Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bài tiểu luận (bài tập) bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên dạy môn lịch sử và địa lí thcs, bài tập phần lịch sử việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.17 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Giảng viên:

Học và tên:
Sinh ngày: 16/02/1999
Lớp: Bồi dưỡng cho GV THCS dạy mơn Lịch sử và Địa lí
Đơn vị công tác: Trường THCS

Hà Nội, tháng 6 năm 2022

1


ĐỀ BÀI
Câu 1: (2.5 điểm)
Sách lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với Pháp và Trung
Hoa Dân quốc trong hai thời kỳ trước và sau 6.3.1946 có gì khác nhau? Tại
sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 2: ( 2.5 điểm)
Thơng qua việc tóm lược các cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam
chống các chiến lược chiến tranh của Mỹ, anh chị hãy chứng minh cách
mạng và chiến tranh giải phóng miền Nam là q trình tiến công và phản
công giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 3: (2.5 điểm)
Nêu nguyên nhân, kết quả và đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến
tranh chống xâm lược, bảo vệ Biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc của
dân tộc Việt Nam năm 1979.


Câu 4: (2,5 điểm)
Vì sao tại Đại hội lần thứ VI (1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương
đổi mới đất nước? Anh (chị) hiểu đổi mới theo quan điểm của Đảng như thế
nào? Đánh giá về đường lối đổi mới của Đảng năm 1986

2


Câu 1: (2.5 điểm)
Sách lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với Pháp và
Trung Hoa Dân quốc trong hai thời kỳ trước và sau 6.3.1946 có gì khác
nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Bài làm
1. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946:
- Chủ trương: tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
- Sách lược:
+ Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn nhất tề chống Pháp, chặn nguồn tiếp tế của
địch, không hợp tác với chúng,…
+ Hàng vạn thanh niên sung vào các đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng
nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.
+ Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên tổ chức quyên góp tiền,
gạo, quần áo, thuốc men,…
2. Từ ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946:
- Chủ trương: hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để
chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946),
nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới
hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.
Chú ý:


3


Chủ trương và sách lược của Đảng và Chính phủ đối với thực dân Pháp ở hai
giai đoạn có sự khác biệt tùy thuộc vào động thái của Pháp và Trung Hoa
Dân quốc cũng như tình hình chuẩn bị cụ thể của ta.

Câu 2: ( 2.5 điểm)
Thơng qua việc tóm lược các cuộc chiến đấu của quân dân miền
Nam chống các chiến lược chiến tranh của Mỹ, anh chị hãy chứng minh
cách mạng và chiến tranh giải phóng miền Nam là q trình tiến cơng và
phản cơng giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Bài làm
Âm mưu của Mỹ đối với cách mạng Việt Nam: sau khi thất bại trong âm mưu
kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương, đế quốc Mỹ ra sức
phá hoại Hiệp định Geneve, hòng chia căt lâu dài đất nước ta, biến nước ta
thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự làm bàn đạp để tấn cơng miền
Bắc, ngăn chặn làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội chủ nghĩa
đang lan rộng ở Đơng Nam Á.
- Âm mưu đó là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
- Để thực hiện âm mưu đó, từ năm 1954 đến 1975 chúng đã liên tiếp thực
hiện các chiến lược chiến tranh và thủ đoạn thâm độc, ngoan cố bám lấy miền
Nam Việt Nam để duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở đây.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ là cuộc đấu tranh giữa
hai lực lượng: một bên là dân tộc Việt Nam, đất không rộng, người không
đông, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chống lại một bên là đế quốc Mỹ, một đế
quốc mạnh nhất trong thời đại n gày nay.
4



- Vì thế cuộc đấu tranh này diễn ra vơ cùng gay go, lâu dài, gian khổ.
- Để đi đến thắng lợi cuối cùng, nhân dân ta đã phải kiên trì đấu tranh, liên
tiếp đánh bại từng bước một những âm mưu thủ đoạn xâm lược của kẻ thù để
đi đến thắng lợi cuối cùng.
- Đó là bước phát triển tất yếu, có tính chất qui luật của cách mạng Việt Nam
1.Nhân dân miền Nam đấu tranh đòi thi hành hiệp định Genève, chống chế
độ độc tài Mỹ – Diệm (1954 – 1960).
Sau hiệp định Genève, đế quốc Mỹ đã dựng lên ở miền Nam nước ta chế độ
độc tài phát xít Ngơ Đình Diệm, làm cơng cụ cho chính sách xâm lược của
chúng, chia cắt lâu dài đất nước ta.
Chúng dùng nhãn hiệu “độc lập” giả hiệu, hệ thống “cố vấn Mỹ” và chiêu bài
“viện trợ” để biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ
quân sự của đế quốc Mỹ.
Chúng đã tiến hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, đàn áp cực kì dã man
tàn tạo, hòng tiêu diệt tận gốc rễ phong trào cách mạng ở miền Nam.
Chúng định khuất phục nhân dân ta bằng hình thức “chiến tranh một phía”.
Trong thời kì này nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn,
mạnh mẽ, địi thi hành Hiệp định Genève, Hiệp thương tổng tuyển cử nước
nhà, chống các trò hề “trưng cầu dân ý”, bầu cử “quốc hội” của chúng, đòi
các quyền tự do dân chủ.

5


Nổi bật nhất, quyết liệt nhất là cuộc đấu tranh chống chính sách “tố cộng”,
“diệt cộng” và khủng bố của địch để bảo vệ cơ sở và phong trào cách mạng ở
miền Nam.
Qua thời kì đấu tranh rất quyết liệt này, mặc dù gặp nhiều khó khăn tổn thất,
nhưng cách mạng miền Nam vẫn đứng vững.
Đối với địch, đây là thất bại cơ bản về chính trị.

Thắng lợi của nhân dân ta thời kì này cũng là thắng lợi về chính trị vì đã giữ
vững được phong trào, duy trì được cơ sở và lực lượng cách mạng, tích lũy
được nhiều kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh phong phú, cán bộ và quần
chúng được rèn luyện thử thách.
Đó là cơ sở để đưa cách mạng tiến lên thành cao trào nhảy vọt sau này.
Bước nhảy vọt đó được mở đầu bằng phong trào “Đồng khởi” vĩ đại từ 1959
– 1960, đưa cách mạng chuyển sang thế tiến công liên tục, phá vỡ từng mảng
hệ thống chính quyền địch.
Vùng giải phóng, chính quyền cách mạng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam và lực lượng vũ trang nhân dân ra đời đánh dấu một thời kỳ
phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
Như vậy, chính sách thực dân kiểu mới với thủ đoạn dùng bộ máy thống trị
đàn áp kết hợp cùng quân đội Sài Gòn làm cuộc chiến tranh một phía của Mỹ
đã bị nhân dân miền Nam đánh bại.
2.Nhân dân Miền Nam đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế
quốc Mỹ (1960 – 1965).

6


Không khuất phục nổi nhân dân miền Nam, Mỹ mở rộng can thiệp bằng vũ
trang, gây nên cuộc “chiến tranh đặc biệt” với nội dung: dùng quân ngụy
dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ và trang thiết bị chiến tranh của Mỹ để đàn áp
cách mạng miền Nam.
Mỹ còn dùng miền Nam làm nơi thí nghiệm hình thức chiến tranh xâm lược
này để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, chúng đã đề ra kế hoạch Staley
– Taylor hịng bình định miền Nam trong vịng 18 tháng và sau đó tiến cơng
xa xâm lược miền Bắc.
Biện pháp chính của kế hoạch trên là tăng cường lực lượng cho quân ngụy và

lấy ngụy quân làm lực lượng chủ yếu trong chiến tranh và thực hiện “quốc
sách” dồn dập lập “ấp chiến lược” hịng cơ lập lực lượng cách mạng để tiêu
diệt.
Từ sau phong trào Đồng khởi thắng lợi, nhân dân miền Nam đã phát triển thế
tiến công cách mạng của mình.
Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên thành cuộc chiến tranh du kích tồn dân
tồn diện lan rộng khắp miền Nam, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang trên cả 3 miền chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị),
phá vỡ liên tiếp từng mảng chính quyền địch, đập tan phần lớn âm mưu “Ap
chiến lược” của chúng.
Tháng 11/1963 chúng phải lật đổ Ngô Đình Diệm và đưa kế hoạch Johnson –
Mc Namara thay thế kế hoạch Staley – Taylor đã bị phá sản để tăng cường
chiến tranh hơn nữa.
Sau một loạt thất bại quân sự liên tiếp cuối năm 1964 đầu năm 1965 (Bình
Giã, Ba Gia...), cùng với cuộc đấu tranh chính trị sôi nổi khắp nông thôn va
7


thành thị làm rung chuyển mạnh mẽ tận sào huyệt địch, đế quốc Mỹ đứng
trước tình hình vơ cùng khốn đốn: qn đội và chính quyền Sài Gịn có nguy
cơ tan rã hoàn toàn.
Như vậy là nhân dân miền Nam đã đánh bại về cơ bản chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai ở mức cao nhất vào đầu năm
1965.
Đây là thất bại có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của đế quốc Mỹ và cũng là
thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của cách mạng miền Nam, chuẩn
bị điều kiện để tiến lên đánh bại hình thức chiến tranh mới cao hơn của
chúng.
3.Nhân dân Việt Nam đánh bại “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc của đế quốc Mỹ (1965 – 1968).

Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đã liều lĩnh tiến hành cuộc “chiến tranh cục
bộ”, ồ ạt đưa quân vào miền Nam và gây ra chiến tranh phá hoại bằng không
quân và hải quân ở miền Bắc.
Dựa vào lực lượng chủ yếu là quân Mỹ và dùng quân đội Sài Gòn làm lực
lượng hỗ trợ để tiến hành chiến tranh, “chiến tranh cục bộ” là hình thức phát
triển cao của chiến tranh thực dân kiểu mới.
Với lực lượng quân sự và phương tiện vật chất rất to lớn, đế quốc Mỹ thực
hiện chiến lược “hai gọng kìm” (“tìm diệt” và “bình định”) hịng tiêu diệt lực
lượng vũ trang cách mạng, giành lại quyền chủ động đã mất, mở rộng và ổn
định hậu phương của chúng, tranh giành nhân dân nhất là nông dân.
Chúng đã liên tiếp mở hai cuộc phản công chiến lược rất lớn, mùa khô 1965 1966 và 1966 - 1967, nhằm xoay chuyển tình thế, giành thắng lợi.

8


Gây ra cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, chúng nhằm ngăn chặn sự chi
viện của miền Bắc cho miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Chiến tranh đã lan rộng ra cả hai miền Nam – Bắc.
Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người Việt Nam yêu
nước.
Đáp lại lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “khơng có gì quý hơn độc lập tự do”,
nhân dân ta đã nêu cao quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào.
Miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn của cách mạng cả
nước. Cả nước sơi sục khí thế chống Mỹ cứu nước.
Nhân dân miền Nam đã liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công mùa khô của
địch.
Những thắng lợi to lớn về quân sự, chính trị đã mở ra cho quân dân ta thời cơ
thực hiện một quyết tâm chiến lược táo bạo và đúng lúc. Đó là cuộc Tổng

tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đánh vào tất cả các thành phố, thị xã, các cơ
quan đầu não của địch, buộc chúng phải chuyển từ phản côngsang phịng
ngự.
Qn dân miền Bắc trừng trị đích đáng những hành động phiêu lưu quân sự
của địch và giành được những thắng lợi giịn giã :
- Giao thơng vận tải vẫn thông suốt.
- Miền Bắc vẫn không ngừng chi viện đắc lực cho miền Nam.

9


- Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục được xây dựng và phát triên ngày càng vững
chắc.
- Quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ngày càng cao.
“Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bị phá sản giữa lúc chúng còn nửa triệu
quân viễn chinh, quân đồng minh và gần một triệu quân đội Sài gòn ở miền
Nam.
Cùng với thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, đây là thất bại
có ý nghĩa chiến lược lần thứ 3 của đế quốc Mỹ và là thắng lợi có ỹ nghĩa
chiến lược lần thứ 3 của nhân dân ta.
Thất bại trên đã buộc đế quốc Mỹ phải lùi bước: chấm dứt vô điều kiện chiến
tranh phá hoại miền Bắc và ngồi nói chuyện chính thức với ta tại hội nghị
bốn bên ở Paris.
4.Nhân dân Việt Nam đánh bại chiến lược”Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền
Nam và chiến tranh phá hoại lần 2 ở miền Bắc của đế quốc Mỹ (1969 –
1973).
Mặc dầu thua đã rõ ràng, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục chiến tranh xâm lược bằng
chiến lược chiến tranh mới – “Việt Nam hóa chiến tranh” để lừa bịp dư luận
Mỹ và nhân dân thế giới.
Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt”, trút gánh nặng chiến tranh

lên đầu nhân dân vùng tạm chiếm, thực hiện chiến tranh với công thức “chủ
lực quân đội Sài Gòn + hỏa lực tối đa của Mỹ”.
Chúng đã tiến hành những cuộc hành quân càn quét lớn, mở rộng chiến tranh
sang Campuchia và Lào, chống phá cách mạng tồn diện về chính trị, qn
sự, kinh tế, văn hố.
10


Sau khi dập tan các cuộc hành quân sang Lào, Campuchia, và nhiều nơi khác
của địch, tháng 3/1972 quân dân ta đã chủ động mở cuộc tiến công chiến
lược cùng một lúc đánh vào một loạt tuyến phòng ngự của địch, đẩy địch vào
tình thế tan vỡ từng mảng lớn.
Hoảng sợ, tháng 4/1972, Mỹ vội vã tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại
lần 2 ở miền Bắc với qui mô ác liệt và tàn bạo gấp bội lần trước.
Tháng 12/1972 đế quốc Mỹ đã lật lọng, bất ngờ dùng một lực lượng khơng
qn rất lớn mở cuộc tập kích chiến lược ồ ạt đánh vào Hà Nội, Hà Phòng và
nhiều nơi khác.
Đây là mức thang cao nhất, tàn bạo nhất của chúng hòng khuất phục nhân
dân ta.
Nhân dân tâ đã tiến hành một trận “Điện Biên Phủ trên không”, làm thất bại
hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 của chúng.
Thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộc chiến tranh phá
hoại này là thất bại có ý nghĩa chiến lược lần 4 của đế quốc Mỹ và là thắng
lợi có ý nghĩa chiến lược lần thứ tư của nhân dân ta.
Thất bại này đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam, công
nhân các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân ta và rút quân
về Mỹ, quân đồng minh về nước.
Với thắng lợi này chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút”, chuẩn bị điều kiện để tiến
lên “đánh cho ngụy nhào”.
5.Nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Mỹ phá hoại Hiệp định Paris và đi đến

giành thắng lợi hoàn toàn 1973 – 1975).
11


Mặc dầu phải rút quân ra khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm
mưu xâm lược nước ta.
Chúng dẫn duy trì hàng vạn cố vấn quân sự, tăng cường viện trợ tiền bạc, vũ
khí cho bọn tay sai, phá hoại Hiệp định Paris, tiếp tục thi hành sách bạo lực
phản cách mạng ở miền Nam.
Khơng có con đường nào khác, nhân dân miền Nam kiên trì nắm vững tư
tưởng bạo lực cách mạng, tiến công địch trên cả 3 mặt trận chính trị, quân sự,
ngoại giao, giáng cho chúng những địn chí mạng, đẩy chúng vào tình trạng
suy yếu, bị động.
Khi điều kiện đã cho phép, quân dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân năm 1975.
Sau 55 ngày chiến đấu vô cùng anh dũng, thần tốc, táo bạo, liên tiếp với 3
chiến dịch lớn mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân dân ta đã
hoàn toàn đập tan qn đội chính quyền Sài Gịn, xóa bỏ bộ máy thống trị
thực dân mới của Mỹ, quân đội Sài Gòn, làm phá sản triệt để chính sách xâm
lược và bán nước của chúng, giành độc lập, thống nhất trọn vẹn, đưa cả nước
cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
6.Kết luận
Trải qua hơn 20 năm đấu trnah gian khổ và anh dũng, nhân dân ta đã phải
đương đầu với kẻ thù hung hãn nhất, đã đánh bại liên tiếp hết chiến tranh này
đến chiến lược chiến tranh khác: “Chiến tranh một phía”, “chiến tranh đặc
biệt”,”chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” và hai lần chiến tranh
phá hoại miền Bắc.

12



Đó là cả q trình “đẩy lùi kẻ địch từng bước, giành thắng lợi từng bước cho
cách mạng” để cuối cùng “tiến lên đánh bại hẳn kẻ thù, giành thắng lợi hoàn
toàn”.
Lịch sử chứng tỏ rằng, dù kẻ thù rất ngoan cố và liều lĩnh, nhưng nếu có tinh
thần kiên quyết tiến cơng triệt để và có phương pháp cách mạng đúng đắn,
nhất định sẽ đi đến thắng lợi cuối cùng.
Ngày nay, mặc dầu cịn nhiều khó khăn gian khổ, nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân ta nhất định sẽ xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam giàu
mạnh, tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: (2.5 điểm)
Nêu nguyên nhân, kết quả và đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc
chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Biên giới Tây Nam và Biên giới phía
Bắc của dân tộc Việt Nam năm 1979.
Bài làm
Tròn 40 năm qua, kể từ ngày xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược biên
giới phía Bắc (17/2/1979 -17/2/2019) của quân đội Trung Quốc, có những
khoảng thời gian biến cố lịch sử này dần bị lãng qn trên các phương tiện
truyền thơng chính thống, trong đó có sách giáo khoa Lịch sử phổ thơng.
Vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến quan hệ ngoại giao mà sự kiện
chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989) chỉ được trình bày quá
sơ sài trong sách giáo khoa Lịch sử hiện hành cả bậc THPT lẫn THCS.
Cuối năm 2017, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Chương trình giáo dục
phổ thơng mơn Lịch sử và đến cuối năm 2018, Bộ GD&ĐT đã công bố sau
13


khi đã lấy ý kiến của chuyên gia trong hội đồng góp ý, phản biện và thẩm
định.

Với kinh nghiệm là một giáo viên đã qua 25 năm giảng dạy môn Lịch
sử phổ thông, với trách nhiệm là một thành viên của Hội đồng góp ý, phản
biện Chương trình mơn Sử cho Bộ GD&ĐT, tôi xin khẳng định kiến thức về
cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ được đưa vào chương trình và
sách giáo khoa mới mơn Lịch sử với những phương thức, mức độ, nội dung
và vị trí khác nhau ở từng cấp học với thời lượng khác nhau.
Từ nội dung cốt lõi đó, để đạt những yếu tố cơ bản là sách giáo khoa
cần nêu được: những nét khái quát về bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của
cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc từ 1979-1989; đánh giá được bản chất, ý
nghĩa và bài học lịch sử của cuộc chiến tranh trong công cuộc bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Từ những hạn chế và thiếu sót của sách giáo khoa Lịch sử phổ thơng
hiện hành liên quan đến một số sự kiện các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới
Tây Nam (1975 – 1979), chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 –
1989), sự kiện Gạc Ma (14/3/1988)…, theo tơi, trong chương trình và sách
giáo khoa mới sẽ thay thế cho chương trình và sách giáo khoa hiện hành, khi
đề cập đến kiến thức này, sách giáo khoa mới cần thể hiện rõ những vấn đề
sau :
Thứ nhất, phải trình bày đúng và đủ sự thật khách quan của lịch sử về
đối tượng, thời gian, không gian, bắt đầu và kết thúc của sự kiện đó.
Thứ hai, sách giáo khoa cần phải nêu rõ ngun nhân, bối cảnh dẫn đến
sự kiện đó, mục đích của các bên tham chiến, từ đó rút ra tính chất của sự
kiện đó, cuộc chiến tranh đó.

14


Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 trong SGK Lịch sử: Để sự
thật khơng bị bóp méo, lãng quên - Ảnh 1.
Thứ ba, khi các sự kiện, các vấn đề lịch sử đó được viết đầy đủ hơn,

khách quan hơn thì nó sẽ có tác dụng sâu sắc hơn trong việc giáo dục cho học
sinh trân trọng và biết tưởng nhớ, ghi ơn những người đã chiến đấu và hy
sinh vì cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Thứ tư, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
và chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), vấn đề xác định “bạn và thù” được
xác định rõ ràng.
Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ rằng, chúng ta kháng chiến chống
chính sách xâm lược của thực dân Pháp chứ không chống nhân dân Pháp;
chúng ta chống chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ chứ không chống nhân
dân Mỹ tiến bộ.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự 2 cực tan rã thì vấn đề “ta và
địch” lại rắng rối khi định danh vấn đề này. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt
giữa “đối tác” và “đối tượng”, trong đối tác có những mặt là đối tượng và
trong đối tượng có những nhân tố là đối tác.
Theo tôi, sách giáo khoa mới mơn Lịch sử khi trình bày các kiến thức,
sự kiện lịch sử cần phải trung thực, khách quan và rút ra được bản chất của
vấn đề.
Nhìn thẳng vào vấn đề, không né tránh nhưng cũng không sa vào việc
khơi sâu hận thù dân tộc hoặc mải mê ảo tưởng với những lời ngoại giao
đường mật dẫn đến mơ hồ, thiếu cảnh giác.
Thứ năm, lịch sử là một khoa học và để nó ln là một mơn khoa học
đúng như bản chất của nó, chúng ta nên phân biệt rạch rịi giữa học và chính
trị, giữa nghiên cứu, giảng dạy với công tác ngoại giao.
15


Lịch sử là những gì đã qua và bản chất của lịch sử là không thay đổi.
Nhận thức lịch sử cần một quá trình, cần được nghiên cứu, tiếp cận sự thật
khách quan để truyền đạt cho thế hệ trẻ về kiến thức và nhận thức lịch sử cho
hiện tại và cả tương lai.

Chương trình và sách giáo khoa mơn Lịch sử nếu khơng nhắc, hoặc
khơng trình bày đầy đủ, hoặc bị cắt xén về cuộc chiến tranh biên giới phía
Bắc thì sự thật khơng cịn gì là sự thật.
Nếu lịch sử bị bóp méo thì đương nhiên nó khơng cịn là một mơn khoa
học, và khi đó lịch sử sẽ mất đi tác dụng trong việc giáo dục lịch sử.
Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa, những khẩu hiệu, phương
châm, ngôn từ ngoại giao cũng không thể chối bỏ những sự thật lịch sử hiển
nhiên, nhưng không dùng nó để khơi gợi, khoét sâu hận thù trong quá khứ mà
2 bên phải cùng nhìn vào thực tại để giải tỏa vướng mắc, giải quyết bất đồng
để đi đến sự hịa thuận có lợi cho đơi bên.
Gác lại q khứ để hướng tới tương lai khơng có nghĩa là “khép lại quá
khứ”, bỏ quên quá khứ, lại càng khơng phải là xóa nhịa q khứ.
Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các cựu thù Pháp, Nhật, Mỹ
trong thời gian qua đã cho chúng ta thấy rõ điều đó và đó cũng là những bài
học lịch sử, là kinh nghiệm thiết thực phục vụ đường lối hội nhập quốc tế với
các cường quốc của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hiện nay.
Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 trong SGK Lịch sử: Để sự
thật khơng bị bóp méo, lãng quên - Ảnh 3.
Ghi nhớ nỗi đau để trân trọng hịa bình

16


Trong phần lớn thời gian và lưu lượng kiến thức về lịch sử dân tộc
trong các cuốn sách giáo khoa, giáo trình lịch sử từ phổ thơng đến đại học từ
xưa đến nay, nội dung kiến thức về các cuộc kháng chiến giành độc lập và
bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc luôn chiếm một thời lượng lớn.
Trong giai đọan lịch sử Việt Nam sau năm 1975, bên cạnh nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc
1945 – 1975, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989) là

một nội dung lớn, là một sự kiện lịch sử dù khơng muốn nhưng nó đã xảy ra,
đã xảy ra, dù nguyên nhân, diễn biến và kết quả như thế nào thì chúng ta ln
cần phải tơn trọng và sòng phẳng với sự thật lịch sử.
“Nguyên tắc vàng” của khoa học lịch sử là tái hiện lại quá khứ với bộ
mặt của nó.
Sự kiện lịch sử là cái không thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử là một
q trình và trịn 40 năm qua cũng là thời gian quá đủ để chúng ta có đủ thời
gian và bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực sự
kiện này.
Ơn lại kiến thức cũ khơng để kích động hận thù cực đoan với nước láng
giềng mà từ sự thật lịch sử đó để chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá
trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo vô cùng gian nan và phức
tạp trong hiện tại và cả tương lai.
Khi sách giáo khoa lịch sử phổ thơng hiện hành trình bày quá sơ sài,
mờ nhạt sự kiện này, khi những kiến thức của sự kiện đó đã bị “giảm tải”,
giáo viên không phải dạy, học sinh không phải học, không có kiến thức này
trong các đề thi THPT quốc gia, thi tuyển sinh vào đại học, thi chọn học sinh
các cấp thì trách nhiệm dạy như thế nào lại thuộc về cái tâm với nghề, khả
năng và sự linh hoạt của các giáo viên Sử.

17


Điều quan trọng đối với các giáo viên dạy Sử khi truyền đạt những kiến
thức như thế này để nhắc nhớ thế hệ trẻ không nên hiểu phiến diện, không
đầy đủ về những câu khẩu hiệu, những ngôn từ ngoại giao, những lời tuyên
bố của các chính khách.
Bài học mất nước thời Thục Phán An Dương Vương luôn tươi nguyên
giá trị trong cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc hiện nay.
Nhắc lại để thế hệ trẻ cần phải biết tôn vinh, tưởng nhớ và tri ơn các

bậc tiền nhân, những người đã chiến đấu, cống hiến và hy sinh vì cơng cuộc
bảo vệ Tổ quốc, để sống có trách nhiệm hơn và u Tổ quốc hơn.
Ơn lại kiến thức cũ khơng để kích động hận thù cực đoan với nước láng
giềng mà từ sự thật lịch sử đó để chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá
trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo vô cùng gian nan và phức
tạp trong hiện tại và cả tương lai.
Ghi nhớ nỗi đau để chúng ta trân trọng hịa bình, để những ký ức về
cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989) khơng bao giờ bị
xóa nhịa trong lịng mỗi người dân đất Việt.
Lịch sử đã đi qua nhưng giá trị lớn nhất của các sự kiện, kiến thức lịch sử
là để lại cho hậu thế những bài học lịch sử, kinh nghiệm lịch sử vẫn luôn tươi
nguyên giá trị thực cho hiện tại và tương lai.
Điều đó ln nhắc nhở những người viết sử, dạy sử và học sử không để
các sự kiện về các cuộc đấu tranh bảo về lãnh thổ, chủ quyền biên giới, hải
đảo bị rơi vào quên lãng, bị chìm vào dĩ vãng vì bất cứ lý do gì.
Đó khơng chỉ là sai lầm của chúng ta mà chính chúng ta cịn có tội với
lịch sử, có lỗi với vong linh những người đã ngã xuống vì sự tồn vẹn lãnh
thổ và cả sự thiếu trách với hậu thế.

18


Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 trong SGK Lịch sử: Để sự
thật khơng bị bóp méo, lãng quên - Ảnh 6.
Cái đích cuối cùng của nghiên cứu và giảng dạy lịch sử không phải chỉ
để biết, hiểu q khứ mà phải trên cơ sở đó để tìm ra những giá trị hữu ích
cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới
phía Bắc (1979 – 1989) cũng vậy, trên cơ sở khôi phục những hiểu biết cơ
bản, đầy đủ, đúng đắn về cuộc chiến tranh này thì trách nhiệm của các giáo

viên Sử phổ thơng là biến các kiến thức lịch sử tạo nên sự chuyển biến về
những nhận thức lịch sử hướng đến giáo dục các giá trị lịch sử để thế hệ trẻ
biết trân quý các giá trị cuộc sống hiện đang đang có, ghi ơn các thế hệ tiền
bối đã ngã xuống vì Tổ quốc và học hỏi từ quá khứ để tránh sai lầm trong
hiện tại và tương lai.
Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đã bùng nổ cách đây tròn 40
năm, là một trong những cuộc chiến tranh lớn của dân tộc trong lịch sử chống
ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và trong thế kỷ XX.
Nhưng trên thực tế, sự kiện đó chưa được nhận thức chính xác và đầy
đủ ở cả trong và ngoài nước, chưa được ghi chép toàn diện và đầy đủ trong sử
sách và được trình bày thuyết phục trong sách giáo khoa Lịch sử hiện hành.
Hy vọng, nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện này, những “khoảng trống”
về kiến thức và nhận thức lịch sử của lịch sử sẽ được khỏa lấp và đánh giá,
nhìn nhận đầy đủ hơn, khách quan hơn, trung thực hơn.

19


Câu 4: (2,5 điểm)
Vì sao tại Đại hội lần thứ VI (1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ
trương đổi mới đất nước? Anh (chị) hiểu đổi mới theo quan điểm của
Đảng như thế nào? Đánh giá về đường lối đổi mới của Đảng năm 1986
Bài làm
Vì sao tại Đại hội lần thứ VI (1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ
trương đổi mới đất nước?
Ðại hội lần thứ VI của Ðảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 15 đến
18/12/1986 tại Hà Nội. Dự đại hội, có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu
đảng viên. Có 32 đồn đại biểu quốc tế đến dự.
Ðại hội bầu BCH T.Ư, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư
của Ðảng. Các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng và Lê Ðức Thọ

được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành T.Ư Ðảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: Quyết tâm đổi mới - Ảnh 1.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội
Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật",
Ðại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ trước, đồng
thời chỉ rõ:
Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt như sản xuất tăng
chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; tài nguyên của đất nước chưa được
khai thác tốt; lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren; những mất cân
đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân, nhất là cơng
nhân, viên chức cịn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát
triển.

20



×