Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌ

C LÂM NGHIỆP
TRẦN THỊ THU TRANG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH CHÍNH

Hà Nội, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được


chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Trần Thị Thu Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình, sự
đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Minh Chính người đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong việc hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cơ giáo
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường
Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện và hồn
thành đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phịng nơng nghiệp huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương các Xã trên địa bàn Huyện đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề
tài.
Tơi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019


Tác giả

Trần Thị ThuTrang


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .............................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền
vững ................................................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 5
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bền vững ................. 6
1.1.3. Yêu cầu của phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững ...8
1.1.4. Ý nghĩa của phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. 11
1.1.5. Nội dung của phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững12
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững17
1.1.7. Quan điểm, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững . 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững .. 21
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
của một số địa phương và bài học rút ra cho thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương21
1.2.2. Bài học rút ra về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền
vững cho thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ............................................ 23
Chƣơng 2 .ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu .............................................. 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 26

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................... 28
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ....................................... 31


iv
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .......................................... 33
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ........................................ 34
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn ... 35
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông
thôn ........................................................................................................ 36
Chƣơng 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38
3.1. Thực trạng phát triển nơng nghiệp của thị xã Chí Linh ......................... 38
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của thị xã Chí Linh.......................... 38
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế nơng, lâm nghiệp, thủy sản của thị xã40
3.1.3. Tình hình phát triển các ngành trong nơng nghiệp của thị xã .... 41
3.1.4. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững............. 53
3.2. Thực trạng áp dụng các hình thức sản xuất nơng nghiệp theo tính bền
vững của các hộ nơng dân trên địa bàn thị xã Chí Linh................................... 55
3.2.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra............................................. 55
3.2.2. Thực trạng phát triển lĩnh vực trồng trọt theo hướng bền vững
của các hộ nông dân .............................................................................. 57
3.2.3. Thực trạng phát triển lĩnh vực chăn nuôi theo hướng bền vững
của các hộ nông dân trên địa bàn thị xã Chí Linh ................................ 67
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng
bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh .......................................................... 70
3.3.1. Tác động của tình hình thế giới đến lĩnh vực nơng nghiệp ......... 70
3.3.2. Các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp......................... 71
3.3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm....................................................... 72

3.3.4. Khoa học công nghệ..................................................................... 75
3.3.5. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên ................................ 76
3.3.6. Tác động của xã hội ..................................................................... 77
3.3.7. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật .................................................. 77
3.3.8. Tác động của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của của tỉnh .. 80


v
3.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn thị
xã Chí Linh .................................................................................................... 81
3.4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất nông
nghiệp theo hướng bền vững tại khu vực nghiên cứu ............................ 81
3.4.2. Định hướng .................................................................................. 82
3.4.3. Giải pháp cơ bản nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn hiện nay83
KẾT LUẬN ................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 106


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật


DN

Doanh nghiệp

HĐH

Hiện đại hóa

KH - CN

Khoa học cơng nghệ

HTX

Hợp tác xã

NN-NT,

Nông nghiệp nông thôn

NTM

Nông thôn mới

NN

Nông nghiệp

PTNT


Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất của thị xã Chí Linh................................................. 38
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Chí Linh giai đoạn 2016-2018 ...................... 39
Bảng 3.3: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản (tính
theo giá hiện hành) ........................................................................................... 40
Bảng 3.4: Biến động diện tích gieo trồng qua các năm ................................... 43
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng vải thiều qua các năm .................. .39
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng na qua các năm ............................. 41
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau màu giai đoạn 2016 –
2018 ................................................................................................................ 48
Bảng 3.8: Giá trị các loại rau màu qua các năm .............................................. 49
Bảng 3.9: Số lượng, sản lượng ngành chăn ni thị xã Chí Linh .................... 50
Bảng 3.10: Tình hình ni trồng thủy sản thị xã Chí Linh qua các năm ......... 52
Bảng 3.11: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra năm 2018 ............................... 56
Bảng 3.12: Biến động diện tích một số loại cây trồng chủ yếu của hộ năm 2018 . 57
Bảng 3.13: Thực trạng áp dụng các giống lúa năng suất cao tại thị xã Chí Linh 57
Bảng 3.14: Thực trạng áp dụng KHCN đối với các loại rau màu tại thị xã Chí
Linh .................................................................................................................. 58
Bảng 3.15: Xu hướng thay đổi phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong
trong trọt của người dân theo các loài cây ......................................................... 62

Bảng 3.16: Ý kiến của người dân về lượng phân hóa học trên địa bàn thị xã
Chí Linh

........................................................................................................ 63

Bảng 3.17: Thực trạng sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh của các hộ nơng
dân trên địa bàn thị xã Chí Linh ....................................................................... 63
Bảng 3.18: Ý kiến của người dân về số lượng thuốc BVTV trên địa bàn thị xã
Chí Linh ........................................................................................................... 64


viii

Bảng 3.19: Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học của các hộ
nông dân trên địa bàn thị xã Chí Linh ............................................................. 65
Bảng 3.20: Ý kiến của người dân về xử lý chất thải trong sản xuất nông
nghiệp .............................................................................................................. 66
Bảng 3.21. Biến động số lượng một số loại vật nuôi chủ yếu của hộ năm 2018 .67
Bảng 3.22. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi đến
môi trường tại địa phương ................................................................................ 68
Bảng 3.23: Ý kiến của người dân về vấn đề ô nhiễm nước thải do hoạt động
chăn nuôi ........................................................................................................ 69
Bảng 3.24. Tình hình sử dụng hệ thống xử lý nước thải của hoạt động chăn
nuôi tại địa phương .......................................................................................... 69
Bảng 3.25. Lý do người dân không sử dụng hệ thống xử lý nước thải từ hoạt
đông chăn nuôi ................................................................................................. 70
Bảng 3.26: Đánh giá của người dân về thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp
trên địa bàn thị xã Chí Linh ............................................................................... 74
Bảng 3.27: Đánh giá về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ............... 79
Bảng 3.28. Phân tích SWOT tại thị xã Chí Linh.............................................. 81



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp của huyện giai đoạn từ 2015-2017..30
Hình 3.2. Biến động giá trị kinh tế ngành chăn nuôi của thị xã qua các năm .... 51
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện xu hướng lao động trong lĩnh vực trồng trọt ........ 61
Hình 3.4. Biến động về hoạt động chăn ni tại thị xã Chí Linh .................... 67
Hình 3.5: Đánh giá của người dân về thị trường tiêu thụ sản phẩm ................... 75
Hình 3.6: Biểu đồ đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh .......................................................... 79


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia nông nghiệp - sau 30 năm đổi mới và phát triển, nông
nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình với việc cung
cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% dân số (60 triệu người),
đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu...
Tuy nhiên, trước bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa) đất nước và hội nhập sâu rộng, nền kinh tế nói
chung, nơng nghiệp nói riêng đang đứng trước khơng ít khó khăn, thách thức,
như: áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt; tác động ngày càng trực diện của
diễn biến kinh tế khu vực, thế giới đến phát triển kinh tế nói chung, phát triển
sản xuất nơng nghiệp nói riêng; đồng thời, nơng nghiệp lại là lĩnh vực đang
đối diện với những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và ơ nhiễm
mơi trường...trong khi năng lực sản xuất và mức độ hội nhập của lĩnh vực
nơng nghiệp cịn yếu bởi thực tế sản xuất nơng nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn
phổ biến với quy mô nhỏ lẻ; tình trạng chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp cịn

mang tính tự phát, sản xuất chủ yếu theo tín hiệu thị trường ngắn hạn cộng
thêm trình độ sản xuất cơng nghiệp chế biến cịn thấp so với các nước và nông
nghiệp Việt Nam vẫn bị động trước những tác động, ảnh hưởng từ các yếu tố
khách quan như khí hậu, dịch bệnh… Vì vậy, để nơng nghiệp thực sự là một
trụ cột quan trọng của nền kinh tế trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, thì nơng nghiệp cần hướng tới sự phát triển mang
tính bền vững.
Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm vùng đồng bằng
sông Hồng, Hải Dương có điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi và có tiềm
năng để phát triển kinh tế tồn diện, đặc biệt là kinh tế nơng nghiệp, ngồi cây
lúa với diện tích khoảng 18.165 ha, Hải Dương nằm trong vùng khí hậu đồng
bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rất rõ rệt với


2
mùa đơng lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ấm, mưa nhiều, điều kiện khí hậu đó
rất thích hợp cho trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả – là nguồn nguyên liệu
quan trọng phát triển công nghiệp chế biến nơng sản thực phẩm, ngồi ra Hải
Dương cịn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với thổ
nhưỡng, khí hậu, mơi trường và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... tạo
vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm.
Hải Dương được xem là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển
lâm nghiệp, thủy sản. Song cũng chính những thuận lợi này lại đang đặt nông
nghiệp Hải Dương trước những thách thức khơng nhỏ đó là tình trạng phát
triển nóng ở một số mơ hình nơng, lâm, thủy sản nên gây ra nhiều hệ lụy,
như: bất ổn trong thực hiện quy hoạch phát triển và đầu tư, dẫn đến nơng
nghiệp Hải Dương phải đối diện với tình trạng phát triển trong điều kiện quy
hoạch thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng thiếu (đặc biệt là điện, mạng lưới kênh
dẫn và thoát nước) và các điều kiện về vốn, con giống, thức ăn, rất quan trọng
chưa được đảm bảo...

Từ những thực tế trên cho thấy việc học viên chọn đề tài: "Giải pháp
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương" làm luận văn thạc sĩ là phù hợp với chuyên ngành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa
bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền
vững trên địa bàn;


3
- Nhận diện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ q trình phát triển sản
xuất nơng nghiệp của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đó là q trình vận
động, phát triển nội tại của nền nông nghiệp hướng đến ba mục tiêu cơ bản:
bền vững kinh tế, bền vững xã hội, và bền vững môi trường. Luận văn không
nghiên cứu nền nông nghiệp với các ngành đơn lẻ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn chủ yếu đi sâu phân tích thực trạng phát

triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế và mơi trường trên
địa bàn thị xã Chí Linh, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn nghiên cứu.
Phạm vi khơng gian: Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, bao gồm: các
huyện, thành phố và cả vùng kinh tế khác khu vực Hải Dương.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm
vi thời gian từ năm 2016 đến 2018; xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trong mối quan hệ kinh
tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững, phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng bền vững.
+ Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2018.


4
+ Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
+ Định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tê nông nghiệp
trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương phát triển theo hướng bền vững
trong những năm tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng bền vững
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu



5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Nông nghiệp
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: “Nơng nghiệp là ngành sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi,
khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để
tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp”.
Theo Niên giám nơng nghiệp: “Nơng nghiệp là q trình sản xuất lương
thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi
trồng trọt những cây trồng chính và chăn ni đàn gia súc (ni trong nhà).
Cơng việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nơng dân, trong
khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương
pháp, cơng nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi”.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế
quốc dân. Theo nghĩa hẹp nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
trong nông nghiệp. Nghĩa rộng gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập
của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng nguồn lương thực, thực
phẩm, rừng, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến nông, lâm nghiệp
thủy sản và phát huy các chức năng của kinh tế nơng nghiệp.
1.1.1.2. Phát triển bền vững
Có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững từ các tổ chức và các nhà
nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra ;
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World
Commission and Environment and Development, WCED) thì: “Phát triển bền



6
vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai ...”. Nói cách khác, phát triển
bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần
kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - mơi trường.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững vừa bảo đảm thỏa mãn nhu cầu hiện
tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp, vừa không giảm khả năng đáp
ứng các nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt khác, phát triển nông
nghiệp bền vững theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ
giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo đảm cân bằng sự có lợi về mơi trường.
1.1.2. Vai trị của nơng nghiệp trong sự phát triển bền vững
1.1.2.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất
khác khơng thể có đó là:
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các cây trồng
và vật nuôi. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng đồng thời
lại chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, mơi trường.
Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ
quan của con người. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Trong nơng
nghiệp, khối lượng đầu ra khơng tương ứng về cả số lượng và chất lượng so
với đầu vào.
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong nông nghiệp, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai được
gọi là tư liêu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu

lao động, khơng có đất đai thì khơng có sản xuất nơng nghiệp. Do đó, cần sử


7
dụng đầy đủ và hợp lý đất đai để vừa làm tăng năng suất đất đai vừa giữ gìn
và bảo vệ đất đai.
- Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi rộng lớn. Tích tụ và tập trung
cao là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được
phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn. Đặc điểm này do tính chất đất đai
quy định. Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn
nước, sinh vật sống ở đó và điều kiện thời tiết khí hậu. Mỗi vùng đất có một
hệ thống kinh tế - sinh thái riêng. Vì vậy, cần phải bố trí sinh vật phù hợp với
lợi thế của mỗi vùng, thực hiện chun mơn hóa gắn liền với phát triển tổng
hợp.
- Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được trao đổi
trên thị trường. Khác với công nghiệp, trong nông nghiệp sản phẩm sản xuất
ra vừa được người sản xuất tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường.
Sản phẩm tiêu dùng nội bộ đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của gia
đình nơng dân, để làm giống. Sản phẩm bán ra trên thị trường bao gồm các
sản phẩm cho người tiêu dùng, các ngành công nghiệp chế biến và các sản
phẩm xuất khau. Vì thế, nơng sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị
trường nên cần có chiến lược sản xuất tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Đó là u
cầu tất yếu của một nền nơng nghiệp hàng hóa.
- Do sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ nên cung nơng sản hàng
hóa và cầu về đầu vào của nơng nghiệp mang tính thời vụ. Vì vậy, địi hỏi
phải có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản nơng sản sau thu hoạch, có cơ chế
thị trường linh hoạt mềm dẻo với sự tham gia của các thành phần kinh tế với
sự điều tiết của Nhà nước.
- Nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các ngành cơng nghiệp và dịch
vụ. Sự liên quan này thể hiện ở chỗ không những nông nghiệp cung cấp

nguyên vật liệu, vốn, lao động... cho cơng nghiệp mà nơng nghiệp cịn là thị
trường rộng lớn của cơng nghiệp và dịch vụ. Vì thế mọi chiến lược phát triển


8
đều phải tính tốn đến mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều giữa nông nghiệp
với công nghiệp và dịch vụ.
1.1.2.2. Vai trị của sản xuất nơng nghiệp trong phát triển bền vững
Một là, cung cấp lương thực, thực phẩm.
Hai là, sản xuất nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển
nông nghiệp và khu vực đô thị, là ngành tạo việc làm, thu nhập. Đồng thời là
thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ, là cơ hội đem lại
nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Ba là, nơng nghiệp đang là ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh thái và môi trường.
Bốn là, nông nghiệp là hoạt động chính của dân cư ở những vùng có vị
trí quan trong đặc biệt về tài nguyên, môi trường và an ninh quốc gia.
1.1.3. Yêu cầu của phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng bền vững
Nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đồng
thời đảm bảo tính ổn định lâu dài và bền vững trong sự phát triển của nông
nghiệp. Tiếp tục phát triển và hồn thiện lĩnh vực nơng nghiệp theo hướng
bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Những yêu cầu đặt ra cho sự phát triển nông nghiệp bền vững chính là
bảo đảm hài hịa 3 yếu tố kinh tế (thu nhập), xã hội (việc làm) và môi trường
(cân bằng sinh thái). Hay nói cách khác, mục đích của nền nơng nghiệp bền
vững chính là việc hướng đến và bảo đảm cho người dân một cuộc sống tiến
bộ, tốt đẹp hơn.
1.1.3.1. Đảm bảo yêu cầu về kinh tế
Là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt
kinh tế của nơng nghiệp, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia.

Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng
ổn định trong nông nghiệp với cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời
sống của người dân nông thôn.


9
Muốn phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế cần phải đáp ứng các
mục tiêu cụ thể như sau:
- Sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nơng
nghiệp.
- Đẩy mạnh q trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất
manh mún, phân tán bằng biện pháp dồn điền đổi thửa.
- Hiệu quả kinh tế của sản xuất ngày càng cao; duy trì tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật ni.
- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao
không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học - cơng nghệ và sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện mơi trường.
- Thay đổi mơ hình và cơng nghệ sản xuất, mơ hình tiêu dùng theo
hướng sạch hơn và thân thiện với mơi trường.
- Thực hiện q trình "cơng nghiệp hố sạch".
- Phát triển nơng nghiệp và nơng thôn bền vững.
- Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát
triển bền vững.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Để đánh giá sự phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế người ta sử
dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá như: GDP bình quân đầu người, tốc độ
tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động nông nghiệp, năng suất, sản
lượng cây trồng ...

1.1.3.2. Đảm bảo yêu cầu về xã hội (tạo ra việc làm, đảm bảo sự phát triển,
đào tạo nhân lực...)
Phát triển bền vững về mặt xã hội là làm thế nào đó để cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nông dân; nâng cao thu


10
nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo một
cách bền vững.
Để phát triển nơng nghiệp bền vững về xã hội, cần tập trung những vấn
đề cụ thể sau:
- Tập trung nỗ lực để xố đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho lao
động nông thôn.
- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng
dân số và tình trạng thiếu việc làm.
- Định hướng q trình đơ thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân
cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa
phương, trước hết là các đô thị.
- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc
sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường
sống.
Các chỉ tiêu phản ảnh về mặt xã hội đó là: Tổng dân số, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tỷ lệ phổ
cập giáo dục các cấp, số vụ tai nạn giao thông .
1.1.3.3. Đảm bảo yêu cầu về mơi trường (bảo vệ mơi trường, đảm bảo tính đa
dạng...)
Phát triển nơng nghiệp bền vững về mơi trường đó là duy trì được chất
lượng đất đai, đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hạn chế tối đa vấn đề ô

nhiễm môi trường.
Để phát triển nông nghiệp bền vững về mặt môi trường cần tập trung
những vấn đề sau đây:
- Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.


11
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.
- Bảo vệ và phát triển rừng.
- Giảm ơ nhiễm khơng khí ở các đơ thị và khu công nghiệp.
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của
biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.
Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ bền vững về mặt mơi
trường đó là: Độ che phủ rừng, diện tích nơng nghiệp có tưới, tỷ lệ hộ dân
được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, tỷ lệ người dân được sử dụng hố tiêu
hợp vệ sinh ...
Qua phân tích ba mối quan hệ chủ yếu trên, phát triển nông nghiệp bền
vững có thể khái qt như sau: phát triển nơng nghiệp bền vững là mơ hình
phát triển mà đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng
không làm suy thối mơi trường tự nhiên và con người, đồng thời đảm bảo
được kinh tế bền vững trên mức nghèo đói cho người nơng dân. Suy thối về
mơi trường ở hiện tại là hậu quả của việc áp dụng các phương thức sản xuất
trước đây, do đó để đạt tới trình độ nơng nghiệp bền vững (khắc phục hậu quả
trước đây và áp dụng các phương thức sản xuất mới gắn với giữ gìn mơi
trường sinh thái) địi hỏi một q trình lâu dài. Trong ngắn hạn, phát triển
nơng nghiệp hướng tới bền vững sẽ là mục tiêu cho các chính sách phát triển

nơng nghiệp và nơng thơn.
1.1.4. Ý nghĩa của phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
- Khai thác các nguồn tài nguyên thiên thiên mà không làm tổn hại đến
hệ sinh thái và môi trường.
- Làm cho nội bộ ngành nông nghiệp phát triển cân đối, hài hòa, bảo
đảm tốc độ tăng trưởng ổn định.


12
- Đáp ứng nhu cầu trong nước về lương thực và thực phẩm.
- Góp phần sử dung có hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng sản xuất luôn được tăng cường.
- Làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, góp phần
xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
- Thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư.
1.1.5. Nội dung của phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
1.1.5.1. Phát triển về kinh tế
Trong q trình tăng trưởng nơng nghiệp, hai phương thức được thực
hiện là quảng canh: tăng sản lượng chủ yếu do mở rộng diện tích và thâm
canh: tăng năng suất trên một đơn vị diện tích bằng cách tăng cường sử dụng
các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp cung cấp. Đối với phương thức
quảng canh, do bóc lột chất dinh dưỡng tự nhiên của đất, mở rộng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu bởi phá rừng. Nông nghiệp sẽ tăng trưởng
trong ngắn hạn, nhưng một khi môi trường tự nhiên suy thoái, năng suất sẽ
giảm rồi thu nhập sẽ thấp trong khi dân số tăng thêm và hệ quả thất nghiệp và
nghèo đói xuất hiện. Đối với phương thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng nhanh, tình trạng lạm dụng hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu) sẽ
xuất hiện. Điều này sẽ làm suy thoái tài nguyên đất và nước và một khi sự suy
thoái xuất hiện, năng suất và thu nhập của nông dân sẽ giảm dần, trong khi
dân số nông thôn tăng và mơi trường nơng thơn khơng thu hút việc làm, tình

trạng thất nghiệp sẽ tăng và nghèo đói sẽ xuất hiện. Shephered A (1998) cũng
tranh luận sự xuất hiện nghèo đói ở khía cạnh khác. Ơng ta cho rằng, ngay cả
việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mà đảm bảo được cơng bằng sinh thái vẫn
dẫn đến tình trạng nghèo đói. Do đặc điểm tiềm năng của từng vùng địa lý
khác nhau, hiệu quả của việc áp dụng các kỹ thuật mới khác nhau. Bắt đầu
giai đoạn áp dụng kỹ thuật mới, vì địi hỏi tăng đầu tư (giống mới, phân bón,
thuốc trừ sâu, cải tạo mặt bằng đồng ruộng và hệ thống thủy nông đồng).


13
1.1.5.2. Phát triển về môi trường
Theo Haen (1991), tất cả các dạng hình thức của sản xuất nơng nghiệp
đều liên quan đến sự biến đổi của hệ thống sinh thái. Mong muốn rằng nông
nghiệp nên tiến hành sản xuất như tình trạng ngun thủy của tự nhiên là
khơng thực tế. Sự thách thức ở đây là sự can thiệp vào tự nhiên theo cách nào
đó để thực hiện một cân bằng có thể chấp nhận được giữa lợi ích mang lại từ
việc sử dụng, khai thác các nguồn tự nhiên cho sản xuất với lợi ích từ việc giữ
các chức năng sinh thái của nó. Nhấn mạnh vào khía cạnh cân bằng sinh thái
là phản ánh mong muốn của xã hội đối với việc giữ gìn mơi trường tự nhiên,
đồng thời nó cũng là lợi ích dài hạn của sản xuất nơng nghiệp vì sản xuất lệ
thuộc vào độ màu mỡ của đất, chất lượng nguồn nước và khí hậu. Nhiều nước
phát triển trên thế giới đã và đang định hướng lại sản xuất nông nghiệp hướng
tới một sự nhấn mạnh hơn về sinh thái. Chắc chắn rằng không phải vì nhu cầu
nơng sản giảm mà vì thực tiễn của việc sản xuất nông nghiệp hiện đại đã dẫn
tới sự phá hỏng sinh thái, hủy diệt nhiều sinh vật, suy thối hệ thống đất nước, thay đổi về khí hậu. Theo dự báo FAO, trong những thập niên tới, 80%
tổng sản lượng nông sản sẽ được sản xuất trên diện tích được tưới tiêu chủ
động. Do đó, vấn đề cốt lõi của sự mất cân bằng sinh thái không phải là do tốc
độ phát triển nông nghiệp hoặc tăng trưởng nông nghiệp mà là do phương
thức để thực hiện sự tăng trưởng.
Để có thể phát triển nơng nghiệp một cách bền vững, giảm thiểu ảnh

hưởng đến môi trường sinh thái cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:
- Áp dụng rộng rãi trong sản xuất các quy trình cơng nghệ an tồn.
- Bón phân cân đối và hợp lý phù hợp với yêu cầu của cây trồng, phù

hợp với điều kiện đất đai và khí hậu. Khơng bón phân vượt quá nhu cầu của
cây, ảnh hưởng đến hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất và gây ô
nhiễm cho môi trường. Thận trọng trong việc sử dụng các loại phân hóa học.
- Tưới nước đầy đủ cho cây, không để cây bị thiếu nước. Các vùng


14
trồng rau, nhất là đối với các loại rau ăn lá, rau ăn hoa cần dùng nước sạch để
tưới. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh
viện để tưới rau.
- Phòng trừ sâu bệnh hiện nay đang là khâu có nhiều tác động làm mất
an tồn cho sản xuất nơng nghiệp. Các loại thuốc hóa học BVTV đều là
những chất độc. Các chất này khi rơi vào môi trường là nguyên nhân quan
trọng gây ô nhiễm mơi trường. Thuốc hóa học BVTV cịn lại dư lượng trong
nông sản làm ảnh hưởng đến chất lượng và gây độc cho người sử dụng.
Thuốc BVTV khơng chỉ có tác động tiêu diệt sâu bệnh gây hại, mà còn có hại
cho cây trồng và tác động tiêu diệt các lồi cơn trùng có ích, các lồi vi sinh
vật đối kháng trong đất. Thông qua những tác động này các loại thuốc hóa
học BVTV đã ảnh hưởng sâu sắc đến hệ sinh thái đồng ruộng, vườn cây.
Thường là làm giảm khối lượng các loài sinh vật trong hệ sinh thái làm cho
các hệ này trở nên kém bền vững, dễ bị đảo lộn và bị huỷ hoại.
- Lựa chọn, bảo quản, sử dụng vật tư nơng nghiệp an tồn.Vật tư nơng

nghiệp có vai trị to lớn trong việc tạo ra năng suất, chất lượng nông sản và
bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường.
- Lựa chọn đúng cơ cấu giống cây tạo điều kiện để đạt năng suất và sản


lượng cao, đồng thời đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Lựa chọn cơ cấu giống không đúng, khơng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng
và khí hậu của địa phương có thể làm cho năng suất cây trồng khơng ổn định,
sâu bệnh có thể phát sinh và gây hại nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp trở
nên bấp bênh, không bền vững.
1.1.5.3. Phát triển về xã hội
Theo Braun J.V (1991), quan tâm đến sự cân bằng của môi trường tự
nhiên vẫn chưa đủ, mà còn phải quan tâm đến mơi trường mà trong đó người
dân sinh sống, đó là: những điều kiện về nơi ở, chất lượng nước và thực
phâm, chăm sóc sức khỏe và bệnh tật, vệ sinh, văn hóa. Đó là các vấn đề về


15
tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục của con người.
Strauss (1986), Haddad và Bouis (1991) cho rằng, tăng trưởng nông
nghiệp và cải thiện môi trường sức khỏe - dinh dưỡng thường có ảnh hưởng
tương hỗ. Tăng trưởng nơng nghiệp tạo ra việc làm, thu nhập và do đó làm
thuận tiện cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe - dinh dưỡng của nơng dân.
Mặt khác, tình trạng sức khỏe - dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới chất lượng của nguồn lao động và năng suất lao động, và như vậy sẽ ảnh
hưởng trở ngại đối với tăng trưởng nông nghiệp. Nhưng nếu tăng trưởng nông
nghiệp được thực hiện bằng phương thức có thể ảnh hưởng làm suy thối mơi
trường tự nhiên, thì điều này sẽ làm nơng nghiệp tăng trưởng chậm và theo đó
giảm đi ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng nơng nghiệp đối với việc cải
thiện tình trạng sức khỏe - dinh dưỡng. Braun (1991) cũng tìm thấy rằng, nếu
tăng trưởng nơng nghiệp được thực hiện bởi phương thức mà ảnh hưởng tới
suy thối mơi trường thì tình trạng sức khỏe - dinh dưỡng của người dân nông
thôn cũng bị ảnh hưởng một cách trực tiếp. Trong trường hợp áp dụng
phương thức thâm canh nhưng do thiếu hoàn chỉnh về số lượng cũng như chất

lượng của các cơng trình thủy lợi sẽ làm suy thoái chất lượng nước, gia tăng
muỗi, ruồi và các côn trùng khác và điều này sẽ dẫn đến sự phát triển các
bệnh như sốt rét, dịch tả đường ruột. Do sử dụng lượng thuốc trừ sâu và thuốc
bảo vệ thực vật khơng thích hợp đã gây ra ngộ độc (nghiên cứu của Bull
(1982) cho thấy rằng 10.000 người chết vì ngộ độc thuốc trừ sâu hàng năm
trong các nước đang phát triển). Trong trường hợp áp dụng phương thức
quảng canh, do mở rộng diện tích bởi phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng suy thối
về nguồn nước và hệ quả là khơ cạn, lũ lụt, thay đổi về khí hậu. Điều này dẫn
đến tình trạng khơng an tồn về sản xuất lương thực, suy thối dinh dưỡng,
nạn đói và hàng loạt bệnh tật liên quan đến lũ lụt, hạn hán sẽ xuất hiện.
Theo Alves (1991), rõ ràng rằng con đường phát triển nông nghiệp là
qua phương thức thâm canh. Phương thức này đòi hỏi việc sử dụng các kĩ


×