Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty tnhh thế hệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.5 KB, 84 trang )

Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp

Lời mở đầu
Thực tập là kì học cung cấp tình huống giúp sinh viên vận dụng kiến thức
vào thực tế, và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề được đề cập ngiên cứu .
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH THẾ HỆ MỚI, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên công ty, tôi đã được học hỏi,
trải ngiệm và trau dồi vốn hiểu biết của mình về công ty, về môi trường hoạt
động của công ty và về thực tế của cuộc sống .Từ việc nghiên cứu, nắm bắt
thực trạng của công ty, các vấn đề nổi cộm mà công ty đang phải đối mặt
trong sự vận động không ngừng của nền kinh tế, của xã hội .Cùng với sự
hướng dẫn tận tình của GS.TS VŨ THỊ NGỌC PHÙNG Tôi đã quyết định
lựa chọn chuyên đề thực tập của mình là:
“Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH THẾ HỆ MỚI”
Tôi lựa chọn chiến lược này vì những lí do sau:
- Thương trường là chiến trường, thêm nữa chiến trường kinh doanh này
ngày càng trở nên khốc liệt, để tồn tại trên thương trường doanh nghiệp
không thể thiếu bản chiến lược chỉ dẫn hướng đi đúng đắn cho sự phát triển
dài lâu của công ty.
-THẾ HỆ MỚI có qui mô hoạt động tương đối lớn, tổng vốn đầu tư của công
ty vào khoảng gần 300 tỉ đồng .Với qui mô như vậy, để phát triển bền vững,
công ty cần có chiến lược định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách rõ ràng.
-Việc xây dựng, hoạch định chiến lược cho hoạt động của công ty chưa được
các nhà lãnh đạo coi trọng và quan tâm đúng mực.
- Hoạt động kinh doanh của công ty mang tính chộp giật, chạy theo nhu cầu
hiện tại, nhiều khoản đầu tư không có định hướng đầu tư rõ ràng nên tính rủi
ro khá cao, hiệu quả mang lại thấp làm lãng phí nguồn lực.
Vì còn thiếu hiểu biết về nhiều vấn đề trong thực tế, chưa có kinh ngiệm vận
dụng kiến thức vào thực tế, bài làm sẽ có nhiều sai sót .Kính mong sự góp ý,


chỉ dạy từ quí thầy cô và các bạn để bài làm của tôi có nội dung hoàn thiện
hơn, có ý nghĩa sát thực hơn trong cuộc sống .Tôi chân thành cảm ơn!
1
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I
Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược phát triển trong
doanh nghiệp
1.1- Nội dung cơ bản về chiến lược phát triển trong doanh nghiệp
1.1.1: Khái niệm chiến lược phát triển kinh doanh trong doanh
nghiệp
Thuật ngữ “chiến lược” đã được nhắc tới từ hàng ngàn năm nay, lần đầu
tiên được sử dụng là trong lĩnh vực quân sự . Khởi nguồn từ những trận
đánh lớn xa xưa, nhiều khi chiến thắng lại thuộc về bên yếu hơn khiến
con người ngạc nhiên, họ lật lại quá khứ để lí giải sự thực tưởng như bất
thường này .Và điều người ta tìm thấy được đó chính là nhờ sự tài năng
của người cầm đầu quân đội .Phân tích tình thế\, nắm bắt điểm mạnh
điểm yếu của ta và địch , kết hợp với thời cơ như thiên thời địa lợi nhân
hòa để đưa ra quyết định chiến lược quan trọng, kịp thời của người chỉ
huy đã mang lại những chiến thắng tưởng chừng như không thể trong lịch
sử .Điều này đã chứng minh vai trò của chiến lược trong quân sự.
Ngày nay, thuật ngữ “chiến lược” không còn là mới mẻ đối với mỗi
chúng ta .Nhưng nó không chỉ được nhắc đến trong lĩnh vực quân sự mà
được nhắc đến ngày càng nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh .Liệu
trong lĩnh vực kinh doanh chiến lược có còn quan trọng như vai trò vốn
có, chúng ta sẽ tìm hiểu từ vấn đề cơ bản nhất.
Chiến lược được ứng dụng trong kinh doanh có tên “chiến lược kinh
doanh”.Tuy nhiên có khá nhiều quan niệm về chiến lược kinh doanh,
theo thời gian các quan niệm này ngày càng phát triển .Nhưng khái niệm
tổng quát, dễ hiểu thường được nhắc tới hiện nay là:
2

Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai , bao gồm các
mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần
thiết để thực hiện các mục tiêu đó . cụ thể hơn , có quan niệm cho rằng
chiến lược là một chương trình hành động tổng quát , dài hạn , hướng
hoạt động của toàn doanh nghiệp tới việc đạt được các mục tiêu đã xác
định .
Vì vậy, trước hết, chiến lược liên quan tới các mục tiêu của doanh nghiệp
Thứ đến, chiến lược doanh nghiệp bao gồm không chỉ những gì doanh.
nghiệp muốn thực hiện, mà còn là cách thức thực hiện những việc đó là
một loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau và
lựa chọn phương pháp phối hợp những hành động và quyết định đó.
Chiến lược của doanh nghiệp phải khai thác được những điểm mạnh cơ
bản của mình (các nguồn lực và năng lực) và phải tính đến những cơ hội,
thách thức của môi trường .
1.1.2: Các cấp chiến lược
1.1.2.1: Chiến lược cấp doanh nghiệp
Là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan.
Chiến lược cấp này được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích dự báo các
nhân tố môi trường kinh doanh cũng như việc sử dụng các mô hình thích
hợp để quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp .Thường thì chiến lược này mang tính tổng quát cao, quyết
định hướng đi chính cho doanh nghiệp, cụ thể như nó chỉ ra việc gia nhập
hay rút lui, tiếp tục theo đuổi hay kết thúc hoạt động của doanh nghiệp
trong lĩnh vực nhất định . Và chịu trách nhiệm ở cấp chiến lược này
chính là bộ phận cấp cao nhất trong doanh nghiệp như hội đồng quản trị ,
ban giám đốc , các nhà quản trị chiến lược cấp cao….
3
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2.2: Chiến lược cấp bộ phận doanh nghiệp

Chiến lược cấp bộ phận của doanh nghiệp thường là các chiến lược chức
năng bao gồm những quyết định và hành động hướng mục tiêu trong ngắn
hạn (thường là 1-3 năm) của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp .
Chẳng hạn như phòng marketing thì có chiến lược marketing, phòng quản lí
nhân sự có chiến lược nguồn nhân lực, bộ phận ngiên cứu và phát triển có
chiến lược ngiên cứu và phát triển …Việc xây dựng, thực hiện chiến lược
cấp này khá quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của
công ty .Đồng thời thong qua hoạt động này các nhà quản trị sẽ nắm bắt
được những điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực trong doanh nghiệp.
Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng chiến lược mang tính dài hơi hơn .
Thông thường, các bộ phận phòng ban chức năng của doanh nghiệp sẽ xây
dựng nên chiến lược của riêng mình (các chiến lược này phải phù hợp , phục
vụ cho mục tiêu lớn mà ban quản trị đã đưa ra ) và chịu trách nhiệm trước
hội đồng quả trị, ban giám đốc về kết quả đạt được.
1.2: Vai trò của chiến lược phát triển đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Thực tế đã Chứng minh nếu không xác định được một chiến lược phát triển
đúng, nhà doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy không thể
rút ra được, dẫn đến tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản .Doanh
nghiệp có thể đặt mục tiêu và quyết định đầu tư vào một lĩnh vực mới với hy
vọng phát triển, nhưng đó không đánh giá được hết đối thủ cạnh tranh, tiềm
lực của mình mà có thể dẫn đến thua lỗ .Nguyên nhân dẫn đến việc doanh
nghiệp ngày càng sa sút có thể rất nhiều; có thể rõ ràng hoặc còn tiềm ẩn .Có
thể do doanh nghiệp không có một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự
chưa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng có thể do sản phẩm của
4
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp không được đổi mới, thị phán ngày càng giảm, không sử dụng
đúng các chiến lược về giá, maketing Vai trò của chiến lược thực sự quan
trọng đối với doanh nghiệp và ngày càng được khẳng định trong công tác

quản trị doanh nghiệp .Thực tế hiện nay cho thấy, tại nhiều nước, nghề tư
vấn chiến lược đang là một nghề thời thượng, cần nhiều chất xám và đầu óc
phân tích tổng hợp .Các Công ty sẵn sàng trả lương cao cho những cái đầu
như vậy .Tại Việt Nam, khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược doanh
nghiệp ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhưng cũng chỉ là những bước
sơ khai .Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều quảng cáo tìm nhân sự
cho các vị trí tư vấn quản lý doanh nghiệp .Một số Công ty tư vấn doanh
nghiệp của Việt Nam đã hình thành và không ngừng tìm kiếm nhân sự mới.
Rõ ràng nhu cầu hiểu biết về lĩnh vực này đang tăng nhanh .Nhiều công ty tư
vấn nước ngoài đã mỏ các khóa đào tạo về chiến lược doanh nghiệp .Điều
này chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của chiến lược trong kinh doanh.
Việc xây dựng, thực hiện một bản chiến lược toàn diện sẽ là nền tảng vững
trắc, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
1.2.1- Đặc trưng của ngành sản xuất chè
Chè là loài cây được con người phát hiện cách đây hàng nghìn năm, lá và
chồi của chúng được dùng để chế biến thành thức uống có tác dụng giải
nhiệt cho con người .Ngày nay, khi khoa học ngày càng phát triển thì con
người lại tìm ra được thêm rất nhiều công dụng tốt mà chè có thể mang lại
cho sức khỏe của con người vì thế mà ngành sản xuất chè đang ngày càng
phát triển và quan tâm đúng mức nhằm đưa ra những sản phẩm đa dạng , có
chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Theo nhận định của viện nghiên cứu chè việt nam thì chất lượng của sản
phẩm chè uống quyết định bởi 70% chất đất , kĩ thuật nuôi dưỡng búp tươi
và 30% quyết định bởi công nghệ và kĩ thuật sản xuất.
5
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận
lợi để phát triển sản xuất chè .Diện tích đất theo qui hoạch để trồng chè rất
lớn, trên 200.000 ha. Đặc biệt điều kiện khí hậu rất phù hợp cho cây chè
phát triển: Lắm nắng, nhiều mưa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao từ 8-

12
o
C tạo điều kiện cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và
đặc trưng .Nhân dân ta đã có tập quán trồng và uống chè từ lâu đời, đã đúc
rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất và chế biến chè.
Cả nước có 72 cơ sở chế biến công nghiệp, với tổng công suất 1129 tấn
tươi/ngày (chế biến trên 60%sản lượng búp tươi hiện có) và chủ yếu là chế
biến chè xuất khẩu (843,5 tấn/ngày). Trong số đó Tổng công ty chè quản lý
28 cơ sở với tổng công suất 571,5 tấn tươi/ngày, các địa phương quản lý 44
cơ sở với tổng công suất 557,5 tấn tươi/ngày. Ngoài ra còn có hơn 1200 cơ
sở chế biến quy mô nhỏ và hàng chục ngàn lò chế biến thủ công của các hộ
gia đình, thiếu sự kiểm soát của nhà nước về chất lượng cũng như độ an toàn
vệ sinh thực phẩm , đồ uống, không ít các cơ sở chế biến này đã cho ra đời
những sản phẩm kém chất lượng thậm chí là độc hại bởi nhiều cách thức sản
xuất đáng kinh ngạc như chè sao mì chính, chè phơi nắng…khi những dòng
sản phẩm này bán ra thị trường phần nào đã ảnh hưởng rất lớn tới uy tín chất
lượng chè việt nam nói chung và những công ty sản xuất trà công nghiệp nói
riêng .Sự tồn tại của những cơ sở sản xuất kém chất lượng thực sự là rào cản
đối với doanh nghiệp trên tiến trình xây dựng uy tín về chất lượng đối với
các bạn hàng trên trường quốc tế .Tiếng hàng việt nam kém chất lượng vẫn
là gánh nặng cho doanh nghiệp xuất khẩu trà , một sớm một chiều chưa thể
xóa bỏ quan niệm này của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Chế biến chè đen xuất khẩu theo công nghệ Orthodox và CTC. Thiết bị
Orthodox nhập từ Liên Xô trước đây vào những năm 1957-1977 đến nay đều
6
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
đã cũ, sửa chữa thay thế bằng các phụ tùng trong nước nhiều lần, tuy vẫn
đang hoạt động song đã bộc lộ nhược điểm ở các khâu lên men, sấy, hút bụi
phòng sàng nên ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm .Trong năm 1998
đã nhập 4 dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại của ấn Độ chế biến chè đen

Orthodox nhưng cũng chưa thể làm thay đổi đáng kể về chất lượng sản
phẩm.
Còn về chế biến chè xanh, mấy năm gần đây bằng con đường liên doanh hợp
tác với nước ngoài ta đã có được các dây chuyền thiết bị và công nghệ của
Nhật Bản (tại Công ty chè Sông Cầu, Mộc Châu), của Đài Loan (Công ty
chè Mộc Châu) chủ yếu sản xuất để xuất khẩu sang các thị trường này. Qua
thời gian sử dụng cho thấy loại thiết bị này có công suất vừa, công nghệ hiện
đại, sản phẩm đạt chất lượng khá tốt, giá bán khá cao, sản phẩm vừa để xuất
khẩu vừa tiêu thụ nội địa, đặc biệt là công nghệ chế biến chè xanh Đài Loan
đã cho sản phẩm bán với giá 80000đ/kg được người tiêu dùng trong nước
chấp nhận.
Thị trường nội địa tiêu thụ chủ yếu là chè xanh .Tuy vậy nhu cầu về các loại
chè khác đang dần tăng lên, ước tính mức tiêu thụ đầu người là 260gr/năm
(1997) .Con số này là thấp so với các nước có thói quen uống chè xanh (Đài
Loan 1300gr, Nhật Bản 1050gr, Trung Quốc 340 gr, Hồng Kông 1400gr).
Chè của Việt Nam đã được xuất khẩu tới khoảng 30 nước trên thế giới, hầu
hết là chè đen chế biến theo công nghệ Orthodox. Bên cạnh những bạn hàng
quen thuộc là các nước SNG, Đông Âu thì đã có những bạn hàng mới như:
Trung Cận Đông, Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ Tuy vậy do chất lượng
còn thấp nên uy tín của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa cao.
7
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Giá chè thế giới bình quân ở mức 2.22 USD/kg (năm 1997 - số liệu của
FAO), thì Việt Nam chỉ xuất khẩu được với giá bình quân 1,44 USD/kg. Tuy
vậy một số cơ sở liên doanh, liên kết với nước ngoài cũng đã xuất được chè
với giá khá cao: Chè xanh Nhật 2,2-4,5 USD/kg, chè xanh Đài Loan 1,8-
2,0USD/kg nhưng số lượng còn ít. Sản lượng xuất khẩu trong 10 năm qua
(1989-1998)vào khoảng 186000tấn, năm 1998 xuất khẩu cao nhất đạt 33,5
nghìn tấn, với kim ngạch xuất khẩu 50 triệu USD.
Ta thấy rằng ngành sản xuất, chế biến chè chịu nhiều tác động bởi nhiều yếu

tố từ môi trường bên ngoài như địa hình,khí hậu ,văn hóa… .Để có sản phẩm
tốt đòi hỏi sự kiểm soát tỉ mỉ từ chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào
cho tới khâu sản xuất, đóng gói và bảo quản.Thậm chí chất lượng sản phẩm
cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn nước dùng để pha trà.Chẳng hạn như ước
nhiễm vôi , nhiễm sắt sẽ không bao giờ mang lại cho bạn tách trà ngon.Cách
thức pha và dùng chè ở các nơi cũng rất khác nhau ,thưởng thức chè gắn với
truyền thống văn hóa ở vùng địa phương khác nhau.Doanh nghiệp khi đầu tư
vào sản xuất chè thực sự phải có sự am hiểu toàn diện , sâu sắc về nơi định
đầu tư và cần có chiến lược định hướng rõ ràng. Thêm nữa, nhìn chung các
doanh nghiệp sản xuất chè việt nam chủ yếu là vừa và nhỏ, phương thức tổ
chức hoạt động sản xuất chộp giật, manh mún .Kế hoạch sản xuất mới chỉ
được xây dựng ngắn hạn, chưa có sự đầu tư đúng mức trong mọi khâu sản
xuất vì vậy xảy ra hiện tượng nguyên liệu thì được nuôi dưỡng trên những
vùng đất có chất đất phù hợp nhưng sản phẩm làm ra thì lại có chất lượng
thấp , chưa được người tiêu dùng trên thế giới tin dùng .Nếu doanh nghiệp
không quyết tâm thay đổi , không có kế hoạch dài hơi không có tầm nhìn xa
hơn sẽ rơi vào bế tắc, khó cớ thể tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới
cũng như thị trường nội địa.
8
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2-Sự cần thiết xây dựng chiến lược với doanh nghiệp sản xuất chè
Xây dựng chiến lược là để tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp .Từ sự phân tích trên, chúng ta có
thể hình dung phần nào những bế tắc mà doanh nghiệp sản xuất chè của
chúng ta đang mắc phải .Để sống dậy, vững mạnh hơn, tìm được chỗ đứng
cho mình doanh nghiệp cần có sự thay đổi, thay đổi từ tư duy đến hành
động. Cần có sự quan tâm, đầu tư chất xám nhiều hơn nữa trong việc xây
dựng chiến lược hoạt động .Chiến lược chính là nền tảng, là phương hướng
cho mọi hành động .Có nó ta có thể biến những điều không thể thành có thể,
với chiến lược đúng đắn sẽ cho doanh nghiệp thấy họ đang có những gì, họ

cần gì, họ đang mong muốn điều gì và cuối cùng là họ sẽ biết họ cần phải
làm những gì với những cái mà họ đang có để đạt được những điều mà họ
muốn vươn tới .
1.3: Xây dựng chiến lược
Khái niệm: Xây dựng chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp ,
công cụ và kĩ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kì chiến lược xác
định .
1.3.1: Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm 8 bước được tổng hợp
theo lược đồ như sau:
9
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp

10
Phân tích và
dự báo về môi
trường kinh
doanh bên
ngoài
Tổng hợp kết
quả phân tích
và dự báo về
môi trường
kinh doanh
bên ngoài
Các quan điểm
mong muốn , kì
vọng của lãnh đạo
doanh nghiệp

Tổng hợp kết
quả đánh giá ,
phán đoán môi
trường bên
trong doanh
nghiệp
Đánh giá và
phán đoán đúng
môi trường bên
của doanh
nghiệp
Hình
thành
các
phương
án
chiến
lược
Quyết
Định
chiến
lược tối
ưu
Phù hợp
với
Doanh
Nghiệp
Xác
định
nhiệm

vụ để
thực
hiện
chiến
lược

chúng
ta đã
lựa
chọn
cho
doanh
nghiệp
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Các bước thực hiện này được hoàn thành theo ba giai đoạn
Giai đoạn 1:
Xác định thông tin, dữ liệu về các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên
ngoài và bên trong doanh nghiệp làm cơ sở cho xây dựng chiến lược
Giai đoạn 2:
Phân tích, xác định điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức của doanh
nghiệp .Dựa trên cơ sở đó để xác định các chiến lược kết hợp nhằm tận dụng
thế mạnh, khắc phục điểm yếu, tránh rủi ro để vươn lên .
Giai đoạn 3:
Sử dụng các phương pháp kĩ thuật định tính và định lượng để lựa chọn và
quyết định chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp .
1.3.2: Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh
nghiệp.
- Các ràng buộc siêu vĩ mô (khu vực, thế giới).
ở bước này chúng ta tập trung, tìm hiểu phân tích các vấn đề như nền
văn hóa , thể chế chính trị , các qui định phát luật của các quốc gia , đặc biệt

là những quốc gia là thị trường tiềm năng và hiện tại của doanh nghiệp, các
thông lệ quốc tế , sự biến động của nền kinh tế thế giới .Tất cả những điều
này đều có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của doanh nghiệp .Nắm bắt
am hiểu sâu rộng sẽ góp phần quan trọng giúp nhà quản lí xây dựng chiến
lược thành công.
- Các ràng buộc vĩ mô trong nước.
Hệ thống luật pháp, chính sách quản lí cũng như chính sách ưu đãi của nhà
nước đối với doanh nghiệp , cần thường xuyên cập nhập vì nó liên quan trực
tiếp đến hoạt động xây dựng chiến lược của doanh nghiệp .Bên cạnh đó phải
11
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
cập nhập các thông tin kinh tế như sự biến đổi của tỉ giá hối đoái, lãi suất
ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, thu nhập và mức chi tiêu của khách hàng, tỉ lệ thất
nghiệp…Tất cả nhưng thông tin này đều có mối liên hệ tác động qua lại lẫn
nhau, và có ảnh hưởng nhất định tới quyết định chiến lược .Chẳng hạn như
chúng ta có các thông tin lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm mạnh , giá
đồng đô tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm nhẹ, thu nhập ổn định, mức chi tiêu của
khách hàng tăng nhẹ … tất cả điều này đều phù hợp, ủng hộ cho chiến lược
đầu tư mở rộng sản xuất .Vấn đề chúng ta cần quan tâm kế tiếp trong mục
này là văn hóa xã hội và ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên .Văn hóa được hiểu
như những giá trị sống tinh thần của mỗi quốc gia, dân tộc .Bao gồm các vấn
đề về phong tục, tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng …
nó tạo ra những đặc tính riếng trong cách tiêu dùng của người dân cũng như
những hạn chế vô hình mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi thâm nhập thị
trường .Cần phải tìm hiểu để tránh khỏi những phản ứng tiêu cực của người
dân do vô tình không hiểu biết mà xâm hại tới giá trị những nét truyền thống
của họ, đổng thời đây cũng chính là những căn cứ cần thiết để xác lập những
vùng thị trường có tính chất đồng dạng với nhau để tập trung khai thác . Tiếp
theo là các nhân tố tự nhiên gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể
khai thác, điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu …tất cả

điều này đều tác động tới việc lựa chọn địa điểm phát triển của doanh
nghiệp.
- Các đối thủ cạnh tranh:
Một lĩnh vực hoạt động hấp dẫn là lĩnh vực hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận
nhưng đó cũng là lĩnh vực thu hút nhiều các đối thủ cạnh tranh tạo nên sự
khắc nghiệt trong lĩnh vực đó .Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao
gồm tất cả các doanh nghiệp đang (đối thủ hiện tại ) và sẽ (đối thủ tiềm ẩn)
12
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trường với ngành nghề của
doanh nghiệp . Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta lúc này là xác định rõ đối thủ
cạnh tranh, phân tích, nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu và tiềm lực của từng
đối thủ từ đó để xây dựng sách lược phù hợp .Thương trường là chiến trường
khốc liệt để chiến thắng đối thủ thì điều đầu tiên mà nhà quản lí phải làm
được là biết rõ họ là ai .
- Bạn hàng (người cung cấp một phần đầu vào cho doanh nghiệp).
Đối với mọi doanh nghiệp, họ có sản phẩm đầu ra cung ứng cho thị trường
tiêu dùng tất yếu họ cũng cần tiếp nhận các yếu tố đầu vào nhất định để cung
ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình .Như vậy, doanh nghiệp có
mối liên hệ rất chặt chẽ với các nhà cung ứng .Tuy nhiên trong một số tình
huống thực tế cho thấy doanh nghiệp phải chịu sức ép không nhỏ từ các nhà
cung ứng .Sức ép lớn hay nhỏ phụ thuộc vào một số nhân tố như số lượng
nhà cung cấp ít hay nhiều, tính chất thay thế của các yếu tổ đầu vào là dễ hay
khó , tầm quan trọng của yếu tố đầu vào cụ thể đối với hoạt động của doanh
nghiệp , khả năng của các nhà cung cấp và vị trí quan trọng của doanh
nghiệp đối với nhà cung ứng .Phân tích, tìm ra nguyên nhân mà nhà cung
ứng tạo sức ép để tính đến các giải pháp chống lại sức ép từ họ.
- Khách hàng.
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp .Muốn được họ lựa
chọn, tin dùng sản phẩm của mình thì đầu tiên doanh nghiệp phải hiểu rõ về

khách hàng của mình , họ cần gì , muốn gì , khả năng chi trả của họ đến đâu
…. Kế đó xác lập những tập khách hàng khác nhau như khách hàng tiềm
năng, khách hàng truyền thống, phân tích sự thay đổi trong thị hiếu của các
13
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
nhóm khách hàng qua từng thời kì từ đó để đưa ra những sản phẩm thích
hợp , thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng cao của khách hàng.
1.3.3. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp.
*Vấn đề về nhân sự:
- Thuận lợi, khó khăn trong việc huy động, sử dụng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực ổn định hay vẫn còn bất ổn .Trình độ nhân lực có theo kịp
với nhu cầu phát triển của công ty hay không .Mức độ đoàn kết trong doanh
nghiệp ra sao, chính sách hưởng lương và các khoản trợ cấp hiện tại của
doanh nghiệp có khuyến khích tinh thần lao động của họ .Trong môi trường
nội bộ doanh nghiệp, quan tâm tới nhu cầu hiện tại và tương lai của người
lao động , tôn trọng quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân, tạo môi trường
làm việc công bằng lành mạnh mọi người cùng nỗ lực cho mục tiêu chung .
Khi tìm hiểu phân tích tất cả điều này sẽ cho thấy được sức mạnh vô hình
dài lâu của doanh nghiệp .
* Vấn đề sản xuất
- Trình độ công nghệ hiện tại của công ty:
Công nghệ hiện tại của công ty ở mức độ nào so với các doanh nghiệp
sản xuất khác trong ngành và so với các nước sản xuất khác trên thế giới .
Công suất của dây truyền đã đáp ứng được với nhu cầu thị trường chưa .Khi
sử dụng công nghệ hiện tại mức độ phản ứng tiêu cực tới môi trường ở mức
nào .Mặt bằng hoạt động của công ty có những ưu nhược điểm gì …Đó là
những vấn đề mà ta cần quan tâm phân tích ở mục này .
*Hoạt động marketing.
14
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp

Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các ý tưởng liên quan
đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hóa và dịch
vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và tổ
chức .Mục tiêu của Marketing là thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của
khách hàng, đảm bảo được cung cấp sản phẩm ổn định với chất lượng theo
yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp thắng lợi
trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn .Hoạt động
Marketing của doanh nghiệp càng có chất lượng và ở phạm vi rộng bao
nhiêu doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ
cạnh tranh bấy nhiêu .
*Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm
mới và khác biệt hóa sản phẩm , sáng tạo , cải tiến hoặc áp dụng công nghệ ,
trang thiết bị kĩ thuật sáng tạo vật liệu mới ,… Khả năng ngiên cứu và phát
triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ
luôn phù hợp với cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ khác biệt hóa sản phẩm
sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả công nghệ, trang bị kĩ thuật , sáng tạo vật
liệu mới thay thế
* Vấn đề về tài chính.
Những thông tin tài chính cần phân tích rõ ràng chi tiết vì đây là điểm mấu
chốt quan trọng tác động trực tiếp tới mọi hoạt động phát triển của công ty
trong hiện tại và tương lai .Thu thập thông tin từ bản cân đối tài chính định
kì, báo cáo lỗ, lãi, báo cáo thu nhập, số liệu về chi phí kinh doanh huy động
và sử dụng vốn đầu tư, các vấn đề liên quan đến vốn vay và các nguồn huy
15
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
động tài chính khác, cơ cấu tài chính và khả năng sinh lời trong từng thời kì
cụ thể .Mọi thông tin này nhằm đánh giá khả năng hoạt động của doanh
nghiệp .
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Dựa vào các thông tin về mức tiêu thụ của doanh nghiệp theo quí, theo kì,
các thị trường tiêu thụ hiện tại và thị trường tiềm năng để dự báo nhu cầu
của thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp .xác đinh xu hướng
biến đổi mức cầu của khách hàng .Điều gì khiến khách hàng lựa chọn sản
phẩm, dịch vụ của công ty và điều gì còn khiến họ chưa hài lòng chấp nhận
sản phẩm .
* Các phương pháp thường dùng để phân tích, dự báo, đánh giá tình thế
doanh nghiệp bao gồm:
- Các phương pháp dự báo hồi quy (phương pháp trung bình trượt,
phương pháp hàm hồi quy v.v ).
- Các phương pháp điều tra xã hội (phỏng vấn, thực nghiệm).
- Các phương pháp chuyên gia: là phương pháp lấy ý kiến đánh giá của
nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, rồi xử lý các sai sót chủ
quan của họ.
1.3.4: Xác định các mục tiêu chiến lược.
* Khái niệm: Mục tiêu là trạng thái mong đợi, cần có của doanh nghiệp
sau một thời hạn đã định.
16
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
*Xác định mục tiêu các cấp
Mục tiêu cao cấp là mục tiêu bao trùm lâu dài, xuyên suốt quãng đời
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .Mục tiêu này chi phối các mục tiêu
khác trong đó có các mục tiêu chiến lược cho một thời kì chiến lược cụ thể.
Mục tiêu cấp này được xác định dựa trên cơ sở phân tích dự báo sự biến đổi
của môi trường vĩ mô có tầm nhìn xa, tổng quát.
Mục tiêu thứ cấp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu cao cấp, nó chính
là những mục tiêu cụ thể mô tả các kết quả mà doanh nghiệp cần đạt được
trong cácn thời kì cụ thể như về khả năng sinh lời, doanh thu, thị phần, năng
suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả ….
1.3.5: Xây dựng ma trận SWOT

Phân tích , tổng hợp thế mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức mà
doanh nghiệp sẽ đối mặt ở hiện tại và tương lai từ đó làm cơ sở để xây dựng
matrận SWOT nhằm trợ giúp cho việc xác định chiến lược tối ưu.
SWOT là ma trận thể hiện sự kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của doanh nghiệp để xây dựng nên những ý tưởng chiến lược. Để
dễ hiểu hơn ma trận được trình bày như sau:
Ma trân SWOT

17
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Các yếu tố nội bộ
DN
Môi trường kinh
doanh
Tập hợp các điểm mạnh
( S )
Tập hợp các điểm yếu
( W )
Tập hợp cơ hội
( O )
Chiến lược ( OS ):
Kết hợp cơ hội và điểm
mạnh vốn có
Chiến lược ( OW ) :
Nắm bắt cơ hội để khắc
phục điểm yếu
Tập hợp những đe dọa
( T )
Chiến lược ( TS ):
Dựa vào sức mạnh để

chống lại những đe dọa
hiện tại và tiềm ẩn.
Chiến lược ( TW ):
Định rõ điểm yếu và
nguy cơ đe dọa để xây
dựng chiến lược phòng
thủ.
1.3.6: Lựa chọn chiến lược trọng tâm, xây dựng chiến lược chức năng để
thực hiện.
Từ ma trận SWOT ta sẽ xác định được một tập hợp các ý tưởng chiến
lược tương ứng đi kèm.so sánh , cân đối các chiến lược này với các mục tiêu
đề ra để xác định các chiến lược trọng tâm( ngoài matrận SWOT ta có thể
dùng các matrận khác như BCG, MC kensay, SPACE, C.Hofer).Khi đã có
những ý tưởng chiến lược chúng ta dùng matrận QSPM để lượng hóa các
nhận định mà chúng ta đưa ra khi tập trung phân tích các nhân tố tác động từ
đó làm cơ sở để chọn ra chiến lược khả thi, ưu việt nhất.Sau khi đã xây dựng
được chiến lược thì ta bắt tay vào bước tổ chức thực hiện.
1.3.7: Tổ chức thực hiện chiến lược
18
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
*Thành lập bộ phận điều hành (thường là bộ phận marketing của
doanh nghiệp).
*Công bố các mục tiêu chung cần đạt, các giải pháp chính sách, các
nguồn lực sẽ sử dụng.
*Thành lập các mục tiêu của các chiến lược bộ phận (chức năng) .Từ
mục tiêu cấp chức năng chúng ta sẽ xác định được hành động cụ thể.
*Thành lập sơ đồ mạng (PERT) tiến độ thực hiện.
Chương II
19
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp

Thực trạng công tác xây dựng chiến lược phát triển sản xuất
kinh doanh tại THẾ HỆ MỚI- Hà nội
2.1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Thế Hệ Mới – Hà Nội
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH THẾ HỆ MỚI
Tên giao dịch quốc tế: General future company
Tên viết tắt: GFC
Trụ sở chính đặt tại: p2906 – nhà 34T khu trung hòa, nhân chính, quận cầu
giấy –Hà Nội.
THẾ HỆ MỚI là công ty chuyên sản xuất và chế biến các loại trà xuất khẩu .
Hàng năm, với dây truyền thiết bị sản xuất hiện đại và đội ngũ công nhân
lành nghề, công ty đã cho ra đời trên 20 loại sản phầm trà khác nhau nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng khó tính trên toàn thế giới
như Nga , Nhật , úc , czech ,…
2.1.1: Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH
Thế Hệ Mới – Hà Nội.
sau một thời gian dài sinh sống, học tập và làm việc tại nga.Ông ĐOÀN
ANH TUÂN trở về nước lập nghiệp.Năm 1996,được sự ủng hộ của một số
bạn bè, cộng sự ông đã mạnh dạn quyết định thành lập công ty THẾ HỆ
MỚI với số vốn pháp định ban đầu là 1200 triệu đồng .Công ty mới thành
lập hoạt động chủ yếu là thương mại .Công ty thu mua sản phẩm trà thô
trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài .Thị trường ban đầu của công ty là
nga .Sau một thời gian hoạt động thương mại, nhận thấy yêu cầu về chất
lượng sản phẩm từ khách hàng ngày càng cao, việc mua thu gom trà từ các
20
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
nhà máy sản xuất vừa và nhỏ trong nước không đảm bảo về chất lượng và số
lượng sản phẩm .Để đứng vững trên thị trường quốc tể, công ty cần có giải
pháp về chất lượng sản phẩm xuất khẩu mang tính dài lâu, bền vững .Vì vậy,
đến giữa năm 2001, THẾ HỆ MỚI tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế
biến tại tỉnh Vĩnh Phúc.Đầu năm 2002, nhà máy chính thức đi vào hoạt

động,toàn bộ hoạt động tinh chế trà được thực hiện tại đây .Khi mới thành
lập và bắt đầu kinh doanh, sản xuất, THẾ HỆ MỚI chỉ xuất được khoảng 20
tấn trà sang liên xô cũ nhưng cho đến năm 2006 thì doanh số của công ty đã
lên tới 7000 tấn trà xuất sang hơn 20 quốc gia, trong đó có Nga, Mỹ, Ấn Độ,
Sri-lan-ka, Pakistan,Irac, Czech, Japan….Cho đến nay, THẾ HỆ MỚI đã trở
thành nhà sản xuất có uy tín cả trên thị trường quốc tế và nội địa, đồng thời
là một trong những đơn vị xuất khẩu trà lớn nhất việt nam.
2.1.2: Hoạt động chính của công ty
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là chuyên chế biến, sản xuất, xuất
khẩu các sản phẩm về trà .Các hoạt động này được chia thành những khâu
chuyên biệt để thực hiện.Cụ thể :
Các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hành chính của THẾ HỆ MỚI
chủ yếu được tiến hành tại văn phòng 2906 nhà 34T khu đô thị mới Trung
Hòa Nhân Chính và tại văn phòng 309 đường Tây Sơn ,quận Đống Đa ,Hà
Nội.
Hiện nay, phần lớn hoạt động tinh chế, đóng gói xuất khẩu được thực hiện
tại nhà máy ở Vĩnh phúc .Nhà máy gồm có một xưởng với dây truyền thiết
bị máy móc sản xuất trà chất lượng cao hiện đại hoàn thiện và một kho chứa
rộng 10.000m2 .Qui trình sản xuất chi tiết được thể hiện trong sơ đồ sau:
21
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Trà tinh chế đã được phân loại và trà sơ chế từ nguyên liệu búp tươi tại các
công ty thành viên được kiểm tra chất lượng kĩ càng, sau đó đưa về tập
chung tại kho của nhà máy.Chè sơ chế được tách cẫng và được phân thành 7
loại khác nhau .Sau đó được đấu trộn đều với từng loại chè từ các công ty
thành viên .Trong trường hợp độ ẩm của chè cao trên mức cho phép là
8%,chè cần được xử lý sấy lại.Khâu cuối cùng trước khi vận chuyển là đóng
Nguyên liệu từ nhà
cung cấp
Chè sơ chế

Sấy
Tách cẫng
Sàng
Phân Loại Chè đã phân loại
Sấy khô
Đóng gói
22
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
gói chè trong bao nylon và thùng carton 20kg-60kg ,hoặc hộp giấy
100g,500g theo đơn đặt hàng.
Để phục vụ một lượng khách hàng lớn với các nhu cầu ngày càng đa dạng,
THẾ HỆ MỚI đã cho ra đời các sản phẩm sau:
-Trà xanh chiếm 1 phần nhỏ trong tổng sản phẩm của công ty nhằm đáp ứng
thị trường nội địa truyền thống, bao gồm 4 loại:
+ trà xanh ướp hương sen
+ trà xanh ướp hương nhài
+ trà xanh không ướp mang hương tự nhiên
+ trà olong ( sản phẩm trà cao cấp)

-Trà đen chiếm 80% tổng doanh thu, công ty bán dưới dạng nhiều loại đáp
ứng nhu cầu của các dân tộc trên thế giới.Trà đen gồm:
OPA , OP , FBOP , P , PS , BPS , Fanning,Dust.Trong các loại này , OPA
(chè đen cao cấp) chiếm 50% trong tổng sản phẩm trà đen . Ngoài ra ,cung
cấp cho thị trường nội địa chủ yếu đáp ứng phần nhiều nhu cầu của giới
trẻ ,công ty có 3 loại sản phẩm từ trà đen là trà chanh tan cozy , hồng trà
hương dâu cozy , trà gold cozy .Những sản phẩm túi nhúng sản xuất theo
công nghệ hiện đại của Anh và Nhật được cho ra đời hàng loạt và đã được
người tiêu dùng đón nhận khá tích cực vào cuối năm 2005, đầu năm 2006
Cùng với việc nâng cao, đa dạng hóa chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu
người tiêu dùng trong và ngoài nước, công ty cũng cải tiến nội chất cũng

như mẫu mã bao bì sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng,phù hợp với đặc
điểm thị trường sản phẩm.
2.1.3: Qui mô.cơ cấu tổ chức
2.1.3.1 Qui mô:
Qui mô và các đơn vị liên quan được thể hiện trên sơ đồ tổng hợp sau:
23
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
Sau 12 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, hiện nay THẾ HỆ MỚI đã có
hệ thống nhà xưởng sản xuất ,tinh chế hoàn thiện với dây truyền thiết bị hiện
đại .Hoạt động tinh chế, đóng gói thành phẩm được thực hiện tại nhà máy
sản xuất trà THẾ HỆ MỚI – Vĩnh Phúc .Ngoài ra công ty còn liên doanh
liên kết, góp vốn đầu tư, cổ phần từ 50 đến 70% với 12 công ty thành viên
khác chuyên cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường.Các công
ty này đều nằm ở những vùng trà trọng điểm và có vùng nguyên liệu búp
tươi riêng .Những vùng nguyên liệu này được chăm sóc, bón phân, phun
tưới thuốc bảo vệ thực vật nghiêm ngặt theo đúng qui trình khoa học vừa
đảm bảo số lượng, chất lượng nguyên liệu ngay từ khâu sử dụng búp tươi
đầu vào,vừa đảm bảo độ an toàn cao cho sản phẩm đồ uống.
2.1.3.2 Cơ cấu, tổ chức:
-Cơ cấu sở hữu, chủ doanh nghiệp và ban giám đốc:
Trong 12 năm hoạt động, công ty có nhiều thay đổi về cơ cấu sở hữu .Tuy
nhiên, ông ĐOÀN ANH TUÂN vẫn là cổ đông chính, đóng góp 60% tổng
Công ty
TNHH THẾ HỆ MỚI
Nhà máy trà
THẾ HỆ MỚI – Vĩnh
Phúc(100% vốn góp)
Các công ty thành viên
(12 công ty )
50-70% vốn góp

24
Phạm Thị Bích Hạnh – KTPT47A Chuyên đề tốt nghiệp
vốn đầu tư .Đến năm 2000, bà DOÃN NGÂN CHI, đã mua phần còn lại từ
các chủ đầu tư trước đó(40% tổng vốn đầu tư) .Quyền sở hữu và trách nhiệm
được thể hiện trong bảng dưới đây:
CƠ CẤU SỞ HỮU
Chủ sở hữu Quốc tịch Vốn góp (%) Chức vụ
ĐOÀN ANH
TUÂN
Việt nam 60% Giám đốc
DOÃN NGÂN
CHI
Việt nam 40% Phó tổng giám đốc
Ông Đoàn Anh Tuân sinh năm 1969, tốt nghiệp kĩ sư cơ khí trường đại học
kĩ thuật tại Nga .Sau khi tốt nghiệp ông thành lập công ty kinh doanh hàng
tiêu dùng , trong đó gồm có đồ uống và thực phẩm .Trong 5 năm kinh doanh
tại Nga, ông không những xây dựng cho mình kinh nghiệm quản lí, tiếp thị
và nắm vững thị trường Nga mà còn thiết lập và duy trì hệ thống phân phối
bán hàng đáng tin cậy trên thị trường này .Khi về nước ông chính là người
sáng lập và là giám đốc của công ty THẾ HỆ MỚI – Hà Nội từ khi thành lập
tới nay.
Bà Doãn Ngân Chi, sinh năm 1968, tốt nghiệp kỹ sư đại học Bách Khoa –
Hà Nội, chuyên ngành may mặc .Bà đã công tác tại một công ty may mặc
quốc doanh trong vòng 2 năm trước khi tham gia vào công ty THẾ HỆ MỚI.
Bà Chi đã tham dự nhiều lớp bồi dưỡng quản lí doanh nghiệp và kế toán do
trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tổ chức và đã tham gia một khóa học kế
25

×