Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hậu quả pháp lý của miễn trách theo công ước liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 – so sánh với pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
--------

HỨA BẢO HÂN
MSSV: 1253801012069

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA MIỄN TRÁCH THEO
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1980 – SO
SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUÂT QUỐC TẾ
Niên khóa: 2012-2016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ TẤN PHÁT

TP.

C

MINH – NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
*******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA MIỄN TRÁCH
THEO CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1980 –

SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỨA BẢO HÂN
Khóa: 37
MSSV: 1253801012069
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ TẤN PHÁT

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Hứa Bảo Hân – sinh viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Khoa
Luật Quốc tế, Khóa 37 (2012–2016), là tác giả của Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân
Luật – Chuyên ngành Luật Quốc tế – Đề tài “Hậu quả pháp lý của miễn trách
theo Công Ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 So sánh với pháp luật Việt Nam” được trình bày trong tài liệu này (sau đây gọi là
“Khóa luận”).
Tơi cam đoan tất cả nội dung trong Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Tấn Phát – Giảng
viên khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi sẽ chịu
hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Ngày 15 tháng 7 năm 2016

HỨA BẢO HÂN



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật chuyên ngành Luật Quốc tế với
đề tài “Hậu quả pháp lý của miễn trách theo Công Ước Liên Hợp Quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 - So sánh với pháp luật Việt Nam”, tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy, Cô là giảng viên khoa Luật Quốc
tế, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt cảm ơn ThS. Lê Tấn Phát –
người đã góp một phần rất lớn khơng chỉ ở vai trị định hướng mà hơn nữa cịn là
người tận tình sửa chữa những thiếu sót, động viên và giúp tác giả hồn thành
Khóa luận một cách tốt đẹp.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã yêu thương
và tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả có thể hồn thành tốt Khóa luận của mình.
Lời cảm ơn cuối cùng, tác giả dành tặng anh Nguyễn Thế Hà, người đã luôn bên
cạnh, quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ tác giả trong suốt bốn năm qua.
Xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
CISG
PECL
PICC

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Công Ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế 1980 (Cơng ước Viên 1980)
Bộ ngun tắc Luật hợp đồng chung Châu Âu
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại
Quốc tế (2004)


LTM

Luật Thương mại 2005

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự 2005

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự 2015


MỤC LỤC
Khóa luận Hậu quả pháp lý của miễn trách theo Công Ước Liên Hợp Quốc về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 - So sánh với pháp luật Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI ÁP DỤNG CĂN CỨ TRỞ NGẠI
KHÁCH QUAN .........................................................................................................7
1.1 Hậu quả do pháp luật quy định ........................................................................ 7
1.1.1

Những quy định trong Công ước Viên 1980 ......................................... 7

1.1.2


Thực trạng pháp luật Việt Nam ........................................................... 17

1.2 Hậu quả do các bên thỏa thuận ...................................................................... 31
1.2.1

Những quy định trong Công ước Viên 1980 ....................................... 31

1.2.2

Thực trạng pháp luật Việt Nam ........................................................... 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 36
CHƯƠNG 2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI ÁP DỤNG CĂN CỨ DO HÀNH VI
CỦA BÊN BỊ VI PHẠM ........................................................................................ 38
2.1 Hậu quả miễn trách do bên mua khơng thơng báo sự khơng phù hợp của
hàng hóa trong thời hạn quy định .................................................................. 38
2.1.1

Những quy định trong Công ước Viên 1980 ....................................... 38

2.1.2

Thực trạng pháp luật Việt Nam ........................................................... 54

2.2 Hậu quả miễn trách do hành vi hay sơ suất của bên bị vi phạm .................. 61
2.2.1

Những quy định trong Công ước Viên 1980 ....................................... 61


2.2.2

Thực trạng pháp luật Việt Nam ........................................................... 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 68
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Miễn trách là một trong những quy định cần thiết của hệ thống pháp luật thế giới
nói chung và hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên hậu quả pháp lý của
miễn trách lại là một trong những vấn đề khó quy định vì nếu đối với các trường
hợp vi phạm nghĩa vụ khác, bên vi phạm đương nhiên phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi cho hành vi thiếu trung thực, thiện chí hoặc thiếu tận tâm của mình thì
trong trường hợp miễn trách, hành vi vi phạm xuất phát từ các yếu tố khách quan,
không phải do lỗi của bên vi phạm nên nhà làm luật không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ
bên bị vi phạm mà còn phải chú trọng bảo vệ cả bên vi phạm. Quy định như thế nào
để vừa cân bằng quyền và lợi ích giữa các bên, vừa bảo vệ lợi ích chung của xã hội,
đồng thời phải rõ ràng, chặt chẽ nhưng không theo hướng bó buộc các chủ thể hợp
đồng là một vấn đề không dễ.
Hiện nay, phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung vào những căn
cứ phát sinh miễn trách như sự kiện bất khả kháng, quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền, lỗi của bên bị vi phạm,… mà thiếu hẳn các cơng trình
mang tính tồn diện về hậu quả pháp lý của các trường hợp miễn trách. Tác giả
nhận thấy việc nghiên cứu hậu quả pháp lý có vai trị quan trọng không kém nghiên

cứu căn cứ miễn trách bởi lẽ pháp luật là một hệ thống đồng bộ, nếu chỉ tập trung
hồn thiện căn cứ miễn trách mà khơng chú trọng đến hậu quả pháp lý của nó thì
khơng những khơng thể bảo vệ tồn diện quyền lợi của các bên mà cịn làm cho chế
định miễn trách khơng phát huy hết tác dụng như mong muốn và tạo kẽ hở để bên
khơng thiện chí thốt khỏi nghĩa vụ hợp đồng. Bên cạnh đó, tác giả cịn nhận thấy
những quy định về hậu quả pháp lý của miễn trách trong BLDS và LTM hiện hành
chưa tương thích với các quy định và nguyên tắc được thế giới thừa nhận rộng rãi
như Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (CISG), Bộ
nguyên tắc Luật hợp đồng chung Châu Âu (PECL), Bộ nguyên tắc UNIDROIT về
Hợp đồng Thương mại Quốc tế (PICC). Những khác biệt này sẽ là một rủi ro pháp
lý gây trở ngại không nhỏ cho quá trình hội nhập của Việt Nam.

1


Từ nhận định về tầm quan trọng của hậu quả pháp lý miễn trách, cơng trình nghiên
cứu này giúp người đọc có cái nhìn tồn diện về hậu quả phát sinh đối với từng
nhóm căn cứ miễn trách cụ thể được quy định trong BLDS và LTM. Đồng thời
phân tích, so sánh với quy định của CISG và một số bộ nguyên tắc khác, lý giải
nguyên nhân khác biệt và rút ra ưu nhược điểm đối với quy định về hậu quả pháp lý
miễn trách nhằm khuyến nghị, góp ý hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam
cũng như giúp cho người đọc có thêm những hiểu biết nhất định về CISG trong thời
khắc Công ước này sắp sửa có hiệu lực tại Việt Nam.
2.

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài trước hết nghiên cứu CISG về hậu quả pháp lý của miễn
trách theo từng nhóm căn cứ miễn trách khác nhau, song song so sánh, đánh giá
những ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đưa ra kiến nghị

hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Hậu quả pháp lý của một số căn cứ miễn trách trong CISG
và pháp luật Việt Nam.
3.

Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuyên sâu hậu quả pháp lý của miễn trách chưa được
quan tâm đúng mức, phần lớn chỉ được đề cập tại một mục nhỏ, mang tính chất giới
thiệu trong các bài nghiên cứu về căn cứ miễn trách hoặc được trình bày trong tài
liệu giảng dạy của một số trường đại học. Bình luận nhiều về vấn đề này có thể kể
đến PGS.TS. Đỗ Văn Đại1. Tuy nhiên, Phó giáo sư đa phần tập trung phân tích về
hậu quả pháp lý phát sinh từ sự kiện bất khả kháng và yếu tố khách quan mà ít bàn
luận về hậu quả miễn trách do chính hành vi của bên bị vi phạm. Bên cạnh đó, trong
khi những nghiên cứu hậu quả pháp lý miễn trách theo pháp luật nước nhà đã ít, số
lượng cơng trình so sánh, phân tích quy định này giữa pháp luật Việt Nam với CISG

1

Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án - tập 2,
NXB Chính trị quốc gia, tr. 682 – 729.

2


sắp sửa có hiệu lực càng ít hơn nữa, hầu như chưa có cơng trình nào viết về vấn đề
trên.
4.

Phạm vi nghiên cứu


Đối với quy định trong pháp luật Việt Nam, tác giả chỉ tập trung vào một số hậu quả
pháp lý miễn trách áp dụng đối với hợp đồng dân sự và thương mại, được quy định
trong Bộ luật Dân sự 2015 (có đối chiếu với Bộ luật Dân sự 2005) và Luật thương
mại 2005, bao gồm hậu quả pháp lý khi áp dụng căn cứ liên quan đến trở ngại
khách quan và hậu quả pháp lý khi áp dụng căn cứ do hành vi của bên bị vi phạm.
Đối với quy định trong CISG, tác giả tập trung nghiên cứu về những hậu quả pháp
lý phát sinh từ các căn cứ tương đồng quy định trong văn bản Công Ước Viên năm
1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế2 và một số bản án của tịa án nhiều
nước trên thế giới.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được hình thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx–Lenin là nền tảng cho
toàn bộ cơng trình nghiên cứu.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các phương pháp trình bày, phân tích, tởng hợp, so
sánh, tiếp cận trên phương diện lý luận và thực tiễn để đánh giá và đưa ra những
kiến nghị cụ thể.
6.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Khi nghiên cứu, so sánh giữa pháp luật Việt Nam và CISG, tác giả rút ra những
thiếu sót, hạn chế trong quy định về hậu quả pháp lý miễn trách cũng như dự đốn
trước các trở ngại có thể gặp phải từ những quy định khác biệt trong trường hợp
CISG có hiệu lực tại Việt Nam. Trên cơ sở những phát hiện đó, tác giả đóng góp
một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm khắc
phục hậu quả phát sinh từ những khác biệt giữa CISG và pháp luật trong nước.

2

được tham khảo từ trang web về CISG của trường Đại học Pace
(phiên bản tiếng Anh).

3


PHẦN NỘI DUNG
DẪN NHẬP
Thực hiện hợp đồng là một quá trình địi hỏi từng chủ thể phải tn thủ đúng trách
nhiệm của mình một cách trung thực, thiện chí để hợp đồng có thể được hồn thành.
Tuy nhiên khơng phải bao giờ các bên trong hợp đồng cũng tận tâm thực hiện nghĩa
vụ. Do đó nhà nước phải ban hành các biện pháp xử lý đối với những trường hợp
như vậy. Về nguyên tắc, khi hợp đồng được các bên tự nguyện ký kết mà một bên
không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng theo thỏa thuận thì bên đó bị xem là vi
phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về những
hành vi vi phạm của mình3. Các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng trong thương mại
bao gồm4 buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại,
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và
các biện pháp hợp pháp khác do các bên thỏa thuận. Ngoài ra trong BLDS còn quy
định thêm một số biện pháp xử lý như giảm giá, đởi vật có khuyết tật lấy vật khác
(Điều 445 BLDS 2015), v.v. CISG cũng quy định những biện pháp xử lý tương tự
như BLDS và LTM, bên bị vi phạm có thể yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng (Điều
46, Điều 62 CISG), hủy hợp đồng (Điều 49, Điều 64 CISG), buộc bồi thường thiệt
hại (Điều 45, Điều 61 CISG), tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 71 CISG), yêu
cầu giảm giá (Điều 50 CISG) và đòi tiền lãi (Điều 78 CISG). Quy định này5 trong
các văn bản pháp luật được xem làm một công cụ hữu hiệu giúp các bên tuân thủ
nghiêm chỉnh nghĩa vụ, từ đó làm cho quan hệ hợp đồng trở nên vững vàng hơn.
Tuy nhiên, việc quy định chặt chẽ các biện pháp xử lý vi phạm chưa đủ để điểu

chỉnh quan hệ hợp đồng một cách hiệu quả vì trên thực tế cịn có những trường hợp
một bên vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên kia nhưng nguyên nhân là do bị
3

Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế Nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB
Chính trị quốc gia, tr. 169.
4
Điều 292 LTM
5
Trách nhiệm hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 302 BLDS 2005 (khoản 1
Điều 351 BLDS 2015 có nội dung tương tự)

4


tác động bởi các yếu tố khách quan mặc dù bên vi phạm đã tận tâm thực hiện nghĩa
vụ của mình. Pháp luật thế giới nói chung cũng như CISG và pháp luật Việt Nam
nói riêng đã dự đốn trước vấn đề này và đặt ra quy định về cách thức xử lý riêng
biệt áp dụng cho các trường hợp được miễn trách. Những cách thức xử lý như vậy
được gọi chung là Hậu quả pháp lý miễn trách.
Mặc dù từ điển luật học (2006) do Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp chủ trì biên
soạn khơng trực tiếp giải thích khái niệm trên nhưng dựa theo định nghĩa về “hậu
quả pháp lý”6 có thể hiểu “Hậu quả pháp lý miễn trách là kết cục tất yếu sẽ dẫn đến
theo quy định pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức trong trường hợp phát sinh
căn cứ miễn trách”. Như vậy nghiên cứu hậu quả pháp lý không phải là đi tìm hiểu
trong trường hợp nào bên vi phạm được giải phóng một phần hoặc tồn bộ trách
nhiệm hợp đồng như khi xem xét về căn cứ miễn trách. Phân tích hậu quả pháp lý
miễn trách nhằm mục đích trả lời câu hỏi trong trường hợp căn cứ miễn trách đã
phát sinh, quyền và lợi ích của các bên sẽ được giải quyết như thế nào.
Hậu quả pháp lý miễn trách trong pháp luật Việt Nam có một số điểm khác biệt so

với pháp luật thế giới và những quy định này vẫn còn nhiều bất cập khi áp dụng vào
thực tế, đặc biệt là trong bối cảnh CISG sắp sửa có hiệu lực tại Việt Nam. Thay vì
phải dự đốn, thử nghiệm dẫn đến nguy cơ tạo ra những tác động tiêu cực khi áp
dụng và tốn cơng sức giải quyết hậu quả, nhà làm luật có thể “đi tắt đón đầu” thơng
qua việc học hỏi kinh nghiệm lập pháp từ các quy định được soạn thảo chung bởi
nhiều quốc gia và có thời gian áp dụng lâu dài như các công ước quốc tế, đặc biệt là
những cơng ước có ảnh hưởng đến Việt Nam trong tương lai gần. Do vậy, so sánh
hậu quả pháp lý miễn trách trong pháp luật Việt Nam và CISG có thể mang lại
nhiều kinh nghiệm thú vị cho nhà lập pháp trong nước khắc phục sai sót, hồn thiện
hơn chế định miễn trách. Đồng thời giúp các bên trong hợp đồng nhận biết được

6

“Hậu quả pháp lý: kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà các cá nhân, tổ chức phải gánh
chịu trong trường hợp vi phạm pháp luật” Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp
(2006), Từ điển luật học, NXB từ điển bách khoa – NXB Tư pháp, tr. 325.

5


một số vấn đề phát sinh từ những khác biệt trong quy định giữa Việt Nam và quốc
tế để có biện pháp phòng ngừa rủi ro và tự bảo vệ quyền lợi cho mình.

6


CHƯƠNG 1. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI ÁP DỤNG CĂN CỨ TRỞ NGẠI
KHÁCH QUAN
Trong phạm vi chương này, tác giả sẽ trình bày và so sánh hậu quả pháp lý miễn
trách giữa CISG và pháp luật Việt Nam theo những căn cứ miễn trách phát sinh từ

yếu tố khách quan, không xuất phát từ hành vi hay sơ suất chủ quan của các bên
trong hợp đồng, và sau đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Hậu quả pháp lý được đề cập bao gồm hậu quả theo pháp luật quy định và hậu quả
theo thỏa thuận của các bên.
1.1

Hậu quả do pháp luật quy định

1.1.1

Những quy định trong Công ước Viên 1980



Hậu quả do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên thứ ba

Hậu quả pháp lý miễn trách do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên thứ ba
đều được quy định tại khoản 5 Điều 79 CISG. Mặc dù Điều 79 không dùng thuật
ngữ “sự kiện bất khả kháng” mà thay bằng thuật ngữ “Trở ngại” (impediment)
nhưng dựa vào định nghĩa về trở ngại quy định ngay trong điều luật, có thể nhận
thấy trở ngại trong CISG cũng bao gồm các đặc điểm tương tự như sự kiện bất khả
kháng7.
Khi có căn cứ miễn trách do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên thứ ba, bên
vi phạm chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại8. Hay nói cách khác, ngoại
trừ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, khi rơi vào những trường hợp trên, bên bị vi
phạm vẫn được quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng khác đối với
bên vi phạm. Theo bình luận của ban thư ký CISG, những biện pháp bên bị vi phạm
có thể áp dụng bao gồm yêu cầu giảm giá (Điều 50), buộc tiếp tục thực hiện hợp

7


Theo Khoản 1 Điều 79 CISG trở ngại bao gồm ba đặc điểm: nằm ngồi sự kiểm
sốt của bên vi phạm; bên vi phạm không thể lường trước được và bên vi phạm
không thể tránh được hay khắc phục được các hậu quả của nó. Điều này tương tự
như các đặc điểm của sự kiện bất khả kháng quy định tại Điều 161 BLDS 2005
(Điều 156 BLDS 2015 quy định tương tự).
8
Khoản 5 Điều 79 CISG

7


đồng (các Điều 46 và Điều 62), hủy hợp đồng (Điều 49 và 64) và đòi tiền lãi (Điều
78).
Quy định về hậu quả pháp lý miễn trách trong CISG có sự tương đồng so với Bộ
nguyên tắc Luật hợp đồng chung Châu Âu (PECL) và Bộ nguyên tắc UNIDROIT
về Hợp đồng Thương mại Quốc tế (PICC). Cả hai Bộ nguyên tắc đều theo hướng
khơng miễn tồn bộ trách nhiệm cho bên vi phạm mà chỉ miễn một phần trách
nhiệm và tất cả các thỏa thuận quốc tế này đều cho phép miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Tuy nhiên không giống như CISG, khoản 2 Điều 8:101 PECL9 và
khoản 4 Điều 7.1.7 PICC10 còn miễn cả trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 79 CISG cho phép bên bị vi phạm được quyền áp dụng
ngay các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng khi có căn cứ miễn
trách giúp cho phương hướng giải quyết hợp đồng sau sự kiện bất khả kháng diễn ra
nhanh chóng và rõ ràng, tránh trường hợp hợp đồng trì trệ vì các bên khơng đạt
được thỏa thuận xử lý vấn đề, đồng thời, đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong
kinh doanh thương mại quốc tế.
Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến trái ngược xoay quanh việc cho phép áp dụng biện
pháp buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khoản 5 Điều 79 CISG. Theo Giáo sư
Tallon, một khi việc thực hiện nghĩa vụ trở nên bất khả thi thì yêu cầu buộc tiếp tục

thực hiện hợp đồng trở nên vơ nghĩa vì bên vi phạm khơng có cách nào hồn thành
được u cầu này11. Giáo sư Barry Nicholas cũng bày tỏ những quan điểm tương tự

9

khoản 2 Điều 8:101: PECL: “Trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của một
bên được miễn trách theo Điều 8:108, bên bị vi phạm có thể áp dụng bất kỳ các
biện pháp đề ra trong Chương 9 trừ yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi
thường thiệt hại”
10
PICC cho phép bên bị vi phạm được áp dụng biện pháp hủy hợp đồng, hoãn thực
hiện nghĩa vụ và yêu cầu trả lãi. Hay nói cách khác UNIDROIT cũng loại trừ biện
pháp Bồi thường thiệt hại và Yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng ra khỏi hậu quả
pháp lý của miễn trách.
11
Tom Southerington (2001), “Impossibility of Performance and Other Excuses in
International Trade”, />(truy cập ngày 16/05/2016)

8


Giáo sư Tallon trong bài nghiên cứu của mình12. Hơn nữa, Giáo sư Bary Nicholas
còn cho rằng bên vi phạm khơng có bất kỳ quyền phịng vệ nào khi bên bị vi phạm
yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong trường hợp giá cả hàng hóa, nguyên liệu
tăng cao đột ngột. Bên vi phạm có thể phải đối mặt với những biện pháp xử lý tiếp
theo vì khơng thể hoàn thành nghĩa vụ.
Ngược lại, các quan điểm ủng hộ đưa ra lý giải, sở dĩ CISG không loại trừ biện
pháp buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng vì trở ngại mặc dù làm cho bên có nghĩa vụ
khơng thể thực hiện được nghĩa vụ trong hiện tại nhưng trong tương lai gần việc
thực hiện nghĩa vụ có thể sẽ trở nên khả thi, chẳng hạn như một bên bán được miễn

giảm nghĩa vụ phải thực hiện vì một trở ngại - nhưng ba tháng sau đó bên bán lại có
khả năng thực hiện. Mặt khác, theo quy định của PECL13 và PICC14, bên bị vi phạm
có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng (withholding
performance); trong khi Điều 71 CISG quy định biện pháp này chỉ áp dụng đối với
những vi phạm trước. CISG cho phép một bên áp dụng biện pháp tạm ngừng thực
hiện hợp đồng trong trường hợp có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được
giao kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu nghĩa vụ của họ15. Điều này
có nghĩa nếu một bên đã có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên kia khơng thể áp
dụng biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng nữa16. Do vậy hoàn toàn hợp lý khi
CISG cho phép bên bị vi phạm được áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện hợp
đồng để mở cho hợp đồng giữa các bên một cơ hội tồn tại thay vì bị “chết yểu”
trong trường hợp đã có hành vi vi phạm. Một lý do ủng hộ khác được nêu ra là
quyền yêu cầu giảm giá, quyền đòi lãi suất và một số quyền đi kèm khác phát sinh
trên cơ sở hợp đồng được tiếp tục thực hiện. Vì vậy, nếu khơng xem quyền yêu cầu
12

Barry Nicholas (1984), “Impracticability and Impossibility in the U.N.
Convention on Contracts for the International Sale of Goods”,
(truy cập ngày 12/6/2016).
13
Khoản 1 Điều 9:201 PECL
14
Khoản 2 Điều 7.1.3 PICC
15
Khoản 1 Điều 71 CISG
16
Xem thêm John E. Murray & Harry M. Flechtner (1994), “Sales and Leases 80”,
Journal of Legal Education, (March 2000).

9



tiếp tục thực hiện hợp đồng như hậu quả pháp lý của miễn trách sẽ kéo theo các
quyền trên cũng khơng thể được áp dụng17.
Cả hai nhóm quan điểm đều có những lập luận, lý lẽ riêng. Tuy nhiên nhóm quan
điểm ủng hộ biện pháp buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng thuyết phục hơn. Lấy ví dụ
một sự kiện bất khả kháng tiêu hủy tồn bộ hàng hóa, làm bên bán không thể giao
hàng cho bên mua như thời hạn đã thỏa thuận nhưng bên mua vẫn muốn nhận hàng
và có thể gia hạn thêm thời gian để bên bán thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp
này, biện pháp buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ mang lại hiệu quả nhất cho cả
hai bên bởi lẽ nó làm cho thỏa thuận chung của các bên vẫn được thi hành mà
không nhất thiết phải yêu cầu giảm giá, bên mua khơng phải tìm kiếm nhà sản xuất
khác và bên bán cũng không bị mất lợi nhuận từ hợp đồng đã ký với bên mua. Hơn
nữa khi bên bị vi phạm áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng, CISG
cũng yêu cầu bên bị vi phạm cho bên vi phạm một thời hạn hợp lý để hoàn thành
nghĩa vụ nên việc lạm dụng quyền này cũng khó xảy ra.
Thông qua quan điểm của Hội đồng tư vấn CISG18 và thơng qua q trình giải
quyết tranh chấp của các tòa án quốc gia trên thế giới trong nhiều năm qua, những
quy định về hậu quả pháp lý của miễn trách do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi
của bên thứ ba được làm rõ và có nhiều hướng giải quyết thú vị thu hút nhiều ý kiến
tranh luận.
Thứ nhất, Chủ thể có quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 5
Điều 79 CISG khơng chỉ có bên bị vi phạm mà cịn có cả Tịa án. Tịa án có thể áp
dụng những biện pháp thậm chí khác với yêu cầu của bên bị vi phạm. Chẳng hạn
như trong vụ tranh chấp sau:
17

Matthew Bender, Galston & Smited (1984), International Sales: The United
Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, NXB
European Law, tr. 5.1 – 5.24.

18
Hội đồng tư vấn CISG (CISG-AC) được thành lập bởi Học viện Pace và Trung
tâm Nghiên cứu Luật Thương mại tại Đại học Queen Mary. Mục đích chính của
CISG-AC là đưa ra ý kiến liên quan đến việc giải thích và áp dụng Cơng ước.
Thơng tin về CISG-AC được cập nhật tại />
10


V tranh chp s 97 009265, Tũa ỏn qun Besanỗon, Pháp19
1/ Hàng hóa tranh chấp: trang phục judo
2/ Nguyên đơn: bên mua Thụy Sĩ
3/ Bị đơn: bên bán Pháp
4/ Tóm tắt tình tiết: bên mua (Thụy Sĩ) kiện bên bán (Pháp) yêu cầu bồi
thường thiệt hại và hủy hợp đồng mua bán trang phục judo với lý do
khách hàng của bên mua phàn nàn trang phục bị giãn sau khi giặt,
không đảm bảo chất lượng.
5/ Câu hỏi pháp lý mấu chốt: Ngoài biện pháp bồi thường thiệt hại và
hủy hợp đồng do ngun đơn u cầu, Tịa án có quyền áp dụng những
biện pháp khác khơng?
6/ Phán quyết của Tịa án: Tòa án nhận định bên mua vẫn thu lợi từ
việc bán số quần áo trên vì khách hàng bên mua không yêu cầu áp dụng
bất kỳ biện pháp xử lý nào đối với bên mua. Hơn nữa, bên bán có căn cứ
miễn trách theo khoản 1 Điều 79 CISG, vì vậy dựa vào khoản 5 Điều 79
CISG, Tịa án chỉ chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng mà không chấp nhận
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Tòa lập luận, theo kết quả giám
định của tổ chức TESTEX cho thấy vấn đề bên mua đưa ra là có thật.
Bên mua đã khơng nhận được hàng hóa phù hợp với chất lượng đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Do đó bên bán phải giảm giá 35% đối với lô hàng
đã bán, trả lại cho bên mua số tiền thừa.
Tòa án là nơi mang lại sự công bằng cho cả hai bên. Do đó, nếu Tịa án được áp

dụng những biện pháp xử lý khác ngoài biện pháp do bên bị vi phạm yêu cầu sẽ
thuận tiện hơn cho Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Tuy nhiên cần
phải thận trọng trong xét xử, tránh dẫn đến trường hợp mâu thuẫn với pháp luật tố
tụng quốc gia do vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự bởi vì theo nguyên tắc tư

19

/>
11


pháp quốc tế, khi giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngồi, Tịa án phải áp dụng
pháp luật tố tụng của quốc gia mình20.
Thứ hai, Bên bị vi phạm không bị giới hạn số lượng biện pháp xử lý áp dụng cho
bên vi phạm trong trường hợp bên vi phạm được miễn trách, tuy nhiên việc áp dụng
kết hợp các biện pháp cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc giống như trường
hợp bên vi phạm không được miễn trách. Ví dụ, nếu bên bị vi phạm yêu cầu thay
thế hàng hóa thì khơng được áp dụng thêm biện pháp hủy hợp đồng hoặc từ chối
hàng hóa được thay thế, trừ khi có sự thiếu hụt hoặc kém chất lượng so với hợp
đồng, cấu thành một vi phạm cơ bản21.
Quan điểm trên của Hội đồng tư vấn CISG hợp lý, bởi lẽ một khi yêu cầu thay thế
hàng hóa phù hợp tức bên bị vi phạm đang áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực
hiện hợp đồng theo Điều 46 CISG. Nếu áp dụng thêm biện pháp hủy hợp đồng sẽ
đẩy thỏa thuận của hai bên rơi vào trường hợp vừa phải tiếp tục vừa phải chấm dứt.
Mặt khác, cách xử lý như vậy còn gây ra thiệt hại khơng đáng có cho bên vi phạm
khi đã bỏ cơng sức chuẩn bị hàng hóa thay thế theo u cầu của bên bị vi phạm. Vì
thế, yêu cầu hủy bỏ hợp đồng là một biện pháp pháp lý không phù hợp với yêu cầu
buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng nên theo khoản 1 Điều 46 CISG bên bị vi phạm
khơng được phép áp dụng. Tóm lại, khi đã yêu cầu thay thế hàng hóa bên bị vi
phạm phải có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa thay thế và chỉ được từ chối nhận hàng

hoặc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng thay thế không đảm bảo về số lượng,
chất lượng cấu thành một vi phạm cơ bản. Quan điểm này nên được mở rộng ra
trong trường hợp bên bị vi phạm (bên bán) áp dụng biện pháp tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ khi có căn cứ miễn trách để yêu cầu bên vi phạm (bên mua) trả tiền, nhận
hàng hoặc u cầu khác thì cũng phải có nghĩa vụ tiếp nhận và không được áp dụng
biện pháp hủy hợp đồng theo Điều 62 CISG.

20

Xem thêm Lê Thị Nam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 53.
21
Secretariat commentary, “Guide to CISG Article 79”,
(truy cập ngày 21/6/2016)

12


Thứ ba, Theo phân tích ở trên, bên bị vi phạm có thể áp dụng biện pháp địi tiền lãi
như một hậu quả pháp lý của miễn trách, tuy nhiên bên bị vi phạm (bên bán) sẽ
khơng có quyền địi tiền lãi cho phần khơng được thanh tốn theo hợp đồng nếu bên
vi phạm (bên mua) có căn cứ miễn trách nhiệm cho hành vi khơng thanh tốn. Ví dụ
trường hợp bên mua không thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn vì sự kiện bất khả
kháng hoặc do lỗi của bên thứ ba, bên bán cũng không được áp dụng Điều 78 CISG
để yêu cầu tiền lãi đối với số tiền hàng mà bên mua chậm thanh toán. Cách thức xử
lý như trên hoàn toàn hợp lý bởi theo giáo sư Schlechtriem, việc áp dụng biện pháp
trả lãi đồng nghĩa với miễn bồi thường thiệt hại cho hành vi không thực hiện nghĩa
vụ nhưng lại phải trả một khoản tiền lớn hơn thông qua một biện pháp xử lý khác22.
Thật vậy, thực tế các vụ tranh chấp thường kéo dài trong một thời gian. Tính từ lúc
xảy ra hành vi vi phạm đến lúc có được phán quyết cuối cùng, có khi các bên phải

chờ đợi rất nhiều năm. Trong khoảng thời gian đó, số tiền lãi phải trả đơi khi vượt
cả phần thiệt hại mà bên vi phạm được miễn bồi thường. Điều này có thể làm cho
hậu quả pháp lý miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn giá trị.
Thứ tư, Theo quan điểm của Hội đồng tư vấn CISG, một sự thay đởi hồn cảnh
khơng thể lường trước làm cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên bị mất cân bằng
nghiêm trọng (hardship) có thể hội đủ điều kiện như một "trở ngại" (impediment)
theo khoản 1 Điều 79 CISG và “Vì vậy, một bên thấy mình trong một tình huống
hardship có thể xem đây như là căn cứ miễn trách theo Điều 79”23. Tuy nhiên Hội
đồng tư vấn CISG không nêu rõ hậu quả pháp lý trong trường hợp này. Câu hỏi
được đặt ra là liệu bên có quyền có được phép áp dụng khoản 5 Điều 79 CISG để
giải quyết không. Hay các bên chỉ được tiến hành đàm phán lại, tương tự như hậu
quả pháp lý của hardship theo quy định trong PICC. Phần đông các học giả cho rằng
22

Peter Schlechtriem, Uniform Sales Law - The UN-Convention on Contracts for
the International Sale of Goods,
(truy cập ngày
25/05/2016), tr. 97.
23
CISG Advisory Council, “Opinion No. 7 - Exemption of Liability for Damages
Under Article 79 of the CISG”, (truy cập ngày 11/05/2016), đoạn 3.1.

13


nên tách bạch hậu quả pháp lý của sự kiện bất khả kháng và hardship vì hai căn cứ
này về bản chất khơng hồn tồn giống nhau24. Hardship là một hồn cảnh khó
khăn, nặng nề nhưng khơng phải hồn tồn không thể thực hiện được nghĩa vụ.
Trong khi sự kiện bất khả kháng là hoàn cảnh khách quan làm cho việc thực hiện
nghĩa vụ của một bên trở nên bất khả thi mặc dù bên vi phạm đã cố gắng hết sức

nhưng vẫn không thể thực hiện được25. Quan điểm xem hardship như một trở ngại
theo khoản 1 Điều 79 CISG có phần gượng ép và khơng thuyết phục. Trong thực tế,
nhiều tịa án cũng có cùng quan điểm với các học giả. Đơn cử như vụ tranh chấp sau
đây, mặc dù xem sự kiện giá thép tăng 70% là một trở ngại nhưng Tòa án Bỉ lại chỉ
cho phép các bên đàm phán lại thay vì áp dụng các biện pháp xử lý.
Vụ tranh chấp số C.07.0289.N, Tòa án tối cao, Bỉ26
1/ Hàng hóa tranh chấp: Ống thép
2/ Nguyên đơn: bên mua Hà Lan
3/ Bị đơn: bên bán Pháp
4/ Tóm tắt tình tiết: bên mua (Hà Lan) và bên bán (Pháp) ký hợp đồng
mua bán ống thép. Tuy nhiên sau khi ký kết, giá ống thép đột ngột tăng
hơn 70%. Bên bán cố gắng đàm phán lại với bên mua nhưng bên mua
nhất quyết yêu cầu bên bán giao hàng với giá cũ và đưa đơn khởi kiện ra
Tòa.
5/ Phán quyết của Tòa án:
-

Tòa sơ thẩm cho rằng giá ống thép đột ngột tăng 70% là một tình
huống hardship. Tuy nhiên Tòa sơ thẩm từ chối quyền đàm phán lại
của bên bán với lý do CISG khơng có quy định về vấn đề này và Tòa

24

Xem thêm E.g., Tallon, op.cit, tr. 592
Xem J. Rimke, “Force majeure and hardship: Application in international trade
practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of
International Commercial Contracts”,
(truy cập ngày 13/06/2016)
26
/>25


14


cũng không viện dẫn bất kỳ pháp luật quốc gia nào để giải quyết vụ
tranh chấp.
-

Tòa phúc thẩm bác bỏ quyết định của Tòa sơ thẩm và áp dụng khoản
2 Điều 7 CISG để xác định luật áp dụng trong trường hợp này là
pháp luật Pháp, đồng thời, buộc bên mua tiến hành đàm phán lại hợp
đồng trên nguyên tắc trung thực, thiện chí.

-

Cuối cùng, Tịa án tối cao chấp nhận quyết định của tòa phúc thẩm
với lập luận “khoản 1 Điều 79 CISG không loại trừ trường hợp
hardship và khả năng tái đàm phán về giá cả”. Tòa xác định vụ tranh
chấp tạo thành một sự kiện miễn trách theo khoản 1 Điều 79 CISG.
Tuy nhiên thay vì áp dụng hậu quả pháp lý tại khoản 5 Điều này, Tòa
án tối cao lại căn cứ khoản 1, 2 Điều 7 CISG để nhấn mạnh tính chất
quốc tế và áp dụng những nguyên tắc chung về pháp luật thương mại
quốc tế trong trường hợp CISG khơng có quy định. Tịa án vận dụng
nguyên tắc trong PICC, bác bỏ yêu cầu của bên mua và buộc bên này
phải đàm phán lại.

Theo hướng lập luận của Tịa án tối cao có thể thấy Tòa án muốn bảo vệ cho bên
phải thực hiện nghĩa vụ bởi lẽ CISG khơng có những điều khoản về hardship. Do đó
nếu khơng xem hardship như trường hợp trở ngại thì bên phải thực hiện nghĩa vụ sẽ
khơng có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào khi việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trở nên

mất cân bằng nghiêm trọng. Tuy nhiên Tòa án cũng thấy được sự khác biệt giữa
hardship và sự kiện bất khả kháng nên Tịa chỉ buộc các bên đàm phán lại thay vì áp
dụng các biện pháp xử lý theo khoản 5 Điều 79 CISG. Trong hoàn cảnh CISG và
pháp luật của một số quốc gia khơng có những điều khoản về hardship tương tự như
PICC thì hướng giải quyết của Tịa án Bỉ là hợp lý, phù hợp với nguyên tắc thiện
chí (good faith). Khi có tranh chấp trong hồn cảnh hardship, các Tòa án nên theo
quan điểm của Hội đồng tư vấn CISG, xét xử theo hướng yêu cầu các bên đàm phán
lại.


Hậu quả do quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

15


CISG cũng như PECL và PICC đều khơng có quy định về căn cứ miễn trách do
thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thể làm phát sinh hậu quả pháp lý miễn trách
trong trường hợp quyết định đó đáp ứng đủ các điều kiện của một “trở ngại”
(impediment) theo khoản 1 Điều 79 CISG, bao gồm việc xác định các bên không
thể biết được và không bị buộc phải biết về quyết định vào thời điểm giao kết hợp
đồng, không lường trước được và không thể khắc phục được các hậu quả phát sinh
từ việc thực hiện quyết định mặc dù các bên đã cố gắng hết sức để khắc phục.
Chẳng hạn như trong Vụ tranh chấp số 7197 năm 1992, Tòa Trọng tài ICC27:
Bên bán (Úc) kiện bên mua (Bungari) vì vi phạm thời hạn mở tín dụng chứng từ
theo như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua biện minh họ
khơng thể mở tín dụng chứng từ bởi vì Chính phủ Bungari đã ra lệnh đình chỉ thanh
tốn các khoản nợ nước ngồi. Hội đồng trọng tài tại Paris cho rằng việc đình
chỉ thanh


tốn các

khoản

nợ

nước

ngồi

theo

u

cầu

của

Chính

phủ Bungari khơng phải là một trường hợp "bất khả kháng" theo Khoản 1 Điều 79
CISG.
Trong trường hợp quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được
xem như một “trở ngại”, quyết định đó sẽ trở thành căn cứ miễn trách và mọi hậu
quả pháp lý sẽ phát sinh theo khoản 5 Điều 79 CISG, tức bên vi phạm sẽ được miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, có những trường hợp quyết định của
cơ quan quản lý nhà nước không phải là một “trở ngại” nhưng nó được các bên thỏa
thuận trong hợp đồng như một căn cứ miễn trách thì bên vi phạm cũng được quyền
viện dẫn khoản 5 Điều 79 CISG để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy
nhiên trên thực tế các Tòa án thường hiếm khi xem quyết định của cơ quan quản lý

nhà nước là trở ngại để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo ban thư ký
CISG “những trở ngại như chiến tranh, cấm vận của chính phủ và việc đóng cửa

27

/>
16


đường thủy quốc tế đều đã xảy ra trong quá khứ và có thể được dự kiến sẽ xảy ra
một lần nữa trong tương lai”28.


Kết luận

Khi có căn cứ miễn trách phát sinh từ các trở ngại khách quan, bên vi phạm chỉ
được miễn duy nhất trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hay nói cách khác, bên bị vi
phạm được quyền áp dụng ngay các biện pháp xử lý còn lại, miễn là các biện pháp
này không mâu thuẫn nhau. Một số Tòa án còn cho phép áp dụng biện pháp tái đàm
phán hợp đồng như một hậu quả pháp lý của miễn trách. Bên cạnh đó, mặc dù việc
thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước không được quy định là một căn
cứ miễn trách độc lập theo khoản 1 Điều 79 CISG nhưng nếu đáp ứng được các
điều kiện tại khoản 1 thì căn cứ trên cũng sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý của miễn
trách theo khoản 5 Điều 79 CISG.
1.1.2

Thực trạng pháp luật Việt Nam

1.1.2.1 Cách thức quy định không cụ thể, tập trung
Mặc dù hậu quả pháp lý của miễn trách được quy định trong cả BLDS và LTM

nhưng hai quy định này đều không rõ ràng và bao quát như CISG. CISG quy định
tập trung các hậu quả pháp lý của miễn trách do các yếu tố khách quan ngay trong
một điều khoản (khoản 5 Điều 79 CISG) và quy định theo hướng loại trừ. Điều này
giúp cho các bên dễ dàng tra cứu và áp dụng. Các bên muốn biết quyền và nghĩa vụ
của mình trong trường hợp được miễn trách chỉ cần xem khoản 5 Điều 79 CISG và
trong quá trình áp dụng chỉ cần tránh biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại là phù
hợp quy định. Trong khi đó khoản 1 Điều 294 LTM chỉ quy định ngắn gọn “bên vi
phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi có căn cứ miễn trách”. Quy định như
thế cịn khá mơ hồ vì khơng thể hiện rõ những loại trách nhiệm nào được miễn,
miễn toàn bộ hay miễn một phần trách nhiệm. Hậu quả pháp lý của miễn trách theo
quy định trong LTM chỉ được giải thích cụ thể khi xem xét đến các quy định về
28

Secretariat commentary, “Guide to CISG Article 79”,
(truy cập ngày
21/06/2016), đoạn 5.

17


từng loại chế tài ở những điều khoản sau đó. Trong từng chế tài, nhà làm luật mới
gián tiếp thể hiện những chế tài nào được miễn áp dụng trong trường hợp miễn
trách thông qua quy định “trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm quy định tại
Điều 294 của Luật này”. Cách quy định như vậy gây khó khăn khi tra cứu pháp
luật, làm cho các bên không nắm được quyền và nghĩa vụ của mình trong trường
hợp có căn cứ miễn trách. Hơn nữa, khoản 7 Điều 292 LTM chấp nhận cả các chế
tài khác do các bên thỏa thuận. Các chế tài này, tất nhiên khơng có thêm bất kỳ điều
khoản nào quy định cụ thể như những chế tài còn lại. Điều này làm cho pháp luật
trở nên mơ hồ khi khơng có căn cứ xác định có loại trừ việc áp dụng chế tài theo
thỏa thuận trong trường hợp “được miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294” hay

không.
Tương tự như thế, khoản 2 Điều 302 BLDS 2005 cũng quy định cho phép bên vi
phạm “không phải chịu trách nhiệm dân sự” trong trường hợp có hành vi vi phạm
hợp đồng vì lý do bất khả kháng. Tuy nhiên trong BLDS khơng có bất cứ điều
khoản nào giải thích cụm từ “trách nhiệm dân sự” là gì. Khoản 2 Điều 351 BLDS
2015 cũng khơng có sửa đổi khác biệt. Như vậy, hậu quả pháp lý của miễn trách
theo quy định tại BLDS vẫn không thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng. Bên cạnh đó, theo PGS.TS. Đỗ Văn Đại các quy định về hậu quả pháp lý
của miễn trách trong cả lĩnh vực dân sự và thương mại đều không thể hiện rõ mức
thiệt hại bên vi phạm được miễn29. Chỉ trong một số ít trường hợp cụ thể, BLDS
mới có những điều khoản thể hiện mức thiệt hại bên vi phạm được miễn trách khi
thuộc trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn như Điều 509 BLDS 2005 chỉ cho phép
bên vi phạm được miễn một nửa thiệt hại30 trong khi khoản 3 Điều 546 BLDS 2005

29

Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng,
NXB chính trị quốc gia, tr. 215.
30
Điều 509. Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về súc vật thuê khoán “Trong thời hạn
thuê khoán súc vật, bên thuê khoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra và phải
chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.” (Điều 491 BLDS 2015 cũng có quy định tương tự)

18


lại cho phép bên vi phạm được miễn toàn bộ thiệt hại31. Một câu hỏi được đặt ra
rằng, với cách quy định như hiện nay, trong những trường hợp luật không nêu rõ
mức thiệt hại bên vi phạm được miễn thì phải giải quyết như thế nào32.

Tóm lại, trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm trong CISG, thiết nghĩ BLDS và LTM
nên có một điều luật quy định bao quát và rõ ràng, theo phương pháp loại trừ về hậu
quả pháp lý của miễn trách tương tự như khoản 5 Điều 79 CISG “Các quy định về
miễn trách không cản trở các bên được sử dụng mọi quyền khác, ngoại trừ
quyền….”. Ngoài ra, nên lưu ý sử dụng cụm từ “mọi quyền khác” thay vì cụm từ
“chế tài” hoặc “trách nhiệm dân sự” bởi vì từ trách nhiệm dân sự khơng được định
nghĩa rõ ràng trong BLDS, cịn từ “chế tài trong luật thương mại bị hạn chế trong
các biện pháp được quy định tại Điều 292 LTM như buộc thực hiện đúng hợp đồng,
phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. Quy định này không đề cập đến giảm giá
hoặc cầm giữ tài sản, cũng được xem là cách thức xử lý việc không thi hành đúng
hợp đồng”33.
1.1.2.2 Nội dung hậu quả pháp lý của miễn trách có nhiều khác biệt so với thế
giới
Ở phần này, tác giả sẽ so sánh đối chiếu và phân tích các khác biệt đó để thấy được
những hạn chế còn tồn đọng trong pháp luật nước nhà và để dự liệu những khó khăn
có thể xảy đến trong tương lai khi CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam.


Khác biệt về biện pháp xử lý được phép áp dụng

31

Điều 546. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại “3. Trong trường hợp bất khả kháng
dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong q trình
vận chuyển thì bên vận chuyển khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” (khoản 3
Điều 541 BLDS 2015 cũng có quy định tương tự).
32
Vấn đề này sẽ bàn luận nhiều hơn ở nội dung sau.

33
Nguyễn Thế Hà (2012), Một số biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp
đồng, so sánh giữa pháp luật Việt Nam và Pháp, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 44 - 45.

19


×