Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vai trò của khuyến nông trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.27 KB, 113 trang )

HỌCVIỆNNƠNGNGHIỆPVIỆTNAM

BÙI DUY SƠN

VAITRỊCỦAKHUYẾNNƠNGTRONGPHÁTTRIỂN
CHĂNNILỢNTHỊTTRÊNĐỊABÀN
HUYỆNNTHẾ,TỈNHBẮCGIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8310110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồng Bằng An

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020


Tác giả luận văn

Bùi Duy Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ “Vai trị của khuyến
nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
Trước hết cho phép tôi được cám ơn BGH cùng các thầy cô Khoa Kinh tế và
Phát triển Nông thôn, Bộ môn Phát triển Nông thôn - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
và các thầy cô đã truyền đạt cho tơi những kiến thức hữu ích và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn
Đặc biệt, cho phép tơi vơ cùng cám ơn TS Hoàng Bằng An, người thầy trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Yên
Thế, các hộ chăn nuôi lợn thịt huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và các cơ quan hữu quan đã
tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát các nội dung liên quan đến: Vai trị của khuyến nơng
trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang để tơi hồn
thành luận văn thạc sĩ này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình, người thân bạn bè đã chia sẻ, động
viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tâp, nghiên cứu đề tài.
Xin trân trọng cám ơn tất cả.
Hà Nội, tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Duy Sơn


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i 
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii 
Mục lục ............................................................................................................................ iii 
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... vi 
Danh mục bảng ................................................................................................................ vii 
Danh mục hình, biểu đồ .................................................................................................. viii 
Danh mục sơ đồ. ............................................................................................................... ix 
Danh mục hộp ................................................................................................................... ix 
Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x 
Thesis abstract.................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1 
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3 

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3 


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn..................................................................... 4 

1.4.1.

Đóng góp về mặt lý luận..................................................................................... 4 

1.4.2.

Đóng góp về mặt thực tiễn.................................................................................. 4 

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của khuyến nông trong phát
triển chăn nuôi lợn thịt ...................................................................................... 5 
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5 


2.1.1.

Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 5 

2.1.2.

Mục tiêu, ngun tắc và vai trị của khuyến nơng .............................................. 9 

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về khuyến nông trong phát triển chăn nuôi lợn ............. 16 

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn
ni lợn thịt....................................................................................................... 19 

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24 

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm tăng cường vai trị khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi
lợn thịt ở các nước trên thế giới ........................................................................ 24 


2.2.2.

Kinh nghiệm tăng cường vai trị khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi
lợn thịt ở các địa phương................................................................................... 27 

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm tăng cường vai trị khuyến nơng trong phát triển các
mơ hình chăn ni lợn thịt cho huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang...................... 29 

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 30 
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ........................................... 30 

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 30 

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 35 

3.1.3.

Kinh tế xã hội huyện Yên Thế .......................................................................... 38 

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 46 


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 46 

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu ........................................................... 48 

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ...................................................... 50 

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ........................................... 50 

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 52 
4.1.

Thực trạng vai trị khuyến nơng trong phát triển chăn ni lợn thịt ở
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ........................................................................ 52 

4.1.1.

Khái quát Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Yên Thế ............... 52 

4.1.2.

Thực trạng vai trị cơng tác khuyến nơng đối với chăn nuôi lợn thịt trên

địa bàn huyện Yên Thế ..................................................................................... 53 

4.1.3.

Đánh giá chung về vai trị của khuyến nơng đến phát triển chăn nuôi lợn
thịt ở huyện yên thế ........................................................................................... 65 

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của khuyến nông trong phát triển chăn
nuôi lợn thịt ở huyện n Thế .......................................................................... 72 

4.2.1.

Chính sách khuyến nơng ................................................................................... 72 

4.2.2.

Năng lực của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Yên Thế ..................... 73 

4.2.3.

Yếu tố từ người chăn nuôi lợn thịt .................................................................... 76 

4.2.4.

Chế độ đối với người làm công tác khuyến nơng ............................................. 76 

4.3.


Giải pháp nâng cao vai trị của khuyến nông trong phát triển chăn nuôi
lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế.................................................................. 78 

iv


4.3.1.

Căn cứ đề xuất các giải pháp ............................................................................ 78 

4.3.2.

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trị khuyến nơng trong phát triển
chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế................................................. 79 

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 86 
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 86 

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 87 

5.2.1.

Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ............................................ 87 

5.2.2.


Đối với tỉnh Bắc Giang ..................................................................................... 87 

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 89 
Phụ lục ........................................................................................................................... 91 

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATDB

An toàn dịch bệnh

BQ

Bình qn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nơng

CIDSE


Tổ chức hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đồn kết

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học - Kỹ thuật

KN

Khuyến nông

KNV

Khuyến nông viên

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

NAIF

Tổ chức công nghiệp động vật quốc gia


NĐ-CP

Nghị định chính phủ

PTBQ

Phát triển bình qn

PTNT

Phát triển nơng thơn

QĐ-UB

Quyết định Ủy ban

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vai trò của cán bộ khuyến nơng .................................................................. 16
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm 2017 - 2019 ..... 34
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế ....................................... 36
Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế .................................. 40
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp........................................... 48
Bảng 3.5. Số mẫu điều tra ............................................................................................ 49
Bảng 4.1. Đánh giá hoạt động thông tin tuyên truyền cho phát triển các mơ hình
chăn ni lợn thịt ......................................................................................... 54
Bảng 4.2. Số lớp và số người tham gia chuyển giao cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ...... 57
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác tập huấn phát triển chăn nuôi lợn thịt ........................ 58
Bảng 4.4. Hoạt động thăm quan mơ hình chăn ni lợn thịt........................................ 60

Bảng 4.5. Đánh giá hoạt động thăm quan mơ hình chăn ni lợn thịt ......................... 61
Bảng 4.6. Hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô đàn huyện Yên Thế và tại 03 xã
điều tra năm 2019......................................................................................... 68
Bảng 4.7. Kết quả chuyển giao tiến bộ kỹ chăn nuôi lợn thịt huyện Yên Thế ............. 70
Bảng 4.8. Sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế và tại 03 xã
thực hiện đề tài ............................................................................................. 70
Bảng 4.9. Nguồn nhân lực của khuyến nông Yên Thế................................................. 74

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế đến năm 2020 .............. 33

Biểu đồ 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế 2017-2019...................... 35

Biểu đồ 3.2.

Dân số và lao động của huyện Yên Thế .................................................. 37

Biểu đồ 3.3.

Giá trị sản xuất của huyện Yên Thế (2017-2019) ................................... 40

Biểu đồ 4.1.


Ý kiến đánh giá hoạt động thông tin tuyên truyền cho phát triển các
mơ hình chăn ni lợn thịt ....................................................................... 55

Biểu đồ 4.2.

Số lớp và số người tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn................. 57

Biểu đồ 4.3.

Đánh giá về công tác tập huấn phát triển chăn nuôi lợn thịt ................... 59

Biểu đồ 4.4.

Số hộ nuôi lợn thịt theo quy mô huyện Yên Thế năm 2019 .................... 68

Biểu đồ 4.5.

Tình hình chăn ni thịt theo hướng hàng hóa ở 3 xã ............................. 69

Biểu đồ 4.6.

Sản lượng và tiêu thụ thịt lợn huyện Yên Thế ......................................... 71

Biểu đồ 4.7.

Trình độ của cán bộ nhân viên khuyến nông huyện Yên Thế ................. 75

 

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ.
Sơ đồ 2.1. Liên kết từ nghiên cứu tới khuyến nông và nông dân ................................... 12
Sơ đồ 4.1. Hoạt động Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Yên Thế .......... 50
 

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Giá cả leo thang ............................................................................................... 62
Hộp 4.2. Chất lượng giống kém chất lượng.................................................................... 63
Hộp 4.3. Vai trò của cán bộ thú ý ................................................................................... 64
 

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Duy Sơn
Tên luận văn: Vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8 34 04 10

Tên cơ quan đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn
ni lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường vai trị của khuyến nông trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành điều tra 60 hộ nuôi lợn thịt và 12 cán bộ khuyến nông để
tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá thực trạng Vai trị của khuyến nơng trong
phát triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: Thông kê mô tả; Phương pháp so sánh để đánh
giá thực trạng vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Kết quả chính và kết luận
Góp phần hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn về vai trị của
khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt bao gồm: Một số khái niệm liên quan;
Mục đích của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; Các ngun tắc khuyến nơng; Chức năng,
vai trị của khuyến nơng; Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của khuyến nông trong phát
triển chăn nuôi lợn thịt. Kinh nghiệm nâng cao vai trị khuyến nơng của một số địa
phương trong nước và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào nâng cao
vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn
ni lợn thịt của huyện Yên Thế giai đoạn từ năm 2017 - 2019 cho thấy cơng tác
khuyến nơng đã có vai trị tích cực trong phát triển chăn ni lợn thịt dưới các hình
thức: Mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ tạo

x


nên các thực phẩm sạch; tổ chức các đợt tham quan các mơ hình chăn ni lợn trên địa
bàn huyện và các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.... Chính vì vậy, đã góp phần giảm
thiệt hại cho chăn ni gia súc, gia cầm nối chung và cho chăn nuôi lợn nói riêng khi
dịch tả châu Phi, bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng xảy ra trên địa bàn. Giúp
cho huyện Yên Thế nhanh chống khôi phục lại đàn lợn sau dịch. Tuy nhiên vai trị của
khuyến nơng trong phát triển chăn ni lợn thịt cũng cịn 05 hạn chế chủ yếu: Các chính

sách về khuyến nơng cịn nhiều bất cập, khả năng áp dụng vào tình hình cụ thể ở huyện
Yên Thế còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; Khả năng tiếp thu các TBKT và áp dụng vào
chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại theo hướng sinh học, hữu cơ còn hạn chế; Sự phối
hợp với ngành NN và PTNT, Ban Nông nghiệp các xã, thị trấn tổ chức tập huấn nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tập huấn hướng dẫn kỹ
thuật cho nông dân trong huyện chưa nhịp nhàng và hiệu quả; Đội ngũ cán bộ khuyến
nông huyện chưa thực sự tăng cường hướng dẫn các hộ nông dân, nhất là các chủ hộ
trang trại thực hiện chăn ni theo hướng an tồn vệ sinh, hạn chế dịch bệnh, phát hiện
sớm những ổ dịch bệnh mới phát sinh đảm bảo an tồn dịch bệnh cho đàn vật ni.
Để nâng cao vai trị khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ 06 giải pháp: (i) Xây
dựng chính sách khuyến nơng phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Yên Thế. (ii)
Tiếp tục củng cố mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, tăng cường lực lượng khuyên nông
thôn, bản. (iii) Nâng cao năng lực khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thế. (iv) Tăng
cường vai trị của khuyến nơng trong mối liên kết chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
Yên Thế. (v) Quan tâm hơn đến các cán bộ khuyến nông chuyên trách và không chuyên
trách ở các xã, thôn bản trên địa bàn huyện Yên Thế. (vi) Cán bộ khuyến nông tư vấn,
giúp đỡ xây dựng các mơ hình chăn ni lợn thịt theo hướng VietGAP.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bùi Văn Sơn
Thesis title: The role of agricultural extension in the development of fattening pigs in
Yen The district, Bac Giang province
Major: Rural Development

Code: 8 34 04 10


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the assessment of the status of the role of agricultural extension in the
development of fattening pigs in Yen The district, Bac Giang province; from there,
proposing solutions to enhance the role of agricultural extension in the development of
in Yen The district, Bac Giang province to 2025.
Materials and Methods
60 pig households and 12 extension workers were surveyed to collect information to
assess the role of agricultural extension in fattening pig development in Yen district,
province Bac Giang. The thesis used research methods including descriptive statistics;
comparative method to assess the current status of the role of agricultural extension in
fattening pig development in Yen The district, Bac Giang province.
Main findings and conclusion
The study contributed to systematizing issues related to theory and practice on the
role of agricultural extension in fattening pig development including the concepts;
Objectives of technical transfer; Principles of agricultural extension; The function of
agricultural extension; Factors affecting the role of agricultural extension in pork
production; Experience on enhancing the role of agricultural extension of some localities in
the country and giving lessons that coud be applied to enhance the role of agricultural
extension in fattening pig development in Yen The district, Bac Giang province.
Based on the assessment of the current status of the role of agricultural extension
in the development of fattening pig production in Yen The district in the period from
2017 to 2019, the study shown that the agricultural extension has played an active role
in the development of porker production under forms: open training courses to transfer
farming techniques towards organic creation of clean food; tours organization of the
pig breeding models in the district and other districts in Bac Giang province ....

xii



Therefore, it contributed to minimizing damage to cattle, poultry and the pig raising, in
particular when African cholera, foot-and-mouth disease in the pigs occurs in the area
leading to quickly fighting and recovering pig herds after epidemic in Yen The district.
However, the role of agricultural extension in the development of fattening pig
production still has 05 main limitations:
The policies on agricultural extension still have many shortcomings, the ability
to apply in specific situations in Yen The district is limited and efficiency is not high;
The ability to apply technical advances to the pig farming following organic and
biological creteria is still limited; Collaboration of the Agriculture and Rural
Development sector, the Agriculture Board of communes and town to organize training
in the district has not smooth and effective. The district agricultural extension members
has not really strengthened the guidance for farmers, especially livestock farm owners
towards safety, hygiene, disease control, early detection of newly emerging epidemic
outbreaks, safe disease for livestock.
In order to enhance the role of agricultural extension in the development of
fattening pig in Yen The district, Bac Giang province in the coming time, it is necessary
to synchronously implement 06 solutions:
In order to enhance the role of agricultural extension in the development of
fattening pig in Yen The district, Bac Giang province in the coming time, it is necessary
to synchronously implement 06 solutions: (i) Developing agricultural extension policies
in the specific conditions of Yen The district. (ii) Continue to strengthen the network of
agricultural extension workers at the grassroots level, strengthen the force of advisors in
rural areas and villages. (iii) Capacity improvement for agricultural extension in Yen
The district. (iv) Strengthening the role of agricultural extension in the linkage of
fattening pig production in Yen The district. (v) care more attention to full-time and
part-time extension workers in communes and villages in Yen The district. (vi) Building
pig breeding models towards VietGAP.

xiii




PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống khuyến nông nhà nước của Việt Nam thành lập theo quyết định
số 13/TTg ngày 02/3/1993 của Thủ tướng chính phủ. Khuyến nông là một hệ
thống các hoạt động truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân,
giúp cho họ tự giải quyết được các vấn đề của họ nhằm phát triển sản xuất, cải
thiện dời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân. Theo báo cáo của Trung
tâm khuyến nông TW năm 2019 đối với chăn nuôi, Khuyến nông tập trung thực
hiện các mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo đảm an tồn thực phẩm,
như: Mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn
thịt đảm bảo an toàn thực phẩm, qua đánh giá với phương pháp sử dụng men vi
sinh đã kích thích lợn ăn nhiều, ngủ nhiều, giảm tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng
từ 10-12%, chất lượng thịt thơm ngon, chất thải giảm mùi hôi so với sử dụng
thức ăn công nghiệp (Cục chăn nuôi Bộ nông nghiệp & PTNT, 2019).
Hoạt động khuyến nơng là q trình thuyết phục, đào tạo làm thay đổi
nhận thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp của nơng dân bằng nhiều hình thức
khác nhau như: xây dựng mơ hình trình diễn, đào tạo tập huấn, tun truyền
thơng qua báo hình, báo nói, báo viết và tư vấn trực tiếp cho nơng dân.
Khuyến nơng chính là việc cung cấp đầu vào của nông dân cho nông dân,
vì thế, khơng riêng ở Việt Nam mà các nước Đơng Nam Á có nền kinh tế phát
triển hay đang phát triển đều rất chú trọng đến công tác khuyến nông. Khuyến
nông là một phần thiết yếu của nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu
tập trung tạo ra các giải pháp cơng nghệ hữu ích phục vụ sản xuất và đời sống,
cịn khuyến nơng tập trung vào việc thuyết phục nông dân chấp thuận và áp dụng
công nghệ đó vào sản xuất để tạo ra năng suất cao hơn, giá trị sản phẩm cao hơn,
thu nhập cao hơn cho nơng dân.
Tổ chức khuyến nơng hiện nay có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả
nước. Tổng số người làm cơng tác khuyến nơng khoảng 36 nghìn người, trong đó

cán bộ khuyến nơng là trên 15 nghìn người và cộng tác viên khuyến nơng khoảng
21 nghìn người. Mạng lưới khuyến nông được tổ chức từ cấp bộ đến tỉnh, huyện,
xã và một số tỉnh miền núi có cộng tác viên đến cấp thôn bản. Đặc biệt, mạng
lưới khuyến nông cấp cơ sở hàng ngày tư vấn, chuyển giao kỹ thuật mới đến với

1


nơng dân, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của mỗi địa phương. Vận
hành tốt hệ thống này trên cơ sở cập nhật công nghệ mới sẽ tạo ra sức mạnh rất
lớn, nó được ví như cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy khổng lồ sản xuất nông
nghiệp của cả nước.
Bên cạnh hệ thống khuyến nông sự nghiệp dịch vụ công, các viện nghiên
cứu thuộc các bộ khối nhà nước còn nhiều thành phần tham gia chuyển giao công
nghệ cho nông dân. Trước hết là các đối tượng phi lợi nhuận như các tổ chức phi
chính phủ địa phương và quốc tế (NGO), các dự án viện trợ, các hiệp hội phi lợi
nhuận khác. Đối tượng vì lợi nhuận cũng tham gia khuyến nông như các công ty
thương mại, tư nhân thương mại, doanh nghiệp, hiệp hội thương mại, công ty tiếp
thị và chế biến nông sản, công ty tư vấn và truyền thông… Tạo điều kiện cho các
đối tượng này cùng hoạt động chính là việc tăng cường xã hội hóa khuyến nơng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến nông trong phát triển
chăn ni lợn nói chung và chăn ni lợn thịt gặp nhiều khó khăn: Việc chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật vào chăn ni lợn thịt cịn hạn chế, kênh thơng tin thị
trường và dịch vụ đến với người chăn ni cịn ít, chậm, không chính xác. Trong
điều kiện như vậy, người dân rất mong tăng cường vai trị của khuyến nơng đối
với phát triển chăn ni trong đó có chăn ni lợn thịt
Công tác khuyến nông đối với phát triển chăn nuôi ở huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang cũng không nằm ngoài những hạn chế, trở ngại trên. Huyện Yên Thế
chưa phát huy tốt vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt,
giúp cho phát triển chăn nuôi lợn thịt nhanh và bền vững. Để tìm cơ hội và các

giải pháp phát triển trong những năm tới việc tìm hiểu vai trị của khuyến nơng
trong phát triển chăn nuôi lợn thịt là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế
trên tôi quyết định chọn đề tài “Vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn
ni lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài cho luận
văn thạc sĩ của mình. Thơng qua luận văn này, tơi muốn góp phần tăng cường
vai trị khuyến nơng trong phát triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang ngày một bền vững và trả lời được các vấn đề:
(1) Vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn ni lợn thịt trên địa
bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang những năm qua có những thuận lợi và khó
khăn nào?
(2) Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến vai trò của khuyến nông trong phát
triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang?

2


(3) Trong thời gian tới cần có các giải pháp gì để phát huy tốt vai trị của
khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi
lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trị
của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện;
- Đánh giá thực trạng vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn nuôi
lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của khuyến nơng trong phát
triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của khuyến nông trong phát triển
chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến vai trị của khuyến nơng
trong phát triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ khuyến nông và các hộ chăn nuôi lợn thịt
trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
- Làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về vai trị của khuyến nơng
trong phát triển chăn nuôi lợn thịt.
- Luận văn tập trung làm rõ vai trị của khuyến nơng trong phát triển chăn
ni lợn thịt tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2019.

3


- Đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường vai trị của khuyến nơng trong
phát triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2. Phạm vi khơng gian
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trị của khuyến nông trong phát triển chăn
nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu các số liệu thứ cấp về vai trị của khuyến nơng
trong phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2017 - 2019.
- Các số liệu sơ cấp khảo sát năm 2019.

- Đề xuất các giải pháp đến năm 2025
- Thời gian thực hiện đề tài luận văn từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trị của khuyến nơng
trong phát triển chăn ni lợn thịt bao gồm: Các khái niệm liên quan, vai trị của
khuyến nơng cho phát chăn ni lợn thịt, đặc điểm của khuyến nông cho phát
triển chăn nuôi lợn thịt, nội dung nghiên cứu về đánh giá hoạt động khuyến nông
cho phát triển chăn nuôi lợn thịt, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của khuyến
nơng cho phát chăn ni lợn thịt.
1.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là những thông tin giúp cho các nhà nghiên cứu các
cơ quan quản lý điều hành, hoạch định chính sách hiểu rõ thêm về vai trị của
khuyến nơng đối với phát triển chăn nuôi lợn thịt trên quy mơ huyện, đồng thời
đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ CỦA
KHUYẾN NƠNG TRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN THỊT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
a. Vai trò
Theo từ điển tiếng Việt: Vai trò là tác dụng, chức năng của ai hoặc của cái
gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức (Đỗ Kim
Chung, 2010).
b. Phát triển
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

của một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.
Tăng trưởng là tăng lên về số lượng; phát triển không những là tăng về số
lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ
cấu, phân bố của cải.
Phát triển về nghĩa hẹp đó là sự mở rộng, mở mang của sự vật, hiện tượng
trong đời sống một cách tương đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định.
Phát triển bền vững là phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải
đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai. Phát triển bền vững đang là mục
tiêu hướng tới của nhiều quốc gia. Ngày nay khái niệm bền vững nhằm hướng tới
bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về môi trường.
Phát triển bền vững là sự phát triển liên tục trên cơ sở khai thác và sử
dụng hợp lý các nguồn lực đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho thế hệ
tương lai (Đỗ Kim Chung, 2010).
Khái niệm phát triển chăn nuôi lợn thịt: Theo quan điểm phát triển, phát
triển chăn nuôi lợn thịt là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp
với yêu cầu phát triển KT - XH nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản phẩm chăn nuôi lợn.
Phát triển chăn nuôi lợn phải đảm bảo hiệu quả KT - XH - môi trường,
phát triển chăn ni lợn theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, phát

5


triển chăn nuôi lợn phải theo hướng sản xuất hàng hóa, có tính chun mơn hóa
ngày càng cao. Phát triển chăn ni lợn phải tính tới việc khai thác lợi thế so
sánh sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương
(Đoàn Xuân Trúc, 2018).
c. Khuyến nơng


Có rất nhiều khái niệm về khuyến nơng, sau đây là một số khái niệm:
- Theo CIDSE (Tổ chức hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đồn kết):
Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất các các cơng việc có liên quan đến sự
phát triển của nơng thơn. Đó là hệ thống giáo dục ngồi nhà trường, trong đó
người già và trẻ em được học bằng thực hành (Đỗ Kim Chung, 2010).
- Theo FAO (Tổ chức nông lương thế giới): Khuyến nông là một quá trình
dịch vụ thơng tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nơng dân, làm cho
nơng dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của gia đình và làng xã họ.
Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản
xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện
vật chất, tinh thần cho người nông dân (Đỗ Kim Chung, 2010).
- Theo định nghĩa khuyến nông của Indonesia: Khuyến nông là hệ thống
giáo dục không theo quy định thống nhất nào mà cũng không theo một hệ thống
chung nào để huấn luyện nông dân nhằm giúp họ có những kỹ năng và trình độ
kỹ thuật tốt hơn, phát triển tốt hơn quan điểm xác thực về đổi mới dành được thế
chủ động trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của họ.
Định nghĩa này chủ yếu dựa trên quan điểm cơ bản là giúp đỡ nơng dân để
họ tự giúp họ. Vì vậy, họ có thể giải quyết được những vấn đè của chính họ bằng sự
chấp nhận kỹ thuật tốt hơn trong sản xuất và trong các hoạt động kinh doanh.
Như vậy, khuyến nông ở Indonesia không đơn thuần là việc chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật mà trước hết liên quan đến giáo dục để họ trở thành những người
thực sự phát triển (Đỗ Kim Chung, 2010).
- Khái niệm khuyến nông được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định
83/2018/NĐ-CP về khuyến nơng có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018, cụ thể
như sau:
Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá
kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản
xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

6



Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến
nơng theo hai nghĩa:
Theo Đỗ Kim Chung (2010), Khuyến nông theo nghĩa rộng: Là khái niệm
chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển
nông thôn. Khuyến nơng là ngồi việc hướng dẫn nơng dân tiến bộ kỹ thật mới,
còn phải giúp họ liên kết với nhau chống lại thiên tai, dịch bệnh, tiêu thụ sản
phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp nông dân phát triển
khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào ngày
càng tốt hơn
Theo Đỗ Kim Chung (2010), Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Là một
tiến trình giáo dục khơng chính thức mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình
này mang đến cho nơng dân những thơng tin và những lời khuyên giúp họ giải
quyết những vấn đề hoặc khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nơng hỗ trợ phát
triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải
thiện chất lượng cuộc sống của nơng dân và gia đình họ. Khuyến nơng là sử dụng
các cơ quan nông lâm ngư nghiệp, các trung tâm khoa học nông lâm ngư nghiệp
để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp
thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản phẩm.
Theo Chính phủ (2018), Nghị định số: 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5
năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông: Khuyến nông là hoạt động chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông
dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo
vệ mơi trường và xây dựng nơng thơn mới.
Tóm lại: Khuyến nông là ứng dụng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật mới
vào thực tiễn nông nghiệp thông qua giáo dục nông dân, bao gồm: các hoạt động
truyền thông và học tập được tổ chức cho người nông dân bởi các nhà giáo dục
từ nhiều ngành khác nhau, bao gồm kỹ thuật nơng nghiệp: Giống chăm sóc,
phịng trừ dịch bệnh, chế biến..., tiếp thị nông nghiệp

d. Dịch vụ khuyến nông
Theo Chính phủ (2010), Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nơng:
Dịch vụ khuyến nông được phân thành 3 loại:
- Chuyển giao cơng nghệ: Mơ hình truyền thống chuyển giao bằng lời
khun, kiến thức và thơng tin theo cách tuyến tính.

7


- Tư vấn: Việc sử dụng bởi nông dân của một cán bộ chuyên gia như một
nguồn tư vấn liên quan đến các vấn đề cụ thể mà họ phải đối mặt.
- Tạo điều kiện: Mục đích của mơ hình này là giúp nơng dân xcs định vấn
đề của chính họ và phát triển các giải pháp của riêng họ.
Các hệ thống khuyến nông truyền thống tập trung tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi, sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống dưới và thường nhấn mạnh vị chuyển
giao cơng nghệ. Mơ hình dễ mở rộng, tuy nhiên đang trở nên lỗi thời trong môi
trường cạnh tranh theo định hướng thị trường của nơng nghiệp hiện nay.
Các mơ hình thay thế đã xuất hiện nhận ra các tác nhân khác ngồi các
dịch vụ khuyến nơng truyền thống bao gồm các Cơng ty kinh doanh nơng nghiệp,
tổ chức phi chính phủ, đại lý nông nghiệp, tổ chức sản xuất và nông dân để trao
đổi với nông dân. Nhiều quốc gia, nhất là các nước Mỹ Lating đã tư nhan hóa và
ký hợp đồng tư vấn tư nhân (Chính phủ, 2010).
e. Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật
Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là một danh từ mang tính trừu tượng bao qt.
Nó thể hiện nét mới và tiến bộ của một yếu tố kỹ thuật nào đó, góp phần nâng
cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống nông dân và
cư dân nông thôn.
Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam, gọi chung là
tiến bộ kỹ thuật, là những sản phẩm lần đầu tiên được tạo ra từ kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ; giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp

ứng dụng... được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) chỉ mang tính tương đối vì khi chúng ta áp dụng
ở vùng này có thể là mới, nhưng khi đặt nó ở vùng khác thì khơng cịn là mới
nữa, TBKT có thể là sản phẩm của cơ quan nghiên cứu và chuyển giao; cũng có
thể là sản phẩm của cả q trình tự đánh giá, tự lựa chọn, tự đổi mới của nông
dân cho phù hợp hơn với nhu cầu sản xuất và đời sống của chính bản thân họ (Lê
Thị Mai Hương, 2015).
f. Khái niệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Có rất nhiều khái niệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sau đây là một số
khái niệm:
Theo Swansas và Cloor (1940), chuyển giao TBKH hay công nghệ là quá

8


trình tiếp diễn nhằm tiếp cạn và thơng tin có ích cho con người và từ đó giúp đỡ
họ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và quan điểm cần thiết để sử dụng hiệu quả
lượng thông tin hay công nghệ đó.
Theo Muander (1973), Chuyển giao TBKT là một dịch vụ hay hay hệ
thống nhằm thông qua các phương thức đào tạo, giúp đỡ người nông dân cải
thiện các phương pháp, kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập ,
tăng mức sống và trình độ giáo dục xã hội của cuộc sống nơng thơn.
Tóm lại, chuyển giao TBKT đề cập đến một tiến trình đó là những kỹ
thuật cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai mà họ có thể hưởng lợi từ những
kỹ thuật đó (Lê Thị Mai Hương, 2015).
2.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và vai trị của khuyến nơng
2.1.2.1. Mục tiêu khun nơng
Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ
về Khuyến nơng (Chính phủ, 2018) quy định:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt

động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích
ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thơng qua các nội dung,
hình thức, phương thức hoạt động khuyến nơng.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng phát triển
sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây
dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi
tham gia chuyển giao cơng nghệ trong nơng nghiệp (Chính phủ, 2018).
2.1.2.2. Các ngun tắc khuyến nông
Nguyên tắc hoạt động khuyến nông được quy định tại Điều 4 Nghị định
83/2018/NĐ-CP về khuyến nơng (Chính phủ, 2018), có hiệu lực thi hành từ ngày
10/7/2018, cụ thể như sau:
(1) Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển
nông nghiệp của Nhà nước.
(2) Phát huy vai trị chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải

9


×