Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.22 MB, 205 trang )

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
HĐND

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

UBHC

Ủy ban hành chính

TAND

Tồ án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

QPPL

Quy phạm pháp luật

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


TBCN

Tư bản chủ nghĩa

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


MỤC LỤC
Trang

MÔ ĐẦU so cao
CHUONGI.

0 v1 TẠU vã VẠCH Hiệp tc

1

CO SO LY LUAN VE VAI TRO CUA CHINH QUYEN DIA
PHUONG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỊ HÀNH HIẾN PHÁP
VÀ PHÁP LUẬT Ở ĐỊA PHƯƠNG.......................
2t
cec

1.1.

9

Vị trí, tính chất pháp lý và vai trị của chính quyển địa

phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và

1.1⁄2. Vai trị của chính quyền địa phương trong việc bảo đắm thi
hành Hiến pháp và pháp luật
1.2.

Nhiệm

vụ, quyển

hạn

của

chính

quyển

địa phương

trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật...

1.2.1.

21

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tổ chức
thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và

pháp luật


1.2.2.

20

Nhiém vu, quyền hạn của chính quyền địa phương trong
việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của

27

1/2.3. Nhiệm

vụ, quyền

hạn ban hành văn bản pháp

chính quyền địa phương...........................2222222Ersstr
1.244.

luật của

33

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương trong

việc phổ biến, giáo dục pháp luật

44



Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyển hạn và trách nhiệm

13.

của các cơ quan chính quyền địa phương các cấp trong

việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật
HỘ.1.

49

Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của

các cấp chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi
hành Hiến pháp và pháp luật...
Lose

Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
các cơ quan chính quyền địa phương cùng cấp trong việc

bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật........................... 56

132.

Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của

chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn và địa bàn
đô

thị trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật


1.4.

58

Chính quyển địa phương và vấn dé bảo đảm thí hành
Hiến pháp và pháp luật ở một số nước trên thế

feces cvoseatsldeed) sadevassiSposksesie seneseseaeeceseesssssssesssessesessssssesacsceess —
OL

1.4.1. Về kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật
ở địa phương

Gd

1.4.2. Về giải quyết khiếu kiện hành chính ở địa phương

`. 02

1.4.3. Về hoạt động ban hành văn bản quy phạm của chính quyền
địa phương

;
... 64

1.4.4. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương...
66
CHUONG 2.


THỰC

TRẠNG

HOẠT

ĐỘNG

CỦA

CHÍNH

QUYỂN

ĐỊA

PHƯƠNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỊ HÀNH HIẾN PHÁP
VÀ PHÁP LUẬT Ở ĐỊA PHƯƠNG
2.1.

Sự phát triển về vai trị của chính quyển địa phương

trong việc bảo dam thi hành Hiến pháp và pháp luật


69


nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám
Hđi8Ý511(41/61u4k lssbưễgshe Uae RENN


i sa

năm 1945 đến
2Á (2,2

shea

69

2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm

D(na
0
ca aea//1010/0 0) 00000) 70

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1983 .............................----

73

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1994....................
2 ....
ng sn

aL

2.1.4. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay
2.2.

Hoạt động của chính quyển địa phương trong việc tổ

chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành

Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.......................... an’
2.2.1.

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với việc

thi hành Hiến pháp và pháp luật............................--- se,
2.2.2.

83

83

Hoạt động tổ chức thực hiện và kiểm tra của Uỷ ban nhân
dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.....................

8.3:

90

Hoạt động của chính quyền địa phương trong việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân........

2.4.
2.4.1.


97

Hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các cơ
quan chính quyền địa phương................................------::siaa 104
Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội

đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.......................22
2n
2 104

2.4.2.
2.5.

Hoạt động ban hành văn bản cá biệt của các cơ quan chính
quyền địa phương
Hoạt động của chính quyền địa phương trong việc phổ

biến, giáo dục pháp luật

. 119


CHƯƠNG 3.

NHỮNG PHƯƠNG

HƯỚNG

TĂNG CƯỜNG VAI TRỊ CỦA


CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC-BẢO ĐẢM THỊ

HÀNH HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

3.1.

131

Sự cần thiết phải tăng cường vai trị của chính quyển

địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và

DHÁP HUẬE 2 1...0
a2.

05,1

ajxd1190 2N

nn

131

Những phương hướng tăng cường vai trị của chính

quyển địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến

pháp và pháp luật..........................
222m2 nga..22ra 136
3.2.1,


Hoan thién cơ sở pháp luật về thẩm quyền và trách nhiệm
của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm thi hành Hiến
tháp YA. DUA LUBE

eo v222202xs-ssxe.-000-.0
0TR

136

3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực đội ngũ
cán bộ, công chức của chính quyền địa phương nhằm bảo

đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật
3.2.3.

. 140

Nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của chính quyền
địa phương

trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và

pháp luật

147

3.2.3.1. Đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương trong
việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi


hành Hiến pháp và pháp luật........................-.22-2222zssi

147

3.2.3.2. Các cơ quan chính quyền địa phương cần giải quyết kịp
thời và triệt để các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của
CR DAI (080

2Ÿá7241x2xs010ifn tien

3.2.3.3. Đổi mới hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các

153

cơ quan chính quyền địa phương...........................2s2csny 158


3.2.3.4. Đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương trong
việc phổ biến, giáo dục pháp luật................................-

3.2.4.

161

Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương
với các cơ quan bảo vệ pháp luật và các tổ chức chính trịxã hội ở địa phương trong việc bảo đắm thi hành Hiến

pláð Và:pfiáp luật .3⁄44.44..110(,,c01Á4.10600084,401.110n4
đl
3.2.5.


166

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với
chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến

POSD VA PAD LURE siicesecscesovslesevsaravtoarseuniey
lilh-siscase
settee

AM

444A.

. ......

.........

NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

175

181


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 4 năm 2001)
đã xác định nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược ở nước ta trong giai đoạn hiện

nay là: "Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Một trong những

phương hướng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này là "Đẩy
mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ và
tăng cường pháp chế" [28-tr.131-137].

Tăng cường pháp chế là điều kiện tối cần thiết bảo đảm thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời
cũng là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, là nguyên tắc hiến định
của quản lý Nhà nước ở nước ta. Thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan
chính quyền địa phương có vai trị rất quan trọng cả trong việc ban hành

văn bản pháp lý trên cơ sở và nhằm thi hành các quy định của Hiến pháp,

luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, cả trong việc trực tiếp

tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế.
Là những cơ quan có quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, thường

Xuyên trực tiếp giải quyết những vấn để liên quan đến quyển và nghĩa vụ

của cơng dân, nên chính quyền địa phương là cầu nối giữa Nhà nước và
công dân. Nhân dân đánh giá bản chất của Nhà nước chủ yếu và trước hết
thông qua hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương, tinh thần và

thái độ phục vụ của cán bộ, công chức của các cơ quan này.
Những năm gần đây, hoạt động của chính quyển địa phương trong


việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật được đổi mới và tăng

cường, có nhiều tiến bộ, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các


chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từng bước nâng
cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương.

Tuy nhiên, vai trò của các cơ quan chính quyển địa phương các cấp

trong lĩnh vực bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật cũng còn những

hạn chế và vướng mắc về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn. Chính những
hạn chế và vướng mắc này là một trong những nguyên nhân của tình trạng:

ý thức pháp luật của một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân cịn hạn
chế, cịn có hiện tượng coi thường pháp luật; tội phạm và các vi phạm

pháp luật khác ở các địa phương cịn có chiều hướng gia tăng và diễn biến
phức tạp; nạn quan liêu, tham nhũng và sự suy thoái về đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức chính quyển địa phương

đang là một trong những nguy cơ trực tiếp đe dọa sự sống cịn của hệ thống
chính trị, gây bất bình và làm giảm lịng tin của nhân dân; tình trạng khiếu
nại, tố cáo của cơng dân ở các địa phương gia tăng về số lượng, phức tạp

về nội dung, gay gắt về tính chất cần phải được giải quyết kịp thời và triệt

dé.


Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dan, Dai

hội Đảng lần thứ IX địi hỏi phải "Phá: huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ

Cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, .
giáo dục toàn dân nâng caoý thức chấp hành pháp luật..." [28-tr. 135].

Vì vậy, để tài "Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành

Hiến pháp và pháp luật ở địa phương" là vấn đề có tính cấp thiết cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn, là một trong những hướng nghiên cứu
quan trọng của khoa học pháp lý Việt Nam, rất cần được nghiên cứu một

cách cơ bản ở nước ta hiện nay.


2. Tình hình nghiên cứu dé tài
Ở nước ta, những vấn đề lý luận về bảo đảm thi hành Hiến pháp và
pháp luật được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu dưới các góc độ và

mức độ khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu như: "Nhà nước và pháp luật
của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới" (1997) của PGS-TSKH Đào Trí Úc;
"Ý thức pháp luật XHCN

và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động-

thực tiễn ở Việt Nam" (Luận án PTS luật, Mát-xcơ-va,

1977, tiếng Nga)


của tác giả Nguyễn Đình Lộc..đã để cập những vấn đề lý luận chung về
tăng cường pháp chế XHCN; về tuyên truyền, giáo dục pháp luật; về cơ
chế kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật...
Các bài viết của GS-TS Hoàng Văn Hảo "Vấn để giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa dân chủ và pháp chế trong quá trình đổi mới ở nước
ta", "Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước";

PGS-TS Lê Bình Vọng "Quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân trong Hiến
pháp 1946 và các Hiến pháp Việt Nam"; T§ Lê Minh Thông "Vài ý kiến

về xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật XHCN của cán bộ trong bộ máy
Nhà nước"; TS Bùi Xuân Đức "Đại hội lần thứ VII của Đảng và vấn để

cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam"; TS Phạm Hồng Thái “Tổ
chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương”; TS Trần Nho

Thìn "Xung quanh việc tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước ở cấp xã"; TS ˆ
Vũ Thư "Bàn về hoàn thiện hệ thống chế tài hành chính trong pháp luật
hiện hành" v.v. Các bài viết này dưới các khía cạnh và mức độ khác nhau

đã phân tích nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo đảm thi hành Hiến pháp
và pháp luật nói chung, ở địa phương nói riêng.
Liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyên hạn của các cơ quan chính
quyển địa phương trong lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật có các
chuyên khảo về HĐND và UBND của các tác giả, như: "Nghiên cứu Luật


tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp" (NXB KHXH,
Hà Nội, 1963) của tác giả Phan Mạnh Hân; "Về Luật tổ chức Hội đồng


nhân dân và Uỷ ban nhân dân" (NXB Pháp lý-1984) của tác giả Vũ Như

Giới; "Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước"
(NXB Pháp lý, Hà Nội, 1988) của tác giả Nguyễn Đăng Dung .. Nhưng
đây là những chuyên khảo nghiên cứu về tổ chức HĐND và UBND, nên
những nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND trong lĩnh vực thi hành

Hiến pháp và pháp luật mới chỉ được các tác giả để cập dưới dạng giới
thiệu các quy định của luật.
Các cơng trình nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống liên quan trực

tiếp đến hoạt động ban hành văn bản pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp
luật ở địa phương có: "Văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước địa
phương ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam" của tác giả Nguyễn Cửu Việt
(Luận án PTS Luật, Mát-xcơ-va, 1986 - tiếng Nga); "Đổi mới và nâng cao

hiệu quả công tác quản lý văn bản ở Hà Nội", Đề tài nghiên cứu khoa học
của Sở Tư pháp - TP. Hà Nội, tháng 3 năm 1995; Chuyên để: "Bàn về
thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyên địa phương" (tập thể tác giả), Thông tin khoa học pháp lý của

Viện NCKH pháp lý - Bộ Tư pháp, số 3 năm 1999; "Thực trạng hiểu biết
pháp luật của cán bộ, nhân dân tại sáu vùng có dự án điểm về phổ biến, .
giáo dục pháp luật" thuộc Dự án VIE-98-001 của Viện nghiên cứu khoa

học pháp lý-Bộ

Tư pháp (Thơng


tin khoa

học pháp lý, số 4 năm

2000)...v.v. Những cơng trình nghiên cứu nói trên phân tích nhiều vấn để
về lý luận và thực tiễn hoạt động ban hành văn bản pháp luật của chính

quyển địa phương, về thực trạng hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân
ở địa phương, đồng thời các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị liên quan

đến nội dung nghiên cứu của để tài.


Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một cơng trình khoa học

nào nghiên cứu một cách tồn diện, bao qt về vai trị của chính quyền
địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa

phương. Vì vậy, Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên đặt vấn để nghiên
cứu toàn diện, khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về "Chính quyền địa
phương với việc bảo đâm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương"
dưới góc độ và phương pháp nghiên cứu của luật Nhà nước.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Luận án hướng tới mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn

về vai trị của chính quyển địa phương trong cơ chế thực hiện pháp luật,
trên cơ sở đó kiến nghị những phương hướng tăng cường vai trò và trách

nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp

và pháp luật ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục đích nói trên, Luận án có nhiệm vụ:

- Phan tích cơ sở lý luận về vai trị của chính quyển địa phương trong
việc bảo đầm thi hành Hiến pháp và pháp luật, qua đó làm rõ những đặc

điểm và nội dung thẩm quyển và trách nhiệm của các cấp chính quyên địa
phương trong lĩnh vực này.

- Phan tích sự phát triển về vai trị của chính quyền địa phương trong
việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở nước ta từ

sau Cách

mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt

động của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp
và pháp luật.


- Phân tích những nhu cầu khách quan và để xuất những phương
hướng tăng cường vai trị của chính quyển địa phương trong việc bảo đảm
thi hành Hiến pháp và pháp luật ở nước ta hiện nay.

4. Giới hạn của Luận án

Đề tài Luận án là vấn để có nội dung rộng và phức tạp. Trong khuôn
khổ chuyên ngành luật Nhà nước, Luận án chỉ tập trung phân tích nội dung
cơ bản về vai trị của chính quyển địa phương trong việc bảo đầm thi hành


Hiến pháp và pháp luật, trên cơ sở đó để xuất những phương hướng nâng
cao vai trị của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến
pháp và pháp luật ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của Luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác-

Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp chế XHCN; các quan điểm chỉ
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như Hiến pháp và các văn bản
pháp luật của Nhà nước.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác-

Lê-nin, Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp,

so sánh, phương pháp hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn... để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong Luận án.
6. Cái mới về mặt khoa học của Luận án
Luận án là chuyên khảo khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu
một cách cơ bản, hệ thống về chính quyên địa phương với việc bao dam thi
hành Hiến pháp và pháp luật dưới góc độ luật Nhà nước.


Luận án có những điểm mới sau:

- Luận án phân tích những đặc điểm và nội dung chủ yếu về thẩm
quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi

hành Hiến pháp và pháp luật. Vai trị của chính quyển địa phương trong
việc bao dam thi hành Hiến pháp và pháp luật là trực riếp, cụ thể, thường
xuyên và toàn điện nhất so với các cơ quan Nhà nước khác.

- Luận án phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của chính

quyển địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương. Trên cơ sở đó, Luận án làm rõ vai trò chỉ yếu và trước hết, với
các biện pháp mang tính tích cực trong hoạt động của chính quyển địa

phương nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn quản
lý của mình.

- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và phân tích thực tiễn hoạt động
của chính quyền địa phương, Luận án để xuất những kiến nghị về các
phương hướng tăng cường vai trị của chính quyển địa phương trong việc

bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật nhằm thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Những kết quả nghiên cứu của Luận án là những bổ sung quan trọng

vào lý luận về chính quyển địa phương, về vai trị của chính quyển địa
phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, góp phan

nâng cao nhận thức lý luận về vị trí, vai trị của các cơ quan chính quyển
địa phương trong việc bảo đẩm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa


phương.


Những kết luận trong Luận án có thể góp phần tích cực vào việc

nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ
chức HĐND

và UBND

năm

1994 và các văn bản pháp luật hiện hành về

chính quyền địa phương.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và

giảng dạy về Nhà nước và pháp luật, nhất là về chính quyền địa phương,
cũng như trong thực tiến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
§. Kết cấu của Luận án
Luận án gồm có: Mở đầu, 3 chương, kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo.

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trị của chính quyền địa phương
trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của chính quyền địa phương trong

việc bảo đâm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Chương 3: Những phương hướng tăng cường vai trị của chính quyền
địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở

nước ta hiện nay.


CHƯƠNG

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
TRONG VIỆC BẢO ĐẲM THỊ HÀNH HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT
Ở ĐỊA PHƯƠNG
L1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LY VA VAI TRO CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA

PHƯƠNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỊ HÀNH HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT
1.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý của các cơ quan chính quyên địa phương

Khác với chế độ tự quản địa phương của các nước, chính quyên địa
phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyên Nhà nước thống

nhất, bao gôm các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân
địa phương trực tiếp bầu ra

(HĐND)

và các cơ quan, tổ chức khác được

thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực Nhà nước này theo qui định của
pháp

luật (UBND,


các cơ quan chuyên

môn

thuộc UBND,

Thường

trực

HĐND, các ban của HĐND), nhằm quân lý các lĩnh vực của đời sống xã hội

ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa
giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.
Hiện nay, theo qui định của Hiến pháp
đồng nhân dân (HĐND)

1992 và Luật tổ chức Hội

và Ủy ban nhân dân (UBND)

năm

1994, chính

quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng với các đơn vị hành chính
sau day:

- Tinh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);


- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).


10

Ở mỗi đơn vị hành chính nói trên đều tổ chức HĐND và UBND (Điều
118 Hiến pháp, Điều 4 Luật tổ chức HĐND

và UBND năm 1994).

Hội đồng nhân dân. Điều 119 Hiến pháp và Điều 1 của Luật xác
định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân
địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan

Nhà nước cấp trên.
Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994
vẫn tiếp tục khẳng định tính chất quyền lực Nhà nước và tính chất đại diện

của HĐND có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận cũng như về mặt
thực tiễn. HĐND, cũng như Quốc hội, đều là những cơ quan quyền lực Nhà
nước, trực tiếp nhận và thực hiện quyền lực Nhà nước do nhân dân trao cho

thông qua chế độ bầu cử theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và
bỏ phiếu kín. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Quốc hội là Hội

đồng nhân dân toàn quốc" [59-tr.590]. Việc khẳng định HĐND là cơ quan
quyền lực Nhà nước ở địa phương không chỉ xác định vị trí, vai trị của


HĐND trong cơ cấu tổ chức chính quyển địa phương và trong bộ máy Nhà
nước, mà còn xác định thẩm quyển và trách nhiệm của HĐND trong việc

quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát
triển kinh tế-xã hội ở địa phương, trong đó có các biện pháp bảo đảm thi

hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Thẩm quyền quyết định và
giám sát của HĐND đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương, cũng như giá trị pháp lý của các nghị quyết do HĐND thông qua so
với thẩm quyền và giá trị pháp lý các văn bản của các cơ quan chính quyển
địa phương khác cùng cấp được qui định bởi tính quyển lực Nhà nước của

HĐND. Tuy nhiên, HĐND dù ở cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xã đều chỉ là
những cơ quan quyền lực Nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính-lãnh


11

thổ tương ứng, thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình cũng phải trên cơ
sở và nhằm thi hành các quy định của Hiến pháp, luật và văn bản của các

cơ quan Nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân. Trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương,

UBND là mắt xích quan trọng trong việc phát huy hiệu lực của chính quyền
địa phương, bảo đảm hoạt động hành chính Nhà nước thông suốt từ Trung

ương đến cơ sở.
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 và Điều 2 Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1994 xác định: UBND do HĐND bâu, là cơ quan chấp hành của

HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp

hành Hiến pháp, luật, các văn bân của các cơ quan Nhà nước cấp trên và
nghị quyết HĐND.
Qui định trên của Hiến pháp và Luật đã xác định vị trí và vai trị của

UBND, mối quan hệ chấp hành của UBND với HĐND cùng cấp, cũng như
mối quan hệ chỉ đạo, điều hành của UBND với các cơ quan hành chính Nhà

nước cấp trên mà đứng đâu là Chính phủ. Với tính chất pháp lý này, UBND
được xác định là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyển

chung ở địa phương. Trên cơ sở và nhằm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản
của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết HĐND cùng cấp, UBND
có trách nhiệm trực tiếp quản lý và tổ chức, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành
quản lý cụ thể, thường xuyên, liên tục đối với tất cả các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng... ở địa phương; trực tiếp giải
quyết các quyền, các nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân;
bảo đẳm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật ở địa phương.

Trong cơ cấu tổ chức chính quyển địa phương cịn có các cơ quan
chun mơn thuộc UBND

do UBND

thành lập theo qui định của Chính


phủ. Đó là các Sở và các cơ quan ban ngành thuộc UBND cấp tỉnh và các

Phòng, Ban thuộc UBND cấp huyện. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

giúp UBND thống nhất quản lý Nhà nước theo pháp luật đối với các ngành,
lĩnh vực tương ứng ở địa phương, bảo đảm nguyên tắc kết hợp quản lý theo

ngành và theo lãnh thổ.
Ngồi ra, trong cơ cấu tổ chức chính quyển địa phương còn gồm
Thường trực HĐND

và các Ban của HĐND

từ cấp huyện trở lên, HĐND

cấp xã có Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra.
Nhưng đây là những rổ chức nội tại gắn liền với HĐND. Những tổ chức này
không được Hiến pháp và luật qui định cho những thẩm quyển mang tính
quyển lực Nhà nước, khơng có quyển đơn phương quyết định, khơng có

quyền ban hành văn bản pháp lý có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ
quan, tổ chức và cá nhân ở địa phương. Nhưng những tổ chức này cũng có

vai trị quan trọng trong cơ cấu tổ chức chính quyển địa phương, là một
trong những hình thức hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa
phương, bảo đầm cho HĐND thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm
vụ và quyển hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Việc xác định đúng vị trí và tính chất pháp lý của các cơ quan chính

quyển địa phương sẽ là căn cứ, cơ sở lý luận và pháp lý rất quan trọng để
quy định nhiệm vụ và quyển hạn của các cơ quan chính quyển địa phương
trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.

1.1.2. Vai trị của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thì hành

Hiến pháp và pháp luật
Điều 12 Hiến Pháp 1992 qui định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.


13

Để quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật

hồn chỉnh và pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh. Hoạt động xây
dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật là hai mặt liên quan chặt
chẽ với nhau, có ý nghĩa và tầm quan trọng như nhau. Hiến pháp và hệ

thống các văn bản pháp luật được ban hành (cơ sở pháp luật để tổ chức và

quần lý các lĩnh vực của đời sống xã hội) dù có tốt và đầy đủ đến đâu đi
chăng nữa cũng mới chỉ đọng trên giấy, ở trạng thái "nh" mà thôi. Để

Hiến pháp và pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những mối quan hệ
pháp lý, thể hiện qua các hành vi pháp luật của các cá nhân, tổ chức, đòi

hồi các quy định của Hiến pháp và pháp luật phải được thực hiện trên thực
tế. Thực hiện nhiệm vụ này là trách nhiệm của tất cả các cơ quan Nhà

nước, của các cấp, các ngành ở trung ương, cũng như ở địa phương. Nhưng

do xuất phát từ vị trí, tính chất pháp lý, chức năng, thẩm quyển của các cơ

quan chính quyển địa phương, nên chính quyển địa phương có vai trị đặc

biệt quan trọng trong việc bảo đầm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa

phương. Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 quy
định:

- Căn cứ vào Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước
cấp trên, "HĐND quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh

Hiến pháp và pháp luật ở địa phương... " (Điều 120 Hiến pháp 1994; Khoản
1 Điều 17 Luật năm 1994);

ui

- UBND "chiu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thì hành

Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị

quyết của HĐND cùng cấp" (Điều 123 Hiến pháp 1992; Điều 41 Luật năm
1994) ;

- Thường trực HĐND "Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các cơ
quan Nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết HĐND",

"tiếp


14


dân, đơn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của công dân..." (Điều 36 Luật năm 1994);
- Các Ban của HĐND

“Giúp HĐND giám sát cơ quan Nhà nước, tổ

chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân trong việc thi hành

Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết
HĐND cùng cấp" (Điều 39 Luật năm 1994) v.v.

Các cơ quan chính quyền địa phương có quan hệ gắn bó mật thiết với
nhân dân, thường xuyên và trực tiếp quản lý các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở
địa phương, tạo điều kiện bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức và công dân

thực hiện trên thực tế các quyền và các nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy
định Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, chính quyển địa phương có vai trò ch
yếu và trước hết trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương. Điều này là do:
Trước hết, Hiến pháp và pháp luật được thực hiện thơng qua 4 hình

thức chủ yếu sau:
- Tn thủ pháp luật, trong đó các chủ thể kiểm chế, giữ mình khơng
làm những gì mà pháp luật cấm hoặc khơng cho phép;

- Chấp hành pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ
pháp lý theo quy định của pháp luật;
- Sit dung phdp luật (hay còn gọi là vận dụng pháp luật), trong đó các

chủ thể lựa chọn khả năng thực hiện các quyển của chủ thể được pháp luật

quy định;
- Ap dung phdp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ

quan Nhà nước, hoặc người đại diện có thẩm quyển của cơ quan Nhà nước
ấp dụng các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ


15

chức cụ thể nhằm giải quyết các quyển, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý
đối với cá nhân, tổ chức đó.

Bốn hình thức thực hiện pháp luật nói trên, trong khoa học pháp lý ở
Việt Nam, cũng như ở các nước đều có sự thống nhất thừa nhận [79-tr.449tr.451]; [86-tr.636-664]; [112-tr.204]; [126-tr.3 12-tr.313]....v.V.

Xuất phát từ vị trí, tính chất, chức năng và thẩm quyển của các cơ
quan chính quyển địa phương, nên chính quyển địa phương bằng tồn bộ
hoạt động của mình bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa

phương thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật thông qua tất cả
các hình thức nói trên.
Mặt khác, bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật được hiểu là
toàn bộ những biện pháp, phương thức, phương tiện được các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền sử dụng thơng qua các hình thức hoạt động tương ứng
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn (thẩm quyền) của mình nhằm biến các

quy định của Hiến pháp và pháp luật thành hiện thực trong cuộc sống. Đó có

thé là biện pháp thuyết phục (như: tuyên truyền, vận động, giáo dục...),
hoặc biện pháp cưỡng chế (như: bắt buộc thực hiện quyết định pháp luật, áp

dụng các chế tài, các biện pháp cưỡng chế hành chính,

các biện pháp tư

pháp khác...).

Phương thức bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật có thể thơng
qua hoạt động mang ý nghĩa tích cực của các cơ quan Nhà nước (hoạt động

chấp hành-điều hành) nhằm tạo điều kiện và bảo đảm cho các cơ quan, tổ
chức và các cá nhân (chủ thể quan hệ pháp luật) thực hiện các hành vi hợp
pháp, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Đó là việc các chủ thể

pháp luật thực hiện trên thực tế các quyền, các nghĩa vụ pháp lý của mình,
hoặc khơng thực hiện hành vi pháp luật cấm, khơng cho phép.


16

Bảo đảm thi hành pháp luật cịn thơng qua hoạt.động bảo vệ pháp
luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà hậu quả hoạt động này là

mang tính tiêu cực đối với một số chủ thể quan hệ pháp luật có liên quan,
như áp dụng các chế tài có tính trừng phạt đối với cá nhân, tổ chức đã thực

hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ và khơi phục các quyền, lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm...

Cần nhấn mạnh rằng, trong các biện pháp và tính chất hoạt động bảo
đầm thi hành Hiến pháp và pháp luật nói trên, biện pháp thuyết phục và

hoạt động mang ý nghĩa tích cực do các cơ quan Nhà nước tiến hành phải

được coi là chủ yếu và trước hết.
Tất cả các cơ quan Nhà nước ở trung ương, cũng như ở địa phương
đều có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thi

hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, phù hợp với tính chất, chức

năng, thẩm quyền và hình thức hoạt động tương ứng. Nhưng khác với các cơ

quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương

(Toà án và Viện kiểm sát, hoạt động của các cơ quan chính quyển địa
phương trong việc bao dam thi hành Hiến pháp và pháp luật là rực tiếp, cụ

thể, thường xuyên và toàn diện nhất. Điều này thể hiện ở những điểm chủ

yếu sau đây:
Một là, Hoạt động bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật của

chính quyển địa phương gắn liền với chức năng trực tiếp tổ chức và quần lý

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố-xã hội, an ninh-quốc phịng, trật tựan toàn xã hội... ở địa phương. Nguyên tắc hiến định của quản lý Nhà nước

là bằng pháp luật. Thực hiện nguyên tắc này, trước hết chính các cơ quan
chính quyển địa phương phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của
Hiến pháp, luật và văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên trong tổ
chức và hoạt động của mình.



17

Mặt khác, với tư cách là các chủ thể quản lý Nhà nước ở địa phương,
các cơ quan chính quyền địa phương có trách nhiệm chính trong việc áp

dụng các biện pháp và tạo mọi điều kiện cần thiết để các cơ quan, tổ chức
và các cá nhân (các khách thể quản lý) ở địa phương thi hành nghiêm chỉnh
Hiến pháp và pháp luật. Khơng có một lĩnh vực quản lý Nhà nước nào do
chính quyền địa phương tiến hành mà lại khơng địi hỏi trách nhiệm của
chính quyển địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp
luật. Vì thế hoạt động bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật của chính

quyền địa phương ln gắn liền với hoạt động quản lý các lĩnh vực của đời
sống xã hội ở địa phương. Nhưng đây chỉ là một trong những hướng hoạt
động quan trọng và chủ yếu, chứ không phải là hướng hoạt động biệt lập và

duy nhất của chính quyển địa phương. Trong khi đó, khác với chính quyển
địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (như Tòa án và
Viện kiểm sát), là những cơ quan được thành lập ra ở địa phương để chuyên
thực hiện chức năng duy nhất là bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa
phương (vì thế Tồ án và Viện kiểm sát thường được gọi là các cơ quan bảo
vệ pháp luật).
Hai là, Khác với các cơ quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan

bảo vệ pháp luật ở địa phương, thẩm quyên và trách nhiệm của các cơ quan
chính quyển địa phương khơng thể chỉ giới hạn trong việc bảo vệ các
quyển, các lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc công dan cu thé nao
đó, mà trách nhiệm chủ yếu, quan trọng hơn là thực hiện mọi biện pháp


nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cơ quan, tổ chức và công dân ở
địa phương thực hiện được trên thực tế các quyển, lợi ích hợp pháp của
mình, đồng thời thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ pháp lý đã được Hiến

pháp và pháp luật qui định. Cũng từ thẩm quyển nói trên, các cơ quan chính
ý VIỆN ĐH LUẬT

TP. HCM

|


18

quyền địa phương có thẩm quyền và trách nhiệm, theo.quy định của pháp
luật, bảo vệ các quyển, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân
khỏi bị xâm phạm, có thẩm quyển áp dụng các biện pháp nhằm phòng

ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, hoặc khơi phục các quyền,
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân bị thiệt hại do hành vi vi
phạm pháp luật gây ra. Đây chính là một trong những đặc điểm khác nhau

cơ bản vai trị của chính quyển địa phương so với các cơ quan Nhà nước ở
trung ương và các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án, Viện kiểm sát) trong

việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.
Ba là, Trách nhiệm bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật của
chính quyển địa phương được thực hiện thơng qua các hình thức hoạt động
khác nhau. Đó là các hoạt động mang tính pháp lý (ban hành văn bản qui


phạm pháp luật, văn bản cá biệt ..), các hoạt động mang tính tổ chức (lãnh

đạo và phối hợp các cơ quan, tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật trên
địa bàn; kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật; thành lập Ban chỉ đạo

phòng chống tội phạm ở địa phương...), các hoạt động mang tính chính trị-tư

tưởng (tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật) và cả các hoạt động tác
nghiệp-vật chất bảo đảm việc thi hành pháp luật (như: cấp kinh phí và trang

bị các phương tiện cho hoạt động bảo đảm thi hành pháp luật, lắp đặt, sửa

chữa các hệ thống tín hiệu, biển báo về an tồn giao thơng, in ấn các mẫu

biểu văn bản pháp lý v.v...). Đối với mỗi hình thức hoạt động nói trên, các
cơ quan chính quyển địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn theo qui

định của pháp luật nhằm bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và
pháp luật ở địa phương.

Đặc biệt, trong các hình thức hoạt động nói trên, ở địa phương chỉ có
HĐND và UBND là những cơ quan duy nhất, theo quy định của pháp luật

hiện hành, có thẩm quyền ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trên cơ


19

sở và nhằm thi hành Hiến pháp, Luật và văn bản của các cơ quan Nhà nước

cấp trên. Văn bản qui phạm pháp luật của HĐND

và UBND

là sự cụ thể

hoá và phát triển các quy định chung có tính phổ biến của Hiến pháp, luật
và văn bản của chính quyền cấp trên phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh

đi
cụ thể có tính đặc thù ở địa phương, bảo dam cho Hiến pháp và pháp luật

vào cuộc sống. Các quy phạm này, vì thế là bộ phận khơng thể thiếu của hệ

thống pháp luật, chúng có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, tổ

chức và cá nhân ở địa phương có liên quan, trong đó có cả Viện kiểm sát,
Tòa án và các cơ quan Nhà nước khác của trung ương đóng ở địa phương.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án, Viện kiểm sát) và các cơ quan của

Bộ, ngành trung ương đóng ở địa phương khơng có thẩm quyền này.

là, Một trong các hình thức thực hiện pháp luật là hoạt động áp
dụng pháp luật. Thực hiện hoạt động này, cả các cơ quan chính quyền địa
Bốn

phương, cả các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (Tịa án, Viện kiểm

sát) đều có thẩm quyển ban hành văn bản cá biệt. Nhưng hoạt động áp

dụng pháp luật của các cơ quan chính quyển địa phương có đối tượng nhiều
hơn rất nhiều lần so với Tòa án và Viện kiểm sát ở địa phương. Các quyển

và nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức và công dân mặc dù được

Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước ở trung ương qui
định, nhưng muốn thực hiện chúng trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp -

đều phải thông qua các quyết định cá biệt của các cơ quan chính quyền địa

phương. Hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan chính quyển địa

phương vì thế liên quan đến tất cả các cơ quan, tổ chức và các cá nhân,
thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Còn đối tượng

và phạm vi hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung
ương (nếu có), của Tịa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thuế, Hải quan.. ở địa
phương chỉ giới hạn ở một số đối tượng nhất định, phạm vi lĩnh vực áp dụng


×