BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI
Giảng viên:
Học và tên:
Sinh ngày:
Lớp: Bồi dưỡng cho GV THCS dạy mơn Lịch sử và Địa lí
Đơn vị công tác: Trường THCS
Hà Nội, tháng 5 năm 2022
1
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2 điểm): Phân tích những nét cơ bản về đời sống của con người thời
kì bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc mẫu hệ.
Câu 2 (2 điểm): Phân tích cơ sở dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy và
sự xuất hiện xã hội có giai cấp và Nhà nước.
Câu 3 (2 điểm): So sánh điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế - chính trị xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
Câu 4 (2 điểm): Chế độ phong kiến là gì? Trình bày quá trình phong kiến
hóa ở châu Âu. Miêu tả đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa
phong kiến ở Tây Âu. Nhận xét đặc điểm của lãnh địa phong kiến.
Câu 5 (2 điểm):
1. Chứng minh chế độ đẳng cấp khắc nghiệt là một trong những đặc trưng nổi
bật trong đời sống xã hội của Ấn Độ thời cổ trung đại.
2. Chứng minh khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét của văn hóa Ấn
Độ.
2
Câu 1 (2 điểm): Phân tích những nét cơ bản về đời sống của con người
thời kì bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc mẫu hệ.
Bài làm
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.
Vượn cổ -> Vượn tối cổ -> Loài người hiện đại
a. Người vượn cổ
Con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ
Sống khoảng 6 triệu năm trước đây
Nguyên nhân là nhờ quá trình lao động
Đặc điểm: Có thể đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm
Địa điểm thấy hóa thạch: Đơng Phi, Tây Á, Việt Nam
b. Người tối cổ
Sống cách đây khoảng 4 triệu năm
Đặc điểm: Đi điwngs thẳng, đôi tay tự do sử dụng, hộp sọ lớn
Di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Gia – va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung
Quốc), Thanh Hóa (Việt Nam)…
c. Đời sống bầy người nguyên thủy
Đời sống vật chất:
o Biết chế tác công cụ đá (ghè cho sắc, vừa tay cầm) gọi là đồ đá cũ
( Sơ kỳ).
o Sống chủ yếu bằng: săn bắt, hái lượm
o Đã phát minh ra lửa
3
o Ở trong các hang động, dưới mái đá hoặc dựng lều.
Đời sống tinh thần:
o Đã có ngơn ngữ, tơn giáo
o Sống thành bầy : 5- 7 gia đình (quan hệ ruột thịt), có người đứng
đầu. Cùng làm, cùng hưởng. Có sự phân cơng lao động giữa nam
và nữ => Bầy người nguyên thủy.
=> Cuộc sống bấp bênh, hoàn tồn phụ thuộc vào thiên nhiên ( ăn lơng ở lỗ).
2. Người tinh khơn và óc sáng tạo.
Người tinh khơn hay Người hiện đại (khoảng 4 vạn năm trước đây):
Người tinh khơn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.
Xương nhỏ, bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt, hộp sọ và thể tích não
phát triển, trán cao,mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt, nên tư thế thích
hợp với các hoạt động phức tạp của con người.
Ở khắp các châu lục.
Là bước nhảy vọt thứ hai, cùng lúc xuất hiện những màu da khác nhau
(da vàng, đen,trắng ) do thích ứng lâu dài của con người với hoàn
cảnh tự nhiên khác nhau.
Biết:
o Ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao,
nạo.
o Làm lao bằng xương cá,cành cây.
o Chế tạo cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạo cơng cụ
và vũ khí.
4
Thức ăn tăng lên - thức ăn động vật.
Cư trú “nhà cửa”
Đó là Thời đồ đá mới: dao, rìu, đục được mài nhẵn, khoan lỗ hay có
nấc để tra cán. Biết đan lưới đánh cá, làm đồ gốm (bình bát, vị).
3. Cuộc cách mạng thời đá mới.
Khoảng 1 vạn năm trước đây
Biết trồng trọt và chăn ni
Làm sách da thú để che thân, tìm thấy những chiếc khuy làm bằng
xương.
Làm trang sức, nhạc cụ bằng chuỗi ốc sò, hạt xương…
Khai thác thiên nhiên phục vụ cho đời sống bớt phụ thuộc vào thiên
nhiên.
Con người không ngừng sáng tạo.
5
Câu 2 (2 điểm): Phân tích cơ sở dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên
thủy và sự xuất hiện xã hội có giai cấp và Nhà nước.
Bài làm
Nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy:
Công cụ bằng đá tạo ra năng suất không cao => Công cụ bằng sắt xuất hiện
(Thiên niên kỉ IV TCN) => Năng suất lao động tăng lên, tạo ra sản phẩm dư
thừa, một số người lợi dụng chức phận đã chiếm một phẩm của xã hội làm
sản phẩm riêng cho mình. => Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng
bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện. => Khả
năng lao động của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo.
=> Xã hội nguyên thủy tan rã.
Cơ sở sự xuất hiện xã hội có giai cấp và Nhà nước.
Sự xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước khơng chỉ dẫn đến áp bức, bóc
lột, đấu tranh... mà còn là một biểu hiện của thời đại văn minh, trong đó con
người sản xuất được của cải dồi dào hơn trước và sáng tạo trong đời sống văn
hoá tinh thần.
a) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
6
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở
các quốc gia cổ đại phương Đơng. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông
nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông
trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt
Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người
phương Đơng sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nơng lịch, một năm có
365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được
tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước
lên, mùa khơ là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người
cịn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên
phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra.
Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của
lồi người.
Các cư dân phương Đơng là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào
khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng
tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó
gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây
và vẽ để chỉ rừng.
7
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hố chữ tượng hình thành nét và ghép các nét
theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi
là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được
ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của
con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây
papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút
viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.
Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ
đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Tốn học
Do nhu cầu tính tốn lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán
trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những
kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số
Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình trịn, hình tam giác, thể tích hình
cầu v.v... Cịn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng,
trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là
chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm
quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
8
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển
rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn cịn lưu lại như Kim
tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng
Hà ...
Những cơng trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng
sáng tạo của con người.
Câu 3 (2 điểm): So sánh điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế - chính
trị - xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
Bài làm
Nội
dung so
sánh
Điều
kiện tự
nhiên
Các quốc gia cổ đại phương Đông
– Ven các con sông lớn, có đồng bằng
phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp
9
Các quốc gia cổ đại phương
Tây
– Có bờ biển dài, nhiều vũng
vịnh sâu và kín gió, thuận tiện
cho giao thông đường biển
– Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản – Đất đai thích hợp để trồng nho,
xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung ôliu
cấp nguồn thủy sản và là đường gia
thông quan trọng của đất nước
Kinh tế
– Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu,
gắn liền với công tác thủy lợi
– Nền kinh tế công thương, mậu
dịch hàng hải phát triển , giữ vai
trị chủ đạo
– Ngành nơng nghiệp là thứ yếu
Bộ máy nhà nước là bộ máy của
Thể chế Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước q tộc, chủ nơ mang tính dân
chủ chủ nơ hay cộng hịa q tộc
chính
qn chủ chun chế trung ương tập
trị
quyền
Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc,
Xã hội quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ
công, nô lệ) -> đối kháng nhau
Có hai giai cấp cơ bản và đối
kháng nhau: chủ nô và nô lệ
– Sáng tạo ra lịch
– Sáng tạo ra nơng lịch (1 năm có 365
ngày, 12 tháng)
– Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý
Thành – Tốn học: tính được số pi =3,16; các
tựu văn cơng thức tính dện tích hình trịn, tam
hóa tiêu giác…; phát minh ra số 0
biểu
– Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai
Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà…
10
– Hệ chữ cái Latinh
– Số La Mã
– Toán học: các định lí nổi tiếng:
Ta lét, Pitago,…
– Văn học: các tác phẩm nổi
tiếng như Iliat và Ôđixê
– Nghệ thuật: Tượng nữ thần
Atena, đấu trường Rô ma, tượng
thần vệ nữ Milo…
=> Điểm tiến bộ: so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa của con người được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học
đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đơng, đến thời kì các
nước cổ đại phương Tây những hiểu biết đó đã trở thành khoa học, Toán học
đã vượt lê trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, những thành tựu văn
hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp
dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay (Toán học, lịch, kiến trúc…)
Câu 4 (2 điểm): Chế độ phong kiến là gì? Trình bày quá trình phong
kiến hóa ở châu Âu. Miêu tả đời sống của lãnh chúa và nông nô trong
lãnh địa phong kiến ở Tây Âu. Nhận xét đặc điểm của lãnh địa phong
kiến.
Bài làm
*Chế độ phong kiến là: Phong Kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà
vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong,
theo Hán Việt từ điển của cụ Nguyễn Văn Khôn.
11
Như vậy chế độ phong kiến gồm có vua, chư hầu và phong địa. Vua là
người đứng đầu một nước, chư hầu chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải
phục tùng và được một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao
và phong địa là đất phong cho chư hầu, có tư cách như một nước độc lập và
truyền từ đời này sang đời khác.
Trong phạm vi một nước thì phong kiến chính là nhà nước có các vua
chúa, địa chủ và nơng dân. Khi đó vua chúa là người có quyền lực tối cao, tất
cả mọi người đều phải phục tùng. Địa chủ là những người được vua chúa ban
đất cho, rất nhiều đất cịn nơng dân là những người dân nghèo khơng có đất
đai của cải.
Bản chất chế độ phong kiến
Chế độ phong kiến là chế độ địa chủ bóc lột nơng dân. Cơ sở kinh tế của
nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là
chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ.
Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân.
Chế độ phong kiến được chia làm hai giai cấp là giai cấp thống trị và giai
cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm các vua chúa, địa chủ và giai cấp bị trị
chính là những người nơng dân bị bóc lột sức lao động.
Đối với các nhà nước phong kiến thì bộ máy nhà nước là công cụ phục vụ
và bảo vệ quyền lợi của vua chúa phong kiến và địa chủ, đồng thời, là công
cụ trấn áp giai cấp nông dân và những người lao động khác trong xã hội.
12
Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể qn chủ chun
chế với quyền lực vơ hạn của vua chúa.
Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia cũng như thực
hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp,
nhưng ở trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức năng
khác nhau, còn ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị hành
chính, đồng thời, vừa là thực hiện chức năng xét xử.
Sự ra đời và phát triển nhà nước phong kiến
Ở phương Đơng, sự ra đời của nhà nước phong kiến có nhiều khác biệt và
khơng có mốc thời gian chung cho sự mở đầu của các nhà nước phong kiến ở
khu vực này.
Gần như ranh giới giữa chế độ chiếm hữu nơ lệ và chế độ phong kiến
khơng rõ ràng vì khơng có sự khác biệt về bản chất của phương thức sản xuất
giữa hai thời kì.
Chính vì vậy, xu hướng chung ở các nước phương Đơng là trong thời kì
đàu chủ yếu bao gồm quan hệ sản xuất giữa nhà nước với nông dân, về sau
quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân của địa chủ, phong kiến về đất đai
mới hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Trong xã hội phương Đơng, một bộ phận nơng dân có ruộng đất thuộc sở
hữu riêng, tự canh tác trên phần ruộng đất đó và nộp thuế cho nhà nước, bên
cạnh đó là những nơng dân khơng có ruộng đất phải lĩnh canh ruộng đất của
địa chủ, phong kiến và nộp địa tô
13
Nhìn chung, nơng dân chỉ phụ thuộc vào địa chủ về mặt kinh tế, tuy nhiên
họ bị địa chủ, phong kiến bóc lột nặng nề, mâu thuẫn xã hội vì thế cũng hết
sức sâu sắc.
Ngồi ra, trong q trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến, nước nào mạnh thì sẽ thắng nên các nước mạnh sẽ tiến hành đi đô hộ
các nước khác để củng cố vị thế của mình và mở rộng bờ cõi.
Trong khi đó, ngay trong nội bộ một quốc gia cũng ln có những cuộc
đấu tranh gay gắt do có sự mẫu thuẫn sâu sắc giữa những địa chủ nhỏ với
chính quyền nhà nước, giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị.
Qua hàng nghìn năm tồn tại, quan hệ sản xuất phong kiến dần dần tỏ ra lỗi
thời, mâu thuẫn xã hội gia tăng, trong xã hội dần dần hình thành kiểu quan hệ
sản xuất mới, kết cấu giai cấp mới.
Chính vì vậy, hình thái kinh tế – xã hội phong kiến bị thay thế bởi hình thái
kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa, kiểu nhà nước phong kiến bị thay thế bởi
kiểu nhà nước tư sản.
*Trình bày quá trình phong kiến hóa ở châu Âu.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu
- Cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
- Hành động của người Giéc-man
+ Thành lập nhiều vương quốc mới: Vương quốc của người Ăng-glô Xắcxông, Vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
14
+ Phong tước vị cho người có cơng.
- Xã hội: chia làm 2 giai cấp.
+ Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phân nhiều đất đai và được phong
tước vị trở nên có quyền thế và giàu có → Lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân khơng có rộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chúa →
Nông nô.
2. Lãnh địa phong kiến
- Lãnh địa phong kiến.
+ Là vùng đất đại rộng lớn thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa bên trong
xây dựng những pháo đài, dinh thự, nhà thờ, chuồng trại,.. và có phần đất
canh tác lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tơ thuế.
+ Là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở
châu Âu.
Hình 1: Lâu đài và thành quách của lãnh chúa
- Đời sống trong các lãnh địa:
+ Lãnh chúa đời sống xã hoa, không phải lao động.
15
+ Nông nô phải lao động khổ cực là lao động chính, chịu nhiều thứ thuế khác
nhau, bị đối xử tàn nhẫn và lệ thuộc vào lãnh chúa.
=> Nông nô nhiều lần nổi dậy chống lại lãnh chúa phong kiến.
- Kinh tế: nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
- Cuối thế kỉ VI, thành thị trung đại ra đời.
- Nguyên nhân:
+ Sản xuất phát triển, hàng hóa dư thừa => nảy sinh như cầu trao đổi bn
bán.
Hình 2: Hội chợ ở Đức
+ Thợ thủ cơng đem hàng hóa đến những nơi đông đúc để buôn bán và lập
xưởng sản xuất.
+ Hình thành các thị trấn, thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.
- Cư dân trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
- Vai trò: Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển.
16
+ Tạo khơng khí tự do dân chủ, mở mang kiến thức tạo tiền đề cho sự ra đời
của các trường học.
+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong
kiến tập quyền.
* Miêu tả đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến ở
Tây Âu.
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
+ Lãnh địa phong kiến là sở hữu của lãnh chúa, gồm đất lãnh chúa và đất
khẩu phần.
+ Kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
+ Một đơn vị chính trị độc lập, mỗi lãnh chúa là một ơng “vua con” .
-Lãnh chúa phong kiến chính là những ông vua không cần phải làm việc, họ
sống nhàn rồi và đầy đủ về mọi mặt.
-Nông nô: rất khốn khổ,làm quần quật quanh năm mà không đủ ăn. Họ sống
trong những túp lều tồi tàn, bẩn thỉu. Họ đói kém, bệnh tật, địn roi của lãnh
chúa phong kiến.
* Nhận xét đặc điểm của lãnh địa phong kiến.
Lãnh địa phong kiến là: Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm
làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.
- Đặc điểm: Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang
tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
- Về đời sống : lãnh chúa có nhiều quyền như vua , sống đầy đủ xa hoa ;
nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.
- Về kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt,
không trao đổi buôn bán.
17
Câu 5 (2 điểm):
1. Chứng minh chế độ đẳng cấp khắc nghiệt là một trong những đặc
trưng nổi bật trong đời sống xã hội của Ấn Độ thời cổ trung đại.
2. Chứng minh khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét của văn hóa
Ấn Độ.
Bài làm
1. Chứng minh chế độ đẳng cấp khắc nghiệt là một trong những đặc
trưng nổi bật trong đời sống xã hội của Ấn Độ thời cổ trung đại.
Kinh của Hindu giáo từng ghi rõ: “Một người thuộc đẳng cấp Bà-lamôn dưới 10 tuổi cũng có thể coi là cha của một kẻ ở các đẳng cấp dưới,
dầu cho kẻ ấy đã 100 tuổi”.
Khoảng năm 2000 TCN, Ấn Độ thuộc về người Aryan là bộ lạc du mục có
ngơn ngữ thuộc nhóm Ấn – Âu xâm nhập. Người Aryan đến Ấn Độ định cư,
phát triển sản xuất nơng nghiệp, dùng trâu bị làm sức kéo.
Họ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt, đàn áp người bản địa, gọi
người bản địa là “đa xa” (kẻ địch). Phần lớn dân bản địa bị người Aryan giết
hại, một số bị bắt làm nô lệ, một số bỏ trốn.
Dưới sự cai trị của người Aryan, khoảng 1.000 năm TCN, ở Ấn Độ, Hindu
giáo trở thành tôn giáo chính và chế độ phân biệt đẳng cấp (Varnas) bắt đầu
xuất hiện rõ nét, được chế định hóa trong bộ luật Manu nổi tiếng.
Theo đó, đẳng cấp cao nhất là những người Bà-la-môn (Brahman), gồm
các tăng lữ trông coi những việc tế lễ tôn giáo và các triết gia, học giả. Họ
18
thâu tóm quyền lực trong lĩnh vực văn hóa và tơn giáo một số tham gia vào
cơng việc triều chính như cố vấn, niệm thần chú, v.v… Họ tự nhận mình là
hạng cao thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma – Đấng Tối cao của
Hindu giáo) thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có
quyền ưu tiên được tơn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất.
Đẳng cấp thứ hai là Sát-đế-ly (Kshastriya), là những võ sĩ. Họ tự cho mình
sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành
thống trị dân chúng. Họ họp thành tập đoàn quý tộc quân sự – hành chính,
nắm quân đội và chính quyền. Nhà vua thường là người thuộc tầng lớp này.
Tầng lớp thứ ba là Vệ-Xa (Vaisya), người bình dân, gồm những người làm
nghề nông và chăn nuôi, buôn bán. Họ thuộc tầng lớp bình dân, có một số
giàu có lên. Tuy họ khơng có được đặc quyền trong xã hội, phải nộp sưu thuế
phục vụ lớp người bóc lột thuộc hai tầng lớp trên, song họ vẫn có thân phận
tự do.
Đẳng cấp thứ tư là Thu-Đà-La (Soudra), là những tiện dân và nơ lệ. Họ
được giáo dục rằng mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận làm khổ
sai suốt đời cho các giai cấp trên. Họ làm những công việc nông tang, đánh
cá, săn bắn và những việc nặng nhọc khác nhưng ở vào địa vị thấp kém nhất,
không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt động tôn
giáo. Nếu một người Thu-Đà-La dám cả gan nghe trộm tụng kinh sẽ bị đổ
thiếc nung chảy vào tai.
Đẳng cấp thứ năm là Ba-ri-a (Pariah), giống người cùng khổ, bị coi như
sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô
cùng khổ nhục, tối tăm.
Chế độ phân biệt đẳng cấp được coi là bất biến, áp dụng từ khi mỗi người
được sinh ra. Người ở đẳng cấp dưới có nghĩa vụ buộc phải tơn kính những
người ở đẳng cấp trên. Kinh của Hindu giáo từng ghi rõ: “Một người Bà-lamơn dưới 10 tuổi cũng có thể coi là cha của một kẻ ở các đẳng cấp dưới, dầu
cho kẻ ấy đã 100 tuổi”.
Người thuộc đẳng cấp thấp không được có quyền kết hơn với những người
thuộc đẳng cấp cao hơn. Những người ở đẳng cấp trên có quyền lấy người ở
19
cấp dưới làm vợ. Nếu người đàn ông lớp dưới dám lấy một phụ nữ ở đẳng
cấp trên, thì con cái họ sẽ bị xếp vào hạng tiện dân.
Ngày nay, mặc dù khơng cịn được chính thức cơng nhận nhưng chế độ
phân biệt đẳng cấp vẫn có ảnh hưởng sâu đậm đến xã hội Ấn Độ, đặc biệt là
tại các khu vực nông thôn.
2. Chứng minh khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét của văn hóa
Ấn Độ
Lễ hội, ẩm thực
Với các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, chúng ta sẽ gặp
một bức tranh lễ tết năm mới rất gần nhau. Bao gồm cả thời gian tiến hành lễ
hội, mục đích và tính chất lễ hội.
Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với mòn cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở
khắp quốc gia trên thế giới. Và dĩ nhiên khu vực Đông Nam Á cũng không là
ngoại lệ.
Tôn giáo
Từ xa xưa, các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng con đường biển vào đầu
Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy
Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Vì mới du nhập vào Việt Nam nên Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa
Nam tông. Về sau, vào khoảng thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo
Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa du nhập.
Do thâm nhập một cách hịa bình, cho nên, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo
đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới
mức cực thịnh. Ở Việt Nam có những di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn
tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một cơng
trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.
Văn học
20