SỞ GD & ĐT …………………
TRƯỜNG ……………………………
……
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TRONG DẠY HỌC NỘI
DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC
LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 6.
Lĩnh vực: Nội dung Giáo dục địa phương.
Tên tác giả: ………………….
Giáo viên môn: Lịch sử.
Đơn vị công tác: Trường .................
Năm học 2022-2023
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................2
II. NỘI DUNG......................................................................................................3
1. Thực trạng vấn đề................................................................................................3
2. Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học giáo dục địa phương lớp 6........5
2.1 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá .........................................5
2.2 Xác định nội dung của hoạt động ngoại khoá.................................................5
2.3 Lựa chọn và tiến hành các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá..............6
2.4 Nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh thơng qua hoạt động ngoại
khố.......................................................................................................................7
3. Tính mới, sự khác biệt của sáng kiến................................................................8
4. Tính thực tiễn....................................................................................................9
5. Tính hiệu quả…………….................................................................................9
III. KẾT LUẬN..................................................................................................11
1. Kết luận...........................................................................................................11
2. Kiến nghị.........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................13
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng đã nêu rõ: "Nội dung
giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch
sử, địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường, hướng nghiệp...". Nhằm trang bị cho học
sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê
hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần phần bảo
tồn những giá trị văn hoá của địa phương, đồng thời xây dựng và phát triển kinh
tế-xã hội ở địa phương ngày càng giàu đẹp. Việc chú trọng và đưa nội dung
Giáo dục địa phương vào dạy học trong trường phổ thông đã tạo nên những
bước chuyển biến tích cực cho giáo viên và học sinh ở địa phương đó.
Từ năm học 2021-2022, nội dung Giáo dục địa phương được đưa vào thực
hiện đối với lớp 6. Nội dung dạy học liên quan tới các môn học và phân môn
như : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Nghệ thuật và Sinh học. Đây
là nội dung dạy học mới nhưng giáo viên chưa được tập huấn kịp thời vì thời
gian này đang diễn ra đại dịch Covid 19. Lúc triển khai chương trình lại chưa có
tài liệu cũng như sách giáo khoa cung cấp cho học sinh. Chính vì vậy, giáo viên
cần tìm tịi và áp dụng những phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với
nội dung giáo dục địa phương để các em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với
chương trình cũng như hứng thú, yêu thích và nhận thức đúng nội dung này.
Trong chương trình nội dung giáo dục địa phương lớp 6, giáo viên Lịch sử
được phân công dạy chủ đề 2 và chủ đề 3: Quảng Trị thời kỳ tiền sử đến thế kỉ II
, Quảng Trị từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Đây là nội dung giúp học sinh biết được
những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển của Quảng Trị từ thời tiền sử
đến thế kỉ X. Hiểu sơ lược về cộng đồng các dân tộc Quảng Trị và liệt kê một số
dấu tích kiến trúc tiêu biểu của quê hương mình. Vì được tìm hiểu về những nội
dung lịch sử ở tại địa phương nên gần gũi, thân quen với các em học sinh, dễ
dàng trong việc hướng dẫn các em tham gia các hoạt động ngoại khoá, trải
nghiệm cũng như thực hiện các dự án để hoàn thành tốt nội dung học tập.
Như vậy, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm rất thiết thực
cho các môn học, đặc biệt là nội dung Giáo dục địa phương trong đó có các chủ
đề về Lịch sử. Khi dạy chủ đề 2 và chủ đề 3 của nội dung giáo dục địa phương
6, tôi đã hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khố, trải nghiệm để
các em tìm hiểu, viết bài thu hoạch, thể hiện sản phẩm nhằm góp phần rèn luyện
các năng lực trong học tập cũng như nâng cao nhận thức lịch sử cho các em. Vì
vậy, tơi xin trình bày đề tài: " Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học Giáo
dục địa phương nhằm nâng cao nhận thức Lịch sử cho học sinh lớp 6". Đề tài
này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong q thầy cơ đóng
góp để hồn thiện hơn.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và truyền thông, học sinh được tiếp cận với rất nhiều
nguồn thông tin khác nhau. Nhiều nền văn hố được du nhập vào Việt Nam. Vì
2
vậy, chúng ta cần phải giáo dục các em giữ gìn bản sắc dân tộc, nét đẹp của quê
hương mình. Hoạt động ngoại khoá trong Giáo dục địa phương sẽ góp phần hình
thành ý thức, trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương ngày
càng giàu đẹp.
Trong học tập các chủ đề về Lịch sử thuộc nội dung Giáo dục địa phương,
quá trình nhận thức của học sinh luôn bắt đầu từ việc nhận thức các sự vật, hiện
tượng. Đó là những cảm giác, tri thức, biểu tượng, khái niệm.... Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy tư trừu tượng về thực tiễn. Vì vậy,
trong dạy học nội dung này cần thiết phải có trực quan sinh động mà trong đó
cần thực hiện các hoạt động ngoại khoá. Học sinh được trực tiếp quan sát, tiếp
xúc với các hiện vật Lịch sử hoặc được đối thoại với các nhân vật lịch sử làm
cho sự hiểu biết về nội dung Lịch sử càng thêm cụ thể, sinh động hơn. Từ đó,
gây hứng thú học tập cho các em học sinh.
Thông qua hoạt động ngoại khoá, học sinh biết cách thực hiện các nhiệm
vụ học tập, biết khai thác các tư liệu phục vụ bài học. Điều này giúp các em rèn
luyện năng lực tìm hiểu, nhận thức và phát triển tư duy lịch sử. Góp phần hình
thành phương pháp khoa học trong học tập, nâng cao năng lực cho người học
cũng như hình thành các phẩm chất tích cực cho các em. Việc đưa hoạt động
ngoại khoá vào dạy học nội dung Giáo dục địa phương là cần thiết và phù hợp
với quá trình nhận thức của học sinh.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề
1.1 Thuận lợi
Trong năm học 2022-2023, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị
lớp 6 đã được biên soạn và in thành sách đảm bảo cung cấp đầy đủ cho học sinh
và giáo viên trong quá trình dạy và học. Nội dung được xây dựng theo các chủ
đề. Chủ đề 2 và 3 biên soạn nội dung liên quan đến bộ môn Lịch sử tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh khi học dễ liên hệ, vận dụng những nội dung kiến
thức đã học vào thực tiễn. Nội dung Giáo dục địa phương về Lịch sử rất bổ ích,
kênh hình đẹp, rõ nét hấp dẫn người đọc.
Cũng trong năm học này, nhà trường đã tăng cường trang bị thêm cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học mới như mua thêm ti vi, lắp đặt ở các phòng học mạng
Internet.....Đồng thời, nhà trường đã chỉ đạo việc dạy học nội dung Giáo dục địa
phương 6. Triển khai về các tổ chun mơn có giáo viên được phân cơng dạy
nội dung này lập kế hoạch dạy học phê duyệt để thực hiện. Đặc biệt, nhà trường
phân công dạy học các chủ đề trong nội dung Giáo dục địa phương phù hợp với
từng bộ môn nên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia giảng dạy.
Giáo viên dạy học nội dung này được cung cấp tài liệu nghiên cứu. Đồng
thời, được tập huấn về nội dung chương trình cụ thể. Hơn thế nữa, giáo viên còn
được trực tiếp tham gia các chuyên đề báo cáo về nội dung Giáo dục địa phương
liên quan đến chủ đề thuộc bộ môn Lịch sử nên có thêm kinh nghiệm để dạy học
tốt hơn.
Học sinh lớp 6 của nhà trường phần lớn chăm ngoan, rất hứng thú với các
hoạt động ngoại khoá....khi giáo viên hướng dẫn tham gia hoạt động và thực
hiện nhiệm vụ được giao, các em đều tích cực hồn thành. Hiện nay, trong cuộc
3
cách mạng 4.0 thì năng lực tin học của học sinh được phát triển tốt, các em có
thể sử dụng được nhiều phần mềm để tạo ra sản phẩm học tập theo sự hướng
dẫn của giáo viên.
1.2 Khó khăn
Về phía giáo viên
Tài liệu dạy học cịn ít. Ngồi tài liệu lịch sử địa phương tỉnh Quảng Trị
lớp 6, giáo viên hầu như chưa có thêm tài liệu hay sách hướng dẫn, sách tham
khảo nào phục vụ dạy học nên giáo viên phải tự tìm tịi, nghiên cứu, sưu tầm tài
liệu, hình ảnh trên Internet....
Cơng tác kiểm tra, đánh giá gặp khó khăn. Vì nội dung Giáo dục địa
phương nhiều giáo viên tham gia giảng dạy từ nhiều tổ chuyên môn khác nhau
nên gặp khó khăn trong việc thống nhất về người ra đề kiểm tra, nội dung hình
thức kiểm tra và người trực tiếp chấm bài.
Đây là nội dung dạy học mới trong nhà trường nên chưa có tổ chun
mơn của nội dung này, cũng khơng có hội đồng bộ môn để trao đổi các ý kiến,
vấn đề thắc mắc trong quá trình thực hiện. Vì vậy, những giáo viên tham gia
giảng dạy bối rối khi gặp tình huống có vấn đề.
Khi tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khố vào dạy nội dung Giáo
dục địa phương thì khó để thực hiện những hoạt động trải nghiệm đến các địa
điểm, di tích tham quan học tập vì vấn đề kinh phí và sự phối hợp giữa các tổ
chức trong nhà trường với phụ huynh học sinh.
Về phía học sinh
Năm học 2022-2023, Khối 6 trong nhà trường có hai lớp gồm 59 học sinh.
Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp. Vẫn tồn tại một số học sinh còn ham
chơi, chưa chăm lo học tập. Các em bị cuốn vào các trị chơi giải trí trên Internet
nên ảnh hưởng đến thời gian học. Các em khác chưa yêu thích và hứng thú với
nội dung Giáo dục địa phương. Một số học sinh thiếu sự quan tâm của phụ
huynh nên chưa có ý thức học tập tích cực. Mặt khác, hồn cảnh kinh tế của gia
đình học sinh khác nhau nên để vận động phụ huynh cho học sinh tham gia các
hoạt động ngoại khố ngồi khn viên trường cịn gặp khó khăn.
Sau đây là bảng tổng hợp các ý kiến học sinh lớp 6b năm học 2022-2023
về tác dụng hoạt động ngoại khoá trong học tập các chủ đề Lịch sử thuộc nội
dung Giáo dục địa phương khi chưa tham gia hoạt động.
Thứ
Nội dung khảo sát
Số lượng
Tỷ lệ
tự
đồng ý
%
1
Khắc sâu lịch sử địa phương trong giờ
21/30
70 %
học
2
Rèn luyện được năng lực tìm hiểu lịch sử
22/30
73,3%
3
u thích nội dung Giáo dục địa phương
22/30
73,3 %
4
Góp phần nâng cao nhận thức cho học
21/30
70 %
sinh
5
Giáo dục ý thức, trách nhiệm với quê
23/30
76,7 %
hương Quảng Trị.
6
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
20/30
66,7 %
4
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận ra rằng tất các tác dụng đều đạt
dưới tỉ lệ 80 %. Tỉ lệ này chưa cao. Trong đó tác dụng Góp phần nâng cao nhận
thức cho học sinh, rèn luyện kỹ năng sống cho các em chiếm tỉ lệ còn thấp hơn
các tác dụng khác. Từ thực tế này cùng với những khó khăn nêu trên, ngay từ
đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch để thực hiện các hoạt động ngoại khoá trong
dạy học nội dung Giáo dục địa phương về các chủ đề lịch sử. Hy vọng sẽ giúp
các em hiểu nội dung bài học kỹ hơn. Từ đó, nâng cao nhận thức Lịch sử cho
học sinh.
2. Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học Giáo dục địa phương
lớp 6 về các chủ đề Lịch sử.
2.1 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá
Nội dung Giáo dục địa phương lớp 6 gồm 8 chủ đề. Khi dạy chủ đề 2:
Quảng Trị thời kỳ tiền sử đến thế kỉ II và chủ đề 3: Quảng Trị từ thế kỉ II đến
thế kỉ X, tôi đã tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao nhận thức lịch
sử cho học sinh. Để thực hiện được điều đó, trước hết phải làm kế hoạch tổ chức
hoạt động, đặc biệt nếu tổ chức hoạt động trải nghiệm ở ngồi khn viên
trường cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết có sự phê duyệt của tổ chun mơn, Ban
giám hiệu nhà trường, sự đồng ý của các bậc phụ huynh.....
Kế hoạch thực hiện càng chi tiết, cụ thể, phù hợp với đối tượng HS thì kết
quả đạt được càng cao. Cơng tác tổ chức hoạt động ngoại khố phải căn cứ trên
kế hoạch năm học của Bộ, Sở và kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường,
của tổ chuyên môn. Kế hoạch phải xác định rõ các vấn đề về mục tiêu, đối tượng
tham gia, thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện bám sát nội dụng học tập của
Giáo dục địa phương.
Kế hoạch tổ chức hoạt động phải được liên tục cập nhật tùy vào tình hình
chung của nhà trường, giáo viên và học sinh.... Có thể thay đổi tùy tình hình cụ
thể và phải thơng báo kịp thời đến những người tham gia thực hiện.
2.2 Xác định nội dung của hoạt động ngoại khoá trong dạy học Giáo
dục địa phương lớp 6.
Hoạt động ngoại khoá là các hoạt động nằm ngồi chương trình học chính
khố, mang tính tự nguyện. Học sinh có thể tham gia học ở lớp, ở trường hoặc
ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau như thể thao, văn hoá, nghệ thuật,
tổ chức lao động tình nguyện, tham quan di tích, bảo tàng...Hoạt động ngoại
khố đóng vai trị quan trọng trong việc rèn luyện các năng lực và kỹ năng sống
cho học sinh. Đồng thời giáo dục các phẩm chất yêu nước, trách nhiệm với bản
thân, gia đình, xã hội...Vì vậy, khi thực hiện giáo viên cần xác định rõ nội dung.
Nội dung của hoạt động ngoại khoá phải dựa vào nhiệm vụ chung ở
trường phổ thông nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý thức
làm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp, có thái độ lao động tích cực, sáng
tạo. Đề tài ngoại khố thể hiện tính cấp thiết, phản ánh những sự kiện quan trọng
trong lịch sử ở địa phương. Học sinh tham gia được hoàn thiện kiến thức và sẽ
rất hứng thú với hoạt động trải nghiệm thực tế.
Những vấn đề lịch sử địa phương trong hoạt động ngoại khoá rất phong
phú. Trong trường hợp tiến hành bài học tại thực địa thì nên kết hợp giảng dạy
nội khố với hoạt động ngoại khố. Ví dụ khi dạy về chủ đề 2 trong nội dung
5
Giáo dục địa phương lớp 6: Quảng Trị thời kỳ tiền sử đến thế kỉ II, học sinh tìm
hiểu vài nét chính về cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Quảng Trị. Giáo viên tiến
hành tổ chức hoạt động ngoại khoá tại nhà văn hoá truyền thống các dân tộc Vân
Kiều và Pa Cô ở huyện Đrakông với nội dung tìm hiểu truyền thống văn hố của
dân tộc Bru - Vân Kiều và dân tộc Tà Ơi - Pa Cơ. Thực hiện nội dung ngoại
khoá này để học sinh trực tiếp được quan sát những hiện vật, đọc những câu nói,
bài thơ, những di tích thể hiện rõ nét văn hố của hai dân tộc Vân Kiều và Pa Cơ
được trưng bày tại nhà văn hoá truyền thống để các em tự do tìm hiểu, khám phá
để biết được trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 3 dân tộc chính trong đó có dân tộc
Bru - Vân Kiều và dân tộc Tà Ơi - Pa Cơ. Đồng thời, học sinh sẽ có những nhận
biết về đời sống vật chất và tinh thần rất phong phú, đa dạng của hai dân tộc
này. Qua quá trình trao đổi với các bạn trong nhóm tham gia, cùng với giáo viên
giảng dạy các em sẽ rút ra nhận xét về nét đặc trưng văn hố truyền thống các
dân tộc Vân Kiều và Pa Cơ. Từ đó, các em có ý thức gìn giữ, phát huy truyền
thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở quê hương mình.
2.3 Lựa chọn và tiến hành các hình thức tổ chức hoạt động ngoại
khố trong dạy học Giáo dục địa phương lớp 6.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, quy mơ, trình độ học sinh và thời gian
tiến hành để lựa chọn các hình thức hoạt động ngoại khoá khác nhau như sau:
Những hoạt động ngoại khoá được tổ chức thường xuyên ở lớp học, ở
trường như đọc sách tham khảo về nhân vật, sự kiện lịch sử, làm đồ dùng trực
quan, trò chơi lịch sử, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về lịch sử của địa phương.
Tổ chức cuộc thi cho các nhóm học sinh yêu thích tìm hiểu nội dung tiêu
biểu, vấn đề thời sự của Lịch sử địa phương bao gồm nhiều học sinh hoạt động
trong thời dài. Đến khi kết thúc chủ đề học tập nộp sản phẩm...
Tổ chức trải nghiệm tham quan học tập, thực địa tại các di tích, bảo tàng.
Tổ chức hoạt động vẽ tranh hay tiếng hát về lịch sử địa phương.....
Những hoạt động gắn với công tác xã hội như kể chuyện, nói chuyện lịch
sử, tổ chức cho học sinh tham gia các lễ hội ở địa phương, tham gia lao động ở
các di tích lịch sử, di sản văn hoá...........
Trong dạy học Giáo dục địa phương lớp 6 về các chủ đề Lịch sử, giáo
viên có thể sử dụng một trong những hình thức ngoại khố trên để tiến hành.
Tuỳ vào điều kiện học sinh ở mỗi trường để lựa chọn phù hợp đạt hiệu quả tốt
nhất. Như ở trường …………………, khi dạy chủ đề 2: Quảng Trị thời kỳ tiền
sử đến thế kỉ II. Giáo viên tổ chức cho các em tham quan tại nhà văn hố truyền
thống các dân tộc Vân Kiều và Pa Cơ ở huyện Đrakơng. Vì các em học sinh của
trường chủ yếu ở trên địa bàn Tân Lâm tiếp giáp với huyện Đakrơng nên các em
đã có tiếp xúc với đồng bào người dân tộc Vân Kiều và Pa Cô. Khoảng cách từ
trường lên nhà văn hố truyền thống khơng q xa. Đến đây, các em thoải mái
khám phá học tập thực hiện các nhiệm vụ đã được giáo viên phân cơng. Đó là
tìm hiểu về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, nét đặc trưng văn hoá của dân
tộc Vân Kiều và Pa Cô. Đặc biệt, học sinh được khám phám về các lễ hội lớn
của hai dân tộc như lễ hội Pul Boh (lễ giữ rẫy), Ada (ngày hội mùa) và Ariêu
Ping (lễ bốc mả) của dân tộc Pa Cô. Lễ hội uống rượu cần, mở hội múa hát vào
các dịp cúng mùa mừng lúa mới của dân tộc Vân Kiều....
6
Mặt khác, trong các tiết dạy nội dung về cộng đồng dân tộc ở tỉnh Quảng
Trị, giáo viên tổ chức cho các em kể những câu chuyện Người Bru - Vân Kiều
về sự tích lồi người, dịng họ, nguồn gốc tổ tiên, câu chuyện về tín ngưỡng dân
gian của dân tộc kinh. Các em học sinh hát múa những bài hát về dân tộc Pa Cô
như bài hát Người con gái Pa Cô ca ngợi đồng bào dân tộc Pa Cô yêu nước,
tham gia cách mạng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giáo viên có thể
khuyến khích các em các sưu tầm nhiều loại nhạc cụ độc đáo của hai dân tộc
này hoặc vẽ lại trang phục của họ.....
Tóm lại tuỳ thuộc vào tình hình nhà trường và học sinh, nội dung ngoại
khoá trong các chủ đề về Giáo dục địa phương để giáo viên chọn hình thức tổ
chức ngoại khoá phù hợp với đối tượng học sinh trường mình. Nhưng nên tổ
chức các hoạt động này. Vì thực tế, các em học rất hứng thú và tích cực tham
gia. Kể cả những em có lực học trung bình cũng đều hoàn thành sản phẩm, bài
thu hoạch nộp đúng thời gian. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để một số em thể
hiện sở trường như vẽ tranh, thể hiện giọng hát để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.4 Nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh thông qua hoạt động
ngoại khoá trong dạy học Giáo dục địa phương lớp 6.
Học tập là hoạt động nhận thức nhằm biến đổi những tri thức của nhân
loại thành kiến thức của cá nhân. Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan
và quy luật của nó vào bộ não con người. Khi thế giới bên ngoài tác động cũng
là lúc bắt đầu quá trình nhận thức. Đối với học sinh, quá trình nhận thức diễn ra
thuận lợi hơn vì có sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên. Quá trình này diễn ra
qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và lý tính. Nhận thức cảm tính là những
cảm giác, nhận biết ban đầu khi được tiếp xúc với tài liệu, hiện vật, nhân vật lịch
sử....Nhận thức cảm tính mang dấu ấn chủ quan của học sinh. Cịn muốn nhận
thức lý tính tức là mặt bên trong, bản chất của sự kiện lịch sử thì học sinh cần có
các thao tác phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, tổng hợp... để hiểu bản chất,
từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác, muốn nhận thức lý
tính thì phải trải qua giai đoạn cảm tính. Như vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho
học sinh có thể quan sát những hình ảnh trực quan trong thực tế những hiện vật
cụ thể, những nhân vật lịch sử để các em có khơng gian hứng thú khám phá
nhận biết, tìm hiểu lịch sử thì tổ chức các hoạt động ngoại khoá là việc làm thiết
thực nhất.
Khi dạy về chủ đề 2 và chủ đề 3 trong nội dung Giáo dục địa phương lớp
6, giáo viên lịch sử đã hướng dẫn học sinh các kỹ năng để tham gia hoạt động
ngoại khoá nhằm nâng cao nhận thức lịch sử cho các em. Trong chủ đề 2:
QUẢNG TRỊ THỜI KÌ TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỈ II. Ngoài cách thức tổ chức
tham quan học tập tại di sản văn hoá là nhà văn hố truyền thống các dân tộc
Vân Kiều và Pa Cơ ở huyện Đrakông để học sinh được trực tiếp khám phá, học
tập với nhiều hiện vật thực tế từ đó các em có những cảm nhận của riêng mình.
Sau đó, thông qua hoạt động trao đổi, thảo luận để phân tích đánh giá tổng hợp
vấn đề với các bạn trong nhóm và sự hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập của
giáo viên các em hoàn thành bài thu hoạch về giới thiệu nét văn hoá đặc trưng
của dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Cơ. Học sinh trình bày được suy nghĩ cũng
7
như trách nhiệm của bản thân thể hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể,
thiết thực. Qua đó, hình thành trong các em lòng yêu quê hương, đất nước, quý
trọng nét văn hoá riêng của các cộng đồng dân tộc ở tỉnh QuảngTrị. Học sinh
nhận thức không phân biệt đối xử với đồng bào dân tộc thiểu số mà phải yêu
thương đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc cùng nhau xây dựng quê hương, đất
nước giàu đẹp. Làm được như vậy, học sinh đã nhận thức đúng vấn đề lịch sử
cần đạt được trong học tập chủ đề này.
Tại lớp học, chủ đề này dạy trong 4 tiết. Thời gian rất thoải mái để cơ trị
kết hợp các hình thức ngoại khố như tổ chức để học sinh hát, kể chuyện lịch sử.
Những hoạt động này rất thu hút các em tham gia hưởng ứng cũng như theo dõi.
Có nhiều em cất cao tiếng hát về " Người con gái Pa Cô con cháu bác Hồ, dù
gian khổ vượt núi băng rừng, dù mưa bom em không ngại chi. Đi đánh Mĩ giữ
lấy núi rừng....." Học sinh cả lớp cùng hoà theo tiếng hát của bạn rất vui tươi
hồn nhiên với độ tuổi lớp 6. Khơng khí lớp học rất thoải mái. Sau đó, giáo viên
hướng dẫn học sinh trao đổi, nhận xét tiếng hát của bạn, nhận xét ý nghĩa bài
hát. Các em sẽ nói được bài hát ca ngợi về đồng bào Pa Cô trải qua gian khổ, hi
sinh vẫn kiên cường tham gia kháng chiến chống Mĩ. Và qua bài hát, em cũng
biết được đồng bào Pa Cô mang họ Hồ của Bác. Em rất khâm phục tinh thần và
sự chiến đấu của họ, em biết ơn và cần phải phát huy tinh thần đó. Như vậy, đơn
giản qua một bài hát nhưng các em lớp 6 đã nhận thức được vấn đề lịch sử cần
thiết và liên hệ đến trách nhiệm của bản thân.
Hay trong chủ đề 3: QUẢNG TRỊ TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X. Giáo
viên có thể tổ chức ngoại khố tìm hiểu và giới thiệu về di sản văn hóa người
Chăm để lại trên vùng đất Quảng Trị. Dựa trên những tài liệu, hình ảnh, các bài
báo viết về di sản văn hóa người Chăm để lại trên vùng đất Quảng Trị mà giáo
viên cung cấp, học sinh tập làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu ngắn gọn
về di sản văn hóa người Chăm để lại trên vùng đất Quảng Trị. Giáo viên nên tập
trung hướng dẫn những em có năng lực học yếu, trung bình để các em có cơ hội
tham gia, chủ động trong giờ học cùng các bạn. Hoặc giáo viên tổ chức trò chơi
ghép tranh. Hai bức tranh trong SGK về di tích "Hai Linga được thờ trong ngơi
đền tháp" tại xóm Giàng, làng Đông Hà (nay thuộc khu phố 3, phường 3, thành
phố Đông Hà) và "Hệ thống giếng cổ Gio An" (Gio Linh). Hai đội thi ghép các
mảnh thành bức tranh hồn thiện của hai di tích trên. Học sinh cực kỳ hứng thú
tham gia trị chơi. Sau khi hồn thành bức tranh, các em được khắc sâu dấu tích
văn hóa người Chăm để lại trên vùng đất Quảng Trị hiện nay. Qua đó, các em
nhớ được trên mảnh đất Quảng Trị từ thế kỉ II đến thế kỉ X là nơi sinh sống của
người Chăm và họ đã để lại các di sản văn hố. Bản thân các em có ý thức giữ
gìn, tuyên truyền mọi người bảo tồn những di sản này.....
Như vậy, thơng qua các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá phù hợp
với nội dung Giáo dục địa phương, học sinh đã được nâng cao nhận thức Lịch
sử. Đồng thời, các em rất hứng thú và chờ đợi đến tiết học nội dung Giáo dục
địa phương.
3. Tính mới, sự khác biệt của sáng kiến
Tính mới của sáng kiến này là tơi đã tìm hiểu được nhiều hình thức tổ
chức hoạt động ngoại khố phong phú, đa dạng vào dạy học 2 chủ đề Lịch sử
8
trong nội dung Giáo dục địa phương lớp 6 để nâng cao nhận thức lịch sử cho các
em học sinh. Đây là nội dung dạy học mới ở trường THPT.
Tôi đã mạnh dạn tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động ngoại khoá
trên lớp, ở nhà hay nơi tham quan trải nghiệm....và hướng dẫn học sinh làm các
sản phẩm, bài thu hoạch, báo cáo thông qua các hoạt động đó nhằm rèn luyện
nhiều năng lực học tập và hình thành phẩm chất tốt đẹp cho các em.
Tổ chức hướng dẫn cho học sinh nhận thức đúng Lịch sử địa phương
Quảng Trị thông qua các hoạt động học tập cụ thể. Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng
niềm tự hào, lòng yêu quê hương, ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ quê
hương, đất nước.
4. Tính thực tiễn
Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá vào dạy học nội dung Giáo dục địa
phương ở lớp 6, bản thân tôi nhận thấy rất nhiều hình thức ngoại khố hấp dẫn,
thiết thực có thể tiến hành phục vụ dạy học tất cả các chủ đề trong nội dung
Giáo dục địa phương. Đặc biệt rất cần thiết đối với các chủ đề về Lịch sử. Vì khi
tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khố vào dạy học, tôi nhận thấy phù hợp với
đặc trưng của nội dung Giáo dục địa phương. Tạo cảm giác thoải mái, không áp
lực về kết quả học tập là điểm số mà đánh giá với hai mức không đạt và đạt.
Thực tế đã chứng minh việc tổ chức hoạt động ngoại khoá vào dạy học nội
dung Giáo dục địa phương cần kết hợp cùng các hình thức tổ chức khác như dạy
học theo nhóm, dạy học dự án, phương pháp đóng vai, em tập làm phóng viên,
hướng dẫn viên du lịch.....thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Nhằm nâng cao nhận
thức lịch sử, giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng, lịng u q hương, đất
nước.
Trong q trình thực hiện hoạt động ngoại khoá vào dạy học nội dung
Giáo dục địa phương lớp 6, người giáo viên cần đầu tư về thời gian, cần lắm sự
ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các bậc phụ huynh và các
em học sinh. Thông qua các hoạt động này, giáo viên Lịch sử mong muốn tìm
thêm nhiều biện pháp để tạo khơng khí thoải mái, khơi nguồn cảm hứng cho học
sinh học tập Giáo dục địa phương. Vì vậy, trong những năm học tiếp theo, tơi sẽ
tìm thêm cách thức tổ chức ngoại khoá phục vụ dạy học nhiều chủ đề Lịch sử
trong chương trình giáo dục địa phương lớp 6, lớp 7, lớp 10....
5. Tính hiệu quả
Sau khi áp dụng đề tài, tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả bài kiểm tra giữa kỳ 1 nội dung Giáo dục địa phương lớp 6
khi kết thúc chủ đề 3.
Trường ................
Năm
học
Kết quả bài kiểm tra 2022(chưa áp dụng đề
2023
tài)
Kết quả bài kiểm tra 2022(đã áp dụng đề tài) 2023
Lớp
6a
Số bài
kiểm
tra
29
6b
30
9
Không
đạt
(0-<5)
4
1
Đạt
(5<10)
25
Tỉ lệ
đạt
86,2%
29
96,7%
Các ý kiến học sinh lớp 6b về tác dụng hoạt động ngoại khoá trong
học tập các chủ đề Lịch sử thuộc nội dung Giáo dục địa phương khi đã
tham gia thực hiện.
Thứ
tự
1
2
3
4
5
6
Nội dung khảo sát
Khắc sâu lịch sử địa phương trong giờ
học
Rèn luyện được năng lực tìm hiểu lịch sử
u thích nội dung Giáo dục địa phương
Góp phần nâng cao nhận thức cho học
sinh
Giáo dục ý thức, trách nhiệm với quê
hương Quảng Trị.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Số lượng
đồng ý
28/30
Tỷ lệ
%
93,3 %
29/30
30/30
29/30
96,7 %
100 %
96,7 %
29/30
96,7 %
26/30
86,7 %
Trung bình tác dụng là 95% . Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với tỉ lệ lúc đầu khi
các em chưa tham gia hoạt động ngoại khoá là 71,7 %. Tỷ lệ các tác dụng về khắc
sâu lịch sử địa phương trong giờ học, góp phần nâng cao nhận thức cho học
sinh đều tăng. Đặc biệt là 100 % học sinh đều yêu thích Giáo dục địa phương
sau khi được tham gia các hoạt động ngoại khoá trong học tập nội dung này.
Điều đó chứng tỏ các em học sinh thực sự rất muốn thực hiện các hoạt động
ngoại khoá phù hợp với nội dung, lứa tuổi của mình. Qua đó, học sinh đã nhận
thức được nhiều vấn đề, đặc biệt nhận thức lịch sử. Thậm chí, nhiều em đã thay
đổi nhận thức theo chiều hướng tốt đẹp. Riêng tác dụng về rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh đạt chỉ lệ chưa cao. Đây là vấn đề để giáo viên tiếp tục nghiên
cứu trong những năm học sau.
10
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Tôi đã cố gắng thực hiện đề tài này. Bản thân đã tìm hiểu thêm nhiều hình
thức cũng như cách thức thực hiện hoạt động ngoại khoá vào dạy học chủ đề
Lịch sử trong nội dung Giáo dục địa phương lớp 6 nhằm nâng cao nhận thức
lịch sử cho học sinh. Hình thành cho các em có nhận thức đúng để các em vận
dụng vào cuộc sống thực tiễn. Tơi mong rằng kết quả những tìm tòi, hiểu biết
cũng như cách thức hướng dẫn học sinh tham gia thực hiện là những kinh
nghiệm để các đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi trong công tác giảng dạy.
Nội dung Giáo dục địa phương được xây dựng trên cơ sở quan điểm chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn
với nhu cầu phát triển của đất nước và những tiến bộ của thời đại về khoa học công nghệ và xã hội, phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa, các giá trị
truyền thống của tỉnh nhà. Nội dung giáo dục địa phương giúp cho học sinh hiểu
rõ hơn về nơi mình sinh ra, lớn lên để yêu thương, tự hào là điều rất cần thiết. Vì
vậy, khi dạy nội dung mới này ở trường học, giáo viên nổ lực hết mình tổ chức
các hoạt động ngoại khố, đặc biệt là hình thức tham quan, trải nghiệm, tổ chức
các trò chơi lịch sử thu hút các em tham gia. Điều quan trọng là học sinh được
trực tiếp quan sát, thực địa, khám phá làm các em rất hứng thú. Như ơng cha ta
từng nói trăm nghe khơng bằng một thấy. Các em cùng nhau khám phá dưới sự
hợp tác trao đổi với bạn bè, sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã nhận thức
đúng về những vấn đề của lịch sử tỉnh Quảng Trị. Các em đã có những bài thu
hoạch rất hay, những cảm nhận ban đầu và những hiểu biết sâu sắc về hình ảnh
con người, mảnh đất quê hương mình. Để mai này khi đã trưởng thành, các em
ln có ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương giàu đẹp. Dù có khi đâu cũng hướng
về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn và cũng là nơi in dấu những kỷ niệm đẹp,
những bài học giúp các em khôn lớn nên người.
Thực hiện đề tài: " Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học Giáo dục
địa phương nhằm nâng cao nhận thức Lịch sử cho học sinh lớp 6". Tôi cảm thấy
nội dung này rất phù hợp để triển khai các hoạt động ngoại khố vào dạy học.
Giáo viên có thể sử dụng những sản phẩm ngoại khoá của các em để đánh giá
kết quả học tập nội dung này.
2. Kiến nghị
Về phía nhà trường, ban giám hiệu nên tạo điều kiện thuận lợi, chỉ đạo tổ
chuyên môn, giáo viên trực tiếp thực hiện các hoạt động ngoại khoá. Nếu được,
cho xây dựng phịng học Lịch sử để trưng bày hình ảnh, hiện vật, sách tham
khảo, tài liệu....Khi dạy học, giáo viên có thể kết hợp hoạt động ngoại khố, trải
11
nghiệm tại phòng học này thường xuyên và thuận lợi. Hình thức tổ chức sẽ
phong phú hơn như các tổ chức câu lạc bộ sử học, góc lịch sử địa phương....
Về phía giáo viên khơng ngừng học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp về
kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học nội dung Giáo dục địa
phương để tiến hành thật hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia đạt hiệu quả tốt.
Về phía phụ huynh học sinh cần quan tâm, ủng hộ khi nhà trường, giáo
viên tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
************
1. Nguyễn Thị Côi (2008), các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
2. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2004), phương pháp dạy học lịch sử, NXB
Giáo dục.
3. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Cơi - Trần Vĩnh Tường,
(2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học QG HN.
4. Nguyễn Minh Tuấn - Mai Huy Phương (Đồng Chủ Biên)-Dương Thị Oanh Mai Thị Phương - Nguyễn Thị Hài - Lê Văn Tính- Đỗ Mạnh Tơn - Nguyễn Thái
Hồng - Bùi Thị Kim Huệ, Tài liệu lịch sử địa phương tỉnh Quảng Trị lớp 6,
(2022), NXB Giáo dục.
Thông tư
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng.
- Thơng tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo: Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông
Website
- http/.giaoduc.com.vn
- www. tuoitre.com.vn
- www.vietnamnet.vn
- www.edu.net.vn
- www. thanhniên. vn
12
13