụng
được thời gian ngắn sau khi mở nắp) và nhãn cảnh báo mức độ nguy hiểm
của hóa chất.
 Bảo quản tất cả các chất độc trong dụng cụ đậy kín có dán nhãn cho từng
lọ, đặt trong tủ khóa như: xyanua, thủy ngân clorua, muối asen, tất cả các
muối bari hòa tan.
 Những chất dễ cháy( ete, ete dầu hỏa, rượu…) khi để trực tiếp trong PTN
phải đựng trong tủ sắt riêng hoặc trong hòm có dán nhãn cảnh báo.
 Làm một số bảng cảnh báo nguy hiểm về hóa chất. Những bảng cảnh báo
này sẽ được dán ở khu vực để hóa chất và trên chai hóa chất để người sử
dụng dễ dàng nhìn thấy.



4


Chất ăn mòn

Chất độc cho môi trường


Chất có hoạt tính phóng xạ

Chất có hại

Chất độc

Chất độc mãn tính

Chất dễ cháy

Chất rất dễ cháy

Chất nổ

Chất độc sinh học

Chất gây kích ứng

Chất Oxi hoá


2. Sử dụng:
 Người sử dụng phải nắm rõ các nguyên tắc trước khi làm thí nghiệm.
Ví dụ:

Khi pha loãng acid H2SO4. Đổ nước vào cốc theo mức nhất định, sau đó từ từ
đổ acid vào. Không được làm ngược lại vì nếu đổ nước vào acid sẽ xảy ra phản
ứng tỏa nhiệt.
5


 Dung dịch sau khi pha xong phải được chứa trong chai thủy tinh có nắp
đậy để tránh tình trạng hóa chất bay hơi hoặc bị đổ ra ngoài. Chai chứa
hóa chất đã pha cần phải ghi nhãn tên hóa chất, công thức và ngày pha.
 Đối với những hóa chất dễ bay hơi, khí cacbonic và hơi nước, cần có
những lọ có đậy nút cao su hoặc nút mài, bên ngoài có tráng một lớp
parafin.
Ví dụ: Kiềm hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với khí cácbonic trong không khí
nhưng phải đựng vào lọ có nút kín và không phải là nút nhám vì kiềm và các chất
tạo thành sẽ làm cho nút nhám gắn chặt vào cổ lọ sẽ rất khó mở.
 Các dung dịch đã dùng có chứa chất độc phải được đổ vào chậu chứa
riêng và chỉ sau khi tráng dụng cụ bằng nước rồi mới đem rửa chung.
 Đối với những hóa chất độc như thủy ngân (làm rối loạn thần kinh, rụng
răng ), benzen, phenol, acid foomic (gây bỏng da)… cần tuân thủ đúng
những nguyên tắc: Thủy ngân phải được đựng trong các lọ dày và kín,
nên có một lớp nước mỏng ở bên trên. Khi rót thủy ngân cần phải cẩn
thận để tránh làm rơi ra ngoài. Nếu có rơi vãi cần rắc 1 ít lưu huỳnh lên
đó và không được dùng tay để lấy.
 Nên làm thí nghiệm với những chất nguy hiểm trong tủ hotte hoặc ở
những nơi thoáng mát.
 Không được nếm các hóa chất độc bằng miệng. Phải có khẩu trang và
găng tay khi sử dụng. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hóa
chất để ngửi.
 Xử lý sơ bộ hóa chất sau khi sử dụng để giảm một phần nhỏ độc hại
trước khi thải ra môi trường:
- Dung môi hữu cơ: tập hợp lại từng loại, chưng cất và thu hồi lại.
- Kim loại nặng được phân loại trước khi xử lý nhằm thu hồi lại kim loại
nặng.
3. An toàn:
Bản thân PTN đã là nơi lưu trữ lượng hóa chất nhất định, do vậy trong môi
trường làm việc này 1 lượng hóa chất đã khuếch tán vào không khí, hàng ngày

nhân viên phải tiếp xúc với 1 lượng lớn hóa chất này. Ngoài ra, trong khi thao tác
hóa chất tương tác và phản ứng với nhau, nếu không cần thận sẽ xảy ra hậu quả
đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, ở đây vấn đề này sẽ chỉ được nói chung chung
bởi có nhiều trường hợp tai nạn PTN và mỗi trường hợp có cách xử lý khác
nhau.Vì thế
6

 Người làm việc trong PTN phải trang bị đầy đủ áo blu, găng tay, kính
mắt, khẩu trang y tế, khẩu trang phòng độc khi thí nghiệm với những
chất độc hại.
 PTN cần được trang bị tủ thuốc y tế và chuẩn bị sẵn một số dung dịch
cần thiết để sử dụng khi cần sơ cứu
 Cồn iot 5% (cầm máu)
 Dung dịch 3% natribicacbonat, dung dịch 5% amoniac, dung dịch 2%
acid boric, dung dịch 3% acid acetic, dung dịch 5% đồng sulfat (chữa
bỏng)
 Dung dịch loãng (2 – 3%) thuốc tím (sát trùng)
 Các loại bông băng gạc đã được khử trùng
 Mỗi phòng thí nghiệm cần chuẩn bị đủ phương tiện phòng và chữa cháy:
bình chữa cháy, cát, thùng chứa nước, bao tải, xô chậu v.v
Cán bộ Phòng thí nghiệm cần nắm vững các nguyên tắc chữa cháy. Đặc biệt
phải nắm vững nguyên tắc bảo quản, sử dụng hóa chất dễ gây nổ, gây cháy và các
ký hiệu về nổ cháy ghi trên nhãn hiệu các lọ đựng hóa chất. Khi có hiện tượng nổ
cháy xảy ra cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân để đề ra biện pháp xử lý kịp
thời và có hiệu quả.

×