Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn SINH học DÀNH CHO HS TRUNG BÌNH KHÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.66 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 6
Mở đầu
1. Đặc điểm của cơ thể sống
- Vật sống: trao đổi chất, lớn lên (sinh trưởng- phát triển), sinh sản.
- Vật không sống: không có các dấu hiệu trên.
2. Đặc điểm chung của thực vât.
- Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
- Không có khả năng di chuyển
- Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
I. Tế bào thực vật
1. Cấu tạo tế bào thực vật
- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào
- Chất tế bào: Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
2. Mô
- Khái niệm: Mô là tập hợp nhiều tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Các loại mô: Mô phân sinh, mô mềm, mô nâng đỡ
II. Rễ
1. Các loại rễ:
a. Có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rẽ chùm ( Đặc điểm : SGK)
2. Các miền của rễ:
- Miền trưởng thành có các mạch dẫn : Chức năng dẫn truyền
- Miền hút có các lông hút: Chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng: chức năng làm cho rễ dài ra
- Miền chóp rễ : Che chở cho đầu rễ
3. Các loại rễ biến dạng : rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút
III. Thân
- Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
2. Các loại thân
Thân đứng ( gồm thân gỗ, thân cột, thân cỏ)


Thân leo:Leo bằng thân quấn hoặc tua cuống.
Thân bò: mềm yếu, bò sát đất. ví dụ: cây rau má.
3. Biến dạng của thân: thân củ ( su hào, khoai tây), thân rễ ( gừng,dong ta), thân mọng nước ( x rồng)
4. Thân dài ra do đâu? Thân dài ra do sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn (hoặc lóng ở một số loài)
5. Thân to ra do đâu? Thân to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
6. Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ?
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân để tăng năng suất cây trồng.
+ Người ta thường bấm ngọn cho những cây trồng lấy hoa, quả, rau vì khi bấm ngọn chất dinh dưỡng sẽ tập trung việc ra nhiều
chồi, sẽ có nhiều hoa, quả, nhiều rau, năng suất cao hơn.
+ Người ta thường tỉa cành những cây lấy gỗ, sợi, để chất dinh dưỡng sẽ tập trung phát triển chiều cao, cây sẽ mọc thẳng, than
to, gỗ tốt, năng suất sẽ cao.
11. Người ta chọn phần nào của gỗ để làm nhà, tụ cầu, tà vẹt? Tại sao? Chọn phần ròng vì rắn chắc hơn, chất lượng tốt.
IV . LÁ
1. Đặc điểm bên ngoài của lá:
- Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng.
- Có 3 kiểu gân lá: Hình mạng, song song và hình cung.
- Phân biệt lá đơn, lá kép
Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
- Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành: mọc cách, mọc đối và mọc vòng.
- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
3. Quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục, sử dụng nước và khí cacbonic và năng lương ánh sáng mặt trời để tạo ra tinh
bột và thải ra ngoài khí Ô xi
Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí Ôxi
VI. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
1. Các bộ phận của hoa
- Hoa bao gồm các bộ phận chính : đài, tràng, nhị và nhụy.
- Chức năng các bộ phận của hoa
+ Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy.

+ Nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
3. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành hai nhóm:
+ Hoa lưỡng tính (có đủ cả nhị và nhuỵ)
Ánh sáng
Chất diệp lục
+ Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị ( hoa đực ) hoặc chỉ có nhuỵ ( hoa cái ).
4. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
+ Mọc đơn độc + Mọc thành cụm.
5. Thụ phấn: - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
a. Hoa tự thụ phấn
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
- Đặc điểm hoa tự thụ phấn: + Hoa lưỡng tính., có nhị và nhuỵ chín đồng thời.
b. Hoa giao phấn
- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác gọi là hoa giao phấn.
- Đặc điểm hoa giao phấn: + Là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính nhưng có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc.
c- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì? : + Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt. + Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn to và có gai, đầu nhuỵ có chất dính.
d. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió: + Hoa tập trung ở đầu ngọn cây. + Bao hoa thường tiêu giảm. + Chỉ nhị dài, bao
phấn treo lủng lẳng. + Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ. + Đầu nhị dài, có nhiều lông.
* Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì? + Giúp cây thụ phấn + Giúp ong lấy được nhiều mật hoa -> cho nhiều mật
ong
6. Thụ tinh
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực( tinh trùng)của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng)có trong noãn tạo
thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
- Sau thụ tinh:
+ Hợp tử

phôi

+ Noãn

hạt chứa phôi
+ Bầu

quả chứa hạt
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa).
VII. QUẢ VÀ HẠT
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả?
- Dựa vào đặc điểm của vở quả để chia các quả thành 2 nhóm chính: quả khô và quả thịt.
2. Các loại quả chính
a. Phân biệt quả thịt và quả khô
- Quả khô: Khi chín vỏ quả khô, cứng, mỏng
- Quả thịt Khi chín thì mềm, vỏ dày, nhiều thịt quả
b. Phân biệt các loại quả khô
- Quả khô chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra.
+ Quả khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.
- Quả thịt gồm 2 nhóm:
+ Quả mọng: phần thịt quả dày, mọng nước.
+ Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt ở bên trong.
3. Các bộ phận của hạt
- Hạt gồm: vỏ, phôi (lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm)và chất dinh dưỡng dự trữ ( chứa ở lá mầm hoặc phôi nhũ).
4. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
- hạt một lá mầm thì phôi có 1 là mầm, còn hạt hai lá mầm thì phôi của hạt có 2 lá mầm
5. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Đk bên trong: chất lượng hạt giống phải tốt
- Đk bên ngoài: đủ độ ẩm,đủ không khí, nhiệt độ thích hợp
6. Các cách phát tán của quả và hạt : nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán
VIII CÁC NHÓM THỰC VẬT

1. Các ngành thực vật đã học:
* Rêu: - đã có thân lá nhưng cấu tạo đơn giản, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức.
- chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử. Bào tử nãy mầm thành cây rêu con
* Dương xỉ: - đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.
- chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử. Bào tử -> nguyên tản -> cây con
* Hạt trần: - rễ to khoẻ, thân gỗ,có mạch dẫn.
- chưa có hoa quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở. Cqss là nón.
* Hạt kín: - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, có mạch dẫn phát triển hoàn thiện
- Sinh sản bằng hạt. Có hoa quả, hạt nằmtrong quả
2. Đặc điểm phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm:
Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm
- Rễ chùm
- Phần lớn là cây thân cỏ và thân cột
- Lá có gân hình cung hoặc hình song song
- Hoa có 6 hoặc 3 cánh
- Phôi có một lá mầm
-Ví dụ: Cây lúa, cây dừa, cây cau…
- Rễ cọc
- Thân rất đa dạng: thân đứng, thân bò, thân leo.
- Hầu hết lá có gân hình mạng
- Hoa có 4 hoặc 5 cánh
- Phôi có hai lá mầm
- Ví dụ: cây ổi, cây xoài, cây mồng tơi…
3. Vai trò của thực vật: Điều hoà khí hậu, ổn định hàm lượng khí cacbonic và ôxi, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất chống
xói mòn, hạn chế ngập lụt hạn hán, bảo vệ nguồn nước ngầm, cung cấp thức ăn – nơi ở và nơi sinh sản cho ĐV, cung cấp lương
thực, thực phẩm, thuốc, đồ dùng ….cho con người.

×