Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa bà rịa, tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 95 trang )

A

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ XN THỌ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÀ RỊA,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ XN THỌ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÀ RỊA,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 831 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN TUẤN VIỆT

Đồng Nai, 2022


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2022

Người cam đoan

Nguyễn Thị Xuân Thọ



ii

LỜI CẢM ƠN
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả mọi việc trong thời gian qua. Từ
thực hiện nhiệm vụ chun mơn, việc học tập, đến việc hồn thiện bài luận của riêng
cá nhân em và sau bao nhiêu ngày hồ mình cùng nguồn lực y tế chun mơn để
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống đại dịch Covid-19, sau đó là hậu công tác phòng,
chống đại dịch Covid-19 với tinh thần chủ động, trách nhiệm, an toàn và hiệu quả.
Bản thân, đã rút kết được nhiều kinh nghiệm, cảm nhận cần phải trách nhiệm hơn
nữa trong nhiệm vụ được giao, cần phải giữ vững lập trường, kiên định trong suy
nghĩ trước khi quyết định các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, trách nhiệm được giao
và trong việc học tập nâng cao trình độ cần cố gắng hơn nữa, ý thức học tập cần nêu
cao để đạt được hiệu quả như bản thân mong đợi. Qua đó, góp một phần công sức
nhỏ bé của bản thân cùng tập thể đơn vị xây dựng, điều hành Bệnh viện ngày càng
phát triển về chuyên môn y tế, chất lượng phục vụ chăm sóc bệnh nhân ở tầm cao
hơn, đóng góp vào công cuộc khám, chữa bệnh cho nhân dân tỉnh nhà ngày một
nâng tầm vị thế.
Không thể nói lên hết sự trân trọng từ bản thân em dành cho tất cả quý thầy
cô, anh chị em học viên. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với thầy cô giáo phòng
sau đại học của Trường Đại học Lâm Nghiệp, phân hiệu Trường Đại học Lâm
Nghiệp tại tỉnh Đồng Nai và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của
tồn khố học đã tạo điều kiện, ln động viên, khích lệ, giúp đỡ cho em trong suốt
quá trình học tập, q trình hồn thành bài luận.
Đặc biệt, cho phép em được bày tỏ sự trân quý và biết ơn đến TS Trần Tuấn
Việt. Em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết đến từ Thầy. Người đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, thơng cảm, động viên, giúp đỡ em tiến hành các
hoạt động nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, cán bộ và nhân viên các phòng ban
của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu thực tế



iii

vấn đề, chia sẻ các ý kiến, kinh nghiệm một cách chân thành trong q trình em thực
hiện và hồn thành luận văn.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh
động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong muốn sẽ nhận được
nhiều đóng góp quý báu đến từ quý thầy cơ, ban cố vấn để đề tài được hồn thiện
hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong quá trình hoạt động quản lý tài chính
tại các đơn vị cùng ban ngành.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Thọ


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ ...................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu .........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................3

2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................4
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ...................5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện.....5
1.1.1. Một số khái niệm ...............................................................................................5
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính ........................6
1.1.3. Tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng trong lĩnh vực y tế ..................7
1.1.4. Nội dung của công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính .............8
* Cơng tác lập kế hoạch: .............................................................................................8
* Cơng tác quản lý thu: ...............................................................................................8
* Công tác quản lý chi:................................................................................................9
* Công tác thanh tra, kiểm tra: ....................................................................................9


v

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài
chính ............................................................................................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính .....................11
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của một số đơn vị y tế công
lập ở Việt Nam (trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). ...........................................11
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện đa khoa Bà Rịa trong công tác quản lý tài
chính theo cơ chế tự chủ............................................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....15
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh BRVT .......................................................................15

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................15
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................16
2.2. Đặc điểm cơ bản của Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh BRVT ...........................19
2.2.1. Lịch sử hình thành ...........................................................................................19
2.2.2. Cơ sở vật chất ..................................................................................................20
2.2.3. Tổ chức nhân sự ..............................................................................................20
2.2.4. Tình hình thực hiện chun mơn của bệnh viện qua các năm ........................23
2.2.5. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý tài chính
theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. ...............25
2.2.5.1. Thuận lợi ......................................................................................................25
2.2.5.2. Khó khăn ......................................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................26
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................26
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................................26
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................................27
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................29
2.3.2.1. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................29
2.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................29
2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ..................................................30
2.3.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính ...................................................................30


vi

2.3.3.2. Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính .....................................................31
2.3.3.3. Phân phối kết quả tài chính trong năm .........................................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................35
3.1. Thực trạng cơng tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện
đa khoa Bà Rịa ..........................................................................................................35
3.1.1. Tở chức bộ máy quản lý tài chính của bệnh viện............................................35

3.1.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính của bệnh viện .............................36
3.1.3. Thực trạng quản lý thu tài chính tại bệnh viện ...............................................37
3.1.3.1. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (Thu dịch vụ KCB) ..................39
3.1.3.2 Quản lý nguồn thu khác ................................................................................40
3.1.4. Thực trạng quản lý chi tài chính tại bệnh viện ................................................41
3.1.4.1. Quản lý chi phí theo cơ cấu nguồn thu ........................................................41
3.1.4.2. Quản lý nguồn chi theo cơ cấu khoản mục chi ............................................42
3.1.4.3. Chi mua sắm, sửa chữa tài sản từ quỹ phát triển sự nghiệp .........................45
3.1.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra đối với quản lý tài chính tại bệnh viện
...................................................................................................................................46
3.1.6. Một số kết quả đạt được khi quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại
bệnh viện ...................................................................................................................46
3.1.6.1. Thu nhập tăng thêm ......................................................................................46
3.1.6.2. Trích lập các quỹ ..........................................................................................47
3.1.6.3. Chất lượng khám, chữa bệnh và phục vụ được tốt hơn, nguồn thu của bệnh
viện tăng lên ..............................................................................................................49
3.1.6.4. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ......................................................49
3.1.6.5. Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên
chức ...........................................................................................................................50
3.3. Kết quả điều tra khảo sát khách hàng ................................................................55
3.3.1. Thống kê, mô tả đối tượng khảo sát ................................................................55
3.3.2. Đánh giá kết quả khảo sát ...............................................................................58


vii

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại
bệnh viện đa khoa Bà Rịa..........................................................................................62
3.3.1. Đánh giá chung ...............................................................................................62
3.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .....................................................................63

3.3.2.1. Hạn chế, tồn tại ............................................................................................63
3.3.2.2. Ngun nhân ................................................................................................65
3.4. Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài
chính tại bệnh viện đa khoa Bà Rịa...........................................................................66
3.4.1. Giải pháp .........................................................................................................66
3.4.1.1. Hồn thiện tở chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ ............................66
3.4.1.2. Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch tài chính của bệnh viện ..........................67
3.4.1.3. Hồn thiện cơng tác quản lý các nguồn thu .................................................68
3.4.1.4. Hồn thiện công tác quản lý các khoản chi ..................................................69
3.4.1.5. Giải pháp về kiểm tra tài chính ....................................................................71
3.4.2. Định hướng phát triển của bệnh viện đa khoa Bà Rịa ....................................71
3.4.2.1 Phát triển chung ngành y tế đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ..........................71
3.4.2.2 Định hướng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa
đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ...................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................76
1. Kết luận ................................................................................................................76
2. Kiến nghị ...............................................................................................................77
2.1. Kiến nghị UBND tỉnh BRVT .............................................................................77
2.2. Kiến nghị Sở Y tế, Sở Tài chính ........................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải


BHYT

Bảo hiểm y tế

BRVT

Bà Rịa – Vũng Tàu

CCVC

Công chức viên chức

CTNB

Chi tiêu nội bộ

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

KCB

Khám chữa bệnh

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SNCL


Sự nghiệp công lập

TCTC

Tự chủ tài chính

UBND

Ủy ban nhân dân


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2021 phân theo cấp huyện ........16
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh
tế và theo ngành kinh tế ............................................................................................17
Bảng 2.3: Tình hình Lao động tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa giai đoạn 2019 – 2021
...................................................................................................................................23
Bảng 2.4: Thực hiện chỉ tiêu chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịagiai đoạn
2019-2021..................................................................................................................24
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự phòng Tài chính kế toán giai đoạn 2019 - 2021 .........52
Bảng 3.2: Tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa giai đoạn 20192021 ...........................................................................................................................38
Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện giai đoạn
2019 – 2021 ...............................................................................................................39
Bảng 3.4: Tổng hợp nguồn thu khác của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa giai đoạn 2019
– 2021 ........................................................................................................................40
Bảng 3.5: Tởng hợp chi phí của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa giai đoạn 2019 - 2021
theo nguồn thu ...........................................................................................................42
Bảng 3.6: Tổng hợp khoản chi của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa giai đoạn 2019 - 2021

theocơ cấu khoản mục chi .........................................................................................44
Bảng 3.7: Chi mua sắm, sửa chữa từ quỹ phát triển sự nghiệp của Bệnh viện giai
đoạn 2019 - 2021 .......................................................................................................45
Bảng 3.8: Bảng thống kê nghề nghiệp của đối tượng khảo sát .................................55
Bảng 3.9: Bảng thống kê mức thu nhập của đối tượng khảo sát ..............................56
Bảng 3.10: Bảng thống kê hình thức đến khám bệnh ...............................................56
Bảng 3.11: Bảng thống kê mức độ thanh toán BHYT ..............................................57
Bảng 3.12: Bảng giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến thu viện phí ...........58
Bảng 3.13: Tởng hợp chi thu nhập tăng thêm tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa giai
đoạn 2019 - 2021 .......................................................................................................46
Bảng 3.14: Tình hình trích lập các quỹ của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa giai đoạn
2019-2021..................................................................................................................48


x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa .....................................21
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy Phòng Tài chính kế toán ...............................................36
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thống kê giá trị trung bình các đánh giá của thân nhân người
bệnh với thực trạng thu viện phí tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa ..............................59
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ giá trị trung bình các nhân tố cơng khai, minh bạch các thủ tục
thanh tốn và giá viện phí .........................................................................................60
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ giá trị trung bình các nhân tố thái độ, kỹ năng giao tiếp của
nhân viên kế toán ......................................................................................................60
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ giá trị trung bình các nhân tố về giá viện phí, thủ tục thanh
tốn các chi phí khám chữa bệnh. .............................................................................61
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ giá trị trung bình các nhân tố về sự hài lòng của người bệnh
khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện ............................................................................62



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua, Ngành Y tế Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn, có được sự thành công này là nhờ vào
sự đóng góp một phần công sức của lĩnh vực y tế tư nhân đã tạo ra động lực cạnh
tranh giữa y tế công lập với y tế tư nhân. Với nhiệm vụ được giao cho các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập là chăm lo sức khỏe toàn dân và đóng vai trò chủ đạo trong
ngành y tế, điều tiết ngành y tế. Vì vậy, các bệnh viện công lập phải nổ lực không
ngừng, phải nâng cao mức độ tự chủ tài chính hơn nữa, phấn đấu hướng đến mức độ
tự chủ đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên.
Muốn nâng cao khả năng tự chủ tài chính đòi hỏi các bệnh viện công cần thay
đổi hẳn tư duy mà quan trọng nhất là tư duy phục vụ bệnh nhân, phải xem bệnh nhân
là khách hàng, là thượng đế, là trung tâm phục vụ của toàn bệnh viện cơng, hay nói
cách khác tài chính cơng của bệnh viện muốn tăng trưởng tốt, tăng trưởng bền vững
đòi hỏi các bệnh viện công phải xác định khách hàng là tiềm lực tài chính, khách
hàng là người đem đến nguồn thu cho bệnh viện. Từ đó, vạch ra các kế hoạch, các
công cụ để làm sao quản lý nguồn tài chính theo hướng tự chủ tài chính và song song
đó nhằm nâng cao mức độ tự chủ tài chính của bệnh viện trong tương lai.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của chính Phủ ban hành ngày 25/04/2006 quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Qua thời gian, ngành Y tế thực hiện
giao quyền tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bộ Y tế thấy còn quá nhiều
vướng mắc về các cơ chế như cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và giá DVKCB
nên đề xuất mở rộng giao quyền tự chủ cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập.
Do đó, Chính phủ ban hành nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 “Giao
quyền tự chủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập và giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công

lập”. Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ


2

chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có giao cơ chế tự chủ cho các
bệnh viện công lập. Khi đó, các bệnh viện công đều cố gắng nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng để nâng cao mức độ tự
chủ tài chính.
Chính sách tự chủ được áp dụng cho tất cả lĩnh vực cung ứng dịch vụ công,
trong đó có lĩnh vực y tế. Đây là một yếu tố quan trọng trong cải cách hành chính
của Việt Nam, giúp cho các cơ sở dịch vụ công có thể tồn tại và phát triển trong cơ
chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong các nội dung tự chủ
như tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, tự chủ về nhân sự thì tự chủ
tài chính ln là vấn đề trọng tâm cần được xây dựng, thực hiện một cách khoa học
và sáng tạo nhất. Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu trong đó
có các bệnh viện công là một trong những chủ trương lớn và đến nay đã thực hiện
khá thành công giúp các đơn vị tạo đuợc động lực phát triển để nâng cao chất lượng
hoạt động sự nghiệp và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Năm 2018, Bệnh viện đa khoa Bà Rịa được giao tự chủ tài chính loại hình
đảm bảo tồn bộ chi hoạt động thường xuyên (tại quyết định số 806/QĐ-UBND
ngày 26/03/2018 của UBND tỉnh BR-VT giao tự chủ tài chính loại hình đảm bảo
tồn bộ chi hoạt động thường xuyên giai đoạn năm 2018-2020). Đây vừa là thuận
lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn không nhỏ đối với đơn vị. Bệnh viện đa khoa
Bà Rịa có cơ hội tăng thêm thu nhập cho người lao động và thu hút được nhiều
nhân tài nhưng đơn vị cần phải nỗ lực rất nhiều để đảm bảo gia tăng nguồn thu
nhằm trang trải đủ toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và gia tăng thu nhập cho
người lao động. Chính vì thế, nhận thức được tầm quan trọng của việc tự chủ tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, nên em đã chọn đề tài: “Hồn
thiện cơng tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa

khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để thực hiện.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự
chủ tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Bà
Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tởng qt, thì đề tài cần thực hiện những mục tiêu cụ thể
sau:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính theo cơ
chế tự chủ.
- Phân tích thực trạng, hiệu quả công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ
tài chính tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; từ đó rút ra kết quả
đạt được, tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế
tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại
Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo cơ chế tự chủ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý tài chính theo
hướng tự chủ tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Xác định rõ nội dung của việc Quản lý tài chính theo Cơ chế tự chủ tài chính

tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và xây dựng các tiêu chí đánh
giá nhằm đo lường mức độ thành công của việc quản lý tài chính theo cơ chế tự
chủ.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài chính Bệnh viện đa khoa Bà Rịa,


4

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung bao gồm cả những mặt tích cực cũng như những
hạn chế, yếu kém trong quá trình quản lý tài chính và nguyên nhân của những hạn
chế yếu kém đó.
+ Phạm vi không gian:
Tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
+ Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ 2019
tới 2021, số liệu sơ cấp được thực hiện từ 01/2021 đến tháng 3/2021 và giải pháp đề
ra cho giai đoạn 2022 - 2026.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ.
- Thực trạng công tác quản lý tài chính của Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu từ năm 2019 đến năm 2021.
- Kết quả đạt được, các hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế và các yếu tố
ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính
theo hướng tự chủ tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ
tài chính tại bệnh viện.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ
CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện
1.1.1. Một số khái niệm
 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con
dấu, tài khoản và tở chức bộ máy kế tốn theo quy định của pháp luật về kế toán để
thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong
các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều
dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược
cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực
phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; trùn thơng giáo dục sức
khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế) (Theo NĐ 85/2012/NĐ-CP ngày
15/10/2012)
 Khái niệm về quản lý tài chính
Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm phản
ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thơng qua đó lập kế hoạch quản
lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Quản lý tài chính trong các bệnh viện hướng vào quản lý thu, chi của các
nguồn tài chính trong đơn vị; quản lý thu, chi của các chương trình khám chữa
bệnh, quản lý thực hiện dự tốn ngân sách của bệnh viện. Mục tiêu của quản lý tài
chính của đơn vị sự nghiệp có thu là sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ nhà nước

và tiết kiệm nguồn tài chính của mình.
 Khái niệm về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính
Quản lý tài chính theo hướng tự chủ cho phép các chủ thể quản lý lựa chọn,
đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt


6

được mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, không phụ thuộc nhiều vào
NSNN. Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính sách chiến
lược của từng đơn vị.
Tuy nhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận, mục tiêu của quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập là phục vụ
cho cộng đồng xã hội, tuân thủ quy chế hoạt động khám, chữa bệnh là chủ yếu cho
nên quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các bệnh viện công lập là quản lý sử
dụng có hiệu quả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu
khác theo quy định của pháp luật.
Với chính sách tự chủ tài chính, Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự
nghiệp cơng lập chủn đởi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình
ngồi cơng lập nhằm phát huy mọi khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt
động của đơn vị theo quy định của pháp luật và góp phần tăng thêm thu nhập cho
CBVC.
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế tự chủ tài chính là yêu cầu tất yếu khi Nhà nước thực hiện chủ trương
trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp nhằm phù hợp với cơ chế thị trường,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nhà nước với vai trò quản
lý, xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo cho hệ thống các đơn vị trực thuộc hoạt động ổn
định theo định hướng chung. Cơ chế ban hành mang tính chất hướng dẫn, khuyến
khích và kiểm soát.
Cơ chế tự chủ tài chính tạo hành lang pháp lý cho quá trình hoạt động đơn vị

sự nghiệp y tế công. Nó bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật, Thông tư, Nghị
định, Quyết định v.v… tạo cơ sở hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập sử
dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.
Trước năm 2000, hầu hết các bệnh viện hoạt động theo cơ chế hưởng NSNN
với một phần ngân sách thu từ viện phí. Theo cơ chế bao cấp, NSNN cấp cho bệnh
viện được chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (chi phát triển) và các khoản
chi phí trực tiếp cho dịch vụ khám chữa bệnh (chi thường xuyên). Phần lớn các cơ


7

sở khám chữa bệnh bị rơi vào tình trạng thiếu nguồn lực, hạn chế việc cung ứng
dịch vụ y tế có chất lượng, thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, cơ sở hạ tầng không được
nâng cấp, kể cả ở cả tuyến trung ương. Từ năm 2000 đến nay, khi Chính phủ ban
hành chính sách khuyến khích “xã hội hóa” và quy chế về “tự chủ tài chính” đối với
các hoạt động trong lĩnh vực y tế, các bệnh viện công lập đang có sự chuyển đổi
mạnh mẽ về cơ chế tài chính. Mục đích chung là: (1) Huy động sự đóng góp của
cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp y tế; (2) Chuyển các cơ sở
cung ứng dịch vụ y tế công lập sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích; (3)
Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở
khám chữa bệnh sang kết cấu chi phí tính đúng, tính đủ trong giá viện phí
Với vai trò khuyến khích, cơ chế tự chủ tài chính còn làm tăng tính chủ động
sáng tạo và ý thức tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập. Khi được trao quyền tự chủ, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập sẽ chú
trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó kích thích sự sáng tạo trong
cách nghĩ và cách làm. Thủ trưởng đơn vị cần phát huy khả năng quản lý tài chính
và khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong đơn vị.
Tuy nhiên cần hiểu rõ trao quyền tự chủ không đồng nghĩa với trao quyền tự
do, quyền đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ. Với mục đích quản lý, cơ chế tự chủ
còn bao hàm vai trò kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị được trao quyền tự chủ.

Các quy định về kiểm tra, giám sát là cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý vi
phạm. Vì vậy nó giúp hình thành ý thức tự chịu trách nhiệm của mỗi đơn vị.
1.1.3. Tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế
Việc tự chủ sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh
vực y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 16, Điều 20 và Điều 26 của
Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
lập. Tự chủ trong:
- Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương.
- Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.


8

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.
- Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ
phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ.
1.1.4. Nội dung của công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính
* Công tác lập kế hoạch:
Công tác này đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế tự chủ tài chính, nó
bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của bệnh viện được đảm bảo. Lập dự toán
thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch năm trước, dự đốn các hoạt động chun mơn và tài chính
trong năm tới, phân tích các yếu tố tác động của mơi trường bên ngồi và bên trong,
từ đó xác định mục tiêu và chỉ tiêu về các nguồn thu cũng như xác định kế hoạch
hành động để mục tiêu, chỉ tiêu đó.
* Công tác quản lý thu:
Đơn vị lập dự toán thu hàng năm gửi cơ quan chủ quản phải theo đúng mẫu
biểu, thời gian quy định được cơ quan chức năng hướng dẫn. Dự toán thu sự nghiệp
phải bảo đảm phản ánh được đầy đủ chi tiết các nguồn thu sự nghiệp, thu hoạt động

dịch vụ, thu khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ tài chính quy
định. Tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp
với chức năng nhiệm vụ được giao; xây dựng Quy chế quản lý đối với hoạt động
dịch vụ để làm căn cứ thực hiện; đăng ký, kê khai nộp thuế đối với tất cả các loại
hình hoạt động dịch vụ với cơ quan thuế theo quy định của Luật thuế.
Quá trình tổ chức thu sự nghiệp thực hiện theo đúng mức thu, đối tượng thu
được cơ quan có thẩm quyền quy định đồng thời phải thực hiện công khai mức thu;
bảo đảm phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ các khoảnthu sự nghiệp,
thu hoạt động dịch vụ vào sở kế tốn, báo cáo tài chính, khơng được để ngồi sở kế
tốn.Trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng chế độ quy định
(ngành y tế 35% số thu viện phí sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá
chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao). Nguồn cải cách tiền lương trong năm đơn vị
chưa sử dụng hết phải chuyển sang năm sau thực hiện và không được sử dụng cho


9

mục đích khác. Xác định chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ, sự nghiệp, thực
hiện phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi theo đúng chế độ tài chính quy định
(trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng)
* Công tác quản lý chi:
Cùng với việc lập dự tốn thu thì việc lập dự toán chi cũng phải dựa trên cơ
sở chính sách, chế độ, định mức chi theo quy định.Dự toán chi phải bảo đảm chi tiết
theo từng nội dung chi, thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính toán từng nội dung chi theo
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.Quá trình thực hiện chi phải thực hiện
chi theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm.
Với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính phải tổ chức rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định để
thực hiện chi tiêu, bảo đảm quy chế phải quy định rõ các nội dung chi theo chế độ,

mức chi của từng nội dung chi.
* Công tác thanh tra, kiểm tra:
Công tác này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về tài
chính trong hoạt động thu chi tài chính của các bệnh viện. Đồng thời phát hiện ngăn
chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong cơ chế tự chủ tài chính cho nên cần thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên nhằm giúp cho các bệnh
viện quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách chặt chẽ và hiệu quả.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài
chính
* Cơ chế, chính sách về quản lý tài chính:
Cơ chế quản lý tài chính là một hệ thống các nguyên tắc, chính sách, phương
pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong q
trình hoạt động ở các tở chức, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hoặc toàn bộ nền kinh tế
quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính diễn ra ở đó vận động và phát triển
đạt được mục tiêu đã định.Các hình thức, phương pháp, biện pháp tác động lên hoạt
động tài chính có sự tương tác biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống.


10

Sự tác động lên các hoạt động tài chính bằng hệ thống các hình thức, phương
pháp, biện pháp đó chính là hoạt động quản lý và để tổ chức, điều chỉnh các hoạt
động tài chính vận động và phát triển đạt đến mục tiêu đã định.
Như vậy có thể hiểu rằng mục tiêu của cơ chế quản lý tài chính là nhằm tổ
chức định hướng, điều chỉnh cơ chế tồn tại, vận động và phát triển của các hoạt
động tài chính phù hợp với qui luật khách quan và thực tiễn của môi trường tự nhiên
– kinh tế – xã hội để đạt được mục tiêu quản lý đã định.
* Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý tài chính:
Nguồn nhân lực này là một trong những nhân tố trực tiếp tham gia vào quá
trình hoạch định chiến lược, thiết lập các kế hoạch về quản lý tài chính, sản sinh ra

các ý tưởng, các sáng kiến trong việc quản lý công tác thu, chi tài chính phục vụ cho
công tác khám chữa bệnh tại đơn vị.Nhằm nâng cao hiệu quả, kiểm sốt tốt cơng tác
thu, chi tại đơn vị.
Nguồn lực làm công tác quản lý tài chính phải có trình độ chun mơn phù
hợp với vị trí công tác đảm nhiệm, phải đảm bảo thực hiện theo Luật kế toán, các
quy định về tài chính và yếu tố quan trọng không kém đó là tính trung thực.
Có thể thấy, cũng giống như nguồn lực phục vụ công tác chun mơn y tế,
thì nhân lực thực hiện nhiệm vụ tài chính cũng là một trong những nguồn lực quan
trọng không kém trong việc đảm bảo hoạt động khám, chữa bệnh tại đơn vị.
* Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ cho cơng tác quản lý tài chính:
Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ cho công tác quản lý tài chính hầu hết tại
các cơ quan, đơn vị là điềuquan trọng không kém trong việc đảm bảo hoạt động
khám, chữa bệnh tại đơn vị. Đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản
lý, giám sát tài chính, tạo sự bền vững, thực hiện công khai minh bạch dựa trên các
dữ liệu tài chính được cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin lưu trữ, triển khai từ
đó đề xuất mơ hình ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính - ngân sách
thống nhất trong toàn ngành Tài chính.


11

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của một số đơn vị y tế
công lập ở Việt Nam (trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Việc trao quyền tự chủ cho các bệnh viện được chính phủ Việt Nam coi là
một chính sách quan trọng và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước, thông
qua hai văn bản là nghị định ban hành năm 2002 và nghị định năm 2006 về việc
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Hệ thống bệnh viện công ở
Việt Nam đang đảm nhận khoảng 90% khối lượng khám chữa bệnh. Hệ thống này

đã thí điểm áp dụng cải cách bệnh viện như một số nước trên thế giới thông qua trao
quyền tự chủ nhiều hơn về quản lý và tài chính cho các bệnh viện.
+ Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là đơn vị đầu tiên trong tỉnh thực
hiện tự chủ tài chính, Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước tiến
mới trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh mắt cho người dân địa phương, đồng
thời tự bảo đảm kinh phí hoạt động, nâng cao thu nhập cho đội ngũ y, bác sĩ và cán
bộ viên chức. Bệnh viện đã xắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tăng cường đào tạo, nâng
cao trình độ tại chỗ, thu hút thêm nguồn nhân lực mới... Đặc biệt, triển khai nhiều
chuyên khoa sâu trong nhãn khoa như: Phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể
(cườm khô), quản lý điều trị bệnh Glaucoma (cườm nước), tiêm nội nhãn điều trị
võng mạc đái tháo đường, xử lý các chấn thương và phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
vùng mắt, điều trị bệnh mắt trẻ em, Laser nhãn khoa, dịch kính, võng mạc ... Tăng
cường nhiều trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống hiển vi khám bệnh tích hợp
camera, chụp hình bán phần trước nhãn cầu, đo nhãn áp Goldmann; Máy chụp hình
màu đáy mắt, chụp mạch huỳnh quang, chụp cắt lớp võng mạc OCT; Máy siêu âm
mắt A-B 3 chiều và nhiều loại máy móc khác như: Kính hiển vi phẫu thuật thế hệ
mới, máy mổ Phaco, máy cắt dịch kính, Máy Laser YAG, Laser quang đông võng
mạc, Laser CO2 thẩm mỹ mi mắt... Nhờ vậy, đã có thể thực hiện nhiều kỹ thuật
phức tạp, điều trị nhiều loại bệnh về mắt mà trước đây phải chuyển lên tuyến trên.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, bệnh viện đã tăng số


12

lượng bàn khám từ 6 bàn lên 10 bàn, mỗi ngày tiếp nhận trên dưới 500 lượt bệnh
nhân, triển khai thêm phòng khám chuyên khoa sâu Glaucoma và dịch kính võng
mạc, hiện đang theo dõi quản lý hơn 800 bệnh nhân mãn tính. Mỗi ngày, bệnh viện
thực hiện từ 70 - 100 ca phẫu thuật các loại. Ngoài ra, bệnh viện cũng triển khai rất
hiệu quả công tác chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa ở cộng đồng, mỗi năm
khám sàng lọc và phẫu thuật mù lòa cho hàng ngàn người cao tuổi, khám khúc xạ

và cấp tặng kính cho hàng chục ngàn học sinh nghèo và các đối tượng yếm
thế. Bệnh viện đang tiến hành kế hoạch triển khai thêm phòng khám mắt trẻ em và
quản lý bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) đầu tiên trong tỉnh, dự kiến đi vào hoạt
động trong quý II/2021. Năm 2021, Bệnh viện Mắt dự kiến sẽ lập đề án triển khai
thêm một số dịch vụ xã hội hóa nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ,
đáp ứng nhu cầu chăm sóc mắt ngày càng cao của xã hội.
Với cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện được chủ động hơn trong việc đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường nguồn nhân lực, nâng cao tinh thần thái độ
phục vụ để nâng cao chất lượng hoạt động.
Với những kết quả đạt được, bệnh viện đã trở thành điểm sáng của ngành y
tế tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu và ngành nhãn khoa cả nước, được Bộ Y tế, UBND tỉnh
đánh giá cao và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương lao động
hạng III, cờ thi đua của chính phủ, của Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và nhiều bằng khen các cấp
+ Tương tự Bệnh viện Lê Lợi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (hiện nay đổi tên là
Bệnh viện Vũng Tàu) là bệnh viện đa khoa khu vực tuyến tỉnh hạng II, có 420
giường bệnh nội trú, số lượng bệnh nhân ngoại trú tiếp nhận trung bình từ 2.000 đến
2.400 lượt khám bệnh/ngày và được giao tự chủ đảm bảo chi hoạt động thường
xuyên từ năm 2018 cho đến nay, Bệnh viện Vũng Tàu đã bảo đảm toàn bộ các hoạt
động chi thường xuyên. Thu nhập của cán bộ, nhân viên bệnh viện tăng so với
trước, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Hoạt động chuyên môn bệnh viện
cũng đã được cải thiện, nâng cao một cách mạnh mẽ, có những bước phát triển nhảy
vọt, nổi bật về chuyên môn như:


13

- Lĩnh vực Tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch máu não, các bệnh chuyển hóa đã xử trí, cấp cứu được hầu hết các trường hợp
này. Đã tiếp nhận chuyển giao thành công rất nhiều các kỹ thuật mới: Đặt máy tạo

nhịp tạm thời và vĩnh viễn, sử dụng máy thở 2 mức áp lực dương không xâm nhập,
sử dụng thuốc tiêu sợi huyết… đồng thời bệnh viện cập nhật, áp dụng nhiều phác đồ
cấp cứu nội khoa tim mạch mới nhất của Việt Nam và thế giới.
- Về Ngoại khoa:
+ Lĩnh vực chuyên môn ngoại tổng quát rất thành công với các kỹ thuật: phẫu
thuật mở lồng ngực cấp cứu vết thương tim, phẫu thuật đa chấn thương, xử trí phẫu
thuật gan, mật, dạ dày, ruột, thận tiết niệu và các loại u bướu.
+ Đối với chuyên khoa chấn thương chỉnh hình: Đã áp dụng thành cơng
phương pháp cố định ngoại vi như gãy khung chậu, gãy xương đùi, xương cẳng
chân, thành công với các kỹ thuật như: Phẫu thuật tạo hình, ghép da, ghép bảo tồn
các bộ phận, phẫu thuật trĩ bằng longo cải tiến, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật bằng
nội soi và phẫu thuật thẩm mỹ.
- Hoạt động lọc thận nhân tạo: Bệnh viện đã triển khai thành công hệ thống
máy chạy thận nhân tạo (lọc thận liên tục) và thẩm phân phúc mạc.
- Hoạt động Y dược cổ truyền, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng được bệnh
viện quan tâm, đầu tư đúng mức nên rất phát triển, chương trình các khoa lâm sàng
kết hợp với tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng rất hiệu quả như khoa Nhi,
khoa Ngoại, khoa Nội.
- Hoạt động xét nghiệm: Thực hiệc tất cả các kỹ thuật xét nghiệm về máu,
nước tiểu thông thường, xét nghiệm sinh hoá, huyết học, miễn dịch cao cấp và một
số xét nghiệm cao như HbA1c, xét nghiệm tế bào ung thư...
- Hoạt động chuẩn đốn hình ảnh: Chụp X-quang bằng máy hiện đại kỹ thuật
số, siêu âm Dopler màu với nhiều loại đầu dò đa năng, máy chụp CT Scanner, máy
chụp cổng hưởng từ MRI, máy đo độ loảng xương, máy đo điện , đem lại nhiều lợi
ích phục vụ cho bệnh nhân.


×