Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ LAN ANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH

Hà Nội, 2022


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.


Hà Nội, ngày ... tháng 5 năm 2022
Người cam đoan

Nguyễn Thị Lan Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Để hồn thành luận văn này
tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hải Ninh
Các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã
luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng 5 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Lan Anh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG............................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề truyền thống ................... 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống ................................ 9
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch làng nghề truyền thống ................. 11
1.1.4. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống .................... 15
1.1.5. Nội dung phát triển du lịch du lịch làng nghề truyền thống......... 18
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề truyền
thống ........................................................................................................ 27
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề truyền thống .............. 32
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển du lịch làng nghề truyền thống của một
số địa phương .......................................................................................... 32
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch LNTT Thanh Oai ..... 40
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....43
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thanh Oai, Hà Nội ................................. 43
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 47
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh
Oai ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống .......................... 52


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 53
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 53
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ......................................... 54

2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................... 54
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................ 56
2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài nghiên cứu ................ 56
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................58
3.1. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội ..................................................................... 58
3.1.1. Hoạt động du lịch của một số làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Thanh Oai ..................................................................................... 58
3.1.2. Bộ máy quản lý hoạt động du lịch làng nghề truyền thống .......... 61
3.1.3 Nội dung phát triển du lịch làng nghề truyền thống ...................... 63
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề truyền thống
huyện Thanh Oai ......................................................................................... 77
3.2.1. Chính sách của nhà nước.............................................................. 77
3.2.2. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển du lịch LNTT .............. 79
3.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ............ 83
3.2.4. Công tác tổ chức, quản lý du lịch ở địa phương........................... 83
3.2.5. Nhận thức của người dân về phát triển du lịch làng nghề truyền
thống........................................................................................................ 84
3.2.6. Năng lực tổ chức du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa
phương .................................................................................................... 85
3.2.7. Công tác phối hợp giữa các đơn vị trong xúc tiến, thúc đẩy phát
triển du lịch LNTT ở địa phương ............................................................ 86
3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ................................................... 86
3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 86


v

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế....... 87

3.4. Giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Thanh Oai .................................................................................................... 93
3.4.1. Định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Thanh Oai ..................................................................................... 93
3.4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên
địa bàn huyện Thanh Oai ........................................................................ 94
KẾT LUẬN ...............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................112
PHỤ LỤC ........................................................................................................................


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNH

Công nghiệp hóa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

KH-CN

Khoa học cơng nghệ


KT-XH

Kinh tế - xã hội

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã



Lao động

LNTT

Làng nghề truyền thống

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2021 .............. 46
Bảng 2.2. Dân số, lao động huyện Thanh Oai năm 2021 ............................... 48
Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của huyện Thanh Oai ..................... 49
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thanh Oai ..... 51
Bảng 2.5. Đối tượng điều tra và mẫu điều tra ................................................. 55
Bảng 3.1. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch của huyện Thanh Oai ..................... 64
Bảng 3.2. Số liệu khách du lịch đến huyện Thanh Oai ................................... 66
Bảng 3.3. Tổng doanh thu từ du lịch của huyện Thanh Oai ........................... 67
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng lao động bình quân 1 hộ ở các làng nghề......... 68
Bảng 3.5. Đặc điểm của lao động trong các cơ sở sản xuất ở các LNTT trên
địa bàn huyện Thanh Oai ................................................................................ 69
Bảng 3.6. Lao động trong ngành du lịch huyện Thanh Oai ............................ 70
Bảng 3.7. Kênh thông tin khách biết về làng nghề truyền thống .................... 72
Bảng 3.8. Doanh thu từ sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống ................. 72
Bảng 3.9. Mức độ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch................... 73
Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ về mơi trường luật pháp và chính sách (n = 20) ..78
Bảng 3.11. Đánh giá của du khách về năng lực của lực lượng lao động trong
du lịch LNTT trên địa bàn huyện (n = 210) .................................................... 81
Bảng 3.12. Đánh giá của các cơ sở sản xuất về nguồn lực du lịch (n = 180) . 82


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội ............ 43
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu các hình thức du lịch làng nghề của huyện ............ 74


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ cơng truyền thống, với đặc
trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công
xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử của dân tộc. Các làng nghề đã hình
thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống
cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề
cổ truyền, nghề gia truyền. Trải qua những thăng trầm của thời gian, những
làng nghề truyền thống đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, giữ gìn
được những nét đẹp văn hóa của cha ơng chúng ta. Hiện nay, nước ta có
khoảng gần 2000 làng nghề thủ cơng thuộc 11 nhóm ngành nghề chính như:
Sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân
gian, gỗ, đá… Có thể nói rằng những làng nghề truyền thống này có vị trí vơ
cùng quan trọng trong phát triển nền kinh tế của các địa phương nó trực tiếp
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thơn. Hơn nữa, các
làng nghề truyền thống cịn tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là
trao đổi thương mại mà cịn có giá trị to lớn về văn hóa và lịch sử của đất
nước và ý nghĩa đối với phát triển du lịch. Những năm gần đây, các làng nghề
thủ công truyền thống của Thanh Oai ngày càng hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người
thợ làng nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng.
Huyện Thanh Oai là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Thủ đơ
Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 20 km, với diện tích 123,87
km2, dân số trên 20 vạn người. Huyện Thanh Oai có 20 xã, 01 thị trấn, 129

thôn, tổ dân phố với 02 tơn giáo chính là đạo Phật và đạo Thiên Chúa giáo.
Hệ thống giao thơng rất thuận lợi có quốc lộ 21B và tuyến đường trục phát
triển kinh tế phía Nam Thành phố (đường Senco 5) cùng 02 con sông lớn


2
chảy qua là sơng Đáy, sơng Nhuệ. Thanh Oai cịn được biết đến như là
vùng đất của nhiều làng nghề như nón lá làng Chng, tương Cự Đà, giị
chả Ước Lễ, kim khí điêu khắc Thanh Thùy… với 51 làng nghề được công
nhận là làng nghề truyền thống, Thanh Oai đã có nhiều sản phẩm được
đánh giá cao, được tiêu thụ mạnh trên thị trường tồn quốc và có xu hướng
vươn ra một số thị trường lớn trên thế giới. Bên cạnh đó Thanh Oai cũng
có vị trí địa lý thuận lợi, bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, lễ hội dân
gian truyền thống phong phú và độc đáo.
Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động du lịch làng nghề ở Thanh Oai còn
tự phát, chưa tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp, thể hiện ở việc bán hàng giá
cao, xuất xứ không phải từ làng nghề cho khách, thái độ thiếu thân thiện, ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, thời gian du khách ở lại làng nghề
rất thấp hạn chế nhu cầu chi tiêu, thông tin thị trường du lịch làng nghề không
đầy đủ, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái,
lễ hội chưa phù hợp, một số công ty lữ hành xây dựng chương trình du lịch
làng nghề cịn mang tính hình thức... Chính vì vậy, để khai thác thế mạnh,
tiềm năng du lịch làng nghề, cần phải xây dựng chương trình phát triển du
lịch làng nghề truyền thống.
Phát triển du lịch làng nghề truyền thống là một hướng đi đúng đắn và
phù hợp của Thanh Oai. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài "Phát
triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Oai ,Thành
phố Hà Nội" để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp
góp phần phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thanh
Oai trong thời gian tới.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch làng nghề
truyền thống.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển
du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình phát triển du lịch làng
nghề thống truyền trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền
thống trên địa bàn huyện Thanh Oai và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Oai; Một số giải
pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian:

+ Đề tài thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp từ năm 2017 - 2021;
+ Thu thập số liệu sơ cấp năm 2022;
+ Giải pháp đề xuất năm 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề truyền thống.
- Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.


4
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phát triển du lịch làng nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2025.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề
truyền thống;
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề truyền thống
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Phát triển
Theo Giáo trình triết học Mac - Lê nin trong phần “Hai nguyên lý của

phép biện chứng duy vật” và “phát triển xã hội - Một số quan điểm và kinh
nghiệm từ châu Âu” thì Phát triển được định nghĩa là quá trình vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của một sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để
đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá
trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo
đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở
mức độ (cấp độ) cao hơn.
1.1.1.2. Du lịch
Trong cuốn Tourism - Từ điển tiếng Anh Oxford (ấn bản 3) Nxb Đại
học Oxford khái niệm Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc
kinh doanh, cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du
lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch và
việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch.
Tổ chức du lịch thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa “vượt
ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn hoạt động nghỉ lễ”, vì mọi
người “đi du lịch và ở trong những nơi ngồi mơi trường thơng thường của họ
không quá một năm liên tiếp để giải trí và khơng ít hơn 24 giờ, với mục đích
kinh doanh và các mục đích khác”.
Theo Khoản 1 Điều 3, Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi


6
cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du
lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
1.1.1.3. Làng nghề truyền thống
Khái niệm làng nghề truyền thống được hình thành dựa trên tổ hợp của
hai khái niệm “Làng nghề” và “Truyền thống”. Truyền thống là thể hiện sự

lâu đời, sự truyền đời của các ngành nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác, thế
hệ sau tiếp bước thế hệ trước không để mai một nghề của gia tộc, sự phát triển
của nghề đó được cơng nhận trong một thời gian dài từ thời điểm hình thành
cho tới hiện tại và không bị biến đổi về bản chất.
Vậy làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu
đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền
thống, sản phẩm mang tính truyền thống và được cơng nhận qua nhiều thế hệ
sản xuất, có uy tín trên thị trường; là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ
lành nghề; là nơi có nhiều hộ gia đình chun làm nghề truyền thống lâu đời,
giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có
cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên ln có ý thức tn thủ những ước
chế xã hội và gia tộc, khơng để nghề của mình bị thị trường hóa chạy theo xu
thế mà biến chất.
Các làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống phải đạt
tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại
Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 về phát triển
ngành nghề nông thôn.
Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP thì một nghề được xếp vào nghề
truyền thống cần hội đủ các yếu tố sau:
+ Là làng nghề đã hình thành và phát triển lâu đời;
+ Sản phẩm mang tính chất đặc trưng, riêng biệt, có giá trị kinh tế và
văn hóa cao, biểu thị chiều dài lịch sử;


7
+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề;
+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định;
+ Sử dụng nguyên liệu trong nước;
+ Làng nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng
góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước.

Có thể phân chia các ngành nghề thủ công truyền thống thành các
nhóm chính như:
- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm
sứ mỹ nghệ, sơn mài, thêu, ren, khảm, thảm, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá,
chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại...;
- Các ngành nghề sản xuất các công cụ sản xuất như: rèn sắt, làm cày
bừa, nông cụ đóng thuyền...;
- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông
thường như: dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, nong, nia, sọt, bồ...; bện
thừng, chạo dệt vải...;
- Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn,
đúc, đồng gang, sản xuất vật liệu xây dựng...;
- Các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát làm
bún, bánh, đường mật, làm đậu tương, đậu phụ, miến, nấu rượu, chế biến hải
sản các loại...
1.1.1.4. Làng nghề du lịch
Theo cuốn “khai thác giá trị văn hóa làng nghề truyền thống trong việc
phát triển du lịch cộng đồng - Tổng cục du lịch - 2020” thì làng nghề du lịch
được khái niệm là một không gian lãnh thổ nông thôn, ở đó người dân khơng
những tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ cơng truyền thống mà
cịn cung cấp các dịch vụ và thu hút khách du lịch.
Phát triển du lịch làng nghề được coi là một hướng đi rất quan trọng để
giữ gìn, giới thiệu, bảo tồn và tơn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc
sắc của dân tộc của quốc gia.


8

1.1.1.5. Phát triển làng nghề truyền thống
Phát triển làng nghề truyền thống được hiểu là sự tăng lên về quy mơ

của các loại hình tham gia sản xuất trong ngành nghề truyền thống, sự tăng
lên về số lượng các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất nghề, đồng thời tăng lên
về giá trị sản lượng, về thu nhập của người lao động, sự tăng lên về thu nhập
của địa phương cũng như sự tăng lên tổng thu nhập của các cơ sở và hộ sản
xuất ngành nghề truyền thống. Hay chính là sự thay đổi về GDP của địa
phương theo hướng tiến bộ là tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng
thời biểu hiện thông qua tăng trưởng kinh tế của địa phương.
1.1.1.6. Du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng
nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu
tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản
phẩm truyền thống. Là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích
về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và
phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình u q hương đất nước;
mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội.
Theo Phạm Quốc Sử (2007) du lịch làng nghề là một loại hình sinh thái
nhân văn được tiến hành tại một làng nghề tiêu biểu, mà ở đó cịn lưu giữ
tương đối ngun vẹn những di sản văn hóa làng xã truyền thống (di tích lịch
sử văn hóa, phong tục, lễ hội…), đặc biệt là những truyền thống công nghệ cổ
thông qua những nghệ nhân tài giỏi. Đến với mỗi làng nghề du khách sẽ được
khám phá và thẩm nhận những giá trị văn hóa vừa đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc, vừa độc đáo mang tính đặc thù địa phương. Ngồi sự chứng kiến tận
mắt các thao tác công nghệ do các thợ thủ cơng thực hiện, du khách có thể tìm
hiểu sâu hơn về truyền thống cơng nghệ ở các nghệ nhân, có thể mua đồ lưu
niệm là những sản phẩm công nghệ với giá phải chăng. Đồng thời cũng là dịp
để du khách lấy lại cân bằng về tinh thần sau những bức xúc, căng thẳng do


9
nếp sống công nghiệp và cuộc sống đô thị gây ra. Thông qua những chuyến

viếng thăm làng nghề, du khách sẽ thu lượm được nhiều nhất những giá trị
văn hóa Việt Nam truyền thống (bởi tính điển hình của làng nghề) và có thể
hiểu sâu sắc hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Tóm lại du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch diễn ra tại
các làng nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm
mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về các giá trị văn hóa, cảnh
quan làng nghề và quá trình sản xuất các sản phẩm truyền thống với kỹ nghệ
sản xuất đặc trưng. Là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích
về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và
phát triển góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, mang lại lợi ích
kinh tế - xã hội cho địa phương và giữ gìn các giá trị văn hóa trong làng nghề.
Phát triển du lịch LNTT là khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do lao động làng nghề làm ra như là
một đối tượng tài nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham
quan, vui chơi, giải trí. Du lịch làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy sự
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề, đường giao thơng, hệ thống
cấp thốt nước, bến cảng các cơng trình cơng cộng như viễn thơng, y tế. Du
lịch LNTT góp phần quảng bá các sản phẩm làng nghề, thị trường sản phẩm
được mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích
kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phương có làng nghề.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống
- Hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề gắn liền với
hoạt động du lịch:
Ngày nay con người ngày càng thích những hình thức du lịch hướng về
giá trị cội nguồn thì du lịch đang dần được ưu chuộng và làng nghề phục vụ
cho phát triển du lịch đang trở thành một tài nguyên du lịch quan trọng. Vì
vậy, các làng nghề phục vụ cho du lịch sẽ có xu hướng phát triển các hoạt


10

động sản xuất, kinh doanh gắn liền với hoạt động du lịch của du khách. Quy
mô sản xuất kinh doanh của các làng nghề này sẽ được mở rộng hơn với
nhiều hình thức sản xuất, dịch vụ đa dạng. Trong kế hoạch dài hạn, hoạt động
sản xuất kinh doanh của làng nghề phục vụ cho phát triển du lịch sẽ gắn liền
với hoạt động du lịch trong Thành phố, quốc gia. Chính vì vậy cần có hợp tác,
liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề du lịch với các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch và các tổ chức khác trong lĩnh vực du lịch nhằm khai thác hiệu quả tài
nguyên du lịch - các làng nghề.
- Phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề và các dịch vụ khác
phục vụ du lịch:
Làng nghề là nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam, khắp mọi miền tổ
quốc đâu đâu cũng có làng nghề thủ cơng, mỗi làng nghề lại sản xuất một mặt
hàng thủ công truyền thống khác nhau, mang tính đơn nhất. Ban đầu do nhu
cầu việc làm và thu nhập người lao động nông thôn đã làm thêm nghề thủ
công bên cạnh làm nông nghiệp. Khi lực lượng sản xuất phát triển thì thủ
cơng nghiệp tách ra thành ngành độc lập, vươn lên thành ngành sản xuất
chính ở một số làng. Sự kết hợp đa nghề này thường thể hiện trong một làng
hay trong từng gia đình bởi người thợ thủ cơng vốn là người nơng dân tách ra
từ làm nghề thủ công.
Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi thích ứng với cơ chế thị trường và
trở nên đa dạng, phong phú, có nhiều ngành nghề phát triển mạnh như sản
xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản - thực phẩm… Ở các địa phương
khác nhau thì tỷ lệ ngành nghề cũng khác nhau do nhu cầu tiêu dùng khác
nhau. Đối với làng nghề phục vụ phát triển du lịch không chỉ tập trung vào
khâu sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, độc đáo, phù hợp với
sở thích của khách du lịch, mà còn phát triển các dịch vụ du lịch khác nhau
như dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, trưng bày, trải nghiệm, tiếp thị, vận
chuyển… Đặc biệt là phải liên kết với các công ty du lịch để khách du lịch có
thể tiếp cận với sản phẩm du lịch của làng nghề.



11
Về quy mô của làng nghề đa phần các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
làng nghề có quy mơ nhỏ, ít vốn. Tính đặc thù của làng nghề là phát triển với
nhiều mơ hình sản xuất, hình thức tổ chức của các đơn vị sản xuất cũng mang
đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn (các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã…) Trong
sản xuất có sự kết hợp đan xen yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại trên cơ
sở tận dụng tiềm năng và lợi thế lao động của mỗi địa phương.
- Sản phẩm du lịch của làng nghề được cụ thể hóa thành sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ theo hướng thỏa mãn nhu cầu của du khách:
Với tính cần cù chịu khó và đơi bàn tay tài hoa, ngày xa xưa người việt
đã biết tận dụng những nguyên liệu có sẵn để tạo ra nhiều sản phẩm thủ cơng
có giá trị sử dụng cao, mang đậm tính nghệ thuật phục vụ cho đời sống hàng
ngày. Do vậy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề đều là sản phẩm
của phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân.
Vì thế các sản phẩm thủ công truyền thống vừa mang đậm bản sắc văn hóa
của dân tộc vừa mang tính đặc thù riêng của mỗi làng nghề. Để tăng tính hấp
dẫn của làng nghề truyền thống nhằm thu hút khách du lịch đến với làng nghề
thì các sản phẩm của làng nghề cần phải phù hợp và đáp ứng nhu cầu của du
khách như về mẫu mã, kích thước, trọng lượng, độ bền, sự an toàn…
- Các làng nghề phục vụ du lịch là sự kết tinh giá trị văn hóa lâu đời
của dân tộc:
Làng nghề khơng chỉ là đơn vị kinh tế, thực hiện mục tiêu sản xuất mà
còn thể hiện đời sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán
của mỗi miền quê mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc, của cộng
đồng làng xã qua từng thời kỳ lịch sử.
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch làng nghề truyền thống
* Vai trò của du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch LNTT là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội
làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại



12
làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động
mạnh mẽ trở lại khách du lịch trong mục tiêu phát triển chung. Nước ta có
hàng ngàn, hàng vạn làng nghề truyền thống thuộc các nhóm ngành nghề như
mây tre, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, đúc đồng… với sự đa dạng các làng nghề
góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa, đồng
thời là cơ sở để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng những thế mạnh về
văn hóa. Đặc biệt du khách có được sự trải nghiệm, tham gia vào hoạt động
sản xuất qua đó du khách có cơ hội để cảm nhận những yếu tố văn hóa của
mỗi vùng, miền và quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam.
* Vai trò của phát triển du lịch làng nghề truyền thống
- Phát triển du lịch làng nghề góp phần khai thác các nguồn lực về tài
nguyên, vốn đầu tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật của địa phương:
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một trong những
giải pháp hữu hiệu phát triển KT - XH nói chung theo hướng tích cực và bền
vững, hệ thống các làng nghề với đặc điểm đặc trưng riêng ngày càng cung
cấp và đáp ứng nhu cầu du lịch nhân văn của khách du lịch nhiều hơn. Điều
này đã biến các làng nghề trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần làm
phong phú thêm tài nguyên du lịch cho địa phương.
Làng nghề thường có quy mơ sản xuất nhỏ, sử dụng cơng nghệ sản xuất
truyền thống là chủ yếu nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các điều
kiện vật chất của các hộ gia đình, các chủ thể sản xuất kinh doanh. Đây được
xem là lợi thế để các làng nghề phục vụ du lịch huy động vốn nhàn rỗi trong
dân cư, cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển du lịch của địa phương.
- Phát triển du lịch làng nghề góp phần tăng nhu cầu và đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch cho địa phương:
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Mỗi sản phẩm của làng nghề

phục vụ du lịch là sự kết hợp của văn hóa nghệ thuật và tinh thần. Tuy


13
nhiên, sự phát triển của làng nghề phục vụ du lịch cũng chịu sự tác động
của nền kinh tế thị trường. Hoạt động sản xuất và kinh doanh ở đây đã
nhạy bén hơn với cơ chế thị trường trong việc cải thiện mẫu mã, chất lượng
và linh hoạt thay đổi hướng sản xuất. Do đó sản phẩm của làng nghề phục
vụ du lịch phát triển phong phú cả về hình thức vật thể và phi vật thể nhằm
đáp ứng yêu cầu và thị hiếu của khách du lịch. Điều này góp phần đa dạng
hóa sản phẩm du lịch của địa phương.
Du lịch làng nghề đã góp phần tạo nên những điểm đến du lịch mới,
hấp dẫn du khách hơn; đồng thời mở rộng liên kết, hợp tác trong phát triển du
lịch ở địa phương và với các công ty lữ hành để thực hiện tour du lịch làng
nghề cho khách du lịch.
- Phát triển du lịch làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho người
lao động ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại:
Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH làng nghề
truyền thống theo hướng tích cực bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân. Phát triển du lịch làng nghề không chỉ thúc đẩy hoạt động của
làng nghề phát triển mà còn kéo theo sự phát triển của nhiều loại dịch vụ khác
như lưu trú, hướng dẫn, ăn uống, vận chuyển, cung ứng sản phẩm… để đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều
việc làm hơn, không chỉ thu hút lao động ở làng nghề mà còn thu hút được
nhiều lao động từ các địa phương khác đến. Do đó, người lao động địa
phương có việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sự phát triển du lịch làng nghề yêu cầu phải có cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
để đáp ứng yêu cầu của du khách. Đồng thời, khu du lịch làng nghề phát triển
tạo một nguồn thu nhập cho người dân và địa phương làng nghề. Từ đó kích
thích sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khi phát triển du lịch làng nghề người

dân địa phương có điều kiện mở rộng sự hiểu biết và nâng cao dân trí thông
qua tiếp xúc với du khách và thông qua họ làm du lịch. Vì thế, có thể nói rằng


14
phát triển du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy q trình xây dựng nơng thơn
mới văn minh, hiện đại; thu dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
- Phát triển du lịch làng nghề góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị, bản sắc
văn hóa:
Làng nghề chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt, khơng gian văn
hóa nơng nghiệp cây đa, giếng nước, sân đình, những câu hát dân gian, cánh
cò trắng, lũy tre xanh… Đằng sau lũy tre làng là những gam màu trầm mặc,
những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hịa, n ả khiến cho du khách
ghé thăm đều có cảm giác yên lành thư thái. Có thể khẳng định rằng du lịch
làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để khách thăm quan tìm hiểu các
giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội… Sản phẩm làng nghề vừa là
sự kết tinh của giá trị văn hóa dân tộc vừa mang nét đặc sắc riêng biệt mà các
thế hệ cha ông truyền lại cho thế hệ con cháu đời sau. Với những đặc điểm
đặc biệt ấy mà sản phẩm thủ cơng của làng nghề khơng cịn là hàng hóa đơn
thuần mà đã trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao. Thơng qua
hoạt động du lịch, các sản phẩm của mỗi làng nghề đến được với du khách.
Từ đó sản phẩm của làng nghề được quảng bá rộng rãi và được nhiều người
dân biết đến hơn. Do đó, phát triển du lịch làng nghề góp phần giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc.
- Phát triển du lịch góp phần bảo vệ mơi trường của các làng nghề:
Trong kinh doanh du lịch, môi trường tự nhiên cũng như xã hội là tài sản
chính của người làm du lịch. Tài nguyên được chế biến thành sản phẩm du lịch
cho khách hàng tiêu dùng không hề thấy mất đi hay hao mịn, nhưng thực tế tài
ngun đó, kể cả tự nhiên cũng như nhân văn đang dần bị hao mịn. Thiên
nhiên bị xâm hại do sự có mặt thường xuyên của du khách. Xã hội, nguồn tài

nguyên nhân văn đang bị biến đổi từng ngày bởi hoạt động du lịch. Khi tự
nhiên khơng cịn đa dạng, phong phú, tương phản, hoang sơ, khi mơi trường
khơng cịn trong lành. Khi văn hóa bản địa khơng cịn nét riêng của mình, khi
tệ nạn xã hội phát triển, thiếu an tồn thì du lịch sẽ dần mất đi ý nghĩa.


15
1.1.4. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch quan trọng nhất của du lịch làng nghề chính là các
làng nghề. Nét nổi trội của một làng nghề là tài nguyên văn hóa, với những
tinh hoa cơng nghệ truyền thống, những di tích lịch sử văn hóa, những cảnh
quan hài hịa giữa những vẻ đẹp tự nhiên và nhân văn, những phong tục, tập
quán, lễ hội…
Đối với hoạt động du lịch, làng nghề được xem là một loại tài nguyên
du lịch nhân văn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội
và cơng nghệ truyền thống lâu đời có khả năng thu hút khách du lịch, làm
phong phú thêm tài nguyên du lịch, phong phú thêm các hoạt động du lịch để
hấp dẫn du khách góp phần vào mục tiêu phát triển chung. Có thể nói rằng, du
lịch làng nghề sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá
trị văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, chiêm ngưỡng và mua sắm những sản
phẩm thủ công truyền thống.
Tài nguyên du lịch làng nghề bao gồm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
truyền thống, đội ngũ các nghệ nhân và thợ làng nghề, các di tích lịch sử - văn
hóa gắn với hoạt động sản xuất của làng nghề, hệ thống đình, chùa; truyền
thống văn hóa, phong tục tập qn của dân cư làng nghề (yếu tố này ảnh
hưởng lớn đến tính đặc thù, tính nhân văn của sản phẩm.
* Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí… có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch ở

các làng nghề. Trong công cuộc CNH - HĐH, sự phát triển của du lịch làng
nghề chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện nước, tiến bộ cơng
nghệ, thiết bị, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền nhằm tăng
năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ơ
nhiễm mơi trường. Ngồi ra, hoạt động của làng nghề trong nền kinh tế thị


16
trường cịn chịu tác động của yếu tố thơng tin, nó giúp nắm kịp thời, nhanh
chóng, chính xác những thơng tin về thị trường, giá cả, mẫu mã, quy cách sản
phẩm… để từ đó có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu thị trường nói
chung và thị trường du lịch nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, khơng chỉ có kinh nghiệm cổ truyền mà
phải có khoa học công nghệ hiện đại, sự kết hợp các yếu tố truyền thống với
khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá
thành hạ những vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được người tiêu dùng
trong xã hội hiện đại chấp nhận và tăng tính hấp dẫn cho du khách.
* Nguồn nhân lực
Nghệ nhân và đội ngũ thợ làng nghề là yếu tố rất quan trọng trong việc
phát triển du lịch làng nghề. Tài năng của các nghệ nhân, thợ cả đã tạo nên
những sản phẩm làng nghề tinh xảo và độc đáo. Chính người nghệ nhân,
người thợ cả đã giữ cho làng nghề tồn tại, đã đào tạo những người thợ mà
trước hết là con cháu của họ, rồi đến những người trong làng và từ đời này
qua đời khác kế tiếp nhau. Để đến ngày nay có những nghề và những làng
nghề nổi tiếng với những sản phẩm có một khơng hai, tạo nên tính hấp dẫn
cho du khách. Khả năng cạnh tranh, sức sống của sản phẩm làng nghề chủ
yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghề của nghệ nhân, thợ cả. Vì
vậy, phát triển du lịch làng nghề tùy thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội
ngũ các nghệ nhân của các làng nghề và truyền nghề cho những người lao
động trẻ tuổi.

Đội ngũ lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch có vai trị
quan trọng thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển. Bởi họ chính là những người
cung cấp các loại hình và sản phẩm cho du khách như hướng dẫn, phục vụ ăn
uống, vận chuyển… những trải nghiệm của du khách tại làng nghề phụ thuộc
vào chất lượng dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. Vì vậy, kỹ năng
làm du lịch của người dân làng nghề (kỹ năng phát triển sản phẩm, kỹ năng


17
ngơn ngữ, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng quản lý…) có ảnh hưởng
rất lớn đến việc phát triển du lịch làng nghề.
* Hoạt động xúc tiến quảng bá
Ngày nay hoạt động xúc tiến đã trở nên phổ biến và có sức thuyết phục
lớn đối với người tiêu dùng. Hoạt động xúc tiến có tác dụng định hướng cho
sở thích và hình thành thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hoạt
động xúc tiến góp phần nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm, kích thích
lịng mong muốn và hướng dẫn người tiêu dùng giúp họ tự tin lựa chọn hàng
hóa và dịch vụ một cách thông minh và hiệu quả hơn.
Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo
lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước nhằm
thu hút khách du lịch, giáo dục du lịch tồn dân, góp phần thực hiện tuyên
truyền đối ngoại và đối nội, cần được chú trọng trong thời gian tới, do vậy cần
tập trung vào:
- Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối
tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thơng qua các hình
thức tun truyền quảng cáo;
- Tham gia thường xuyên các hội trợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du
lịch quốc tế ở nước ngoài; đồng thời tổ chức hội trợ, triển lãm, hội nghị, hội
thảo du lịch quốc tế ở nước ngoài; đồng thời tổ chức hội nghị triển lãm, hội
thảo du lịch khách quốc tế ở trong nước; phối hợp với các ngành, địa phương,

đơn vị liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trường;
- Tiến hành thiết lập đại diện du lịch Việt Nam ở những những nước là
đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm;
- Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông,
thông tin đại chúng với các loại khác nhau;
- Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các
nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để công tác xúc tiến quảng bá du lịch
đạt hiệu quả.


×