Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thcs huyện yên định, tỉnh thanh hóa đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN MINH GIANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN THCS
HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THANH HÓA, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN MINH GIANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN THCS
HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 814.01.14


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Anh Hoa

THANH HÓA, NĂM 2019


Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học
Theo Quyết định số 1367/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 8 năm 2019 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức:
Học hàm, học vị, Họ và tên

Cơ quan Công tác

Chức danh
trong
Hội đồng
Chủ tịch

TS. Lê Thị Thu Hà

Trường Đại học Hồng Đức

PGS.TS. Phan Thanh Long

Trường ĐHSP Hà Nội

Phản biện 1

PGS.TS. Nguyễn Thị Hà Lan

Trường Đại học Hồng Đức


Phản biện 2

TS. Nguyễn Thị Thanh

Học viện QLGD

Ủy viên

TS. Vũ Quang Hải

Học viện KH Quân sự

Thư ký

Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày ….. tháng ….. năm 2019
Xác nhận của Ngƣời hƣớng dẫn

TS. Trịnh Thị Anh Hoa

* Có thể tham khảo luận văn tại Thư viện trường và Bộ môn.


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Hồng Đức dưới sự hướng dẫn của
TS. Trịnh Thị Anh Hoa. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các số

liệu trong luận văn trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Kết quả nghiên
cứu của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào./.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Minh Giang


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo
hướng dẫn khoa học TS. Trịnh Thị Anh Hoa - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, khoa Tâm lý - Giáo dục, phòng Sau đại học
trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT huyện Yên Định, cán bộ
quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hiệu trưởng trường THCS Yên Lạc, anh chị em,
bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên để tôi yên tâm học tập,
nghiên cứu.
Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tơi rất mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận
văn được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Giang



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................3
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ........................................6
1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................6
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước .......................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ........................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................13
1.2.1. Giáo viên trung học cơ sở, chuyên môn, nghiệp vụ ...................................13
1.2.2. Bồi dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở .... 14
1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên trung học cơ sở ..............................................................................................16
1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông và yêu cầu về chuyên môn, nghiệp
vụ đối với giáo viên trung học cơ sở hiện nay ......................................................18

1.3.1. Nội dung cơ bản của chuẩn nghề nghiệp giáo viên ....................................18
1.3.2. Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên trung học cơ sở
hiện nay ........................................................................................................ 19
1.4. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở
đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp ..............................................................21


iv

1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở
theo chuẩn nghề nghiệp ........................................................................................21
1.4.2. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở
theo chuẩn nghề nghiệp ........................................................................................22
1.4.3. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên
trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp ..............................................................24
1.4.4. Các điều kiện thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp ..............................................................25
1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung
học cơ sở đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp ..............................................26
1.5.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trung học sơ
sở theo chuẩn nghề nghiệp ....................................................................................26
1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên trung học sơ sở theo chuẩn nghề nghiệp .......................................................27
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên trung học sơ sở theo chuẩn nghề nghiệp .......................................................28
1.5.4. Kiếm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp .......................29
1.5.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở ..............................................................30
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo

viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.............................31
1.6.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ...........................................................31
1.6.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý .......................................................32
1.6.3. Các yếu tố khách quan ................................................................................33
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP.......................................................................................36
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa ...........................................................................................36
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa .....................................36


v

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ...........37
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ...................................................................38
2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................38
2.2.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................38
2.2.3. Phương pháp khảo sát .................................................................................39
2.2.4. Đối tượng khảo sát ......................................................................................39
2.2.5. Cách cho điểm và thang đánh giá ...............................................................39
2.3. Kết quả khảo sát .............................................................................................40
2.3.1. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trung học cơ sở
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay ...................40
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá theo chuẩn nghề nghiệp 51
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề

nghiệp hiện nay .....................................................................................................64
2.4.1. Kết quả đạt được .........................................................................................64
2.4.2. Hạn chế tồn tại ............................................................................................65
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ...........................................................................66
Kết luận chương 2 .....................................................................................................67
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HOÁ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP.......................................................................................68
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp ............................................................68
3.1.1. Đảm bảo sự kế thừa và phát triển ...............................................................68
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ...............................................................68
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống ................................................................................69
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ .................................................................................69
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu
cầu của chuẩn nghề nghiệp ...................................................................................69


vi

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trung học
cơ sở ......................................................................................................................70
3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trung
học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá bám sát các yêu cầu của chuẩn
nghề nghiệp ...................................................................................................... 72
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng chun mơn,
nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá đáp
ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp .....................................................................76

3.2.4. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hoá đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp .......................................................79
3.2.5. Quản lý các nguồn lực đảm bảo phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá đáp
ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp .....................................................................84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề
nghiệp hiện nay .....................................................................................................86
3.4. Thăm dị sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay.......................................................86
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................86
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm................................................................................86
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm ..............................................................................87
3.4.4. Thang đánh giá khảo nghiệm ......................................................................87
3.4.5. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ...............87
Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
1. Kết luận .............................................................................................................93
2. Kiến nghị...........................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Diễn nghĩa

BD

Bồi dưỡng

CMNV

Chuyên môn nghiệp vụ

CNN

Chuẩn nghề nghiệp

GV

Giáo viên

GVCC

Giáo viên cốt cán

HS

Học sinh

NLSP

Năng lực sư phạm


QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

TCM

Tổ chuyên môn

THCS

Trung học cơ sở

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

TH

Tiểu học

THPT

Trung học phổ thông


viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng ............................................40
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát việc thực hiện nội dung bồi dưỡng CMNV cho giáo viên
THCS huyện Yên Định theo chuẩn nghề nghiệp ......................................................42
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức bồi
dưỡng CMNV cho giáo viên THCS huyện Yên Định theo chuẩn nghề nghiệp .......45
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết
quả hoạt động bồi dưỡng CMNV cho giáo viên THCS huyện Yên Định theo chuẩn
nghề nghiệp ...............................................................................................................48
Bảng 2.5. Thực trạng mức độ hỗ trợ của các yếu tố đến công tác bồi dưỡng CMNV
cho giáo viên THCS huyện Yên Định đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp ............49
Bảng 2.6. Mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng
CMNV cho giáo viên THCS huyện Yên Định .........................................................50
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CMNV cho
giáo viên THCS huyện Yên Định theo chuẩn nghề nghiệp ......................................52
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng CMNV cho giáo viên
THCS huyện Yên Định theo chuẩn nghề nghiệp ......................................................54
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng
CMNV cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp .........................................................56
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
CMNV cho giáo viên THCS huyện Yên Định theo chuẩn nghề nghiệp ..................58
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý các điều kiện cho công tác bồi dưỡng CMNV cho
giáo viên THCS huyện Yên Định theo chuẩn nghề nghiệp ......................................60
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
bồi dưỡng CMNV cho giáo viên THCS huyện Yên Định ........................................61
Bảng 3.1. Thang đánh giá khảo nghiệm....................................................................87
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lí .......................88
hoạt động bồi dưỡng CMNV cho giáo viên THCS huyện Yên Định .......................88
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lí hoạt động bồi

dưỡng CMNV cho giáo viên THCS huyện Yên Định ..............................................90
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL và GVvề mức độ cần thiết của
việc bồi dưỡng CMNV cho giáo viên ....................................................................... 41


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất kỳ quốc gia nào, chế độ nào thì nhân lực bao giờ cũng là nguồn lực đóng
vai trị quan trọng nhất trong q trình hình thành và phát triển. Muốn có được
nguồn nhân lực tốt thì nhất thiết phải có một nền giáo dục tốt. Một nền giáo dục tốt
thì khơng thể thiếu được đội ngũ giáo viên giỏi, có đầy đủ năng lực, phẩm chất,
chuyên môn, nghiệp vụ và sẵn sàng cống hiến.
Trong thời đại kinh tế tri thức tồn cầu hóa hiện nay, hầu hết các quốc gia
đều đề cao vai trò của giáo dục và vai trò của người giáo viên. Việt Nam cũng
không ngoại lệ. Từ năm 1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
đã khẳng định: “Muốn tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá thắng lợi phải phát
triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh và bền vững”. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đã khẳng định: “Giáo viên
là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh” [24].
Ở phạm vi cấp học trung học cơ sở (THCS), nhiệm vụ của cấp học là nâng
cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Đối tượng là các em học sinh từ 11 đến 14 tuổi, các em đang trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách, có những chuyển biến về tâm sinh lý. Vai
trò của người giáo viên ở cấp học này là hết sức quan trọng. Giáo viên vừa là người
cung cấp hệ thống tri thức cho học sinh, đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước, vừa
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay nói chung cịn nhiều bất
cập. Nghị quyết 29-NQ/TW đã chỉ rõ: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu
đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề
nghiệp”. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 29NQ/TW để ra giải pháp “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo
đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà
giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [25].


2
Hiện nay, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới đã
được ban hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 22 tháng 8 năm 2018 với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí, trong đó Tiêu chuẩn 2. Phát
triển chun mơn, nghiệp vụ đề cập đến 4 tiêu chí: Phát triển chuyên môn bản thân;
Xây dựng kế hoạch dạy học; Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Tư vấn và hỗ trợ học sinh [8]. Đội ngũ giáo
viên hiện nay của huyện Yên Định cơ bản đã đạt chuẩn nghề nghiệp cũ (theo Thông
tư 30/2009/TT-BGDĐT), với tỉ lệ đạt trở lên là 99.8%. Nhưng so với chuẩn nghề
nghiệp mới ban hành với yêu cầu về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì nhiều giáo viên cịn
chưa đáp ứng được.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó nguyên
nhân chính là do cơng tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên còn
hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo
viên, vì vậy nghiên cứu “Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động bồi
dưỡng CMNV cho giáo viên để đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh

Hóa đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp mới, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học trong các trường THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp hiện nay
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu
của chuẩn nghề nghiệp hiện nay.
- Đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp hiện nay.


3
4. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS đáp ứng
yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường
THCS đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu các năm học từ năm 2016 đến 2018.
Về phạm vi đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý 40 người (gồm: lãnh đạo,
chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định: 5 người; cán bộ quản lý
các trường THCS huyện Yên Định: 35 người); giáo viên THCS huyện Yên Định:
100 người.
5. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa hàng

năm được bồi dưỡng thường xuyên theo quy định, tuy nhiên trong điều kiện đổi mới
giáo dục hiện nay, khi chuẩn nghề nghiệp mới được ban hành nhà trường còn gặp
nhiều lúng túng và việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên chưa hiệu quả. Nếu
đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường
THCS huyện Yên Định theo chuẩn nghề nghiệp dựa trên chủ trương của ngành, phù
hợp với chương trình phổ thơng mới, với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà
trường và của đội ngũ giáo viên thì sẽ nâng cao được năng lực nghề nghiệp cho giáo
viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích các tư liệu như: văn kiện của Đảng, của Nhà nước, sách
báo, tạp chí tài liệu, các cơng trình khoa học… liên quan đến nội dung đề tài; tổng
hợp, mơ hình hố các nội dung, quan điểm lý luận, quan điểm chỉ đạo của các cấp


4
quản lý về quản lý hoạt động bồi dưỡng của giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Để tìm hiểu thực trạng bồi
dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
tác giả xây dựng các mẫu phiếu hỏi ý kiến đối với giáo viên và các cán bộ quản lý.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán
bộ quản lý, giáo viên nhằm thu thập thêm thông tin bổ sung cho phần thực trạng.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ
cá nhân, giáo án giảng dạy của giáo viên, dự giờ thăm lớp để đánh giá sản phẩm của
giáo viên qua các tiết dạy.
6.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về bộ phiếu
hỏi, về các biện pháp đã đề xuất.

6.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng cơng thức tốn học tính tốn, xử lý các số liệu đã thu được ở các
phương pháp khác.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lý luận: Bổ sung cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS.
7.2. Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên THCS ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu của chuẩn
nghề nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của chuẩn
nghề nghiệp ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hố.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm
có 3 chương:


5
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu của chuẩn
nghề nghiệp.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu
của chuẩn nghề nghiệp.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo mọi điều kiện để mọi
người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để kịp thời bổ sung
kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục. Chính vì vậy có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề phát triển, bồi dưỡng (BD) và quản lý bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên (GV). Dưới đây là một số thành tựu
nghiên cứu khoa học về vấn đề này:
* Những cơng trình bàn về bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên
- Về nội dung bồi dưỡng thường được các tác giả đề cập trong các cơng trình
về phát triển đội ngũ giáo viên, chủ yếu là bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, bồi
dưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện trong nghiên cứu của tác giả Susan
Sclafani với nghiên cứu “Teachers and trainers” [68]. Đặc biệt với nghiên cứu của
Jacques Delors với đề tài “Learning: The treasure within”, đã đề cập đến vấn đề bồi
dưỡng và phát triển chuyên môn giáo viên trong bối cảnh mới [65]. Các công trình
này tập trung vào những vấn đề về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo
viên. Ở Phần Lan, trong nghiên cứu của Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen, các
tác giả đã mô tả chi tiết và đã phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọng
trong cấu trúc, nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chất lượng
giáo dục [66].
* Những cơng trình bàn về quản lý bồi dưỡng giáo viên và quản lý bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
- Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu, tuy
nhiên số cơng trình nghiên cứu liên quan đến về vấn đề này không nhiều. Theo V. A.



7
Xukhomlinski [58], để tổ chức hoạt động dạy và học nói chung và BDGV trong
trường trung học nói riêng một cách hiệu quả, ngay trước khi bước vào năm học nhà
trường phải lập kế hoạch hết sức cụ thể và chi tiết: Phân công trách nhiệm cụ thể
của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; Xác định những cơng việc cụ thể của mỗi
thành viên trong Ban giám hiệu; Xác định thời lượng thực hiện mỗi công việc đã
được đề ra. Trong kết luận Hội nghị của Ủy ban Châu Âu về phát triển kỹ năng nghề
nghiệp theo cách đánh giá học tập “VET teacher professional development in a
policy learning perspective” [63] đã đề cao vai trò của cá nhân trong hoạt động bồi
dưỡng. Thông qua kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của mỗi giáo viên, kế
hoạch học tập bồi dưỡng của giáo viên phải được đồng nhất với kế hoạch phát triển
của nhà trường và của xã hội.
- Về cơng tác chỉ đạo bồi dưỡng: Vai trị của lãnh đạo trong quản lý hoạt động
bồi dưỡng có ảnh hưởng quan trọng vào thành tích học tập, bồi dưỡng của giáo viên.
Nghiên cứu “Teaching in focus” của tổ chức OECD đã khẳng định lãnh đạo, chỉ đạo
hoạt động bồi dưỡng hiệu quả là tạo ra một môi trường thuận lợi, môi trường giá trị,
tạo tâm lý cho giáo viên có động cơ tự học, tự bồi dưỡng, tự kiểm soát hoạt động bồi
dưỡng của bản thân [67].
- Thẩm định, kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin cũng được quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, việc thẩm định, đánh giá hoạt động bồi dưỡng là vấn đề khó
khăn đối với các quốc gia đặc biệt là việc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả bồi
dưỡng giáo viên thông qua hoạt động trong nghiên cứu “Supporting the Teaching
Professions for Better Learning Outcomes” [64]. Nghiên cứu cũng khẳng định, để cải
thiện và nâng cao chất lượng giáo viên cần đảm bảo rằng tất cả các giáo viên đều
nhận được thơng tin phản hồi, để từ đó điều chỉnh và cụ thể hóa kế hoạch học tập, bồi
dưỡng của mình.
- Sau q trình bồi dưỡng nhiều nước đã có các hình thức đánh giá kết quả bồi
dưỡng. Ở Anh - Viết chuyên đề; xây dựng kỹ năng giảng dạy, biên soạn và thuyết

trình. Các sản phẩm này sẽ được đánh giá căn cứ theo chuẩn giáo viên; Ở Bang
California, với mỗi chương trình bồi dưỡng giáo viên 5 ngày thì giáo viên được đánh
giá ít nhất 4 lần. Tuy nhiên, ở đây chuẩn nghề nghiệp giáo viên không phải là cơ sở
để đánh giá giáo viên [46].


8
- Nhiều nước trên thế giới luôn quan tâm đến lực lượng tham gia bồi dưỡng.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng bộ mơn, giáo viên có kinh nghiệm trong nhà
trường sẽ là lực lượng nòng cốt tham gia trong quá trình kèm cặp, giúp đỡ đồng
nghiệp. Giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ nghề nghiệp cao hướng dẫn tư vấn
cho giáo viên mới cũng được thấy rõ ở các nước Anh, Hoa Kì, Thái Lan [

]. Tại

bang Brandenburg Cộng hòa Liên bang Đức, lực lượng tham gia BDGV bao gồm
các giảng viên của học viện trường học bang Berlin-Brandenburg, các chuyên gia tư
vấn của hệ thống tư vấn và hỗ trợ BUSS, các GV cốt cán của các nhà trường [22].
- Thời điểm tổ chức BD thì các nhà nghiên cứu đều cho rằng công tác BDGV
không chỉ được tổ chức theo chu kỳ mà người GV phải được BD chuyên môn
nghiệp vụ liên tục, quanh năm [58]. Tại Philippin, các nhà nghiên cứu lại cho rằng
thời điểm BD tuỳ thuộc vào mơ hình BD. Mơ hình BD tại trường phổ thông phải
diễn ra trong suốt cả năm học cịn mơ hình phân tầng thời gian BD kéo dài trong kỳ
nghỉ hè và đầu năm học mới; mơ hình theo cụm thực hiện BD diễn ra theo đợt khi
cần; mơ hình học tập từ xa diễn ra thường xun theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân
[21]. Chương trình hướng dẫn GV tập sự BTSA (California, Mỹ) lại đưa ra thời hạn
cụ thể BD cho GV mới là hai năm. Đây là chương trình bắt buộc, thời điểm thực
hiện BD do từng GV lựa chọn căn cứ trên NL thực hiện so với bộ chuẩn chất lượng
của chương trình hỗ trợ nghề nghiệp cho GV tập sự [15].
Tóm lại: Những cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước khá phong phú, đa

dạng, đề cập khá sâu sắc những nội dung, biện pháp cần áp dụng trong việc bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, những nghiên cứu về bồi dưỡng, quản lý bồi
dưỡng giáo viên cịn ít. Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo
viên mới chỉ tập trung vào việc cá nhân hóa hoạt động này như việc lập kế hoạch
bồi dưỡng của giáo viên, thẩm định, đánh giá và phản hồi, số cơng trình nghiên cứu
sâu về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên cịn rất hạn chế.... và chưa có
cơng trình nào trực tiếp bàn về Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Cũng như hầu hết các nước trên thế giới, ở Việt Nam, BDGV là nhiệm vụ
quan trọng và thường xuyên của cơ quan QLGD. Mục đích chủ yếu của BDGV là
bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm (NLSP) của


9
người GV. Trong những năm qua, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan tới
BDGV, BD chun mơn, nghiệp vụ giáo viên nói riêng và QL hoạt động bồi dưỡng
này nói chung, các nghiên cứu cũng đã khẳng định việc nâng cao chất lượng BDGV
phải được bắt đầu từ việc đổi mới mục tiêu BD đến nội dung BD, phương pháp,
phương tiện BD và đổi mới cả cách đánh giá kết quả BD.
* Những cơng trình bàn về bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên
- Về nội dung bồi dưỡng, luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm và hướng
đến là phát triển và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, thể hiện
trong "Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên" của các tác giả
Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa [5]; ngồi ra cịn có cơng trình
của tác giả Đinh Quang Báo [3], cơng trình này nghiên cứu phát triển đội ngũ theo 3
hướng: 1) Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên dưới góc độ phát triển nguồn nhân
lực; 2) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục; 3) Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp xây dựng phát

triển đội ngũ giáo viên trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, các cơng trình trên hầu hết vẫn cịn để lại khoảng trống nghiên cứu về quản lý
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên từ tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực thực hiện trong đổi mới giáo dục Việt Nam trong thời kì hội nhập
quốc tế và xu thế tồn cầu hóa.
Từ năm 2011 trở lại đây còn nhiều đề tài nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên
cho các đối tượng giáo viên như tác giả Lê Hoàng Hà với đề tài “Bồi dưỡng giáo viên
đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông” [32]. Luận án:
“Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường Trung học phổ thông
theo chuẩn nghề nghiệp” của tác giả Trần Thị Hải Yến (2015), tác giả đã trình bày rõ
về bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT thông qua các hoạt động chun mơn, phát
huy vai trị sử dụng, sáng tạo hợp tác của từng cá nhân và tập thể tổ chuyên môn gắn
với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp là một trong những con đường thiết thực và hiệu
quả, có ý nghĩa tác động trực tiếp tới từng giáo viên. Năng lực dạy học cho giáo viên
sẽ được nâng cao qua hoạt động bồi dưỡng giáo viên [61]. Cũng theo tác giả Trần Thị


10
Hải Yến: “Bồi dưỡng giáo viên không chỉ là BD về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống mà cần chú ý đến việc BD cả về kiến thức chuyên môn và các kỹ năng sư
phạm cần thiết cho GV tại tổ chun mơn (TCM)” [62].
- Về hình thức bồi dưỡng, thực hiện việc bồi dưỡng (học tập thường xuyên)
cần có nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa
phương. Có thể nêu tên tác giả có cơng trình nghiên cứu theo hướng này là: Trần
Khánh Đức với tác phẩm “Lý thuyết đa thông minh và vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học ở bậc đại học” [27]. Ngồi những hình thức bồi dưỡng được gọi là “truyền
thống” như bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng không tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi
dưỡng từ xa... Một số tác giả đã quan tâm đến hoạt động tự đào tạo, tự bồi dưỡng và
coi đây là “chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam”, nội dung này được phản
ánh trong các cơng trình nghiên cứu của tác giả Đặng Quốc Bảo [4], Lục Thị Nga

[47]. Tác giả Phan Thị Lạc trong dự án “cuộc thi video về mơ hình trường học mới”
đã đề xuất hình thức bồi dưỡng qua kênh truyền hình, xác định thời gian, kênh phát
sóng chương trình khá phù hợp và khả thi [41]. BD và phát triển NL chuyên mơn cho
GV thơng qua mơ hình nghiên cứu bài học sẽ khả thi hơn so với các hình thức BD
truyền thống khác là kết luận trong nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Mậu Đức và
Lê Huy Hoàng. Các tác giả cho rằng thơng qua mơ hình này, GV cùng nhau hợp tác,
chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau hoàn thiện hơn về chuyên môn nghiệp vụ [26].
- Về phương pháp bồi dưỡng, đây cũng là một trong những vấn đề được nhiều
tác giả quan tâm trong bồi dưỡng giáo viên được đề cập trong các cơng trình: Tác giả
Trần Khánh Đức [27], Ngô Văn Hưng [39] đã nêu ra trong nghiên cứu các phương
pháp cụ thể và khẳng định việc lựa chọn phương pháp nào phải phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như trình độ người học; lĩnh vực được đào tạo và mục tiêu học tập; năng lực
của giáo viên. Nguyễn Thị Tuyết Trinh cho rằng cần chú trọng tăng cường thực
hành, giải đáp thắc mắc cho người học [56]. Phạm Đức Bách lại đưa ra phương
pháp BD cho GV một cách hiệu quả thông qua thảo luận trong sinh hoạt chuyên
môn, hay học tập trải nghiệm [2].
- Bàn về vấn đề bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả Lê Thị
Linh Giang (2011) trong nghiên cứu “Mức độ đáp ứng CNN GV THPT của cử nhân
sư phạm trường ĐH An Giang” đã đề xuất thiết lập mối quan hệ giữa các trường


11
THPT thông qua Internet, xây dựng một diễn đàn cho GV; Mỗi GV cũng cần tham
khảo CNN để có thể tự đánh giá trung thực NL của bản thân từ đó có kế hoạch tự
BD, nâng cao trình độ chun môn, nghiệp vụ sư phạm bản thân [31].
* Những công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên và quản lý bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
- Hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên ở trong nước luôn được coi trọng. Năm
2011 Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư 30/2011/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm
2011 về chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, chương trình được

ban hành kèm theo thơng tư này đã xác định cụ thể mục đích, đối tượng, nội dung
chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thơng. Bộ GD&ĐT nêu rõ người
giáo viên phải có nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng suốt đời để nâng cao năng lực dạy học
(NLDH) [11].
- Công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên đã được một số tác giả đề cập trong
các đề tài về phát triển đội ngũ giáo viên. Tác giả Ngô Thị Phương Thảo (2016),
“Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS thành phố Hà
Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học” [53]. Bài viết bàn về hoạt động tổ
chuyên môn và năng lực dạy học của giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Quản lý hoạt động tổ chun mơn theo hướng này là có định hướng, có mục đích,
có kế hoạch của người hiệu trưởng đến hoạt động của TCM nhằm đạt được mục
đích đặt ra là nâng cao chất lượng hoạt động TCM theo hướng phát triển chuyên
môn nghiệp vụ, NLDH cho giáo viên.
- Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, Hoàng Quốc Vinh (2011) cho rằng
những căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên (BDGV) phải dựa vào các
chỉ thị, kế hoạch BD của cơ quan cấp tỉnh và kế hoạch đào tạo, BD của cơ quan
quản lý giáo dục (QLGD) cấp trên và ngân sách mà cấp trên dành cho công tác đào
tạo BD [59].
- Các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên được đề cập trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Tùng Lâm (2008) "Đổi mới công tác bồi dưỡng để giáo viên Hà Nội
đạt chuẩn và vươn tới đẳng cấp” [43] …Gần đây, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thơng” của tác giả Nguyễn
Thị Bình đã đề cập đến giải pháp “Đổi mới phương thức hoạt động bồi dưỡng” [14],
theo tác giả hoạt động bồi dưỡng phải được quản lý từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh,


12
huyện, trường học. Trong các cấp quản lý đó thì cấp Trung ương có vai trị đề xuất
chủ trương, hoạch định chính sách, chiến lược, kiểm tra, đánh giá, các cấp tỉnh, huyện
là cấp trung gian, cấp trường là cấp quản lý thao tác. Với cách tiếp cận hệ thống trong

nghiên cứu, tác giả đã đề cao vai trò của chủ thể quản lý, việc phân cấp quản lý bồi
dưỡng giáo viên ở trường THPT.
- Về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, trong nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Hợi, Thái Văn Thành, việc đánh giá chất lượng BDGV được xây dựng thành
cả qui trình [34], cần phối hợp giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của các cấp
QLGD. Các tác giả cũng xác định phải sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực,
tuỳ theo kết quả xếp loại mà đề ra các yêu cầu khác nhau với GV để động viên, tạo
được động lực cho họ tiếp tục phấn đấu. Phạm Quang Huân [35] cho rằng việc GV
hiểu rõ và duy tr ý thức tổ chức kỷ luật, hình thành thói quen tự kiểm tra, đánh giá
kết quả BD có nghĩa là biểu hiện của trình độ tự QL. Tổ chức đánh giá và tự đánh
giá bằng nhiều hình thức: qua SHCM ở trường, qua các cuộc thi chuyên môn nghiệp
vụ, qua việc xem xét các hoạt động giáo dục, giảng dạy, hồ sơ tài liệu và kết quả
công việc. Nguyễn Mạnh Hùng (2011) cho rằng việc đánh giá công tác BD cần
được thông qua sát hạch, kiểm tra và công khai kết quả BD [36].
- Về lực lượng tham gia bồi dưỡng, các tác giả Đỗ Hồng Thái [52] và Trần Thị
Hải Yến [62] cho rằng lực lượng tham gia BDGV nên là các giáo viên, là GVCC tại
các TCM và đề xuất cần mạnh dạn phân cơng nhiệm vụ dìu dắt đồng nghiệp của những
GV đó để tạo nên một đội ngũ GV tương đối đồng đều về NL nghề nghiệp ở trường.
- Về quản lý bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cũng đã có nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Tiến Phúc (năm 2010) cho rằng để xây dựng kế
hoạch BD trước tiên cần xem xét thực trạng chất lượng GV thơng qua việc khảo sát
theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp (CNN), nhu cầu BD của GV, xác định thứ
tự ưu tiên các nội dung để BD cho GV theo từng năm học [51]. Nguyễn Thị Tuyết
[54] đã đề xuất cụ thể các biện pháp QL BDNLDH cho GV THPT thành phố Hà
Nội hướng đến đáp ứng CNN, trong đó có ba biện pháp mang tính cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay là: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về BD theo chuẩn;
Tăng cường đào tạo và BD đội ngũ giảng viên cao cấp (GVCC); Đổi mới đánh giá
kết quả BD. Ngồi ra có thể kể đến một số cơng trình khác như: “Quản lý bồi dưỡng



13
giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường THPT Lục Nam tỉnh Bắc Giang” của tác
giả Nguyễn Thị Phương Lan (2014)[

], “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THPT Thạch Thất – Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Văn Dũng (2012)[

].

Tóm lại: Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trước đây đã đạt được những
kết quả nhất định trong việc nghiên cứu nội dung, phương pháp, tổ chức thực hiện và
quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ
cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng. Tuy nhiên hiện nay chưa có cơng
trình nào nghiên cứu tại các trường THCS huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy,
trong luận văn này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng và
quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên THCS huyện Yên
Định theo chuẩn nghề nghiệp.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo viên trung học cơ sở, chuyên môn, nghiệp vụ
* Giáo viên trung học cơ sở
Luật Giáo dục đã nêu rõ: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo
dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác”. “Nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, gọi là giáo viên” [44].
Điều 30, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TTBGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) nêu rõ: "GV trường trung
học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, giáo viên làm cơng tác Đồn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đồn)

đối với trường trung học có cấp trung học cơ sở" [10].
Theo định nghĩa trên, thì giáo viên trường Trung học bao gồm cả cán bộ
quản lý giáo dục và các giáo viên phụ trách công tác đồn thể hoặc cơng tác khác
trong mọi hoạt động của nhà trường.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khi đề cập khái niệm giáo viên THCS
chỉ nói đến các đối tượng nhà giáo là giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy các
bộ môn (giáo viên bộ môn) ở trường trung học cơ sở.


14
* Chuyên môn, nghiệp vụ:
Theo từ điển Tiếng Việt [48]: Chuyên môn, nghiệp vụ là lĩnh vực riêng,
những kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học, kỹ thuật.
Như vậy có thể hiểu chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên là những kiến
thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực giáo dục mà giáo viên đảm nhiệm.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng và
thái độ tham gia hiệu quả và nhất quán theo thời gian vào trong môi trường làm việc.
Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên là khả năng áp dụng kiến
thức, kỹ năng và thái độ của người giáo viên trong quá trình thực hiện hoạt động
dạy học cho học sinh.
1.2.2. Bồi dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trung
học cơ sở
1.2.2.1 Bồi dưỡng
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2010 về đào tạo
và bồi dưỡng công chức, bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến
thức, kỹ năng làm việc. Muốn có được nhân cách đáp u cầu nhất định, khơng chỉ
có q trình hình thành mà còn phải phát triển nhân cách. Mặt khác, khơng thể hình
thành, phát triển nhân cách mà khơng đi liền với việc trang bị (hoặc tự trang bị hoặc
cả hai) thêm tri thức, nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động thực tiễn[


].

Theo tác giả F.F.Anapu [29] thì bồi dưỡng là hoạt động làm nâng cao năng
lực, phẩm chất, trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ
chức có nhu cầu nâng cao kiến thức, hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thân nhằm
đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nói cách khác, bồi dưỡng có thể coi là q trình
cập nhật kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với bậc học, cấp học và
đặc biệt so với sự đổi mới của xã hội phát triển.
Theo một số nhà khoa học, bồi dưỡng là một hình thức của đào tạo, trong đó
“Đào tạo là q trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội
và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho
người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân cơng lao động
nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền
văn minh của loài người” [28].


×