Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC TỪ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƢNG YÊN

NGUYỄN THỊ OANH

HÀ NỘI- 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC TỪ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƢNG YÊN
NGUYỄN THỊ OANH

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ:
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY KHOA

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, cơng trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi và dưới
sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Huy Khoa. Các số liệu trong cơng trình nghiên
cứu này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong đây chưa
từng được các nhà nghiên cứu khác cơng bố trong các cơng trình trước đây.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về tính chính xác và tính trung thực
của cơng trình nghiên cứu này.
NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THỊ OANH


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 2

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 5

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6


5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................... 6

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................. 7

7.

Kết cấu của luận văn ........................................................................... 7

CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC
VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỜI
GIỜ LÀM VIỆC ....................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thời giờ làm việc ........................................... 8
1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc và ý nghĩa của sự điều
chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc .................................................................... 10
1.3. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thời giờ làm
việc ở Việt Nam........................................................................................ 14
1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc ................. 17
1.4.1. Nguyên tắc của thời giờ làm việc ...................................................................... 17
1.4.2. Các loại thời giờ làm việc ................................................................................... 20
1.4.3. Vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc .......... 28
1.4.4. Giải quyết tranh chấp lao động về thời giờ làm việc ..................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................ 35
CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 36
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN ...... 36
2.1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên . 36


2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 39
2.2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc tiêu chuẩn tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .............................................................................. 39
2.2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc rút ngắn tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .............................................................................. 41
2.2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm thêm tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh H ưng Yên............................................................................................ 43
2.2.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc linh hoạt (thời giờ làm
việc không trọn ngày, không trọn tuần) tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên .......................................................................................................................... 46
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ............................................................ 48
2.3.1. Các kết quả đạt được ............................................................................................ 48
2.3.2. Một số bất cập, hạn chế còn tồn tại ................................................................... 51
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ........................................................ 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................ 57
CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 58
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ THỜI GIỜ LÀM
VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN
……………………………………………………………………………….58
3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm
việc …………………………………………………………………………58
3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc .. 59
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về

thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ............. 62
3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thời giờ làm việc
cho các bên trong quan hệ lao động ............................................................................. 62
3.3.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động tại tỉnh
Hưng Yên .......................................................................................................................... 64


3.3.3. Tăng cường năng lực của hệ thống tổ chức cơng đồn, đặc biệt là cơng
đồn cơ sở ......................................................................................................................... 65
3.3.4. Tăng cường tính hồn thiện của những quy định pháp luật lao động về thời
giờ làm việc ...................................................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................ 70
KẾT LUẬN ............................................................................................. 71


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Lao động là một hoạt động vô cùng quan trọng của con người, nó khơng
những tạo ra của cải, vật chất để ni sống con người, giúp xã hội thay đổi và
phát triển mà còn đem lại những giá trị tinh thần giúp đời sống con người
thêm phong phú. Tuy nhiên, sức lao động của con người không phải là vô
hạn. Lao động, làm việc đến một lúc nào đó cơ thể sẽ cảm thấy dần trở nên
mệt mỏi, cạn kiệt sức lực.Theo các nhà khoa học đã chỉ ra, con người là một
thực thể sinh học, hệ thần kinh hoạt động theo chu kỳ. Cũng theo chứng minh
của các nhà khoa học, một con người bình thường mỗi ngày phải dành ít nhất
08 giờ đồng hồ để ngủ và nghỉ ngơi. Như vậy, mỗi ngày, mỗi người còn lại
trên dưới 16 giờ để dành cho làm việc, hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội

khác. Khi con người hoạt động đến một mức độ nào đó sẽ cảm thấy mệt mỏi
bắt đầu xuất hiện. Đây chính là cơ chế bảo vệ, bắt con người phải tạm dừng
hoạt động để không bị kiệt sức. Thời gian này được coi là giai đoạn để tái tạo
sức lao động. Chế độ về thời giờ làm việc là một trong những quy định quan
trọng của pháp luật lao động, được cả người lao động và người sử dụng lao
động quan tâm bởi vì nó liên quan đến quyền, lợi ích thiết thực gắn liền với
người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc
vi phạm này ngày càng nhiều và phổ biến. Các vi phạm chẳng hạn như tăng
thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm hay số tiền lương được trả
không đúng khi phải làm thêm giờ,… Đặc biệt tình trạng các vi phạm này xảy
ra thường xun ở các doanh nghiệp, nơi có đơng nhân viên và số lượng công
việc cũng rất nhiều. Các hành vi vi phạm này không chỉ vi phạm nghiêm
trọng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, hạnh phúc gia đình của họ
mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ tới xã hội, đất nước. Như vậy, việc tìm hiểu các
quy định pháp luật về thời giờ làm việc của người lao động là rất quan trọng,
để từ đấy biết rõ thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của các hành vi vi
phạm pháp luật và đồng thời đưa ra một số kiến nghị cũng như giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định đó.
Với vị trí thuận lợi, Hưng n đã và đang là sự lựa chọn đầu tư của
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dân số trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
không lớn, nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao. Các doanh nghiệp trên địa bàn
1


tỉnh Hưng Yên vẫn còn chưa nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định về
thời giờ làm việc. Nhằm hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ
làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, vấn đề đặt ra là
phải nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá thực trạng
thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên, từ đó, đề xuất giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc.
Từ mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, pháp
luật đã đưa ra những quy định cụ thể về thời giờ làm việc để khắc phục những
hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, bảo vệ tốt hơn
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài:
“Pháp luật về thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn
sẽ góp phần hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc, đưa ra một số giải
pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt
các quy định pháp luật về thời giờ làm việc.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Pháp luật về thời giờ làm việc là vấn đề rất quan trọng đã được đề cập
trong rất nhiều cơng trình có liên quan.Có nhiều cá nhân, tổ chức đã trình bày
nhiều khía cạnh cho q trình nghiên cứu về vấn đề này. Có một số đề tài,
cơng trình nghiên cứu khoa học của nhiều cơ quan, tổ chức quản lý lao động,
người lao động về các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc. Tuy nhiên
phần lớn các đề tài này lại chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về thời giờ làm
việc nói chung mà chưa đi sâu tới việc thực hiện nó tại đơn vị hay địa bàn cụ
thể.
Luận văn thạc sỹ: “ Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
ở Việt Nam – thực trạng và hƣớng hoàn thiện” của Khuất Văn Trung –
Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn chủ yếu khái quát về thời giờ
làm việc và thời giờ nghỉ ngơi và đã cho thấy rõ nét được thực trạng về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng chỉ ra
đượcnhững điểm tích cực và hạn chế, còn tồn tại những điểm chưa phù hợp
với thực tế của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi về việc thực
hiện các quy định đó. Hơn nữa, tác giả cịn cho thấy sự giống và khác nhau

2


của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam với các
nước khác trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, tác giả cũng đã đưa ra các
phương án cụ thể giúp hoàn thiện pháp luật lao động hiện nay. Tuy nhiên đề
tài chưa nêu ra thực trạng tại một đơn vị cụ thể nào. Vì vậy chưa thể đưa ra
những khó khăn cụ thể trong việc áp dụng pháp luật lao động lên một doanh
nghiệp.
Đề án nghiên cứu: “ Chế độ thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi
theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Đề án xoay quanh vấn đề thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi trong pháp luật lao động và việc thực thi thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nhìn nhận một cách tổng quát những vẫn đề chung về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi. Đưa ra các tồn tại và giải pháp nhằm hoàn thiện chế định thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi góp phần bảo vệ lợi ích đối với người lao
động. Đi sâu tìm hiểu những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
của người lao động và việc áp dụng những quy định đó tại một số công ty
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm tìm ra nguyên nhân của
những vướng mắc, bất cập trong hệ thống phát luật và cả những sai phạm
trong q trình thực thi chế định đó tại một số cơng ty từ đó đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Bài viết: “Quy định về thời giờ làm việc đối với ngƣời lao động làm
các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dị, khai thác dầu
khí trên biển” đăng ngày 17/08/2015 trên trang của Bộ công thương Việt
Nam đã nêu chi tiết về thông tư số 24/2015/TT-BCT (Thông tư 24) quy định
về thời giờ làm việc đối với người lao động làm các cơng việc có tính chất
đặc biệt trong lĩnh vực thăm dị, khai thác dầu khí trên biển. Theo đó, Thơng
tư 24 quy định người lao động làm việc thường xuyên theo phiên và theo ca

làm việc, cụ thể: Ca làm việc tối đa 12h, phiên làm việc tối đa 28 ngày. Người
sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm
việc tại công trình dầu khí trên biển vào Nội quy lao động và thông báo cho
người lao động trước khi đến làm việc. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc
hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 đối với người lao động
làm việc thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm

3


việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4
đối với người lao động làm việc thường xuyên được tính là thời gian làm
thêm giờ. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy
định tại khoản 1 Điều 4 đối với người lao động làm việc thường xuyên được
tính là thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc
ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc thời gian làm việc
vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại khoản 1 Điều 5
đối với người lao động làm việc khơng thường xun được tính là thời gian
làm thêm giờ. Tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người lao động
không quá 14 giờ/ngày. Số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá
50 giờ/phiên làm việc và trong mọi trường hợp không vượt quá 300 giờ/năm
Bài viết: “Quy định làm thêm giờ của Việt Nam đang lệch pha thế
giới” của tác giả Dương Ngân trên trang vietstock đăng ngày 04/07/2015, tác
giả đã nói lên sự phản ánh của các doanh nghiệp, quy định người lao động chỉ
được phép làm thêm khoảng 200-300 giờ/năm đang gây khó khăn cho chính
người lao động. Bài viết nói lên một thực trạng phổ biến hiện nay, đó là nhu
cầu tăng giờ làm thêm trong quy định của pháp luật nhằm tăng năng suất, đẩy
nhanh tiến độ hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với thị trường hiện nay.
Bài viết: “Vi phạm thời giờ làm việc, làm thêm giờ: cần có chế tài xử
lý nghiêm khắc các doanh nghiệp vi phạm” của tác giả Thanh Bình trên

trang báo Quảng Ninh đăng ngày 27/06/2013 đã nêu lên một thực tế hiện nay
rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng mẫu hợp đồng khốn cơng việc cho
người lao động để giao cơng việc cho cơng nhân. Trong khi đó khốn cơng
việc thì cơng nhân phải đảm bảo sản lượng cịn về mặt thời gian thì chủ sử
dụng khơng tính đến, như vậy nếu quỹ thời gian phát sinh người lao động
khơng được hưởng chế độ làm thêm giờ. Điển hình là ở các ngành nghề như :
xây dựng, lắp ráp, may mặc, giày da, lái taxi, xe tải, bảo vệ, bán xăng dầu,…
các vi phạm về thời giờ làm việc không những xâm hại nghiêm trọng đến sức
khỏe người lao động mà cịn tác động tới gia đình họ nói riêng và một phần
tới xã hội nói chung. Và cũng đã nêu lên một số nguyên nhân của việc vi
phạm thời giờ làm việc, làm thêm giờ là do: số lượng doanh nghiệp ngày càng
tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất áp dụng hình thức trả lương khốn hoặc trả
lương theo sản phẩm để tăng lợi ích của doanh nghiệp dẫn dến tình trạng vi

4


phạm về thời giờ làm việc, làm thêm giờ. Trong khi đó các đơn vị này gần
như khơng mặc định được tiền giờ làm thêm và người lao động vẫn phải chịu
thua thiệt. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra địa phương thì mỏng,
thường xuyên luân chuyển, không được đào tạo trong khi số doanh nghiệp
ngày càng tăng. Thêm nữa, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh dẫn đến vi phạm
tràn lan.
Bài viết: “Những nhận thức chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi” của tác giả Nguyễn Diệp Thành trên trang VOER đã tóm tắt đầy đủ
những kiến thức chung cơ bản nhất về pháp luật về thời giờ làm việc và thời
giờ nghỉ ngơi. Ngồi ra tác giả cịn nêu lên ý nghĩa của việc quy định chế độ
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Ngồi ra cịn có rất nhiều bài viết có liên
quan đến vấn đề này như là: Đặng Xuân Lợi (2000), Thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật lao động Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học

Luật Hà Nội; Đỗ Thị Hằng (2009), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi –
Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc
Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội; và một số bài báo đăng
trên các tạp chí khoa học pháp lý…
Các cơng trình, bài viết trên đa phần mới đi sâu nghiên cứu các quy định
pháp luật về thời giờ làm việc áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc thù
mà không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, các
doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc cụ thể thế nào, thực trạng và một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về đề tài “Pháp luật về
thời giờ làm việc từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên” là một việc làm có ý nghĩa lý luận và mang tính thực tiễn rất
cao.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận những quy
định về thời giờ làm việc tại Việt Nam và nêu thực trạng việc áp dụng pháp
luật về thời giờ làm việc trên thực tế tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên. Từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành
của pháp luật về thời giờ làm việc. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải

5


pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về thời giờ làm việc nhằm mục
đích bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Để đáp ứng được mục đích nghiên cứu của luận văn, các nhiệm vụ
nghiên cứu được xác định cụ thể, bao gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thời giờ làm việc và pháp
luật về thời giờ làm việc, góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về pháp luật thời
giờ làm việc ở Việt Nam phù hợp với sự phát triển của quốc gia, đặt trong bối
cảnh làn sóng cải cách chế độ thời giờ làm việc đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật thời giờ làm việc bằng việc
phân tích, bình luận các quy định hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy
định tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm làm rõ các hạn
chế và chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ sở đề xuất những
kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Thứ ba, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc
và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thời giờ
làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý

luận và thực trạng về thời giờ làm việc.
Về phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu về các quy định của
pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc và thực tiễn thực hiện pháp luật về
thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp.
Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu về việc thực hiện tại
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng nghiên cứu trong Luận
văn từ năm 2015 - 2019.
5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu


Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước
về chính sách xã hội, để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng

6


phương thức tiếp cận dựa trên phương diện quyền, hệ thống, đa ngành và liên
ngành. Thời giờ làm việcđược xem xét với tư cách một quyền cơ bản của con
người trong tổng thể các quyền của người lao động tại nơi làm việc; pháp luật
về thời giờ làm việc là một bộ phận của pháp luật về các tiêu chuẩn lao
động.... Thực hiện luận văn này, tác giả kết hợp sử dụng một số phương pháp
chung được áp dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội như:

-

Phương pháp khai thác tài liệu sẵn có là các bài viết, các kết quả nghiên
cứu của các tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài;
Phương pháp thống kê;
Phương pháp phân tích và luật học so sánh;
Phương pháp diễn dịch và phương pháp tổng hợp;…

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

-

Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hơn các quy định của pháp

luật Việt Nam về thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn của đề tài: từ việc đánh giá thực tiễn việc thực hiện các
quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên, tác giả đưa ra những giải pháp, phương hướng và kiến
nghị góp phần hồn thiện pháp luật lao động về thời giờ làm việc.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu
thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thời giờ làm việc và quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về thời giờ làm việc
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện về thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên

7


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC
VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỜI
GIỜ LÀM VIỆC
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thời giờ làm việc
1.1.1.

Khái niệm thời giờ làm việc


Trong quan hệ lao động, có thể thấy rằng, thời giờ làm việc là một chế
định hoàn toàn độc lập trong luật lao động. Quyền được làm việc chính là một
trong những quyền cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong
quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp và bảo vệ. Hiến pháp của
nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận, trong đó có Hiến pháp của Việt Nam.
Pháp luật lao động Việt Nam cũng quy định về thời giờ làm việc, điều này đã
tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong quan hệ
lao động, để người lao động được làm việc lâu dài, có lợi cho cả người lao
động và người sử dụng lao động, không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh,
không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao
động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu
quả của lao động, hướng vào chiến lược con người.
Mục tiêu của thời giờ làm việc cần đạt được, đó là chỉ sử dụng ít thời
gian làm việc mà vẫn đạt hiệu quả về chất lượng, về năng suất và sau cùng
vẫn là về hiệu quả kinh tế. Có thể khẳng định, thời giờ làm việc chính là
khoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao động hồn thành.
Dưới góc độ pháp lý, thời giờ làm việc chính là sự ràng buộc về quyền
và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người lao
động phải chịu trách nhiệm tồn bộ về cơng việc mà mình thực hiện, phải
tn thủ những quy định nội bộ và có quyền được hưởng lợi ích trong khoảng
thời gian đó. Theo Điều 104 Bộ luật lao động quy định về thời giờ làm việc
bình thường là khơng q 8 giờ trong một ngày hoặc không quá 48 giờ trong
một tuần; thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

8


Thời giờ làm việc được coi là một chế định của luật lao động, là căn cứ

để xác định những vi phạm của người sử dụng lao động đối với người lao
động.
Thời giờ làm việc được coi là một nguyên tắc cơ bản của luật lao động,
thể hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia vào quan hệ lao
động.
Nếu xem thời giờ làm việc là một định mức lao động, thì chúng ta hiểu
đó là một quỹ thời gian cần thiết cho người lao động để hồn thành cơng việc
được giao. Mặt khác, nếu xem thời giờ làm việc là một nội dung của quan hệ
pháp luật lao động thì trong thời gian làm việc, người lao động phải có mặt tại
địa điểm làm việc và thực hiện nhiệm vụ được giao như đã thỏa thuận trong
hợp đồng lao động.
Như vậy, để có một thời giờ làm việc phù hợp, vừa tăng năng suất lao
động, vừa mang lại lợi nhuận cao cho người sử dụng lao động, vừa bảo vệ sức
khỏe của người lao động, cần phải nghiên cứu để có một chế định pháp luật
về thời giờ pháp luật. Có thể nói, thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà
người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả
ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.
1.1.2.

Đặc điểm của thời giờ làm việc

Thứ nhất, thời giờ làm việc được coi là quyền và nghĩa vụ cơ bản của
người lao động và người sử dụng lao động.
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động đa phần đều ở vị trí lợi
thế hơn, khơng bị phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người lao
động. Người sử dụng lao động được trực tiếp yêu cầu người lao động thực
hiện công việc theo nhu cầu thực tế cơng việc. Người lao động thậm chí cịn
phải chấp nhận điều kiện lao động, mơi trường làm việc ngay cả khi không
đảm bảo. Tuy nhiên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều được
hưởng quyền, lợi ích hợp pháp vàphải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cơ bản

theo quy định. Việc quy định về thời giờ làm việc để đảm bảo cho người lao
động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động và làm căn cứ cho việc
hưởng thụ các quyền lợi như tiền lương, thưởng,…Mặt khác, quy định thời
giờ làm việc để đảm bảo người lao động được làm việc trong một thời gian
quy định nhất định, tránh việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao
9


động làm thêm quá thời gian cho phép, không trả tiền lương làm thêm theo
đúng quy định.
Thứ hai, thời giờ làm việc có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động
và người lao động.
Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền chủ động trong hoạt động
sản xuất và quyền tự định đoạt của người lao động, việc quy định thời giờ làm
việc được người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau dựa
trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Người lao động và người sử
dụng lao động trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp với điều kiện, đặc
điểm riêng của từng doanh nghiệp để thực hiện mục đích của từng bên. Tuy
nhiên, sự thỏa thuận này không được trái với quy định của pháp luật.
Thứ ba, thời giờ làm việc có sự điều tiết của Nhà nước.
Vì mục đích lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng tận
dụng mọi quy định, lợi thế, trong đó, có việc kéo dài thời gian làm việc để
triệt để khai thác sức lao động, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc quy định về thời giờ làm việc phải được pháp luật quy
định. Hiện nay, thời giờ làm việc đang được quy định ở mức tối đa, rút ngắn
thời giờ làm việc với các đối tượng đặc biệt, nhằm giảm thiểu sự lạm dụng
sức lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, hạn chế tai nạn lao động. Để
người lao động gắn bó với người sử dụng lao động lâu dài, làm việc có hiệu
quả, thì vấn đề đặt ra là các quy định về thời giờ làm việc phải khoa học và
hợp lý.

1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc và ý nghĩa của sự
điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc
1.2.1.

Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc

Ngày nay, khi đất nước đang hướng tới việc phát triển nền kinh tế thị
trường thì người lao động được sử dụng trong mọi thành phần kinh tế. Do đó,
pháp luật về thời giờ làm việc là rất cần thiết.
Thứ nhất, pháp luật về thời giờ làm việc xuất phát từ yêu cầu bảo vệ
người lao động trong lĩnh vực lao động.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong pháp luật lao động chính là bảo vệ
người lao động. Với đối tượng hướng tới là con người, hoạt động mua bán
hàng hóa là sức lao động, người lao động luôn ở vị thế yếu hơn so với người
10


sử dụng lao động. Về phương diện kinh tế, người sử dụng lao động là người
bỏ vốn, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, quyết định về công
nghệ, quy mô hoạt động, hướng đi của doanh nghiệp…nên họ hoàn toàn chủ
động về kế hoạch việc làm, phân phối lợi nhuận cũng như sắp xếp, phân bố
thời gian làm việc cho người lao động. Do vậy, về mặt pháp lý, người sử dụng
lao động có quyền “tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản
xuất, kinh doanh” (điểm a, khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động). Như vậy, có
thể thấy rằng, người lao động và người sử dụng lao động luôn vị thế bất bình
đẳng, ở một mức độ nhất định, người lao động bị phụ thuộc vào người sử
dụng lao động về kinh tế cũng như về mặt pháp lý.
Hơn nữa, khi tham gia vào một quan hệ lao động, người lao động hướng
tới tiền lương, thu nhập còn người sử dụng lao động hướng tới thu được lợi
nhuận cao. Tiền lương, thu nhập của người lao động được coi là yếu tố quan

trọng có tác động thúc đẩy năng suất lao động tăng cao. Khi năng suất lao
động của người lao động tăng cao thì người sử dụng lao động cũng thu được
lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến một vấn đề, để có tiền
lương và thu nhập cao, người lao động sẽ có thể phải bất chấp sức khỏe của
mình để làm thêm giờ, làm tăng ca,…Cịn người sử dụng lao động vì mục
đích tối đa hóa lợi nhuận, họ có xu hướng tận dụng triệt để các biện pháp, các
quy định pháp luật, các lợi thế để khai thác sức lao động của người lao động
trong việc kéo dài thời gian làm việc của người lao động.
Như vậy, từ các lý do và yêu cầu nêu trên, cần có sự điều chỉnh của pháp
luật về thời giờ làm việc để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người lao động,
tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao động.
Thứ hai, pháp luật về thời giờ làm việc xuất phát từ sự tác động của nền
kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường ln có tính hai mặt của nó, đó là những mặt tích cực
và mặt tiêu cực. Mặt tiêu cực này thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa người
sử dụng lao động và người lao động vì bản thân nền kinh tế thị trường vừa
chứa đựng các yếu tố kinh tế, vừa thể hiện các vấn đề xã hội sâu sắc. Do đó,
pháp luật trở thành chế tài bảo vệ người lao động tránh khỏi sự lạm dụng sức
lao động.

11


Trong lĩnh vực lao động, nền kinh tế thị trường đã mở ra rất nhiều các
điều kiện thuận lợi, tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường, người sử
dụng lao động cũng phải có chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
Thực tế, khi người sử dụng lao động đặt mục tiêu lợi nhuận lên cao nhất, họ
thường tăng thời giờ làm việc, giảm thời giờ nghỉ ngơi mà khơng có những
chính sách đạt chuẩn theo quy định pháp luật (ví dụ như tiền lương,

thưởng,…) cho người lao động. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe,
sinh hoạt cũng như khả năng phát triển của người lao động.
Vì vậy, quy định thời giờ làm việc một cách phù hợp chính là cơ sở để
bảo vệ người lao động trước những lạm dụng của người sử dụng lao động.
Thứ ba, pháp luật về thời giờ làm việc xuất phát từ bản chất nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng.
Tư tưởng của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa coi mục tiêu và động lực của
sự phát triển là “con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người
lao động”. Về phân phối trong nền kinh tế thị trường nói chung, và trong quan
hệ lao động nói riêng “phải lấy phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu
kết hợp với hình thức phân phối khác như phân phối theo vốn và tài sản”. Tuy
vậy, kinh tế thị trường không thể tự thân giải quyết được các vấn đề xã hội
một cách tổng thể, không mặc nhiên đạt được đến tiến bộ xã hội trong lĩnh
vực lao động mà khơng có sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật.
Thực tế cho thấy, kinh nghiệm về quản lý thị trường tại Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế. Đa phần, người sử dụng lao động chưa có chiến lược phát
triển dài hạn cho người lao động. Ở Việt Nam, người sử dụng lao động chủ
yếu là những người làm ăn vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu
hiểu biết hoặc nhu cầu khẩn cấp về việc làm của người lao động mà o ép,
giảm tiền lương, giảm thời giờ nghỉ ngơi, tăng thời giờ làm việc. Thêm nữa,
nhận thức về trình độ tổ chức tự thân của hai bên chủ, thợ còn thấp. Do vậy,
để đạt được mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra, các doanh nghiệp cần phải
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng
để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động ở mức tốt nhất, có
nghĩa là định hướng xã hội chủ nghĩa phải dựa trên cơ sở luật pháp, với tư
cách là công cụ của Nhà nước pháp quyền.

12



1.2.2.

Ý nghĩa của sự điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc

Việc quy định về thời giờ làm việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là
căn cứ để doanh nghiệp xác định chi phí nhân cơng, tổng mức tiền lương phải
chi trả cho người lao động theo các thời giờ làm việc khác nhau, người lao
động biết rõ chế độ thời giờ làm việc sẽ chủ động bố trí quỹ thời gian cá nhân
hàng ngày, hàng tuần, hàng năm, từ đó càng tuân thủ kỷ luật và nội quy lao
động của doanh nghiệp. Chế độ thời giờ làm việc là căn cứ pháp lý để thanh
tra lao động nói riêng và cơ quan quản lý phụ trách lao động nói chung làm
chức năng bảo vệ việc thực hiện pháp luật nghiêm minh, hướng dẫn tổ chức
lao động hợp lý cho các doanh nghiệp sử dụng lao động. Do đó, sự điểu chỉnh
pháp luật đối với thời giờ làm việc có ý nghĩa rất quan trọng.
Trước hết, đối với người lao động, thời giờ làm việc giúp họ quản lý quỹ
thời gian làm việc một cách chủ động và hợp lý, từ đó tạo điều kiện để họ
thực hiện nghĩa vụ lao động. Quy định pháp luật về thời giờ làm việc có ý
nghĩa trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian làm việc phù hợp với sức
khỏe của người lao động. Đồng thời, người lao động sẽ có thời gian để chăm
lo hạnh phúc gia đình, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tay nghề và
tham gia các hoạt động xã hội có ích khác. Có thể khẳng định rằng, quy định
pháp luật về thời giờ làm việc chính là căn cứ pháp lý để đảm bảo quyền lợi,
sức khỏe cho người lao động, giảm thiểu tối đa sự lạm dụng của người sử
dụng lao động đối với người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động phục hồi sức khỏe, tránh mắc các bệnh nghề nghiệp do công việc gây ra,
tăng cường đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động.
Thứ hai, đối với người sử dụng lao động, việc quy định về thời giờ làm
việc có ý nghĩa giúp người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản
xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm nguồn các tài
nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Bên

cạnh đó, nó cịn là căn cứ pháp lý để người sử dụng lao động thực hiện quyền
quản lý, điều hành, giám sát lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng và xử
phạt người lao động. Căn cứ vào khối lượng công việc, mục tiêu kinh tế, tổng
quỹ thời gian cần thiết để hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy
định đối với từng thành phần lao động cụ thể, người sử dụng lao động cần xác

13


định được kế hoạch sản xuất, chi phí chi trả cho người lao động, để từ đó bố
trí sử dụng linh hoạt, hợp lý, đảm bảo hiệu quả công việc cao nhất.
Thứ ba, đối với Nhà nước, quy định về thời giờ làm việc thể hiện rõ thái
độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động, đồng thời tạo hành lang pháp lý
để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Trên cơ sở các quy định
pháp luật về thời giờ làm việc, Nhà nước kiểm tra, giám sát quan hệ lao động,
giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các bên. Mặt khác, dựa vào
chế độ làm việc, cơ quan Nhà nước có thể thực hiện kiểm tra, kiểm soát, để
nhận thấy được mặt tích cực, mặt tiêu cực trong mối quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp
có thể sẽ vi phạm chế độ về thời giờ làm việc. Do vậy, với tư cách là tổ chức
bảo vệ người lao động, cơng đồn sẽ phải căn cứ vào quy định về thời giờ làm
việc để đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động. Hơn nữa, bên cạnh
các quy định pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động,….thì
quy định về thời giờ làm việc cũng phần nào phản ánh được phần nào trình độ
phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia đó.
1.3. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thời giờ
làm việc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề về thời giờ làm việc được nhà nước vô cùng quan
tâm. Sự phát triển của pháp luật về thời giờ làm việc được chia thành các giai
đoạn sau:

Thứ nhất, thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954. Đây là thời kỳ đất nước
Việt Nam gặp vơ vàn khó khăn, trong đó đặc biệt phải kế đến là sự thiếu các
văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong xã hội mới. Bằng sự cố gắng,
nỗ lực, các cấp, các ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, trong đó, phải
kể đến Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời, ghi nhận về thời giờ làm việc của người lao động. Để cụ
thể hóa những quy định về thời giờ làm việc, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh
số 29/SL ngày 12/03/1947 bao gồm 187 điều, điều chỉnh chủ yếu mối quan hệ
chủ nợ, mối quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao
động. Đây là sắc lệnh đầu tiên, điều chỉnh quan hệ lao động của nhà nước,
được coi là một văn bản pháp lý đầy đủ và tiến bộ nhất thời kỳ bấy giờ, đề
cập đến gần như toàn bộ chế định thiết yếu của Bộ luật Lao động. Tiếp theo
14


những năm sau đó, Chỉnh phủ đã ban hành bổ sung một số sắc lệnh, trong đó
phải kể đến Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 ban hành quy chế công chức;
Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/05/1950 quy định chế độ cơng nhân giúp việc
Chính phủ thời chiến. Các sắc lệnh này có điểm mới hơn so với Sắc lệnh số
29/SL là chuyển sang điều chỉnh quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước.
Tuy nhiên, do tình hình đất nước thời bấy giờ, nên các văn bản trên không
được áp dụng một cách đầy đủ và rộng rãi.
Thứ hai, thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975. Đây là thời kỳ đất nước bị
chia cắt thành hai miền, miền Bắc đã hồn tồn giải phóng nhưng miền Nam
vẫn phải tiếp tục chiến đấu với đế quốc Mỹ. Lúc này, miền Bắc đã từng bước
chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã có những chuyển biến sâu
sắc trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, thời kỳ này, Việt
Nam vẫn điều chỉnh quan hệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước theo
nền kinh tế tập trung. Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản pháp luật quy
định về lĩnh vực lao động nói chung và về thời giờ làm việc nói riêng dưới

dạng Nghị định, Quyết định, Thông tư. Một số văn bản pháp lý điển hình như
Thơng tư số 05/LĐTT ngày 09/03/1955 quy định về thời giờ làm việc tại các
xí nghiệp quốc doanh và cơng trường. Tiếp theo đó, là Quyết định quan trọng
liên quan đến thời giờ làm việc đó là Quyết định số 118/TTg ngày 17/01/1963
quy định việc hội họp học tập của cán bộ công nhân viên chức nhà nước và
Quyết định số 119/TTg ngày 17/01/1963 về một số biện pháp đảm bảo thời
gian lao động của công nhân viên chức nhà nước. Tuy nhiên, do ra đời trong
thời kỳ bao cấp, các văn bản đã dần bộc lộ những mặt hạn chế. Trước tình
hình đó, văn bản mới là Thông tư số 06/LĐTT ngày 06/05/1971 (sau đây gọi
là Thông tư số 06) hướng dẫn về thời giờ làm việc của công nhân viên chức
được ban hành. Văn bản này đã bao quát toàn bộ chế độ về thời giờ làm việc
của cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Tại Thông tư số 06, thời giờ làm
việc là thời gian do Nhà nước quy định trong đó cơng nhân viên chức phải có
mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và thực hiện những nhiệm vụ được giao
phù hợp với nội quy của cơ quan, xí nghiệp. Thời giờ làm việc được áp dụng
cho đại bộ phận viên chức là 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Trong
trường hợp, phải sản xuất theo ca, hoặc do tính chất thời vụ, điều kiện thời tiết
hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác phải phân bố lại số ngày hoặc số giờ

15


làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì tính chung phải làm việc
bình qn đủ 8 giờ một ngày.
Thông tư 06 cũng quy định về thời giờ làm việc không tiêu chuẩn áp
dụng cho một số đối tượng như người làm công tác y tế, gác cổng, gác xưởng,
thủ kho, thợ điện, những người lao động này được ăn ở trong xí nghiệp.
Thơng tư số 06 đã quy định thời giờ làm việc được rút ngắn đối với những
công nhân làm những nghề nặng nhọc, nguy hiểm như thợ lặn thì thời gian
làm việc một ngày khơng q 06 tiếng,….Thời gian làm thêm của mỗi người

được quy định trong Thông tư số 06 là không quá 04 giờ/ngày hoặc 150
giờ/năm, không được làm thêm quá 02 ngày nghỉ trong tháng trừ trường hợp
tối khẩn cấp. Những đối tượng được miễn làm thêm giờ gồm phụ nữ mang
thai từ tháng thứ 5 hoặc có con nhỏ đang bú dưới 06 tháng và những người
chưa đủ 18 tuổi, công nhân làm việc theo chế độ ngày làm việc rút ngắn.
Thứ ba, thời kỳ từ năm 1976 đến nay. Thời kỳ này, nhà nước tiến hành
công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Do sự thay đổi của xã hội, các văn
bản được ban hành trước đó đã bộc lộ những điểm khơng phù hợp với tình
hình đất nước lúc đó. Cũng vì vậy, nền kinh tế nhiều thành phần ra đời và
từng bước phát triển. Ngày 22/06/1990, Chính phủ đã ban hành Nghị định
233 về quy chế hoạt động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Bên cạnh những điểm tích cực mà Nghị định mang lại, vẫn cịn những hạn
chế, trước tiên là thiếu tính đồng bộ, kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế - xã
hội ở nước ta. Việc chuyển đổi nền kinh tế nên sức lao động trở thành một
loại hàng hóa đặc biệt. Do vậy, ngày 23/06/1994, Quốc hội nước Cộng hịa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ V đã chính thức thơng qua
Bộ luật lao động và có hiệu lực áp dụng trên tồn quốc từ ngày 01/01/1995
(sau đây gọi tắt là Bộ luật lao động 1995). Đây là văn bản pháp luật trong lĩnh
vực lao động có giá trị pháp lý cao nhất, điều chỉnh quan hệ lao động. Trên cơ
sở Bộ luật lao động 1995, Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 1995 về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được ban hành, Nghị định 109/NĐ-CP ngày
27/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994,
Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của Bộ luật lao động 1995 về Hợp đồng lao động, Nghị định số

16


23/CP ngày 18/04/1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Bộ luật lao động 1995 về lao động nữ, Quyết định 188/1999/QĐ-TTg
ngày 17/09/1999 về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ, Thông tư số
15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 về hướng dẫn thực hiện làm thêm
giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP,…Các văn bản này
chính là cơ sở pháp lý giúp bảo vệ người lao động về thời giờ làm việc.
Có thể khẳng định rằng,các quy định của pháp luật lao động Việt Nam
giai đoạn này tương đối hoàn thiện và phát triển, phù hợp với tình hình của
đất nước. Các quy định về thời giờ làm việc cũng góp phần khơng nhỏ vào sự
phát triển chung của đất nước. Bộ luật lao động là một văn bản pháp lý không
chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động mà
cịn góp phần to lớn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc
1.4.1. Nguyên tắc của thời giờ làm việc
1.4.1.1. Nguyên tắc thời giờ làm việc do Nhà nước quy định
Với nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động, việc quy
định về thời giờ làm việc gắn liền với yêu cầu bảo hộ lao động, tránh sự lạm
dụng, bóc lột sức lao động đáp ứng nhu cầu cần thiết của người lao động và
người sử dụng lao động.
Trong quan hệ lao động, phần lớn thì người sử dụng lao động có tồn
quyền quyết định về thời giờ làm việc cho người lao động, do đó người sử
dụng lao động sẽ lợi dụng vị thế của mình, để gây áp lực, buộc người lao
động phải chấp nhận mức thời gian do họ đưa ra. Người sử dụng lao động sẽ
khai thác tối đa nghĩa vụ của người lao động mà việc đầu tiên là kéo dài thời
giờ làm việc của người lao động.
Giống như những quốc gia khác, pháp luật nước ta đã quy định thời giờ
làm việc của người lao động, được ghi nhận trong Hiến pháp và rất nhiều các
văn bản pháp luật có giá trị pháp lý khác. Để thực hiện chức năng quản lý xã
hội của mình, tại Hiến pháp 2013, khoản 2 Điều 57 quy định “Nhà nước bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và
tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định ”. Nhà

nước đã quy định ngày làm việc tiêu chuẩn, tuần làm việc tiêu chuẩn, số giờ
tối đa người lao động có thể làm thêm trong một ngày, một tháng, đồng thời,
17


tại các văn bản pháp luật, cũng sử dụng các từ như “khơng q”, “ít nhất” để
đảm bảo tính mềm dẻo, sự linh hoạt cho các bên trong quan hệ lao động có
thể tự thỏa thuận để phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Người lao động làm
việc ngoài những thời gian được xác định là thời giờ làm việc bình thường
theo quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động
thì được tính là làm thêm giờ. Việc người sử dụng lao động sử dụng người lao
động làm thêm giờ phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 107
Bộ luật Lao động 2019 như phải được sự đồng ý của người lao động, bảo đảm
số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày,…. Cũng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì
thời giờ làm việc của người lao động bình thường khơng q 8 giờ/ngày hoặc
khơng quá 48 giờ/tuần,…Riêng đối với cơ quan nhà nước, do đặc thù quan hệ
lao động nên việc quy định và áp dụng thời giờ làm việc trong đơn vị có tính
chất bắt buộc, khơng một đơn vị nào có quyền thỏa thuận tự ý thay đổi thời
giờ làm việc đã ấn định.
Nguyên tắc này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người
lao động, đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới người lao động.
Do vậy, dễ dàng theo dõi hoạt động các doanh nghiệp trong việc bảo đảm thời
giờ làm việc cho người lao động, giúp người lao động tránh được những lạm
dụng từ người sử dụng lao động.
1.4.1.2. Nguyên tắc thời giờ làm việc do các bên trong quan hệ lao động thỏa
thuận, khuyến khích theo hướng có lợi cho người lao động phù hợp với các
quy định của pháp luật
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mà pháp luật không thể điều chỉnh
để phù hợp với tất cả các trường hợp đó. Do vậy, việc đưa ra các quy định

pháp lý của Nhà nước chỉ mang tính chung nhất, vĩ mơ chứ khơng thể cụ thể
hóa tỉ mỉ, từng chi tiết và cụ thể hóa từng trường hợp thực tế.
Tại các doanh nghiệp, để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các công
dân, quyền chủ động trong hoạt động của doanh nghiệp, quyền tự định đoạt
của người lao động, pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận của người lao
động và người sử dụng lao động trên cơ sở không được trái với quy định của
pháp luật. Trên cơ sở vì người lao động ở vị thế yếu hơn người sử dụng lao
động nên những thỏa thuận được khuyến khích theo hướng có lợi cho người
18


lao động. Thông thường, các thỏa thuận này được người lao động và người sử
dụng lao động ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động
và nội quy lao động. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quan
hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh giữa các chủ thể tham
gia quan hệ lao động. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô bằng việc quy định
giới hạn, việc cụ thể hóa thế nào thuộc về các bên chủ thể tham gia quan hệ
lao động thỏa thuận phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng. Nguyên tắc này
cịn khuyến khích doanh nghiệp giảm thời giờ làm việc. Như vậy, người lao
động được Nhà nước tạo điều kiện bằng cách Nhà nước ln khuyến khích
những thỏa thuận về thời giờ làm việc có lợi hơn cho người lao động. Trong
khả năng của mình, người sử dụng lao động hồn tồn có khả năng sắp xếp,
điều phối, phân cơng công việc một cách hợp lý để bảo đảm được thời giờ
làm việc và quyền lợi cho người lao động một cách tốt nhất. Khi các bên
trong quan hệ lao động thực hiện tốt được nguyên tắc này sẽ hạn chế tối đa
được những vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc và đảm bảo được quyền
tự do kinh doanh, hoạt động của người sử dụng lao động, quyền tự định đoạt
của người lao động và bảo vệ được quyền lợi của người lao động.
1.4.1.3. Nguyên tắc rút ngắn thời giờ làm việc đối với các đối tượng đặc biệt
hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại

Các đối tượng đặc biệt được pháp luật đề cập đến có thể thực hiện
nguyên tắc rút ngắn thời giờ làm việc, chính là những lao động nữ, lao động
chưa đủ 18 tuổi, lao động là người cao tuổi, người tàn tật, người làm những
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc rút ngắn này là vô cùng cần
thiết. Khoa học đã chứng minh được rằng, với cùng khối lượng công việc, đặc
thù công việc như nhau, môi trường làm việc giống nhau thì những đối tượng
lao động này phải bỏ ra sức lao động cao hơn so với mức bình thường, việc
phục hồi cũng lâu hơn. Do đó, địi hỏi cần phải có những quy định phù hợp
với đặc thù riêng để nhằm bảo vệ sức khỏe và sự công bằng trong khai thác
lao động. Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 quy định “Đối
với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dị, khai thác dầu khí trên
biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ
và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học;
19


×