Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất tấm treo đầu giường quuen heodboard cho công ty tnhh nội thất huy hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.55 KB, 70 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vài năm gần đây, ngành chế biến lâm sản nói chung và sản xuất đồ
mộc nói riêng đang phát triển với tốc độ cao ở nước ta. Đồ gỗ là một trong
những mặt hàng suất khẩu mũi nhọn, góp phần đáng kể vào sự phát triển
chung của nền khinh tế quốc dân. Song hiện nay, do sự khủng hoảng của nền
kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc đang gặp rất nhiều khó
khăn. Để duy trì và phát triển được tốc độ phát triển này, địi hịi các cơ sở sản
xuất phải có những phương pháp tổ chức và chỉ đạo sản xuất có chất lượng và
hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp là các cơ sở sản xuất phải có những
kế hoạch sản xuất hợp lý.
Thực tế ở một số doanh nghiệp sản xuất đồ mộc, việc lập kế hoạch kỹ
thuật sản xuất còn ở mức chung chung, “áng chừng” mà chưa đi sâu cụ thể
vào từng khâu, từng công đoạn sản xuất. việc lập kế hoạch kỹ thuật sản xuất
là một chức năng cần thiết. Quá trình lập kế hoạch sẽ đưa đến việc phân bổ
hợp lý các nguồn lực giới hạn của nhà máy, giúp cho doanh nghiệp thực hiện
sản xuất một cách khoa học, có hiệu quả, làm tăng năng suất lao động. Nó cịn
giúp cho doanh nghiệp dự tốn được chi phí sản xuất:chi phí nguyên vật liệu,
chi phí năng lượng, và chi phí nhân cơng.
Đứng trước nhũng địi hỏi của sản xuất, được sự đồng ý của trường Đại
Học Lâm Nghiệp và khoa Chế Biến Lâm sản, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài :
“Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất tấm treo đầu giừơng Quuen
HeodBoard cho cơng ty TNHH Nội Thất Huy Hồ”

1


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1Khái quát về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. tình hình nghiên cứu trên thế giới.


Q trình hình thành và phát triển của cơng tác lập kế hoạch sản xuất
trong doanh nghiệp gằn liền với sự ra đời và phát triển của khoa học quản trị
sản xuất. Bởi việc lập kế hoạch sản xuất là một phần không thể thiếu trong
quản trị sản xuất.
Khoa học về quản trị sản xuất và dịch vụ phát triển liên tục nhanh
chóng cùng với việc phát triển khoa học và cơng nghệ. Xét về mặt lịch sử,
chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau:
* Cách mạng công nghiệp
Những năm đầu thế kỷ XVIII, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh kéo
theo sự bùng nổ cách mạng công nghiệp. Lực lượng lao động thủ công được
thay thế bằng máy móc có năng suất cao hơn. Các phân xưởng sản xuất mọc
lên như nấm tạo điều kiện cho việc tập hợp các công nhân vào nhà máy. Sự
tập trung này tạo ra một nhu cầu về việc sắp xếp họ lại một cách hợp lý để sản
xuất ra sản phẩm . Giải quyết vấn đề này, người ta có những kế hoạch để
phân cơng lao động , hay cịn gọi là chun mơn hóa lao động nhằm đạt năng
xuất cao. Việc sản xuất sản phẩm được phân chia ra thành từng bộ phận nhỏ,
những nhiệm vụ chuyên biệt được phân cơng cho cơng nhân theo qui trình sản
xuất. Vì thế, các nhà máy vào cuối thời kỳ này khơng những chỉ chú ý đến
việc trang bị máy móc thiết bị cho sản xuất, mà còn ở cách thức hoạch định
và quản lý công việc sản xuất của công nhân.
Đầu thế kỷ XX , nền công nghiệp phát triển nở rộ. Điển hình là ỏ Hoa
Kỳ. Nó đã tạo ra một giai đoạn mở rộng lớn lao về năng lực sản xuất. Sự
chấm dứt việc sử dụng lao động nô lệ, sự di chuyển của lực lượng lao động
trong nông thôn vào các thành thị và sự nhập cư đã cung cấp một lực lượng
lao động lớn cho sự phát triển nhanh chóng của trung tâm cơng nghiệp ở
2


thành thị. Sự phát triển này dẫn đến hình thức mới của ngành công nghiệp là
giải quyết vấn đề vốn thông qua việc thiết lập các công ty cổ phần. Từ đó, có

thể nhà quản lý trở thành người làm thuê cho xí nghiệp và được trả lương từ
nhà tài chính, hay người làm chủ đầu tư.
* Quản trị khoa học
Frederick W.Taylor được xem như là cha đẻ của phương pháp quản trị
khoa học. Ông nghiên cứu các vấn đề thuộc về nhà máy vào thời đại của ông
một cách khoa học, chú trọng đến tính hiệu quả với mong muốn đạt được kết
quả về việc tiết kiệm thời gian, năng lực và nguyên vật liệu.
Hệ thống hoạt động của Taylor như sau:
- Kỹ năng, sức lực và khả năng học tập được xác định cho từng công
nhân để họ có thể được ấn định vào các cơng việc mà họ thích hợp nhất.
- Các nghiên cứu về theo dõi ngưng làm việc được tiến hành nhằm đưa
ra kết quả chuẩn cho từng công nhân ở từng nhiệm vụ. Kết quả mong muốn
đối với từng công nhân sẽ được sử dụng cho việc hoạch định và lập thời gian
biểu, so sánh với phương pháp khác để thực thi nhiệm vụ.
- Các phiếu hướng dẫn, các kết quả thực hiện và đặc điểm riêng biệt
của từng nguyên vật liệu sẽ được sử dụng để phối hợp và tổ chức công việc,
phương pháp làm việc và tiến trình cơng việc cũng như kết quả lao động có
thể được chuẩn hóa.
- Cơng việc giám sát được cải tiến thông qua việc lựa chọn và huấn
luyện cẩn thận. Taylor thường xuyên chỉ ra rằng quản trị không quan tâm đến
việc đổi mới chức năng của nó. Ơng tin rằng quản trị phải chấp nhận việc
hoạch định, tổ chức, quản lý và những phương pháp xác định trách nhiệm hơn
là để những chức năng quan trọng này cho chính cơng nhân.
- Hệ thống trả thưởng khuyến khích được sử dụng để gia tăng hiệu quả
và làm giảm đi trách nhiệm truyền thống của những người quản lý là đôn đốc
công nhân.

3



Frank và Lillian Gilbreth, là nhà thầu thành đạt, người đã quan tâm đến
phương pháp làm việc khi mới bắt đầu làm thợ phụ. Sau này ơng có nhiều cải
tiến trong phương pháp xây và các nghề khác của ngành xây dựng. Ơng quan
niệm việc lập kế hoạch cơng tác và huấn luyện cho công nhân những phương
pháp làm việc đúng đắn khơng chỉ nâng cao năng suất, mà cịn đảm bảo sức
khỏe và an tồn cho cơng nhân.
* Cách mạng dịch vụ
Một trong những sự phát triển khởi đầu trong thời đại của chúng ta là
sự nở rộ của dịch vụ trong nền kinh tế Hoa kỳ. Việc thiết lập các tổ chức dịch
vụ đã phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ II và vẫn còn tiếp tục mở rộng
cho đến nay.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ ngày nay:
- Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí.
- Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
- Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ.
- Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất.
- Các vấn đề trách nhiệm xã hội.
Ảnh hưởng quan trọng của nhân tố này lên các nhà quản trị tác nghiệp
là biên giới một quốc gia đã khơng cịn khả năng bảo vệ khỏi việc nhập khẩu
hàng hóa từ nước ngồi. Cuộc cạnh tranh đang gia tăng và ngày càng trở nên
gay gắt hơn. Để thành công trong việc cạnh tranh, các công ty phải hiểu rõ
các phản ứng của khách hàng và cải tiến liên tục mục tiêu phát triển nhanh
chóng sản phẩm với sự kết hợp tối ưu chất lượng ngoại hạng, thời gian cung
ứng nhanh chóng và đúng lúc, với chi phí và giá cả thấp. Cuộc cạnh tranh này
đã chỉ ra rằng, các nhà quản trị tác nghiệp sử dụng phương pháp sản xuất
phức tạp hơn thông qua việc mở rộng một cách nhanh chóng kỹ thuật sản xuất
tiên tiến.

4



1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Cơng tác lập kế hoạch kỹ thuật sản xuất là cơng việc mang tính rất cụ
thể, chi tiết. Để làm việc này, nó địi hỏi người lập phải có đủ năng lực, kinh
nghiệm, hiểu rõ qui trình sản xuất, và đặc biệt phải linh hoạt trước những sự
thay đổi bất thường. Chính vì vậy đề tài này chưa được đề cập nhiều trong hệ
thống giảng dạy và giáo dục nước ta. Những tài liệu liên qua đến vấn đè này
chủ yếu là những tài liệu về quản trị sản xuất. Tuy nhiên để làm được việc này,
người lập phải nắm rõ về công nghệ, hiểu sâu vè sản xuất chứ không chỉ đơn
thuần là quả trị sản xuất.
Ở trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, mới chỉ có hai đề tài nghiên
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên cả hai đề tài này mới chỉ dừng lại ỏ mức lập kế
hoạch cung ứng nguyên vật liệu chứ chưa dự tốn dược chi phí hoạt động
(cần bao nhiêu vốn đầu tư), các chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Mặt
khác, công nghệ sản xuất đồ mộc rất phong phú và đa dạng. Sản phẩm mà hai
đề tài này khảo sát khá đơn điệu, qui trình sán xuất đơn giản. Nó chưa làm rõ
được cơng tác lập kế hoạch. Chính vì vậy đề tài này cần phải được nghiên cứu
thêm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Lập được kế hoạch kỹ thuật hợp lý để sản xuất một sản sẩm mộc.
+ lập kế hoạch về vật lực
+ lập kế hoach về nhân lực
- Góp phần tính tốn giá thành sản phẩm và chỉ đạo sản xuất
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng về mặt kỹ thuật để phục vụ sản xuất tấm treo đầu giường Quuen
Heodboard.
- Địa điểm khảo sát: Cơng ty TNHH Nội Thất Huy Hịa.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết.
- Khảo sát thực ngiệm

5


- Phân tích đánh giá
- Lập kế hoạch
- Tính tốn sơ bộ giá thành sản phẩm
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở lý thuyết: phương pháp kế thừa
2. Khảo sát thực nghiệm: quan sát, đo đếm, phỏng vấn.
3. Phân tích đánh giá: phương pháp tư duy logic, chuyên gia.
4. Xây dựng kế hoạch ky thuật: phương pháp duy logic, chuyên gia, kế
thùa.
5. Tính tốn sơ bộ giá thành sản phẩm: phương pháp tư duy logic.

6


Chương 2.
Cơ Sở Lý Thuyết

2.1.

Khái niệm lập kế hoạch.
Lập kế hoạch là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện

pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.
Lập kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì? làm như thế nào?
vào khi nào và ai sẽ làm?
2.2.


Nội dung kế hoạch.
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc :
Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên phải quan tâm là:
+ Tại sao bạn phải làm cơng việc này?
+ Nó có ý nghĩa như thế nào?
+ Hậu quả của nó nếu khơng thực hiện chúng?
Xác định được yêu cầu, mục tiêu giúp ta luôn hướng trọng tâm các

công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
- Xác định nội dung công việc: là chỉ ra các bước để thực hiện công
việc
- Xác định thực hiện ở đâu?, khi nào thực hiện? và ai thực hiên nó?
- Xác định cách thức thực hiện: thực hiện như thế nào? Tiêu chuẩn là
gì? Nếu có máy móc thì cách thức vận hành như thế nào?
- Xác định phương pháp kiểm soát
Cách thức kiểm sốt sẽ liên quan đến:
+ Cơng việc đó có đặc tính gì?
+ Làm thế nào để đo lường đặc tính đó?
+ Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào?
+ Có bao nhiêu điểm kiểm sốt và điểm kiểm soát trọng yếu?
- Xác định phương pháp kiểm tra
Phương pháp kiểm tra liên quan đến các nội dung sau:
7


+ Có những bước cơng việc nào cần phải kiểm tra? Thơng thường thì có
bao nhiêu cơng việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
+ Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay
thường xun (nếu vậy thì bao lâu một lần?).
+ Ai tiến hành kiểm tra?

+ Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
- Xác định nguồn lực thực hiện
Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú
trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch
được khả thi.
Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
+ nguồn nhân lực.
+ Tiền bạc.
+ nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
+ máy móc/cơng nghệ.
+ phương pháp làm việc.
2.3.

phân loại kế hoạch.

2.3.1. Phân loại dựa vào qui mô thực hiện.
Dựa vào qui mơ thực hiện, có thể phân kế hoạch thành :kế hoạch chiến
lược và kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch chiến lược: là chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch
triên khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ
bản , toàn diện và lâu dài. Kế hoạch chiến lược không vạch ra một cách chính
xác làm như thế nào để đạt dược mục tiêu, mà nó chỉ cho ta một đường lối
hành động chung nhất để đạt được mục tiêu.
* Đặc điểm kế hoach chiến lược.
- Thời hạn: vài năm
- Khuôn khổ: rộng
- Mục tiêu: ít chi tiết
8



* Quá trình cơ bản của kế hoạch chiến lược
- Nhận thức được cơ hội
- Xác định các mục tiêu
- Phát triển các tiền đề
- Xác định các phương án lựa chọn
- Đánh giá các phương án.
- Lựa chọn phương án
- Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
- Lượng hóa bằng hoạch định ngân quỹ
* Đầu ra của kế hoạch chiến lược:
- Một bản kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch phát triển công ty.
Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch cụ thể hóa chương hoạt động theo
khơng gian và thời gian. Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế
hoạch chiến lược, là kế hoạch cụ thể hóa của kế hoạch chiến lược
* Đặc điểm kế hoạch tác nghiệp
- Thời hạn: ngày, tuần, tháng
- Khuôn khổ: hẹp
- Mục tiêu: chi tiết xác định
* Đầu ra của kế hoạch tác nghiệp:
- Hệ thống tài liệu hoạt động của tổ chức như:
- Các loại sổ tay, cẩm nang.
- Quy trình hoạt động
- Các quy định
- Hướng dẫn công việc
- Các biểu mẫu
- Các kế hoạch thực hiện mục tiêu, dự án ngắn hạn

9



2.3.2. Phân loại dựa vào mục đích.
Dựa vào mục đích thực hiện kế hoạch thì có thể phân thành rất nhiều
loại kế hoạch: kế hoạch sản xuất, kế hoach tác chiến quân sự… Song ở đây
chỉ đề cập tới kế hoạch sản xuât.
Kế hoạch sản xuất.
1.Khái niệm.
 Khái niệm về sản xuất.
Sản xuất chính là q trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng
thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.

-

Đầu vào

Chuyển hóa

Nguồn nhân lực
Ngun liệu
Cơng nghệ
Máy móc thiết bị
Tiền vốn
Khoa học & nghệ thuật
quản trị

- Làm biến đổi
- Tăng thêm
giá trị

Đầu ra


- Hàng hóa
- Dịch vụ

Sơ đồ: Quá trình sản xuất



Khái niệm kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch sản xuất là kế hoạch quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức,

phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất
hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Lập kế hoạch là một chức năng cần thiết. quá trình lập kế hoạch sẽ đưa
đến việc phân bổ hợp lý các nguồn lực giới hạn của nhà máy cho các hoạt
động sản xuất, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khách hàng trong mọt khoảng thời
gian xác định.
2. Ý nghĩa việc lập kế hoạch sản xuất
- Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý.
- Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn.
10


- Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý
viên khác.
- Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của mơi trường bên ngồi
- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.
3. Phân loại kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất bao gồm: kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật

sản xuất.
-

Kế hoạch kinh doanh:
Kế hoạch kinh doanh là sự mơ tả q trình kinh doanh của doanh

nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó mơ tả việc kinh doanh của doanh
nghiệp đã thành công tới đâu và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và
thành công trong tương lai. Kế hoạch kinh doanh sẽ mô tả mọi mặt trong công
ty và sẽ là tài liệu quan trọng nhất mà các nhà đầu tư, các đối tác tài chính,
các đối tác liên doanh sẽ đọc.
- Kế hoạch kỹ thuật sản xuất:
Kế hoạch kỹ thuật sản xuất (còn gọi là kế hoạch cung ứng đối với
doanh nghiệp) cho biết doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu về sản phẩm của bộ
phận marketing như thế nào. Lập kế hoạch sản xuất là cụ thể hóa kế hoạch
marketing: sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào, sử dụng những nguồn lực
gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu?
2.4.
2.4.1.

Kế hoạch kỹ thuật sản xuất.
Kết cấu kế hoạch kỹ thuật sản xuất.
Kế hoạch kỹ thuật sản xuất gồm 6 nội dung sau:
1.Mô tả sản phẩm và số lượng: sản phẩm được mơ tả từ góc độ sản xuất,

gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
Số lượng sản phẩm dự định sản xuất: phải biết cần sản xuất những sản phẩm
như thế nào, số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế họach marketing và tồn kho
của doanh nghiệp.
11



2.Phương pháp sản xuất: doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm như thế
nào: quy trình, cơng nghệ để sản xuất sản phẩm, chi tiết hoặc công đoạn nào
tự sản xuất/gia cơng bên ngồi, tại sao, v.v…
3.Máy móc thiết bị và nhà xưởng: cần sử dụng những loại máy móc
thiết bị nào, công suất bao nhiêu, lấy thiết bị từ nguồn nào (có sẵn, mua
mới,…) cần nhà xưởng rộng bao nhiêu, bố trí như thế nào, kế hoạch khấu hao
nhà xưởng, thiết bị,… Kế hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng cần được
trình bày riêng vì phần này sẽ ảnh hưởng tới quyết định về các nguồn lực
khác. Máy móc thiết bị và nhà xưởng thường có giá trị đầu tư lớn vì vậy kế
hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng rất quan trọng để lập kế hoạch tài chính
sau này.
4.Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác: nhu cầu sử dụng và tồn kho
nguyên vật liệu, chất lượng và số lượng như thế nào, nguyên vật liệu thay thế
là gì, ai là nhà cung cấp, phương thức cung cấp, số lượng mua tối ưu, mức độ
rủi ro. Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ tay
nghề, kế hoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,…)
5.Dự tốn chi phí hoạt động: cần bao nhiêu vốn đầu tư, các chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm.
6.Ưu thế cạnh tranh: xác định xem yếu tố cạnh tranh nào là quan trọng
và là một yếu tố định tính để ra các quyết định lựa chọn các phương án sản
xuất, đầu tư máy móc thiết bị, bao gồm: chất lượng, giá thành, quy mô, công
nghệ, kinh nghiệm, khả năng đáp ứng nhanh,…
2.4.2 Các bước xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất.
1. Thu thập thông tin.
- Thông tin về sản phẩm: cấu tạo sản phẩm, các đặc tính kỹ thuật của
sản phẩm (các bản vẽ), yêu cầu chất lượng của sản phẩm.
- Thơng tin về qui trình , cơng nghệ, máy móc thiết bị
- Thơng tin về thời gian sản xuất


12


- Thông tin về nguyên liệu: loại nguyên liệu, định mức tiêu hao nguyên
liệu.
- Thông tin về định mức tiêu hao ngun liệu
- Thơng tin về nhân lực
2. Phân tích thông tin thu thập
3. Lập kế hoạch kỹ thuật sản xuất

13


Chương 3.
Xây Dựng Kế Hoạch Kỹ Thuật Sản Xuất Giường
Quuen Heodboard Cho Công Ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Huy Hịa

3.1 Khái qt chung về cơng ty
Cơng ty TNHH Nội Thất Huy Hòa được thành lập ngày 28 tháng 12
năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2008. Công ty
được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà tây cấp giấy phép kinh doanh số
0302000097 ngày 28 tháng 02 năm 2001, thay đổi lần thứ 4 ngày 30 tháng 12
năm 2008.
- Đại diện được ủy quyền: Ơng Trần Văn Năm.
- Trụ sở chính: Km31 – QL6A – Đông Sơn – Chương Mỹ – Thành
phố Hà Nội.
- Địa điểm sản xuất: Km31 – QL6A – Đông Sơn – Chương Mỹ –
Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0343 723650 Fax: 0343 723651

- Email:
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng
mây tre đan, thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu máy móc thiết bị , nguyên phụ
liệu phục vụ cho sản xuấ kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ , mây tre
đan..
Sản phẩm chính: các sản phẩm đồ gỗ và mây tre đan xuất khẩu.
Vốn điều lệ: 10,000,000,000đ (mười tỷ đồng)
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ: bán trong nước và xuất khẩu
sang các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật và một số nước Châu Âu.
Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ nội địa: 25% sản phẩm.
Xuất khẩu:

75 % sả phẩm

14


3.2 Khảo sát thực tế
3.2.1 Lựa chọn và khảo sát sản phẩm
3.2.1.1 Lựa chọn sản phẩm
Qua khảo sát tại công ty TNHH Mây Tre xuất khẩu Huy Hịa, tơi thấy
sản phẩm của công ty khá nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau như:
-

Bàn ghế văn phòng

-

Tủ Combo unit


-

Tủ TV chet w/vch

-

Tủ night stand

-

Bàn trang điểm

-

Tấm treo đầu giường Quuen Heodboard,

-

Giường Baby

-

Kệ để giầy

-

Cửa…
Trong đó tủ Combo unit, tủ night stand, giường Baby và tấm treo đầu


giường Quuen Heodboard chiếm tỷ trọng cao của công ty, được khách hàng
thường xuyên đặt mua với số lượng lớn.
Trong quá trình khảo sát, tôi thấy tấm treo đầu giường Quuen
Heodboard là một sản phẩm khá ấn tượng. Hình dạng tuy đơn giản song kết
cấu của nó gồm cả gỗ tự nhiên và ván nhân tạo. Vì thế, q trình cơng nghệ
cũng tương đối phức tạp, thích hợp cho việc khảo sat lập kế hoạch sản xuất.
Vì lí do trên, tơi chọn sản phẩm này để khảo sát cho đề tài của mình.
3.2.1.2. Khảo sát sản phẩm
Giường Quuen Heodboard là một sản phẩm có kết cấu đơn giản, nó
gồm 6 chi tiết:
-

Ván panel: nguyên liệu là ván MDF phủ veneer

-

Chỉ trên: nguyên liệu là gỗ cao su

-

Miếng đệm chỉ sau: nguyên liệu là gỗ tạp

-

Chỉ dưới: nguyên liệu là gỗ cao su
15


-


Chỉ xoắn: nguyên liệu là gỗ cao su

-

Thanh móc 45: nguyên liệu là gỗ tạp.

Liên kết của sản phẩm:
-

Ván đầu và chỉ trên liên kết bằng vis Ø4 x 25

-

Ván đầu và chỉ dưới liên kết bằng đinh thẳng

-

Miếng đệm chỉ sau liên kết với chỉ trên bằng vis Ø4 x 25

-

Chỉ xoắn liên kết với chỉ dưới bằng đinh chỉ.
Hình dáng, kích thước, cấu tạo, liên kết của sản phẩm được thể hiện cụ

thể trên hình vẽ.
Số lượng sản phẩm.
Qua khảo sát, sản phẩm của công ty chủ yếu đều xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài. Việc sản xuất của công ty phụ thuộc vào đơn hàng của
khách hàng. Gần đây, do ảnh hưởng chung của sự khủng hoảng kinh tế thế
giới, số lượng sản phẩm của đơn hàng cũng như số lượng đơn hàng giảm đáng

kể. Hiện nay, công ty đang sản xuất tủ Combo unit, tủ TV chet w/vch, tủ night
stand, tấm treo đầu giường Quuen Heodboard….cho đơn hàng của MASZMA,
và chuẩn bị làm thêm một số hàng mẫu để phát triển trên thị trường nội địa.
Số lượng giường Quuen Heodboard sản xuất trong đơn hàng đợt này là 94
chiếc.
Ngày bắt đầu sản xuất:

11/ 03/2009

Ngày giao hàng.

25/ 03/2009

Chất lượng sản phẩm
Sản phẩm sản xuất ra không chỉ đảm bảo số lượng, thời gian giao hàng,
nó cịng phải đảm bảo yêu cầu chất lượng khách hàng đặt ra.
Các yêu càu chất lượng.
-

Sản phẩm phải đảm bảo hình dạng kích thước như trên bản vẽ (phụ lục)

-

Các mối liên kết kín, khít

-

Màu sắc đồng đều, giống như màu bản mâu.

-


Độ ẩm gỗ 10-14 %
16


3.2.2. Khảo sát quá trình sản xuất.
Sơ đồ quá trình công nghệ tổng quát gia công sản phẩm

Gia công sơ chế

Ngun liệu

Đóng gói

Tinh chế

Trang sức hồn thiện

Lắp ráp

Sơ đồ q trình cơng nghệ gia cơng từng chi tiết.
Qua phỏng vấn và quan sát thực tế, tôi tổng hợp được sơ đồ q trình
cơng nghệ sản xuất các chi tiêt như ở dưới.
-

chi tiết ván panel
Ngun liệu

Pha phơi


Vanh móc rãnh

Phay rãnh

Tráng keo

Cắt tinh

Chạy 45 rãnh

Đóng gói

Xử lý ván

Khoan lỗ vis

Sơn màu

- chi tiết chỉ trên.

17

Sơn lót

Phủ veneer

Ép nhiệt

Nhám tinh


ráp


Nguyên liệu

Bào 2 mặt

Cuốn chỉ

Cắt tinh

Đánh tubi

vanh

Phay ngón

Ghép ngang

Ghép dọc

Rong cạnh

ráp

Trà nhám

- chi tiết chỉ xoắn.
Nguyên liệu


Xẻ đôi

nhám

Cắt tinh

Ráp

- Chi tiết miếng đệm chỉ sau.
Nguyên liệu

nhám

Bào 2 mặt

Khoan lỗ vis

Rong cạnh

Đánh tubi

Cắt tinh

vanh

Ráp

- chi tiết thanh móc 45
Nguyên liệu


Khoan vis

Bào 2 mặt

Cắt tinh

Phay ngón

Chạy vát45

nhám

18

Ghép dọc

Rong cạnh


- chi tiết chỉ dưới.
Nguyên liệu

ráp

Bào 2 mặt

cắt tinh

Phay ngón


nhám

Ghép dọc

Rong cạnh

Khảo sát thời gian gia công và mức tiêu hao nguyên liệu trên từng khâu.
- Kích thước ở mỗi khâu cơng nghệ được xác định bằng kích thước ngun
liệu trừ đi tổng luợng dư gia công ở các khâu trước nó.
ai = a0 +∑(∆aj)

(j = 1÷(i-1))

ai là kích thước trước gia cơng ở khâu i
a0 là kích thước ngun liệu.
∆aj là lượng dư gia công ở khâu j.
Bằng phương pháp đo đếm trực tiếp, tơi thu được kích thước ngun liệu
(kích thước trung bình) để sản xuất các chi tiết, và lượng dư gia công trên các
khâu (giá trị trung bình). dụng cụ khảo sát ở đây là thước dây.
- Thời gian gia công được xác định trực tiếp bằng cách đo đếm. dụng cụ
khảo sát ở đây là đồng hồ bấm giây (điện thoại di động).
Qua quá trình khảo sát và tổng hợp kết quả khảo sát, tôi thu được bảng số liệu
như ở bảng 1.

19


(Bảng 1) Khảo sát sơ đồ cơng nghệ
cơng Kích thước trước gia cơng.
W×t×L

mm

Kích thước sau trước gia thời gian Ghi chú
cơng.
gia cơng
W×t×L
(s)

Tên chi tiết

Q trình
nghệ

Ván panel

Pha phơi

1224×18×2440

930×18×1515

1’23 s

Tráng keo

930×18×1515

930×18×1515

53 s/mặt


phủ veneer

930×18×1515

930×18×1515

105 s/mặt

Ép nhiệt

930×18×1515

930×18×1515

8 ph

Xử lý ván

930×18×1515

930×18×1515

9’58 s

cắt tinh

930×18×1515

915×18×1500


2’23 s

Vanh móc rãnh

915×18×1500

915×18×1500

17’12 s

Phay rãnh

915×18×1500

915×18×1500

18’45 s

chạy 45

915×18×1500

915×18×1500

14’22 s

Khoan lỗ vis

915×18×1500


915×18×1500

27 s

Nhám tinh

915×18×1500

915×18×1500

6’35 s

ráp

915×18×1500

915×50×1576

8’22 s

Sơn lót

915×50×1576

915×50×1576

3’42 s

Sơn màu


915×50×1576

915×50×1576

5’18 s

70×37×1010

70×34×1010

2s

- ngun liệu là ván
MDF.
- trước khi tráng keo,
phải xịt sạch bụi cho
ván
- mỗi lần ép, chỉ ép 2
tấm.
- trước khi vanh móc
rãnh, phải kẻ biên
dạng và khoan lỗ để
vanh.(mũi
khoan
Ø8,5)

Đóng gói
chỉ trên


Bào 2 mặt

20

Khi phay ngón, loại


chỉ xoắn

Phay ngón

70×34×1010

70×34×994

3s

Ghép dọc

70×34×994

70×34×1632

3’15 s

Rong cạnh

70×34×1632

63×34×1632


24 s

Ghép ngang

63×34×1632

126×34×1632

28 s

cuốn chỉ

126×34×1632

120×32×1632

36 s

Cắt tinh

120×32×1632

120×32×1576

17 s

vanh

120×32×1576


120×32×1576

25 s

Đánh tubi

120×32×1576

120×32×1576

30 s

Trà nhám

120×32×1576

120×32×1576

ráp

120×32×1576

915×50×1576

Xẻ đơi

Ø18×633

17×7×633


nhám

17×7×633

17×7×633

38

cắt tinh
ráp
miếng đệm Bào 2mặt
chỉ sau
Rong cạnh

915×50×1576
45×22×430

45×19×430

2s

45×19×430

38×19×430

19 s

cắt tinh


38×19×430

38×19×120

4s

Vanh

38×19×120

38×19×120

23 s

Đánh tubi

38×19×120

38×19×120

15 s

Khoan lỗ vis

38×19×120

38×19×120

12 s


21

bỏ nhũng thanh bị
khuyết tật để cắt ngắn.

Cắt tinh, cắt vát 450
theo chiều xoắn của
chỉ


Nhám

38×19×120

38×18×120

ráp

38×18×120

915×50×1576

50×22×445

50×19×445

2 14 s

50×19×445


50×19×430

3s

Ghép dọc

50×19×430

50×19×1157

3’15s

Rong cạng

50×19×1157

46×19×1157

24 s

Chạy vát 45

46×19×1157

45×18×1157

30 s

cắt tinh


45×18×1157

45×18×1100

1s

Khoan lỗ vis

45×18×1100

45×18×1100

12 s

nhám

45×18×1100

45×18×1100

28 s

Bào 2 mặt

70×28×550

70×25×550

2s


Phay ngón

70×25×550

70×25×530

3

Ghép dọc

70×25×530

70×25×1550

3’15s

Rong cạnh

70×25×1550

6×25×1550
(×6 thanh)

12 s

Nhám

6×25×1550

6×25×1550


28

cắt tinh

6×25×1500

6×25×1500

1s

ráp

6×25×1500

915×50×1576

Thanh móc Bào 2 mặt
45
Phay ngón

chỉ dưới

22

3s


3.2.3Khảo sát mức tiêu hao nguyên liệu,
3.2.3.1. khảo sát tiêu hao nguyên liệu chính.

- Số lượng các chi tiết được xác định như trên bản vẽ.
- Nguyên liệu được xác định như trong bảng chiết tính nguyên vật
liệu (đi kèm với bản vẽ) của cơng ty
- Kích thước phơi thơ và phơi tinh có được dựa vào bảng 1.
- Giá nguyên liệu có được nhờ phương pháp phỏng vấn.
Cuối cùng, qua tổng hợp, ta có được bảng tiêu hao nguyen liệu chính
như ở Bảng 2.

23


(Bảng 2) Khảo sát tiêu hao nguyên liệu chính
Tên chi tiết

số
lượng

Ngun
liệu

Kích thước phơi Kích thước phơi Giá ngun Ghi chú
thơ
tinh
liệu.
( W×t×L) mm
( W×t×L) mm
( VNĐ)

Ván panel


01

MDF

933×18×1518

915×18×1500

chỉ trên

01

Cao su

70×37×1010
(×3,29 thanh)

120×32×1576

miếng đệm chỉ sau 02

Gỗ tạp

45×22×430

38×18×120
(×3 thanh)

2700.000đ/m3


chỉ dưới

01

Cao su

70×28×550
(×3 thanh)

7×25×1500
(×6 thanh)

3400.000đ/m3

chỉ xoắn

01

Cao su

Ø18×633
(×2,45 thanh)

17×7×1500
(×2 thanh)

10.000đ/m

Thanh móc 45


01

Gỗ tạp

50×22×445
(×2,7 thanh)

45×18×1100

24

216.000đ/tấm Tấm
MDF
đ
3
3400.000 /m (1224×2440)


3.2.3.2. Khảo sát tiêu hao nguyên liệu phụ.
Các loại nguyên liệu phụ bao gồm:
- Veneer: dùng để trang trí cho chi tiết ván panel.
- Vis đầu bằng Ø4×25: dùng để liên kết chi tiết chỉ trên với chi tiết ván
panel và miếng đệm chỉ sau.
- Vis đầu bằng Ø5×70: dùng để bắt vis vào thanh móc 45.
- Keo ghép dọc ( keo liên kết): keo gép dọc và keo liên kết được dùng ở
đây là keo có tên thương mại là Tech Bond FJ390 của cơng ty TNHH Tech
Bond (Bình Dương).
Tech Bond FJ390 với chất kết dính là poli vinyl axetat thích hợp cho ghép
finger. Keo này phù hợp với cả ghép máy và ghép thủ công.
Cáh sử dụng của keo

Độ ẩm

>12%

Thời gian keo chết
Lượng tráng keo (g/m2)

150 - 200

Thời gian chờ cảo

6 - 10

150 g/m2 (phút)
Nhiệt độ môi trường

30

- Keo ghép ngang: keo gép ngang được dùng ở đây là keo có tên thương
mại là Tech Bond L560S của cơng ty TNHH Tech Bond (Bình Dương).
Tech Bond L560S là loại keo gốc vinyl – urethane, kết hợp chặt chẽ với nhũ
tương EPI hệ thống phản ứng nhiệt hai thành phần sẽ tạo thành các mối nối
không thấm nước. Keo này đặc biệt được dùng cho các sản phẩm ghép
ngang như ván ghép finger, ván ghép ngang, ván ghép mỏng. Keo này thích
hợp cho các laọi gỗ cao su, gỗ sồi…
25


×