Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Nguyễn Thò Thanh Hằng



Ý THỨC VỀ NGHỀ CỦA CÁC NHÀ VĂN
VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1930 – 1945

(QUA MỘT SỐ TUYÊN NGÔN NGHỆ THUẬT VÀ SÁNG TÁC TIÊU BIỂU)


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH THI




Thành phố Hồ Chí Minh - 2006


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường
ĐHSPTPHCM, Phòng KHCN – SĐH, tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ Văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Thi, người đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.
Cảm ơn gia đình và bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ vật chất cũng như làm chỗ dựa tinh
thần trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!















LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là một công trình nghiên cứu độc lập, những trích
dẫn được nêu trong luận văn đều là chính xác và trung thực.
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có một diện mạo mới mẻ, đầy khởi sắc. Sinh
hoạt văn học trở nên sôi động, hào hứng đặc biệt so với các thời kỳ trước. Trong khoảng mười
lăm năm, với sự xuất hiện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và phong trào Thơ Mới, văn học nước
nhà đã phát triển mạnh, có chất lượng cao. Thành tựu gặt hái được của văn học mười lăm năm
ấy thật là to lớn trên mọi trào lưu, mọi thể loại.
Mười lăm năm, văn học Việt Nam đã bước hết chặng đường dài hàng thế kỷ. Nguyên nhân
và động lực nào đã thúc đẩy văn học phát triển mạnh như thế ? Có thể kể đến nhiều nguyên
nhân, nhưng không thể không nói đến một động lực nội tại: sự trưởng thành trong ý thức về
nghề cũng như về cá tính sáng tạo của nhà văn. Đó cũng là lý do lựa chọn đề tài: “Ý thức về
nghề của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (qua một số tuyên ngôn nghệ thuật và
sáng tác tiêu biểu)” của tác giả luận văn.
2.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực tế cho thấy, những tác phẩm được tuyển chọn thuộc văn học Việt Nam giai đoạn 1930
– 1945 chiếm một số lượng không nhỏ trong chương trình phổ thông trung học. Là một giáo viên
dạy Văn rất tâm huyết với nghề, tôi không những khao khát chiếm lónh được một cách đầy đủ,
trọn vẹn toàn bộ kiến thức văn học giai đoạn này để truyền thụ tốt cho học sinh, mà còn muốn
thông qua việc tìm hiểu những tuyên ngôn nghệ thuật và các sáng tác tiêu biểu của một số nhà
văn lúc bấy giờ nhằm:
1. Thấy được sáng tạo văn chương nghệ thuật là một nghề lao động nghiêm túc đòi hỏi nhà
văn phải có ý thức, trách nhiệm cao.
2. Thấy được vai trò quan trọng của ý thức về nghề của các nhà văn để có thể lý giải nhiều
thành tựu vượt bậc cũng như sự đa dạng, phong phú và phức tạp của văn học thời kỳ 1930 –
1945.
3. Làm sáng tỏ những đóng góp tích cực, quý báu của các nhà văn giai đoạn này đối với
quá trình hiện đại hóa văn học cùng sự phát triển của nền văn học nước ta, từ đó, giúp độc giả
có sự hiểu biết sâu sắc hơn về họ.
3.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng. Tình
hình nghiên cứu bộ phận văn học này, ở hầu hết mọi khía cạnh, cũng diễn ra rất sôi nổi. Nhưng
nhìn chung, chưa có công trình nào đề cập đầy đủ và có hệ thống đến vấn đề ý thức về nghề
của các nhà văn.
3.1.
Trước Cách mạng tháng Tám
Ngay từ khi mới ra đời, Tự Lực Văn Đoàn và phong trào Thơ Mới đã gây ra nhiều cuộc
tranh luận gay gắt, quyết liệt trong giới nghiên cứu, phê bình mà nổi bật nhất, quan trọng nhất
chính là cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng “Nghệ thuật vò nghệ thuật” và “Nghệ thuật vò
nhân sinh”. Lần đầu tiên trong lòch sử văn học Việt Nam, những vấn đề lý luận văn học được
thảo luận một cách khá thấu đáo qua cuộc tranh luận này. Kéo dài từ năm 1935 đến năm 1939,
cuộc tranh luận đã thu hút một số người cầm bút tham gia và có tác động rõ rệt đối với đời sống
văn học lúc bấy giờ, đồng thời góp phần hình thành nền móng cho giai đoạn kế tiếp. Các nhà
phê bình văn học thuộc hai xu hướng đối lập này đã đưa ra nhiều quan niệm trái ngược nhau về
văn chương cũng như ý thức về nghề văn. Trong khi các nhà phê bình thuộc khuynh hướng
“Nghệ thuật vò nghệ thuật” nhận đònh về nhiệm vụ của văn chương: “Văn chương chỉ cần có một
chủ nghóa là kiếm và phô bày cái đẹp” (Thiếu Sơn, 80, tr.112), “Một tác phẩm đẹp tức là đã có
ích cho người xem rồi” (Hoài Thanh, 143, tr.149) thì các nhà phê bình theo khuynh hướng “Nghệ
thuật vò nhân sinh” cho là: “Văn chương phải mô tả sự sống để đánh dấu nó trên con đường phát
triển vô cùng tận, qua các biến thiên của các thế kỷ (…). Văn chương phải là khí cụ phát biểu và
lưu hành tư tưởng, tình cảm mạnh và đẹp. Văn chương, phải có tinh thần tranh đấu và lý tưởng”
(Trương Tửu, 143, tr. 420 – 423). Hay khi đề cập đến chức vụ của nhà văn, nếu quan điểm của
các nhà phê bình thuộc khuynh hướng “Nghệ thuật vò nghệ thuật” là: “Người nào muốn sống với
văn chương, trước hết phải biết giải phóng cho linh hồn, phải thoát ly được với hết thảy những
thành kiến về luân lý, về xã hội, về chính trò, về tôn giáo và chỉ biết có nghệ thuật mà thôi”
(Thiếu Sơn, 80, tr.112), “Nhà văn Việt Nam chỉ có một cái tôn chỉ để phụng sự: làm cho tiếng
Việt Nam thêm rõ ràng, thêm có khuôn phép, thêm phong phú và thêm “nhất trí”” (Lê Tràng
Kiều, 143, tr.359) thì ý kiến thống nhất của các nhà phê bình thuộc khuynh hướng “Nghệ thuật
vò nhân sinh” lại đối lập hoàn toàn. Họ viết: “Trong các công trình phá hoại và kiến thiết vinh
quang nhất của xã hội loài người, bao giờ nhà văn cũng đứng mạnh dạn vào hàng ngũ tiên

phong. Bao giờ nhà văn cũng vui vẻ, hăng hái giữ nhiệm vụ tên lính cảm tử phất cao ngọn cờ
tranh đấu, dắt xã hội chạy tìm những chân trời mới và đẹp trên con đường gay go của hạnh phúc”
(Trương Tửu, 143, tr. 422), “Chúng tôi biết rằng nhà văn có một cái thiên chức trọng đại: đánh
thức quần chúng và kích thích tranh đấu, bao giờ nghệ thuật cũng là một cái lợi khí tranh đấu
Nhà văn của các giai cấp nghèo phải sống cuộc đời của người nghèo khổ” (Cao Văn Chánh,
143, tr.478).
Thế nhưng, cho đến khi cuộc tranh luận trên kết thúc, vẫn không có nhà phê bình nào trực
tiếp đề cập đến vấn đề ý thức về nghề của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Năm 1942, tác giả của Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân đã bày tỏ quan điểm,
nhận đònh của mình về phong trào Thơ Mới. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng kết phong trào Thơ Mới,
cùng với việc chọn lọc và nêu ra những giá trò tích cực của nó, hai ông chỉ dừng lại ở chỗ phát
hiện ra những phong cách tiêu biểu, độc đáo của mỗi thi nhân, vấn đề lao động nghệ thuật vẫn
chưa được bàn luận.
Góp vào diễn đàn tranh luận về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, với công trình
“Nhà văn hiện đại” (hai tập), nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã điểm qua 79 nhà văn, nhà thơ tiêu
biểu của giai đoạn này. Sau khi phân tích những đặc trưng nổi trội của các “thi gia”, các “tiểu
thuyết gia” để bạn đọc biết qua về “sự tiến hóa của văn học hiện đại” (111, tr.6), ông khẳng
đònh: “Văn chương cũng chẳng khác nào các loài động vật, thực vật, văn chương cũng chòu chung
một luật tiến hóa như muôn loài, các loại văn nẩy nở, tự cấu tạo, chòu sự đào thải, biến đổi sinh
sinh hóa hóa như vạn vật” (111, tr. 1167 – 1168). Theo đó, Vũ Ngọc Phan vẫn chưa nhìn nhận
vấn đề lao động nghệ thuật của nhà văn. Ông cho là quá trình phát triển ấy tất yếu phải diễn
ra, do sự vận động nội tại của văn chương, mà chưa hề chú ý đến vai trò quan trọng của ý thức
về nghề của các nhà văn.
Đến năm 1944, Đặng Thai Mai, người được tiếp xúc với lý luận Mác – Lê Nin sớm, có lập
trường vững, yêu mến văn học và có một nền học vấn căn bản, đã cho ra đời cuốn Văn học khái
luận. Đây là tác phẩm lý luận văn học đầu tiên trình bày quan điểm văn học mác xít có hệ
thống. Khi bàn về vấn đề sáng tác, ông viết: “Ý thức rõ rệt về tính cách biến thiên của xã hội là
nguyên lý sáng tác của văn nghệ … Nếu khối óc của nhà văn không có những luồng sóng bất
bình, nếu như tâm hồn kẻ cầm bút không cảm thấy những nỗi đau đớn thiếu thốn của kiếp người,
những điều mong mỏi thiết tha của thời đại, nếu không lónh hội được tính cách luôn luôn biến

thiên của thế giới, của nhân sinh, nếu như đối với hiện tại, với tương lai không có một yêu cầu,
một hy vọng tin tưởng gì, thì cái văn mơn trớn béo tốt như đẫy thòt, trơn như tảng trán hói của nhà
trưởng giả, cũng chỉ là một “văn chơi” mà thôi, chả có ý nghóa gì là văn học ! Nhận rõ sứ mạng
lòch sử của nghệ thuật, cũng là nhận rõ hàng ngũ nhà văn trong xã hội. Cũng vì muốn đạt được
mục đích “phụng sự” đó mà nhà văn phải đào luyện nhân cách trong công tác hàng ngày, trong
đời sống công cộng. Nếu không có một mối “thông cảm” sâu xa, rộng rãi đối với đồng loại, nếu
không có lý trí thanh sở và ý chí vững bền, thì cũng không thể có một nghệ thuật thích nghi với
thời đại, bổ ích cho xã hội. Nhìn thấy sự mâu thuẫn của hiện đại, tin vào sự tiến hóa của loài
người, vào lực lượng của mình, của các đồng ngũ, lấy chân lí làm mục đích, không dối mình
không dối người, không ngã lòng trước trở lực, không đem nghệ thuật đi phục dòch một bọn “ông
chủ”, đi phụng sự tư lợi, quyết tâm góp một phần tâm huyết, trí tuệ vào công cuộc cải tạo xã hội,
ấy là điều kiện tâm lý của những công cuộc sáng tác”(96, tr.134 – 140).
Tuy vậy, cũng như các nhà phê bình văn học trước, Đặng Thai Mai vẫn chưa đề cập đến
vấn đề được nêu trong luận văn.
3.2. Sau Cách mạng tháng Tám
Sự tranh luận về văn học Việt Nam giai đọan 1930 – 1945 vẫn còn tiếp diễn. Đặc biệt, là
từ năm 1986 trở đi, trong không khí đổi mới tư duy, văn học được tiếp thêm luồng sinh khí mới.
Từ đó, cái nhìn của giới nghiên cứu về những đóng góp cũng như hạn chế của thế hệ nhà văn
giai đoạn 1930 – 1945 cũng có nhiều đổi thay.
Giành trọn cuốn Về Tự Lực Văn Đoàn (1989), sau khi đã điểm qua các nhà văn nòng cốt,
Nguyễn Trác cùng Đái Xuân Ninh đều nhận đònh: “Họ là những nhà văn tiểu tư sản thức thời, có
tinh thần dân tộc, có một lý tưởng thực tiễn là dựa vào tình hình cụ thể để hoạt động và làm ăn
bằng văn học. Hoạt động và làm ăn bằng văn học có nghóa là viết lách được thường xuyên về đề
tài xã hội, và xuất bản được, để có thể tự lực sống bằng lao động nghệ thuật của mình, không
phải ngửa tay lónh lương hàng tháng của chính quyền Pháp” (159, tr.20). Lời nhận đònh đó cho
thấy hai ông đều thừa nhận viết văn cũng là một hình thức lao động nghệ thuật, một phương kế
để sinh nhai.
Không dừng lại ở đó, trong Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 (2002), Phan Cự Đệ
đã tìm ra quan niệm thẩm mỹ, chỉ ra sự bế tắc, thoát ly cũng như những tiến bộ của lớp nhà văn
giai đoạn này. Ở phần lý giải về những hạn chế trong quan niệm của họ, ông có đề cập đến vấn

đề ý thức của nhà văn: “… Lòch sử phong trào “Thơ Mới” cũng chứng minh rằng, bất cứ một nhà
thơ nào chạy theo ý thức hệ cá nhân tư sản, thì tài năng của người đó thế nào cũng bò thui chột đi
và anh ta chỉ có thể ngày càng đi vào ngõ cụt tối om. Con đường sáng tác ngày càng đi xuống của
Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử … trước 1945 đã nói lên
rất rõ điều đó. Một số thi só khi đã gắn liền với ý thức hệ cá nhân tư sản, khi đã thoát ly khỏi
quần chúng và thu mình vào cái “tôi” cô đơn, nhỏ bé, thì không thể nào trở thành một nhà thơ lớn
được. Một nhà thơ trữ tình lớn phải nói lên được nguyện vọng của quần chúng, phải là phát ngôn
nhân của thời đại …”(29, tr 484). Để lập luận của mình tăng sức thuyết phục hơn, ông đã dẫn lời
nói của nhà phê bình người Nga Biêlinxki: “Không một nhà thơ nào có thể trở thành vó đại do tự
thân mình, và qua tự thân mình, qua những đau khổ riêng, sướng vui riêng của mình, bất kỳ nhà
thơ lớn nào sở dó được xem là vó đại, là nguồn gốc những niềm đau khổ và vui sướng của họ đã
bắt rễ sâu vào mảnh đất xã hội và lòch sử, và do đó mà họ là một cơ quan và một đại biểu của xã
hội, của thời đại, của nhân loại” (29, tr.484 – 485 ). Như vậy, Phan Cự Đệ đã thừa nhận việc
xác đònh ý thức hệ của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là rất quan trọng vì nó là
cơ sở để nhà văn xây dựng cho mình ý thức về nghề và cũng chính nó chứ không phải nhân tố
nào khác sẽ quyết đònh sự thành công hay thất bại của nhà văn.
Gần đây hơn, Hà Minh Đức với công trình Khảo luận văn chương (2003) đã chỉ ra sự khác
nhau về quan điểm nghệ thuật giữa các nhà văn lãng mạn và các nhà văn hiện thực giai đoạn
1930 – 1945: “Nếu quan điểm nghệ thuật lãng mạn chỉ nghó đến việc viết cho riêng mình, thỏa
mãn ý thích của riêng mình thì các nhà văn hiện thực lại luôn nghó đến người đọc”. Ông đặc biệt
nhấn mạnh: “Tác phẩm văn chương phải hoàn thiện với tài năng sáng tạo của người viết, không
thể tùy tiện, thiếu trách nhiệm với sản phẩm tinh thần của mình. Không thể đem đến cho người
đọc một cái gì thiếu chuẩn mực và chưa hoàn chỉnh (…). Nhà văn phải hiểu thiên chức của ngòi
bút” (35, tr.108). Sau khi đã đưa dẫn chứng chứng minh điều mình nói, ông đề cao các nhà văn
hiện thực và những sản phẩm tinh thần của họ: “Rõ ràng các nhà văn hiện thực đều rất có ý thức
về trách nhiệm, về nghề văn và họ cùng có quan điểm sáng tác gần gũi. Suốt trong hơn một thập
kỷ phát triển của văn học, dòng văn học hiện thực với tư cách chính thống của một dòng văn học
công khai đã làm hết sức mình, vừa đảm nhiệm phản ánh chân thực bộ mặt thật của xã hội thực
dân phong kiến lại vừa có tác dụng thức tỉnh ý thức đổi thay hoàn cảnh xã hội để hướng tới một
cuộc sống tốt đẹp hơn”(35, tr.109). Xét kỹ ra, Hà Minh Đức dẫu có nói đến quan điểm nghệ

thuật và ý thức về nghề của các nhà văn cũng như tác dụng ngòi bút của họ, nhưng ông vẫn
chưa khai thác vấn đề một cách toàn diện, tập trung.
Nếu như từ năm 2000, độc giả thấy có sự xuất hiện của loại sách tập hợp những bài nghiên
cứu, phê bình văn nghiệp của các nhà văn Việt Nam, mà phần lớn là các nhà văn thế hệ 1930 –
1945, như: Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn, Khái Hưng – nhà tiểu thuyết xuất
sắc của Tự Lực Văn Đoàn, Thế Lữ – cây đàn muôn điệu v.v… , thì đến năm 2003, loại sách này,
với cái tên chung dễ nhận biết: X – Về tác gia và tác phẩm (X: tên của một nhà văn, nhà thơ nào
đó) ngày càng được xuất bản nhiều hơn. Đây là loại sách cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu
cần thiết về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, thi pháp, phong cách sáng tác … của các văn nhân.
Dẫu vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo và toàn diện ý thức về nghề của
các nhà văn.
Nhìn chung, tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930
– 1945, nhưng vẫn chưa có tài liệu nào xoáy sâu vào tìm hiểu cho thật đầy đủ vấn đề ý thức về
nghề của các nhà văn. Với luận văn này, người viết hy vọng được góp vào diễn đàn vốn quá sôi
nổi ấy một tiếng nói, dù rất nhỏ để việc nghiên cứu về một giai đoạn của văn học nước nhà
ngày thêm hoàn thiện.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN
4.1.
Phạm vi nghiên cứu
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp; có nhiều
vấn đề cần nghiên cứu và làm sáng tỏ. Nhưng với tầm hiểu biết còn hạn chế cùng thời gian cho
phép, trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, người viết chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu tuyên ngôn
nghệ thuật thể hiện qua thực tế sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu, như: Khái Hưng, Thạch
Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tố Hữu, Hồ Chí Minh …, để thấy được ý
thức về nghề của họ.
Đồng thời, trong quá trình phân tích, khi cần thiết, người viết sẽ liên hệ với một số tuyên
ngôn nghệ thuật của các tác giả cùng thời, hoặc trước đó để làm sáng tỏ vấn đề.
4.2.
Đóng góp mới của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu một số tuyên ngôn nghệ thuật và sáng tác tiêu biểu của các nhà

văn đã được giới thiệu ở trên, người viết sẽ giúp độc giả:
a. Phát hiện ra ý thức về nghề của các nhà văn tiêu biểu và vai trò của nó trong sự phát
triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
b. Khẳng đònh viết văn là một nghề lao động nghiêm túc, đầy sáng tạo, đòi hỏi nhà văn
không chỉ có khả năng thiên phú mà còn phải có tâm, có tài, có sự cố gắng nỗ lực cao.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kết hợp sử dụng các phương pháp:
5.1.
Phương pháp hệ thống
Trong quá trình tìm hiểu quan niệm sáng tác của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945, người viết sẽ tiến hành khảo sát, hệ thống các quan niệm có tính chất “tuyên ngôn nghệ
thuật” của họ lại. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ giữa các
yếu tố bộ phận của đối tượng nghiên cứu.
5.2. Phương pháp so sánh
Để thấy được những nét mới mẻ trong ý thức về nghề của các nhà văn thế hệ 1930 – 1945,
người viết sẽ so sánh quan niệm sáng tác giữa các nhà văn cùng thời và cũng đối chiếu cả với
quan niệm sáng tác của các nhà văn trước đó. Phương pháp này sẽ giúp cho người viết vừa khái
quát hóa được sự phát triển trong quan niệm sáng tác của các nhà văn, vừa chỉ ra được những
đóng góp mới của các nhà văn giai đoạn này đối với tiến trình phát triển của văn học.
5.3.
Phương pháp loại hình
Phương pháp này sẽ giúp cho người viết hiểu biết sâu sắc hơn ý thức về nghề của các nhà
văn giai đoạn 1930 – 1945 thông qua việc tập hợp, tìm hiểu - theo thể loại – một số tác phẩm
tiêu biểu của các nhà văn đại diện (đã được giới thiệu ở trên), phát hiện ra giá triï của chúng
cũng như sự thống nhất hay không thống nhất giữa chúng với tuyên ngôn nghệ thuật của những
người sáng tác.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Bố cục của luận văn được chia làm 3 phần:

Phần I: MỞ ĐẦU

11 trang

Phần II: NỘI DUNG LUẬN VĂN

Gồm 3 chương:

Chương 1: Quan niệm mới về đòa vò của văn chương trong
đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
33 trang

Chương 2: Những tuyên ngôn nghệ thuật mang ý thức về
nghề của nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945.
113 trang

Chương 3: Từ ý thức về nghề đến cá tính sáng tạo và sự
phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
34 trang

Phần III: KẾT LUẬN
4 trang

Tài liệu tham khảo 13 trang

Phụ lục 11 trang

Chương 1
QUAN NIỆM MỚI VỀ ĐỊA VỊ CỦA VĂN CHƯƠNG TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
“Văn học là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng” (88, tr.54), ra đời từ
khi loài người sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo. Trải qua bao bước thăng trầm, sự phát

triển của văn học luôn gắn liền với sự phát triển của lòch sử xã hội, mà lòch sử xã hội Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945 lại có nhiều biến động lớn. Cái mới hình thành và lấn dần cái cũ, cái cũ
sắp sụp đổ nhưng cái mới chưa đủ mạnh để thay thế. Con người thế hệ mới ra đời, với “khát
vọng được thành thực”, luôn cố gắng vươn lên nhằm tự khẳng đònh mình. Văn học bắt nguồn từ
đời sống và phản ánh đời sống, do đó, cũng biến đổi theo và trở thành hàng hóa. Nhiều khuynh
hướng, trường phái văn học lần lượt ra đời. Mỗi trường phái có quan điểm nghệ thuật, có tôn chỉ
hành động riêng. Ý thức về nghề của các nhà văn, vì vậy, cũng ngày càng phát triển và được
xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sáng tác.
Không đồng nhất với quan điểm sáng tác hay quan niệm nghệ thuật (về con người trong
văn học), ý thức về nghề là sự nhận thức tự giác của nhà văn về nghề viết văn, được thể hiện
qua tuyên ngôn (quan niệm) nghệ thuật và thực tế sáng tác của chính nhà văn đó.
Hầu hết các nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945 đều có ý thức sâu sắc về nghề. Họ vừa
am hiểu kỹ thuật sáng tác, vừa rất quý trọng văn chương, luôn xác đònh rõ phẩm chất cần có để
hành nghề, tác nghiệp. Nghó rằng sự thành thực là cái then chốt của người nghệ só, Nam Cao
khảng khái: “Cái nghề văn, kò nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào” (84, tr.53);
Thạch Lam càng mạnh mẽ: “Một nhà văn không thành thực, không bao giờ trở nên một nhà văn
giá trò (…). Và không có gì đáng bỉ cho một nhà văn hơn là mình tự dối mình” (12, tr.575). Tha
thiết yêu nghề, cảm thấy hạnh phúc vô biên khi được sáng tác: “Mỗi khi cầm bút ướm thử nó lên
tờ giấy trắng trong, tinh khiết, tôi thấy sung sướng vô vàn, sung sướng đến chảy nước mắt ra, đến
nỗi có thể tưởng rằng mình sẽ chết ngay nếu bò mất quyền viết” (Nguyễn Tuân, 72, tập 8, tr.262),
các nhà văn hiện đại thời bấy giờ đã đặt hết tâm huyết vào văn chương, xem văn chương là cái
nghiệp, là duyên nợ của mình: “Người viết văn với văn chương hình như có một mối duyên nợ gì
ngấm ngầm với nhau ấy, rứt không ra” (Nguyễn Công Hoan, 55, tr.113).
Hơn nữa, với tinh thần trách nhiệm cao: “Cái thiên chức của nhà văn cũng như những chức
vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt, để trong đời có nhiều công bằng, nhiều thương
yêu hơn” (Thạch Lam, 12, tr.591), càng ý thức rõ sức mạnh của công cụ: “Văn chương là một thứ
khí giới thanh cao và đắc lực” (Thạch Lam, 12, tr.62) góp phần đấu tranh và cải tạo xã hội, các
nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945 càng hiểu thấu cả sự bất lực trong sáng tác: “Cái gì nhà
văn không cảm thấy mà bòa ra, nó vẫn có vẻ một vật thừa, một vật vô ích” (Thạch Lam, 12,
tr.574). Nam Cao cương quyết không chấp nhận sự cẩu thả trong văn chương: “Sự cẩu thả trong

bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê
tiện” (84, tr.143). Thế nhưng, cuộc sống đói nghèo gieo neo, khốn khổ, lắm khi không cho họ
được toại nguyện. Do đó, muốn tồn tại trong hoàn cảnh văn chương trở thành hàng hóa, họ càng
phải nỗ lực học hỏi, mài dũa công cụ nhiều hơn. Thạch Lam khẳng đònh: “Làm thợ, đi buôn còn
phải khó nhọc, còn phải học nghề; tại làm sao viết văn lại không muốn học, không muốn cố ?”
(12, tr.573).
Cố công học tập, dồi mài, hơn ai hết, văn nghệ só giai đoạn 1930 – 1945 rất có ý thức về
việc sáng tạo và tiêu thụ sản phẩm, về phổ cập và nâng cao: “Một tác phẩm thật giá trò, phải
vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó
phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình … Nó làm cho người gần người hơn” (Nam Cao, 16,
tr.212). Họ hằng ao ước sáng tác được những tác phẩm như thế, cũng như luôn mong mỏi tác
phẩm của mình được bạn đọc tán dương. Có điều vận đỏ vẫn không thường đến với những người
theo đuổi nghiệp văn chương. Không ít nhà văn, ngay từ tác phẩm đầu tay, đã chuốc lấy sự thất
bại, mà Thành – nhà văn Văn Sơn trong Cuốn sách bỏ quên của Thạch Lam - là một ví dụ tiêu
biểu. Từ khi gởi bản thảo Người bạn cho nhà xuất bản, Thành cứ thấp thỏm trông chờ sự tiếp
nhận của công chúng: “Trong những đêm không ngủ ở nhà quê, chàng vẫn mơ tưởng một sự
thành công rực rỡ xứng đáng với tài năng. Những lúc đó, Thành sung sướng như nhấp chén rượu
mạnh mà hơi men làm say sưa dần dần. Chàng tưởng sách của chàng đã được thiên hạ hoan
nghênh nhiệt liệt, các báo đua nhau tán thưởng và bán chạy hết ngay trong tháng xuất bản” (12,
tr.211). Thế nhưng, thực tế hoàn toàn ngược lại. Câu trả lời theo một nhòp trầm và khó chòu của
ông Xuân đã khiến cho anh bàng hoàng, hụt hẫng: “Sách của ông không được ai hoan nghênh cả
(…). Tôi chưa in ra cuốn sách nào khó bán như thế” (12, tr.209 – 210). Thành đành tìm đủ mọi lý
do để tự an ủi mình. Nào là: “Sách không bán chạy chưa phải chứng tỏ rằng chàng không có tài;
nhiều nhà văn nổi tiếng khắp hoàn cầu lúc mới đầu chẳng bò thiên hạ bỏ quên và hững hờ là gì ?
Sự lãnh đạm của công chúng nhiều khi là cái dấu hiệu của một tài năng xuất chúng không được
người ta hiểu, vì vượt ra ngoài khuôn sáo thường” (12, tr.212) , nào là: “Người nghệ só phải
không cần đến sự hoan nghênh của công chúng bởi tự mình đã được hưởng cái thú thần tiên của
sự sáng tác; được hoan nghênh nhiều khi chỉ làm hại cho nghệ só, vì khiến cho nghệ só tự mãn và
nô lệ cái sở thích của người đọc” (12, tr.213). Thực tế, người đọc chính là nguồn cổ vũ, động

viên, khích lệ sự sáng tạo của nhà văn. Tuy nhiên, đôi lúc sự cổ vũ đó có thể khiến cho nhà văn
ỷ lại, không chòu làm việc hết mình. Vì vậy, trên cơ sở nhận rõ tình hình xã hội, phân biệt rạch
ròi hai loại độc giả: “Hạng độc giả chỉ cốt xem truyện và hạng độc giả thích suy nghó, thích tìm
những trạng thái tâm lý giống tâm hồn mình” (12, tr.592), qua truyện ngắn này, Thạch Lam
nhằm muốn nhắn nhủ tất cả nhà văn: cần “có cái tự kiêu của người độc lập và tâm hồn thanh
cao” (12, tr.587), phải thành thật với mình, phải phản ánh đúng điều mình cảm nhận, bởi “chỉ có
những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào
nhất thời để suy xét đến những tính tình bất diệt của loài người, chỉ những tác phẩm đó mới vững
bền mãi mãi” (12, tr.577), còn “những nhà văn nào ồ ạt theo thời chỉ tạo ra được những tác phẩm
số phận mỏng manh” (12, tr.577).
Càng gắn bó với nghề văn, các nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945 càng ý thức rõ vai
trò của đam mê và khát vọng. Nhờ có đam mê và khát vọng, họ mới có thể “sinh ư nghệ, tử ư
nghệ” với văn chương, “một nghề bạc bẽo nhất đời mà những phút vinh quang làm rạng rỡ
thoáng qua không an ủi nổi một đời đau buồn khổ nhục” (72, tr.356). Nhân vật Hộ (Đời thừa)
của Nam Cao đã thấy rằng: “Tôi mê văn quá nên mới khổ” (84, tr.145). Nhưng cũng như Hộ,
Nam Cao và các nhà văn khác dù “biết đa mang là khổ” (168, tr.26) vẫn trọn một lòng sống chết
với nghiệp văn: “Ấy thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi
lấy cái đòa vò của tôi, chưa chắc tôi đã đổi” (84, tr.145). Hơn nữa, họ còn “nguyện sẽ cam chòu tất
cả những thiếu thốn, đọa đày mà văn nhân nước mình phải chòu (…), sẵn lòng từ chối một chỗ làm
kiếm nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn …” (84,
tr.64).
Thêm vào đó, với sự bừng tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, các nhà văn hiện đại thời bấy giờ
rất có ý thức về kế thừa và cách tân; về dân tộc và nhân loại. Họ không chỉ biết tiếp thu thành
tựu văn học của bao thời đại trước, mà còn tích cực góp phần làm thay đổi diện mạo văn học,
giúp văn học phát triển mạnh mẽ cả về nghệ thuật lẫn nội dung. Càng hăm hở đem đến cho văn
học nhiều sự cách tân, văn nghệ só giai đoạn này càng chú tâm đến vấn đề dân tộc và nhân loại.
Qua Tiên (Những ngày vui), Khái Hưng mong muốn: “Nghề báo phải là một nghề tự do để có thể
bênh vực được những người yếu hèn, khổ sở. Chứ viết báo để làm quảng cáo cho một hãng ô tô,
hay để nêu lên những bài viển vông thì viết báo để làm gì !” (59, tr.163). Vũ Trọng Phụng khao
khát: “Tiểu thuyết là sự thực ở đời” (130, tr.284). Thể trạng yếu đuối không cản trở được ước

nguyện cầm bút chiến đấu của Nam Cao. Và biết bao nhà văn, nhà thơ cách mạng như: Sóng
Hồng, Tố Hữu, Hồ Chí Minh … cũng đã vì nước, vì dân mà sáng tạo nên vô số tác phẩm vạch
mặt đế quốc, đả kích cường quyền …, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và nhân loại.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu
chính là nhờ vào sự đóng góp nhiệt tình của một đội ngũ nhà văn như thế. Vậy sự tiến bộ về ý
thức của những nhà văn giai đoạn này có được là nhờ đâu ?
1.1.
Những nhân tố làm thay đổi quan niệm văn chương, hình thành ý thức về nghề của nhà
văn
1.1.1 . Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn học
1.1.1.1.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Bước vào thập niên ba mươi của thế kỷ XX, kinh tế – xã hội Việt Nam có nhiều đổi khác.
Hai cuộc chiến tranh khai thác thuộc đòa quy mô của thực dân Pháp trước và sau chiến tranh thế
giới lần thứ nhất (1914 – 1918) đã làm cho diện mạo bên ngoài cũng như cấu trúc bên trong của
xã hội Việt Nam đổi thay không nhỏ. Từ một nền kinh tế thuần nông nghiệp, đến đây, nó đã
chuyển sang nền kinh tế tiền công nghiệp. Tuy quy mô không lớn, nhưng thành thò vẫn có sự
phát triển đáng kể. Các tầng lớp thò dân như: công chức, doanh nhân, kỹ nghệ gia, công nhân,
dân nghèo thành thò, học sinh, sinh viên, … ngày càng đông. Do sống tập trung có thu nhập ổn
đònh và cao hơn nông dân, lại chòu ảnh hưởng của văn hóa văn nghệ phương Tây, nên nếp sinh
hoạt văn hóa tinh thần quen thuộc nhưng xưa cũ đã kém dần sức hấp dẫn đối với thò dân, đặc
biệt là đối với trí thức Tây học – những người có khả năng tiếp nhận văn học khá nhanh nhạy.
Họ đòi hỏi văn học nghệ thuật phải đổi mới, phong phú, đa dạng và hiện đại hơn. Vì vậy, từ
năm 1930 đến năm 1945, văn học đã trở thành một sinh hoạt xã hội rộng rãi và là nhu cầu phổ
biến của số đông trong xã hội. Nhiều cuộc tranh luận diễn ra trong suốt 15 năm về các vấn đề
văn học khác nhau, thu hút sự chú ý của đông đảo quần chúng, cho thấy mối quan tâm lớn của
xã hội đối với văn học. Điều đó vừa phản ảnh sự tồn tại của nhiều quan niệm văn học khác
nhau, vừa cho thấy tính chất phức tạp của bầu không khí xã hội lúc bấy giờ. Có thể nói, lần đầu
tiên trong lòch sử Việt Nam, văn học có được lượng công chúng đông đảo như thế. Sự đa dạng

về trình độ và thò hiếu của công chúng đòi hỏi sự đa dạng trong sáng tác. Nhưng cơ bản họ có
một nét chung: nhu cầu tìm đến văn học như một phương tiện giải trí, một công cụ nhận thức về
thực tại cuộc sống đang biến đổi xung quanh, hay là những bí ẩn trong thế giới nội tâm con
người hơn là những lời giáo huấn đạo đức. Khác với độc giả thời trước, “công chúng văn học giai
đoạn này đã thể hiện tính chủ động trong tiếp nhận bằng sự tham gia phát biểu trên báo chí, bằng
khả năng tiêu thụ sách báo của mình. Trong thực tế, khi tác phẩm văn học phần nào mang ý
nghóa là một sản phẩm hàng hóa thì vai trò chi phối của độc giả đối với thò trường chữ nghóa
không nhỏ” (173, tr.53). Nhà văn nào muốn gầy dựng được tên tuổi thì phải không ngừng đổi
mới đề tài, nâng cao chất lượng sáng tác, trình độ tay nghề, phải có ý thức về nghề.
1.1.1.2.
Điều kiện văn hóa – giáo dục
Năm 1919, thi cử Nho học bò chế độ thực dân bãi bỏ. Hệ thống giáo dục Hán học bò triệt
tiêu. Hệ thống nhà trường Pháp – Việt, dù chưa được phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đã đủ để
hình thành một lực lượng trí thức mới – lực lượng trí thức Tây học. Lực lượng này, đến năm
1930, theo thống kê niên giám của Đông Dương, đã xấp xỉ ba trăm ngàn người. Họ là những
công chúng mới, những người đọc mới, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã quen với
những điều mới mẻ của văn học phương Tây, từ thể loại đến bút pháp, từ phong cách đến ngôn
ngữ. Cũng từ trong hàng ngũ công chúng mới ấy, một lớp nhà văn mới đã xuất hiện. Cùng với
số nhà nho “phá nghiệp” ra phố phường kiếm sống bằng nghề làm báo, viết văn, do sự phân
công xã hội thoát khỏi tình trạng kiêm nhiệm, họ dần dần đi vào con đường chuyên môn hóa.
Lớp nhà văn chuyên nghiệp này ngày càng đông đảo, đa dạng, với nhiều sở trường và xu hướng
khác nhau. Họ đã cho ra đời nhiều sáng tác mới trên tất cả các thể loại: tiểu thuyết, truyện
ngắn, tùy bút, phóng sự, thơ, kòch, lý luận, phê bình, nghiên cứu v.v… và cũng chính họ đã khởi
xướng nhiều cuộc tranh luận về các vấn đề văn học trên báo chí. Dù xuất thân từ Hán học hay
Tây học, để đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, các nhà văn thời bấy giờ đều tự trang bò thêm cho
mình kiến thức từ nhiều nguồn, bởi họ đã đến với văn chương bằng tất cả sự lựa chọn có ý thức.
Ở vào cảnh ngộ mất nước, chưa thể làm gì để biến đổi xã hội, những nhà văn giàu nhiệt huyết
này đã cầm bút tái hiện lại thực trạng xã hội, dồn cả tâm sức vào việc xây dựng, hoàn thiện và
phát triển tiếng Việt, văn chương, nhằm vun đắp cho tinh thần dân tộc, với công cụ đắc lực là
chữ quốc ngữ. Đây là phương tiện giao tiếp tiện lợi và hiện đại, “là hệ thống ngôn ngữ – văn tự

lý tưởng… đã thực sự chắp cánh cho nền văn học mới” (149, tr.62).
Với tư cách là chủ thể sáng tạo, các nhà văn có ý thức về nghề giai đoạn này đã vượt
thoát khỏi vai trò người giáo huấn và cả vai trò văn nhân tài tử để sống đúng với nghề nghiệp
của mình. Bởi theo họ, giờ đây, văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, có vai trò quan
trọng đối với xã hội, góp phần cải tạo xã hội, do đó, không thể xem việc sáng tác chỉ đơn thuần
là phương tiện giải trí hay là cách để mưu sinh. Chức năng của văn học được nhận thức thật đầy
đủ nên tình trạng quan niệm “văn – triết – sử bất phân” tồn tại khá lâu trong văn học Việt Nam
cũng chấm dứt. Hơn nữa, ý thức rõ về nghề nghiệp, các nhà văn thế hệ 1930 – 1945 còn luôn cố
gắng đấu tranh cho tính toàn vẹn của văn học, trong phạm vi khả năng của mình. Kết quả là họ
đã tạo được sự bừng dậy và trưởng thành nhanh chóng của tất cả các thể loại cùng sự nở rộ về
xu hướng và phong cách sáng tác. Có thể nói, chưa giai đoạn nào, văn học phát triển mạnh mẽ,
đa dạng như lúc này. Với thơ, đã có thơ lãng mạn, hiện thực, tượng trưng, siêu thực … Với tiểu
thuyết, có tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lòch sử, tâm lý, tả chân, lãng mạn v.v… Mỗi nhà văn,
nhà thơ là một cá tính sáng tạo riêng, rất ít trùng lặp về phong cách, bút pháp. Đã có sự chuyên
môn hóa cao giữa các bộ môn, các thể loại văn học. Các nhà văn đều nhanh chóng vượt qua giai
đoạn thử sức ban đầu để đi vào lónh vực sở trường của mình, với nhiều đóng góp thật sự có giá
trò.
1.1.1.3.
Điều kiện vật chất – kỹ thuật
Từ năm 1930, những cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển của văn hóa, văn
học như nhà in, nhà xuất bản, báo chí … đã được trang bò đầy đủ, dồi dào ở khắp các thành phố
trong cả nước. Chỉ tính riêng báo chí, từ tờ Gia Đònh báo – tờ báo đầu tiên ra đời năm 1865, đến
thời điểm này, cả nước đã có tới 80 tờ nhật báo, tuần báo, tạp chí.
Trong quá trình tiến lên ấy, báo chí ngày càng gắn chặt với văn học, thúc đẩy văn học phát
triển, và góp phần củng cố thêm ý thức về nghề của nhà văn. Nếu trước năm 1930, báo chí chủ
yếu giúp người đọc làm quen với chữ quốc ngữ và văn hóa phương Tây thì sau đó, báo chí đã
góp phần lớn trong việc kích thích không khí sáng tác và không khí tiếp nhận dòng văn học mới.
Đặc biệt, từ năm 1932 đến năm 1935, do Pháp mở rộng phong trào báo chí bản xứ mà báo chí
càng phát triển mạnh (chỉ mới nửa đầu năm 1933, đã có 27 tờ báo được phép ra đời). “Là miếng
đất tốt cho việc gieo hạt văn chương” (55, tr.91), hầu như trên tất cả các báo lúc bấy giờ đều có

mục sinh hoạt văn học thường xuyên như: văn uyển, điểm sách, tin văn, giới thiệu sách mới, sưu
tầm văn học, giới thiệu các truyện ngắn và tiểu thuyết đăng nhiều kỳ … Chính nơi đây là diễn
đàn để các trí thức Việt Nam trao đổi về các vấn đề văn hóa, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn chương;
đồng thời cũng là nơi tạo ra một không khí kích thích sự sáng tạo, sự thể nghiệm và những tìm
tòi, học hỏi của các nhà văn trên con đường cầm bút. Không những thế, báo chí còn dần dần trở
thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được của quần chúng ở đô thò và những người có
học ở nông thôn. Cho nên, dù muốn hay không, các nhà văn cũng phải phát huy tối đa tinh thần
sáng tạo cùng với ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Điều đó cũng có ý nghóa là báo chí đã
góp phần đắc lực trong việc khơi dậy và phát triển ý thức cá nhân.
1.1.2.
Sự phát triển của ý thức cá nhân
Những biến động mạnh mẽ của xã hội Việt Nam từ đầu những năm 30 đã làm bừng tỉnh và
phát triển ý thức cá nhân. Đây là một nét mới trong ý thức xã hội có ý nghóa tiên quyết cho
công cuộc cách tân văn học thời kỳ này. Nói đến ý thức cá nhân là nói đến cái Tôi. Cái Tôi
(Individu) là một khái niệm triết học nhằm chỉ tính độc đáo, cá biệt của nhân cách cá nhân,
đánh dấu sự tự ý thức đầu tiên của con người về chính mình với tư cách là một cá thể khác với
tha nhân. Từ đây ý thức về sự hiện hữu, về bản thể, sinh tồn cũng như về sứ mệnh và bổn phận
làm người đã khẳng đònh vò thế mới của cái Tôi cá nhân. Nó không còn là “những yếu tố đồng
tính của đám đông là xã hội hay cái tôi chìm đắm trong cái ta vô ngã” (166, tr.76).
Ở Việt Nam, trong xã hội phong kiến trung cổ, giáo lý phong kiến không công nhận cá
nhân. Cá nhân không có quyền sống riêng. Mỗi người chỉ là một phần tử trong cộng đồng giữa
bao nhiêu quan hệ cộng sinh chồng chéo chứ không bao giờ là một nhân cách độc lập. Tính chất
đặc đònh của quan hệ cộng đồng làng xã, quan hệ gia tộc, huyết hệ đòi hỏi con người phải quên
phần cá nhân của mình để sống đúng với chính danh, phận vò, đúng với cái khuôn cứng của trật
tự xã hội. Nghó về điều này, Xuân Diệu đã từng kêu lên: “Lễ nghi, đạo đức trói buộc con người
Việt Nam trong bao nhiêu lâu ? Hồn thơ bò ngạt giữa gông cùm, trái tim bò đè không dám đập,
cuộc sống thu chặt lại giữa khuôn phép bất nhân” (72, tr.18).
Trong văn học viết từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đã xuất hiện con
người cá nhân với nhu cầu được giải thoát khỏi xiềng xích phong kiến, được tự do hưởng hạnh
phúc lứa đôi. Nhưng đó chỉ là những ước ao trong khuôn khổ xã hội mà thôi. Thế nên, dè dặt

như nàng Dao Tiên (Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự), hay nàng chinh phụ (Chinh phụ ngâm của
Đặng Trần Côn), hoặc sôi nổi, mãnh liệt như nàng Kiều (Truyện Kiều của Nguyễn Du), thậm
chí là táo bạo, thách thức, ngang tàng như một Hồ Xuân Hương đã từng giận dữ thốt lên: “Chém
cha cái kiếp lấy chồng chung”, v.v… cuối cùng rồi cũng phải thuận theo sự đònh đặt khắc nghiệt
của đạo lý Nho gia.
Bước sang những năm 20 đầu thế kỷ XX, “chủ nghóa lãng mạn với cá thể in-di-vi-du đã bật
nứt trong văn học Việt Nam bằng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Nhà thơ lấy mình làm đề tài, viết tự
truyện về đời mình” (29, tr. 21). Cái Tôi của Tản Đà là một cái Tôi “chơi vơi, man mác vô đònh”
(29, tr. 21). Con người cá nhân tuy “đã có nhu cầu tách khỏi xã hội cương thường nhưng chưa tìm
được sức mạnh và vò trí của mình” (168, tr. 29-30).
Sau thơ văn Tản Đà là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Với Tố Tâm, “con người cá nhân
muốn thể hiện một ý thức độc lập về hạnh phúc, nhưng nó đang còn là một cái gì rất mỏng manh,
dễ vỡ, vì thế, nó đã bò thế lực phong kiến nghiền nát khi còn trứng nước” (167, tr. 30).
Cho tới giai đoạn 1930 –1945, với sự phát triển của thành thò đang trên đà tư sản hóa, với
việc hình thành một đội ngũ trí thức Tây học đông đảo và sự giao lưu mở rộng với văn hóa
phương Tây, ý thức cá nhân đã trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ trong văn học, nhất là văn học
lãng mạn: “Văn học lãng mạn ra đời gắn liền với sự thức tỉnh mạnh mẽ về ý thức cá nhân, với
yêu cầu giải phóng cá nhân, phát triển cá nhân. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân là một bước tiến
quan trọng trong lòch sử vận động tư tưởng của nhân loại” (72, tr.18).
Phong trào Thơ Mới đã mang lại một nhãn quan mới về phạm trù cá nhân. Đó là thời đại
của cái “tôi” được ý thức, được cởi trói đang hăm hở trên hành trình của khát vọng tự biểu hiện
mình. Thơ Mới là thơ trữ tình của cái “tôi” cá nhân, là “thời đại chữ tôi” (137, tr.51). Từ những
sáng tác của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp đến Xuân Diệu, Huy Cận,
Nguyễn Bính, Chế Lan Viên v.v…, những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, cái tôi với
“khát vọng được thành thực” đã dành được ưu thắng trong sự biểu hiện nghệ thuật (mà tiêu biểu
nhất là Xuân Diệu). Cái “tôi” tự ý thức – trung tâm của cảm nhận và biểu hiện – đã đưa đến
cách nhìn, cách cảm, cách nghó, cách diễn tả và giọng điệu riêng đầy sắc thái cá nhân, cá tính
cho nhãn quan Thơ Mới. Vì vậy, công lao của Thơ Mới là đã đưa cái “tôi” trữ tình vào thơ với tư
cách là một cái “tôi” hiện thực, có những phẩm chất, những sắc thái cá tính riêng không mang
tính ước lệ “tạo thành một dải phổ tình cảm cực kỳ phong phú, tinh tế, phức tạp” (122, tr. 41). Do

đó, có thể nói rằng Thơ Mới đã đi trọn vẹn, tận cùng hành trình của cái “tôi” cá nhân.
Cùng với phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn (1932 – 1944) cũng luôn xoay
quanh một vấn đề cơ bản, cốt lõi: vấn đề con người cá nhân. “Con người trong Tự Lực văn đoàn
luôn luôn được đặt trong sự thử thách của hoàn cảnh nhưng họ đã không cam chòu để hoàn cảnh
bóp chết như những con người trong tác phẩm của Hồ Dzếnh, Nam Cao. Họ cũng không buông
xuôi, không khóc than ủy mò như Đạm Thủy, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Họ cũng không
ngồi để chán nản với toàn thế giới, để gặm nhấm “nỗi buồn cô đơn”, “nỗi sầu vạn kiếp” như con
người trong Thơ Mới …” (167, tr. 44) mà thường đấu tranh để giành thế chủ động dù thắng lợi
nửa chừng như Mai (Nửa chừng xuân - Khái Hưng), Loan (Đoạn tuyệt – Nhất Linh) v.v… Chính
sự khẳng đònh ý thức cá nhân trong quan hệ xung đột, đối kháng với tập tục, quan niệm, đạo đức
truyền thống, lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu đương tiến bộ là nét mới trong
cấu trúc nhân cách nhân vật ở tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn. Sự bung phá này là cấp độ quan
trọng đầu tiên trong hành trình của ý thức cá nhân và nó có ý nghóa là “bản tuyên ngôn nhân
quyền bằng nghệ thuật” (167, tr.40).
Thêm vào đó, ở tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn , các nhà văn đã đi sâu khám phá thế giới
tinh thần, cảm xúc của nhân vật, mà cái “tôi” chính là phương diện trung tâm tinh thần của con
người, là cốt lõi của ý thức. Vì vậy, khả năng tự ý thức, đòi hỏi tự do cá nhân trong sự đối kháng
với tập tục cổ truyền đã đánh dấu sự lên ngôi của ý thức cá nhân.
Tuy nhiên, ý thức cá nhân trong văn học lãng mạn nói chung đã bò tách khỏi con người xã
hội sinh động. Ýù thức cá nhân, về bản thể, phải luôn luôn gắn liền với tư cách con người xã hội
bởi quá trình hình thành nhân cách và ý thức cá nhân, về bản chất, phải là quá trình xã hội hóa
cá nhân để phát triển năng lực tự đánh giá, tự ý thức. Nếu cắt bỏ mối quan hệ này, ý thức cá
nhân dễ phát triển thành chủ nghóa cá nhân cực đoan và sẽ dẫn đến hậu quả của sự sụp đổ chính
bản chất con người.
Do đó, có thể nói, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân với khát vọng “mình được là mình” là
điểm khởi xuất, đồng thời cũng là điểm hội tụ của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Các nhà văn thế hệ 1930 – 1945 được thừa hưởng những gì mà bao người đi trước hoặc cùng
thời tạo ra và họ đã tiếp tục đưa ý thức ấy của thời đại vươn lên một tầm cao, một chiều sâu
mới. Với tư cách là chủ thể của quá trình sáng tạo văn học, sự bừng tỉnh về ý thức cá nhân đã
hình thành ở họ nguồn năng lượng tinh thần phong phú, kích thích họ sáng tác, tạo nên nhiều

thành tựu có giá trò theo hướng hiện đại hóa để tự khẳng đònh mình. “Đây là thời kỳ trong giới
cầm bút có sự bừng tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Mỗi người viết đều muốn có những tìm tòi
riêng về tư tưởng và nghệ thuật, đều muốn có tiếng nói riêng. Vì thế trong đời sống văn học có
sự xuất hiện hàng loạt cá tính, phong cách độc đáo” (101, tr. 7-8). Hơn nữa, sự thức tỉnh này
cũng đã có đóng góp rất lớn vào sự đổi mới quan niệm văn chương, góp phần hình thành ý thức
về nghề của nhà văn.
1.2.
Các quan niệm văn chương góp phần vào sự hình thành ý thức về nghề của các nhà
văn giai đoạn 1930 – 1945
Sự vận động và phát triển của văn học luôn gắn liền với sự vận động và phát triển của xã
hội. Mà xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đang trên đà tư sản hóa nên quan niệm văn học
của các nhà văn cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
1.2.1. Quan niệm về ý nghóa xã hội của văn chương
“Nói đến mối quan hệ văn chương và xã hội là nói đến mối quan hệ giữa văn chương – bao
gồm cả hệ thống của nó từ tác phẩm đến người đọc – với toàn bộ cơ chế vật chất và tinh thần của
xã hội mà quan trọng nhất là kinh tế – xã hội” (157, tr.10). Do đó, khi nghiên cứu về ý nghóa xã
hội của văn chương giai đoạn 1930 – 1945, chúng ta cần phải đặt nó vào hoàn cảnh kinh tế xã
hội Việt Nam thời kỳ này. Nhưng kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 1930 trở đi có nhiều biến đổi
nên văn học cũng có sự phân hóa phức tạp, phát triển thành ba xu hướng chính là lãng mạn,
hiện thực phê phán và cách mạng. Mỗi xu hướng lại có một quan niệm khác nhau. Vì vậy, quan
niệm về ý nghóa xã hội của văn chương cũng thay đổi. Trên cơ sở kế thừa các quan niệm truyền
thống, các nhà văn giai đoạn này đã bổ sung một số nội dung mới về ý nghóa xã hội của văn
chương như sau:
1.2.1.1.
Văn chương làm phong phú tâm hồn con người
Quan niệm văn chương làm phong phú tâm hồn con người đã có từ thời trung đại. Với các
nhà nho xưa, văn chương là thú vui tao nhã, là phương tiện để giải trí hay bộc bạch nỗi lòng. Họ
có thể như Trần Quang Khải làm thơ khi vừa tạo lập được chiến công, dẹp yên giặc nước:
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san.
(Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu).
(Tụng giá hoàn kinh sư ) (15, tr.94)
hay có thể như Lê Thánh Tông viết văn lúc thảnh thơi, nhàn nhã, nhằm kể lại hứng thú sáng tác
của mình:
“Ta nhân lúc muôn việc được rỗi, nửa ngày được nhàn, thường xem các sách, vui thích lục
nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đèn sáng thơm tho, thi dục ít, tinh thần trong sáng,
ở yên, hứng cao, mới phấn khởi nghó đến khuôn phép lớn của thánh đế minh vương, lòng cẩn thận
của trung thần lương bật. Gọi chàng giấy, họ bút, thượng khách mực, trọng thần nghiên đá, bảo
đi bảo lại rằng: chân tình ta phát ra, có anh khí dào dạt, thành cách ngôn hay”.
(Tựa Quỳnh uyển cửu ca) (88, tr.12)
hoặc cũng có thể bắt chước Nguyễn Du làm thơ bày tỏ nỗi bất bình trước thế sự đảo điên, tóc đã
bạc rồi mà vẫn chưa lập nên danh phận, cứ phải bôn ba, lận đận nơi xứ lạ, quê người:
Tráng só bạch đầu bi hướng thiên,
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên.
Xuân lan, thu cúc thành hư sự
Hạ thử, đông hàn đoạt thiếu niên.
(Tráng só đầu bạc ngửng nhìn trời, lòng bi đát
Hùng tâm, sinh kế cả hai đều mờ mòt.
Xuân lan, thu cúc đều thành chuyện hão
Đông rét, hè nóng, cướp cả tuổi xuân).
(Tạp thi I ) (45, tr. 611)
v.v…
Một số nhà văn, nhà thơ thế hệ 1930 – 1945 thuộc xu hướng lãng mạn như: Khái Hưng,
Thế Lữ, Xuân Diệu … đã gặp gỡ tiền nhân ở quan niệm này.
Là cây bút chủ chốt của Tự Lực Văn Đoàn, Khái Hưng từng cho rằng sáng tác văn chương

là vô tư lợi, làm nghệ thuật chỉ là làm nghệ thuật, ngoài ra không còn có mục đích nào khác. Do
đó, ông đã để cho nhân vật Nam, chàng họa só trong tiểu thuyết Đẹp, nói hộ quan điểm của
mình: “Vẽ để vẽ. Đó là nguyên tắc của chàng về hội họa. Được vẽ là đủ rồi … chàng không cần
phải hỏi và phải biết. Vẽ để làm gì ?… Chàng vẽ như chim hót. Con chim nó hót để hót, nào nó có
cho tiếng hót của nó là quan trọng” (36, tập 26, tr.726-727). Vẽ là mơ ước của họa só và Nam
chỉ cần có thế. Tuy nhiên, ở đây, bạn đọc phải hiểu, vẽ cũng một việc làm đầy tính sáng tạo, là
sự tự bộc lộ. Và đó mới chính là quan niệm về nghệ thuật của Khái Hưng. Cùng một ý với Khái
Hưng, Thế Lữ cũng chủ trương:
Không chuyên tâm, không chủ nghóa, nhưng cần chi ?
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể …
(Cây đàn muôn điệu) (36, tập 25, tr.61)
Rõ ràng, với nhà thơ, thi ca chỉ có chức năng duy nhất là đi tìm và thể hiện cái đẹp thuần
túy, đa dạng, muôn màu. Xuân Diệu cũng thế. Trong Lời thơ vào tập gửi hương, bằng tâm trạng
vui vẻ, lạc quan, trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tình yêu tuổi trẻ đang dâng tràn, thi só đã tự
ví mình như con chim nhỏ không ngừng ca hát giữa cuộc đời đầy hoa mộng:
Tôi là con chim đến từ xứ lạ,
Ngứa cổ hót chơi
Khi gió sớm vào reo um khóm lá,
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời.
Chim ngậm suối đậu trên cành bòn ròn,
Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca.
Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín,
Khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa …
(7, tập 1, tr.105)
Ý thơ trên cho thấy: nếu “con chim đến từ xứ lạ” kia biết đem tiếng chim hót hay để ngợi
ca cuộc sống và làm đẹp cho đời thì Xuân Diệu viết văn, hay làm thơ cũng chỉ nhằm một mục
đích là được điểm tô thêm cho đời, gắn bó với đời, muốn được cùng đời chia sẻ buồn, vui. Vì
thế, nhà thơ luôn mở rộng lòng để có thể “rung cảm tận cùng với cuộc sống và tình yêu bằng mọi
giác quan …”, để có thể thu góp được hết thảy mọi vẻ đẹp trong trời đất, rồi qua thơ, đem hồn

mình ra dâng tặng lại cuộc đời như có lần ông đã viết: “Đây là lòng tôi đang thời sôi nổi, đây là
hồn tôi vừa lúc ngân vang và đây là tuổi xuân và đây là sự sống của đời tôi nữa. Tôi đem tặng
người mấy vần thơ” (7, tập 1, tr.9). Nếu mấy vần thơ có thể giúp cho Xuân Diệu giao cảm được
với cuộc đời, với thiên nhiên thì cũng có nghóa là văn chương đã giúp cho tâm hồn con người
thêm phong phú. Con người cảm thấy yêu đời và cuộc sống bớt phần tẻ nhạt chính là nhờ có
văn chương. Thế nên, dù không thể làm được điều gì lớn lao cho xã hội thì văn chương vẫn thực
sự có ích cho đời, giống như tác dụng của phấn thông vàng, dẫu “không gặp hoa cái chăng thì
phấn cũng làm lộng lẫy không gian trong một buổi chiều nọ”(7, tập 2,tr.17). Suy rộng ra, người
nghệ só, nhà thơ không nhất thiết phải là nhà cải cách xã hội, chỉ cần họ là người có tâm hồn
phong phú, biết chia sẻ và chòu chia sẻ thì sẽ giúp cho nhân loại thấy đời vui và đáng yêu hơn.
Như vậy, các nhà văn, nhà thơ lãng mạn giai đoạn 1930 –1945 không chỉ biết kế thừa quan
niệm truyền thống (văn chương làm phong phú tâm hồn con người), mà còn biết bổ sung, mang
đến cho văn chương nét nghóa mới: văn chương có thể giúp con người trao đổi tình cảm với
nhau, giúp con người bày tỏ những rung động từ trong tâm hồn và phát hiện ra vẻ đẹp thiên hình
vạn trạng của con người, của cuộc đời, của thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá … Nhờ có nó, con người
sẽ cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng, thư thái hơn, người với người gần gũi nhau hơn …
Nhưng tác dụng của văn chương đâu chỉ có thế. Tiến thêm một bước, các nhà văn, nhà thơ
thế hệ này còn nhấn mạnh đến vai trò là công cụ và phương tiện giáo huấn của văn chương.
1.2.1.2.
Văn chương là công cụ, phương tiện giáo huấn
Quan niệm xem văn chương là công cụ, phương tiện giáo huấn tư tưởng, đạo đức đã có
truyền thống khá lâu đời. Từ thế kỷ XV, trong bài tựa Lónh Nam chích quái, Vũ Quỳnh và Kiều
Phú đã viết: “Việc tuy kỳ dò mà không quái đản, văn tuy thần bí nhưng không nhảm nhí, tuy nói
những chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải là khuyên điều thiện,
trừng điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục đó ru ?”(133, tr.31). Lê Quý Đôn
(1726 – 1784) cũng nói: “Văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh thế”
(133, tr.92). Do đó, các nhà nho xưa đã rất chú ý trong việc sử dụng văn chương như một hình
thức giáo dục đạo đức, tu dưỡng tính tình. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho loại văn học
này là Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Tuy nhiên, do đặc điểm lòch sử của nước ta mà văn chương được huy động tối đa vào cuộc

đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Không những nó đã được xem là một phương tiện giáo dục có
sức mạnh to lớn, mà còn là vũ khí có nhiều đóng góp tích cực trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù
chung.
Xuất phát từ sự tồn vong của đất nước, thế kỷ XI, đời Lý, với Nam quốc sơn hà, Lý Thường
Kiệt đã gián tiếp khẳng đònh cái chân lý sách vở, văn chương, trước tác phải ra sức khẳng đònh
chủ quyền độc lập của quốc gia. Đời Trần, thế kỷ XIII, Trần Thái Tông càng khẳng đònh mạnh
mẽ sứ mệnh của văn chương: “Văn chương phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc” (Tứ sơn kệ
tònh tự) (88, tr.11). Đến đời Lê, thế kỷ XV, Nguyễn Trãi có tuyên bố “đạo bút” của mình là
dùng những bài văn từ lệnh khéo léo góp phần vào việc dẹp yên giặc Bắc, ra sức bảo vệ nước
Nam:
Đạo bút phải dùng tài đã vẹn
Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước
Điện Bắc đà đà yến phận tiên.
(Bảo kính cảnh giới, số 6) (133, tr.23)
Nửa sau thế kỷ XIX, dù mù lòa và phải sống dưới ách thống trò của chế độ thực dân phong
kiến, Nguyễn Đình Chiểu vẫn không sờn lòng, nản chí, quyết dùng ngòi bút của mình làm vũ
khí để trừ bạo, “đâm gian”:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Than đạo) (16, tr.24)
Phát huy chủ nghóa yêu nước, yêu nòi giống, đầu thế kỷ XX, “Phan Châu Trinh bày tỏ:
“Bút lưỡi muốn xoay dòng nước lũ”. Phan Bội Châu nêu cao: “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng. Một
ngòi lông vừa trống vừa chiêng”” (88, tr.12)
Tiếp bước tiền nhân, các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã kế tục xuất sắc
những quan niệm trên. Thêm vào đó, họ cho rằng: văn chương còn có chức năng cảm hóa, cải
tạo xã hội, có thể giúp cho con người có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khác với những nhà
Nho xưa, không chòu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, các nhà văn thời này đã sáng tác văn chương
phục vụ cho cuộc đời, cho mình một cách cụ thể và vô cùng thiết thực.

Là một nhà văn lãng mạn, nhưng Thạch Lam không đi theo khuynh hướng thoát ly như các
cây bút trong Tự Lực Văn Đoàn vì ông đã nhận ra giá trò của văn chương. Ông nói: “Đối với tôi,
văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một
cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”
(Thạch Lam, 12, tr.62).
Cùng quan điểm với Thạch Lam, Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc _ nhấn mạnh: văn
chương “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình … Nó làm cho người gần người hơn” (1, tr.76). Trên báo
Tương lai, số ra ngày 25 tháng 3 năm 1937, với bài viết Để đáp lời báo Ngày nay: Dâm hay là

×