Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia bù gia mập, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN QUỐC HỘI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI
TRẢ DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC
GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 862 02 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN QUANG BẢO

Đồng Nai, 2022


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả thu được trong luận văn đều tự bản
thân tìm hiểu, phân tích, xử lý một cách trung thực, khách quan và chưa từng công
bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Bình Phước, ngày tháng 8 năm 2022
Tác giả luận văn



Nguyễn Quốc Hội


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tại Trường
Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình, sự giúp đỡ, góp ý hết sức q báu từ các thầy cô, cơ quan và bạn bè
đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS
Trần Quang Bảo đã dành nhiều thời gian quý báu, công sức và tâm huyết của
thầy để góp ý, chỉ dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
phân hiệu Đồng Nai, Phòng Đào tạo sau đại học và các thầy, cô giáo của
trường đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Bình Phước, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình
Phước, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước, Ban quản lý Vườn quốc Gia Bù
Gia Mập và các Cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng đã tạo điều kiện,
chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin được gửi lời cảm ơn từ đáy lịng mình đến gia đình
và bạn bè đồng nghiệp, những người đã ln bên cạnh, hỗ trợ và động viên tôi
vượt qua những khó khăn để hồn thành khóa học cao học này.
Bình Phước, ngày…….tháng 8 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Hội



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan .................................................... 3
1.1.2. Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng........................................ 4
1.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 5
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan .................................................... 5
1.2.2. Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam ................ 7
1.2.3. Những khó khăn trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Việt
Nam ................................................................................................................. 11
1.2.4. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Bình Phước ............ 11
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 16
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 16
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 16
2.2.1. Đối tượng .............................................................................................. 16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17



iv

2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 17
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 19
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................... 24
3.1.1. Vị trí, ranh giới ...................................................................................... 24
3.1.2. Địa hình địa thế ..................................................................................... 24
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................... 24
3.1.4. Tài nguyên đất đai ................................................................................. 25
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 26
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 26
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động ...................................................................... 26
3.2.3. Xã hội: thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa ........................... 28
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 29
4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình triển khai chính sách chi trả
DVMTR tại VQG Bù Gia Mập ....................................................................... 29
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ................................................................... 29
4.1.2. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ......................................... 31
4.1.3. Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR .................................. 34
4.2. Tác động kinh tế, xã hội và mơi trường của chính sách chi trả DVMTR
tại VQG Bù Gia Mập. ..................................................................................... 37
4.2.1. Tác động kinh tế của chính sách chi trả DVMTR ................................ 37
4.2.2. Tác động xã hội của chính sách chi trả DVMTR.................................. 44
4.2.3. Tác động mơi trường của chính sách chi trả DVMTR ......................... 50
4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả DVMTR

tại VQG Bù Gia Mập ...................................................................................... 53


v

4.3.1. Đánh giá chung về những tác động của chính sách chi trả DVMTR tại
VQG Bù Gia Mập ........................................................................................... 54
4.3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực
hiện .................................................................................................................. 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

661

Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng từ năm 1998-2010 nhằm nâng
cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BV&PTR


Bảo vệ và phát triển rừng

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BVR

Bảo vệ rừng

BQL

Ban quản lý

CIFOR

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế

DLST

Du lịch sinh thái

ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số

ĐDSH

Đa dạng sinh học


ĐVHD

Động vật hoang dã

DVMT

Dịch vụ môi trường

DVMTR

Dịch vụ mơi trường rừng

HST

Hệ sinh thái

HGĐ

Hộ gia đình

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PCCCR


Phịng cháy chữa cháy rừng

QLR

Quản lý rừng

QLTNR

Quản lý tài nguyên rừng

REDD+

Sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái
rừng

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

UN-REDD

Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước
đang phát triển tăng cường năng lực thực thi REDD

VQG


Vườn Quốc gia

VNFF

Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số chương trình PES trên thế giới ............................................. 4
Bảng 3.1. Dân số và lao động các xã có diện tích đất do VQG quản lý ......... 27
Bảng 4.1. Tổng trữ lượng bình quân theo các trạng thái rừng ........................ 31
Bảng 4.2. Tổng tiền nhận được từ DVMTR của Ban quản lý VQG Bù Gia
Mập giai đoạn 2013-2021 ............................................................................... 35
Bảng 4.3. Tổng hợp tình hình giao khoán rừng từ năm 2013-2021 tại VQG Bù
Gia Mập ........................................................................................................... 36
Bảng 4.4. Các đối tượng khoán BVR nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
VQG Bù Gia Mập ........................................................................................... 37
Bảng 4.5. Tỷ lệ diện tích và số tiền DVMTR của các bên liên quan hướng lợi
từ chính sách chi trả DVMTR tại VQG Bù Gia Mập năm 2020 .................... 38
Bảng 4.6. Thu nhập bình quân của mỗi hộ nhận được từ nhận khoán BVR
2015-2021........................................................................................................ 40
Bảng 4.7. Một số đặc điểm kinh tế xã hội chính của các hộ điều tra ............. 40
Bảng 4.8. So sánh tình hình kinh tế - xã hội hộ gia đình tham gia/khơng tham
gia nhận khoán BVR ....................................................................................... 42
Bảng 4.9. Số hộ nhận khoán BVR tại VQG Bù Gia Mập từ 2013 – 2021 ..... 47
Bảng 4.10. Thu nhập bình quân của mỗi hộ nhận được từ nhận khoán BVR
2013-2021 từ nguồn tiền DVMTR.................................................................. 49



ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu theo tỷ lệ % tiền DVMTR thu được từ các đơn vị sử dụng
DVMTR ............................................................................................................ 9
Hình 1.2. Tỷ lệ nguồn thu tiền DVMTR từ VNFF và Quỹ tỉnh trên địa bàn
tỉnh Bình Phước tính đến 31/12/2020 ............................................................. 13
Hình 1.3. Tỷ lệ nguồn thu tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước ......... 13
Hình 2.1. Sơ đồ khung logic cho quá trình nghiên cứu .................................. 19
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bù Gia Mập năm 2020 .................... 30
Hình 4.2. Phân bố thu nhập theo các hoạt động kinh tế chính của các hộ nhận
giao khốn BVR 2014-2018............................................................................ 43
Hình 4.3. Sơ đồ thể hiện nghề rừng và chuỗi sản phẩm trong trường hợp ..... 47
thủy điện và chi trả gián tiếp ........................................................................... 47
Hình 4.4. Sơ đồ thể hiện hình vi phạm bảo vệ và phát triển rừng VQG từ 2011
– 2020 .............................................................................................................. 51
.............................................................................................................................


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trị khơng thể thiếu được trong việc cung cấp các sản phẩm
cho một số ngành sản xuất và đặc biệt là cung cấp các dịch vụ môi trường.
Các sản phẩm từ rừng và các dịch vụ của rừng đã và đang mang lại những lợi
ích cho cộng đồng địa phương và Quốc tế.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng triển khai tại Việt Nam từ
đầu năm 2011 ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm
2010 của Chính phủ có hiệu lực (nay là Nghị định số 156/2018/NÐ-CP ngày

16/11/2018 của Chính phủ). Chi trả DVMTR đã trở thành một trong những
chính sách lâm nghiệp nổi bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam, thu được nhiều
thành tựu ý nghĩa. Trong 10 năm thực hiện, DVMTR là nguồn tài chính bền
vững cho bảo vệ rừng, giúp giảm áp lực ngân sách của nhà nước chi cho bảo
vệ và phát triển rừng. Từ năm 2011 đến năm 2020, thu từ DVMTR là 16.746
tỷ đồng, bình quân 1.674 tỷ đồng/năm, bình quân hàng năm tiền DVMTR
chiếm 18,5% tổng đầu tư toàn xã hội vào ngành lâm nghiệp và 95,3% ngân
sách nhà nước đầu tư vào ngành lâm nghiệp. Tỷ lệ này hàng năm tăng nhanh
và ổn định, nhất là trong 3 năm gần đây tỷ lệ này chiếm rất cao: từ 24% đến
28% tổng đầu tư toàn xã hội vào ngành lâm nghiệp. Đây là nguồn tài chính
bền vững cho bảo vệ rừng ở nước ta (Bộ NN&PTNT, 2021).
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, trong đó diện
tích tự nhiên là 25.341 ha, bao gồm 4.940 ha rừng giàu, 1.062 ha rừng trung
bình, 115 ha rừng nghèo, 17.503 ha rừng hỗn giao và 1.719 ha rừng tre nứa.
Là nơi có sự đa dạng sinh học cao cùng các nguồn gen động thực vật q
hiếm, bên cạnh đó cịn có ý nghĩa quan trọng đến đời sống kinh tế văn hóa xã
hội của người dân huyện Bù Gia Mập. VQG Bù Gia Mập đã và đang thực
hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng kể từ khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP


2

ngày 24/9/2010 ra đời (sau này là Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ). Đây là một trong những nguồn thu để nâng cao
thu nhập của cộng đồng địa phương tham gia nhận khốn bảo vệ rừng, qua đó
nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng được tốt hơn. Trong tương lai, với tiềm
năng dịch vụ môi trường trong lâm phần là rất lớn, VQG sẽ có cơ hội thực
hiện tiếp các loại DVMTR còn lại theo hướng dẫn chung của Chính phủ, khi
đó chắc chắn thu nhập và nhận thức bảo vệ rừng của cộng đồng địa phương
tiếp tục được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tác động
hiệu quả của chương trình chi trả DVMTR vào xã hội và môi trường trong
phạm vi của VQG Bù Gia Mập. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”
nhằm tìm hiểu, đánh giá hiện trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR và
tác động của nó đến kinh tế, xã hội và mơi trường. Trên cơ sở đó để xây dựng
các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả
DVMTR trên một địa bàn cụ thể.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
a) Chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả DVMT là tạo ra lợi ích cho các cá nhân và cộng đồng để bảo vệ
các DVMT bằng cách bồi hoàn cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản lý
và cung cấp những dịch vụ này (Mayrand và Paquin, 2004).
Theo định nghĩa của Wunder (2005), chi trả DVMT bao gồm năm yếu tố
chính là: (1) giao dịch tự nguyện; (2) một DVMT được xác định rõ ràng; (3)
có ít nhất một người mua dịch vụ; (4) ít nhất một người cung cấp dịch vụ; (5)
phải có tính điều kiện (người mua chỉ chi trả khi mà người cung cấp đảm bảo
việc cung cấp dịch vụ được diễn ra liên tục).
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới cũng đưa ra khái niệm về chi trả
DVMT được đưa ra như sau: “Người mua (tự nguyện) đồng ý trả tiền hoặc
các khuyến khích khác để chấp nhận và duy trì các biện pháp quản lý tài
nguyên thiên nhiên và đất bền vững hơn mà nó cung cấp dịch vụ HST xác

định” (, 2007).
b) Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Cho đến nay, định nghĩa về chi trả DVMTR được đông đảo các nhà
khoa học trên thế giới chấp thuận là định nghĩa của Wunder Seven, 2005.
Theo tác giả này, chi trả DVMTR là quá trình giao dịch tự nguyện được thực
hiện bởi ít nhất một người mua và một người bán dịch vụ môi trường rừng,
khi và chỉ khi người bán đảm bảo cung cấp dịch vụ mơi trường rừng đó một
cách hợp lý”. Để có thể hiểu một cách đơn giản, chi trả DVMTR là việc chi
trả của những người hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng cho người cung ứng
dịch vụ.


4

Theo Simpson và Sedjo (1996), Land-Mils và Porras (2002), chi trả
DVMT là một cách tiếp cận mới để khuyến khích chủ rừng, những người
quản lý rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng tốt hơn. Chi trả DVMTR giúp
đền bù cho những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng hoặc khuyến
khích những người chưa quan tâm tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Như vậy, chi trả DVMTR là một quan hệ tài chính mới cho một loại
hình dịch vụ công cộng là dịch vụ môi trường rừng. Việc chi trả này bao gồm
các yếu tố cơ bản như đối tượng phải chi trả, đối tượng được chi trả, loại dịch
vụ chi trả, hình thức và nguyên tắc chi trả…
1.1.2. Chương trình chi trả dịch vụ mơi trường rừng
Hiện nay có khoảng 400 chương trình dự án chi trả dịch vụ mơi trường
(PES) trên tồn cầu. Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Thế
giới (CIFOR) rà soát lại: có 100 chương trình PES: 5 chương trình ở Úc, 31
chương trình ở Mỹ La tinh, 6 chương trình ở Bắc Mỹ, 9 chương trình ở Châu
Âu, 33 chương trình ở châu Á, 12 chương trình ở châu Phi.
Các dịch vụ môi trường rừng đang được chi trả: 51% Bảo vệ nguồn

nước; 1% Rừng ngập mặn; 26% Bảo tồn đa dạng sinh học; 11% Hấp thụ
carbon; 11% Vẻ đẹp cảnh quan
Bảng 1.1. Một số chương trình PES trên thế giới
Quốc gia

Chương trình

Trung Quốc Chương trình chuyển đổi đất dốc
Peru

Chương trình PROFAFOR
Chương trình lâm nghiệp xã hội

Peru

(Socio Bosque)

Mức chi trả
USD 347 – 500 ha/năm
USD 100 – 150 ha/3 năm
USD 30/ha/năm

Chi trả dịch vụ môi trường tại lưu USD 120 ha/năm (trong
Indonesia

vực Cidanau và Sumberjaya

vòng 5 năm)/250USD/ha



5

Quốc gia

Chương trình

Mức chi trả
nếu giảm được 10% bồi
lắng và 1000USD/ha nếu
giảm được 30% bồi lắng

Brazil

Chương trình Bolsa Floresta

USD 30/tháng/hộ gia
đình = 360USD/năm

Chương trình chi trả Dịch vụ mơi USD 300 – 400 ha/năm
Mexico

trường thủy văn (PSAH)

(trong vòng 5 năm)

Chương trình chi trả dịch vụ mơi USD 64-64/ha/năm
Costa Rica

trường quốc gia


1.2 Tại Việt Nam
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
a) Mơi trường rừng và giá trị dịch vụ môi trường rừng
Theo Nghị Định số 156/2018/NĐ-CP “Môi trường rừng là một bộ phận
của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng và
các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan rừng” (khoản 8, Điều 3).
Khái niệm môi trường rừng được dùng cho cả rừng sản xuất, rừng đặc
dụng và rừng phòng hộ và môi trường rừng là một bộ phận hợp thành của
rừng.
b) Dịch vụ môi trường rừng
Theo Luật Lâm nghiệp 2017: Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động
cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng. Các loại dịch vụ môi
trường rừng bao gồm (Điều 61): (1) Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng
lịng hồ, lịng sơng, lịng suối; (2) Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất
và đời sống xã hội; (3) Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải
khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững,
tăng trưởng xanh; (4) Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa


6

dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; (5) Cung ứng
bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố
từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.
c) Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả DVMTR là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ
môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy
định.
- Đối tượng phải trả tiền DVMTR: theo Khoản 2, Điều 63, Luật Lâm
nghiệp 2017 bao gồm: (1) Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ

về bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối, điều
tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện; (2) Cơ sở sản xuất và cung
ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho
sản xuất nước sạch; (3) Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ
về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất cơng nghiệp; (4) Tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền
dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh
học hệ sinh thái rừng; (5) Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ
các-bon của rừng; (6) Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung
ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ
môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản; (7) Các đối tượng khác
theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: theo Khoản 1,
Điều 63, Luật Lâm nghiệp 2017 bao gồm: (1) Chủ rừng được quy định tại
Điều 8 của Luật này; (2) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có
hợp đồng nhận khốn bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do
Nhà nước thành lập; (3) Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà


7

nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam
Trong điều kiện đất nước còn nghèo, nguồn ngân sách có hạn, việc sử
dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho rừng sẽ không bền vững. Mặt khác, quá
trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế
thị trường, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
tồn cầu, do đó có nhiều cơ hội tiếp cận các cơ chế tài chính mới, gợi mở tư
tưởng đổi mới nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2008,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về chính sách thí
điểm chi trả DVMTR năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị định 99/2010/NĐCP về chính sách chi trả DVMTR.
Nghị định 99/2010/NĐ-CP đã xây dựng xây nền pháp lý cho một khái
niệm dịch vụ mới, một cơ chế tài chính mới, theo đó các nguồn thu từ
DVMTR được xác định theo cơ chế thị trường khác với các nguồn thu thuế
hoặc phí tài ngun mơi trường khác. Do đó, nguồn chi trả DVMTR không
phụ thuộc ngân sách nhà nước, không bị quản lý, điều chỉnh bởi Luật ngân
sách.
Theo Số liệu tổng hợp từ VNFF và các Quỹ BV&PTR cấp tỉnh từ 2011
đến 2020 tổng thu tiền DVMTR của cả nước từ năm 2011 đến năm 2020 là
16.746 tỷ đồng, bình quân là trên 1.600 tỷ đồng/năm. Năm 2011 là năm đầu
tiên triển khai thu tiền DVMTR nên mức thu còn thấp, đạt 283 tỷ đồng. Từ
năm 2012, mức thu tăng lên 1.184 tỷ đồng và duy trì cao ở các năm từ 2013
đến 2016. Từ năm 2017, tiền thu DVMTR tăng nhanh, nhất là trong 3 năm
2018, 2019, 2020 có sự tăng đột biến về tiền thu DVMTR như năm 2018 cao
nhất thu được 2.923 tỷ đồng. Tiền thu DVMTR hàng năm tăng là do 3 nguyên
nhân chủ yếu: một là, số lượng các tỉnh thực hiện DVMTR tăng từ 5 tỉnh vào
thời điểm Nghị định số 99/2010/NĐ-CP có hiệu lực năm 2011 lên 45 tỉnh vào


8

năm 2020; hai là, Chính phủ ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày
2/11/2016 tăng mức thu tiền DVMTR đối với sản xuất thủy điện từ 20
đồng/KWh lên 36 đồng/KWh và quy định mức thu tiền nước sạch là 52
đồng/m3 là những nguyên nhân tiền DVMTR từ năm 2017 đến 2020 hàng
năm tăng lên hơn gấp 2 lần bình quân giai đoạn 2011-2016.
Tiền thu DVMTR qua quỹ BV&PTR cấp tỉnh chiếm tỷ trọng thấp hơn
tiền thu DVMTR qua quỹ BV&PTR Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền thu
DVMTR qua quỹ BV&PTR cấp tỉnh hàng năm đều tăng, năm 2011 chiếm

18% tăng lên 34% vào năm 2020; tỷ trọng của cả giai đoạn 2011-2022 bình
quân chiếm 30%. Những năm đầu thực hiện chính sách chi trả DVMTR tỷ lệ
này rất thấp là do các tỉnh chưa triển khai thu nội tỉnh, nguồn thu từ loại hình
DVMTR đối với các nhà máy thủy điện là chủ yếu. Tỷ trọng tiền thu nội tỉnh
tăng lên đáng kể từ năm 2015 đến nay đều trên 30%, năm cao nhất đạt 37% là
do các địa phương tích cực tổ chức thu nội tỉnh thơng qua các loại hình dịch
vụ như sản xuất thủy điện, sản xuất và cung ứng nước sạch, sản xuất cơng
nghiệp có sử dụng nước công nghiệp và DLST.
Thu tiền DVMTR từ các đơn vị sử dụng DVMTR: Về cơ cấu thu tiền
DVMTR từ nhà máy thủy điện 16.138 tỷ đồng, chiếm 96,4% trong khi thu
tiền từ cơ sở sản xuất nước sạch là 486 tỷ đồng (2,9%) cơ sở kinh doanh
DLST là 110 tỷ đồng (0,7%) và cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ ở mức 13 tỷ
đồng (0,1%).


9

Hình 1.1. Cơ cấu theo tỷ lệ % tiền DVMTR thu được từ các đơn vị
sử dụng DVMTR
Số lượng tiền trả cho các nhóm đối tượng được nhận tiền DVMTR gồm:
215 ban quản lý rừng phòng hộ và ban quản lý rừng đặc dụng đã nhận 7.046
tỷ đồng, chiếm 54% tổng số tiền DVMTR trả cho bên cung ứng DVMTR; 88
công ty lâm nghiệp nhận số tiền là 1.617 tỷ đồng chiếm 12%; 170.089 chủ
rừng là hộ gia đình và cá nhân nhận 984 tỷ đồng chiếm 7%; 8.067 chủ rừng là
cộng đồng nhận 1.920 tỷ đồng chiếm 14%; 1.432 UBND xã và các tổ chức
khác không phải là chủ rừng nhưng được nhà nước giao rừng để quản lý đã
nhận 1.837 tỷ đồng, chiếm 13%. nhóm đối tượng là HGĐ, cộng đồng và tổ
chức khác được nhận tiền DVMTR thơng qua khốn bảo vệ rừng từ các ban
quản lý rừng và UBND xã với tổng số tiền là 3.568 tỷ đồng, cụ thể là 5.878
cộng đồng nhận 2.773 tỷ đồng chiếm 76%; 43.945 HGĐ nhận 704 tỷ đồng,

chiếm 20% và 124 tổ chức khác nhận 126 tỷ đồng, chiếm 4%. Như vậy, số
tiền DVMTR mà HGĐ, cá nhân và cộng đồng nhận được gồm tiền do Quỹ
BV&PTR chi trả và tiền do các ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp chi trả
là 6.345 tỷ đồng, chiếm 46% tổng số tiền chi trả cho bên cung ứng DVMTR.


10

DVMTR là nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ rừng, giúp giảm áp lực
ngân sách của nhà nước chi cho bảo vệ và phát triển rừng. DVMTR đã góp
phần bảo vệ mơi trường thơng qua diện tích rừng được quản lý, bảo vệ bằng
nguồn tiền DVMTR. Năm 2019, diện tích rừng cung ứng DVMTR và được
chi trả tiền DVMTR là 6.576.508 ha trên tổng diện tích rừng của cả nước là
14.609.222 ha chiếm 45% khẳng định vai trò to lớn của rừng đối với cung
ứng DVMTR và được hưởng lợi từ DVMTR. Trong số đó diện tích rừng tự
nhiên cung ứng và được hưởng tiền DVMTR chiếm trên 90%. Rừng tự nhiên
chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích rừng của cả nước và là nơi cung ứng
chính DVMTR phản ánh vai trò to lớn của rừng tự nhiên tạo ra giá trị và có
nguồn thu ngồi gỗ và lâm sản ngồi gỗ, giúp có nguồn kinh phí đáng kể và
bền vững cho bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên
DVMTR đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở
miền núi, vùng đồng bào dân tộc qua đó hàng năm có trên 250.000 hộ gia
đình được chi trả tiền DVMTR. Trong 10 năm thực hiện chính sách chi trả
DVMTR, số HGĐ này đã nhận được chi tả 3.647 tỷ đồng, tạo thêm nguồn thu
bằng tiền mặt vào khoảng 15% đã giúp bớt khó khăn, xóa đói giảm nghèo,
phát triển sản xuất của các hộ. 10.000 cộng đồng đã nhận được 5.658 tỷ đồng,
với việc chi trả ổn định bình quân 50 triệu đồng/1 cộng đồng/năm góp phần
cho phát triển cộng đồng. Tiền DVMTR chi trả cho cộng đồng đã giúp họ tạo
lập được mối liên kết chặt chẽ trong phát triển cộng đồng, nâng cao nhận thức
và năng lực tự quản lý bảo vệ rừng. Mối quan hệ giữa cộng đồng với các đơn

vị lâm nghiệp trên địa bàn ngày càng được thúc đẩy mạnh, xung đột lợi ích từ
rừng ngày càng giảm, góp phần cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tốt
hơn. Chính sách DVMTR đã tạo thêm việc làm hàng trăm nghìn lao động của
250.000 HGĐ và 10.000 cộng đồng với nhận thức về quyền quản lý, sử dụng
và hưởng lợi từ rừng hiện thực hơn chính là động lực mạnh mẽ thu hút người


11

dân vào bảo vệ và phát triển rừng.
1.2.3. Những khó khăn trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Việt
Nam
Tuy q trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam đã đạt
được nhiều thành công đáng kể nhưng cũng gặp phải một số khó khăn nhất
định.
Thứ nhất, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của dịch vụ mơi
trường rừng cịn chưa cao, đặc biệt đối với loại dịch vụ vẻ đẹp cảnh quan và
bảo tồn đa dạng sinh học. Do đó, lượng ngân sách thu được vẫn chưa cao.
Thứ hai, tỷ lệ giải ngân tiền chi trả DVMTR từ Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng còn thấp, với tỷ lệ giải ngân chung chỉ đạt 46% tổng số tiền thu
được tới nay. Tỷ lệ thấp này được lý giải do công tác kiểm kê rừng chưa hoàn
thiện. Sự chậm chạp trong việc giao đất, giao rừng, số lượng lớn người cung
cấp dịch vụ sống rải rác tại các vùng sâu, vùng xa, năng lực kỹ thuật và tài
chính hạn chế và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan.
Thứ ba, sự chưa rõ ràng về tư cách pháp nhân của cộng đồng để tham gia
vào những thỏa thuận về chi trả DVMTR làm giảm sự quan tâm của các cộng
đồng địa phương tới việc bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ tư, người sử dụng dịch vụ và người cung cấp DVMTR chưa được
xác định rõ ràng. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế chi trả DVMTR tại
Việt Nam có sự khác biệt với định nghĩa ban đầu do mức chi trả được thiết

lập bởi Chính phủ, chứ khơng phải tự nguyện giữa người cung cấp và người
sử dụng dịch vụ. Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường được hiểu như một dạng
thuế hoặc phí sử dụng điện, nước. Để vượt qua những khó khăn này, Chính
phủ, người cung cấp và người sử dụng DVMTR cần phối hợp thực hiện,
nghiên cứu và đề xuất những giải pháp thích hợp cho các giai đoạn tới.


12

1.2.4. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Bình Phước
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước được thành lập theo
Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 03/08/2012 của UBND tỉnh, Quỹ được
giao nhiệm vụ tổ chức triển khai, tham mưu thực hiện Đề án chi trả DVMTR
tỉnh Bình Phước và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2012. Năm
2013 là năm đầu tiên tỉnh Bình Phước triển khai thực hiện chính sách chi trả
DVMTR theo đề án Chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước được phê duyệt tại
Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND tỉnh.
a) Tình hình thực hiện thu chi tiền DVMTR
Ðể bảo đảm cho việc chi trả tiền DVMTR đúng đối tượng, cùng với việc
thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo tổ chức
điều tra, xác định một cách chi tiết diện tích rừng trong lưu vực có cung cấp
DVMTR, các đối tượng phải chi trả, cũng như được chi trả tiền DVMTR. Theo
đó, từ tháng 10/2012 đến tháng 12/2020, Quỹ Bình Phước phối hợp với Quỹ
Trung ương đã ký kết hợp đồng ủy thác với 17 đơn vị sử dụng DVMTR, trong
đó: (1) Đơn vị sản xuất thủy điện: ký hợp đồng với 07 đơn vị (Quỹ Trung ương
ký kết 05 đơn vị lưu vực liên tỉnh, Quỹ Bình Phước trực tiếp thực hiện ký hết
hợp đồng ủy thác 02 đơn vị lưu vực nội tỉnh); (2) Đơn vị sản xuất và cung ứng
nước sạch: ký hợp đồng với 08 đơn vị (Quỹ Trung ương ký kết 05 đơn vị lưu
vực liên tỉnh, Quỹ Bình Phước trực tiếp thực hiện ký hết hợp đồng ủy thác 03
đơn vị lưu vực nội tỉnh). (3) Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch: Quỹ Bình

Phước trực tiếp thực hiện ký hết hợp đồng ủy thác với 02 đơn vị.
Từ khi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chính thức đi vào hoạt đến
nay, tổng số tiền thu được từ các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bản tỉnh đạt
gần 211,787 tỷ đồng, trong đó: Quỹ trung ương điều phối: 207,730 tỷ đồng,
chiếm 96,6%; Thơng qua Quỹ tỉnh: 7,056 tỷ đồng, chiếm 3.4% (hình 1.2)


13

Thu nội tỉnh;
7,056 tỷ
đồng, chiếm
3,4%

Trung ương
điều phối;
204,730 tỷ
đồng, chiếm
96,6%

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Phước (2020)
Hình 1.2. Tỷ lệ nguồn thu tiền DVMTR từ VNFF và Quỹ tỉnh trên địa
bàn tỉnh Bình Phước tính đến 31/12/2020
Nguồn thu từ DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là từ các
cơ sở thủy điện với 4,482 tỷ đồng, chiếm 63,5%; còn lại là từ cở sở sản xuất
và cung ứng nước sạch với 2,468 tỷ đồng, chiếm 35 % và nguồn khác (lãi
tiền gửi, kinh doanh du lịch) với 0,105 tỷ đồng, chiếm 1,5% (hình 1.3)
Thu từ cơ sở thủy điện

Thu từ cơ sở SX nước sạch


Thu từ cơ sở KD du lịch

1,5%

35%
63.5%

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Phước (2020)
Hình 1.3. Tỷ lệ nguồn thu tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước


14

Kết quả, trong 8 năm qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và thực
hiện chi trả tiền DVMTR, với tổng số tiền DVMTR thu được trong 8 năm
(2012-2020) là hơn 211,787 tỷ đồng. Số tiền đã chi trả cho cho các đơn vị là
164,389 tỷ đồng. Tiền DVMTR của tỉnh Bình Phước được chi trả chủ yếu cho
các chủ rừng (Các VQG, BQL rừng, DN nhà nước, UBND các xã; Doanh
nghiệp ngoài nhà nước) với 125,906 tỷ đồng chiếm 76,6%; chi cho các tổ
chức khác với số tiền 38,483 tỷ đồng, chiếm 23,4%.
b) Hiệu quả và khó khăn trong q trình thực hiện chính sách chi trả
DVMTR trên địa bàn tỉnh
Tỉnh Bình Phước là một trong những tỉnh triển khai chính sách chi trả
DVMTR khá sớm. Qua 8 năm triển khai thực hiện đã góp phần chuyển biến
tích cực trong công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, cụ thể như
sau:
Về kinh tế: Việc triển khai thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR đã
góp phần huy động được nguồn lực hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, đồng thời là nguồn thu lớn hàng năm của các

đơn vị chủ rừng trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước cịn nhiều khó
khăn. Tính từ năm 2012 đến năm 2020 tỉnh Bình Phước đã thu được 211.787
triệu đồng tiền DVMTR.
Về xã hội: Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ
rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.
Thông qua các hoạt động bảo vệ rừng của các lực lượng nhận khoán, nguồn
thu nhập được tăng lên, từ đó góp phần cải thiện cuộc sống đối với những hộ
nghèo, hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; các cộng
đồng dân cư thơn đã có thêm nguồn tài chính để quản lý bảo vệ rừng, đóng
góp vào các chương trình phát triển hạ tầng nơng thơn, góp phần thực hiện


15

xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an tồn
xã hội trên địa bàn.
Về môi trường: Bảo vệ rừng hiệu quả, hạn chế các tác động tiêu cực
đến diện tích rừng, góp phần ổn định diện tích rừng hiện có cả về số lượng,
chất lượng và phát triển rừng. Qua đó, bảo tồn đa dạng sinh học và tăng
cường chức năng bảo vệ đất, nguồn nước, khơng khí.
Bên cạnh những thuận lợi, trong q trình thực hiện chính sách chi trả
DVMTR trên địa bản tỉnh cịn một số khó khăn, vướng mắc như sau:
Theo quy định mới của pháp luật, bổ sung thêm các đối tượng phải chi
trả tiền DVMTR, như: Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh gây
phát thải nhà kính lớn; các cơ sở ni trồng thuỷ sản… Cần đội ngũ cán bộ
linh hoạt, thích ứng với chuyên môn mới, đảm đương khối lượng lớn công
việc.
Đối với quy định bắt buộc về chuyển phương thức thanh toán tiền
DVMTR từ chi trả tiền mặt qua chi trả tài khoản Viettel Pay, các hộ có số tiền
chi trả hàng năm thấp, các hộ có trình độ dân trí, sử dụng điện thoại hạn chế;

khu vực người dân sinh sống có mạng di động yếu, chập chờn... gặp khó khăn
trong quá trình triển khai.


×