Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.13 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN SỸ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Đồng Nai, 2017

1


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Đồng Nai, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Học viên thực hiện



Nguyễn Sỹ Minh

2


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian 2 năm học ở Trƣờng, em đã đƣợc Quý Thầy, Cô
giáo của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp truyền đạt những kiến thức xã hội và
kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn. Những
kiến thức hữu ích đó sẽ luôn hỗ trợ em trong công tác hiện hữu và trong tƣơng
lai.
Với tất cả lịng tơn kính, em xin gửi đến Quý Thầy, Cô giáo của Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn
TS. Bùi Thị Minh Nguyệt đã tạo điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn tận tình và
giúp đỡ em trong suốt q trình nghiên cứu để em có thể hồn thành Luận văn
tốt nghiệp này.
Đồng thời, Tơi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Anh, Chị, Em trong Cục
thống kê tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng nông nghiệp, Chi cục thống kê
huyện Trảng Bom, Lãnh đạo các xã và bà con nông dân trên địa bàn huyện
Trảng Bom đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Sau cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, ngƣời thân ln bên cạnh tơi,
động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện

Nguyễn Sỹ Minh


3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 2
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 3
Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.............................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp ....... 5
1.1.1. Nơng nghiệp và vai trị của nông nghiệp trong nền kinh tế ................... 5
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................................................. 8
1.1.3. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............................ 12
1.1.4. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ....... 19
1.1.5. Lý luận chung về nguồn lực và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
nông nghiệp .................................................................................................. 24
1.1.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp .................................................... 28
1.2. Cơ sở thực tiển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực ................................................. 28
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 29

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 35

4


Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................ 39
2.1. Đặc điểm chung của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai .............................. 39

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Trảng Bom ............................................ 39
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom ....................................... 43
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Trảng Bom ...................... 50
2.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện cơ bản đến SXNN của huyện ....................... 51
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 52
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 52
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 53
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 53
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 55
3.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông nghiệp huyện Trảng Bom giai đoạn 2011 – 2015 ............................. 55
3.1.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Trảng
Bom .............................................................................................................. 55
3.1.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của huyện Trảng Bom .................................................................................. 57
3.1.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành
phần trong nông nghiệp ............................................................................... 73
3.2. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai .................................................................................... 77
3.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp tại huyện
Trảng Bom ................................................................................................... 77

3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp tại huyện
Trảng Bom ................................................................................................... 81
3.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp tại huyện Trảng Bom
3.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Trảng Bom .
3.3.1. Những mặt tích cực............................................................................. 86
5


3.3.2. Những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết ....................................... 87
3.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc ............................... 88
3.4. Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN
của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới ....................... 90
3.4.1. Quan điểm chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu KTNN thời gian
tới ................................................................................................................. 90
3.4.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai trong thời gian tới ........................................................................ 91
3.4.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Trảng Bom trong
những năm tới .............................................................................................. 94
3.5. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai theo hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực trong nông nghiệp ................................................................................................ 96
3.5.1. Tổ chức quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ........................... 96
3.5.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp .................... 98
3.5.3. Đảm bảo nguồn vốn để đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu KTNN ........... 100
3.5.4. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, tăng cường khuyến nơng
3.5.5. Đẩy mạnh cơ giới hố nơng nghiệp, áp dụng ứng dụng khoa học - công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp .................................................................. 104
3.5.6. Tổ chức hệ thống cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm
đầu ra cho sản xuất nông nghiệp ................................................................ 105
3.5.7. Đổi mới và vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách kinh tế liên quan để đẩy

nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng phát triển nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lự .................................................................................. 108
KẾT LUẬN: ..................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 111

6


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp
nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trƣờng rộng lớn của
nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự phát
triển của đất nƣớc. Ở nƣớc ta, “tam nông” xuất hiện từ rất xa xƣa, từng bƣớc
kết thành hệ thống có cấu trúc ngày càng hợp lý và giữ vai trò kinh tế - xã hội
quan trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan do
nơng nghiệp có một vị trí quan trọng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
sẽ có tác động rất mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bản thân
trong ngành nông nghiệp, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hƣớng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
nơng nghiệp là một địi hỏi tất yếu khách quan.
Huyện Trảng Bom là một huyện của tỉnh Đồng Nai, huyện có tổng diện
tích đất tự nhiên là 323,70 km2 (trong đó đất nơng nghiệp là 26.445ha, chiếm
trên 80% diện tích đất tự nhiên của huyện). Dân số là 275.388 ngƣời (trong đó
60% dân số sống ở nông thôn và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp)
với phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nơng nên đời sống cịn khó
khăn, cơ sở vật chất cịn thiếu thốn. Trong những năm qua, kinh tế nơng
nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực, nhiều vùng đất
trƣớc đây chƣa đƣợc khai thác, hoặc khai thác chƣa có hiệu quả nay đã

đƣợc sử dụng tƣơng đối hiệu quả vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau...
Tuy nhiên, so với tiềm năng và nguồn lực của huyện thì tốc độ phát
triển kinh tế nơng nghiệp cịn thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển
dịch chậm, chƣa hợp lý. Một trong những ngun nhân chính là do ngƣời
nơng dân vẫn chƣa phát huy hết đƣợc hiệu quả từ việc sử dụng các nguồn lực
trong nông nghiệp nhƣ nguồn vốn, đất đai, lao động, khoa học công nghệ.

1


Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện phải chuyển dịch nhƣ thế nào
cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay là một vấn đề đáng qua
tâm. Việc nhìn lại một cách khái quát nhất tình hình nơng nghiệp, nơng thơn,
từ đó có cách tiếp cận đúng đắn, có luận cứ khoa học, hệ thống hóa lơgíc để
phân tích, luận giải các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc ta đối với từng thời kỳ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn đồng
thời đƣa ra những định hƣớng cho nông nghiệp, nông thôn phát triển trong
tƣơng lai - tất cả những việc đó là nhiệm vụ nặng nề địi hỏi phải có sự đầu tƣ
nghiên cứu nghiêm túc.
Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực là việc làm rất cần thiết để kinh tế địa phƣơng phát triển trong
tình hình hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: ‘‘
t

u ển dị

tr n v

ả p


p

ơ ấu kinh tế nông nghiệp t eo ướng nâng cao hiệu

quả sử dụng các nguồn l

trên ịa bàn huyện rản

om t n

ồn n ’’

đƣợc tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế nông nghiệp
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện nhằm đề xuất giải pháp
góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo
hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp trên địa
bàn huyện Trảng Bom, - tỉnh Đồng Nai.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
+ Đánh giá đƣợc thực trạng cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Trảng Bom giai đoạn 2010 – 2015.
+ Đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại huyện Trảng Bom
- tỉnh Đồng Nai.
2



+ Đề xuất đƣợc một số giải pháp góp phần đẩy mạnh q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong nông nghiệp tại huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tại huyện Trảng Bom- tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại địa bàn Huyện Trảng Bom, Tỉnh
Đồng nai.
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu từ năm 2011 - 2015
- Về mặt nội dung: Tập trung vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp trên 3 nội dung: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành,
cơ cấu vùng. Trong đó, luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cơ cấu
kinh tế ngành trong nông nghiệp của huyện Trảng Bom bao gồm: Trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ và lâm nghiệp gắn với sử dụng các nguồn lực
trong nông nghiệp bao gồm: Nguồn vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tại huyện Trảng Bom giai đoạn 2011 – 2015. Đánh giá
những thành công, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp tại huyện.
- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.

3



- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong nông nghiệp trên địa bàn Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
5. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
1.1.1. Nơng nghiệp và vai trị của nơng nghiệp trong nền kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu sản xuất chủ
yếu để tạo ra lƣơng thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.[5]
Các quan điểm về ngành nông nghiệp:
- Quan niệm nông nghiệp theo nghĩa rộng: là tổ hợp các ngành gắn liền
với quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.
- Quan niệm nông nghiệp theo nghĩa hẹp: bao gồm trồng trọt và chăn
nuôi. Trong trồng trọt đƣợc phân ra trồng cây lƣơng thực, cây cơng nghiệp,
cây ăn quả… Ngành chăn ni gồm có chăn ni gia súc, gia cầm…
1.1.1.2. Vai trị của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Ở nƣớc ta, sản xuất nơng nghiệp đã có từ xa xƣa và đƣợc xem là cái nôi
của nền văn minh lúa nƣớc. Đến nay, nơng nghiệp vẫn giữ vai trị quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân với tỷ trọng 21% GDP và hơn 56% lao động xã
hội đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đang
từng bƣớc chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hố lớn [5]
Vai trị của nơng nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân đƣợc thể hiện ở
một số điểm sau:
- Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm thiết yếu cho con ngƣời (lƣơng thực, thực phẩm và nguyên liệu cho
công nghiệp) mà không một ngành nào có thể thay thế đƣợc.

5


- Nơng nghiệp có ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng, góp phần đáng kể vào
tích luỹ ban đầu cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc, có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với các nƣớc đang phát triển. Tích luỹ trong nông nghiệp đƣợc thực
hiện trực tiếp thông qua thuế sử dụng đất nông nghiệp[5]. Nguồn thu này tuy
không lớn nhƣng ổn định và là nguồn thu chủ yếu có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của địa phƣơng trong thời kỳ cơng nghiệp hố.
- Nơng nghiệp có ảnh hƣởng đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc
biệt là ngành công nghiệp. Sự phát triển ổn định, vững chắc của nơng nghiệp
có ý nghĩa quyết định đối với ngành cơng nghiệp, dịch vụ và tồn nền kinh tế
quốc dân. Việc giải quyết đủ lƣơng thực cho nhu cầu trong nƣớc và dƣ thừa
để xuất khẩu đƣợc coi là nền tảng quan trọng nhất cho sự ổn định nền kinh tế
quốc dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngồi lƣơng thực và thực
phẩm, nơng nghiệp còn cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông sản. Sự phát triển của
công nghiệp chế biến, ở mức độ rất lớn phụ thuộc vào quy mô và tốc độ của

sản xuất nơng nghiệp. Tính phụ thuộc này sẽ càng tăng lên khi nhu cầu sản
xuất và xuất khẩu nông sản với kỹ thuật cao tăng lên[5].
- Nông nghiệp, nông thôn là thị trƣờng rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho
nền kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện để chuyển các yếu tố sản xuất
sang khu vực phi nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp
nhân lực cho các ngành kinh tế xã hội phát triển. Quá trình phát triển kinh tế
ở hầu hết các nƣớc đều gắn liền với sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nƣớc ta đòi hỏi nguồn
lao động không ngừng đƣợc bổ sung từ khu vực nông nghiệp.
1.1.1.3. Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất
khác không thể có, đó là:
6


- Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt.
Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu vì nó có vai trị quyết định (trực
tiếp hay gián tiếp) tạo ra các loại nông sản phẩm. Khơng có ruộng đất thì về
cơ bản khơng thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nông
nghiệp[5].
Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt vì khác với các loại tƣ liệu sản
xuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dƣỡng hợp lý thì ruộng đất
chẳng những khơng bị hao mịn, chất lƣợng khơng giảm đi qua q trình sử
dụng mà cịn tốt hơn, tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ ngày càng tăng lên.
Tính chất đặc biệt của ruộng đất cịn thể hiện ở chỗ ruộng đất vừa là tƣ
liệu lao động, vừa là đối tƣợng lao động. Là đối tƣợng lao động khi ruộng đất
chịu sự tác động trực tiếp của con ngƣời thông qua các biện pháp canh tác; là tƣ
liệu lao động khi con ngƣời thông qua ruộng đất tác động lên cây trồng, cung

cấp các yếu tố dinh dƣỡng để cây trồng sinh trƣởng và phát triển.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống: Trong
nông nghiệp đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống, đó là những cây trồng,
vật ni, phát sinh, tồn tại và sinh trƣởng, phát triển theo các quy luật sinh
học. Do đó trong q trình sản xuất, chúng ln địi hỏi sự tác động thích hợp
của con ngƣời và của tự nhiên để sinh trƣởng và phát triển.
- Sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ: Trong sản xuất nơng nghiệp
tính thời vụ đƣợc thể hiện rất rõ nét, đặc biệt là trong ngành trồng trọt. Nhân
tố cơ bản quyết định tính thời vụ của sản xuất là quy luật sinh trƣởng và phát
triển của cây trồng, vật ni.
- Sản xuất nơng nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành
ngoài trời: Xuất phát từ đặc điểm của đối tƣợng sản xuất trong nơng nghiệp
địi hỏi quá trình sinh trƣởng và phát triển dài, hoạt động sản xuất gắn với tự
nhiên trên không gian ruộng đất rộng lớn. Vì vậy, lao động và tƣ liệu lao động
luôn luôn bị di động và thay đổi theo thời gian và không gian.

7


- Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của các điều
kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước,…
Ngồi những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nơng
nghiệp Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng nhƣ sau:
- Sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta phổ biến là sản xuất nhỏ, cơ cấu nông
nghiệp nƣớc ta đang chuyển dịch theo u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa nhiều thành phần theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Trong nơng nghiệp nƣớc ta, bình qn ruộng đất theo đầu ngƣời ít, sức lao
động nơng nghiệp nhiều lại phân bố không đồng đều giữa các miền và các vùng.
- Sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt

đới, ẩm, có chế độ gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt, đồng thời tùy
theo vĩ tuyến và độ cao của từng vùng mà một số nơi cịn có khí hậu ơn đới.
Tài ngun khí hậu ấy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi là: Có thể phát triển
nhiều chủng loại cây trồng, vật ni, xây dựng cơ cấu cây trồng, công thức
luân canh, trồng xen, trồng gối, sử dụng khơng gian nhiều tầng, có khả năng
tăng vụ và rải vụ sản xuất quanh năm, bốn mùa có thu hoạch. Mặt khác, khí
hậu nƣớc ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho sản xuất nơng nghiệp
nhƣ: bão lụt, hạn hán, gió mùa đơng bắc, gió tây, gió lào, sƣơng muối,… gây ra
những tổn thất lớn đối với mùa màng.
1.1.2. Cơ ấu k n tế nôn n

ệp

1.1.2.1. Khái niệm
Để hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trƣớc hết cần làm
rõ khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế.
- Khái niệm cơ cấu: Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng,
cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của
một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững
chắc giữa các bộ phận của nó. [19]

8


- Khái niệm cơ cấu kinh tế: là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng
với những mối quan hệ về chất lƣợng và số lƣợng giữa các bộ phận cấu
thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội
nhất định.
- Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp: là tổng thể các yếu tố hợp
thành nền nông nghiệp theo những quan hệ nhất định cùng với sự tác động

qua lại lẫn nhau gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể (điều kiện tự
nhiên, trình độ cơng nghệ, trình độ phân cơng lao động, trình độ tổ chức
quản lý,…) nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã định.
Cũng nhƣ cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
mang tính khách quan, lịch sử, xã hội và ln gắn liền với sự phát triển
của lực lƣợng sản xuất, sự phân công lao động xã hội… chuyển dịch từ
thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp dƣới tác động của quy luật tự
nhiên, kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hình thành, biến đổi
gắn liền với sự phát triển của cơ chế thị trƣờng, từ kinh tế tự nhiên dần
dần chuyển thành kinh tế hàng hóa, q trình này tác động và thúc đẩy
ngành nông nghiệp phát triển đa dạng và năng động theo hƣớng tiên tiến.
1.1.2.2. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Dựa vào bản chất của cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đã nêu thì cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp gồm các phần:
- Cơ ấu k n

tế nộ bộ n

n

nôn

n

ệp: Đƣợc thể hiện ở

những mối quan hệ, tỷ lệ giữa các phân ngành trong ngành nông nghiệp
nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp,…. Trong quá trình phát triển,
tƣơng quan giữa các phân ngành trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nơng
nghiệp sẽ có những chuyển biến quan trọng theo hƣớng đa dạng hố sản

xuất. Đó chính là sự phát triển lực lƣợng sản xuất và phân công lao động
xã hội trong sản xuất nông nghiệp[5].
Cơ sở của cơ cấu ngành là sự phân công lao động xã hội; phân cơng
lao động xã hội càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng đƣợc phân chia đa
9


dạng. Tiền đề của sự phân công lao động trong nông nghiệp là năng suất
lao động nông nghiệp. Trƣớc hết, năng suất lao động của khu vực sản xuất
lƣơng thực phải đạt tới một giới hạn nhất định, đảm bảo đủ lƣơng thực cần
thiết cho xã hội. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phân công giữa những
ngƣời sản xuất lƣơng thực với những ngƣời chăn nuôi và các ngành nghề
khác trong nông nghiệp.
- Cơ ấu t

n p ần k n tế: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế

khác nhau trong nền kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng là một tất
yếu khách quan trên con đƣờng đi lên của đất nƣớc. Các thành phần kinh
tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trƣớc pháp luật,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Cơ cấu thành
phần kinh tế ở nƣớc ta gồm: Kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế cá
thể và tiểu chủ, kinh tế tƣ bản tƣ nhân, kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc, kinh tế có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Cơ ấu k n

tế vùn

lãn


t ổ: Cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ

phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian, địa lý. Trong
nông nghiệp, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ dựa trên điều kiện riêng, đặc
thù về tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng trong phạm vi quốc gia hay các
địa phƣơng. Việc phân vùng kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ
khơng đồng nghĩa với phân chia địa giới hành chính và là cơ sở quan
trọng cho việc hoạch định và thực thi chiến lƣợc, kế hoạch và chính sách
phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Mục đích
của phân vùng là nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, khắc
phục mặt hạn chế của từng vùng trong tổng thể chung của cả nƣớc, tạo ra
sự liên kết bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng. Quan trọng hơn là
mở ra hƣớng chuyên canh sản xuất nơng sản hàng hóa đặc trƣng của mỗi
vùng với khối lƣợng lớn, năng suất cao, chất lƣợng tốt, thuận lợi cho việc

10


chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển nông nghiệp
theo hƣớng sản xuất mới, sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao.
Ngồi các cách tiếp cận nói trên, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn
đƣợc xem xét dƣới các góc độ khác nhƣ lao động, thị trƣờng, sản phẩm
dƣới hình thái hiện vật và giá trị, trình độ xã hội hố, trình độ phân cơng,
hiệp tác trong nƣớc và quốc tế…
1.1.2.3. Tiêu chuẩn và ý nghĩa của cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý.
Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp nói riêng của mỗi nƣớc là khác nhau tuy nhiên tất cả đều
hƣớng đến một cơ cấu kinh tế hợp lý[11].
Tiêu chuẩn chung nhất để xem xét một cơ cấu kinh tế nông nghiệp

hợp lý là cơ cấu đó phải tạo ra sự tăng trƣởng, phát triển ổn định và bền
vững cho nơng thơn từ đó góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc
dân, bao gồm các vấn đề sau:
- Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hợp lý phải phản ánh đầy đủ, chính
xác các quy luật khách quan, phải lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm thƣớc
đo cuối cùng.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý phải tận dụng triệt để các lợi
thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực,… của cả nƣớc,
của ngành và của từng địa phƣơng.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý là phải tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế và các thành phần kinh tế.
Việc xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý là xác định tỷ
trọng của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế trong nông
nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi ngành, mỗi vùng và
mỗi thành phần kinh tế để tạo cơ cấu kinh tế nơng nghiệp sao cho có sự hỗ
trợ, bổ sung lẫn nhau, nhằm khai thác các nguồn lực sẵn có một cách tối
ƣu nhất nhƣng vẫn đảm bảo về nguồn tài nguyên, môi trƣờng sinh thái. Từ

11


đó góp phần đạt mục tiêu của ngành, của vùng, của nền kinh tế và tạo điều
kiện cho các ngành khác phát triển.
1.1.3. Lý luận về

u ển dị

ơ ấu k n tế nôn n

ệp.


1.1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Nông nghiệp là một hệ thống phức tạp gồm nhiều bộ phận có mối
quan hệ hữu cơ với nhau. Những bộ phận này đƣợc coi nhƣ là các phần tử
trong một cấu trúc có sự quan hệ mật thiết mà sự thay đổi của phần tử này
hay sự biến đổi của một yếu tố làm cho phần tử này thay đổi thì cũng làm
cho các yếu tố khác của phần tử khác thay đổi và kéo theo đó là những
biến đổi của cấu trúc. Làm thay đổi các phần tử bên trong một cấu trúc
chính là làm thay đổi cơ cấu hay là chuyển dịch cơ cấu[5].
Nhƣ vậy, có thể hiểu

u ển dị

ơ ấu k n tế nơn n

ệp là

q trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tƣơng tác trong hệ
thống theo những định hƣớng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đƣa hệ
thống đó từ trạng thái này tới trạng thái khác tối ƣu hơn thông qua sự quản
lý, điều khiển của con ngƣời theo đúng quy luật khách quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với q trình phân
cơng lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo ra hệ
thống kinh tế nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tối ƣu các nguồn lực
(vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật…), đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn
định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý tạo điều kiện để
ngành nơng nghiệp nhanh chóng thích ứng với u cầu hội nhập và mở
rộng hợp tác quốc tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hợp lý góp phần duy trì
có hiệu quả nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà
nƣớc giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể là nền tảng,
bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
12


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý góp phần thực
hiện thành cơng q trình CNH, HĐH, thực hiện chiến lƣợc hƣớng về
xuất khẩu, từng bƣớc chuyển sang nền kinh tế tri thức.
1.1.3.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp: Chuyển
dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp một cách khoa học và hợp lý là
giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản
xuất ngành chăn ni, thủy sản. Tiếp tục chuyển mạnh một phần diện
tích đất trũng, bãi bồi sang đào ao nuôi cá, lập vƣờn để có giá trị kinh tế
cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp. Từng
bƣớc tăng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, xác định hợp
lý cơ cấu đàn lợn, đàn gia cầm, đàn bị. Thực hiện phƣơng thức chăn
ni kết hợp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để có hiệu quả kinh tế. Từng
bƣớc phát triển thuỷ sản trở thành thế mạnh, kết hợp ni thả những
giống cá có hiệu quả kinh tế cao với việc phát triển hệ thống tiêu thụ,
đƣa giá trị thu nhập ở khu vực này tăng cao hàng năm[5].
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng: Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo vùng thể hiện sự tái phân công lao động theo
vùng lãnh thổ. Dựa trên những lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế
- xã hội của mỗi vùng mà hình thành các vùng kinh tế. Các vùng kinh tế
này có những đặc điểm khác nhau nhƣng có điểm chung là dựa vào những
lợi thế đó để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế
trong vùng nhằm tạo ra sự phát triển.

Xác định cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ tạo cơ sở để khai thác và sử
dụng có hiệu quả hơn những tiềm năng về tài nguyên, sức lao động, cơ sở
vật chất hiện có của từng vùng. Điều này quyết định tốc độ phát triển kinh
tế hàng hố ở nơng thơn mỗi vùng cũng nhƣ cả nƣớc. Khi có biến đổi lớn
trong vùng kinh tế về kết cấu hạ tầng và tình hình kinh tế - xã hội nhƣ hệ
thống giao thông, thuỷ lợi, trình độ dân trí, vốn đầu tƣ, thị trƣờng tiêu thụ,
13


đặc biệt là sự xuất hiện của những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học,
nhu cầu mới của thị trƣờng… sẽ xuất hiện những ngành sản xuất - kinh
doanh mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Trong nền kinh tế thị
trƣờng ln tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau. Chính sự đa dạng
hố sở hữu đã quyết định sự tồn tại của các thành phần kinh tế. Sự khác
nhau giữa các thành phần kinh tế thể hiện ở trình độ xã hội hố, sự phát
triển của lực lƣợng sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, phƣơng thức phân
phối sản phẩm và các mối quan hệ về lợi ích. Mỗi thành phần kinh tế có
bản chất và những đặc điểm riêng. Lợi ích của các thành phần kinh tế vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn và có mối quan hệ với nhau, cùng tồn tại với
nhau trong một nền kinh tế. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần đã trở thành tất yếu trong đời sống xã hội của nhiều nƣớc trên thế
giới. Do đó, phải tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tồn tại và
phát triển trong một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Chuyển dịch cơ
cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp ở nƣớc ta đƣợc thực hiện theo
hƣớng đảm bảo để kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, là lực lƣợng vật
chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết nền kinh tế, tạo điều
kiện và môi trƣờng thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển; kinh
tế nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tƣ nhân có vai trò quan trọng, là

một trong những động lực của nền kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lao động: Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo lao động là sự tái phân công lao động dựa vào các
lợi thế trong quá trình phát triển sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
lao động nhằm tạo ra đủ việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao thu nhập
và đời sống cho ngƣời lao động, phát huy năng lực của lao động, đóng
góp hiệu quả hơn cho khu vực, cho vùng, cho đất nƣớc, cho sự phát triển
và ổn định kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động đƣợc thực
14


hiện trên cơ sở kế hoạch, chiến lƣợc qui hoạch đội ngũ cán bộ, công nhân,
nông dân… theo một cơ cấu hợp lý để từ đó phát huy đƣợc thế mạnh về
lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đất đai: Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với đặc điểm tự nhiên sinh thái
của vùng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Sản xuất nông
nghiệp bao gồm cây trồng, vật nuôi nên việc áp dụng các phƣơng thức sản
xuất nông lâm nghiệp với các mơ hình canh tác phù hợp với điều kiện sinh
thái của từng vùng nhƣ trồng loại cây nào phù hợp với đặc điểm thời tiết,
đất đai, loại đất… hay biết kết hợp các loại cây trồng vật nuôi phù hợp với
điều kiện sinh thái vùng, địa điểm canh tác thì sẽ đem lại năng suất cao
hơn, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích sẽ cao hơn, từ đó hiệu quả
sử dụng đất sẽ đƣợc nâng cao. Do vậy cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đƣợc
chuyển dịch theo xu hƣớng nâng cao hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp
vì thế tác động tới q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo trình độ cơng
nghệ: Trình độ cơng nghệ trong sản xuất nơng nghiệp nƣớc ta từng bƣớc
đƣợc nâng cao, cơ sở vất chất kỹ thuật của nông nghiệp ngày càng hiện
đại, khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng to lớn của nền nông

nghiệp nhiệt đới phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.
Xu hƣớng chung hiện nay là phải tăng tỷ trọng công nghệ sản xuất và
quản lý hiện đại kết hợp với khai thác lợi thế của công nghệ truyền thống.
1.1.3.3. Yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với tăng
trưởng: Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lƣợng hàng
hóa và dịch vụ của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nhƣ
vậy, có thể hiểu tăng trƣởng nơng nghiệp là sự tăng lên về sản lƣợng hàng
hóa và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn gốc của tăng trƣởng
nông nghiệp là sự gia tăng và/hoặc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực
15


đầu vào cơ bản đối với quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao
động và công nghệ. Mặt khác, để đảm bảo cung cấp đủ lƣơng thực, thực
phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ ngày càng tăng, nguyên
liệu cho phát triển công nghiệp, vốn và ngoại tệ cho tái sản xuất mở rộng
và tích lũy ban đầu để đầu tƣ phát triển các ngành kinh tế khác, các ngành,
các lĩnh vực trong nông nghiệp phải không ngừng gia tăng quy mô sản
lƣợng, nghĩa là tăng trƣởng. Tuy nhiên, mức tăng sản lƣợng giữa các
ngành, giữa các lĩnh vực là không giống nhau, nhờ đó tạo tiền đề để
chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở bố trí lại
một cách hợp lý các nguồn lực đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
giữa các ngành, các lĩnh vực.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp
bền vững: Phát triển nông nghiệp bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của
mọi quốc gia và là một quá trình biến đổi lâu dài theo xu hƣớng ngày càng
hồn thiện. Phát triển nơng nghiệp bền vững có ý nghĩa rộng lớn, bao hàm
cả bốn mục tiêu cơ bản là: Tăng trƣởng kinh tế - tăng về quy mô số lƣợng,

thay đổi về cơ cấu kinh tế - thay đổi về chất lƣợng, tiến bộ về xã hội nâng cao chất lƣợng cuộc sống của đại bộ phận dân cƣ, cải thiện về môi
trƣờng tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và chỉ khi nào đồng thời đạt
hiệu quả cao ở cả bốn mục tiêu này thì nền nơng nghiệp mới đƣợc xem là
phát triển bền vững.
Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế học coi chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của
một nền kinh tế [19]. Bởi vì, có những quốc gia đạt đƣợc mức tăng trƣởng
nông nghiệp rất cao nhƣng vẫn còn một bộ phận lớn ngƣời dân sống ở
nơng thơn có thu nhập dƣới mức nghèo đói. Đây là hệ quả của sự chuyển
dịch thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các thành phần kinh tế và
giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế đó. Mặt khác, sự tăng trƣởng
16


nhanh chóng của nền kinh tế có thể kéo theo sự khai thác tài nguyên thiên
nhiên bừa bãi, khiến cho các nguồn tài nguyên bị kiệt quệ, làm phá vỡ cân
bằng môi trƣờng sinh thái hoặc cùng với tăng trƣởng là sự bất bình đẳng
về kinh tế, chính trị và nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị hạ thấp hoặc
mất đi, dẫn tới cơ cấu xã hội bị đảo lộn và bất ổn định. Tuy nhiên, nếu chỉ
nhấn mạnh đến công bằng xã hội và bền vững môi trƣờng tự nhiên sẽ dẫn
tới phát triển dàn trải giữa các ngành và giữa các vùng, dẫn tới tăng
trƣởng và chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, không đáp ứng đƣợc các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vì thế, để bảo đảm hài hịa cả
mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài, nhiều nƣớc chọn con đƣờng phát triển tồn
diện thơng qua tăng trƣởng kinh tế nhanh đi đôi với nâng cao chất lƣợng
tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ tín hiệu của thị
trường: Phát triển nơng nghiệp tồn diện với tốc độ tăng trƣởng cao và
bền vững nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hóa gắn với thị
trƣờng. Chỉ có nhƣ vậy mới khắc phục đƣợc xu hƣớng tự phát, tự cung, tự

cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
nƣớc ta hiện nay. Sản xuất hàng hóa đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào,
số lƣợng bao nhiêu, chất lƣợng và chủng loại ra sao phải do thị trƣờng
quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh
nghiệm của ngƣời sản xuất quyết định.
Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với hiệu quả kinh tế và
xã hội: Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải là cơ cấu đảm bảo đạt hiệu quả
kinh tế và xã hội cao. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, sản xuất chỉ có
thể tồn tại đƣợc khi sản phẩm có khả năng cạnh tranh, hay nói cách khác
sản xuất phải đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không phải
bao giờ cũng thống nhất với hiệu quả xã hội. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp khơng chỉ tính đến hiệu quả về mặt kinh tế mà còn

17


phải tính đến hiệu quả về mặt xã hội, phải đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu
tổng hợp, cả về kinh tế và xã hội.
Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với nền kinh tế mở và
hội nhập quốc tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
phải phù hợp với xu hƣớng hội nhập và mở cửa với thế giới và khu vực.
Yêu cầu trên cịn là cơ sở để hình thành các giải pháp xây dựng cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý trong giai đoạn hiện nay.
Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với công bằng xã hội:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH,
HĐH trong thế kỷ XXI ở nƣớc ta không chỉ đạt mục tiêu tăng trƣởng kinh
tế nhanh, vững chắc và tồn diện mà cịn phải đảm bảo ổn định xã hội và
nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, khu vực nơng thơn nói riêng.
Vì vậy, cùng với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm

nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo ở nông thôn, giữa nông thôn và
thành thị.
Bảy là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kết hợp giữa truyền thống
và hiện đại: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nƣớc ta
hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, bao gồm
cả ngành nghề truyền thống ở nông thôn, nông nghiệp lúa nƣớc, kinh
nghiệm thâm canh cây trồng, vật nuôi, giống cây đặc sản… Mặt khác,
phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện
phƣơng châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật và quy trình cơng nghệ tiên tiến vào phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
Tám là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn mục đích tăng trưởng
kinh tế với phân công lại lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng
lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ ở
khu vực này: Để đảm bảo sự phát triển nông thôn bền vững, ổn định thì cơ
18


cấu lao động nông thôn phải đƣợc điều chỉnh hợp lý. Cơ cấu kinh tế gắn
với phân công lại lao động nông nghiệp là phƣơng hƣớng lâu dài của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta. Thay đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ thúc đẩy phân công lại lao động xã hội
bên trong lãnh thổ mà cịn thúc đẩy q trình tham gia vào hợp tác lao
động quốc tế tạo thuận lợi cho từng ngành chủ động hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế sâu hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhờ đó mà kích thích
tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Chín là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với quy hoạch,
chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và
của cả nước: Nông nghiệp trên địa bàn huyện là một bộ phận của nền
nơng nghiệp cũng nhƣ nền kinh tế nói chung của tỉnh, của vùng và cả

nƣớc. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phải
gắn kết với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nƣớc
về mục tiêu, phƣơng hƣớng và giải pháp.
Mười là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Xu hƣớng
và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xu
hƣớng và tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng
nơng thôn trong từng giai đoạn. Mối tƣơng quan xuất phát từ thực tế ở
nƣớc ta và kinh nghiệm của các nƣớc: Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vừa tạo ra điều kiện vật chất, vừa thu hút
lao động dƣ thừa của khu vực này trong quá trình CNH, HĐH.
1.1.4. C

ếu tố t

ộn

ến

u ển dị

ơ ấu k n tế nôn n

ệp

- Điều kiện tự nhiên: Theo FAO, các yếu tố tự nhiên có vai trị quan
trọng trong việc hình thành các hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau. Các
yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc hình thành các cơ cấu cây
trồng, vật ni trên một vùng lãnh thổ gồm có: Khí hậu, nguồn nƣớc, đất
đai và hệ sinh vật. [2]

19


×