Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.48 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐÀO QUANG TUYỀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG THOẠI

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin
cam đoan mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích dẫn rõ nguồn
gốc.
Học viên

Đào Quang Tuyền




ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy và cô giáo trường Đại học Lâm
Nghiệp nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Sau đại học đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi hồn thành bản luận văn thạc sỹ này. Đặc biệt tôi xin trân
trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Trịnh Quang Thoại đã hết lịng tận tình
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
huyện Tân Sơn, lãnh đạo UBND các xã đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong công tác nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu phục
vụ cho luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó
khăn và động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
n

t n

n m

Học viên

Đào Quang Tuyền

9



iii

MỤC LỤC
Trang

L I C M ĐO N .............................................................................................. i
L I CẢM N ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
D NH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
D NH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
D NH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯ NG 1.C

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG C O CHẤT

LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ ................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã............ 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................... 4
1.1.2. Vai trò chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ....................................... 9
1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã 11
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp
xã ............................................................................................................. 15
1.1.5. Các hoạt động nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức20
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức cấp xã ................................................................................ 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ...... 28
1.2.1. Chính sách về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã28
1.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Sơn29
CHƯ NG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦ

ĐỊ

BÀN VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................ 33
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ....................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 33


iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................... 34
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 38
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................. 38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 38
CHƯ NG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 41
3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ, cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................. 41
3.1.1. Thực trạng về số lượng ................................................................. 41
3.1.2. Thực trạng về cơ cấu cán bộ công chức cấp xã huyện Tân Sơn ... 42
3.1.3. Thực trạng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ ............................ 46
3.1.4. Thực trạng về kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức công vụ ............. 51
3.1.5. Thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ ................................ 55
3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ........................................................... 58

3.2.1. Nâng cao thể lực ........................................................................... 58
3.2.2. Nâng cao trí lực ............................................................................. 59
3.2.3. Nâng cao tâm lực .......................................................................... 71
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ......................... 77
3.3.1. Chế độ, chính sách ........................................................................ 77
3.3.2. Mơi trường và điều kiện làm việc ................................................. 78
3.3.3. Nhận thức của đội ngũ CBCC ...................................................... 79
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................. 80
3.4.1. Quan điểm , mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở
huyện Tân Sơn ........................................................................................ 80


v

3.4.2. Đánh giá chung về công tác nâng cao chất lượng CBCC cấp xã . 82
3.4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên
địa bàn huyện Tân Sơn ............................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 100
TÀI LIỆU TH M KHẢO ............................................................................. 103
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nghĩa của từ


CBCC

: Cán bộ, công chức

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

QĐ-BYT

: Quyết định – Bộ Y tế

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CĐ-TC


: Cao đẳng - Trung cấp



: Quyết định

KN

: Kỹ năng

CV

: Công việc

TT

: Tinh thần

SKĐK

: Sức khỏe định kỳ

LLCT

: Lý luận chính trị

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ


HND

: Hội nông dân

QLNN

: Quản lý Nhà nước

BD
CCB
UBNMTTQ
TNCS

: Bồi dưỡng
: Cựu chiến binh
: Ủy ban mặt trận tổ quốc
: Thanh niên cộng sản


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Tân Sơn năm 2017 ............... 35
Hình 3.1. Tỷ lệ độ tuổi CBCC các xã qua các năm ........................................ 44
Hình 3.2. Tỷ lệ giới tính CBCC các xã qua các năm ...................................... 45
Hình 3.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ của CBCC các xã qua các năm .......... 48
Hình 3.4. Đánh giá của CBCC về các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.................................................................... 79



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất của huyện Tân Sơn năm 2017 ................... 34
Bảng 2.2. Thống kê dân số, lao động của huyện Tân Sơn năm 2017 ............. 37
Bảng 2.3. Số lượng mẫu điều tra thu thập thông tin chất lượng cán bộ công
chức cấp xã tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................ 39
Bảng 3.1 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã qua các năm ............................ 41
Bảng 3.2. Độ tuổi cán bộ, công chức cấp xã qua các năm.............................. 43
Bảng 3.3. Giới tính cán bộ, công chức cấp xã qua các năm ........................... 44
Bảng 3.4. Giới tính cán bộ, cơng chức cấp xã qua các năm ........................... 46
Bảng 3.5. Trình độ chun mơn CBCC cấp xã qua các năm ......................... 47
Bảng 3.6. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC cấp xã ..................... 50
tại huyện Tân Sơn qua các năm ...................................................................... 50
Bảng 3.7. Kết quả tự đánh giá của CBCC cấp xã tại huyện Tân Sơn về các kỹ
năng nghề nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ ...................................... 51
Bảng 3.8. Kết quả tự đánh giá đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cấp xã54
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá của CBCC cấp xã về........................................... 56
mức độ hoàn thành nhiệm vụ .......................................................................... 56
Bảng 3.10. Số liệu về khám sức khoẻ định kỳ cho đội ngũ CBCC cấp xã ở
huyện Tân Sơn, giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................... 58
Bảng 3.11. Kết quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ................ 61
ở huyện Tân Sơn năm 2017 ............................................................................ 61
Bảng 3.12. Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với CBCC cấp xã có trình độ
đào tạo chun mơn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên ....................................... 67
Bảng 3.13. Hệ số lương đối với CBCC cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa
qua đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ ................................................... 68

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá về chính sách tiền lương đối với CBCC cấp xã
huyện Tân Sơn................................................................................................. 70


ix

Bảng 3.15. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tân Sơn, giai
đoạn 2015-2017 ............................................................................................... 74
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá về hoạt động đánh giá cán bộ, công chức ........ 75
cấp xã ở huyện Tân Sơn .................................................................................. 75


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính bốn
cấp của Nhà nước Việt Nam; có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng, là nền tảng
của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển
đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội của cộng đồng dân cư trên địabàn.
Trong đó, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã có vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa
công dân với Nhà nước. Sở dĩ như vậy vì họ là những cán bộ trực tiếp tuyên
truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư,
giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa
phương, duy trì trật tự, an ninh, an tồn xã hội trên địa bàn cấp xã. Sự nghiệp
đổi mới đất nước muốn thành cơng phải tạo sự chuyển biến tích cực từ cơ sở,

mà sự chuyển biến ở cơ sở lại phụ thuộc rất quan trọng ở chất lượng đội ngũ
cán bộ, đặc biệt là CBCC cấp xã.
Tân Sơn là một huyện vùng núi cao nghèo, có địa hình phức tạp, bị
chia cắt bởi sông, suối và núi, đồi, khe, lạch…. Mặc dù cịn nhiều điều kiện
khó khăn, nhưng tồn thể cán bộ và nhân dân trong huyện cùng nhau đồng
lòng, đồng sức quyết tâm xây dựng huyện vững mạnh về mọi mặt. Cho đến
nay, đời sống của nhân dân trong huyện đã nâng cao rõ rệt, tạo thêm lòng tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, huyện đã đạt được
thành tựu như vậy chính là do cáccấp chính quyền huyện đã coi trọng cơng
tác xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC xã nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại nhiều bất cập, đó là đứng trước yêu
cầu nhiệm vụ mới đội ngũ CBCC cấp xã còn bộc lộ nhiều yếu kém về phẩm


2

chất, năng lực còn thấp. Do vậy, việc xem xét đánh giá một cách khách quan,
toàn diện thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã và đưa ra một hệ thống giải pháp
có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có đủ phẩm chất, trình độ năng lực để thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấpbách.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em lựa chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã, chất
lượng của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã của huyện.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ, công chức và chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức.
Phân tích thực trạng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp
xã của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Các xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
+ Thời gian: Nguồn số liệu để phân tích thực trạng Tơi lấy trong
khoảng thời gian 2015 - 2017. Giải pháp đề xuất và khuyến nghị cho giai
đoạn 2018-2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã và chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã tên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã
- Chương 2: Đặc điểm của địa bàn và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
K

n ệm c n b côn c ức v k

n ệm c n b côn c ức cấp xã

a. Cấp xã
Theo quy định tại điều 110 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2012, hệ thống chính trị của nước ta được xây dựng theo bốn
cấp gồm: Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quận, huyện,
thành phố, thị xã thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Như
vậy, cấp xã là cấp quản lý thấp nhất trong hệ thống chính trị ở nước ta.
Trong hệ thống chính trị của chúng ta, chính quyền cấp xã có một vị trí

rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với
nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền
được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà Nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống.
Cấp xã là nơi trực tiếp giải quyết các vấn đề của người dân: dưới cấp xã
khơng cịn cấp quản lý nào khác (xét trong hệ thống quản lý), chính vì vậy
mọi vấn đề liên quan đến đời sống của người dân đều do cấp xã trực tiếp thực
hiện. So với các cấp quản lý ở Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; Quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì quy mô của cấp xã nhỏ
hơn nhưng các vấn đề phải giải quyết thường phức tạp hơn do mỗi người dân
có nhu cầu, hồn cảnh, lợi ích khác nhau và họ hành động xuất phát từ lợi ích
của họ nhiều hơn lợi ích của hệ thống.
Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, đoàn thể. Sự đúng, sai trong đường lối, chính sách của


5

Đảng và Nhà nước, đoàn thể được thể hiện trực tiếp ở cấp xã, cả về phương
thức thực thi lẫn sự phù hợp hay không phù hợp của đường lối đó với lợi ích
của nhân dân.
b. Cán bộ, cơng chức
Theo khoản 1, điều 4 luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước
Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày
13/11/2008 (sau đây gọi tắt là Luật CBCC) và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2010, quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đay gọi chung là cấp tỉnh), ở quận,

huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[18, tr.1].
Theo khoản 2, điều 4, luật Cán bộ, công chức quy định: “Công chức là
công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng
nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [18,
tr.1-2].


6

1.1.1.2. C c đố tượn l c n b

côn c ức cấp xã

Theo khoản 3, điều 4, luật Cán bộ, công chức quy định: “Cán bộ xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được
bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội; cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [18, tr.2]
Cán bộ cấp xã có các chức danh sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội
Nông dân (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nơng, lâm, ngư,
diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến
binh.
Cơng chức cấp xã có các chức danh: Trưởng Cơng an; Chỉ huy trưởng
Qn sự; Văn phịng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đơ thị và môi trường
(đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi
trường (đối với xã); Tài chính - kế tốn; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
Cơng chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
1.1.1.3 C ất lượn đ

n ũ c n b côn c ức cấp xã

Theo Từ điển tiếng Việt thì "chất lượng" hiểu ở nghĩa chung nhất là
"cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc".[22, tr.44].
Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã được phản ánh thông qua các tiêu
chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ
năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức, tình trạng sức
khỏe của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.


7

Mỗi cán bộ, công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải được
đặt trong một chính thể thống nhất của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Vì vậy,
quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải được đặt trong mối
quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng cán bộ, công chức với chất
lượng của cả đội ngũ. Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

là chất lượng của tập hợp cán bộ, công chức cấp xã trong một tổ chức, địa
phương. Chất lượng đội ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn về số lượng
mà là sự tổng hợp sức mạnh của tồn bộ đội ngũ cán bộ, cơng chức. Sức
mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có trong mỗi con người và nó được
tăng lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổ chức, của sự giáo dục, đào tạo,
phân cơng, quản lý và kỷ luật.
Tóm lại, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là một hệ thống những phẩm
chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể tồn diện được thể hiện qua phẩm
chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành
nhiệm vụ của mỗi CBCC cấp xã và cơ cấu, số lượng, độ tuổi của cả đội ngũ
CBCC cấp xã.
1.1.1.4

ân cao c ất lượn đ

n ũc nb

côn c ức cấp xã

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã là tổng thể các
biện pháp có tổ chức, có định hướng tác động lên tập hợp tất cả các thuộc tính
và sự phối hợp hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã làm cho thay
đổi về chất cao hơn so với thời điểm chưa tác động.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cần giải quyết tốt mối quan
hệ giữa chất lượng với số lượng cán bộ, công chức, chỉ khi nào hai mặt này
hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả
đội ngũ.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được đánh giá là có chất lượng nếu
chỉ dựa trên việc xem xét, đánh giá chất lượng của từng thành viên riêng rẽ thì
kết quả của việc đánh giá đó sẽ là khơng chính xác. Để đánh giá chính xác về



8

chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phải đánh giá trên quan điểm
là một đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã mang tính tổng thể, cụ thể là:
Thứ nhất, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức được xem xét thơng
qua các tiêu chí đánh giá như: thể lực (bao gồm thể chất và tâm lý); trí lực
(trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng làm
việc, trình độ tin học, ngoại ngữ…) Tâm lực (phẩm chất chính trị, đạo đức
cơng vụ, tác phong làm việc, văn hóa ứng xử và sự tín nhiệm…).
Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là sức mạnh của
tất cả các thành viên trong đội ngũ đặt trong mối quan hệ tác động qua lại tạo
nên sức mạnh tập thể được xem xét cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu
hay thể hiện tính linh hoạt, phù hợp, tính liên kết và sự phối hợp chặt chẽ,
thống nhất cả về ý chí lẫn hành động, đem lại hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu
đặt ra và đạt được mục tiêu của tổ chức. Sức mạnh tập thể thông qua sự tác
động tương hỗ của các thành viên tạo nên sức mạnh lớn hơn sức mạnh của
các thành viên đơn lẻ trong tổ chức.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã được nâng cao biểu hiện
các khía cạnh sau:
Thứ nhất, chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức cấp xã
tăng (tức hiệu suất công việc của cán bộ, công chức cấp xã được nâng cao),
các nhiệm vụ mà cấp trên giao ln hồn thành tốt.
Thứ hai, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã ngày càng được nâng cao và đảm bảo phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của vị trí chức danh đảm nhiệm. Đồng thời, khả năng tiếp thu được
những kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về pháp luật, kiến thức về
quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học… ngày càng tăng để nắm bắt kịp thời
những biến động của thực tiễn ở cơ sở, theo kịp những thay đổi và sự phát

triển của đất nước, của khu vực và của thế giới.


9

Thứ ba, năng lực tổ chức các hoạt động ngày càng tốt hơn. Biểu hiện
là: có tư duy nhạy bén sáng tạo, có phương pháp làm việc dân chủ khoa học,
có tính quyết đốn dám nghĩ, dám làm.
Thứ tư, phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức cấp xã ngày
càng tốt hơn. Đó là sự trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc và lợi ích quốc gia;
Luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu
sự giám sát của nhân dân.
1.1.2. Vai trò chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
1.1.2.1. Đặc đ ểm của CBCC cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, cơng
chức nhà nước, cũng được hình thành từ việc bầu cử và tuyển dụng nên cũng
mang những đặc điểm giống với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Tuy
nhiên do xuất phát là lực lượng có đặc thù riêng nên đội ngũ cán bộ, cơng
chức cấp xã cũng có nhiều điểm khác biệt. Đó là:
Là đội ngũ có số lượng lớn, đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức,
triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Công chức cấp xã là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà
nước. Cán bộ công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu là người dân địa phương,
sinh sống, có họ hàng, gốc gác tại địa phương chính vì vậy, cán bộ cơng chức
cấp xã là những người am hiểu, bị ảnh hưởng rất lớn bởi những phong tục, tập
quán, văn hóa vùng miền, bản sắc truyền thống của địa phương, gia tộc. Do
đó, trong cách thức xử lý công việc, giải quyết những mâu thuẫn trong nhân

dân...một cách đúng mực và suôn sẻ hơn so với những cán bộ, công chức ở
địa phương khác tới làm việc.


10

Nguồn hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã rất đa dạng. Do
cán bộ được bầu cử nên các tổ chức chính trị xã hội như: MTTQ, các tổ chức
Đảng, đoàn thể là nơi cung cấp nguồn cho cán bộ xã. Nguồn tuyển dụng công
chức cấp xã chủ yếu từ học sinh, sinh viên người địa phương sau khi tốt
nghiệp các lớp đào tạo về tham gia thi tuyển.
Cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí cơng
tác do u cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Trong thực tế, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã chưa
đồng đều. Nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu
chuẩn chuyên môn cho từng vị trí, chức danh chưa được chú ý đúng mức. Các
cán bộ Đảng, đồn thể, các hội chưa có chun mơn phù hợp, tuy nhiên do có
được sự tín nhiệm cao nên giữ những trọng trách quan trọng mặc dù tiêu
chuẩn về trình độ chun mơn có thể chưa cao. Từ thực tế đó, địi hỏi các cơ
quan cấp trên, có thẩm quyền cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn
cũng như có kế hoạch cụ thể nhằm chuẩn hóa lực lượng cán bộ, cơng chức
này.
1.1.2.2. Va trò của c ất lượn đ

n ũ c n b côn c ức

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động trong bất kỳ một tổ
chức nào nói chung cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức
cấp xã nói riêng có một số vai trị sau đây:
Nâng cao hiệu quả xử lý công việc: khi chất lượng cán bộ cấp xã được

nâng cao thì hiệu quả cơng việc khơng chỉ do cán bộ đó đảm nhiệm và tồn
bộ cơng việc trong cả một hệ thống cũng đều được cải thiện. Trong điều kiện
số lượng CBCC khơng đổi, nhưng chất lượng CBCC được nâng lên thì hiệu
quả, chất lượng công việc sẽ tốt hơn. Trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cùng với sự đổi mới của khoa học công nghệ, nếu chất lượng CBCC cấp
xã khơng được nâng lên thì khơng chỉ khơng nâng cao được hiệu quả xử lý
công việc, mà nhiều việc có thể khơng thể xử lý được.


11

Giảm số người làm việc, từ đó giảm chỉ tiêu cơng chức: thay vì cùng
một khối lượng cơng việc có nhiều người thực hiện, nhưng nếu đội ngũ
CBCC cấp xã được trang bị nhiều kỹ năng và trình độ hơn, nghĩa là mức độ
thực hiện công việc nhanh và chuyên nghiệp hơn sẽ giúp giảm số lượng người
thực hiện công việc, từ đó giảm tiêu cơng chức tại các xã.
Tiết kiệm thời gian làm việc: CBCC cấp xã nếu được nâng cao về trình
độ đào tạo, năng lực làm việc thì khả năng xử lý cơng việc sẽ được nhanh
hơn, tốn ít hơn chi phí thời gian chờ đợi của người dân trong xã hơn.
1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
1.1.3.1. ân cao t ể lực
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý của con
người”, con người muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động lao động nào để tạo ra
của cải vật chất thì cũng cần phải có sức khỏe. Nhất là đội ngũ CBCC cấp xã
hàng ngày phải tiếp xúc, giải quyết nhiều việc có liên quan trực tiếp đến
quyền lợi nhân dân.
Thể lực được hiểu là trạng thái sức khỏe của con người biểu hiện ở sự
phát triển sinh học, khơng có bệnh tật, có đủ sức khỏe để lao động trong hình
thái lao động ngành nghề nào đó, có sức khỏe để học tập và lao động lâu dài.
Đó là một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai không chỉ trong điều kiện làm việc bình

thường mà cịn có khả năng chịu đựng áp lực công việc, tập trung cao độ khi
phải đối mặt với những yều cầu cấp bách, bức xúc của công việc hay phải làm
việc trong những điều kiện khắc nghiệt.
CBCC cấp xã muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao rất cần một thể lực
tốt, một sức khỏe dồi dào. Đó khơng chỉ là khỏe mạnh mà cịn là lịng kiên trì,
tinh thần, yếu tố tâm lý khi đứng trước sự việc mới phát sinh. Sức khỏe tốt
giúp cho đội ngũ CBCC cấp xã có tâm hồn thoải mái, sảng khối, có trí tuệ, tư
duy minh mẫn, giúp họ sáng suốt, tỉnh táo trong công tác lãnh đạo, điều hành,
tránh được stress trong cơng việc và có đủ bản lĩnh, sự bình tĩnh, khơn khéo


12

trong giải quyết khó khăn, đồng thời khơng bị dao động trước tư tưởng, thói
quen xấu.
Nếu khơng có đủ sức khỏe thì dù có trí tuệ, u nghề thì đội ngũ CBCC
cấp xã cũng khó lịng có thể làm việc, cống hiến cho cơng việc. Vì vậy, Đảng
ủy- HĐND- UBND các xã, phường cần chăm lo hơn nữa đến việc rèn luyện
thể lực cho đội ngũ CBCC địa phương, không chỉ khi tuyển dụng đầu vào mà
còn qua cả cuộc đời công tác của họ. Coi công tác thể dục, thể thao là một yếu
tố quan trọng trong sự phát triển chung của địa phương. Địa phương nào có
các phong trào rèn luyện thể lực mạnh thì địa phương đó sẽ làm tốt những
công tác khác. Đội ngũ CBCC cấp xã phải là những người đầu tiên tham gia,
thường xuyên phối hợp với các đơn vị trường học, thanh thiếu niên nhi đồng,
người cao tuổi tổ chức thi đua thực hiện tốt các phong trào cũng như giao lưu
với địa phương khác để nâng cao hơn nữa sự quan tâm, tham gia của mọi tầng
lớp nhân dân.
1.1.3.2. ân cao trí lực
Trí lực là năng lực trí tuệ, tinh thần, là trình độ phát triển trí tuệ, là học
vấn, chun mơn kỹ thuật, là kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề. Nó quyết định

phần lớn khả năng sáng tạo của con người, nó càng có vai trị quyết định
trong phát triển nguồn lực con người đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật
phát triển như ngày nay. Hay nói cách khác, trí lực cịn có nghĩa biểu thị kiến
thức về nhiều mặt liên quan đến hoạt động quản lý, chuyên môn, vừa tổng
hợp, vừa chun sâu.
Trí lực thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chun mơn, trình độ lý
luận chính trị, trình độ quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học của
đội ngũ cán bộ cơ sở. Đội ngũ CBCC cấp xã trước tiên phải nắm vững chuyên
môn, nghiệp vụ của ngành làm việc, phải am hiểu về nghề, thực hiện đúng và
đầy đủ những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân.


13

Có trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn sẽ tổ chức, thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ được phân công. Biết phát huy năng lực, sở trường cơng tác, có
sáng kiến trong đề xuất chính sách, chủ trương cơng tác và nghiệp vụ chun
mơn.
Có cái nhìn tổng qt, năng lực trí tuệ trong việc tiếp nhận thơng tin,
khả năng tư duy, linh hoạt, sáng tạo để khái quát, phán đoán và xử lý tình
huống có hiệu quả, thể hiện tính quyết đốn trong giải quyết cơng việc, khơng
máy móc, ngun tắc, cứng nhắc.
Để nâng cao trí lực đội ngũ CBCC cấp xã, trước hết bản thân mỗi
CBCC phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ cần thiết nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc đang đảm nhận. Thứ
nữa là sự quan tâm chính quyền địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ CBCC cấp xã, giúp CBCC cập nhật kịp thời những kiến thức liên
quan lĩnh vực công tác một cách nhanh chóng, ngày càng củng cố vững chắc
nền tảng chuyên mơn.
Ngồi ra, để nâng cao trí lực đội ngũ CBCC cấp xã cần quan tâm cơ

chế tuyển dụng, bổ nhiệm, các chính sách đãi ngộ, tạo động lực và qua thực
trạng bố trí cơng việc đúng người, đúng việc, CBCC cấp xã phát huy tối đa trí
lực, sức sáng tạo của bản thân.
1.1.3.3. Nâng cao tâm lực
Tâm lực là sức mạnh tâm lý của con người. Tâm lực cao hay thấp thể
hiện ở mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn
đấu, thái độ và tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tính tự lập trong thực thi
nhiệm vụ, tinh thần hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung
thành với cơ quan, tổ chức. Tâm lực phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm
sống, thể hiện nét văn hóa của người lao động là cơ sở tâm lý cho việc nâng
cao năng lực sáng tạo của họ trong lao động.


14

Tâm lực là nội dung quan trọng trong nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC cấp xã. Như người xưa đã đúc kết: có tâm thì làm việc gì cũng xong.
Vậy tâm lực ở đây có nghĩa là tâm huyết, tận tâm, tận lực với tấm lịng trong
sáng trong cơng việc, coi công việc là tất cả ý nghĩa cuộc sống, qn cả mệt
mỏi. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm cao trong cơng việc của CBCC nói
chung. Làm việc gì cũng phải có cái “ tâm”, nếu CBCC cấp xã tâm huyết, yêu
nghề, phục vụ nhân dân tận tụy như phục vụ người thân trong gia đình thì mỗi
CBCC cấp xã sẽ càng thêm gắn bó và thấy vinh dự khi được đại diện cho
Đảng, Nhà nước quan tâm, làm “ công bộc” cho nhân dân.
Tâm lực là năng lực và ý chí, là sự ham muốn sử dụng sức lực của
mình: sức mạnh của ý chí, tinh thần dồn hết vào cơng việc, để hồn thành
cơng việc. Vì vậy, nếu thiếu tâm lực sẽ dẫn đến sự thờ ơ trong cơng việc,
khơng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tâm lực còn được hiểu là lương tâm nghề nghiệp. Đó là ý thức, thái độ
lương thiện, khơng lừa bịp, sách nhiễu công dân, không lợi dụng quyền hành

để làm những việc trái lương tâm, pháp luật. Là người nắm và sử dụng quyền
lực CBCC cấp xã phải là người có đức tính liêm khiết, minh bạch. Tâm lực
cịn thể hiện là lòng tự trọng, khiêm nhường, chân thành, biết cư xử lịch thiệp,
giao tiếp với đồng nghiệp, với quần chúng.
Muốn nâng cao tâm lực đội ngũ CBCC cấp xã, cần phải chú trọng trong
công tác đánh giá, xếp loại CBCC và công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ
CBCC cấp xã. Vì thơng qua các hoạt động khen thưởng, kỷ luật, sẽ khuyến
khích CBCC làm việc tận tụy, hết sức phục vụ nhân dân, đồng thời ngăn chặn
những sai phạm trong công việc cũng như đời sống CBCC cấp xã.
Như vậy, cần phải nâng cao hơn nữa tâm lực của CBCC cấp xã trong
thực thi cơng việc vì chỉ cần có “tâm” thì dù cơng việc có nhiều khó khăn đi
chăng nữa, mỗi CBCC cấp xã cũng sẽ cố gắng, có động lực để vượt qua.


15

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã
T êu c í về t ể lực

1.1.4

Tất cả cán bộ, công chức cấp xã đều phải có sức khỏe dù làm cơng việc
gì, ở đâu. Sức khỏe là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Sức khỏe của
cán bộ, công chức cấp xã là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động
cả hiện tại và tương lai. Người lao động nói chung, cán bộ, cơng chức cấp xã
nói riêng có sức khỏe tốt sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn bằng việc
nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung công việc.
Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố như: Yếu tố về
thu nhập, mức sống, chế độ ăn uống,làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi

tác, thời gian cơng tác, giới tính…
Đặt trên góc độ đánh giá thể lực thì yếu tố sức khỏe được xem xét bởi
một số chỉ tiêu sau: Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI và các chỉ số
về bệnh tật như: tình trạng huyết áp, sự ảnh hưởng của các căn bệnh mãn tính
như cận thị, viễn thị, tiểu đường, bệnh viêm gan B….Chiều cao, cân nặng
luôn là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá về thể lực và qua đó cho biết một
phần nào đó về khả năng lao động. Theo quy định tại Quyết đinh số
1613/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ Y tế về việc ban hành
“Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ” cho người lao
động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loại sau đây [19]:
Loại I: Rất khoẻ; Loại II: Khoẻ; Loại III: Trung bình; Loại IV: Yếu; Loại V:
Rất yếu
Như vậy, loại I, II là những người có sức khỏe tốt, đảm bảo các chỉ tiêu
về cân nặng chiều cao và các chỉ tiêu nhân trắc học khác, khơng mắc bệnh
mãn tính và bệnh nghề nghiệp nào. Loại III, là những người đạt các chỉ tiêu
chung mức thấp hơn so với loại I và loại II, có mắc một số bệnh tật nhưng vẫn
đủ sức khỏe để làm việc (tuy nhên cũng hạn chế ở một số nghề, cơng việc có


×