Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu theo chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ TUYẾN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
TỈNH LAI CHÂU THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ TUYẾN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
TỈNH LAI CHÂU THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN XUÂN THỨC



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn được thống kê, khảo sát và cung
cấp bởi các cá nhân, tập thể có địa chỉ rõ ràng. Những kết luận khoa học trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lương Thị Tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i




LỜI CẢM ƠN
Với tin
̀ h cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới: PGS.TS.
Nguyễn Xuân Thức - người thầy, người trực tiế p hướng dẫn khoa ho ̣c, đã
nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luâ ̣n văn này.

Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo Khoa Tâm lý Giáo du ̣c,
Phòng Sau đa ̣i ho ̣c - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đã tâ ̣n tình giảng
da ̣y, tư vấn, giúp đỡ cho tôi trong quá triǹ h ho ̣c tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo sở Lao động - Thương binh và xã
hội tỉnh Lai Châu, xin cảm ơn Ban giám hiệu, trưởng phó các phòng khoa và
tập thể giáo viên trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu cùng những người thân
và các bạn đồng nghiê ̣p đã giúp đỡ, ta ̣o điề u kiêṇ và cung cấ p tài liêu,
̣ số liê ̣u,
tham gia đóng góp nhiề u ý kiến cho tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu và
hoàn thành luâ ̣n văn.
Tuy luận văn đã được nghiên cứu kỹ và bản thân tôi đã có nhiề u cố gắ ng,
song không tránh khỏi những thiếu sót và ha ̣n chế . Tôi rấ t mong nhâ ̣n được ý kiế n
đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, ba ̣n bè đồng nghiê ̣p và bạn đo ̣c.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lương Thị Tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... iv

DANH MỤC BẢNG SỐ ..................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................. 4
4. Giả thuyết khoa học của đề tài ........................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................. 5
8. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
SƯ PHẠM DẠY NGHỀ CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP
NGHỀ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP................................................... 6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.2. Quản lý.......................................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm quản lý...................................................................................... 8
1.2.2. Chức năng quản lý ..................................................................................... 9
1.3. Năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ......... 12
1.3.1. Năng lực và năng lực sư phạm của giáo viên .......................................... 12
1.3.2. Năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên .............................................. 13
1.4. Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp ................................................................................. 15
1.4.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của
giáo viên ................................................................................................ 15
1.4.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên ............. 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii





1.4.3. Hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên ............ 18
1.4.4. Phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên....... 18
1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo
viên của hiệu trưởng trường trung cấp nghề ......................................... 19
1.5.1. Vị trí, chức năng của Hiệu trưởng ........................................................... 19
1.5.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo
viên của hiệu trưởng trường trung cấp nghề ......................................... 21
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực sư
phạm dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề ........................... 31
1.6.1. Các yếu tố thuộc về quản lý của lãnh đạo nhà trường............................. 31
1.6.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên.................................................................. 32
1.6.3. Các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức hoạt động quản lý bồi dưỡng
năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề ........... 32
Kết luận chương 1.............................................................................................. 33
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM
DẠY NGHỀ CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP
NGHỀ TỈNH LAI CHÂU ......................................................................... 35

2.1. Khái quát về trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu .................................... 35
2.1.1. Vài nét về cơ cấu tổ chức của nhà trường ............................................... 35
2.1.2. Hoạt động đào tạo của nhà trường........................................................... 36
2.2. Thực trạng năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên trường trung
cấp nghề tỉnh Lai Châu .......................................................................... 38
2.2.1. Số lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính của đội ngũ giáo viên dạy nghề
trường Trung cấp nghề tỉnh Lai châu .................................................... 38
2.2.2. Năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên trường trung cấp nghề
tỉnh Lai Châu ......................................................................................... 39

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của giáo
viên ở trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ......................................... 42
2.3.1. Nhận thức tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm
dạy nghề cho giáo viên .......................................................................... 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




2.3.2. Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo
viên dạy nghề trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ............................. 44
2.3.3. Hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên ............ 45
2.3.4. Nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên ............. 46
2.3.5. Phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên
dạy nghề................................................................................................. 48
2.3.6. Nguồn lực tham gia bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo
viên dạy nghề......................................................................................... 49
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo
viên trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ........................................... 50
2.4.1. Nhận thức tầm quan trọng của biện pháp quản lý bồi dưỡng năng
lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề ..................................... 50
2.4.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên ...... 51
2.4.3. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên .... 52
2.4.4. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên ..... 54
2.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề
cho giáo viên.......................................................................................... 55
2.4.6. Tạo môi trường cho hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên ................................................................................. 56
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư

phạm dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu .... 58
2.5.1. Các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng nhà trường .......................................... 58
2.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên dạy nghề .................................................. 59
2.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý đến hoạt động bồi dưỡng
năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên ............................................ 61
2.6. Thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý bồi dưỡng
năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề ở trường trung
cấp nghề tỉnh Lai Châu .......................................................................... 62
2.6.1. Thành công và nguyên nhân .................................................................... 62
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 63
Kết luận chương 2.............................................................................................. 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM
DẠY NGHỀ CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
TỈNH LAI CHÂU THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ............................ 67

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 67
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................. 67
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 67
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa............................................................................... 68
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 69
3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo
viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu theo chuẩn nghề nghiệp ..... 69
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan
trọng của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên....... 69

3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên cụ thể và khoa học.................................................. 72
3.2.3. Đổi mới tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề
cho giáo viên.......................................................................................... 75
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên ................................................................................. 78
3.2.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên ................................................................................. 80
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực
sư phạm dạy nghề cho giáo viên ........................................................... 83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý năng lực sư phạm dạy nghề
cho giáo viên.......................................................................................... 85
3.4. Khảo nghiệm về nhận thức mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên............... 87
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 87
3.4.2. Các bước khảo nghiệm ............................................................................ 87
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 88
Kết luận chương 3.............................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 99
1. Kết luận .......................................................................................................... 99
2. Khuyến nghị................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 103
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi





DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH - HĐH

Công nghiê ̣p hóa - Hiê ̣n đại hóa

GD

Giáo dục

GVDN

Giáo viên dạy nghề

TCN

Trung cấp nghề

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND


Ủy ban Nhân dân

XD

Xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.

Bảng 2.7.

Bảng 2.8.

Bảng 2.9.

Bảng 2.10.

Bảng 2.11.


Bảng 2.12.
Bảng 2.13.

Kết quả tuyển sinh đào tạo của Trường giai đoạn năm 2011 - 2015 ............37
Giới tính, độ tuổi của đội ngũ giáo viên dạy nghề trường
Trung cấp nghề tỉnh Lai châu........................................................ 38
Thực trạng năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên trường
trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ........................................................ 39
Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp nghề Lai Châu........ 43
Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề
cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp nghề Lai Châu ............. 44
Mức độ thực hiện các hình thức bồi dưỡng năng lực sư
phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp
nghề Lai Châu ............................................................................... 45
Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng
lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp
nghề Lai Châu................................................................................. 46
Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng năng
lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp
nghề Lai Châu................................................................................. 48
Thực trạng nguồn lực tham gia bồi dưỡng năng lực sư
phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp
nghề Lai Châu ............................................................................... 49
Tầm quan trọng của biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư
phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp nghề
Lai Châu ......................................................................................... 50
Mức độ thực hiện việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư
phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp

nghề Lai Châu ............................................................................... 51
Mức độ tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho
giáo viên dạy nghề trường trung cấp nghề Lai Châu .................... 52
Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề
cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp nghề Lai Châu ............. 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực
sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường trung cấp
nghề Lai Châu ............................................................................... 55
Bảng 2.15. Thực trạng việc tạo môi trường cho hoạt động bồi dưỡng năng
lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường Trung
cấp nghề Lai Châu .......................................................................... 56
Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của Hiệu trưởng đến quản lý bồi dưỡng
năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường
trung cấp nghề Lai Châu ................................................................. 58
Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của giáo viên dạy nghề đến hoạt động
bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy
nghề trường trung cấp nghề Lai Châu ........................................... 59
Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của môi trường quản lý đến quản lý bồi
dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề
trường trung cấp nghề Lai Châu ................................................... 61
Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực
sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường Trung
cấp nghề tỉnh Lai Châu.................................................................. 88

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực
sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề ở trường Trung
cấp nghề tỉnh Lai Châu.................................................................. 91
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên dạy nghề ở trường Trung cấp nghề tỉnh
Lai Châu ........................................................................................ 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi




DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề ở
trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ......................................... 90
Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề có giáo viên dạy nghề ở
trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ......................................... 93
Biểu đồ 3.3. Quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề
cho giáo viên ở trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ............... 96
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1.

Mô hình mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ..................... 11


Sơ đồ 1.2.

Cấu trúc năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp....................................................................... 15

Sơ đồ 1.3.

Sơ đồ kiểm tra mang tính chu kỳ ................................................ 29

Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ...... 36

Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư
phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trường Trung cấp nghề
tỉnh Lai Châu ................................................................................ 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ vai trò của năng lực sư phạm dạy nghề và quản lý bồi
dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề và chất lượng

hoạt động dạy nghề trong trường trung cấp nghề giai đoạn hiện nay
Đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn
công nghiệp hóa hiện đại hóa.Yêu cầu phát triển xã hội đòi hỏi phải tạo ra
những con người lao động có tay nghề cao, sáng tạo có phẩm chất và có năng
lực nghề nghiệp, có lòng nhiệt tình và hăng say với công việc được giao. Đó là
nhiệm vụ quan trọng của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nói
chung và trường Trung cấp nghề nói riêng.
Đào tạo nghề giải quyết vấn đề quan trọng trong giải quyết việc làm, nó
không tạo ra việc làm ngay nhưng nó là biện pháp quan trọng nhất tạo thuận lợi
cho quá trình giải quyết việc làm. Dạy nghề giúp cho người lao động có chuyên
môn kỹ thuật, có tay nghề từ đó có thể mưu cầu cuộc sống, xin vào làm việc
trong các cơ quan doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau, hoặc có
thể tự lập tạo ra việc hoạt động kinh doanh, sản xuất của cá nhân ngay tại quê
hương, bản quán hoặc tại mảnh vườn thửa ruô ̣ng của gia đình. Chỉ có Giáo dục
và đào tạo là con đường quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng và
phát huy hết khả năng vốn của con người, gắn liền với sự phát triển giáo dục và
đào tạo đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ nhà giáo vững mạnh và toàn diện.
Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên trường
trung cấp nghề sẽ là nền tảng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên dạy nghề và chất lượng hoạt động dạy nghề trong trường trung cấp nghề
giai đoạn hiện nay, góp phần tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
1


1.2. Xuất phát từ thực trạng năng lực sư phạm dạy nghề và công tác quản lý
bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên còn có hạn chế, bất cập
trước yêu cầu đổi mới giáo dục
Lai Châu là một tỉnh mới chia tách điều kiện kinh tế - xã hội so với mặt
bằng chung cũng rất khó khăn do nhiều yếu tố tác động đặc biệt là một tỉnh

biên giới Tây bắc tổ quốc địa hình phức tạp hiểm trở, đa dân tộc hơn hai mươi
dân tộc sinh sống,văn hóa khác nhau đời sống chủ yếu là tự cung tự cấp, dựa
vào khai thác nông lâm thủy sản săn bắn, dẫn đến đời sống càng khó tiếp cận
kỹ thuật khoa học, từ năm 2005, Chính phủ đã đầu tư rất nhiều chương trình
xóa đói giảm nghèo, chương trình 30a, dạy nghề cho nông dân, dạy nghề cho
người nghèo đã tác động và làm thay đổi phần nào diện mạo đến đời sống của
bà con nông dân từ chỗ có nhiều bản bà con chưa biết bón phân cho lúa, chăn
nuôi chủ yếu là thả rông, dịch bệnh không thiêu hủy vẫn dùng làm thức ăn…
do đó Lai Châu cần phải đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động có tay nghề cao. Ngay
từ khi tỉnh Lai Châu chia tách năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã chỉ
đạo sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập trường Dạy nghề trước mắt là
đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn, đến năm 2008 nâng cấp lên Trường
trung cấp nghề theo Quyết định 1167 ngày 12/8/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh
Lai Châu.
Nhiệm vụ của Trường trung cấp nghề Lai Châu là tổ chức đào tạo nhân
lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp
nghề. Học sinh tốt nghiệp được trang bị năng lực thực hành nghề tương xứng
với triǹ h độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật,
tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao
động. Đứng trước tình hiǹ h phát triển của đất nước và yêu cầu đào tạo nhân lực
cho tỉnh Lai Châu đến năm 2020, nhà trường cần phải nhanh chóng nâng cao
năng lực đào tạo. Song đến nay đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà

2


trường chưa đồng bộ. Đa số giáo viên dạy nghề của trường mới tốt nghiệp ở
các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật nên kỹ năng, kinh nghiệm đào tạo nghề
chưa cao, hầu hết giáo viên không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ sư

phạm. Trong khi đó nhà trường chưa có chính sách và biện pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên, chưa quan tâm đến
công tác quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên
dạy nghề. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của đào tạo nghề trong
giai đoạn hiện nay, trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu cần phải làm tốt
công tác quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên
dạy nghề của nhà trường.
1.3. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên dạy nghề
Ngày 29 tháng 9 năm 2010, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban
hành Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH về Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên
dạy nghề áp dụng đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề tại các trường trung cấp
nghề, cao đẳng nghề. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về bồi dưỡng và
quản lý bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo hướng chuẩn nghề nghiệp, nhưng hầu
như chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề, đặc biệt là ở tỉnh Lai Châu.
Xuất phát từ những lý do trên để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy
nghề và chất lượng hoạt động dạy nghề, nên tôi chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng
năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu
theo chuẩn nghề nghiệp” làm đề tài nghiên cứu luận văn với mong muốn góp
phần nâng cao chất lượng dạy nghề ở trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn bồi dưỡng giáo viên và quản
lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên, đề xuất các biện pháp
quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp
nghề tỉnh Lai Châu theo chuẩn nghề nghiệp.

3



3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của hiệu trưởng trường
trung cấp nghề theo chuẩn nghề nghiệp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của hiệu trưởng trường
trung cấp nghề theo chuẩn nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Trong thời gian qua hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề của
giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả nhất
định góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Tuy nhiên,
đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì hoạt động bồi dưỡng năng
lực sư phạm dạy nghề còn có những hạn chế, bất cập do các nguyên nhân khác
nhau, trong đó có nguyên nhân biện pháp quản lý bồi dưỡng chưa phù hợp.
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới giáo dục, với hoàn cảnh
của địa phương thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo viên trường trung cấp
nghề tỉnh Lai Châu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy
nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề theo chuẩn nghề nghiệp.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm
dạy nghề cho giáo viên của hiệu trưởng trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu.
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực
sư phạm dạy nghề cho giáo viên của hiệu trưởng trường trung cấp nghề tỉnh
Lai Châu theo chuẩn nghề nghiệp.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm
dạy nghề cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường

trung cấp nghề.
4


Đề tài chỉ tập trung bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề ở trường trung
cấp nghề.
Chuẩn nghề nghiệp bao gồm nhiều tiêu chí nhưng đề tài chỉ nghiên cứu
quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề theo tiêu chí năng lực sư phạm
dạy nghề của chuẩn nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
6.2. Khách thể khảo sát
Nhóm 1: Cán bộ quản lý nhà trường, các phòng, các khoa.
Nhóm 2: Giáo viên dạy nghề.
Thuộc trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu.
6.3. Địa bàn nghiên cứu
Trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu.
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích lý luận, tổng hợp
lý luận, hệ thống hóa lý luận, so sánh lý luận... với mục đích xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài luận văn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu, quan
sát, phỏng vấn... với mục đích khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản
lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho giáo viên nhằm xây
dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài luận văn.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu: Dùng các công thức toán học như số
trung bình, tính tần suất (%), công thức tính tương quan để định lượng kết quả
nghiên cứu trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học của đề tài luận văn.
8. Cấu trúc đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, còn bao gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy

nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề theo chuẩn nghề nghề nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề
cho giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu theo chuẩn nghề nghiệp.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề cho
giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu theo chuẩn nghề nghiệp.
5


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM
DẠY NGHỀ CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giảng viên, giáo viên
cũng được các nhà khoa học quan tâm với mục đích tăng cường quản lý của
nhà quản lý để nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Khi tiếp cận các công trình
nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng có nhiều cách tiếp cận để mô tả lịch sử nghiên
cứu vấn đề, vì luận văn của tác giả đi theo tiếp cận chức năng quản lý về quản
lý bồi dưỡng giáo viên nên tổng quan nghiên cứu vấn đề cũng sẽ mô tả, thống
kê các công trình nghiên cứu theo hướng các chức năng quản lý.
a) Về lập kế hoạch bồi dưỡng các tác giả Trần Kiểm, Đinh Văn Vang, Bùi
Văn Quân... nhấn mạnh nhiều đến vai trò lập kế hoạch, các bước của lập kế hoạch
bồi dưỡng, “Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn phương án tối ưu, tiết kiệm tạo
hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức”, “Việc xây dựng mục tiêu, chương trình
hành động, xác định từng bước đi, những phương tiện, điều kiện cần thiết trong
một thời gian, nhất định của hệ thống quản lý và chủ thế quản lý” [22].
Các tác giả Lê Thị Bạch Tuyết, Phan Thị Châu, Nguyễn Bích Hạnh đã
nêu ra các kĩ năng lập kế hoạch chung như thu thập xử lý thông tin, xác định rõ
các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể sắp xếp thứ tự các vấn đề ưu tiên, xây dựng mục
tiêu và các giải pháp thực hiện, bố trí con người, chuẩn bị tài chính.

Tác giả Vương Thanh Hương cho rằng việc lập kế hoạch giáo dục không
thành công do các nguyên nhân khác nhau như “Giáo dục không phải là khoa
học chính xác, trong giáo dục tồn tại nhiều yếu tố quản lý, chính trị và các trở
ngại xã hội, do vậy lập kế hoạch giáo dục cần phải xem xét trong bối cảnh hài
hòa về kinh tế, chính trị, xã hội” [18].

6


b) Về tổ chức bồi dưỡng các tác giả Nguyễn Trọng Thuyết, Vũ Lan
Hương, Đặng Thành Hưng, Trương Thị Minh, Trần Bá Hoành... đề cập nhiều
đến việc tổ chức, hình thức, chương trình bồi dưỡng... như tác giả Đặng Thành
Hưng khẳng định chuẩn nghề nghiệp giúp cho việc tổ chức nhân sự trong bồi
dưỡng đúng đắn hơn, tránh được rất nhiều sơ xuất vì báo cáo viên hoặc tập huấn
kém chất lượng, không đủ trình độ huấn luyện đúng yêu cầu [15].
c) Về kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng đặc biệt được quan tâm vì
đây là mắt xích cơ bản tạp nên thành công của quản lý bồi dưỡng, các tác giả
Nguyễn Trọng Thuyết, Phùng Xuân Kha, Lê Quân, La Hồng Huy, Trần Bá
Hoành có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các tác giả đã viết
“Không có một quy chế đánh giá, kiểm định kết quả bồi dưỡng một cách cụ thể,
rõ ràng rồi đánh giá kết quả theo kiểu bồi dưỡng dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng
giáo dục không chính xác và hiệu quả...” [15]
1.1.2. Các luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục về quản lý bồi dưỡng cán bộ quản
lý và giáo viên đã có một số công trình nhưng tập trung vào quản lý bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên Mầm non, THPT, THCS... như các luận văn:
“Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của
hiệu trưởng trường Mầm Non công lập quận Lê Chân thành phố Hải Phòng”
của Vũ Thị Thanh Uyên (2009). “Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm
non ngoài công lập thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (2010)” của Nguyễn Hải
Yến; “Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT huyện Thanh Oai, Hà Nội

theo hướng chuẩn hóa” của tác giả Nguyễn Văn Chính (2014); “Biện pháp tổ
chức bồi dưỡng kĩ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn trường THPT thành
phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng” (2012) của Đặng Thành Long....
“Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm
cho giáo viên Mầm non thành phố Thái nguyên” (2009) của tác giả Lưu Thị Kim
Phượng; “Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp Xây dựng Uông Bí
- Quảng Ninh” (2010) của tác giả Nguyễn Ngọc Hiếu; “Biện pháp quản lý hoạt

7


động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở trường Trung cấp nghề Bắc Kạn” (2013)
của tác giả Nông Thị Ngân...
Nhận xét:
- Các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục đa dạng
nhưng tập trung nhiều vào mầm non, các cấp phổ thông khác như THCS,
THPT, còn các nghiên cứu bồi dưỡng giảng viên đại học, cao đẳng và trung cấp
nghề chưa nhiều, đặc biệt sau khi có chuẩn nghề nghiệp.
- Quản lý bồi dưỡng giáo viên trường nghề theo chuẩn nghề nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lai Châu còn trống vắng còn chưa được nghiên cứu.
Vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu “Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm
dạy nghề cho giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Lai Châu theo chuẩn nghề
nghiệp” là cần thiết để có cơ sở khoa học đưa ra các biện pháp quản lý bồi
dưỡng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề.
1.2. Quản lý
1.2.1. Khái niệm quản lý
Từ ý kiến của các nhà khoa học ngoài nước A.V Aunapu [1], A.P
Aphanaxep [2], M.I Kôn đa cốp [Dẫn theo 30], Harold Koontz, Cyril Odonnell
và Heinz Veihrich [Dẫn theo 30], Frederick Wins TayLor [Dẫn theo 30], Mary

Parker Pollett [Dẫn theo 30]... và ý kiến của các nhà khoa học trong nước như
Nguyễn Minh Đạo [8], Phạm Minh Hạc [12], Đỗ Hoàng Toàn [30], Trần Kiểm Nguyễn Xuân Thức [20], Trần Khánh Đức [10], Đặng Vũ Hoạt [23]... Có thể
nhận thấy khi nói đến quản lý các tác giả đều thống nhất một số điểm cơ bản sau:
- Đó là trả lời câu hỏi: Ai quản lý? (chủ thể quản lý); quản lý ai?(khách
thể quản lý)? quản lý cái gì (nội dung quản lý); quản lý như thế nào? (phương
thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (công cụ quản lý); Quản lý để làm gì? (mục
tiêu quản lý).

8


- Đều nhấn mạnh các điểm sau:
+ Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tính hướng đích.
+ Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản
lý, đây là quan hệ không đồng cấp và có tính bắt buộc.
Chủ thể quản lý là cá nhân hay một nhóm, một tổ chức. Đối tượng quản
lý là con người hay một nhóm, một tổ chức.
+ Quản lý là hoạt động thực tiễn nhằm đạt đến mục tiêu công việc qua sự
phối hợp giữa con người, bộ phận trong tổ chức.
+ Hiệu quả công tác quản lý thuộc vào các yếu tố: Chủ thể quản lý,
khách thể quản lý và mục đích công tác quản lý phụ thuộc vào tác động từ chủ
thể đến khách thể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý. Mục đích hay
mục tiêu chung của công tác quản lý có thể do chủ thể áp đặt, do yêu cầu khách
quan của xã hội hay do sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể và khách thể quản
lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau giữa chủ thể và
khách thể quản lý.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các vấn đề lí luận trên, luận văn xác
định và sử dụng khái niệm: Quản lý quá trình tác động(lập kế hoạch tổ chức,
điều khiển, kiểm tra) có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận

hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là tập hợp những nhiệm vụ quản lý khác nhau,mang
tính độc lập tương đối, được hình thành trong quá trình chuyên môn hóa hoạt
động quản lý.
Nghiên cứu về chức năng quản lý, tác giả người Mỹ Taylor xác định
quản lý có 5 chức năng đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy (ra lệnh), phối
hợp, kiểm tra. Các nhà khoa học Nga xác định 6 chức năng quản lý. Theo tài
liệu UNESCO thì có 5 chức năng: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và

9


kiểm tra. Ở Việt Nam, một số tác giả đưa ra 4 chức năng quản lý: Kế hoạch
hóa, tổ chức, điều khiển (lãnh đạo, chỉ huy) kiểm tra.
Khát quát lại, có thể thấy, quản lý gồm 5 chức năng cơ bản sau:
* Chức năng hoạch định (lập kế hoạch hay kế hoạch hóa)
Hoạch định là chức năng hạt nhân quan trong nhất của quá trình quản lý.
Đây là quá trình xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và các phương pháp tốt
nhất để thực hiện các mục tiệu, nhiệm vụ đó.
Hoạch định là chức năng đầu tiên và cơ bản nhất trong hệ thống chức
năng quản lý và nó là cơ sở của các chức năng còn lại.
Nội dung cơ bản nhất của chức năng hoạch định là hoạch định mục tiêu,
chương trình hành động và bước đi cơ bản của tổ chức trong thời gian cụ thể.
Như vậy, hoạch định là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế
nào, những ai làm và làm vào thời gian nào?
* Chức năng tổ chức
Là giai đoạn thực hiện kế hoạch, sắp xếp và bố trí một cách khoa học, phù
hợp với những nguồn lực riêng rẽ (nhân lực,vật lực, tài lực và thời lực) của hệ
thống sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý tạo

thành một hệ thống thống nhất như một cơ thể sống. Đây chính là sự liên kết
những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống nhằm thực
hiện các mực tiêu của hệ thống trên cơ sở nguyên tắc quản lý. Như V.I. Lê nin
nói: “Tổ chức là nhân tố sinh ra toàn vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc
thành một thể thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức” [25].
* Chức năng chỉ đạo (điều khiển)
Chỉ đạo là quá trình chủ thể quả lý sử dụng quyền lực quản lý của mình
để tác động hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệ thống (đối tượng quản
lý) một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được các
mực tiêu của tổ chức. Nội dung cơ bản của chức năng chỉ đạo là chủ thể quản
lý phải triển khai, thực hiện nhiệm vụ, ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết
định đó.

10


* Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem xét, đo
lường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra
các nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời, kiểm tra cũng nhằm tìm
kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để thúc đẩy hoạt động của tổ
chức nhằm đạt và vượt các mục tiêu đề ra.
* Chức năng điều chỉnh
Điều chỉnh là hoạt động sau kiểm tra. Điều chỉnh là quá trình khắc phục
các sai sót, ách tắc, trì trệ, khơi thông môi trường (cả đối nội và đối ngoại)
nhằm duy trì các hoạt động bình thường ăn khớp nhau của tổ chức. Mặt khác,
điều chỉnh còn nhằm xử lý những tình huống mới nảy sinh mà bản thân lập kế
hoạch chưa lường hết được, tận dụng các thời cơ, khai thác tiềm năng chưa
được sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt dộng của tổ chức. Trong hoạt động
điều chỉnh cần chú ý đảm bảo các yêu cầu:

Chỉ điều chỉnh khi thấy thực sự cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả hoạt
động của tổ chức; Điều chỉnh đúng mức độ, tránh vội vã, nôn nóng, tùy tiện,
thiếu tổ chức; Phải xem xét kỹ đến các hậu quả của việc điều chỉnh.
Các chức năng của quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện
qua sơ đồ sau:
Hoạch định

Tổ chức

Điều chỉnh

Kiểm tra

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1. Mô hình mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
11


1.3. Năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
1.3.1. Năng lực và năng lực sư phạm của giáo viên
Theo Từ điển tiếng Việt [35] “Năng lực là khả năng đủ để làm tốt công việc”.
Tâm lí học định nghĩa: “Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động nhất định nhằm đảm
bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [13].
Năng lực sư phạm là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động sư phạm nhằm đảm bảo việc
hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động sư phạm.
Năng lực sư phạm của người giáo viên bao gồm: Năng lực dạy học, năng
lực giáo dục và năng lực tổ chức.

Năng lực dạy học:
Năng lực dạy học là một thành tố quan trọng của năng lực sư phạm, năng
lực dạy học gồm các năng lực thành phần: Năng lực chuẩn bị, năng lực thực
hiện và năng lực đánh giá.
Năng lực chuẩn bị gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo để
chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng; các yêu cầu về
kiến thức và kỹ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và
kỹ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các phương án xảy ra
và phương án xử lý.
Năng lực thực hiện được thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và
giáo dục, gồm các kỹ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung
mới, luyện tập kỹ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra đánh giá học sinh...
Trong quá trình thể hiện năng lực thực hiện, có 3 yếu tố cần quan tâm: Năng
lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện giảng dạy;
năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường.
Năng lực đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ và khả năng
tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động và để bổ sung,
điều chỉnh trong dạy học.
12


Năng lực giáo dục
Năng lực giáo dục giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Năng lực giáo dục gồm các năng lực thành
phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; năng lực
cảm hóa, thuyết phục học sinh; năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh; năng lực
phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.
Năng lực tổ chức
Năng lực tổ chức giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo
dục. Năng lực tổ chức gồm các năng lực thành phần: Năng lực phối hợp các

hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các học trò với nhau, giữa
các giáo viên với giáo viên; năng lực nắm vững các bước tổ chức hoạt động
dạy học và giáo dục; năng lực phối hợp nguồn lực (học sinh và những người
khác) xung quanh mình để giải quyết vấn đề của học tập và cuộc sống.
1.3.2. Năng lực sư phạm dạy nghề của giáo viên
Do tính đặc thù của dạy nghề nên đối với giáo viên dạy nghề ngoài năng
lực sư phạm chung cho mọi giáo viên còn phải có năng lực chuyên môn nghề
nghiệp. Tích hợp hai năng lực này tạo ra một năng lực đặc trưng của giáo viên
dạy nghề. Đó là năng lực sư phạm dạy nghề.
Năng lực sư phạm dạy nghề là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá
nhân người giáo viên phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động sư
phạm dạy nghề nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực
dạy nghề.
Năng lực sư phạm dạy nghề thuộc loại năng lực chuyên biệt, đặc trưng
cho giáo viên dạy nghề. Năng lực sư phạm dạy nghề là tổ hợp của nhiều năng
lực, trong đó năng lực chuyên môn nghề nghiệp và năng lực sư phạm đóng vai
trò chính. Hai năng lực này hòa quyện, bổ trợ lẫn nhau, không tách rời nhau
trong một thể thống nhất là năng lực sư phạm dạy nghề.

13


×