Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tác động của dịch bệnh covid 19 tới lao động di cư trên địa bàn xã đông tiến, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

-------

NGUYỄN HÀ MY

Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID – 19 TỚI LAO
ĐỘNG DI CƯ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐƠNG TIẾN,
HUYỆN N PHONG, TỈNH BẮC NINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, 2020


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
-------

-------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID – 19 TỚI LAO
ĐỘNG DI CƯ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG TIẾN,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Tên sinh viên



:

Nguyễn Hà My

Mã sinh viên

:

614148

Chuyên ngành đào tạo

:

Kế hoạch và đầu tư

Lớp

:

K61KTDT

Niên khóa

:

2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn


:

Trần Hương Giang

Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài là trung thực và
chưa từng được sử dụng trong bất kì nghiên cứu nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong bài đề được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hà My

ii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô
giáo của Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam nói chung, các thầy cô giáo của Khoa
Kinh Tế và Phát Triển Nông Thơn nói riêng đã truyền đạt cho tơi những kiến thức
bổ ích trong q trình học tập và tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề tài này.
Đặc biệt, vui lòng biết ơn sâu sắc gửi lời cảm ơn tới cô giáo Trần Hương
Giang , người hướng dẫn đề tài. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, cô
đã hướng dẫn và giúp tôi giải quyết các vấn đề trong q trình làm đề tài.

Tơi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, người dân và cán bộ xã Đông Tiến
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian thực hành ở địa phương.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình đã ủng hộ và chăm
sóc, động viên tơi và tồn thể bạn bè đã ln bên cạnh giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập cũng như thời gian thực hiện chuyên đề thực hành nghề nghiệp của mình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp
và làm báo cáo không tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy cơ giáo, gia đình và
bạn bè thơng cảm. Kính mong thầy cơ và các bạn đóng góp ý kiến để nội dung
chuyên đề được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hà My

iii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, dịng người
lao động di cư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là dịng người lao
động di cư từ nơng thơn đến thành thị, khu công nghiệp. Sự di cư lao động
phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: mơi trường chính trị, sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như các chính sách xã hội đối với người lao động di cư.
Dịch Covid -19 xuất hiện từ đầu năm 2020 tại Việt Nam và có diễn
biến phức tạp, có ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực và đối tượng trực tiếp
chịu tác động của dịch bệnh chính là người lao động.
Để khái quát rõ hơn về sự tác động của dịch Covid-19 tới người lao
động, tôi nghiên cứu đề tài :” Tác động của dịch bệnh Covid-19 tới lao
động di cư trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Mục tiêu chung của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn về

ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới lao động di cư, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm cải thiện tác động của dịch Covid-19 tới người lao động di cư xã
Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Đối tượng
nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của dịch Covid-19
tới người lao động di cư xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đề tài sử dụng tài liệu đã được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, số
liệu đã được công bố phù hợp với phạm vi yêu cầu của đề tài và từ kết quả
điều tra người lao động di cư bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19.
Tài liệu thu thập được tổng hợp bằng các phương pháp tổng hợp và xử
lí số liệu, phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh.
Về kết quả tác động của dịch bệnh Covid-19 tới lao động di cư xã Đơng
Tiến cho thấy: tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam có 3 giai đoạn dịch
bùng phát, ở giai đoạn 1 Việt Nam có 372 ca mắc Covid-19, giai đoạn 2 ca
lâu nhiễm cộng đồng từ Đà nẵng khơng tìm được nguồn lây nhiễm, cuối cùng
iv


là giai đoạn 3 do một nam tiếp viên hàng không Vietnam Airline gây ra sự lây
nhiễm trong cộng đồng. Đến nay Nhà nước đã thực hiện tiêm thử vaccine và
đang trên đà đàm phán mua vaccine Covid-19. Dịch bệnh Covid-19 tác động
lên nền kinh tế Việt nam và tỉnh Bắc Ninh, dịch bệnh gây ra thiệt hại về ở các
ngành kinh tế nhất là ngành dịch vụ và hàng không.
Qua khảo sát 85 lao động ở xã Đông Tiến trong đó có 57 người lao
động di cư và 28 người lao động không di cư. Tỉ lệ người lao động đăng kí hộ
khẩu ở người lao động di cư có 85,96% đăng kí tạm trú và 75% người lao
động khơng di cư đăng kí dài hạn. Người di cư tới xã để làm việc và sinh sống
chủ yếu là người di cư từ nông thôn tới, trong thời gia sinh sống tại xã người
lao động di cư có những thuận lợi và khó khăn về cơng việc cũng như mức
sống tại địa phương. Các tác động của dịch bệnh Covid-19 tới việc làm, thu
nhập, chi tiêu, sức khỏe, tinh thần và mối quan hệ gia đình của người lao động

di cư.
Về các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của dịch Covid tới người lao
động di cư xã Đông Tiến như chính sách Nhà nước về các gói hỗ trợ người
lao động và doanh nghiệp, chính sách của chính quyền địa phương về việc
triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ và các biện pháp phịng chống dịch,
yếu tố thuộc bản thân người lao động phản ánh qua giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, khu vực kinh tế, lao động di cư chủ yếu làm việc tại các doanh
nghiệp nước ngồi 59,64%. Qua phân tích các yếu tố thuộc chính sách nhà
nước , chính sách chính quyền địa phương, yếu tố thuộc bản thân người lao
động từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tác động của dịch bệnh Covid-19:
Giải pháp cho doanh nghiệp, giải pháp cho người lao động di cư, giải pháp
đối với Nhà nước.
NLĐ di cư cần linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm việc làm và thu nhập,
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc phịng chống dịch bệnh Covid-19.
Đối với chính quyền địa phương cần có những giải pháp để giải quyết việc
v


làm cho NLĐ trong tình hình dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh
tới người dân địa phương. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ mà
Chính phủ chỉ đạo như gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ, bảo hiểm thất nghiệp,... Đối với
Nhà nước tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng để nghiên cứu sản xuất
vaccine Covid-19, tiếp tục thực hiện mở rộng đối tượng thụ hưởng các gói hỗ
trợ NLĐ và doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh, nghiên cứu để khôi phục
lại nền kinh tế đất nước,...

vi


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................... vii
DANH MỤC HỘP Ý KIẾN ........................................................................... x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 14
1.1Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 14
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 15
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 15
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 15
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 16
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 16
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 16
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH
BỆNH COVID 19 TỚI LAO ĐỘNG DI CƯ ........................................ 17
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 17
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................... 17
2.1.2 Lý luận về lao động di cư .................................................................... 21
2.1.3 Lý luận về đại dịch Covid-19............................................................... 24
2.1.4 Lý luận về đánh giá tác động ............................................................... 26
2.1.5 Nội dung tác động dịch bệnh Covid-19 tới lao động di cư xã Đông Tiến
2.1.6 Tác động của đại dịch Covid – 19 tới lao động di cư ........................... 29
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của đại dịch Covid – 19 tới lao động
di cư ..................................................................................................... 34

vii



2.2 Cơ sở thực tiễn về tác động của dịch Covid-19 tới người lao động ......... 38
2.2.1 Trên thế giới ........................................................................................ 38
2.2.2 Tại Việt Nam ....................................................................................... 43
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài .................................................. 49
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 51
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................. 51
3.1.1. Đặc địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 51
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh ..................................................................................................... 54
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 57
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 57
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 57
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 58
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 58
3.2.5Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 58
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 60
4.1 Tình hình dịch bệnh Covid – 19 tại Việt Nam tính đến ngày 31.12.2020 60
4.1.1Tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh ... 60
4.2 Tình hình lao động di cư tại xã Đơng Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh ..................................................................................................... 64
4.2.1 Thông tin cơ bản của đối tượng điều tra .............................................. 64
4.2.2 Tình hình di chuyển của đối tượng điều tra ............................................ 66
4.2.3 Tình hình việc làm của lao động di cư trên địa bàn xã Đông Tiến , huyện
Yên Phong. ........................................................................................... 71
4.2.4 Thu nhập và mức sống của người di cư trên địa bàn xã Đông Tiến,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. ........................................................ 78
4.3 Tác động của dịch bệnh Covid-19 tới lao động di cư trên địa bàn xã
Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ....................................... 78
viii



4.3.1Tác động tới việc làm của lao động di cư.............................................. 78
4.3.2 Tác động tới thu nhập của lao động di cư ............................................ 80
4.3.3 Tác động tới chi tiêu của lao động di cư .............................................. 82
4.3.4 Tác động tới sức khỏe, tâm lý và mối quan hệ gia đình
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của dịch Covid – 19 tới lao động di
cư trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .......... 88
4.4.1Diễn biến dịch bệnh ............................................................................... 88
4.4.2Chính sách của nhà nước ...................................................................... 90
4.4.3Chính sách của chính quyền địa phương ............................................... 91
4.4.5 Yếu tố thuộc bản thân lao động di cư................................................... 92
4.5 Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tác động của dịch Covid19 tới người lao động di cư tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh. ............................................................................................. 97
4.5.1 Định hướng ......................................................................................... 97
4.5.2 Giải pháp ............................................................................................. 98
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 102
5.1 Kết luận ................................................................................................ 102
5.2 Kiến nghị .............................................................................................. 103
5.2.1 . Đối với lao động di cư ..................................................................... 103
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương........................................................ 103
5.2.3 Đối với Nhà nước .............................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC .................................................................................................. 106

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phản ứng chính sách của một số quốc gia..................................... 40
Bảng 2.2 Các khoảng thời gian của đại dịch Covid-19 Việt Nam

Bảng 2.3 Các chính sách của chính phủ Việt Nam nhằm khắc phục hậu
quả của dịch bệnh Covid - 19 ....................................................................... 49
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Đông Tiến giai đoạn 2018-2019 ..... 53
Bảng 3.2 Số người điều tra trong nghiên cứu ............................................... 58
Bảng 4.1 Thông tin cơ bản của đối tượng điều tra ........................................ 65
Bảng 4.2 Người lao động đăng kí hộ khẩu.................................................... 66
Bảng 4.3 Các thông tin về sự di chuyển của đối tượng điều tra .................... 68
Bảng 4.4. Thời gian sinh sống bình quân...................................................... 69
Bảng 4.5 Lý do chọn sinh sống ở xã ............................................................. 70
Bảng 4.6 Tình hình việc làm của đối tượng điều tra ..................................... 72
Bảng 4.7 Khu vực kinh tế của đối tượng điều tra.......................................... 73
Bảng 4.8 Sự ràng buộc về hợp đồng lao động .............................................. 74
Bảng 4.9 Thời gian trung bình làm việc trong một ngày ............................... 75
Bảng 4.10 Thuận lợi khi làm việc................................................................. 76
Bảng 4.11 Khó khăn khi làm việc................................................................. 77
Bảng 4.12 Thu nhập bình quân ..................................................................... 78
Bảng 4.13 Tác động của dịch Covid-19 đến việc làm của đối tượng điều
tra xã Đông Tiến .......................................................................................... 79
Bảng 4.14 Tác động của dịch Covid-19 tới thu nhập của đối tượng điều
tra xã Đông Tiến .......................................................................................... 81
Bảng 4.15 Chi tiêu của người lao động........................................................ 82
Bảng 4.16 Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới chi tiêu của đối tượng điều tra
xã Đông Tiến....................................................................................................
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới các khoản chi tiêu trong gia
đình .............................................................................................................. 85
x


Bảng 4.18 Tác động dịch Covid-19 tới tinh thần NLĐ di cư ....................... 86
Bảng 4.19 Tác động của dịch Covid-19 sức khỏe, tinh thần, mối quan

hệ của đối tượng điều tra .............................................................................. 87
Bảng 4.20 Yếu tố ảnh hưởng tới tác động dịch bệnh Covid-19 thuộc bản
thân lao động di cư xã Đông Tiến................................................................. 95

xi


DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1 Người lao động chưa nhận được trợ cấp ............................... 63
Hộp 4.2 Lao động di cư không được qua đào tạo ............................... 93
Hộp 4.3 Dịch bệnh làm giảm thu nhập, giảm giờ làm ......................... 96

xii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CN-XD

Công nghiệp xây dựng

THPT

Trung học phổ thông

THCS


Trung học cơ sở

ĐTĐT

Đối tượng điều tra

NLĐ

Người lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

DN

Doanh nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


CN

Công nghiệp

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

ATTP

An tồn thực phẩm

xiii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Trong năm 2020 vừa qua, cả nhân loại đã phải hứng chịu một cơn đại
dịch đến từ Trung Quốc mang tên Covid-19 cho đến nay. Dịch bệnh nguy
hiểm này đã làm cả thế giới thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội và Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi sự tác động đó với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm
xuống còn gần 3% năm 2020, khoảng 84.4% doanh nghiệp chịu tác động của
Covid – 19 mặc dù Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch bệnh.
Dịch Covid -19 hiện nay vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, khó đo
lường làm ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực và đối tượng trực tiếp chịu tác
động của dịch bệnh chính là người lao động. Tại Việt Nam, khu vực dịch vụ
chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 72,0% lao động bị tác động,
tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 67,8% lao động bị tác động;
tỷ lệ lao động bị tác động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
là 25,1%. Lực lượng lao động giảm sâu kỷ lục, lao động nữ là nhóm chịu tác

động nặng nề hơn so với lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19 (Tổng
cục thống kê 2020).
Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, là một huyện nằm
ven sơng Cầu, là nơi có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động. Các lao động
ở đây ít nhiều đều bị tác động bởi dịch Covid -19 ở trong cả lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ. Công nhân bị giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên
hay thậm chí là buộc phải nghỉ việc do doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Người lao động ở khu vực dịch vụ cũng vì thế mà ít việc hơn, thậm chí tạm
thời đóng cửa do cơng nhân thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu. Cuộc sống của
người lao động gặp khó khăn khi bị giảm thu nhập do tác động của dịch bệnh.
Xã Đông Tiến, huyện Yên Phong là một xã trọng điểm của tỉnh Bắc
Ninh với nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơng ty được xây dựng trên địa bàn đã tạo

14


điều kiện cho xã phát triển về mặt kinh tế, thu nhập của người dân luôn được
đảm bảo. Nhưng do đợt dịch Covid -19 vừa qua kéo dài cùng với sự giãn cách
xã hội của Nhà Nước, các hàng quán, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng
cửa và giải thể đã khiến cho người lao động tại nơi đây bị mất đi nguồn thu
nhập, thậm chí mất cả việc làm. Đặc biệt là những người lao động di cư từ nơi
khác đến Đông Tiến làm công nhân ở các khu công nghiệp hoặc bán hàng
quán phục vụ công nhân các khu công nghiệp cũng bị tác động nặng nề và
gặp nhiều khó khăn do họ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Hiện nay, các nghiên cứu về lao động di cư khá phong phú, được nhiều
tác giả quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tác động của dịch Covid – 19
tới đời sống, thu nhập, việc làm, tinh thần và mối quan hệ gia đình của lao
động di cư trên một địa bàn cụ thể thì gần như chưa có một nghiên cứu nào.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của dịch bệnh Covid-19 tới
lao động di cư trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Ninh” để khái quát rõ hơn về sự tác động của dịch Covid-19 tới lao động di
cư ở Đơng Tiến làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn về tác động của đại dịch Covid19 tới lao động di cư, đánh giá thực trạng tác động của dịch Covid – 19 tới lao
động di cư trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tác động của đại dịch Covid-19 tới
lao động di cư trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của
đại dịch Covid-19 tới lao động di cư.
15


Đánh giá thực trạng tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động di
cư trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian vừa qua.
Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tác động của đại dịch
Covid-19 tới lao động di cư trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của dịch Covid-19 tới lao động di cư trên địa bàn xã Đông
Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đối tượng phỏng vấn: (1) Người dân gốc Bắc Ninh; (2) Người dân di
cư; (3) Chính quyền địa phương
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của dịch Covid-19 tới lao động di

cư (lao động nhập cư) trên địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn xã Đông Tiến, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh .
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp: Từ năm 2017 đến năm nay
Số liệu sơ cấp: Từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2020
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 08/2020 đến tháng 01/2021.

16


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
DỊCH BỆNH COVID 19 TỚI LAO ĐỘNG DI CƯ
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến
đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
tồn của con người (Đức Minh, 2016).
Các nhân tố chủ yếu của q trình lao động là:
+ Mục đích hoạt động của con người: Trong cơ chế thị trường đây
chính là thể hiện “cầu” của xã hội đối với một loại sản phẩm, nó có tác dụng
hướng hoạt động lao động của con người vào mục đích cụ thể, bảo đảm lao
động là hữu ích và sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.
+ Đối tượng lao động: Là những thứ mà lao động của con người tác
động vào nhằm làm thay đổi hình thái vật chất của nó và tạo ra những sản
phẩm mới phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
2.1.1.2.Người lao động

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 định nghĩa:
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,
làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động.
Theo định nghĩa này thì người lao động được giới hạn độ tuổi từ đủ 15
trở lên. Tuy nhiên, Bộ luật lao động cũng đồng thời đưa ra quy định đối với
một số cơng việc có tính chất đặc biệt, người sử dụng lao động được thuê
người lao động dưới 15 tuổi, tuy nhiên phải đáp ứng những điều kiện nhất
định. (Thư viện pháp luật, 2020).

17


Người lao động làm việc trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau
trong xã hội, phụ trách nhiều vị trí công việc nhờ đảm nhiệm những chức vụ
khác nhau trong một tổ chức. Tựu chung lại người lao động được phân loại
thành hai nhóm chính:
Lao động phổ thơng: cơng nhân, thợ, nông dân làm thuê, người giúp
việc, osin…
Lao động tri thức: nhân viên, viên chức, công chức, cán bộ, người
quản lý...
2.1.1.3 Di cư
Trong nghiên cứu về nhân khẩu học cũng như địa lý dân cư chưa có
một định nghĩa thống nhất về di cư. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác
nhau về khái niệm di cư:
“Di dân (di cư) là một sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này tới
một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển về khoảng cách tối thiểu quy
định. Sự di chuyển này diễn ra trong một khoảng thời gian di dân xác định và
được đặc trưng bởi nơi cư trú thường xuyên” (Liên hợp quốc, 1958).
Theo tổ chức di dân quốc tế (IMO) định nghĩa di cư là sự dịch

chuyển dân số bao gồm bất kỳ sự dịch chuyển nào của một người hay một
nhóm người kể cả qua biên giới quốc gia hay trong một quốc gia. Là một sự
di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân bao
gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và người di
chuyển vì mục đích khác (trong đó có đồn tụ gia đình).
Theo Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã định nghĩa: Di cư là sự di
chuyển dân cư trong nước (từ nông thôn ra thành thị hoặc ngược lại từ vùng
này sang vùng khác) và từ nước này sang nước khác. Di cư là biểu rõ nét của
sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, lãnh thổ. Như vậy di cư
cũng phản ánh sự phát triển chậm chạp hơn hoặc sự lạc hậu về mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội của vùng này so với vùng khác, miền này so với miền khác.
18


Đây là một xu hướng ít nhiều có tính phổ biến khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn
ở nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, về cơ bản, di cư là sự di chuyển nơi ở đến một nơi khác
trong một thời gian tương đối dài.
2.1.1.4 Lao động di cư
Công ước số 97 Công ước về người lao động di trú (xét lại năm 1949,
ngày có hiệu lực: 22/1/1952): Từ “lao động di trú” là chỉ một người di trú từ
một nước này sang một nước khác nhằm làm thuê cho người khác; từ này bao
gồm mọi người nào đã được thường xuyên chấp nhận là có tư cách người lao
động di trú (Khoản 1 Điều 11).
Công ước của Liên Hợp Quốc về các quyền của người lao động di trú
và các thành viên trong gia đình họ, ngày 18/12/1990 khoản 1 Điều 2 ghi
nhận: Thuật ngữ “người lao động di trú” để chỉ một người đã, đang và sẽ làm
một cơng việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó khơng phải là
cơng dân.
Các văn bản quốc tế nói trên đều đưa ra các quan niệm liên quan đến

lao động di trú có tính quốc tế tức là từ nước này đến nước khác.
Trong các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam thì di cư được định nghĩa là
sự di chuyển của con người một đơn vị hành chính này đến một đơn vị hành
chính khác, đó là chuyển đến một xã khác, huyện khác, thành phố hoặc một
tỉnh khác trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều kiện để xác
định một người là người di cư cũng có sự khác nhau nhất định. Theo các tác
giả của cuốn sách Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014 – Di cư và đơ thị hóa
ở Việt Nam thì:
- Di cư giữa các vùng: bao gồm những người 5 tuổi trở lên đang sống ở
Việt Nam và cách đây 5 năm trước thời điểm điều tra sống ở vùng khác với
vùng hiện đang cư trú.

19


- Di cư giữa các tỉnh: bao gồm những người 5 tuổi trở lên đang sống ở
Việt Nam và cách đây 5 năm trước thời điểm điều tra sống ở tỉnh khác với
tỉnh hiện đang cư trú.
- Di cư giữa các huyện: bao gồm những người 5 tuổi trở lên, cách đây 5
năm trước thời điểm điều tra sống trong cùng một tỉnh nhưng ở huyện khác
với huyện hiện đang cư trú.
- Di cư trong huyện: bao gồm những người 5 tuổi trở lên, cách đây 5
năm trước thời điểm điều tra sống trong cùng một huyện nhưng ở xã/phường
khác với xã/phường hiện đang cư trú.
- Không di cư bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên và 5 năm trước
thời điểm điều tra sống trong cùng xã với nơi thực tế thường trú hiện tại
(không di cư giữa các xã).
Trong cuốn sách Điều tra di cư nội địa Việt Nam năm 2015: Người di
cư nội địa được định nghĩa “là người di chuyển từ huyện/ quận này sang
huyện/quận khác trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra và thỏa mãn một

trong ba điều kiện sau:
i. Đã cư trú ở nơi điều tra từ 1 tháng trở lên;
ii. Cư trú ở nơi điều tra mới dưới 1 tháng nhưng có ý định ở từ 1 tháng
trở lên;
iii. Cư trú ở nơi điều tra mới dưới 1 tháng nhưng trong vòng 1 năm qua
đã rời khỏi nơi thường trú đến ở một quận/huyện khác với thời gian tích lũy
từ 1 tháng trở lên để lao động kiếm tiền”.
Tóm lại, lao động di cư là người di chuyển từ địa phương này sang địa
phương khác trong một thời gian nhất định với mục đích lao động, làm việc.
2.1.1.5 Tác động
Tác động là kết quả của quá trình phát triển, quá trình này phụ thuộc
vào bối cảnh và những can thiệp cụ thể. Tác động là sự khác biệt giữa các chỉ

20


số của những kết quả có liên quan với một chương trình (can thiệp) và những
chỉ số khi khơng có chương trình (can thiệp).
Đánh giá là hệ thống lại tồn bộ thông tin để nâng cao khả năng ra
quyết định và tính tổ chức của các thơng tin đó.
Đánh giá tác động là phân tích có hệ thống sự thay đổi nào đó (cả tích
cực và tiêu cực, cả trực tiếp và gián tiếp) đối với đời sống kinh tế - xã hội và
con người do một hoặc một số hành động can thiệp gây ra.
2.1.2 Lý luận về lao động di cư
2.1.2.1 Phân loại lao động di cư
Di cư là hiện tượng KT-XH phức tạp, vì thế để phân tích rõ hơn các
nguyên nhân, xu hướng, tác động của di cư, người ta đưa ra một số cách phân
loại chính như sau:
a. Phân loại theo địa bàn di cư
+ Lao động di cư quốc tế

Là người lao động có sự di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia,
tức là người lao động di cư từ nước này sang nước khác. Trong đó bao gồm
cả các dịng di chuyển của dân tị nạn, hợp tác và xuất khẩu lao động.
Theo Liên Hiệp Quốc thì lao động di cư quốc tế ngắn hạn với thời gian
dưới một năm, còn lao động di cư quốc tế theo kiểu dài hạn được tính từ hơn
một năm trở lên.
+ Lao động di cư trong nước
Là người lao động di cư giữa các vùng trong nội bộ của một quốc gia
hay một đơn vị hành chính. Tùy theo đơn vị hành chính của mỗi nước mà
phân chia khác nhau. Ở Việt Nam có thể phân chia: di cư nội vùng, sự di cư
ngoại vùng, nội tỉnh, liên tỉnh.
Lao động di cư nội địa có liên quan rất chặt chẽ với sự mất cân đối trong
cung, cầu về lao động giữa các địa phương, sự phân bố lại lực lượng sản xuất

21


trong phạm vi đơn vị hành chính, vùng hay cả nước, sự khai thác các vùng đất
mới, sự chênh lệch trong phát triển vùng, sự phát triển của các đô thị…
b. Phân loại theo tính chất của tổ chức di cư
Di cư có tổ chức là một dạng di cư theo kế hoạch để thực hiện các
chính sách hoặc các chiến lược do Nhà nước vạch ra nhằm đạt được mục đích
phát triển KT-XH. Di cư có tổ chức thường được Nhà nước chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện và những người di cư thường được nhận tài trợ về tài chính
và các điều kiện ưu đãi khác nhằm ổn định cuộc sống ở những vùng đất mới
trong một khoảng thời gian ban đầu. Trong lịch sử, di cư có tổ chức đã từng
diễn ra kéo dài nhiều năm, qui mơ lớn. Tuy nhiên, mặc dù có tổ chức, có sự
hỗ trợ của chính quyền, nhưng khơng phải mọi cuộc di cư đều thành công, và
người di cư vẫn phải mất một thời gian mới có thể hịa nhập vào hoàn cảnh ở
nơi ở mới.

+ Lao động di cư tự phát (còn gọi là lao động di cư "tự do")
+Đây là dạng di cư khơng tổ chức mà hồn tồn do cá nhân người di cư tự
quyết định. Các nhân tố KT-XH hay sự biến đổi môi trường đều chỉ là các tác
nhân để người chuyển cư cân nhắc và quyết định. Người di cư chịu tác động
của "lực hút" ở nơi họ định đến và chịu tác động của "lực đẩy" ở nơi họ xuất
cư (theo mơ hình lý thuyết của Lee). Tuy nhiên quan hệ giữa lực hút và lực
đẩy hết sức phức tạp và quan hệ này là rất động, và tác động này có tính chất
rất cá thể và cũng có đặc điểm địa lí rất rõ nét. Điều này giải thích tại sao
trong một nhóm người di chuyển từ vùng A đến vùng B, thì có một bộ phận
trụ lại được, cịn một bộ phận thì khơng trụ lại được, có thể trở lại q cũ hay
lại đến một vùng C nào đó… Trong xã hội hiện đại thì di cư tự phát (tự do)
chiếm vai trò ngày càng lớn hơn.
+ Lao động di cư bắt buộc (cưỡng bức)
Diễn ra trong hoàn cảnh bắt buộc do các biến cố về chính trị, quân sự,
hoặc do thiên tai…
22


Ngồi ra cịn có một số cách phân loại khác, trong đó đáng chú ý là
cách phân loại dựa vào nguyên nhân chính của di cư. Dựa vào ngyên nhân
chính, một số tác giả phân ra lao động di cư cơng nghiệp (thực ra đó là di cư
nơng thơn-thành thị), lao động di cư nông nghiệp (là di cư nông thôn-nông
thôn) hay lao động di cư tôn giáo…Căn cứ vào hướng chuyển dịch của dịng
di cư có thể phân ra: Di cư nông thôn-nông thôn, di cư nông thôn-đô thị, di
cư đô thị-nông thôn, di cư đô thị-đô thị.
2.1.2.2 Đặc điểm lao động di cư
Theo Tổng cục Thống kê, người lao động di cư là “những người lao
động có nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra khác với
nơi thường trú hiện tại”. Tỷ suất xuất cư là tỷ lệ phần trăm của số người di cư
với dân số trung bình trong kỳ. Tỷ suất nhập cư là tỷ lệ phần trăm của số

người nhập cư với dân số trung bình trong kỳ. Trong những năm gần đây,
người lao động di cư ở nước ta có một số đặc điểm chủ yếu sau (Tổng cục
thống kê, 2015):
- Số lượng người lao động di cư ngày càng tăng. Người lao động di cư
giữa các tỉnh sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ so với tỷ lệ gia tăng dân số.
- Số lượng người lao động di cư khơng đồng đều giữa các vùng các tỉnh
có tỷ lệ người lao động di cư cao là các tỉnh nghèo, có mật độ dân số cao, thu
nhập bình qn đầu người thấp. Xét về nơi đến, các địa phương cũng có sự
thu hút lao động nhập cư khác nhau.
- Người lao động di cư đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nơi
họ nhập cư. Rõ ràng lực lượng lao động di cư lớn đã đóng góp tích cực vào
q trình phát triển kinh tế xã hội Người lao động di cư có nhiều tác động tích
cực; họ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống, xố đói giảm nghèo. Tại các khu cơng nghiệp,
khu chế xuất có đến 95% lực lượng cơng nhân là người lao động di cư từ
nông thôn chuyển đến, họ là nguồn lực quan trọng quyết định sự thành bại
23


trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số tiền hằng năm của người lao động di
cư chuyển về gia đình khá lớn, trung bình mỗi người lao động di cư ở các khu
công nghiệp, chế xuất chuyển tiền về cho gia đình ở nơng thơn khoảng 1,42
triệu/tháng.
- Người lao động di cư là đối tượng gặp nhiều khó khăn, dễ bị tổn
thương. Người lao động di cư thường gặp những khó khăn trong cuộc sống,
đặc biệt là trong thời gian đầu của di cư. Khó khăn mà họ thường gặp là khó
khăn về nhà ở, phương tiện đi lại, ni dạy con cái, hưởng thụ sự trợ giúp từ
phía Nhà nước, tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cho người nghèo, hộ khẩu.
Người lao động di cư thường khơng có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề
nghiệp hay tai nạn lao động; khơng thể tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro về

sức khỏe và an toàn bản thân. Nhiều người lao động di cư do khơng có hợp
đồng lao động hoặc có hợp đồng khơng rõ ràng và bất lợi cho họ, ít có cơ hội
bảo vệ bản thân trước những tranh chấp kinh tế với chủ thuê lao động. Nhiều
doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, đã th lực lượng lao động
khơng có nghề theo mùa vụ để làm việc mà không ký hợp đồng.
Nhiều lao động nữ di cư ở độ tuổi thấp. Hầu hết đối tượng lao động di
cư nhỏ tuổi làm giúp việc gia đình hoặc có người nhà đã di cư đến nơi đến và
kéo theo quyết định di cư của những người ở độ tuổi này. Độ tuổi thấp nhất
trong lần di cư lao động đầu tiên phản ảnh một thực trạng đáng lo ngại vì
quãng tuổi dưới 15 là độ tuổi đi học trung học cơ sở.
2.1.3 Lý luận về đại dịch Covid-19
2.1.3.1 Nguồn gốc của đại dịch Covid - 19
Là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2,
đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm
2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền
Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ
nguyên nhân.
24


×