Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 100 trang )

Tr-ờng đại học ngoại th-ơng hà nội
Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành kinh tế đối ngoại
********* o0o ********



khoá luận tốt nghiệp

Đề tài:
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại
thành phố hà nội


SV thực hiện : Phạm Thị Thảo
Lớp : Anh 2
Khóa : K42 A
GV h-ớng dẫn :tS. Phạm Thu H-ơng





hà nội, tháng 11 / 2007



Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ VÀ DỊCH VỤ BÁN LẺ 4
1. Siêu thị và đặc điểm của siêu thị 4
1.1. Khái niệm siêu thị 4
1.2. Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ 10
1.2.1. Trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, chợ 12
1.2.2. Phân biệt về TTTM, siêu thị, hội chợ triển lãm và chợ 15
1.3. Đặc điểm hoạt động của siêu thị 17
1.4. Xu hƣớng phát triển của hệ thống siêu thị 18
2. Tổng quan về bán lẻ hàng hóa 21
2.1. Kênh phân phối hàng hóa 21
2.2. Khái niệm dịch vụ bán lẻ 23
2.3. Điều kiện lựa chọn kinh doanh bằng phƣơng thức bán lẻ của các siêu thị
29
2.4. Những tác động của phƣơng thức bán lẻ tới khách hàng. 30
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH BÁN LẺ CỦA MỘT SỐ SIÊU
THỊ LỚN TẠI HÀ NỘI 32
1. Giới thiệu chung về hệ thống siêu thị Việt Nam tại Hà Nội 32
1.1. Hệ thống siêu thị Intimex 32
1.2. Hệ thống siêu thị HaproMart 34
1.3. Hệ thống siêu thị CTM Mart 36
1.4. Hệ thống siêu thị G7Mart 38
2. Giới thiệu chung về hệ thống siêu thị nƣớc ngoài tại Hà Nội 40
2.1. Siêu thị Metro Cash & Carry 40
2.2. Siêu thị Big C 44
3. Phân tích thực trạng bán lẻ của các siêu thị Việt Nam và nƣớc
ngoài tại Hà Nội 46
3.1.Thực trạng kinh doanh bán lẻ tại các siêu thị Việt Nam 46

3.2. Thực trạng kinh doanh bán lẻ tại các siêu thị nƣớc ngoài 55
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
CHƢƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH BÁN LẺ CHO SIÊU THỊ VIỆT NAM 62
1. Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn kinh doanh bán lẻ của các
siêu thị tại thành phố Hà Nội 62
1.1 Đối với các siêu thị Việt Nam 62
1.1.1. Chất lượng hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp trong kinh
doanh 62
1.1.2. Hoạt động manh mún và đơn lẻ - nguy cơ dẫn đến mất thị
trường ngay trên sân nhà 65
1.1.3. Khắc phục tính thiếu chuyên nghiệp xa rời công nghệ hiện đại
trong quản lí và phân phối của dịch vụ bán lẻ 67
1.2. Đối với các siêu thị nƣớc ngoài 70
1.2.1 Đáp ứng nhu cầu và tâm lí tiêu dùng của người tiêu dùng Việt
Nam 70
1.2.2 Cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ pháp luật Việt Nam 72
2. Đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh bán lẻ cho các siêu thị Việt Nam tại Hà Nội 73
2.1. Đối với nhà nƣớc, địa phƣơng và các cơ quan ban ngành 73
2.1.1 Chính sách đầu tư và cấp phép kinh doanh 73
2.1.2 Chính sách giám sát và trợ giúp để thúc đẩy hiện đại hóa hệ
thống siêu thị Việt Nam 74
2.1.3 Mở cửa đi cùng giám sát và có chọn lọc thông minh các siêu thị
nước ngoài 76
2.1.4 Đối với các địa phương: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

mở mạng lưới siêu thị tại địa phương phù hợp với mức sống và tiêu
dùng của người dân: 77
2.2 Đối với các siêu thị kinh doanh bán lẻ tại thành phố Hà Nội 78
2.2.1 Liên kết để tạo sức mạnh tồn tại 78
2.2.2 Lợi thế sân nhà và niềm tin vàng cho người tiêu dùng – Xây
dựng thương hiệu VIỆT 80
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
2.2.3 Hoàn thiện các chính sách về Marketing: Giá, Chất lượng,
Phân phối, Xúc tiến kinh doanh 82
2.2.4 Không ngừng cải thiện và làm mới về mọi mặt – đặc biệt áp
dụng công nghệ cao vào thực hiện các khâu dịch vụ trong kinh doanh
bán lẻ 85
2.2.5 Đào tạo nguồn lực con người: nhân viên kinh doanh với văn
hóa và phong cách kinh doanh hiện đại luôn có ý thức trân trọng và
phát huy thương hiệu 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC SIÊU THỊ TẠI HÀ NỘI 91
PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG SIÊU THỊ G7MART – NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT 92
PHỤ LỤC 3: SO SÁNH THỰC TRẠNG KINH DOANH BÁN LẺ CỦA CÁC SIÊU THỊ
VIỆT NAM VÀ SIÊU THỊ NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 93
PHỤ LỤC 4: HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG TẠI SIÊU THỊ 95
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 96
















Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
1
L
L


I
I


M
M





Đ
Đ


U
U




Ngày nay nền kinh tế thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ với
các xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá. Nƣớc ta đã tích cực thực hiện hiệp định
AFTA và đã gia nhập WTO, trong thời gian tới chúng ta sẽ tiến hành mở cửa
thị trƣờng bán lẻ vào 1/1/2009 nên dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành
phố Hà Nội cũng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các sự kiện này. Đây vừa là
những cơ hội mới cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị bán lẻ đồng thời
cũng là một thách thức không nhỏ trong kinh doanh bán lẻ. Với việc mở cửa
kinh tế giao lƣu với thế giới đã và đang thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu
tƣ, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị bán lẻ nổi tiếng nƣớc ngoài vào Việt
Nam làm cho mức độ cạnh tranh trở nên rất gay gắt. Trƣớc tình hình này để
tồn tại và phát triển thì điều kiện tiên quyết là các siêu thị Việt Nam cũng nhƣ
nƣớc ngoài kinh doanh bán lẻ tại thành phố Hà Nội phải đánh giá đƣợc thực
trạng kinh doanh dịch vụ bán lẻ của mình để tìm ra giải pháp phát triển và
cạnh tranh hiệu quả… Hoạt động bán lẻ thông qua các siêu thị tại Hà Nội
trong thời gian qua đã có những hiệu quả nhất định và cũng có những hạn
chế. Vì vậy để đạt đƣợc thành công thì dịch vụ bán lẻ của các siêu thị hay bất
kỳ hình thức bán lẻ nào cũng cần phải đƣợc hiểu, đánh giá, rút kinh nghiệm,
tìm giải pháp để việc kinh doanh nói chung và kinh doanh bán lẻ bằng siêu thị
nói riêng đạt hiệu quả.
Qua thời gian nghiên cứu từ thực tế cùng với sự hƣớng dẫn của tiến sỹ

PHẠM THU HƢƠNG và sự giúp đỡ tài liệu nghiên cứu của các siêu thị tại
Hà Nội, em xin lựa chọn đề tài "Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu
thị tại thành phố Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
2
* Mục tiêu nghiên cứu: Xuất phát từ lý luận và thực tế tiếp cận tiến
hành phân tích thực trạng dịch vụ bán lẻ của các siêu thị bao gồm các siêu thị
nƣớc ngoài và siêu thị Việt Nam tại thành phố Hà Nội để từ đó chỉ ra những
thành tựu đạt đƣợc và những yếu kém còn tồn tại. Trên cơ sở đó rút ra bài học
thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế giúp hoàn thiện
và nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị Việt Nam và nƣớc ngoài tại
thành phố Hà Nội.
* Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu các nhân tố, các
hiện tƣợng và hoạt động trong kinh doanh dịch vụ bán lẻ bao gồm: sản phẩm,
giá cả, xúc tiến thƣơng mại, con ngƣời, quản lý, quy trình dịch vụ và những
dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
* Phạm vi nghiên cứu: Đó là các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm
năng, ngƣời quản lý, nhân viên và các nhóm mặt hàng tiêu dùng đƣợc bày bán
trong siêu thị.
* Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp,
phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp với phỏng vấn trực tiếp khách hàng,
cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng tại siêu thị.
* Đóng góp và hạn chế của đề tài:
+ Đóng góp: Việc nghiên cứu sẽ giúp siêu thị Việt Nam và nƣớc ngoài
tại Hà Nội sẽ đánh giá phần nào thực trạng kinh doanh dịch vụ bán lẻ của các
siêu thị tại thành phố Hà Nội, đề xuất một vài giải pháp nâng cao khả năng

cạnh tranh của các siêu thị Việt Nam và nƣớc ngoài tại Hà Nội.
+ Hạn chế: Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và vốn hiểu biết nên
không thể giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề, đồng thời các giải pháp đƣa ra
còn mang tính lý thuyết chủ quan. Kính mong sự phê bình của các thầy cô để
bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.


Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
3
Kết cấu của khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lí luận chung về siêu thị và dịch vụ bán lẻ.
Chƣơng II: Thực trạng về kinh doanh bán lẻ của một số siêu thị lớn tại
Hà Nội .
Chƣơng III: Một số bài học kinh nghiệm của các siêu thị tại thành phố
Hà Nội và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bán lẻ cho
siêu thị Việt Nam.



















Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ VÀ DỊCH VỤ
BÁN LẺ
1. Siêu thị và đặc điểm của siêu thị
1.1. Khái niệm siêu thị
Sự ra đời của siêu thị đƣợc coi là cuộc cách mạng, mở ra kỷ nguyên
thƣơng mại bán lẻ, văn minh, hiện đại. “Tại Pháp năm 1985, 31% số ngƣời
đƣợc hỏi trả lời rằng thƣơng mại siêu thị là cuộc “cách mạng” hữu ích nhất
trong lĩnh vực phân phối của thế kỷ XX, 21 % cho rằng cuộc cách mạng tích
cực nhất trong lĩnh vực phân phối là việc tạo ra các trung tâm thƣơng mại,
15% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá việc hiện đại hóa hệ thống thƣơng mại
truyền thống là chuyển biến tích cực nhất…”
[13]
. Vậy siêu thị là gì ?
Siêu thị đƣợc dịch từ các thuật ngữ tiếng Anh là “Super Market”. Trong
đó: “Super” có nghĩa là siêu, “Market” có nghĩa là chợ. Tại các nƣớc phát
triển siêu thị đã xuất hiện từ rất lâu và là một phần không thể thiếu trong hệ
thống bán lẻ hàng hóa. Siêu thị có nhiều định nghĩa khác nhau:
- Trong từ điển kinh tế thị trƣờng từ A đến Z thì siêu thị đƣợc định

nghĩa nhƣ sau : "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của ngƣời tiêu dùng nhƣ thực phẩm, đồ
uống, dụng cụ gia đình, và các loại vật dụng gia đình cần thiết khác''
[6]
.
- Khái niệm siêu thị ở Pháp: Cửa hàng bán theo phƣơng thức tự phục
vụ có diện tích từ 400 – 2500 m
2
, chủ yếu bán hàng thực phẩm và các hàng
hóa thiết yếu khác
[13]
.
- Tại Mỹ ngƣời ta định nghĩa siêu thị là: Siêu thị là cửa hàng phục vụ
tƣơng đối lớn với mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, khối lƣợng hàng
hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về thực
phầm, chất tẩy rửa, bột giặt, rau củ quả…
[13]
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
5
- Tại Việt Nam, nói đến siêu thị thì đó là nhắc đến một cửa hàng bán lẻ
hoặc tổng hợp hoặc chuyên doanh, với phƣơng thức phục vụ tự chọn, với mặt
hàng đa dạng, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con
ngƣời (ăn, uống, hàng tiêu dùng cao cấp và thƣờng nhật) ,có chi phí thƣờng
cao hơn so với sản phẩm cùng loại bán trong chợ, nguồn gốc hàng hoá đƣợc
xác định, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo hơn.

Trong quyết định 1371/2004/QĐ-BTM đã định nghĩa “Siêu thị là loại

cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng
loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lƣợng; đáp ứng các tiêu
chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức
kinh doanh; có phƣơng thức phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thoả mãn nhu
cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng”
[2]
. Theo qui chế này một cửa hàng
đƣợc gọi là siêu thị nếu nó có địa điểm kinh doanh phù hợp với qui hoạch
phát triển mạng lƣới thƣơng mại của tỉnh, thành phố và có qui mô, trình độ tổ
chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng siêu thị
sau đây:
Siêu thị hạng 1:
- Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh đạt từ 5.000 m
2
trở lên.
+ Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên.
- Đối với siêu thị chuyên doanh:
+ Tiêu chuẩn diện tích là từ 1.000 m
2
trở lên.
+ Tiêu chuẩn danh mục hàng hóa là từ 2.000 tên hàng trở lên.
Siêu thị hạng 2:
- Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
6
+ Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m

2
trở lên.
+ Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên.
- Đối với siêu thị chuyên doanh:
+ Tiêu chuẩn diện tích là 500 m
2
trở lên.
+ Tiêu chuẩn danh mục hàng hóa là từ 1.000 tên hàng trở lên.
Siêu thị hạng 3:
- Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh từ 500 m
2
trở lên.
+ Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên.
- Đối với siêu thị chuyên doanh:
+ Tiêu chuẩn diện tích là từ 250 m
2
trở lên.
+ Tiêu chuẩn danh mục hàng hóa là từ 500 tên hàng trở lên.
Ngoài ra cả ba hạng siêu thị đều phải thỏa mãn:
- Công trình kiến trúc đƣợc xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao,
có thiết kế và trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng
cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tƣợng
khách hàng, có bố trí nơi trông giữ xe và khu vực vệ sinh cho khách hàng phù
hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị.
- Có hệ thống kho và các trang thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng
gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến hiện đại.
- Tổ chức bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn
minh khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận
tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống,

Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
7
giải trí, phục vụ ngƣời khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng
qua mạng, qua bƣu điện, điện thoại.
Bên cạnh đó, có khái niệm về đại siêu thị: Đại siêu thị có quy mô lớn
hơn nhiều so với các siêu thị; đại siêu thị phải có bãi đỗ xe rộng; bán nhiều
loại thực phẩm và nhiều loại hàng hóa khác với mức độ phong phú hơn hẳn
các siêu thị khác và phƣơng thức kinh doanh mang tính công nghiệp cao độ.
Siêu thị cấp vùng là một đại siêu thị và có có bãi đỗ xe rộng; bán nhiều
loại thực phẩm và rất nhiều loại hàng hóa khác với mức độ phong phú hơn
hẳn các siêu thị bình thƣờng, phƣơng thức kinh doanh có ứng dụng những
phƣơng thức kinh doanh tiến bộ và hiện đại tƣơng xứng với các siêu thị hiện
đại của các quốc gia trong khu vực.
Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị nhƣng từ các
định nghĩa khác nhau này, ngƣời ta vẫn thấy rõ nội hàm của siêu thị là:
 Dạng cửa hàng bán lẻ,
 Áp dụng phƣơng thức tự phục vụ,
 Kinh doanh những hàng hóa tiêu dùng phổ biến ,
 Sáng tạo nghệ thuật trong trƣng bày hàng hóa.
Thứ nhất, Siêu thị là cửa hàng bán lẻ. Mặc dù đƣợc định nghĩa là
“chợ” song đây đƣợc cao là loại “chợ” ở mức phát triển cao, đƣợc quy hoạch
và tổ chức kinh doanh dƣới hình thức nhiều cửa hàng bề thế, có trang thiết bị
và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh do thƣơng nhân đầu tƣ và quản lý. Siêu
thị thực hiện chức năng bán lẻ, bán hàng hóa trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng
cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại.
Thứ hai, Siêu thị áp dụng phƣơng pháp bán hàng tự phục vụ (self
service). Có thể nói đây là đặc trƣng lớn nhất của siêu thị. Xét trên khía cạnh

Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
8
này có thể xếp siêu thị vào hệ thống các cửa hàng tự chọn, tự phục vụ. Ở các
nƣớc phát triển không chỉ có các siêu thị bán hàng theo phƣơng thức tự phục
vụ mà còn có hàng loạt các cửa hàng bán lẻ hiện đại khác cũng áp dụng
phƣơng thức này. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng phƣơng thức tự phục vụ là
sáng tạo kỳ diệu của kinh doanh siêu thị và là cuộc “cách mạng” trong lĩnh
vực thƣơng mại bán lẻ mà ngƣời lãnh đạo không ai khác chính là các doanh
nghiệp kinh doanh siêu thị bán lẻ.
Bán lẻ bằng hình thức siêu thị có nhiều ƣu điểm so với cách bán hàng
truyền thống. Các doanh nghiệp có thể tiếp kiệm chi phi bán hàng, đặc biệt là
chi phí tiền công (thƣờng chiếm 30% tổng chi phí kinh doanh). Tự phục vụ
giúp cho ngƣời mua cảm thấy thoải mái khi đƣợc tự do lựa chọn, ngắm nghía,
so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị cản trở từ phía ngƣời bán. Cũng
chính vậy mà các siêu thị phải niêm yết giá cả một cách rõ ràng để ngƣời mua
không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm đƣợc thời gian. Ngoài ra phƣơng thức
thanh toán rất thuận tiện vì hàng hóa gắn với mã vạch, mã số đƣợc đem ra
quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét scanner để đọc giá, tính tiền bằng
máy và tự động in hóa đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu
tƣợng cho các cửa hàng tự chọn, tự phục vụ. Tính chất “siêu” của siêu thị có
lẽ đƣợc thể hiện ở khía cạnh này. Tất cả những yếu tố này đƣợc khai thác triệt
để thúc đẩy bán hàng và đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng.
Thứ ba, Hàng hóa trong siêu thị chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng thƣờng
ngày nhƣ thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng điện tử,… với chủng loại
rất phong phú, đa dạng thể hiện tính chất “chợ” của siêu thị. Xem xét ở khía
cạnh danh mục hàng hóa thì siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh
tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc

một số mặt hàng nhất định. Theo quan điểm của nhiều nƣớc thì siêu thị phải
là nơi ngƣời mua tìm thấy mọi thứ họ cần ở “dƣới một mái nhà” và một mức
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
9
giá “ngày nào cũng thấp”. Chủng loại hàng hóa của siêu thị có lên tới hàng
nghìn, thậm chí hang chục nghìn loại hàng. Thông thƣờng, một siêu thị có thể
đáp ứng đƣợc 70-80% nhu cầu hàng hóa của ngƣời tiêu dùng về ăn uống,
trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh… Chƣa bàn đến vấn
đề chất lƣợng, ta có thể thấy siêu thị là loại cửa hàng phục vụ cho đại đa số
tầng lớp dân cƣ và phần nhiều là tầng lớp bình dân có thu nhập từ mức thấp
trở lên.
Thứ tư, Siêu thị sáng tạo nghệ thuật trong trƣng bày hàng hóa. Các siêu
thị là những nhà bán lẻ đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật trƣng
bày hàng hóa và nghiên cứu cách thức vận động của ngƣời mua hàng khi vào
cửa hàng. Hàng hóa bày bán trong siêu thị thƣờng là những hàng hóa phổ
biến, đƣợc quảng cáo rộng rãi để khách hàng dễ nhận biết. Do ngƣời bán
không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng “tự quảng
cáo”, lôi cuốn ngƣời mua hàng. Những cửa hàng bán lẻ dựa trên các nghiên
cứu về siêu thị để tiến tối ƣu hóa không gian bán hàng.
Có nhiều hình thức kinh doanh siêu thị khác nhau. Ở Mỹ ngƣời ta phân loại
các siêu thị theo các hình thức sau đây
[13]
:
+ Siêu thị thông dụng: Là một cửa hàng tự phục vụ bán thực phẩm, các
sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày, lƣơng thực phẩm, rau, cá, thịt, trái
cây.
+ Đại siêu thị: Là siêu thị thông dụng đƣợc nâng cấp hiện đại và có qui

mô lớn hơn, tối thiểu khoảng 30.000 m
2
, chào bán các sản phẩm tƣơng tự nhƣ
siêu thị và mở rộng thêm các mặt hàng máy móc công nghiệp và các dịch vụ
khác.
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
10
+ Siêu thị thực phẩm và thuốc: Là siêu thị có sự kết hợp giữa thực
phẩm và thuốc trong đó thuốc chiếm tối thiểu 1/3 diện tích bán hàng và đóng
góp tối thiểu 15% doanh thu.
+ Siêu thị nhà kho: Là dạng siêu thị lớn bày bán các sản phẩm nhƣ siêu
thị thông dụng, lãi gộp thấp nhờ giảm thiểu chủng loại hàng hóa, mức độ dịch
vụ thấp, đầu tƣ trang thiết bị đơn giản, hàng hóa đƣợc chất xếp nhƣ trong một
nhà kho lớn.
+ Đại siêu thị nhà kho: Là hình thức kết hợp ở mức độ cao giữa đại siêu
thị và siêu thị nhà kho, chào bán tất cả các chủng loại hàng hóa khác nhau,
các mặt hàng thực phẩm tƣơi sống có chất lƣợng và giá cả thấp.
+ Siêu thị giản đơn: Là hình thức siêu thị loại vừa, rất giản đơn, bán
hàng với giá thấp trên cơ sở hạn chế các dịch vụ và có trên 1.000 mặt hàng
kinh doanh.
Gần đây siêu thị tăng cƣờng kinh doanh các sản phầm chế biến nấu
chín, sản phẩm phi công nghiệp đƣợc mở rộng. Nhiều siêu thị còn có dịch vụ
giặt ủi, bƣu điện, ngân hàng, làm đẹp, bảo hiểm, pháp lý…
1.2. Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ
Loại hình bán lẻ hỗ trợ, hay còn gọi là “đối thủ cạnh tranh tốt của siêu
thị”, là loại hình bán lẻ hoạt động trên phân khúc thị trƣờng khác, với phƣơng
thức hoạt động khác siêu thị. Siêu thị và các loại hình bán lẻ hỗ trợ có thể tồn

tại bên cạnh nhau, liên kết với nhau thành một hệ thống.
Nhƣ vậy, cần phân biệt rõ khi xem xét mối quan hệ giữa siêu thị với
các hình thức tổ chức bán lẻ nhƣ những cửa hàng mắt xích. Cửa hàng mắt
xích hay cửa hàng bán lẻ độc lập là cách thức sở hữu, quản lý khác nhau của
các doanh nghiệp. Siêu thị cũng có thể là một thành viên của hệ thống mắt
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
11
xích hoặc tồn tại độc lập. Ta có một số vấn đề cơ bản so sánh giữa siêu thị và
hai loại hình bán lẻ, cửa hàng bách hóa và cửa hàng chuyên biệt .
Bằng nghiên cứu thức tế và từ các tài liệu có sẵn tác giả khóa luận xin
đƣa ra đây bảng so sánh siêu thị và các loại hình bán lẻ hỗ trợ để thấy rõ hơn
sự khác biệt trong các loại hình bán lẻ này.
Bảng 1: So sánh siêu thị và các loại hình bán lẻ hỗ trợ

Siêu thị
Cửa hàng chuyên biệt
Cửa hàng bách hóa
Hàng hóa đa dạng,
phong phú.
Chuyên môn hóa kinh
doanh một số mặt hàng .
Đa dạng hóa chủng loại
hàng hóa.
Kinh doanh chủ yếu là
hàng thực phẩm và hàng
tiêu dùng.
Không xác định tùy vào

từng cửa hàng
Thiên về các hàng hóa
tiêu dùng có giá trị,
dùng lâu ngày
Phục vụ nhu cầu đa
dạng trong tiêu dùng
thiết yếu hàng ngày.
Phục vụ nhu cầu khá
riêng biệt, không thƣờng
xuyên.
Phục vụ nhu cầu đa
dạng, không thƣờng
xuyên.
Sử dụng hình thức
khách hàng tự phục vụ
là chủ yếu.
Khách hàng đƣợc phục
vụ theo nhu cầu.
Khách hàng đƣợc phục
vụ theo nhu cầu.
Quy mô trung bình hoặc
lớn, yêu cầu về vốn, cơ
sở vật chất, nguồn lực
khá cao.
Quy mô nhỏ, yêu cầu về
cơ sở vật chất ở mức
thấp.
Quy mô trùng bình hoặc
lớn, yêu cầu cơ sở vật
chất cỡ mức trung bình

Quản lý bán hàng tập
Dịch vụ cung cấp ở mức
Dịch vụ cung cấp ở mức
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
12
trung. Qui trình bán
hàng và chăm sóc khách
hàng có nhiều tiến bộ và
khâu chăm sóc khách
hàng đƣợc đánh giá cao.
thấp. Khau chăm sóc
khách hàng trƣớc và sau
bán hàng gần nhƣ không
có.
cao. Tuy nhiên qui trình
dịch vụ còn đơn giản và
khâu chăm sóc khách
hàng sau bán hàng cũng
rất yếu
Nguồn: “Tác giả khóa luận tự tổng hợp”
Thực tế việc kết hợp giữa siêu thị và hai loại hình trên là khá phổ biến.
Siêu thị liên kết với cửa hàng để bán chuyên bán các loại hàng hóa khác nhau
trong cùng một khuôn viên. Các cửa hàng chuyên biệt chiếm một vị trí nhỏ
trong tổng thể kiến trúc, hay sự kết hợp giữa siêu thị và cửa hàng bách hóa
trong một trung tâm thƣơng mại. Tuy nhiên, ở một số trƣờng hợp đặc biệt,
trong quá trình phát triển hai loại hình bán lẻ này có thể cạnh tranh với siêu
thị. Ví dụ nhƣ những cửa hàng bán lƣơng thực thực phẩm với siêu thị.

1.2.1. Trung tâm thƣơng mại, hội chợ triển lãm, chợ
Khái niệm về trung tâm thương mại, “Trung tâm thƣơng mại (TTTM)
là một nơi tập trung các doanh nghiệp kinh doanh giải trí, dịch vụ bán lẻ,
nhằm phục vụ dân cƣ khu vực xung quanh”
[2]
. Theo khái niệm của các nƣớc
châu Âu thì TTTM đƣợc hiểu là một tổ hợp bao gồm các cửa hàng bán lẻ và
các loại hình dịch vụ tập trung tại cùng một địa điểm, đƣợc quy hoạch, xây
dựng và quản lý nhƣ một tổng thể thống nhất. Cụ thể : “TTTM thƣờng bao
gồm một cửa hàng bán lẻ tổng hợp (là một siêu thị hay một đại siêu thị )
chuyên bán thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cùng với nhiều
cửa hàng chuyên doanh nhƣ hiệu thuốc, cửa hàng thời trang, giày dép và đủ
loại dịch vụ nhƣ dịch vụ ngân hàng, du lịch, bƣu điện Tất cả tập trung trên
một khu vực lớn nằm ở ngoại ô các thành phố và kèm theo là những bãi đỗ xe
rất rộng, có bán xăng cho khách hàng.”
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
13
Theo quyết định 1371/2004/QĐ-BTM khái niệm về TTTM nhƣ sau:
"Trung tâm thƣơng mại là loại hình tổ chức kinh doanh thƣơng mại hiện đại,
đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch
vụ; hội trƣờng, phòng họp, văn phòng cho thuê… đƣợc bố trí tập trung, liên
hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu
chuẩn về diện tích kinh doanh; trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức
kinh doanh; có các phƣơng thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu
cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thƣơng nhân và thoả mãn nhu cầu về
hàng hoá, dịch vụ khách hàng". Nhƣ vậy, từ rất nhiều cách tiếp cận về trung
tâm thƣơng mại chúng ta thấy trung tâm thƣơng mại cấp vùng là một loại

TTTM đủ lớn về quy mô (diện tích, mặt hàng kinh doanh và các dịch vụ giải
trí, số diện tích cho các văn phòng thuê, ), bán kính phục vụ cho nhu cầu
giải trí, tiêu dùng cũng nhƣ cung cấp lƣợng văn phòng cho các doanh nghiệp
khá lớn (số các văn phòng cho các doanh nghiệp thuê không chỉ trong tỉnh mà
cung cấp nhu cầu này cho nhiều tỉnh và các doanh nghiệp nƣớc ngoài có nhu
cầu). TTTM cấp vùng bao gồm các loại hình cửa hàng với nhiều chủng loại
hàng hoá và các hoạt động dịch vụ phong phú nhƣ dịch vụ tài chính, ngân
hàng, bƣu điện, và hàng loạt dịch vụ phụ trợ cho quá trình phân phối…;
TTTM cấp vùng có qui mô lớn hơn hẳn TTTM cấp tỉnh về diện tích, về qui
mô, về số lƣợng mặt hàng, về lƣu lƣợng khách hàng, về bán kính phục vụ,
Đặc biệt TTTM cấp vùng sẽ phải có ứng dụng những phƣơng thức kinh doanh
tiến bộ và hiện đại tƣơng xứng với các TTTM của các quốc gia trong khu vực.
Khái niệm về hội chợ triển lãm
[2]
: Hội chợ triển lãm là hình thức tổ
chức sinh hoạt kép vừa trao đổi hàng hóa vừa tiến hành giới thiệu các sản
phẩm hàng hóa mới, những thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa…
Khái niệm hội chợ vẫn còn nguyên giá trị của nó nhƣng thƣờng trong các
cuộc hội chợ triển lãm các doanh nghiệp tiến hành một mảng gần nhƣ là chủ
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
14
yếu đó là ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa đối với các sản phẩm đƣợc
đem ra triển lãm giới thiệu.
Hội chợ triển lãm thƣờng là khoản đầu tƣ tiếp thị lớn của các công ty
tham gia. Chi phí bao gồm thuê không gian, lắp đặt thiết bị, thiết kế phòng
trƣng bày, đƣờng điện thoại, mạng, chi phí in ấn quảng cáo…Hiện nay, tại các
thành phố phát triển thƣờng tổ chức hội chợ triển lãm nhƣ một phƣơng tiện

nhằm phát triển kinh tế. Ví dụ ở Mỹ mỗi năm có khoảng hơn 2000 hội chợ
triển lãm đƣợc mở.
Hội chợ triển lãm thƣờng đƣợc tổ chức tại các tỉnh, thành phố lớn có
nhu cầu phát triển về kinh tế, chính vì vậy chỉ hình thành hội chợ triển lãm
cấp vùng khi và chỉ khi tập trung đƣợc nhu cầu lớn về tiêu thụ sản phẩm của
một vùng kinh tế hay nói cách khác đó là địa bàn tập trung nhiều hàng hóa
sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu (là nơi cung cấp hàng hóa trong nƣớc và
xuất khẩu).
Khái niệm về chợ: Chợ là nơi gặp nhau giữa cung và cầu hàng hoá, dịch
vụ, vốn, là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa ngƣời sản xuất,
ngƣời buôn bán và ngƣời tiêu dùng.
- Theo định nghĩa ở từ điển tiếng Việt
[5]
: Chợ là nơi công cộng để
nhiều ngƣời đến mua, bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định; chợ là
nơi gặp gỡ nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn là nơi tập trung
hoạt động mua bán hàng hóa giữa ngƣời sản xuất, ngƣời buôn bán và ngƣời
tiêu dùng. Chợ là nơi tụ họp để mua bán trong những buổi, ngày nhất định.

- Theo khái niệm thƣờng dùng trong lĩnh vực thƣơng mại: chợ là loại
hình thƣơng nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nƣớc ta; chợ là
hiện thân của hoạt động thƣơng mại, là sự tồn tại của không gian thị trƣờng
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
15
mỗi vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập
trung nhiều nhất ở các vùng đô thị các thành phố lớn.
- Khái niệm về chợ theo quy định của Nhà nƣớc: Tại Thông tƣ 15-

TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thƣơng mại: “Chợ là mạng lƣới
thƣơng nghiệp hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế
- xã hội”. Theo quyết định số 1371/2004/QĐ – BTM 24/09/2004 của Bộ
thƣơng mại
[2]

+ Phạm vi chợ: là khu vực kinh doanh dành cho hoạt động chợ, bao gồm
diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (nhƣ: bãi để xe, kho
hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đƣờng bao quanh
chợ.
+ Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa
hàng đƣợc bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có
diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m
2
/điểm. Nhƣ vậy cho thấy hiện có 3 loại
chợ, gồm: chợ loại I, chợ loại II và chợ loại III . Trong phạm vi nhỏ, chợ cấp
vùng chỉ tính đến chợ loại I và chợ đầu mối.
* Chợ loại I là chợ có qui mô từ 400 điểm kinh doanh trở lên, đƣợc
đầu tƣ xây dựng kiên cố, có vị trí trung tâm, điểm kinh doanh tại chợ có diện
tích tối thiểu là 3 m
2
/điểm kinh doanh.
* Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu, thu hút, tập trung lƣợng
hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của
ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lƣu thông khác. Chợ
đầu mối cấp vùng phải là chợ đầu mối bán buôn hàng hoá nông sản thực
phẩm đa ngành, diện tích phải từ 600.000 m
2
- 800.000 m
2

.
1.2.2. Phân biệt về TTTM, siêu thị, hội chợ triển lãm và chợ
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
16
Có nhiều đối thủ cạnh tranh với siêu thị nhƣng xét về quy mô và mức
độ cạnh tranh thì nổi bật nhất là loại hình bán lẻ ở chợ. Qua nghiên cứu tài
liệu và thực tế tác giả khóa luận xin đƣa ra bảng so sánh giữa siêu thị và chợ ở
mức độ khái quát nhất.
Bảng 2: So sánh siêu thị và chợ

Siêu thị
Chợ
Chất lƣợng hàng hóa đƣợc đảm
bảo.
Chất lƣợng hàng hóa không đƣợc đảm
bảo.
Đa dạng về mặt hàng.
Đa dạng về mặt hàng.
Giá cả trung bình.
Giá cả trung bình.
Kém năng động so với thị trƣờng.
Rất năng động so với thị trƣờng.
Phần đầu tƣ cho cơ sở vật chất
nhiều.
Đầu tƣ cho cở sở vật chất ít.
Khác hàng tự phục vụ.
Khác hàng đƣợc phục vụ.

Văn minh hiện đại, không có tệ
nạn xã hội.
Loại hình truyền thống, vẫn tồn tại các tệ
nạn xã hội.
Cần ít ngƣời.
Cần nhiều ngƣời.
Quyền sở hữu, quản lý tập trung.
Quyền sở hữu, quản lý phân tán.
Nguồn: “Tác giả khóa luận tự tổng hợp”
Ngoài ra chúng ra còn xem xét đến các yếu tố:
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
17
Về cấu trúc xây dựng, trung tâm thƣơng mại và siêu thị đều có cấu trúc
khép kín trong khi chợ, hội chợ triển lãm có cấu trúc mở.
Về qui hoạch xây dựng, ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Vƣơng quốc
Anh, chỉ có các trung tâm thƣơng mại đƣợc nhà nƣớc quản lý về xây dựng
(qui định về khu qui hoạch xây dựng, diện tích, chiều cao). Cụ thể, trung tâm
thƣơng mại đƣợc qui định trong luật Luật Sử dụng đất của hầu hết các bang
tại Mỹ phải trên 40 000 m
2
. Trung tâm thƣơng mại phải có ít nhất hai toà nhà
bán hàng và có thể phục vụ số dân trong bán kính phục vụ ít nhất là 32 km;
Siêu trung tâm thƣơng mại khu vực, có 350 lối ra vào, phải có ít nhất 5 toà
nhà bán hàng và 300 gian hàng có thể phục vụ dân cƣ sinh sống trong phạm
vi bán kính 160 km . Các siêu thị, chợ thƣờng có qui mô nhỏ hoặc có tính ổn
định thấp, không nằm trong sự quản lý về qui hoạch xây dựng. Việc quyết
định xây dựng, thành lập các siêu thị thuộc về công ty kinh doanh siêu thị và

đa số các nƣớc phát triển đều không có qui định pháp luật về xây dựng siêu
thị.
[4]
Về qui mô thị trƣờng, với tất cả các loại hình trung tâm thƣơng mại, hội
chợ triển lãm, siêu thị, chợ, ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Anh, đều không hề
có qui định về số lƣợng dân cƣ, hay khách hàng mà các trung tâm thƣơng mại
đó phải đáp ứng. Tùy thuộc vào mật độ dân cƣ, khách hàng tiềm năng mà các
doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch xây dựng cơ sở kinh doanh của mình. Về mục
đích hoạt động, trung tâm thƣơng mại, siêu thị và chợ đều với mục đích chính
là bán hàng hay chi tiết hơn là bán lẻ hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch
vụ. Trong khi đó hội chợ triển lãm mục đích chính là quảng bá thƣơng hiệu,
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
1.3. Đặc điểm hoạt động của siêu thị
Hoạt động siêu thị mang những đặc điểm nhƣ sau :
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
18
- Khách hàng vào siêu thị tự do chọn lựa hàng hóa mà họ cần, với tiềm
năng lớn về hàng hóa, các mặt hàng đa dạng, thanh toán nhanh chóng, chính
xác. Siêu thị có nhiều hình thức khuyến mại, giá cả cũng hợp lý.
- Hệ thống quản lý cảu siêu thị chặt chẽ, tổ chức tốt, quy củ, đƣợc trang bị
hiện đại, cung cách phục vụ chu đáo, có kho hàng, bến bãi rộng cùng các thiết
bị chuyên dụng.
- Nguồn hàng của siêu thị đƣợc nhập với số lƣợng lớn, chất lƣợng cũng ổn
định, đƣợc siêu thị ký hợp đồng với những nhà phân phối trong nƣớc hay
nƣớc ngoài.
- Hoạt động siêu thị cần không chỉ cần không gian thoáng, rộng mà còn cần
có một địa điểm đẹp, tập trung nhiều dân cƣ, đáp ứng việc tiêu dùng mua sắm

của ngƣời dân có số khối lƣợng lớn, nhu cầu mua sắm cao.
- Là hoạt động đòi hỏi có số vốn đầu tƣ ban đầu rất lớn, lợi nhuận thu đƣợc
lúc đầu và việc thu hồi vốn lâu, đòi hỏi có không gian rộng rãi, trƣng bày
nhiều loại hàng hóa, phong phú và đa dạng.
1.4. Xu hƣớng phát triển của hệ thống siêu thị
Theo Tổng hợp của tác giả Anh Thi- Đức Vƣơng trong bài viết "Cạnh
tranh siêu thị" lƣu tại thƣ viện kinh tế thế giới cùng với số liệu tổng hợp từ
niên giám thống kê 2006 : "Trong những năm trở lại đây đang có rất nhiều
siêu thị mọc lên tại Hà Nội, tính từ năm 1995 cả nƣớc có khoảng 10 siêu thị
lớn và 2 siêu thị nhỏ, thì cuối năm 2004 đã có khoảng 140 siêu thị trên cả
nƣớc, tốc độ phát triển mạng lƣới siêu thị ngày càng lớn cả về quy mô lẫn tốc
độ. Theo số liệu của Viện Kinh tế Việt Nam, tính đến cuối năm 2006, cả nƣớc
đã có trên 2.000 siêu thị, 30 trung tâm thƣơng mại, trên dƣới 1.000 cửa hàng
tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh, thành cùng hơn 9.000 chợ với 165 chợ đầu
mối cấp vùng và tỉnh. Gần 5 triệu lao động đang làm việc trong ngành thƣơng
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
19
mại nội địa, nhƣng nhà nƣớc gần nhƣ không phải đầu tƣ đào tạo mà chủ yếu
tự doanh nghiệp huấn luyện theo nhu cầu thực tế. Bán buôn, bán lẻ hiện đại
dƣới hình thức siêu thị tự chọn, các chuỗi cửa hàng, trung tâm thƣơng mại
xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1994 và phát triển mạnh trong những
năm gần đây với tốc độ tăng trƣởng từ 15 -20%/ năm. Kênh phân phối hiện
đại này từ chỗ chỉ chiếm 3% thị phần bán lẻ dự kiến sẽ tăng đến 30 - 40% do
ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang
mua sắm tại siêu thị "
[1]
.

Cuộc đổ bộ và bành trƣớng mạng lƣới của các đại gia phân phối nƣớc
ngoài tại thị trƣờng VN nhƣ Metro, Bourbon, Parkson và tới đây là Diary
Farm cho thấy cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn nƣớc ngoài với các công
ty mang thƣơng hiệu trong nƣớc đã đến hồi quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh
này, một điều chắc chắn là “cuộc cạnh tranh không có sự cân sức” khi giữa
một bên là một số đại gia nƣớc ngoài có năng lực cạnh tranh, lợi thế nguồn
lực lớn về tài chính cộng thêm với việc họ đều là những tập đoàn bán lẻ hàng
đầu giàu kinh nghiệm trong việc kinh doanh siêu thị ở các khu vực trên thế
giới. Đối ngƣợc lại các siêu thị Việt Nam với các nhà đầu tƣ trong nƣớc vốn
xuất phát điểm từ những công ty nhà nƣớc “vang bóng một thời” đƣợc cải tiến
thành các công ty cổ phần kinh doanh với năng lực quản lý còn nhiều hạn chế,
vốn không lớn, khu vực kinh doanh hạn hẹp, chƣa biết khái thác hiệu quả khi
kinh doanh ngay chính trên sân nhà

.
Lý giải cho sự đầu tƣ với quy mô lớn này chính là trong những năm tới
các cửa hàng tự chọn, các trung tâm thƣơng mại và siêu thị sẽ đƣợc khách
hàng tìm đến nhiều hơn, do giá cả ngày càng hợp lý, cung cách phục vụ hiện
đại và ngày nay. Ngƣời tiêu dùng Việt Nam đã quen với việc đến siêu thị
nhiều hơn, họ cho rằng phong cách phục vụ và giá cả, chất lƣợng có thể tin
tƣởng đƣợc, phù hợp với thu nhập ngày càng nâng cao của ngƣời dân.
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
20
Thị trƣờng tại Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ bởi cơ sở hạ
tầng phát triển, năng lực tiêu dùng gia tăng và đặc biệt thói quen mua sắm của
khách hàng đang dần thay đổi. Ngƣời dân không còn lạ lẫm với những cái tên
siêu thị. Còn các ông chủ các tập đoàn siêu thị thì hy vọng con số 10% doanh

số trong mảnh đất siêu thị màu mỡ ở Việt Nam sẽ tăng lên, tiềm năng khi đầu
tƣ phát triển các mạng lƣới siêu thị sẽ ăn nên làm ra hơn. Tuy nhiên, không
phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện bởi đầu tƣ phát triển siêu thị đòi hỏi với
số vốn lớn, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tuy nhiên việc thu hồi vốn lại
chẳng dễ dàng gì, đâu phải là chuyện một sớm một chiều là có thể thu hồi
ngay vốn đƣợc.
Cuộc cạnh tranh siêu thị ngày nay thực sự là một cuộc cạnh tranh về giá,
chất lƣợng phục vụ- cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Đây là bài toán khó
đối với các nhà phân phối và bán lẻ trong nƣớc. Thực tế là không phải những
siêu thị trong nƣớc đƣợc sự ƣu tiên về vốn, thuế chiếm ƣu thế mà chính là các
tập đoàn phát triển siêu thị lớn nhƣ: Metro, Bourbon, kinh doanh siêu thị ở
Việt Nam chỉ mới có khoảng 10 năm trở lại đây cũng luôn nhận đƣợc ƣu đãi
của chính phủ Việt Nam. Các siêu thị trong nƣớc với quy mô nhỏ lẻ, manh
mún, doanh số siêu thị lớn nhất cũng chỉ đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng/ năm, thấp
hơn nhiều so với các siêu thị của các đối thủ nƣớc ngoài với doanh thu gấp
đến ba hay bốn, năm lần.
Trong sự cạnh tranh hiện nay các siêu thị VN phải đƣợc tổ chức và
kinh doanh theo chuỗi, nhằm ngăn chặn hạn chế và phân tán về nguồn lực vốn
và công nghệ. Một vấn đề nữa là các nhà quản lý Việt Nam, Bộ Thƣơng Mại
cần hoàn thiện hệ thống luật pháp nhƣ luật chống phá giá, hỗ trợ nhiều hơn
nữa các doanh nghiệp trong nƣớc về vốn, tìm kiếm mặt bằng và nguồn hàng
cho kinh doanh bán lẻ.
Nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị tại thành phố Hà Nội


Sv: Phạm Thị Thảo Anh2-K42A-KT&KDQT- ĐHNT
21
Xu hƣớng phát triển mạng lƣới siêu thị hiện nay là tăng quy mô, phát
triển mạng lƣới siêu thị, nhiều tiện ích, làm hài lòng khách hàng. Bƣớc tiến
nữa là kinh doanh siêu thị trực tuyến. Công nghệ bán hàng hiện đại này đƣợc

hiểu là khi bạn có địa chỉ website, chọn các danh mục hàng hóa mà bạn cần
chọn mua, các chƣơng trình khuyến mại và nhấn chuột vào đặt hàng, bạn sẽ
đƣợc mang hàng đến tận nhà trong khi chi phí vận chuyển là rất nhỏ, có thể là
miễn phí nếu khoảng cách gần. Internet tại Việt Nam đã và đang phát triển
mạnh mẽ trong những năm gần đây, giúp cho thƣơng mại điện tử có những
bƣớc chuyển mình rõ nét, nhanh chóng làm thay đổi cách thức, quan điểm
mua sắm của khách hàng, họ có nhiều sự lựa chọn hơn, có nhiều tiện ích hơn
ngày càng hài lòng với các dịch vụ mà họ đƣợc hƣởng trong sự cạnh tranh
gay gắt và quyết liệt của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam.
2. Tổng quan về bán lẻ hàng hóa
2.1. Kênh phân phối hàng hóa
Những hoạt động có liên quan đến việc tổ chức điều hành và vận
chuyển hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu thụ đƣợc hiểu là phân phối
hàng hóa, đó là chiếc cầu giữa ngƣời sản xuất hàng hóa và ngƣời tiêu thụ.
Đây là lĩnh vực hoạt động thƣơng mại rất rộng, với nhiều kênh khác nhau,
chính vì vậy khóa luận chỉ đề cập đến những vấn đề thuộc hoạt động bán lẻ
hàng hóa, là lĩnh vực hoạt động của siêu thị và liên quan trực tiếp, có ảnh
hƣởng, tác động đến quá trình phát triển của siêu thị.
Kênh phân phối hàng hóa đƣợc hình dung nhƣ một chuỗi bao gồm các
khâu trung gian khác nhau có liên quan đến tạo đƣờng đi của sản phẩm, dịch
vụ giúp sản phẩm có thể từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng. Trung gian
trong các kênh phân phối có thể là đại lý môi giới, ngƣời bán sỉ, bán lẻ.

×