Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nâng cao khả năng nhớ phép tính cộng trừ nhân chia trong bảng cho học sinh yếu lớp 123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.09 KB, 42 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHỚ CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA
TRONG BẢNG CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1,2,3 THÔNG QUA VIỆC SỬ
DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC PHỐI HỢP THỂ DỤC THỂ THAO.
( huyện Khánh Sơn)
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Phần lớn trẻ em, khả năng học tập, nhận thức được phát triển tương ứng với độ
tuổi. Các em phát triển đồng thời cả kiến thức lẫn kĩ năng trong các môn học ở trường
và các hoạt động sống tại gia đình. Tuy nhiên thực tế vẫn tồn tại một số ít trẻ có sự
phát triển không cân bằng trong việc ứng dụng kiến thức và kĩ năng tại hai môi
trường này. Có trẻ rất nhanh nhẹn, tháo vát trong sinh hoạt hằng ngày nhưng lại chậm
chạp trong học tập. Có trẻ học đọc, viết tốt nhưng tính toán lại gặp khó khăn. Đặc biệt
, có trẻ đọc và diễn đạt bằng ngôn ngữ nói rất tốt nhưng không thể trình bày đúng một
bài viết đơn giản. Những trẻ như vậy, năng lực nhận thức có thể đạt ở mức trung
bình, hoặc trên trung bình nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong học tập các môn
văn hóa đặc biệt trong môn Toán và Tiếng Việt.
Học sinh yếu là học sinh có sự biểu hiện sự mất cân đối giữa trí thông minh
thực tế và trí thông minh học tập (kết quả học tập tại trường). Có nhiều dạng học sinh
học yếu môn toán như: Học yếu về các phép tính, yếu về đo lường, yếu về khả năng
giải toán, yếu về toán hình… nhưng theo đề tài này tôi chỉ đi tìm hiểu về khả năng
ghi nhớ của học sinh yếu lớp 1,2,3, khi học thuộc các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
trong bảng.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học lấy học sinh
làm trung tâm được nhiều người biết đến đó là sử dụng các kĩ thuật dạy học như: Kĩ
thuật đưa câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật nhóm, kĩ thuật động não, kĩ thuật
trình bày một phút Qua đề tài này, một kỹ thuật dạy học nữa được nghiên cứu đưa
vào sử dụng đó là kỹ thuật phối hợp thể dục thể thao. Kỹ thuật này được coi là một
nội dung học tập, một hoạt động không thể thiếu trong mỗi giờ học nhất là giờ học
môn toán về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng đối với học sinh yếu lớp
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 1
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng


1,2,3 nói chung trên toàn huyện và học sinh yếu lớp 1,2,3 Trường tiểu học Ba Cụm
Bắc và Trường tiểu học Sơn Trung nói riêng.
Kỹ thuật phối hợp thể dục thể thao trong dạy học giúp học sinh yếu lớp 1,2,3
ôn lại các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng, rèn cách ghi nhớ cho học sinh
giúp học sinh vận dụng vào tính các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản.
Kỹ thuật phối hợp thể dục thể thao trong dạy học là hình thức hoạt động rất
phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học. Thể dục thể thao phù hợp, gắn
với nội dung bài hấp dẫn, sẽ có tác dụng tốt với việc luyện trí nhớ của học sinh.
Đặc biệt đối với học sinh yếu lớp 1,2,3, dạy học thông qua kỹ thuật phối hợp
thể dục thể thao được coi như một món ăn không thể thiếu để thỏa mãn nhu cầu của
các em. Thông qua kỹ thuật dạy học này các em thể hiện được khả năng của mình
vừa rèn luyện thể thao, vừa rèn khả năng ghi nhớ, đồng thời tạo ra bầu không khí vui,
khỏe, thỏa mái, các em được giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Qua kỹ thuật phối hợp
thể dục thể thao trong dạy học các em có thêm tinh thần vui, khỏe “ Học mà chơi ”,“
Chơi mà học” là phương pháp giáo dục nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương, là hai nhóm học sinh
yếu lớp 1,2,3 của hai trường tiểu học Ba Cụm Bắc và tiểu học Sơn Trung. Nhóm thực
nghiệm là 35 học sinh học sinh yếu lớp 1,2,3 trường tiểu học Ba Cụm Bắc; Nhóm
đối chứng là 35 học sinh học sinh yếu lớp 1,2,3 trường tiểu học Sơn Trung. Hai
nhóm được chọn có số lượng, trình độ, giới tính, thành phần sắc tộc giống nhau, hai
lớp tương đương nhau về điểm số các môn học.
Sốtt Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
01
02
03
Lớp 1A, 1B, 1C, 1D Trường tiểu học
Ba Cụm Bắc
Lớp 2A, 2B, 2C, Trường Tiểu họcBa
Cụm Bắc
Lớp 3A, 3B, Trường tiểu học Ba

Cụm Bắc
Lớp 1A, 1B, 1C, 1D Trường tiểu học
Sơn Trung;
Lớp 2A, 2B, 2C Trường Tiểu học
Sơn Trung;
Lớp 3A, 3B Trường tiểu học Sơn
Trung
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 2
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần 12,13, 14, 15 đến
hết tuần 16. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc rèn nhớ các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng của học sinh yếu lớp 1,2,3 Trường tiểu học
Ba Cụm Bắc. Điểm bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung
bình là 5,5; Điểm bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng 4,6; Kết quả kiểm
chứng t-test cho thấy p= 0,00002 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm
trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử
dụng Kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao đã góp phần nâng cao khả năng nhớ
các phép tính cộng, trừ, nhân chia trong bảng của học sinh yếu.
2. GIỚI THIỆU:
Hiện trạng tại 2 nhóm học sinh yếu lớp 1,2,3 của trường tiểu học Ba Cụm
Bắc và trường tiểu học Sơn Trung học sinh nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
trong bảng chỉ thông qua sự ghi nhớ áp đặt, học thuộc theo cách nhẩm hoặc nhìn
bảng cộng, trừ, nhân, chia theo sự xóa dần của giáo viên và học một cách ê a.
Các em thường khó nhớ được các thông tin qua thị giác và thính giác.
Hai nhóm học sinh này không thể nhớ được đầy đủ các thông tin nếu các thông
tin đó được cung cấp chỉ bằng một kênh là ngôn ngữ nói. Các em về nhà không học
thuộc các phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà cô thầy đã dặn.
Các em học yếu không thể nhắc lại các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cần ghi
nhớ trong giờ học, chỉ nhớ được bài ngay trong giờ học mà không thể áp dụng khi
làm bài; không nhớ thứ tự các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng; thường bị

quên, thiếu một vài bước trong chuỗi thực hiện; thường xuyên không làm bài, quên
làm bài tập; quên những việc được giáo viên giao hay thực hiện không đúng
Các em học sinh yếu người dân tộc thiểu số càng ít có điều kiện học hơn so với
các bạn khác. Ở nhà các em không có góc học tập riêng, bố mẹ ít quan tâm nhắc nhỡ
các em học thuộc các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng.
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 3
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Giáo viên giảng dạy hai nhóm học sinh yếu lớp 1,2,3 của hai Trường tiểu học
Ba Cụm Bắc và Trường tiểu học Sơn Trung ít có sử dụng kỹ thuật dạy học vào trong
quá trình dạy học để giúp cho học sinh yếu. Các kỹ thuật dạy học đã được tập huấn
của Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục khó có thể tổ chức cho các em học sinh yếu lớp
1,2,3 trong tiết học toán. Giáo viên chưa theo dõi kiểm tra, giúp đỡ học sinh yếu học
thuộc các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng vì giáo viên sợ mất thời gian.
Nguyên nhân chủ yếu chưa nâng cao được khả năng nhớ các phép tính cộng
trừ, nhân, chia trong bảng của học sinh yếu lớp 1,2,3 là do giáo viên còn cứng nhắc
chưa sử dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp với các em. Với cách dạy ít sử dụng kỹ
thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu đã làm cho các
em càng khó hiểu bài, tiết học buồn tẻ, nhàm chán, không gây hứng thú học tập. Từ
đó, các em ít nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng để vận dụng làm tính
dẫn đến chất lượng học yếu môn Toán còn rất cao.
Giải pháp thay thế: Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp của tôi là tổ chức
bồi dưỡng giáo viên về kỹ thuật dạy học mới do bản thân sáng tạo ra đó là kỹ thuật
phối hợp thể dục thể thao để nâng cao khả năng ghi nhớ các phép tính cộng, trừ,
nhân, chia trong bảng cho học sinh yếu lớp 1,2,3. Thông qua kế hoạch bài học của
môn toán, Kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao được tổ chức xuyên suốt trong
từng hoạt động. Việc làm này có tác dụng rèn khả năng nhớ cho học sinh đồng thời
rèn cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong quá trình học toán.
Vấn đề nghiên cứu: thông qua việc sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục
thể thao có nâng cao khả năng nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cho
học sinh yếu lớp 1, 2, 3 huyện Khánh Sơn không?

Giả thuyết nghiên cứu: Thông qua việc sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp
thể dục thể thao sẽ nâng cao khả năng nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong
bảng cho học sinh yếu lớp 1, 2, 3 huyện Khánh Sơn.
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 4
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Tác dụng của kĩ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao: Đối với học sinh
tiểu học, thể dục thể thao vẫn là một thành tố quan trọng trong hoạt động của học
sinh. Vì vậy, việc sử dụng kĩ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao có một số tác
dụng sau:
+ Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập tạo ra bầu không khí trong lớp học
trở nên dễ chịu, thoải mái hơn, học sinh nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong
bảng tích cực hơn. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái, dễ chịu và khoẻ hơn.
+ Giúp học học sinh yếu rèn luyện khả năng ghi nhớ, tự tin hơn khi học môn
toán.
+ Đối với học sinh yếu không có phương tiện nào giúp các em phát triển một
cách tự nhiên có hiệu quả, rèn sự tự tin trong học toán bằng việc sử dụng kĩ thuật dạy
học phối hợp thể dục thể thao. Qua kĩ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao các em
được tham gia vào các hoạt động học tập tích cực hơn. Kĩ thuật day học phối hợp thể
dục thể thao không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục học sinh yếu.
- Kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao được giới hạn bởi không gian và
thời gian. Mục đích và nội dung của mỗi kiến thức phụ thuộc vào người tổ chức thực
hiện. Mặt khác, dù bất kỳ quy mô thực hiện theo nhóm nhỏ hay lớn hay như thế nào,
thì kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao cũng phải có một thời gian nhất định:
thời gian chuẩn bị, thời gian nghe, nhìn, thời gian thực hiện thử.
- Quy trình các bước tiến hành cách sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục
thể thao có hiệu quả như sau: Gồm 5 bước
1. Giới thiệu kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao:
- Nêu tên môn thể thao cần phối hợp
- Hướng dẫn cách thực hiện: Vừa mô tả vừa thực hành
- Phân chia nhóm để thực hiện

2. Thực hiện thử:
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 5
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
3. Nhấn mạnh cách thực hiện, nhất là những lỗi thường gặp ở phần thực hiện
thử.
4. Thực hiện thật, giúp đỡ những học sinh khi không nói ra được kết quả hay
phép tính cho bạn.
5. Nhận xét kết quả thực hiện, thái độ của học sinh, giáo viên có thể tổ chức
thực hiện ngoài sân, ngoài lớp học, trong lớp học
- Người giáo viên phải hình dung được cách sử dụng kỹ thuật phối hợp thể
dục thể thao này ở đâu, lúc nào, thời gian bao nhiêu cho hợp lý và hiệu quả nhất, để
vừa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra vừa đảm bảo nâng cao khả năng nhớ các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cho các em học sinh yếu lớp 1, 2, 3 huyện
Khánh Sơn.
- Như vậy, nâng cao khả năng nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong
bảng cho học sinh yếu lớp 1, 2, 3 huyện Khánh Sơn thông qua việc sử dụng kỹ thuật
day học phối hợp thể dục thể thao sẽ giúp cho các em phát triển một cách toàn diện
cả về thể chất lẫn tinh thần. Thể dục thể thao làm cho học sinh được phát triển các
năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ
đó các em tiếp thu kiến thức được dễ dàng. Thể dục thể thao có nội dung tri thức gắn
với hoạt động học tập của học sinh, gắn với nội dung bài học và giúp học sinh nhớ
lâu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. Thể dục thể thao mang sắc thái
tình cảm đi kèm cảm giác thoả mãn. Khi thể dục thể thao, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm,
thử nghiệm các tình huống, học cách lập luận để đạt kết quả.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tôi chọn 2 nhóm học sinh yếu lớp 1, 2,3 của 2 Trường tiểu học Ba Cụm Bắc
và Sơn Trung có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài này.
* Giáo viên:
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 6

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Hai nhóm giáo viên đang giảng dạy các lớp 1,2,3 ở trường tiểu học Ba Cụm
Bắc và Trường tiểu học Sơn trung có số lượng học sinh yếu như nhau; Các giáo viên
đều có trình độ đào tạo là THSP 12+2 và Cao đẳng tiểu học, được nhà trường xếp loại
chuyên môn khá giỏi và giảng dạy các lớp 1,2,3 nhiều năm.
- Nhóm thực nghiệm:
1. Cô: Đào Thị Tuệ , Lương Thị Ruyên, Lê Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Ngọc
Bích (dạy lớp 1 Trường tiểu học Ba Cụm Bắc)
2. Trần Thị Cải, Lê Thị Hoa, Mấu Vinh (dạy lớp 2, Trường tiểu học Ba Cụm
Bắc)
3. Cô: Trần Ngọc Xuân Huyền, Lê Thu Phương, Cao Điệp Phóng (dạy lớp3,
Trường tiểu học Ba Cụm Bắc).
- Nhóm đối chứng:
1. Cô: Nguyễn Thị Lương, Cao Thị Mai, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Đặng Thị
huqoqng (dạy lớp 1Trường tiểu học Sơn Trung)
2. Cô: Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thái Quang, Tro Thị Cúc (dạy lớp 2 Trường
tiểu học Sơn Trung)
3. Cô: Lê thị Thanh Hưng và Cao Thị Đại (dạy lớp3 Trường tiểu học Sơn
Trung).
* Học sinh:
Đối tượng nghiên cứu là hai nhóm học sinh yếu lớp 1,2,3 của hai trường Tiểu
học Ba Cụm Bắc và Tiểu học Sơn Trung. Nhóm thực nghiệm là 35 học sinh học sinh
yếu lớp 1,2,3 Trường Tiểu học Ba Cụm Bắc; Nhóm đối chứng là 35 học sinh học
sinh yếu lớp 1,2,3 Trường Tiểu học Sơn Trung. Hai nhóm được chọn tham gia
nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về số lượng, trình độ, giới tính, thành
phần dân tộc, về đúng độ tuổi về số học sinh yếu lưu ban
Cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 7
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bảng 1

Nhóm
Số HS các nhóm Dân tộc
Đúng
độ tuổi
Lưu
ban
Tổng số Nam Nữ Kinh Raglai
Thực
nghiệm
35 21 14 0 35 26 9
Đối
chứng
35 26 9 0 35 27 8
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai nhóm học sinh yếu lớp 1,2,3. Nhóm thực nghiệm là 35 học sinh yếu
Trường tiểu học Ba Cụm Bắc và nhóm đối chứng là 35 học sinh yếu Trường tiểu học
Sơn Trung. Chúng tôi kiểm tra trước tác động hiệu quả tiết dạy thông qua các tiết dự
giờ của giáo viên. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau,
do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của hai nhóm trước tác động.
Kết quả:
Bảng 2 : Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Thực nghiệm Đối chứng
TBC 3,1 3,2
P = 0,327
P= 0,327 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Chọn thiết kế 2: “Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương”.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu

Nhóm KT trước
tác động
Tác động KT sau
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 8
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
tác động
Thực
Nghiệm
01
Tổ chức cho học sinh học thông
qua kỹ thuật phối hợp thể dục
thể thao
03
Đối
Chứng
02 Không tác động 04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T.tes độc lập.
3.3. Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị bài của giáo viên:
+ Nhóm đối chứng vẫn dạy theo kế hoạch bài học như bình thường.
+ Nhóm thực nghiệm: Tiến hành tác động: giáo viên lớp 1,2,3 của nhóm
thực nghiệm được tập huấn và được hướng dẫn cách dạy học phối hợp thể dục thể
thao, đồng thời hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng kỹ thuật phối hợp thể
dục thể thao. Trong tiết dạy giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể
thao ở các hoạt động: kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và hoạt động củng cố bài.
Cách sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao ở hoạt động kiểm tra
bài cũ (nếu học sinh tiết trước đã học Phép cộng trong phạm vi 8), thì cách tiến hành
kiểm tra như sau: Kiểm tra 4 hoặc 2 em (tùy vào số lượng học sinh yếu của lớp), giáo
viên dùng hình thức thể thao chơi chuyền bóng (4 em) hoặc chơi đánh bóng bàn,
đánh cầu lông (2 em) ; Khi một học sinh chuyền bóng cho bạn thì nêu một phép

tính đã học (7 cộng 1 bằng mấy), bạn nhận bóng phải nói ngay kết quả của bạn vừa
chuyền cho mình (bảy cộng 1 bằng 8) và ra một phép tính khác hoặc nói lại phép tính
bạn vừa nêu (1 cộng 7 bằng mấy) rồi chuyền bóng cho bạn tiếp theo, cứ như thế cho
đến bạn cuối cùng. Thời gian kiểm tra bài cũ tiến hành từ 2 đến 3 phút. Riêng các
học sinh đại trà thì giáo viên cho viết bảng con phép tính để kiểm tra cả lớp. Cách
kiểm tra các phép tính trừ, nhân, chia cũng tương tự.
Cách sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao trong họat động 1 của
phần dạy bài mới: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập xong phép tính cộng trong phạm
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 9
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
vi 8, tiến hành học thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8, đối với học sinh đại trà tiến
hành từng cặp đôi đọc nhẩm cho nhau nghe sau đó tự đọc thuộc và tự kiểm tra lẫn
nhau. Riêng học sinh yếu giáo viên cho lên trước lớp hoặc ra ngoài lớp sử dụng hình
thức chơi các môn thể thao mà giáo viên đã chuẩn bị để rèn cho học sinh yếu học
thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8 (thời gian 2-3 phút). Sau thời gian rèn học
thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8, giáo viên gọi học sinh xung phong đọc thuộc
bảng cộng trong phạm vi 8. Cách tiến hành các phép tính trừ, nhân, chia cũng tương
tự.
Cách sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao Trong hoạt động
củng cố bài, giáo viên tổ chức cho cả lớp sử dụng hình thức phối hợp thể dục thể thao
để củng cố kiến thức vừa học. Giáo viên cho các nhóm học sinh chọn môn thể thao
mà mình yêu thích, tiến hành chơi trong thời gian từ 2-3 phút
Nếu giáo viên thường xuyên sử dụng kỹ thuật dạy học phối kết hợp thể dục thể
thao trong các hoạt động dạy học thì khả năng rèn cho học yếu nhớ lâu về các phép
tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng là rất cao
Tiến hành dạy thực nghiệm trong các tuần 12, 13, 14, 15 và hết tuần 16 của
chương trình. Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của
nhà trường và theo thời khóa biểu của từng điểm trường để bảo đảm tính khách quan.
Đến thời gian định kỳ giữa học kỳ 2 tôi tiếp tục làm phiếu hỏi lấy ý kiến từ
giáo viên giảng dạy các lớp 1,2,3 trên toàn huyện về việc sử dụng kỹ thuật dạy học

phối hợp thể dục thể thao có phù hợp cho đối tượng học sinh yếu không, có giúp cho
học sinh yếu ghi nhớ lâu các phép tính cộng trừ nhân chia trong bảng hay
không? 10 % giáo viên lớp 1,2,3 cho rằng sử dụng kỷ thuật phối hợp thể dục thể
thao trong dạy để rèn khả năng ghi nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng
cho học yếu là rất phù hợp, 68,9 % giáo viên cho là tương đối phù hợp và 21,0%
giáo viên cho rằng không phù hợp (đối tượng giáo viên cho rằng không phù hợp rơi
vào 25 giáo viên người dân tộc).
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 10
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra hiệu quả tiết dạy
- Bài kiểm tra sau tác động cũng là bài kiểm tra hiệu quả tiết dạy nhưng được
thiết kế theo một kế hoạch bài học riêng. Bài kiểm tra sau tác động gồm 4 câu, học
sinh vận dụng các phép tính đã học thuộc để làm tính.
Sau khi học sinh học hết tuần 16 của chương trình, tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết
(nội dung kiểm tra được đính kèm ở phần mục lục).
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Sau thời gian tiến hành tác động (5 tuần), tiến hành cho học sinh 2 nhóm (thực
nghiệm và đối chứng) làm bài kiểm tra sau tác động (cũng là bài kiểm tra kiến thức
các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng thông qua tiết dạy có lồng ghép các kỹ
thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao.
Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các
thông số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và
sau tác động
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm Đối chứng
Điểm trung bình 5.5 4,6
Độ lệch chuẩn 0,8 0,9
Giá trị P của T- test 0,0002
Chênh lệch giá trị TB

chuẩn (SMD)
1,0
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P =
0,0002< 0,05, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 11
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
1
9,0
6,45,5
=

.
Theo bảng chỉ tiêu Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc nâng cao khả năng nhớ các phép tính cộng, trừ,
nhân chia trong bảng cho học sinh yếu có ảnh hưởng tới nhóm thực nghiệm là lớn.
Vấn đề nghiên cứu thông qua việc sử dụng kỹ thuật day học phối hợp thể dục
thể thao có nâng cao khả năng nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cho
học sinh yếu lớp 1, 2, 3 huyện Khánh Sơn không? Có phù hợp cho học sinh yếu lớp
1,2,3 hay không? Đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
5. BÀN LUẬN
- Cơ sở để lựa chọn các đối tượng học sinh để nghiên cứu cho đề tài là:
+ Cùng học một chương trình như nhau (175 tuần).
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 12

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
+ Điều kiện học tập như nhau (mỗi trường đều có 1 điểm chính và 2 điểm
trường lẽ).
+ Ý thức học tập như nhau.
+ Trình độ như nhau, vốn tiếng việt như nhau.
+ Giáo viên đang giảng dạy các lớp 1,2,3 nhiệt tình, gần gũi, quan tâm đến học
sinh như nhau và có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm như nhau ( THSP 12+
2 và Cao đẳng Sư phạm, xếp loại khá, tốt).
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề tài đặt ra.
Việc sử dụng kĩ thuật day học phối hợp thể dục thể thao trong tiết dạy thông
qua các bước kiểm tra bài cũ, học bài mới, luyện tập ở lớp và củng cố cho nhóm học
sinh yếu lớp 1,2,3 của Trường tiểu học Ba Cụm Bắc là có khả năng thực hiện. Để tạo
tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát triển.
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 5,5 kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4,6. Độ chênh lệch điểm số
giữa hai nhóm là 0,8; Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cộng cao
hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p =
0,00002< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế:
- Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phối hợp thể dục thể thao trong dạy học các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cho học sinh yếu lớp 1,2,3 là giải pháp rất
phù hợp. Nhưng để sử dụng có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, phải dành
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 13
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
nhiều thời gian cho học sinh yếu thực hiện. Giáo viên phải dành nhiều thời gian cho

việc nghiên cứu lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học (trong lớp hay ở ngoài sân
trường, tổ chức cá nhân hay nhóm) sao cho không ảnh hưởng chung đến học sinh đại
trà. Mặc khác, đòi hỏi giáo viên phải biết cách dẫn dắt và tổ chức thực hiện sao cho
ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đặt biệt phải gây hứng thú cho học sinh thì mới rèn khả
năng ghi nhớ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cho các em học sinh yếu.
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận:
Việc sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao vào các tiết học các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cho học sinh yếu lớp 1,2,3 huyện Khánh
Sơn đã nâng cao khả năng nhớ tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. Các
em học sinh yếu lớp 1,2,3 đã biết vận dụng vào trong quá trình thực hiện tính nhanh
hơn, ít sai soát hơn. Mặc khác, thông qua việc sử dụng kỹ thuật dạy học phối hợp thể
dục thể thao giúp các em học sinh yếu lớp 1,2,3 mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với các
bạn trong lớp, với các bạn lớp khác. Đặc biệt chất lượng học các phép tính cộng, trừ,
nhân, chia trong bảng được nâng lên rõ rệt.
* Khuyến nghị:
Các Trường tiểu học cần chỉ đạo đến tất cả giáo viên từ lớp 1 đến lớp 5 kể cả
giáo viên giảng dạy các lớp có học sinh khuyết tật học hòa nhập thường xuyên vận
dụng các kỹ thuật dạy học vào trong các tiết học nhất là kỹ thuật phối hợp thể dục thể
thao.
Giáo viên phải có sự nhiệt tình, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, phải hết
lòng vì học sinh thân yêu của chúng ta. Đồng thời giáo viên phải thường xuyên thay
đổi các hình thức tổ chức dạy học trong một tiết học và biết phối kết hợp các kỹ thuật
dạy học đã được triển khai vào trong quá trình giảng dạy của mình, tác động đến tất
cả đối tượng học sinh trong lớp, và quan tâm nhiều đến các em học sinh yếu.
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 14
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tan, C. (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học
dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ -

Bộ GD&ĐT.
- Mạng Internet: ; thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net.
- Tài liệu dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học (Tài liệu bồi
dưỡng giáo viên) - Nhà xuất bản giáo dục.
8. PHỤ LỤC
- Kế hoạch bài học lớp 1,2,3.
- Đề kiểm tra sau tác động và đáp án
- Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của 2 nhóm.
- Phiếu hỏi dành cho giáo viên dạy lớp 1,2,3 trên toàn huyện.
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 15
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
8.1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC (lớp 1)
Tuần 14
Thứ ngày tháng năm 2011
Toán
Tiết 55: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 (LỚP 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh:
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9
- Thực hành làm tính cộng trong phạm vi 9
2. Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Yêu thích và ham học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Mô hình, vật thật trong phạm vi 9.
- Học sinh : Bảng cài, ĐDHT Toán, sách vở, bảng con
2. Phương pháp dạy học: giảng giải, trực quan, luyện


tập. Sử dụng kỹ thuật
dạy học như kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm, kỹ thuật trình bày 1 phút, kỹ thuật
phối hợp thể dục thể thao
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động : (1’) Lớp hát
2. Bài cũ: (4’) Gọi 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm bảng con, nhận xét
8 + 3 5 4 + 4 6
6 + 2 8 8 – 0 7
- Kiểm tra vở BT hs, nhận xét
Học sinh yếu sử dụng chơi thể thao đánh cầu lông để kiểm tra phép trừ trong
phạm vi 8.
- Nhận xét bài cũ.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 16
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng
trong phạm vi 9 (13’)
Mục tiêu: giúp học sinh thành lập bảng cộng trong
p phạm vi 9 và học thuộc lòng bảng cộng này
a. Hướng dẫn hs học 8 + 1 = 9 và 1 + 8 = 9
“ Cô có 8 viên kẹo,thêm 1 viên kẹo nữa, hỏi cô
có mấy viên kẹo ?”
+ Mấy thêm mấy bằng mấy ?
+ Ai đặt tính ?
+ Vậy ta cũng có 1 + 8 = 9
+ Cho hs nhắc qui tắc cộng
b. Hướng dẫn phép tính 6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9
- Cô có 6 quả cam,thêm 3 quả cam nữa là mấy

quả cam
+ Mấy quả cam thêm mấy quả cam là mấy quả
cam
+ Ai đặt tính ?
+ Gọi hs nhắc lại vài lần
+ Tương tự 3 + 6 = 9
c. Hướng dẫn phép tính 7 + 2 = 9, 2 + 7 = 9
5 + 4 = 9, 4 + 5 = 9
“ Qui trình tương tự ”
- GV cho hs đọc lại bảng cộng
- Cho hs sử dụng bảng cài

* Nghỉ giữa tiết.
Hoạt động 2: Thực hành (20’)
Bài 1: Tính
Cho hs nêu yêu cầu BT1
Gv hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập
Đặt tính dọc các số như thế nào?
GV ghi bảng, cho hs làm bảng con.
2 học sinh nhắc đề bài
Học sinh theo dõi
- 9 viên kẹo
- 8 thêm 1 là 9
8 + 1 = 9
- Hs nhắc lại
- 6 quả cam thêm 3 quả cam là 9
quả cam
6 + 3 = 9
- Hs nhắc
- Cả lớp đọc và cài bảng cài

Chia 2 dãy: dãy a nêu phép
cộng, dãy b trả lời kết quả và
ngược lại.
Học sinh yếu chơi thể thao môn
cầu lông để học thuộc bảng
cộng trong phạm vi 9.
2 học sinh đọc đề
- Đặt tính dọc các cố phải đặt
thẳng hàng, thẳng cột.
- HS làm bảng con.
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 17
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhận xét, chốt ý
Bài 2: Tính (giảm cột 3)
Giáo viên xác định yêu cầu bài tập
Gv hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập
Cho hs làm vào phiếu
2 + 7 = 9 4 + 5 = 9 8 + 1 = 9
0 + 9 = 9 4 + 4 = 8 5 + 2 = 7
8 – 5 = 3 7 – 4 = 3 6 – 1 = 5
- Giáo viên chấm, nhận xét
Bài 3: Tính
- Giáo viên xác định yêu cầu bài tập.
Gv hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập
GV hỏi: Hs nhẩm 4 cộng 1 bằng mấy? (5), tiếp lấy
5 cộng 4 bằng mấy? (9), vậy 4 cộng 1 cộng 4 bằng
mấy? (9)
Ghi kết quả sau dấu bằng 4 + 1 + 4 = 9
4 + 5 = ?
4 + 2 + 3 = ?

Giáo viên Chấm vở, nhận xét
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
Xác định yêu cầu bài tập
Dựa vào đâu để viết số thích hợp
Gv hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập (Cho hs
xem tranh bài toán, sau đó viết số tương ứng)
a. Có mấy hộp chấm bi đen? (8) Thêm mấy hộp
nữa? (1). Có tất cả mấy hợp chấm bi đen? (9)
b. Có mấy bạn học sinh đang chơi? (7), thêm mấy
bạn đến chơi nữa? (2). Có tất cả mấy bạn đang
chơi? (9)
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
2 học sinh đọc đề
- Hs làm vào phiếu bài tập
- Vài em nộp chấm
2 Học sinh đọc đề
4 cộng 1 bằng 5, lấy tiếp 5 cộng
4 bằng 9 vậy 4 cộng 1 cộng 4
bằng 9.
- HS làm vào vở toán
6 + 3 = 9 1 + 8 = 9
6 + 1 + 2 = 9 1 + 2 + 6 = 9
6 + 3 + 0 = 9 1 + 3 + 5 = 9
2 học sinh đọc đề
Dựa vào tranh sách giáo khoa
Học sinh quan sát tranh sgk
Học sinh trả lời
Học sinh lên bảng làm, lớp viết
phép tính vào bảng con
Học sinh trình bày, lớp nhận

xét.
4. Củng cố: (3’)
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 18
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Gọi hs đọc bảng cộng trong phạm vi 9 sử dụng kỹ thuật phối hợp thể dục thể
thao.
- Xem lại bài,chuẩn bị bài sau: “Phép trừ trong phạm vi 9”
- Nhận xét tiết học.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 19
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC (lớp 2)
Tuần 13
Thứ ngày tháng năm 2011
Toán
Tiết 61: 14 Trừ đi một số 14 - 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết lập và ghi nhớ bảng trừ 14 trừ đi một số 14-8.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải bài toán.
2. Kĩ năng: Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích và ham học toán.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 1 bó1 chục que tính và 4 que rời. banh nựa màu đỏ, cặp vợ bóng
bàn bằng nhựa

- Học sinh: Sách, bảng con, nháp
2. Phương pháp dạy học: giảng giải, trực quan, luyện

tập. Sử dụng kỹ thuật
dạy học như kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm, kỹ thuật trình bày 1 phút, kỹ thuật
phối hợp thể dục thể thao
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : (1’) Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi hs làm bài (4’), 2 em đặt tính và tính. Lớp bảng con.
Nhận xét bài của bạn.
- Đặt tính rồi tính; 63 - 35 ; 33 - 8
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 14 – 8, lập được
bảng trừ 14 trừ đi một số. (13’)
Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng
14 - 8. Tự lập và thuộc bảng trừ 14 -8.
a. Nêu vấn đề : Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính.
2 học sinh nhắc đề
- 14 trừ đi một số 14 – 8.
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 20
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Giáo viên viết bảng 14 – 8.
b. Tìm kết quả.
- Còn lại bao nhiêu que tính ?
- Em làm như thế nào?

- Vậy còn lại mấy que tính ?
- Vậy 14 - 8 = ? Viết bảng : 14 – 8 = 6
c. Đặt tính và tính.
- Em tính như thế nào ?
- GV lập bảng trừ 14 trừ đi một số .
- Ghi bảng.
14 – 5 =
14 – 6 =
14 – 7 =
14 - 8 =
- Nghe và phân tích đề toán.
- 1 em nhắc lại bài toán.
- Thực hiện phép trừ 14 - 8
- HS thao tác trên que tính,
lấy 14 que tính bớt 8 que, còn
lại 6 que
- 2 em ngồi cạnh nhau thảo
luận tìm cách bớt.
- Còn lại 6 que tính.
- Trả lời: Đầu tiên bớt 4 que
tính. Sau đó tháo bó que tính
và bớt đi 4 que nữa (4 + 4 =
8). Vậy còn lại 6 que tính.
* 14 - 8 = 6.
Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới
14 thẳng cột với 4. Viết dấu –
- 8 kẻ gạch ngang.
06
- Trừ từ phải sang trái, 4
không trừ được 8, lấy 14 trừ 8

bằng 6, viết 6 nhớ 1, 1 trừ 1
bằng 0.
- Nhiều em nhắc lại.
- HS thao tác trên que tính tìm
kết quả.
- Nhiều em nối tiếp nhau nêu
kết quả.
- HTL bảng trừ 14 trừ đi một
số.
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 21
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
14 – 9 =
- Xoá dần bảng 14 trừ đi một số cho học sinh HTL
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập (20’)
Mục tiêu : áp dụng bảng trừ 14 trừ đi một số để làm
tính
14 - 8 để giải các bài toán có liên quan.
Bài 1: Tính nhẩm
Đọc và xác định yêu cầu đề.
Hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập
a. Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không,
vì sao?
- Khi biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả 14 – 9
và 14 – 5 không, vì sao ?
b. So sánh 4 + 2 và 6 ?
- So sánh 14 – 4 – 2 và 14 – 6.
- Kết luận : Vì 4 + 2 = 6 nên 14 – 4 – 2 = 14 – 6 (khi
trừ liên tiếp các số hạng cũng bằng trừ đi tổng)
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Tính

Đọc và xác định yêu cầu đề.
Hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập
Tổ chức lớp làm bảng con
- Nhận xét, cho điểm.
Học sinh đại trà.
Học sinh yếu sử dụng kỹ thuật
thể dục thể thao để học thuộc
bảng trừ
2 học sinh đọc đề
- Không cần vì khi đổi chỗ
các số hạng thì tổng không
đổi. Vì khi lấy tổng trừ đi số
hạng này sẽ được số hạng kia
- Làm tiếp phần b.
- Ta có 4 + 2 = 6
- Có cùng kết quả là 8.
3 em lên bảng làm, mỗi em 1
cột.
- Lớp làm vào phiếu bài tập
- Nêu cách tính 14 – 9, 14 – 8.
2 Học sinh đọc đề
- Lớp bảng con
14 14 14
6 9 7
08 05 07
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 22
-
-
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số trừ và số bị trừ
lần lượt là: 14 và 5; 14 và 7
Đọc và xác định yêu cầu đề.
Hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập
- Muốn tìm hiệu khi biết số bị trừ, số trừ ?
Đặt tính như thế nào? Bạn nào nêu được cách tính?
Trừ từ đâu sang đâu?
Tổ chức cho học sinh làm vào vở
Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4: Giải toán
Đọc và xác định yêu cầu đề.
Hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập
- Bán đi nghĩa là thế nào ?
Bài toán cho biết gì? Có 14 quạt điện
Đã bán bao nhiêu cái? 6 cái
Bài toán hỏi gì? Còn mấy cái quạt điện?
Nhận xét cho điểm.
2 em đọc đề
1 em nêu ta lấy số bị trừ trừ
Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Nêu cách đặt tính và tính.
Viết 14 rồi viết 6 xuống dưới
14 thẳng cột với 4. Viết dấu –
- 6 kẻ gạch ngang.
- Trừ từ phải sang trái, 4
không trừ được 6, lấy 14 trừ 6
bằng 8, viết 8 nhớ 1, 1 trừ 1
bằng 0.


-1 em đọc đề
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Học sinh nêu
Học sinh làm vảo vở
1 em lên bảng lớp giải và
trình bày lời giải.
4. Củng cố: (3’)
- Đọc bảng trừ 14 trừ đi một số (học sinh đại trà chơi sạc điện, điện trúng bạn
nào bạn đó nói một phép tính trừ trong bảng trừ 14 trừ đi một số)
- Học sinh yếu chơi thể thao ném banh, khi ném banh cho bạn em đó phải nêu
một phép tính
Dặn học sinh về nhà xem lại bài.
Nhận xét tiết học.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy:



Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 23
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC (lớp 3)
Tuần 12
Thứ ngày tháng năm 2011
Toán
Tiết 59: BẢNG CHIA 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: giúp học sinh:
- Dựa vào bảng nhân 8 để thành lập và học thuộc bảng chia 8.
- Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn (về chia thành 8
phần bằng nhau và chia theo nhóm 8).
2. Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác.

3. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn, đồ dùng dạy học : trò
chơi phục vụ cho việc giải bài tập, một quả bóng nhựa, cặp cầu lông nhựa.
- Học sinh: Bộ thực hành toán 3, bảng con, vở nháp
2. Phương pháp dạy học: giảng giải, trực quan, luyện

tập. Sử dụng kỹ thuật
dạy học như kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm, kỹ thuật trình bày 1 phút, kỹ thuật
phối hợp thể dục thể thao
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: (1’) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: (1’) 2 học sinh lên bảng làm bài tập; lớp làm bảng con; Học
sinh yếu chơi thể thao ném bóng nêu bảng chia 7 đã học.
- GV sửa bài tập sai nhiều của HS
- Nhận xét vở HS
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 2: Lập bảng chia 8 (13’)
Mục tiêu : giúp học sinh thành lập bảng chia 8 và
học thuộc lòng bảng chia này
2 học sinh nhắc đề
- Học sinh lấy trong bộ học
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 24
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- GV yêu cầu học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm
bìa có 8 chấm tròn.
- Cho học sinh kiểm tra xem mình lấy có đúng hay

chưa bằng cách đếm số chấm tròn trên tấm bìa.
- GV hỏi :
+ Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có mấy
chấm tròn ?
+ 8 lấy 1 lần bằng mấy ?
+ Hãy viết phép tính tương ứng với 8 được
lấy 1 lần bằng 8 .
- Giáo viên chỉ vào tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi :
+ Ta lấy 8 chấm tròn chia đều cho các tấm
bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì cô được mấy tấm
bìa ?
+ Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số
tấm bìa.
+ 8 chia 8 bằng mấy ?
- Giáo viên ghi bảng : 8 : 8 = 1
- Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia.
- Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm
bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra
- Giáo viên gắn tiếp 2 tấm bìa trên bảng và hỏi :
+ Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
+ Hãy lập phép nhân tương ứng.
+ Ta lấy 16 chấm tròn chia đều cho các tấm
bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì cô được mấy tấm
bìa ?
+ Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số
tấm bìa.
+ 16 chia 8 bằng mấy ?
- Giáo viên ghi bảng: 16 : 8 = 2
- Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia.

- Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, mỗi tấm
bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra
- Giáo viên gắn tiếp 3 tấm bìa trên bảng và hỏi :
+ Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
+ Hãy lập phép nhân tương ứng.
toán 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- Học sinh kiểm tra
- Tấm bìa trên bảng cô vừa
gắn có 8 chấm tròn
- 8 lấy 1 lần bằng 8
- 8 x 1 = 8
- 8 chấm tròn chia đều cho các
tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm
tròn thì được 1 tấm bìa
- 8 : 8 = 1 (tấm bìa)
- 8 chia 8 bằng 1
- Học sinh đọc : 8 x 1 = 8
8 : 8 = 1
- Học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa,
và kiểm tra
- Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8
chấm tròn. Vậy có tất cả 16
chấm tròn.
- 8 x 2 = 16
- 16 chấm tròn chia đều cho
các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8
chấm tròn thì được 2 tấm bìa
- 16 : 8 = 2 ( tấm bìa )
- 16 chia 8 bằng 2

- Học sinh đọc : 8 x 2 = 16
16 : 8 = 2
- Học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa,
và kiểm tra
- Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8
chấm tròn. Vậy có tất cả 24
chấm tròn
- 8 x 3 = 24
- 24 chấm tròn chia đều cho
các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8
chấm tròn thì được 3 tấm bìa
- 24 : 8 = 3 ( tấm bìa )
- 24 chia 8 bằng 3
Nguyễn Thị Thừa – Chuyên môn tiểu học – PGD & ĐT Khánh Sơn Trang 25

×