Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

LÊ THỊ THÙY DUNG

CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019
Trường Đại học Công nghệ Đông Á


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

LÊ THỊ THÙY DUNG

CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 8340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HÀ SƠN TÙNG

HÀ NỘI – 2019
Trường Đại học Công nghệ Đông Á


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài luận văn “Công tác kiểm
tra sau thông quan tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội” hoàn toàn là do tơi tự
tìm hiểu, thu thập thơng tin, dữ liệu và thực hiện thống kê, phân tích trong q
trình cơng tác, nghiên cứu tài liệu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội cũng
như tra cứu dữ liệu của ngành Hải quan.
Các số liệu, kết quả trong luận văn hoàn toàn là số liệu thực tế của Cục
Hải quan thành phố Hà Nội cũng như số liệu tại các đơn vị khác trong ngành
Hải quan mà cá nhân tôi liên hệ được. Nếu khơng trung thực, tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi sự kỷ luật của nhà trường.

Tác giả

Lê Thị Thùy Dung

Trường Đại học Công nghệ Đông Á


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6
6. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 6
CHƢƠNG 17. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN..................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm về kiểm tra và kiểm tra sau thông quan ............................. 7
1.1.1. Khái niệm kiểm tra ............................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm kiểm tra sau thơng quan ....................................................... 7
1.2. Đặc điểm, vai trị của Kiểm tra sau thông quan .............................. 10
1.2.1. Đặc điểm KTSTQ là những nét đặc trưng cơ bản của hoạt động
KTSTQ. Trong q trình hình thành và phát triển, KTSTQ có những đặc
điểm cơ bản sau: ................................................................................... 10
1.2.2. Vai trò của Kiểm tra sau thông quan ........................................... 11
1.3. Nội dung của Kiểm tra sau thơng quan ........................................... 14
1.3.1. Quy trình kiểm tra sau thông quan .............................................. 14
1.3.2. Phương pháp và công cụ kiểm tra sau thông quan ....................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG
27 QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HÀ NỘI .......................................... 27
Trường Đại học Công nghệ Đông Á


2.1. Khái quát về Chi cục kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.
Hà Nội .................................................................................................. 27
2.1.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 27
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục
Hải quan TP. Hà Nội. ............................................................................ 28
2.2. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội ........................................................................................... 31

2.3. Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.
Hà Nội ............................................................................................................. 36
2.3.1. Quy trình Kiểm tra sau thơng quan tại Cục Hải quan thành phố Hà
Nội. ....................................................................................................... 36
2.3.2 Phương pháp thực hiện Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan thành
phố Hà Nội. ..................................................................................................... 47
54CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN ........................................................................... 55
3.1. Định hƣớng công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn
tới năm 2020 ................................................................................................... 55
3.2. Phương hướng thực hiện nhằm hồn thiện cơng tác kiểm tra sau
thơng quan tại Cục Hải quan TP. Hà Nội .............................................. 56
3.2.1. Tổ chức lại bộ máy kiểm tra sau thông quan ........................................ 59
3.2.2 Tăng cường nguồn nhân lực................................................................... 59
3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật ..................................................... 66
3.2.4. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin ..................... 67
3.2.5. Tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan .............. 70
Trường Đại học Công nghệ Đông Á


3.3 Kiến nghị ........................................................................................ 72
3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội .......................................................................... 72
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................ 72
3.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài chính .................................................................... 73
3.3.4 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan .......................................................... 75
............................................................................................................ ..78

Trường Đại học Công nghệ Đông Á



LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Hà Sơn Tùng cán bộ hướng dẫn khoa học cho tác giả đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và
định hướng khoa học cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số
liệu, khảo sát thực tế và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo, cán bộ
Phịng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Đông Á; các thầy
giáo, cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln ủng hộ, động viên, khích lệ và chia sẻ với tác giả trong suốt
quá trình học tập, cơng tác và thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Lê Thị Thùy Dung

Trường Đại học Công nghệ Đông Á


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CK

Cửa khẩu


CSDL

Cơ sở dữ liệu

DN

Doanh nghiệp

HQCK

Hải quan cửa khẩu

KD

Kinh doanh

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

NK

Nhập khẩu

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLRR


Quản lý rủi ro

TP. Hà Nội

Thành phố Hà Nội

WCO

Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs
Organization)

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

HQ

Hải quan

DN XNK

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

DN KD

Doanh nghiệp kinh doanh


WTO

ASEAN

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
South East Nations)

Trường Đại học Công nghệ Đông Á


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1: Các tiêu chí cần kiểm tra cụ thể......................................................... 14
Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả KTSTQ tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai
đoạn 2015-2018 ................................................................................ 36
Bảng 3. Bảng tổng hợp nhân lực làm công tác KTSTQ tại Cục Hải quan
TP. Hà Nội ........................................................................................ 41

Trường Đại học Công nghệ Đông Á


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

Hình 1. Sơ đồ quy trình kiểm tra sau thơng quan ........................................... 17
Hình 2. Mơ hình tổ chức Cục Hải quan Thành phố Hà Nội ........................... 32
Hình 3. Mơ hình tổ chức lực lượng KTSTQ kiến nghị................................... 53

Trường Đại học Công nghệ Đông Á


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan
chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hội nhập mở ra cơ
hội phát triển cho tất cả các nước nhưng cũng mang tới nhiều thách thức cho
mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập.
Trong những năm gần đây, với những chính sách ưu đãi, thơng thống
trong thủ tục hành chính, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, số lượng các
nhà đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng cả về lượng doanh nghiệp và giá trị
vốn đầu tư, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng theo đó tăng lên nhanh
chóng. Tuy nhiên, việc tạo thuận lợi thương mại cũng mở ra nhiều thách thức
đối với cơ quan quản lý; ưu tiên đối với doanh nghiệp chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật hải quan, đồng thời phải siết chặt kiểm tra, giám sát đối với
những doanh nghiệp có dấu hiệu bn lậu, gian lận thương mại.
Trong bối cảnh đó, việc chuyển từ phương pháp quản lý Hải quan truyền
thống dựa trên hoạt động kiểm tra toàn bộ hàng hóa để thơng quan sang

phương pháp quản lý tiên tiến dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro, tức là trên cơ
sở thu thập, phân tích, xử lý thông tin để quyết định thông quan, cùng với việc
sử dụng các giải pháp nghiệp vụ hỗ trợ như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thơng
quan, kiểm sốt, thu thập thông tin, đã trở thành yêu cầu tất yếu khách quan.
Một trong các mơ hình nghiệp vụ hỗ trợ có hiệu quả nhất chính là nghiệp vụ
kiểm tra sau thông quan (KTSTQ).
Trước đây, việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động KTSTQ
chỉ thông qua một số nội dung sơ sài, rời rạc trong các văn bản dưới luật. Chỉ
sau khi Luật Hải quan ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 và
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

1


2014 hoạt động này mới chính thức được quy định chi tiết, các quy trình, thủ
tục quản lý mới được hướng dẫn thống nhất.
Trong quá trình triển khai thực hiện, hoạt động KTSTQ tuy đã có những
thành cơng và đóng góp nhất định nhưng vẫn gặp phải một số vấn đề hạn chế
và vướng mắc cần được nhận diện chính xác và có giải pháp kịp thời.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động KTSTQ trong
quản lý nhà nước về Hải quan, tác giả luận văn quyết định chọn đề tài: “Công
tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhóm tài liệu về hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam Kiểm tra
sau thông quan đươc nghiên cứu , triển khai chủ yếu theo các chuyên đề kế
hoạch hàng năm của Tổng cuc Hải quan. Thông qua nhiều đề án cấp ngành,
những lý thuyết chung nhất về kiểm tra sau thơng quan đươc làm r tại nhiều
góc nhìn khác nhau . Mục đích của các đề tài trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu
bản chất để làm nổi bâ vai trị của kiểm tra sau thơng quan, thực trạng, giải

pháp cơ bản hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan trong từng giai
đoạn kinh tế của Việt Nam:
- Trong luận văn “Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan ở Việt
Nam” của Nguyễn Thị Minh Hòa (2009), tác giả tổng luận những lý thuyết về
rủi ro và quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan cùng với các văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến 05 nguyên tắc quản lý rủi ro, 05
bước quy trình thơng quan hàng hố xuất nhập khẩu thương mại dựa trên cơ
sở áp dụng quản lý rủi ro. Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa tác
động từ các yếu tố nước ngồi (các tổ chức thương mại, tổ chức hải quan thế
giới,…) và các yếu tố trong nước (chính sách Nhà nước, đạo đức doanh
nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu,…) để đánh giá vai trị của cơng tác quản
Trường Đại học Cơng nghệ Đông Á

2


lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Kết hợp với các thông tin thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo cáo tổng kết
công tác năm và phương hướng nhiệm vụ của ngành Hải quan giai đoạn 2006
- 2008. Đây là giai đoạn đầu khi áp dụng quản lý rủi ro vào hải quan và tác
giả đã rút ra một số thành tích đạt được của ngành: cải cách thủ tục hải quan ở
nước ta hướng tới các chuẩn mực quốc tế, tăng hiệu suất công việc của cơ
quan hải quan, tạo được mơi trường định hướng, khuyến khích thái độ tuân
thủ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu,…Bên cạnh đó, một số hạn chế cũng
được đưa ra như: Bộ tiêu chí cịn sơ sài, cán bộ, cơng chức cịn thiếu tính chủ
động trong việc cập nhật thơng tin, chưa kết hợp được với kiểm tra sau thơng
quan,…Từ những phân tích đó, tác giả gợi ý một số giải pháp đế áp dụng
thành cơng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Luận án tiến sĩ “ ơ hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên

thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam” của tác giả Trần Vũ

inh (2007)

xuất phát từ cơ sở lý luận về các mơ hình, nghiên cứu mơ hình kiểm tra sau
thơng quan trên thế giới để định hướng xây dựng mô hình tại Việt Nam. Sử
dụng khá thành cơng phương pháp so sánh giữa mơ hình của các quốc gia trên
thế giới như: Nhâ Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp,…để thấy đươc những
điểm ma h, điểm yếu của các mơ hình trên . Từ đó rút ra những bài học kinh
nghiê

để xem xét áp du g cho mơ hình kiểm tra sau thông quan tại Việt

Nam phù hợp thực tiễn.
- Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Chi (2011) vớ i uận văn thạc sĩ “Hồn
thiện hoạt động kiểm tra sau thơng quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
kh ng định trằng song song với sự phát triển của thương mại là gian lận
thương mại, đặc biệt là gian lận về trị giá và phân loại hàng hóa có thuế suất
cao. Do đó , nâng cao hiêụ quả cơng tác kiểm tra sau thông quan là điều tất
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

3


yếu. Sử du g phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hơp , luâ văn đã đưa
ra những con số về kim ngach xuất nhâ p khẩu, số thuế thu ngân sách Nhà
nước của ngành Hải quan, số cuôc kiểm tra sau thông quan ,…Tuy nhiên, do
số liêụ chỉ cập nhật từ năm 2006 đến năm 2010 trong bối cảnh luâ Hải quan
sửa đổi bổ sung 2005 nên chưa làm r đươc các tồn taị, vướng mắc theo cơ
chế chính sách và tình hình thực tế hiện nay.

- Đề án cấp ngành Hải quan “Nghiên cứu phương pháp Kiểm tra sau
thơng quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thơng quan điện tử”
của nhóm tác giả thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nôị, chủ nhiệm đề tài
đồng chí Văn Bá Tín năm 2012 đã tập trung nghiên cứu thực trạng quy định
của pháp luật, phương pháp, thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan
trong điều kiện thông quan điện tử. Đề tài sử dụng phương pháp tổng hơp ,
đánh giá những đăc điểm của thủ tuc hải quan điê tử có tác đơ g đến kiểm
tra sau thơng quan số liêụ kết quả thưc hiê

thí điểm các Quyết đi h

149 2005 QĐ-TTg ngày 26 6 2005, Quyết định 103 2009 QĐ-TTg sửa đổi
Quyết đi h 149 nói trên về quy định thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện
tử . Tình hình kiểm tra sau thông quan trong một số lĩnh vực cụ thể : giá, gia
cơng sản xuất xuất khẩu, mã số hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được miễn
thuế trong lĩnh vưc đầu tư đươc thống kê từ năm 2007 đến năm 2012. Số liêụ
chưa đươc cập nhật cho đến năm 2014, đặc biệt là giai đoạn biến động lớn khi
Hải quan Việt Nam áp dụng cơ chế một cửa quốc gia VNACCS VCIS từ ngày
01/4/2014.
- Tác giả Thị

ão năm 2013 chủ biên cuốn “Xây dựng phần mềm thu

thập và khai thác thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan”. Trên
cơ sở học tập kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản – mơ hình kiểm tra sau
thơng quan Việt Nam triển khai từ năm 2014,tác giả xây dựng mơ hình giả
định gắn với bộ tiêu chí quản lý rủi ro để xác định nhóm doanh nghiệp trọng
Trường Đại học Cơng nghệ Đông Á

4



điểm cần kiểm tra sau thơng quan, nhóm mặt hàng nhạy cảm yêu cầu kiểm tra
sau thông quan kịp thời,…Đồng thời hướng dẫn công chức thực hiện kiểm tra
sau thông quan các bước tra cứu, tìm dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra sau
thông quan theo hướng áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại. Báo
cáo tổng kết công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Kiểm tra sau thông
quan – Tổng cuc Hải quan và tài liệu Hội nghị chuyên đề kiểm tra sau thông
quan các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 tổng hơp những số liệu
mới nhất và chính xác nhất về các cuôc kiểm tra sau thông quan, số thuế truy
thu của các Cuc Hải quan trên cả nước. Qua các báo cáo có thể nhâ thấy mơ
số điểm yếu của nghiệp vụ được chỉ ra năm trước được định hướng, thay đổi,
nâng cao, hoàn thiện trong các năm sau. Tuy nhiên, chưa có một báo cáo nào
tổng hợp được cả một chặng đường phát triển của kiểm tra sau thông quan tại
Viê Nam giai đoạn 2009 – 2014.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động
kiểm tra sau thơng quan và đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP. Hà Nội
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn
đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Hệ thống hóa lý luận về cơng tác kiểm tra sau thơng quan.
+ Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông
quan tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn từ 2015 đến nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra
sau thông quan tại Cục Hải quan TP. Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác kiểm tra sau thông quan.
- Phạm vi nghiên cứu:

Trường Đại học Công nghệ Đông Á

5


+ Không gian: Luận văn nghiên cứu đề tài này trong phạm vi Cục Hải
quan TP. Hà Nội.
+ Thời gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu về hoạt động kiểm tra sau
thông quan tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích lý luận về KTSTQ, mơ tả khái quát
quy trình tác nghiệp nghiệp vụ KTSTQ.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu chứng minh cho các đánh giá,
nhận xét và làm căn cứ cho xây dựng các giải pháp.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ cơng tác Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải
quan thành phố Hà Nội.
- Phân tích đánh giá thực trạng Cơng tác Kiểm tra sau thông quan tại Cục
Hải quan Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao công tác Kiểm tra sau thông quan tại
Cục Hải quan Thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Công tác Kiểm tra sau thông quan tại Cục
Hải quan thành phố Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải
quan Thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác Kiểm tra sau thơng quan tại
Cục Hải quan thành phố Hà Nội


Trường Đại học Công nghệ Đông Á

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
1.1. Khái niệm về kiểm tra và kiểm tra sau thông quan
1.1.1. Khái niệm kiểm tra
Kiểm tra là tiến hành đảm bảo hành vi và thành tích tuân theo các tiêu
chuẩn của tổ chức bao gồm quy tắc, thủ tục và mục tiêu, đảm bảo cho mọi
hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đó là tiến
trình giám sát việc thực hiện và thu thập những thông tin phản hồi để kịp thời
sửa chữa, điều chỉnh đảm bảo kế hoạch được hồn thành như dự định.
Đó là những tỷ lệ, tiêu chuẩn, những con số thống kê mà nhà quản trị
đưa ra để đo lường và điều chỉnh những kết quả hoạt động của cấp dưới nhằm
hoàn thành mục tiêu của Cơ quan hoặc Doanh nghiệp. Bằng cách đó nhà quản
trị đảm bảo rằng những gì cấp dưới đã làm là đúng hoặc chưa đúng với kế
hoạch đã đề ra.
1.1.2. Khái niệm Kiểm tra sau thông quan
Đề cập về hoạt động KTSTQ, từ ngữ của Tổ chức Hải quan Thế giới
(WCO) và hầu hết các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài oan) sử
dụng là Post - Clearance Audit (viết tắt là PCA). Tuy nhiên, một số nước
không dùng từ “audit”, mà dùng từ khác, ví dụ: Nhật Bản dùng từ
“examination” (Post - Entry Examination Assistant System; Post - Entry
Examination and Customs Area Division) [24]; Thổ Nhĩ Kỳ dùng từ “control”
(Turkey Customs Regulation of Post - Clearance Control and Control of
Risky Transaction)[27].
Trên thế giới có nhiều cách thể hiện khác nhau về khái niệm KTSTQ và

cách gọi nghiệp vụ này cũng có sự khác nhau:
Theo Tổ chức Hải quan thế giới (WCO): “Kiểm tra sau thơng quan là
quy trình cơng tác cho phép viên chức Hải quan kiểm tra tính chính xác của
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

7


hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế
toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và
tất cả các số liệu, thơng tin, bằng chứng khác cho cơ quan Hải quan mà hiện
tại đang được các đối tượng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp
hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ”[29].
Công ước Kyoto (sửa đổi 1999) của WCO (E3 F4, Chương II, Phụ lục
tổng quát) định nghĩa: “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được
cơ quan Hải quan tiến hành nhằm xác định tính chính xác và trung thực của
các tờ khai hàng hóa thơng qua việc kiểm tra các chứng từ, biên bản, hệ thống
kinh tế và dữ liệu thương mại của các bên có liên quan”[28].
Cẩm nang hướng dẫn KTSTQ của Hải quan Asean định nghĩa: “KTSTQ
là một biện pháp kiểm sốt có hệ thống do cơ quan hải quan tiến hành nhằm
đánh giá độ chính xác và trung thực của việc khai báo hải quan thông qua việc
kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ thống kinh doanh, dữ liệu thương mại
của cá nhân, các công ty tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thương mại
quốc tế”[30].
Luật Hải quan Nhật Bản quy định: “KTSTQ là một biện pháp quản lý
hải quan có hệ thống, theo đó Hải quan kiểm tra độ chính xác và trung thực
của các tờ khai thông qua việc kiểm tra các sổ sách liên quan, hồ sơ, các hệ
thống kinh doanh và dữ liệu thương mại do các cá nhân, doanh nghiệp lưu giữ
trực tiếp và gián tiếp đến thương mại quốc tế”[24].
Thổ Nhĩ Kỳ quy định: “KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải

quan đối với chứng từ thương mại, việc làm thủ tục thông quan, việc mua bán
hàng hóa đã được thơng quan và các số liệu liên quan, những doanh nghiệp
hoặc lơ hàng có mức độ rủi ro cao, nhằm xem xét sự chính xác của nội dung
khai báo và của thủ tục thông quan”[27].
Đài oan: “KTSTQ là việc, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa
Trường Đại học Cơng nghệ Đơng Á

8


được giải phóng, cơ quan hải quan yêu cầu người nhập khẩu/xuất khẩu hoặc
những người liên quan cung cấp hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, dữ liệu điện
tử liên quan hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu; hoặc yêu cầu đối tượng KTSTQ
có mặt tại cơ quan hải quan để trả lời các câu hỏi của hải quan; hoặc cử công
chức hải quan tới kiểm tra tại cơ sở của DN”[26].
Tại Việt Nam, cùng với sự thay đổi từng bước về nhận thức, quan điểm
quản lý hải quan nói chung, khái niệm KTSTQ dần dần được hình thành.
Mới nhất đây là tại Điều 77- Luật Hải quan Việt Nam 2014 có xác định:
“Kiểm tra sau thơng quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan
đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài
liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong
trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thơng
quan”[19].
Việc kiểm tra sau thơng quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực
nội dung các chứng từ hồ sơ mà người khai hải quan đã khai nộp, xuất trình
với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy
định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của
người khai hải quan.
Như vậy, tất cả các định nghĩa về KTSTQ của các nước đều coi
KTSTQ là một nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, đó khơng phải là một lĩnh

vực khoa học riêng rẽ, độc lập, mà là hoạt động nghiệp vụ được gắn kết
trong tổng thể mối quan hệ của toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường Đại học Công nghệ Đông Á

9


1.2. Đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng của Kiểm tra sau thông
quan
1.2.1. Đặc điểm KTSTQ là những nét đặc trƣng cơ bản của hoạt động
KTSTQ trong q trình hình thành và phát triển, KTSTQ có những đặc
điểm cơ bản sau:
- KTSTQ là một trong những nghiệp vụ kiểm tra của cơ quan hải quan.
- KTSTQ chia sẻ trách nhiệm quản lý Nhà nước về mặt hải quan với các
đơn vị chức năng khác của hải quan, ví dụ, đơn vị thơng quan, đơn vị kiểm
sốt và các đơn vị khác. Kiểm tra sau thông quan không phải là một hệ thống
độc lập mà là một chức năng của tổ chức hải quan.
- KTSTQ là phương pháp kiểm tra ngược thời gian, diễn ra sau khi hàng
hóa đã được thông quan.
- KTSTQ được tiến hành để xác định tính chính xác của việc khai báo
trên tờ khai hải quan. Đây là đối tượng chính của kiểm tra sau thơng quan, địi
hỏi các cán bộ hải quan phải tinh thông về nghiệp vụ hải quan và nghiệp vụ
xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cơ quan Hải quan cần tiến hành các biện pháp tồn
diện nhằm khuyến khích các nhà nhập khẩu, xuất khẩu hoặc bất kỳ đối tượng
khai hải quan nào tuân thủ các quy định pháp luật hải quan thông qua phần tự
khai báo. Đây là đặc điểm quan trọng của KTSTQ vì nó địi hỏi sự tự giác và
tính tuân thủ pháp luật cao trong khai báo của người khai hải quan.
- KTSTQ thực hiện các biện pháp kiểm tra theo tất cả các thông tin liên

quan, bao gồm cả dữ liệu giấy và dữ liệu điện tử do người khai hải quan cung
cấp. Cán bộ kiểm tra sau thông quan tập hợp các bằng chứng thu thập từ các
nguồn thông tin, đánh giá chúng trên cơ sở quy định pháp luật hải quan và sau
đó xác định xem nội dung khai báo có đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về
hải quan hay không.
- Khi tiến hành KTSTQ cần phải thu thập, phân tích và xử lý thông tin.
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

10


Các thông tin thu thập không chỉ dừng lại ở đối tượng tham gia trực tiếp vào
hoạt động xuất nhập khẩu mà cịn cần có sự hỗ trợ của các nguồn cung cấp
thơng tin từ bên ngồi như: Ngân hàng, cơ quan Thuế nội địa, hãng bảo
hiểm,…
Với những đặc điểm của KTSTQ nêu trên đã phản ánh những nét cơ bản
về nghiệp vụ KTSTQ. Tuy nhiên hoạt động KTSTQ là một hoạt động nghiệp
vụ của Ngành hải quan, các công việc được thực hiện dựa trên các nguyên tắc
cụ thể và thống nhất. Các nguyên tắc KTSTQ là một trong những vấn đề cơ
bản của KTSTQ cần thống nhất trong mỗi cuộc KTSTQ.
Việc kiểm tra sau thông quan đối với mỗi loại hình (kiểm tra về trị giá
hải quan, kiểm tra về mã số hàng hóa, kiểm tra đối với loại hình GC - SXXK,
kiểm tra về chính sách mặt hàng…) sẽ có những đặc thù riêng, có quy tắc
riêng dựa trên một quy trình chung được áp dụng cho tồn ngành.
1.2.2. Vai trị của Kiểm tra sau thơng quan
Bao gồm: Nâng cao năng lực quản lý; đảm bảo tuân thủ pháp luật; tăng
thu thuế, giảm thiểu chi phí và rủi ro; tác động tích cực trở lại với hệ thống
quản lý của cơ quan hải quan thồn qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm
ẩn của hệ thống; mở rộng phạm vi kiểm tra; là công cụ hiệu quả đối với công
tác kiểm tra, giám sát của hải quan; góp phần đơn giản hóa trong giám sát,

quản lý hải quan.
Mục đích của kiểm tra sau thơng quan: Là thẩm định tính chính xác,
trung thực của các nội dung khai báo về đối tượng quản lý của cơ quan hải
quan; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan;
kiểm tra một cách có hệ thống các hoạt động gian lận thương mại; tạo thuận
lợi cho việc lưu chuyển hàng hoác xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ nguồn thu
cho ngân sách nhà nước; khai thác bố trí, sắp xếp nhân lực và phương tiện
kiểm tra hải quan hiệu quả nhất.
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

11


1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra sau thông quan
 Nhân tố khách quan
Hệ thống pháp luật về kiểm tra sau thông quan
-Thủ tục hải quan là “tất cả các hoạt động mà các bên liên quan và Hải quan
phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tn thủ Luật Hải quan”.
- Thơng quan là việc hồn thành các thủ tục cần thiết để cho phép hàng hóa
được đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước, được xuất khẩu hay được đặt
dưới một chế độ quản lý hải quan khác.
Theo quy định tại khoản 21, khoản 24 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014
- Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được
nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.
- Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức
hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương
tiện vận tải.
Do vậy, có thể hiểu, thủ tục hải quan là những cơng việc có liên quan
trực tiếp đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố có sự tham gia của cơ quan
hải quan và người khai hải quan trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định. Thông

quan không chỉ đơn thuần là việc cơ quan hải quan cho phép chủ hàng có
quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình mà là một q trình thực hiện và
hồn tất một hoặc một số các bước trong quy trình thủ tục hải quan.
Cơ sở hạ tầng phục vụ kiểm tra sau thông quan.
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ,
ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng
hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan,
bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong
lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

12


doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động
hải quan khác theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, cơ sở hạ tầng cho ngành hải quan trải rộng và phân tái theo tình
hình thực tế tại các cửa khẩu và cảng, việc phân tán ảnh hưởng khá lớn đến sự
tập trung về quy mô cũng như điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng phần cứng.
Cơ sở hạ tầng phần mềm: Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác chiến lược
Việt Nam – Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ khơng hồn lại cho
Chính phủ Việt Nam xây dựng Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ
thống VNACCS/VCIS). Hệ thống VNACCS VCIS được thiết kế và xây dựng
trên nền tảng áp dụng công nghệ của Hệ thống NACCS CIS đã và đang được
triển khai thành công tại Nhật Bản trong nhiều năm qua, đồng thời được điều
chỉnh ở mức độ hợp lý cho phù hợp với các điều kiện và đặc thù của Việt
Nam trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai
thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế

một cửa quốc gia gồm 02 Hệ thống nhỏ: (i) Hệ thống thông quan tự động (gọi
tắt là Hệ thống VNACCS); (ii) Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ
(gọi tắt là Hệ thống VCIS). Hệ thống VNACCS/VCIS gồm các phần mềm
chủ yếu: Khai báo điện tử (e-Declaration);

anifest điện tử (e-Manifest); Hóa

đơn điện tử (e-Invoice); Thanh toán điện tử (e-Payment); C O điện tử (eC/O); Phân luồng (Selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý
doanh nghiệp XNK; Thơng quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm sốt.
 Nhân tố chủ quan
Bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên trách về hoạt động hải quan
sau thông quan. Các cán bộ hải quan luôn cập nhật, nắm vững các quy định
thay đổi về thủ tục hải quan. Các cán bộ của bộ phận chuyên trách hoặc cán
bộ hải quan có nhiều kinh nghiệm cơng việc, nhiều kinh nghiệm về hoạt động
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

13


xuất nhập khẩu sẽ xử lý thủ tục nhanh chóng và chính xác. Thủ tục hải quan
do đó được xử lý nhanh chóng doanh nghiệp khơng những tiết kiệm được thời
gian mà cịn có thể nhận được cơ chế ưu tiên do thực hiện tốt thủ tục hải quan
so với các doanh nghiệp vi phạm.
1.3. Nội dung của Kiểm tra sau thơng quan
1.3.1. Quy trình kiểm tra sau thơng quan
Quy trình quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước
công việc từ thu thập thông tin, xác định đối tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra,
xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các cơng việc có liên quan đến kết quả kiểm
tra của cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Nguyên tắc thực hiện cơ bản của hoạt động kiểm tra sau thông quan dựa

trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng, phạm vi, nội
dung kiểm tra sau thông quan; các đơn vị khi thực hiện kiểm tra sau thơng quan
có trách nhiệm phối hợp chia sẻ thơng tin với các đơn vị trong ngành hải quan,
đảm bảo hoạt động kiểm tra đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lặp, không gây
phiền hà cho người khai hải quan. Đồng thời phản hồi các hệ thống thông tin, dữ
liệu của ngành hải quan để thực hiện biện pháp quản lý, kiểm tra theo quy định;
lãnh đạo các cấp, công chức liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm tra có trách nhiệm:
bảo mật thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra, không được cung cấp thông tin
cho bất kỳ tổ chức, cá nhân không liên quan khi chưa được sự phê duyệt của lãnh
đạo các cấp; thu thập xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan là công
việc chủ động thường xuyên hàng ngày của công chức được giao thực hiện công
tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông
quan, Cục kiểm tra sau thông quan.
Hiện nay, thực hiện Thơng tư 39 2018 TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 38 2015 TT-BTC ngày
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

14


25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các
trường hợp kiểm tra sau thông quan bao gồm: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất
khẩu, nhập khẩu; Thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; Kiểm tra việc tuân
thủ pháp luật của người khai hải quan. Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải
quan chủ yếu đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan
của doanh nghiệp; kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh đối với cả các trường
hợp đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có
thơng tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác, có rủi ro về thuế.

Các bước thực hiện về cơ bản thực hiện lần lượt các bước theo quy trình số
1410 QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan (gọi
tắt là Quy trình 1410)[21]. Đây là một bộ quy trình gồm 04 quy trình nhỏ có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau: Quy trình thu thập, phân tích, xử lý thơng tin phục vụ
kiểm tra; Quy trình xác định đối tượng kiểm tra, quyết định kiểm tra; Quy trình
kiểm tra và Quy trình xử lý kết quả kiểm tra.

Trường Đại học Công nghệ Đông Á

15


×