Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.57 KB, 12 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 97
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu: 3
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: 3
4. Phương pháp nghiên cứu: 3
5. Cấu trúc nội dung của báo cáo KLTN: 5
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản 6
1.1.1. Lý luận về du lịch 6
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch 6
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch 6
1.1.2. Lý luận về làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề truyền thống 7
1.1.2.1. Khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống 7
1.1.2.2. Khái niệm về du lịch làng nghề 9
1.1.2.3. Đặc điểm của du lịch làng nghề 9
1.1.2.4. Các yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch làng nghề 10
1.1.2.5. Một số điều kiện tiền đề để gắn kết làng nghề với du lịch 12
1.1.2.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề 12
1.2. Những vấn đề thực tiễn về du lịch làng nghề 13
1.2.1. Khái quát chung về làng nghề Việt Nam 13
1.2.1.1. Tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam 13
1.2.1.2. Thực trạng phát triển các làng nghề Việt Nam 14
1.2.2. Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2010-2012 16
1.2.3. Thực trạng phát triển du lịch các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế 20
1.2.4. Thực trạng khôi phục và phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một
số địa phương và một số nước 22
1.2.5. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch làng nghề truyền thống


27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 98
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG GIẤY THANH TIÊN 30
2.1. Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên 30
2.1.1. Vị trí địa lí 30
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng hoa giấy Thanh Tiên 31
2.1.3. Sự ra đời của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên 32
2.1.4 Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên
34
2.1.4.1. Quy trình sản xuất hoa giấy 35
2.1.4.2.Sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên 45
2.1.5.Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch làng nghề tại làng hoa giấy Thanh
Tiên 47
2.1.5.1. Tiềm năng cho phát triển du lịch 47
2.1.5.2. Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng Thanh Tiên 52
2.1.5.3. Sự cần thiết phát triển tiềm năng làng nghề gắn với du lịch tại làng
Thanh Tiên 55
2.2. Thực trạng của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên 59
2.2.1. Số lượng các gia đình sản xuất hoa giấy 59
2.2.2. Kỹ thuật làm hoa và chất lượng hoa giấy 60
2.2.3. Tạo nhận thức cho dân làng về sản phẩm của chính làng mình 60
2.3. Thực trạng khai thác du lịch tại làng hoa giấy Thanh Tiên 61
2.3.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng 61
2.3.2. Thực trạng về nguồn nhân lực 63
2.3.3. Thực trạng về nguồn vốn 67
2.3.4. Thực trạng về môi trường 68
2.3.5. Thực trạng về chính sách phát triển tại làng hoa giấy Thanh Tiên 69
2.3.6. Hiệu quả tài chính 70

2.3.7. Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch 71
2.3.8. Khách du lịch đến với làng hoa giấy Thanh Tiên 75
2.4. Tác động của du lịch tới làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên 78
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 99
2.4.1. Tác động tích cực 78
2.4.2. Tác động tiêu cực 78
2.5. Sự hợp tác với các doanh nghiệp, các công ty du lịch lữ hành và nhà tổ chức
tour 79
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỒNG TẠI LÀNG HOA GIẤY THANH TIÊN 80
3.1. Định hướng phát triển du lịch tại làng hoa giấy Thanh Tiên 80
3.1.1. Các quan điểm phát triển 80
3.1.2. Mục tiêu phát triển 80
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tại làng hoa giấy Thanh Tiên 81
3.2.1. Giải pháp quản lí, quy hoạch phát triển du lịch 81
3.2.2. Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 82
3.2.3. Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu hoa giấy Thanh Tiên cũng
như hình ảnh làng hoa giấy Thanh Tiên 82
3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 85
3.2.5. Giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên 85
3.2.6. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch tại làng hoa giấy Thanh
Tiên 87
3.3. Giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch tới làng hoa
giấy Thanh Tiên 88
3.3.1. Giải pháp bảo vệ môi trường 88
3.3.2. Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề 89
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
I. Kết luận 91
II. Kiến nghị 92

1. Đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế 92
2. Đối với Chính quyền địa phương tại làng nghề 93
3. Đối với các Doanh nghiệp và các công ty du lịch lữ hành 94
4. Đối với người dân địa phương 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa của một vùng, của một quốc gia là
điều vô cùng quan trọng. Nó vừa giữ gìn, phát triển được truyền thống văn hóa của
dân tộc để có thể “hòa nhập quốc tế nhưng không bị hòa tan”, vừa góp phần tích
cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho dân cư và đổi
mới bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.Tuy nhiên, để hoà nhập mà không bị
hoà tan, Việt Nam cần biết khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh về tài nguyên du
lịch để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa sự quan tâm của du khách quốc tế, đồng
thời vẫn giữ được những nét giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc riêng có của quốc
gia. Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, làng nghề truyền thống đang
dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của
mỗi quốc gia, dân tộc. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng
định nét riêng độc đáo riêng không thể thay thế, một cách giới thiệu sinh động về
đất nước và con người của mỗi vùng miền, địa phương. Vì vậy, phát triển làng nghề
gắn với du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu
tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. (Theo Hiệp hội Làng nghề Việt
Nam trên bài “Phát triển làng nghề gắn với du lịch” trang
vanminhsonghong.gov.vn).
Du lịch làng nghề - một loại hình du lịch mới - nhưng lại đáp ứng được hầu
hết các tiêu chí nói trên, được xem là một giải pháp cấp thiết đối với ngành Du lịch
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ này.

Năm 2012, ngành du lịch Việt Nam bất ngờ nhận được kết quả mà ngay cả
người trong "nhà" cũng không ngờ tới với việc đón hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế
và 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng, tăng hơn 23%
so với năm 2011 (Theo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam trên trang
vietnamtourism.gov.vn). Đây cũng là năm rất thành công với ngành du lịch Thừa
Thiên - Huế, với việc đón 2,5 triệu lượt khách, tăng 22% so với năm 2011, doanh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 2
thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.950 tỷ đồng, nguồn thu dịch vụ du lịch đóng góp
48% vào GDP của địa phương (Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế). Đầu tư của nhà nước và tư nhân vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho du
lịch ngày càng tăng. Có thể nói ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn
được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của
các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành
lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ với Khu kinh tế - thương mại Chân Mây – Lăng Cô. Có điều kiện thiên
nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như sông
Hương, núi Ngự, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, đặc biệt là Đại Nội Huế, hệ thống lăng
tẩm đồ sộ. Huế là cố đô duy nhất còn giữ lại gần như nguyên vẹn một tổng thể kinh
đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với các công trình kiến trúc độc
đáo, chính vì vậy tháng 12/1993 Quần thể các di tích văn hóa cố đô Huế đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đến tháng 11/2003 UNESCO công
nhận nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đó là tài nguyên vô
giá để Huế trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch… của miền Trung và cả nước.
Hơn thế nữa Huế còn được chọn xây dựng trở thành thành phố festival đặc trưng
của Việt Nam, là nơi hội tụ và phát triển các làng nghề truyền thống đặc trưng đã
làm nên bốn kỳ festival nghề truyền thống ấn tượng thu hút khá nhiều du khách
trong nước và quốc tế. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thành có nhiều làng
nghề truyền thống nhất ở Việt Nam, và khi nói đến các làng nghề ở Huế không ai là

không biết tới một làng nghề khá quen thuộc đó là: Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên
thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện nay cả làng Thanh Tiên chỉ còn khoảng 35-40 hộ theo nghề hoa giấy,
song nỗ lực của những nghệ nhân đã tạo cho hoa giấy Thanh Tiên một luồng sinh
khí mới. Muốn duy trì được làng nghề truyền thống ngoài việc sản xuất sản phẩm
thủ công truyền thống của làng, cần phải kết hợp đưa hoạt động du lịch vào khai
thác tại làng . Để hoạt động du lịch ở làng hoa giấy Thanh Tiên phát triển thật sự có
hiệu quả, góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế, xã hội của tỉnh nhà phát triển. Đồng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 3
thời lưu giữ và giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc nhất tới bạn bè quốc tế,
thì chúng ta cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, đầu tư, phát triển du
lịch làng nghề một cách cụ thể và có hiệu quả.
Chính vì thế nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển du lịch làng nghề
truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế" với mong muốn sẽ đóng góp được một phần nào cho sự
phát triển du lịch làng nghề hoa giấy Thanh Tiên nói riêng và cho các làng nghề
truyền thống Huế nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng
nghề.
Thứ hai, phân tích tình hình khai thác tiềm năng phát triển làng nghề gắn với
du lịch nhằm thu hút khách du lịch .
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại
làng hoa giấy Thanh Tiên.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Không gian nghiên cứu: Tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ 20/02/2012 đến
15/05/2013.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu, trong đó có một
số phương pháp chủ yếu sau:
a. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu:
Thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn cơ bản:
 Nguồn thông tin thứ cấp: Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách, báo, tạp chí,
internet, các bài báo cáo nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài. Trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 4
cơ sở đó, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, xử lý để rút ra những nội dung đáp
ứng yêu cầu nghiên cứu.
 Nguồn thông tin sơ cấp: Thông tin có được qua phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương tại làng nghề truyền
thống hoa giấy Thanh Tiên.
b. Phương pháp lập bảng hỏi:
Sau khi xác định các biến dữ liệu cần thu thập dựa trên mục tiêu nghiên cứu,
thiết kế được 2 bảng hỏi: Bảng dành cho khách du lịch (gồm khách quốc tế và nội
địa) và bảng dành cho người dân địa phương tham gia sản xuất sản phẩm làng nghề.
Bảng hỏi gồm 2 dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Trong đó, câu hỏi
mở chỉ dùng để lấy thông tin thêm về cảm nhận chung của du khách, của người dân
khi tham gia du lịch tại làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.
c. Phương pháp xử lý số liệu:
 Đối với số liệu thứ cấp: dùng phương pháp thống kê mô tả, bảng biểu.
 Đối với số liệu sơ cấp: các bảng hỏi sau khi thu về được kiểm tra để loại bỏ
những bảng không hợp lệ, cuối cùng chọn ra 170 bảng hợp lệ, trong đó 120
bảng du khách ( 25 bảng nội địa + 95 bảng Quốc tế) và 50 bảng người dân địa
phương dùng cho việc nghiên cứu.
d. Phương pháp phân tích thống kê:
Sau khi tiến hành điều tra thì đề tài tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê để
hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên

chương trình SPSS 16.0 với các phép phân tích chính, như: Frequency (phân tích
tần số và giá trị trung bình), Crosstab (bảng chéo) và Anova (phân tích phương sai).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 5
5. Cấu trúc nội dung của báo cáo KLTN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, nội dung và kết quả nghiên
cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về du lịch, làng nghề, làng
nghề truyền thống, sự kết hợp giữa du lịch và làng nghề truyền thống.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa
giấy Thanh Tiên.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa
giấy Thanh Tiên.
Do giới hạn về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm, nội dung Khóa luận khó
tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý
của Quý thầy cô giáo và các bạn độc giả để đề tài được hoàn thiện và mang tính khả
thi hơn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 91
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
“Du lịch làng nghề không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Với nhiều
vùng đất, nó là sự kết hợp “ đẻ trứng vàng”. Còn với Thừa Thiên Huế, xem chừng
phải còn chờ lâu nữa mới có được những “ trứng vàng” thực sự. Người ta đang nói
nhiều đến hiệu quả kinh doanh của du lịch chưa tương xứng với tiềm năng hiện có,
tính bền vững chưa cao, sản phẩm làng nghề còn đơn điệu, chưa mang tính cạnh
trạnh… Còn tôi lại nghĩ đến khát vọng và ý tưởng không thiếu mà bằng chứng là
hiệu quả thấy rõ từ những Festival nghề truyền thống Huế, nhưng đã gặp khó ở khía
cạnh con người và ở tầm nhìn xa trông rộng với những cách làm giàu tính sáng tạo.

Đó là những vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch suy
nghĩ, tìm hướng phát triển để khai thác tốt nhất thế mạnh dịch vụ du lịch của Thừa
Thiên Huế. Du lịch làng nghề phải được xem là dự án phát triển trong tầm nhìn
chiến lược phát triển du lịch tổng thể của tỉnh để thế mạnh này không chỉ là những
nhà hàng, khách sạn, lăng tẩm trên địa bàn thành phố Huế mà được mở rộng ra về
các làng nghề, đô thị mới ở các huyện, thị xã trong tỉnh, làm phong phú địa chỉ tham
quan du lịch, hấp dẫn du khách bốn phương và làm giàu cho vùng đất”. (Trích Báo
Thừa Thiên Huế, ngày 27/03/2013 – Bài đăng: Du lịch làng nghề, mỏi mắt chờ
“gà đẻ trứng vàng”)
Huế vốn nổi tiếng là một thành phố mang nhiều dấu ấn lịch sử, là một thành
phố văn hóa và là di sản của nhân loại. Chính vì thế, công tác nghiên cứu những
làng nghề truyền thống đặc trưng ở đây rất cần thiết. Nó không chỉ giúp chúng ta có
một cái nhìn tổng quát về làng nghề để có những định hướng đúng đắn, mà còn giúp
quảng bá những ngành nghề này đến cho mọi người – những ai yêu Huế.
Địa bàn xã phú Mậu, huyện Phú Vang là nơi vốn có rất nhiều nghề thủ công
truyền thống nổi tiếng. Nhưng hiện nay các làng nghề đã không còn tồn tại, ngoại
trừ làng hoa giấy Thanh Tiên và tranh làng Sình. Chính vì thực tế đó ngày càng nêu
cao vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo tồn phát triển của làng nghề.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 92
Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết vấn đề trên, thông qua đề tài
này tôi đã xác lập được những điều kiện cần thiết để phát triển làng nghề gắn với du
lịch đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch quốc tế; đồng thời đánh giá sơ lược tình
hình khai thác tiềm năng phát triển làng nghề gắn với du lịch tại làng Thanh Tiên
trong những năm qua; và cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm giúp làng khai
thác hiệu quả hơn tiềm năng phát triển làng nghề gắn với du lịch nhằm tăng cường
thu hút du khách quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Công trình nghiên cứu này góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu và tìm hiểu tại
làng nghề Thanh Tiên. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời lượng nên không thể đi hết
mọi khía cạnh của làng nghề. Hi vọng rằng, với sự quan tâm đúng mức của các cấp

ngành có liên quan, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên sẽ có sức sống mạnh mẽ hơn.
Thay cho lời kết về đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin được đưa ra ý kiến của
bác Nguyễn Hóa trưởng thôn làng Thanh Tiên: “Bỏ nghề của cha ông từ bao đời
nay, thử hỏi ai không bứt rứt. Thế nhưng , sự thay đổi của cuộc sống bắt buộc
chúng tôi phải bỏ nghề. Nếu thật sự hoa giấy có thể bán được và mang lại lợi ích
kinh tế thì chúng tôi sẵn sàng giữ gìn và phát huy cái nghề đã gắn bó với chúng tôi
từ bao đời nay. Nhưng mong manh và trắc trở quá …!”
II. Kiến nghị
1. Đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế
 Tỉnh Thừa Thiên Huế cần có cơ chế, chính sách hợp lý, ưu đãi để doanh
nghiệp mạnh dạn đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn lực, kinh doanh hiệu
quả, từ đó sẽ tác động tích cực đến việc phát triển làng nghề gắn với các hoạt
động du lịch.
 Tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ vốn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ( đường xá, các
công trình kiến trúc cổ…) ở làng nghề. Coi trọng công tác tư vấn, đào tạo đội
ngũ quản lý cơ sở cho làng nghề. Có chính sách khuyến khích nghiên cứu sản
xuất và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật cho làng nghề, chính sách cho vay ưu
đãi bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có vốn cho đầu tư đổi mới
công nghệ và cho sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ cho cho các nghệ nhân làng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 93
trong công tác đảm nhận nhiệm vụ thiết kế mẫu mã, đào tạo đội ngũ lao động
lành nghề.
 Tỉnh có sự chỉ đạo thống nhất và quan tâm hơn nữa đến phát triển làng nghề,
tuyến điểm tham quan du lịch, có ưu đãi về chính sách khuyến khích đầu tư
vào làng nghề, nhất là việc giao đất và mặt bằng kinh doanh thuận lợi, lâu dài;
các chính sách ưu đãi về thuế cho các năm đầu kinh doanh chưa có khách.
 Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, công nhận mới danh hiệu nghệ
nhân. Có qui định về cơ chế phân chia lợi nhuận thu từ hoạt động du lịch
nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp, đóng góp địa phương bảo

tồn làng nghề và một phần trả lương cho nghệ nhân, thợ thủ công ở các cơ sở
sản xuất được chọn đầu tư phục vụ du lịch để họ có thể yên tâm theo đuổi
nghề.
2. Đối với Chính quyền địa phương tại làng nghề
 Cần có các phương án giữ gìn, khôi phục và phát triển làng nghề Thanh Tiên
lâu dài và bền vững. Chính quyền địa phương cần có quy hoạch tổng thể và
chi tiết phát triển làng nghề, có kế hoạch khuyến khích, động viên nghệ nhân,
mở rộng các mô hình truyền nghề; thành lập các quỹ hỗ trợ đào tạo về tay
nghề thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng thợ.
 Công tác đầu tư và khai thác dịch vụ làng nghề cần có định hướng rõ ràng, đề
nghị phải có một đầu mối thống nhất, đầu tư phải đi liền với việc khai thác với
kinh phí ban đầu tốn kém, mất nhiều thời gian nghiên cứu đầu tư để tạo sản
phẩm. Quảng bá, xúc tiến là vấn đề cần thiết đến với du khách và các hãng lữ
hành, tránh tình trạng khi đã có tour, sản phẩm thì cho mạnh ai náy làm, giá cả
không thống nhất, chất lượng không đồng bộ…, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn
đến công tác đầu tư từ phái doanh nghiệp.
 Công tác quy hoạch , phát triển làng nghề cần phải có sự quan tâm đầu tư
đúng mức, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, bãi đậu xe, khu vực tham
quan, phục vụ các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm lưu niệm…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tính
SVTH: Hồ Thị Kim Hoàng - K43KTDL 94
 Tuyên truyền và phổ cập các kiến thức chuyên môn về lịch sử, du lịch, giữ gìn
vệ sinh cảnh quan và môi trường cho từng người dân địa phương. Công tác
giữ gìn an ninh, an toàn cho du khách cần được quan tâm chú trọng.
 Thành lập hợp tác xã du lịch làng nghề hoa giấy Thanh Tiên chuyên nghiệp.
 Công tác quảng cáo tiếp thị được quan tâm và đầu tư có chiều sâu, nhất là
thông qua hệ thống internet, email, trang website…
 Tổ chức thường xuyên các đợt tham quan và học tập kinh nghiệm; tham gia
các hội chợ thương mại hàng hóa để họ có dịp tiếp cận với thị truờng trong và
ngoài nước, qua đó có điều kiện cọ xát, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu mẫu

mã, kiểu dáng đồng thời giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
3. Đối với các Doanh nghiệp và các công ty du lịch lữ hành
 Xây dựng các chương trình tour du lịch hấp dẫn đặc sắc, đa dạng; kết hợp giữa
các yếu tố lịch sử; truyền thống văn hóa và lễ hội dân gian. Đặc biệt, cần tạo
sự liên kết giữa làng nghề Thanh Tiên trong một chương trình tham quan; đưa
ra nhiều sự chọn lựa về loại chương trình, thời gian phù hợp cho du khách.
 Thực hiện các chương trình du lịch cộng đồng liên kết với người dân địa
phương; hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân để duy trì thường xuyên các hoạt
động, các hội nghề, giỗ tổ nghề…
 Xây dựng chính sách giá đoàn, khách lẻ, giá hợp tác với các hãng lữ hành;
tăng cường công tác quảng bá tiếp thị giới thiệu qua các kênh thông tin báo,
đài, internet và tại các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.
 Tổ chức và thực hiện việc đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh cho các đơn vị,
hộ kinh tế tư nhân khi thực hiện đúng các cam kết cũng như những qui định
của Luật du lịch về Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; bằng cấp hướng
dẫn viên du lịch…
 Du lịch làng nghề vẫn còn mô hình mới cho các công ty dịch vụ lữ hành khách
sạn, họ cần phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội
mới. Các công ty dịch vụ khách sạn lữ hành cùng chung tay góp sức với người

×