Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Hoàn thiện kế toán sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.38 KB, 76 trang )

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí
tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 1
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 1
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 3
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 3
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty 4
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty 8
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 11
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 11
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
2.1.1.1. Nội dung 12
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng 12
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp 13
2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí NVL trực tiếp 20
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 23
2.1.2.1. Nội dung 23
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng 23
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 24
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 1
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 28
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 32
2.1.3.1. Nội dung 32
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng 32
2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung 32
2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung 39


2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và
đánh giá sản phẩm dở dang 42
2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 42
2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất 43
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 48
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty 48
2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành 48
2.2.1.2. Kỳ tính giá thành 48
2.2.1.3. Phương pháp tính giá thành 48
2.2.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm của Công ty 49
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 52
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện 52
3.1.1. Ưu điểm 52
3.1.2. Nhược điểm 54
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 2
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 54
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa 55
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 3
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Diễn giải
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
NVL, CCDC Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CNSX Công nhân sản xuất
CNTT Công nhân trực tiếp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
SX Sản xuất
STT Số thứ tự
NCTT Nhân công trực tiếp
GTGT Giá trị gia tăng
ĐVT Đơn vị tính
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 4
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2-1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu 16
Bảng 2-2: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu 17
Bảng 2-3: Sổ chi tiết vật tư 18
Bảng 2-4: Sổ chi tiết vật tư 19
Bảng 2-5: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn 20
Bảng 2-6: Sổ chi tiết TK 621 21
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 5
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Bảng 2-7: Sổ Nhật ký chung 22
Bảng 2-8: Sổ Cái TK 621 24
Bảng 2-9: Bảng phân bổ tiền lương và
các khoản trích theo lương 28

Bảng 2-10: Bảng chi tiết tiền lương theo từng sản phẩm 29
Bảng 2-11: Sổ chi tiết TK 622 30
Bảng 2-12: Sổ Nhật ký chung 32
Bảng 2-13: Sổ Cái TK 622 34
Bảng 2-14: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 35
Bảng 2-15: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài 36
Bảng 2-16: Sổ chi tiết TK 627 38
Bảng 2-17: Sổ Nhật ký chung 40
Bảng 2-18: Sổ Cái TK 627 41
Bảng 2-19: Sổ chi tiết TK 154G 45
Bảng 2-20: Sổ Nhật ký chung 46
Bảng 2-21: Sổ Cái TK 154 47
Bảng 2-22: Thẻ tính giá thành sản phẩm 51
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 6
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Trang
Sơ đồ 1-1: Quy trình tạo phôi nguyên liệu 3
Sơ đồ 1-2: Quy trình sản xuất sản phẩm hoàn thành 4
Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty 5
Sơ đồ 1-4: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 8
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập với
nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những
khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự
cạnh tranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn của
các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của các doanh
nghiệp là phải không ngừng cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chi tiêu vô cùng quan trọng, được

Sinh viên: Phạm Thị Ngân 7
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ lập giá mà còn là
căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn; đồng thời là khâu quan trọng nhất trong
toàn bộ công tác kế toán vì thực chất của hạch toán quá trình sản xuất chính là
hạch toán chi phí sản xuất và giá thành.
Mặt khác, trên góc độ người sử dụng thông tin về chi phí và giá thành sẽ
giúp cho nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình
sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành Từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm và ra các quy định phù hợp cho sự phát triển
sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa là một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ
nội thất rất lớn về số lượng, đa dạng về quy cách, chủng loại, mẫu mã. Vì vậy,
cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, việc tổ chức công tác kế toán chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một vấn đề rất phức tạp.
Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nội
Thất Huy Hòa, sau khi tìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã quyết định lựa chọn đề
tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa” để đi sâu nghiên cứu, với mục đích vận
dụng lý luận về hạch toán kế toán vào nhu cầu thực tiễn công tác chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa. Chuyên
đề thực tập của em gồm 3 chương sau:
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 8
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại

Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các anh chị ở phòng Kế toán Công ty TNHH Nội Thất Huy
Hòa, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của TS Trần Thị Nam Thanh và
các thầy, cô giáo trong Viện Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế quốc
dân. Nhưng do thời gian và trình độ kiến thức của bản thân có hạn, nhất là
bước đầu mới tiếp cận với thực tế nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và hạn
chế. Em rất mong muốn và xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ
sung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này.
Sinh viên: Phạm Thị Ngân 9
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa được thành lập với mục đích sản xuất
kinh doanh các loại sản phẩm đồ gỗ nội thất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về số
lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như màu sắc, hình dáng tiện dụng
với tiêu chuẩn cao đạt được sự tin cậy của khách hàng.
- Danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm của Công ty rất đa dạng: sản phẩm của Công ty là
những sản phẩm nội thất như tủ ( tủ quần áo, tủ bếp, tủ văn phòng,…), giường
ngủ ( giường đơn, giường đôi), bàn ăn, bàn làm việc, bàn carbin, ghế các loại,
….
- Tiêu chuẩn chất lượng:
Với mong muốn đem đến cho mỗi gia đình và mỗi ngôi nhà là một

không gian sống và làm việc thật thoải mái và là nơi tận hưởng cuộc sống,
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa đã dành trọn tâm huyết với những kinh
nghiệm thiết kế nội thất để đem đến cho ngôi nhà của mỗi khách hàng sự hài
lòng và thiết kế theo không gian sống và phong cách cho gia đình khách hàng.
Do đó, tiêu chí Công ty đặt ra là sản phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng,
quy cách, mẫu mã, hình dáng phù hợp với yêu cầu, thị hiếu của khách hàng,
giá cả sản phẩm phải hợp lý, giao hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã ký,…
để đem đến sự hài lòng cũng như uy tín của Công ty đối với khách hàng.
Nhờ bắt kịp với công nghệ sản xuất mới, các sản phẩm của Công ty
không chỉ được sản xuất bằng phôi gỗ như trước kia mà nguyên vật liệu được
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
thay thế bằng gỗ ép, gỗ công nghiệp,… nên các sản phẩm được đa dạng hơn,
mẫu mã đẹp và lại tiết kiệm được chi phí giúp giảm giá thành sản phẩm. Hơn
nữa sẽ giảm được lượng phôi gỗ nguyên chất, giúp bảo vệ nguồn gỗ đang ngày
một khan hiếm.
- Tính chất của sản phẩm:
Do sản phẩm của Công ty là đồ gỗ nội thất, kiểu dáng và quy cách, mẫu
mã phải đúng với yêu cầu của khách hàng nên để hoàn thành sản phẩm cần
phải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân
viên có sự chuyên môn hóa cao, những kiến trúc sư có năng lực thiết kế để
đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, tính chất sản
phẩm của Công ty là phức tạp nên cần có sự kiểm soát chặt chẽ trong công tác
quản lý quá trình sản xuất để sản phẩm đạt yêu cầu, không bị lỗi.
- Loại hình sản xuất:
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa chuyên sản xuất và cung ứng đồ gỗ
nội thất với công nghệ chuyển giao tiên tiến nhất hiện nay, với nhiều mẫu mã,
chủng loại hợp thời trang, các mặt hàng luôn đạt được sự thỏa mãn và hài lòng
của người tiêu dùng về cả chất lượng cũng như hình thức nên Công ty ngày
càng được biết đến với những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Từ

đó, Công ty đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội,
Công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh cả trong và ngoài nước nên loại hình sản xuất của Công ty là sản
xuất hàng loạt theo thị hiếu của người tiêu dùng và theo đơn đặt hàng của
khách hàng.
- Thời gian sản xuất:
Do sản phẩm của Công ty có nhiều chi tiết lại phải qua nhiều công đoạn
sản xuất khác nhau nên thời gian để sản xuất ra một sản phẩm dài. Vì vậy,
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Công ty nên cân đối định mức thời gian sao cho hợp lý, tập trung sản xuất để
nhanh chóng đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng cũng như giao hàng đúng thời hạn theo đơn đặt hàng của khách
hàng, tạo niềm tin đối với khách hàng và nâng cao uy tín của Công ty.
- Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Do Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng nên rất ít
khi có sản phẩm dở dang. Công ty thường tính giá thành cho sản phẩm khi sản
phẩm đã hoàn thành theo đơn đặt hàng, nếu có sản phẩm dở thì cũng không
đáng kể do các đơn đặt hàng thường quy định thời hạn giao hàng. Vì vậy, trong
quá trình sản xuất có phát sinh chi phí của sản phẩm dở cũng được tính hết vào
chi phí sản xuất của đơn đặt hàng đó.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Nội Thất
Huy Hòa.
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
- Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu: Từ đầu vào là gỗ xẻ nguyên liệu được
tạo thành phôi nguyên liệu cho giai đoạn sau, phù hợp với yêu cầu về chất
lượng gỗ, số lượng, kích thước của đơn hàng. Hoạt động sản xuất được tổ chức
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-1: Quy trình tạo phôi nguyên liệu
Sinh viên: Phạm Thị Ngân

Phôi nguyên liệu
Bào 4 mặtCắtBào rongGỗ xẻ
Ghép
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phôi nguyên liệu sẽ được
chọn lựa kỹ những điểm lỗi: mắt chết, cong vênh, nứt tét, mối mọt… sẽ được
loại bỏ trước khi chuyển qua công đoạn gia công chi tiết hoàn thiện.
- Giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm: đầu vào là phôi
nguyên liệu hoặc Veneer, ván tấm đã được chọn lọc kỹ nhằm tạo ra sản phẩm
nội thất đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ và yêu cầu của khách hàng
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-2: Quy trình sản xuất sản phẩm hoàn thành
Giai đoạn hoàn thiện rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến 70% chất lượng của
sản phẩm. Do đó giai đoạn này luôn được giám sát chặt chẽ từ đội ngũ quản lý
xưởng, kiến trúc sư thiết kế, nhân viên tư vấn và khách hàng nhằm mang lại
chất lượng sản phẩm tốt nhất theo tiêu chí của Công ty và yêu cầu của khách
hàng đưa ra.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
Với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như trên Công ty đã thiết kế
cơ cấu tổ chức sản xuất theo từng bộ phận sau:
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Chà nhám
tay
Chà nhám
máy
Tạo dáng
- Phôi nguyên liệu
- Veneer
Đóng gói Lắp ráp SơnThành phẩm
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán

Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty
- Bộ phận nguyên liệu: bộ phận này có nhiệm vụ chuẩn bị tập kết
nguyên vật liệu được đặt mua về, đồng thời sắp xếp nguyên vật liệu gọn gàng,
ngăn nắp theo từng chủng loại vào đúng nơi quy định để thuận tiện cho việc
quản lý và phục vụ cho sản xuất được nhanh chóng, rõ ràng.
- Bộ phận sơ chế: có nhiệm vụ tạo ra chi tiết phôi có quy cách và hình
dáng đúng yêu cầu đồng thời tận thu được tối đa nguyên liệu đưa vào sản xuất.
Đây là một khâu quan trọng trong Công ty vì nó vừa là đầu vào của quá trình
sản xuất, vừa tiết kiệm được nguyên liệu thông qua việc ghép ngang, ghép dọc.
Do đó có thể làm giảm được giá thành sản phẩm và làm tăng sức cạnh tranh
hàng hóa của Công ty. Kết thúc công đoạn sơ chế tất cả phôi được chuyển sang
công đoạn tinh chế.
- Bộ phận tinh chế: có nhiệm vụ tạo ra các chi tiết có quy cách và hình
dáng đúng với quy cách yêu cầu của sản phẩm, đồng thời tạo ra độ thẩm mỹ
của chi tiết sản phẩm. Đây là khâu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản
phẩm sau này khi sản phẩm được xuất khẩu đi. Đối với khâu tinh chế việc căn
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Bộ phận
lắp ráp
Bộ phận
chà nhám
Bộ phận
tinh chế
Bộ phận
sơ chế
Bộ phận
nguyên liệu
Bộ phận
hoàn thiện
sơn bóng

Bộ phận
hoàn thiện
xả lót
Bộ phận
đóng gói
Xuất bán theo
hợp đồng
Thu tiền về
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
chỉnh máy móc rất quan trọng vì chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ra thiệt
hại rất lớn, bởi lẽ sản phẩm sản xuất hàng loạt do đó ngoài việc kiểm tra kỹ
bản vẽ thì phải thường xuyên kiểm tra, giám sát căn chỉnh thước và quy cách
sản phẩm sản xuất. Khi kết thúc công đoạn này các chi tiết được đặt lên pallet
và được gắn thẻ kiện đầy đủ, đồng thời ghi rõ tên chi tiết của sản phẩm rồi
chuyển qua khâu chà nhám.
- Bộ phận chà nhám: bộ phận này có nhiệm vụ tạo ra các chi tiết sản
phẩm có độ phẳng, nhẵn, đồng đều không có các khuyết tật và lỗi của sản
phẩm của các khâu trước. Sau khi nhận bàn giao từ khâu tinh chế, bộ phận này
triển khai ngay việc kiểm tra và đánh dấu bề mặt sản phẩm cần trám trét bả
bột, trám trét xong là chuyển qua chà nhám. Ngoài việc sử dụng máy chà nhám
rung bằng tay thì một số chi tiết dài và khó gia công được tiến hành trên máy
chà nhám cạnh cong. Đối với công đoạn này thì việc đảm bảo về tính đồng bộ
các chi tiết của sản phẩm cũng rất quan trọng, do đó việc sản xuất và giao phải
đồng bộ như các khâu khác. Ngoài ra công đoạn này cũng có tác động rất lớn
đến chất lượng sản phẩm khi hoàn thiện, nếu không trám trét cẩn thận và kiểm
tra kỹ lưỡng bề mặt thì khi đưa vào sơn các khuyết tật này sẽ lộ lên rất rõ và
sản phẩm đó sẽ bị loại. Kết thúc công đoạn chà nhám chuyển sang công đoạn
lắp ráp.
- Bộ phận lắp ráp: bộ phận này có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết đã được
gia công ở các công đoạn trước thành một sản phẩm hoàn chỉnh đúng như bản

vẽ thiết kế. Việc lắp ráp phải đảm bảo sản phẩm cân đối và thẩm mỹ. Sản phẩm
lắp ghép xong có thể là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh vì có sản
phẩm tới khi đóng gói mới lắp hoàn chỉnh. Khi kết thúc công đoạn này các sản
phẩm được xếp ngay ngắn theo hàng lối để chuẩn bị chuyển qua khâu hoàn
thiện. Đây là công đoạn sản phẩm hoàn thành ở dạng thô. Kết thúc công đoạn
này chuyển sang công đoạn hoàn thiện xả lót.
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
- Bộ phận hoàn thiện xả lót: nhiệm vụ của bộ phận này là tạo nên các chi
tiết hay một sản phẩm hoàn thành có bề mặt phẳng nhẵn và màu sắc tương
đồng với sản phẩm khi hoàn thành. Đối với công đoạn này màu của sản phẩm
là màu nào thì phải sử dụng lót có màu gần giống như vậy nếu không sẽ gây
nhiều khó khăn cho khâu sơn bóng sau này. Sử dụng máy nhám rung nhỏ và
giấy nhám mịn sẽ đảm bảo cho việc thao tác nhanh chóng và chất lượng bề
mặt được nâng lên. Kết thúc công đoạn hoàn thiện xả lót chuyển sang công
đoạn sơn bóng.
- Bộ phận hoàn thiện sơn bóng: bộ phận này có nhiệm vụ đưa chất phủ
lên bề mặt sản phẩm có màu sắc đúng với yêu cầu của sản phẩm đồng thời đây
cũng là lớp bảo vệ cho bề mặt sản phẩm được bền chắc trong quá trình sử
dụng. Kết thúc quá trình phun màu phủ bóng, tất cả các sản phẩm được đưa
vào phòng sấy khô. Phòng này trang bị hệ thống bóng đèn sợi đốt nên sản
phẩm sản phẩm được sấy khô rất nhanh. Các sản phẩm sau khi khô bề mặt
chuyển sang công đoạn đóng gói.
- Bộ phận đóng gói và xuất bán: các sản phẩm khi hoàn thiện sơn bóng
xong bộ phận KCS phải kiểm tra kỹ tất cả các thông số kỹ thuật cũng như chất
lượng, sau đó sản phẩm được vệ sinh sạch sẽ, rồi dùng các loại mút xốp chèn
vào bao bì tránh gây trầy xước sản phẩm khi di chuyển cũng như lúc xuất
hàng, đồng thời cho đầy đủ các thông tin về bản vẽ hướng dẫn lắp ráp cũng
như các chi tiết kèm theo. Các sản phẩm phải đóng đúng theo mã hàng và đơn
hàng như hợp đồng. Khi các sản phẩm đã đóng gói hoàn thành được đặt lên

từng pallet và có số lượng cụ thể rồi để đúng nơi quy định để tránh gây nhầm
lẫn đóng container xuất hàng sau này.
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ nội thất, để tồn tại và
phát triển trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, Công ty
TNHH Nội Thất Huy Hòa đã rất chú trọng trong công tác quản lý chi phí sản
xuất, làm sao để có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức quản lý chi phí sản xuất của Công ty được tổ chức thống nhất
giữa các phòng ban với nhau tạo thành một mạng lưới khoa học, hợp lý cho
quá trình sản xuất và chịu sự chỉ đạo xuyên suốt từ Ban Giám đốc tới các
phòng ban, phân xưởng sản xuất nhằm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các
chi phí phát sinh và tính giá thành một cách hợp lý.
Sơ đồ 1-4: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Ban Giám đốc
Phòng
Kế
toán
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Tổ chức
hành chính
Phòng
Kinh
doanh
Phân xưởng sản xuất

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý:
- Ban Giám đốc: có nhiệm vụ quản lý, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp nhận các báo cáo về quá trình sản xuất
cũng như các chi phí phát sinh trong mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Từ
đó nắm bắt được tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty để
đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh các kỳ tiếp theo cho hiệu quả.
- Phòng Kinh doanh: tham gia lãnh đạo về công tác tổ chức kinh doanh,
nghiên cứu thị trường về giá cả hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nắm
vững tình hình sản xuất kinh doanh, điều động sản xuất, đặt ra các chỉ tiêu sản
xuất, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng quý, từng năm và quản lý
toàn bộ chi tiêu kế hoạch của Công ty.
- Phòng Kế toán: có nhiệm vụ cung cấp các thông tin chi phí, đôn đốc,
kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tính đúng,
tính đủ phục vụ cho việc hạch toán kinh tế, đảm bảo chính xác, nhắc nhở ghi
chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất liên quan đến chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Xây dựng kế hoạch tài chính, huy động vốn
để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật: khi có kế hoạch thì tiến hành triển khai thiết kế mẫu,
thử mẫu thông qua khách hàng duyệt rồi đưa xuống phân xưởng để sản xuất
hàng loạt; xác định mức hao phí nguyên vật liệu, tính tiết kiệm nguyên vật
liệu. Tổ chức công tác kỹ thuật, kiểm tra, xử lý phẩm chất hàng hóa.
- Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức hành chính, lập dự
toán chi phí, tổ chức thực hiện các kế hoạch chi phí đã duyệt, sắp xếp, bố trí
lao động phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của từng người và đặc
điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
- Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm, đảm bảo
hoàn thành kế hoạch sản xuất đúng thời hạn, luôn kết hợp chặt chẽ với phòng

kinh doanh và phòng kỹ thuật trong quá trình sản xuất để lựa chọn phương án
sản xuất hiệu quả nhất, bảo đảm việc thực thi mục tiêu chất lượng đề ra.
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa
* Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty
Tại Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa, chi phí sản xuất là biểu hiện
bằng tiền về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, tiền
lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng
và các chi phí khác trong kỳ hạch toán của Công ty phục vụ cho quá trình sản
xuất trong kỳ. Chi phí sản xuất tại Công ty được phân loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí nguyên vật liệu chính
như ván, gỗ các loại; chi phí nguyên vật liệu phụ như keo, sơn các loại; nhiên
liệu như xăng, dầu,… xuất dùng trong kỳ sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí tiền lương, phụ cấp và các
khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: gồm các chi phí quản lý và phục vụ sản xuất
có tính chất chung như chi phí nhân viên phân xưởng , chi phí nguyên vật liệu,
chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác
bằng tiền phục vụ cho sản xuất chung.
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, quy mô,
nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa
hạch toán trực tiếp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp theo từng mã sản phẩm, riêng chi phí sản xuất chung được tập hợp cho
toàn bộ sản phẩm sau đó phân bổ chi tiết cho từng mã sản phẩm.
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán

2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Công ty là toàn bộ số tiền bỏ ra
để mua nguyên vật liệu và các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, bốc dỡ
nguyên vật liệu. Chi phí NVL trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm nên việc hạch toán phải chính xác và đầy đủ. Chi phí này
rất quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm, do đó phải hạch toán
trực tiếp các chi phí NVL cho từng đối tượng sử dụng theo giá thực tế phát
sinh từng loại NVL.
Chi phí NVL trực tiếp của Công ty gồm:
- Chi phí NVL chính: chi phí về gỗ tần bì, gỗ cao su, gỗ MDF, ván bóc,.

- Chi phí NVL phụ: chi phí về keo, sơn, vải giả da, túi nilon,….
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng
TK 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết
cho từng sản phẩm:
- TK 621B: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tên sản phẩm: Bàn làm
việc.
- TK 621D: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tên sản phẩm: Đũa.
- TK 621G: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tên sản phẩm: Giường ngủ.
- TK 621Gt: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tên sản phẩm: Ghế tựa.
- TK 621T: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tên sản phẩm: Tủ bếp.
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng mã sản phẩm
mà sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã và
chủng loại khác nhau. Mặt khác, do thời gian có hạn nên em chọn sản phẩm
Giường ngủ (mã sản phẩm là G) để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.

Việc xuất dùng NVL vào sản xuất sản phẩm được quản lý chặt chẽ và
tuân theo nguyên tắc: tất cả nhu cầu sử dụng NVL phải xuất phát từ nhu cầu
sản xuất sản phẩm.
NVL trực tiếp dùng cho sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất mà phòng kế hoạch xác
định mức tiêu hao NVL, giao xuống cho phân xưởng sản xuất số liệu và chủng
loại cụ thể.
Do Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh nên
NVL nhập theo giá nào khi xuất kho sẽ lấy giá trị thực tế của NVL đó. Công
tác này được kế toán ghi chép và theo dõi một cách tỷ mỷ và chính xác.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao NVL, tổ trưởng viết
phiếu lĩnh vật tư. Sau đó phiếu lĩnh vật tư gửi cho quản lý và kế toán duyệt.
Khi được phép và có lệnh xuất vật liệu, thủ kho viết phiếu xuất kho (gồm 2
liên: liên 1 giao cho người lĩnh vật tư, liên 2 giao cho thủ kho chuyển lên
phòng kế toán lưu).
Trích một số phiếu xuất kho sau:
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Bảng 2-1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa
Địa chỉ: Chương Mỹ - Hà Nội
Mẫu số 02- VT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 05 tháng 05 năm 2013 Số: 62
Nợ TK: 621
Có TK: 152
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Anh Hùng

Lý do xuất kho: xuất cho sản xuất sản phẩm Giường ngủ
Xuất tại kho: Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa
ST
T
Tên hàng hóa ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu
Thực
xuất
A B C 1 2 3 4
1 Gỗ cao su M
3
5 5
4.800.00
0
24.000.000
2 Gỗ MDF M
3
10 10 260.000 2.600.000
3 Keo L2230 Kg 23 23 30.500 701.500
4 Sơn PU mờ 350 Kg 13 13 72.000 936.000
Cộng 28.237.500
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi tám triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn
năm trăm đồng chẵn.
Ngày 05 tháng 05 năm 2013
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ tên)
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán

tên)
Bảng 2-2: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa
Địa chỉ: Chương Mỹ - Hà Nội
Mẫu số 02- VT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 12 tháng 05 năm 2013 Số: 65
Nợ TK: 621
Có TK: 152
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Hữu Thọ
Lý do xuất kho: xuất cho sản xuất sản phẩm Giường ngủ
Xuất tại kho: Công ty TNHH Nội Thất Huy Hòa
ST
T
Tên hàng hóa ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu
Thực
xuất
A B C 1 2 3 4
1 Gỗ Cao su M
3
3 3
4.600.00
0
13.800.000

2 Gỗ MDF M
3
8 8 260.000 2.080.000
3 Keo L2230 Kg 20 20 30.500 610.000
4 Sơn PU mờ 350 Kg 10 10 72.000 720.000
Cộng 17.210.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười bảy triệu hai trăm mười nghìn đồng chẵn.
Ngày 12 tháng 05 năm 2013
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng
Sinh viên: Phạm Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ
tên)
(Ký, họ tên)
Sinh viên: Phạm Thị Ngân

×