Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ sông mây, huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.39 KB, 78 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ NAM HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
HỒ SÔNG MÂY, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Đồng Nai – năm 2022


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ NAM HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
HỒ SÔNG MÂY, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HẢI HÒA

Đồng Nai – năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá Luận
văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày

tháng

năm 2022

Người cam đoan

Lê Nam Hải



ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy
PGS.TS Nguyễn Hải Hòa, Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức bổ ích và các kinh nghiệm thực tế một cách tận tình trong suốt quá trình
viết luận văn thạc sỹ.
Em xin chân thành cám ơn đến Thầy Th.s Phan Thanh Trọng, quý Thầy, Cô
Trường Đại học Lâm Nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai và đặc biệt các Thầy, Cô trong
Khoa Tài Nguyên và Môi Trường đã tận tình giảng dạy, quan tâm và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cám ơn đến các hộ dân sinh sống tại khu vực sông hồ Sông
Mây đã giúp đỡ em trong q trình thu mẫu.
Em xin cám ơn Thầy Cơ tại Trung Tâm Thực Nghiệm & PTCN Trường Đại
Học Lâm Nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt và
đóng góp các ý kiến quý báu về mặt chun mơn trong suốt q trình em thực hiện
luận văn thạc sỹ.
Trong quá trình làm luận văn thạc sỹ, khơng tránh khỏi việc sai sót do kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy,
Cơ để em có thêm kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo luận văn thạc sỹ
sắp tới.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô Trường Đại học Lâm Nghiệp – Phân
hiệu Đồng Nai, cũng như quý Thầy, Cô trong Khoa Tài Ngun và Mơi Trường ln
có thật nhiều sức khỏe và thành cơng trong sự nghiệp của mình.
Em xin chân thành cám ơn!
Đồng Nai, ngày…..tháng….năm 2022
Sinh viên thực hiện

Lê Nam Hải



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................3
1.1. Tổng quan về nước mặt ........................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về nước mặt .....................................................................................3
1.1.2. Vai trò của nước mặt .........................................................................................3
1.1.2.1. Vai trò của nước đối với con người ...............................................................3
1.1.2.2. Vai trò của nước đối với sinh vật ...................................................................4
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt .......................................................5
1.1.3.1. Giá trị pH ........................................................................................................5
1.1.3.2. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) .................................................................6
1.1.3.3. Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước (dyssolved oxygen - DO) ......................7
1.1.3.4. Nhu cầu oxy hoá học (Chemical oxygen Demand - COD) ...........................8
1.1.3.5. Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand - BOD) ......................8
1.1.3.6. Amoniac .........................................................................................................8
1.1.3.7. Nitrat (NO3-) ...................................................................................................9
1.1.3.8.Phosphat (PO4-) ...............................................................................................9
1.1.3.9. Nhiệt độ ..........................................................................................................9
1.1.3.10. Coliform .....................................................................................................10
1.2. Hiện trang nước mặt ở Việt Nam và trên thế giới..............................................12

1.2.1. Hiện trạng nước mặt trên thế giới ...................................................................12
1.2.2. Hiện trạng nước mặt tại Việt Nam ..................................................................14
1.3. Các nghiên cứu liên quan ...................................................................................15


iv

Chương 2 ...................................................................................................................17
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................17
2.1. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................17
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................17
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................17
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................17
2.2.1.1. Phạm vi về không gian .................................................................................17
2.2.1.2. Phạm vi về thời gian.....................................................................................17
2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ............................................17
2.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................17
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................18
2.3.3. Đánh giá tổng hợp chất lượng nước khu vực nghiên cứu ...............................22
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ...................27
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..............................................................................27
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................27
3.1.2. Đặc điểm lưu vực hồ chứa nước Sơng Mây....................................................27
3.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................28
3.1.4. Đặc điểm thủy văn ..........................................................................................28
3.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội......................................................................29
3.2.1. Đặc điểm kinh tế .............................................................................................29
3.2.2. Đặc điểm xã hội ..............................................................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31

4.1. Hiện trạng sử dụng nước tại khu vực nghiên cứu ..............................................31
4.1.1. Mục đích sử dụng ............................................................................................31
4.1.2. Các tác nhân ô nhiễm môi trường ...................................................................31
4.1.3. Chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe......................................................32
4.2. Đánh giá chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu ............................................33
4.2.1. Chỉ tiêu pH ......................................................................................................33


v

4.2.2. Chỉ tiêu độ đục ................................................................................................31
4.2.3. Chỉ tiêu TSS ....................................................................................................32
4.2.4. Chỉ tiêu DO .....................................................................................................33
4.2.5. Chỉ tiêu P-PO4 .................................................................................................34
4.2.6. Chỉ tiêu COD..................................................................................................36
4.2.7. Chỉ tiêu BOD5 .................................................................................................38
4.2.8. Chỉ tiêu Amoni (N-NH4+) ...............................................................................39
4.2.9. Chỉ tiêu Nitrat (N-NO3-) ..................................................................................40
4.2.10. Chỉ tiêu Coliform ..........................................................................................43
4.3. Đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI................................................45
4.3.1. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI ....................................................45
4.3.2. Yếu tố thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản lý chất lượng nước mặt khu
vục nghiên cứu ..........................................................................................................46
4.4. Một số giải pháp cải thiện chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu .................47
4.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý ...........................................47
4.4.2. Các giải pháp kỹ thuật .....................................................................................47
4.4.2.1. Các giải pháp mang tính phịng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm : .......................47
4.4.2.2. Các giải pháp xử lý chất thải ........................................................................48
4.4.3. Giải pháp quản lý ............................................................................................48
4.4.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ...............................................................49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................50
1. Kết luận .................................................................................................................50
2. Tồn tại ...................................................................................................................51
3. Kiến nghị ...............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KCN


Khu công nghiệp

KVNC

Khu vực nghiên cứu

LVS

Lưu vực sông

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường

QĐ – UBND

Quyết định – Ủy ban nhân dân

TNNM

Tài nguyên nước mặt

WHO

Tổ chức y tế thế giới


WQI

Water quality index – Chỉ số chất lượng nước

XLNT

Xử lý nước thải


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích các thơng số trong phịng thí nghiệm .................21
Bảng 2.2: Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số ..........................................23
Bảng 2.3: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ......................25
Bảng 2.4: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH .........................25
Bảng 2.5: Giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước .....................26


viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Hình các vị trí lấy mẫu ..............................................................................19
Hình 3.1: Vị trí hồ Sơng Mây…………………………............................................27
Hình 4.1: Mục đích sử dụng......................................................................................31
Hình 4.2: Các tác nhân ơ nhiễm mơi trường .............................................................31
Hình 4.3: Chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe ...............................................32
Hình 4.4: Biến động của giá trị pH qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ............................30
Hình 4.5: Biến động của giá trị độ đục qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ......................31

Hình 4.6: Biến động của giá trị TSS qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ..........................32
Hình 4.7: Biến động của giá trị DO qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ...........................33
Hình 4.8: Biến động của giá trị P-PO4 qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC .......................35
Hình 4.9: Biến động của giá trị COD qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ........................37
Hình 4.10: Biến động của giá trị BOD5 qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC .....................38
Hình 4.11: Biến động của giá trị N-NH4+ qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ..................39
Hình 4.12: Biến động của giá trị N-NO3- qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ..................42
Hình 4.13: Biến động của giá trị Coliform qua 4 đợt thu mẫu tại KVNC ................44
Hình 4.14: Chỉ số chất lượng nước ở hồ sông Mây ..................................................45


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với môi trường và BĐKH đã trở
thành vấn đề nan giải với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nước ta là
một nước đang phát triển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mật độ sơng
ngịi dày đặc có khoảng 2360 con sơng lớn nhỏ với dân số hơn 96.2 triệu dân (2019).
Tổng lượng dịng chảy sơng ngịi trung bình hằng năm của nước ta bằng khoảng 847
km3, trong đó tổng lượng ngồi vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy
nội địa là 340 km3 chiếm 40%. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt
của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dịng chảy của các
sơng trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1.35%
của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những
biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và
các vùng [9].
Huyện Trảng Bom có dân số lớn thứ 2 trong tỉnh Đồng Nai với những khu
công nghiệp như Hố Nai, Sơng Mây, Bàu Xéo. Trong đó xã Bắc Sơn với diện tích
22.58 km², dân số năm 2014 là 43905 người, có khu cơng nghiệp sơng mây và tập

trung nhiều dân cư sinh sống. Do đó đã ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp đến các nguồn
nước trên địa bàn nhũng năm gần đây. Đặc biệt là ở khu vực hồ Sông Mây nơi mà
người dân thường sử dụng nguồn nước để sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và phát
triển du lịch sinh thái ở đây. Hồ Sông Mây nằm trên địa bàn 4 xã và thị trấn bao gồm
xã Bắc Sơn, xã Bình Minh, xã Sơng Trầu và thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom),
cách TP. Biên Hòa hơn 15km. Hồ được xây dựng cách đây nhiều năm để trữ nước,
ngăn lũ về mùa mưa và cung cấp nước sản xuất nơng nghiệp vào mùa khơ cho những
khu vực xung quanh.
Chính vì vậy việc xem xét, đánh giá chất lượng nước ở hồ Sông Mây, xác định
các nguồn ô nhiễm và dự báo mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội
đến môi trường nước hồ, hệ sinh thái xung quanh hồ là rất quan trọng. Đó là lí do


2

chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Sông Mây, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” để cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường
và làm cơ sở để đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nước, đáp ứng nhu cầu cấp
nước sinh hoạt cho người dân sống xung quanh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nước mặt
1.1.1. Khái niệm về nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước
trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác.
Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm
của dòng chảy mặn trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đơi khi phá vỡ
các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng
các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước.
Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu
vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thơng qua việc cung cấp từ
các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có
thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng
khơng đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa
không thể sử dụng) bởi ô nhiễm.
1.1.2. Vai trò của nước mặt
1.1.2.1. Vai trò của nước đối với con người
Nước có vai trị đặc biệt quan trọng với cơ thể con người. Nước đóng
vai trị quan trọng cơ thể, 65 – 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50%
trọng lượng xương. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự


4

trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung mơi, nhờ
đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào
máu dưới dạng dung dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2 – 3 lít
nước để đổi mới lượng nước của cơ thể, và duy trì các hoạt động sống bình
thường.

Mỗi ngành cơng nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi cơng nghệ u
cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu khơng có nước thì chắc chắn tồn bộ các hệ
thống sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp sẽ bị trì trệ, khơng ho ạt động được.
Trong nông nghiệp: Theo FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu
năng suất cây trồng, đồng thời cịn có vai trị điều tiết các chế độ nhiệt, ánh
sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thống khí trong đất, làm cho tốc độ
tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Trong công nghiệp: Nước cần cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn.
Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung mơi làm
tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần
khoảng 300 tấn nước, một tấn xút cần khoảng 800 tấn nước. Người ta ước tính
rằng 15% sử dụng nước trên tồn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện,
sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy
lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử
dụng nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất
và mỗi cơng nghệ u cầu một lượng nước, loại nước khác nhau.
1.1.2.2. Vai trò của nước đối với sinh vật
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ
cơ thể sinh vật đồng thời là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 – 90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn,
tới 98% như ở một số cây mọng nước.


5

Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân
cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, cacboxyl…

Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất
hữu cơ. Nước là mơi trường hồ tan chất vơ cơ và phương tiện vận chuyển
chất vô cơ và hữu cơ trong cây, máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào
cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo
đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi t rường. Trong
q trình trao đổi giữa cây và mơi trường đất có sự tham gia tích cực của ion
H + và OH - do nước phân ly ra.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ơ nhiễm nước, có
thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó
tuân theo Luật Bảo vệ môi trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế
quy định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau. Kết hợp
các yêu cầu về chất lượng nước và các chất gây ô nhiễ m nước có thể đưa ra
một số chỉ tiêu như sau:
1.1.3.1. Giá trị pH
pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H + có trong nước và có thang
giá trị từ 0 đến 14.
pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường
xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng
nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mịn. Vì thế việc
xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được c hất
lượng cho người sử dụng.


6


Khi chỉ số pH < 7 thì nước có mơi trường axit; pH > 7 thì nước có mơi
trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi
trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ
sinh.
Độ pH đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước, nó phản ánh tính chất của
nước là axit, trung tính hay kiềm. Nguồn nước có tính acid hoặc kiềm rất cao khơng
thể khai thác cho các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền và còn làm ảnh hưởng
đến hệ thủy sinh vật. Nồng độ acid sulfuric cao làm ảnh hưởng đến mắt của người
bơi lội ở nguồn nước này, ăn mòn thân tàu thuyền, hư hại lưới đánh cá nhanh hơn.
Nguồn nước lân cận một số xí nghiệp cơng nghiệp có thể có pH thấp đến 2 hoặc cao
đến 11, trong khi cá chỉ có thể tồn tại trong mơi trường có 4.5 < pH < 9.5. Hàm lượng
NaOH cao thường phát hiện trong nước thải ở các xí nghiệp sản xuất bột giặt, thuộc
da, nhuộm vải sợi. NaOH ở nồng độ 25ppm đã có thể làm chết cá.
1.1.3.2. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến
chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong
nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh.
Hàm lượng chất rắn hồ tan trong nước cao thường có vị.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao gây nên cảm quan khơng tốt
cho nhiều mục đích sử dụng; ví dụ như làm giảm khả năng truyền ánh sáng
trong nước, do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn
kiệt tầng ô xy trong nước nên ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh như cá, tôm.
Chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm
giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng & ấu trùng.
Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh
học, đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước
thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép.
Chất rắn lơ lửng trong nước là do các chất rửa trơi khơng hịa tan từ đất hay
những mảnh vụn của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Trong nước thải sinh hoạt



7

và cơng nghiệp, đơi khi cũng có hàm lượng chất rắn lơ lửng đáng kể. Chất rắn lơ lửng
không ảnh hưởng đến sức khỏe trừ cặn sinh học, nhưng ảnh hưởng về mặt cảm quan
vì nó chính là ngun nhân gây nên độ đục trong nước. Cũng vì thế nó ảnh hưởng
đến quá trình xử lý nước. Xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng để phục vụ tính tốn,
thiết kế các cơng trình xử lý nước thiên nhiên và nước thải, đồng thời kết hợp với các
chỉ tiêu phân tích hóa học khác để lựa chọn nguồn nước thích hợp cho mục đích sử
dụng hợp lý [15].
Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận
tốc của dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất
rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy hồ, những hạt khơng lắng được góp phần tạo thành
độ đục của nước. Các chất lơ lửng hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO
của nguồn nước [6].
Việc xác định chất rắn lơ lửng đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu hiện tượng
ô nhiễm nước. Số liệu về chất rắn lơ lửng là một trong những thông số dùng để đánh
giá cường độ nước thải sinh hoạt và xác định hiệu quả của các thiết bị xử lý. Trong
kiểm sốt ơ nhiễm dịng chảy thì tất cả chất rắn lơ lửng được xem là chất rắn lắng
đọng vì ở đây thời gian khơng phải là yếu tố giới hạn [6].
1.1.3.3. Hàm lượng ơxy hồ tan trong nước (dyssolved oxygen - DO)
Oxy có mặt trong nước một mặt được hồ tan từ ơ xy trong khơng khí,
một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực
vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà ta n ô xy vào nước là
nhiệt độ, áp suất khí quyển, dịng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong
nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hố học và các hoạt động sinh học xảy ra
trong đó. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra q
trình xử lý nước thải.
Các sơng hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều
lồi sinh vật sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng

sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây
chết một số lồi nếu DO giảm đột ngột. Nguyên nhân làm giảm DO trong nước


8

là do việc xả nước thải công nghiệp, nước mưa tràn lôi kéo các chất thải nông
nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng vào nguồn tiếp nhận. Vi sinh vật
sử dụng ô xy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng ô xy giảm.
1.1.3.4. Nhu cầu oxy hoá học (Chemical oxygen Demand - COD)
COD là lượng oxy cần thiết cho q trình oxy hố hồn tồn các chất
hữu cơ có trong nước thành CO 2 và H 2 O.
COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
(nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ
có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ
nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ơ nhiễm.
1.1.3.5. Nhu cầu oxy sinh hố (Biochemical oxygen Demand - BOD)
BOD là lượng ô xy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O 2 theo đơn vị thể
tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ơ xy hố sinh học các chất hữu cơ trong
bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản
ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước.
Thơng số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết
kế và vận hành trạm xử lý nước thải; giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ
ơ nhiễm hữu cơ càng cao.
Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nê n việc
xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ ở nhiệt độ 20 0 C
trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD 5 ).
1.1.3.6. Amoniac
Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng khơng ơ nhiễm amoniac chỉ có ở
nồng độ vết (dưới 0.05 mg/L). Trong nguồn nước có độ pH acid hoặc trung

tính, amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac (NH 4 + ); nguồn nước có pH kiềm thì
amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH 3 .
Nồng độ amoniac trong nước ngầm cao hơn nhiều so với nước mặt.
Lượng amoniac trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà máy hoá chất, chế


9

biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10 – 100mg/L. Amoniac có mặt trong nước
cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật.
1.1.3.7. Nitrat (NO3-)
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có
trong chất thải của người và động vật.
Trong nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường <5mg/L. Ở vùng bị ơ
nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt
cho phát triển tảo, rong, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ
sản. Trẻ em uống nước có nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu gây
bệnh xanh xao.
1.1.3.8.Phosphat (PO4-)
Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo. Nồng độ
phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường <0 .01mg/L. Nguồn
phosphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật và nước thải một số
ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước
chảy từ đồng ruộng. Phosphat không thuộc loại độc hại đối với người.
Nguồn nước bị nhiễm bẩn phân rác và các hợp chất hữu cơ, quá trình phân hủy
giải phóng ion PO42-. Sản phẩm của q trình có thể tồn tại ở dạng H2PO4-, HPO42-,
PO43-, Na3(PO3), các hợp chất hữu cơ photpho… Khi trong nước có hàm lượng
photphat cao, sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng
1.1.3.9. Nhiệt độ
Nhiệt độ giữ vai trò rất quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong

tự nhiên. Những thay đổi về nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của
chất lượng nước. Các loài thủy sản và những thành viên liên quan của chuỗi thức ăn
trong hệ sinh thái nước rất nhạy cảm đối với nhiệt độ. Các vi sinh vật khơng có khả
năng khống chế nhiệt độ nội tại của chúng, vì thế nhiệt độ bên trong tế bào được quyết
định bởi nhiệt độ bên trong của mơi trường. Mỗi một lồi vi sinh vật chỉ có khả năng
phát triển trong một khoảng nhiệt độ phù hợp với chúng, ngồi phạm vi nhiệt độ này
chúng khơng thể phát triển được và thậm chí khơng thể tồn tại được. Như vậy nhiệt


10

độ là một yếu tố quan trọng quyết định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một cách
ưu thế trong hệ sinh thái nước.
Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí
hậu, là yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhiều quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu
thụ nước. Nước sơng hồ, nước mạch nơng thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ
của môi trường, chênh lệch nhiệt độ đôi khi lên đến 33.50C và thấp nhất 13.40C [15].
Ðiều này cũng có nghĩa là nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ và dạng phân hủy
các hợp chất hữu cơ có trong nước, nồng độ oxy hịa tan và cuối cùng là dây chuyền
thức ăn. Nước chảy nên sự xáo trộn thường xuyên xảy ra và sự chênh lệch nhiệt độ
giữa các lớp nước có độ sâu khác nhau là không đáng kể. Nhiệt độ của nước ngọt
thơng thường biến đổi từ 0 ÷ 35oC phụ thuộc vào khoảng cách tầng chứa nước và thời
gian trong năm, nhưng tương đối ổn định từ 17 ÷ 27oC. Ngược lại với các thể tích
tĩnh như hồ chứa thì sự phân tầng nhiệt độ rất quan trọng, đặc biệt vào mùa hè [6].
Nhiệt độ nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện mơi trường và khí
hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các q trình xử lý nước và nhu cầu tiêu
thụ. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Như ở miền Bắc
Việt Nam nhiệt độ nước thường dao động từ 13 đến 340C, trong khi đó nhiệt độ trong
các nguồn nước mặt ở miền Nam tương đối ổn định hơn (26 – 290C) [9].
1.1.3.10. Coliform

Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal streptococci, Fecal coliform,
Escherichia coli...) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua
con đường tiêu hố mà chúng xâm nhập vào mơi trường và phát triển mạn h
nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi.
Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của
nước và điều kiện vệ sinh mơi trường xung quanh.
1.1.4. Vai trị của các chỉ tiêu
 Thông số TSS: Dùng để đánh giá hàm lượng chất rắn lơ lững trong
nước. Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận
tốc của dịng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất


11

rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt khơng lắng được góp phần tạo thành
độ đục của nước. Các chất lơ lửng hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO
của nguồn nước.
 Coliform: Dùng để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn của nước mặt. Khi
giá trị Coliform lớn chứng tỏ rằng nguồn nước đang nhiễm các vi sinh vật
đường ruột. Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước này có thể bị các bệnh
ngoài da hoặc bệnh đường ruột. Nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích
sinh hoạt hoặc ăn uống cần loại bỏ nguồn vi sinh vật này.
 Độ đục: Dùng để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng ảnh hưởng
đến sự truyền suốt của ánh sáng. Độ đục quyết định đến sự phát triển của các
loài thực vật sống trong nước; ngoài ra
 Nhiệt độ: Là một yếu tố quan trọng quyết định loài sinh vật nào tồn
tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái nước.
 pH: Độ pH đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước, nó phản ánh tính chất
của nước là axit, trung tính hay kiềm Nguồn nước có tính acid hoặc kiềm rất cao
khơng thể khai thác cho các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền và còn làm

ảnh hưởng đến hệ thủy sinh vật.
 Nhu cầu oxy sinh học BOD: là hàm lượng chất hữu cơ có thể phân
hủy bằng phương pháp sinh học. Đây là một thông số rất quan trọng trong
đánh giá chất lượng nước mặt.
Nhu cầu oxy hóa học COD: Dùng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn
của nguồn nước. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có
nhiều chất hữu cơ gây ơ nhiễm.
 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO: Là một trong những chỉ tiêu
quan trọng đánh giá sự ô nhiễm của nước và giúp đề ra các biện pháp xử lý
thích hợp.
 Nitrat: Dùng để đánh giá sự ơ nhiễm có trong nước. Sự có mặt của
nitrat trong nước nước cho thấy nước bị nhiễm bẩn bởi các hoạt động nông
nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón, chất thải cơng nghiệp,…


12

 Amoni trong nước rất cần thiết cho các sinh vật làm thức ăn tiw nhiên
nhưng nếu hàm lượng amoni quá cao sẽ làm cho các loài thực vật phù du phát
triển quá mức.
 Photphat: Là chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thực vật thủy
sinh. Trong các thủy vực, hàm lượng các muối hào tan của photphat trong
nước thường rất thấp. Tuy nhiên khi hàm lượng photphat trong nước mặt tăng
cao có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng
1.2. Hiện trang nước mặt ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Hiện trạng nước mặt trên thế giới
Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. Trong
đó nước đại dương chiếm 94,4% cịn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở
các cực và 0,6% ở các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực
và chỉ có hơn 10% ở Bắc cực, phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sơng băng.

Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các sông, suối, hồ, nước ngầm chỉ
khoảng 2 triệu dặm khối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có
36.000 km 3 cịn lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm
để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy nguồn nước
mặt đóng vai trị rất quan trọng [2].
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước .
Những nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào
các năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng
nước hiện nay, trong khi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng.
 Ô nhiễm chất hữu cơ: trên thế giới có khoảng 10% số dịng sơng bị ơ
nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6.5 mg/L hoặc COD > 44 mg/L); 5% số dịng
sơng có nồng độ DO thấp (< 55% bão hồ); 50% số dịng sơng trên thế giới bị
ơ nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD khoảng 3mg/L, COD khoảng 18mg/L).
 Ô nhiễm do dinh dưỡng: Khoảng 10% số con sông trên Thế giới có nồ ng
độ nitrat rất cao (9 ÷ 25mg/L), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống


13

của WHO (10mg/L). Khoảng 10% các con sơng có nồng độ phospho từ 0,2 ÷
2mg/L tức cao hơn 20 ÷ 200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm. hiện
nay trên Thế giới có 30 ÷ 40% số hồ chứa bị phú dưỡng hoá. Trên 30% trong
số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Australia và Mehico cũng
bị phú dưỡng hoá. Tuy nhiên các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20% lượng
nước ngọt tồn cầu) chưa bị phú dưỡng.
 Ơ nhiễm do KLN: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏ khai
thác, các ngành cơng nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp chất thải
công nghiệp. Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ KLN không hoà tan
trong nước tăng dần từ đầu thế kỷ đến 1960, sau đó lại giảm dần nhờ các biện

pháp xử lý nước thải. Nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong các năm 1990 tương ứng
là 11mg/L, 2mg/L, 80mg/L, 200mg/L. Nồng độ các nguyên tố này vào những
năm 1960 tươn ứng là 8mg/L, 10mg/L, 600mg/L, 500mg/L. Đến năm 1980
nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong nước sông Rhine là 5 mg/L, 20 mg/L, 70 mg/L,
400 mg/L.
 Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: có khoảng 25% số trạm quan trắc
tồn cầu phát hiện các hố chất hữu cơ chứa Cl - như DDT, Aldrin, Dieldrin và
PBC với nồng độ < 10 mg/L. Tại một số dịng sơng nồng độ các hố chất này
khá cao (100 ÷ 1000 mg/L) như sơng Irent ở Anh, hồ Biwa và Yoda ở Nhật.
Ơ nhiễm do Clo hữu cơ nặng nhất trên 100 mg/l là ở một số sông thuộc
Columbia (DDT & Dieldrin) Indonexia (PCB), Malaixia (Dieldrin) và Tazania
(Dieldrin).
 Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễ m vi
sinh vật, nó là nguyên nhân gây ra cái chết 25000 người/ngày ở các nước đang
phát triển. Sông Yamune trước khi chảy qua New Delhi có 7500 Feacal
coliform/100mL, sau khi chảy qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới
24.000.000/100mL.
Việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Có đến hơn 1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển khơng có cơ hội


14

sử dụng nước sạch và 1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là
các vấn đề quan trọng nhất trong tất cả vì ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ
con người là rất lớn: chúng là nhân tố chính gây ra hơn 900 triệu trường hợp
mắc bệnh ỉa chảy hàng năm và từ đó dẫn đến cái chết của hơn 2 triệu trẻ em,
2 triệu đứa trẻ này có thể sống sót nếu như chúng được sử dụng nước sạch và
sống trong điều kiện hợp vệ sinh. Bất cứ thời gian nào khoảng 2 triệu người
bị mắc bệnh sán màng và khoảng 900 triệu người bị mắc bệnh giun móc. Bệnh

ta, bệnh thương hàn cũng liên tiếp tàn phá hạnh phúc con người.
Như vậy nguồn nước mặt của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng
và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.
1.2.2. Hiện trạng nước mặt tại Việt Nam
Theo thống kê của BTNMT, tỷ lệ nước mặt trung bình tính theo đầu
người với lượng nước sinh ra trong lãnh thổ nước ta vào khoảng 10.240
m3 /người/năm. Với mức độ tăng dân số như hiện nay vào năm 2025 tỷ lệ này
sẽ chỉ còn tương ứng là 2.830 – 7660 m3 /người/năm. Theo tiêu chuẩn của hội
tài nguyên nước Quốc tế, quốc gia có tỷ lệ nước bình qn đầu người thấp hơn
40.000 m3 được đánh giá là quốc gia thiếu nước. Trong khi đó nguồn nước
mặt của nước ta đang bị ơ nhiễm nghiêm trọng.
Theo kết quả quan trắc, cho thấy chất lượng nước ở thượng lưu các con
sơng cịn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiệu nơi bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD,
COD, NH 4 , tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiêu lần. Đặc biệt
mức độ ô nhiễm ngày càng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ vào
các con sông giảm. Hàm lượng BOD 5 và N-NH 4 + ở một số hệ thống sơng chính
đã có hiện tượng vượt tiêu chuẩn cho phép và dao động từ 1 .5 – 3 lần. Hàm
lượng chất rắn lơ lửng (SS) đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép loại A
(TCVN 5942 – 1995) từ 1.5 – 2.5 lần. Chỉ số coliform tại một số con sông lớn
cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1.5 – 6 lần (TCVN 5942 – 1995).


15

Tại các ao hồ kênh rạch và các con sông nhỏ trong nội thành các thành
phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Huế cũng đang ở tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần (đối với tiêu
chuẩn nguồn nước mặt loại B theo TCVN 5942 – 1995 )
1.3. Các nghiên cứu liên quan

Theo Hoàng Thị Lê Vân, Lê Ngọc Cầu, Bạch Quang Dũng, Nguyễn Thị
Kim Anh, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Trường Giang, Ngơ Kim Anh thì áp lực
của q trình đơ thị hóa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải không hợp lý,
khiến nước thải xả xuống hồ có khả năng tăng lên, đó là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ.
Theo thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ
Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đơ Thụy Điển
ngày 5/9/2010. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất
thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp
không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đan g phát
triển [14].
Theo PGS.TS Lương Văn Thanh thì chỉ số PH đo tại các trạm đo trên
sông Cái Nha Trang vào các thời kỳ mùa mưa và mùa khô cho thấy chỉ số dao
không nhiều giữa các điểm đo (trong khoảng 6,0 – 7,6) nằm trong giới hạn
cho phép cột cột A theo quy chuẩn QCVN 08: 2008/BTMT. hàm lượng TSS
tại các trạm đo trên sông vào các thời kỳ mùa mưa và mùa khơ có sự chênh
lệch rất lớn đạt giá trị max vào mùa mưa là 273,5 mg/l và giá trị vào mùa khô
là 8,36 mg/L, điều này cho thấy khả năng gây bồi phía hạ du của sơng cái rất
lớn. Hàm lượng Fe, TS trong nước tại các trạm lấy mẫu dao động trong khoảng
0,25 mg/L tới 1,48 mg/L cần xem xét hạn chế khả năng hình thành sắt từ các
nguồn phát sinh. Từ các kết quả thu được cho thấy hiện nay nguồn nước sông
Cái Nha Trang bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ chịu nhiều tác động của các nguồn
thải ảnh hưởng tới phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương trong vùng.


×