Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đẩy mạnh các hoạt động marketing trong xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần cung cứ nhân lực và thương mại vietcom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

NGUYỄN THỊ TƢƠI

ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING
TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ THƢƠNG MẠI VIETCOM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

NGUYỄN THỊ TƢƠI

ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING
TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ THƢƠNG MẠI VIETCOM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Kiều Trang

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hồn tồn trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tƣơi


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Công Nghệ Đông Á,
bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phịng,
khoa thuộc trƣờng Đại học Cơng Nghệ Đơng Á và các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến
sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học
tập và làm luận văn. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới
cô Trần Kiều Trang, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Ban lãnh đạo công ty cổ phần cung
ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cùng
bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện sát sao, nghiên cứu để hòa thành luận văn. Do
điều kiện về năng lực của bản thân cịn hạn chế, luận văn chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ
giáo trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tơi đƣợc hồn
thiện hơn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tƣơi



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP............................................ 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về marketing .............................................................................8
1.1.2. Khái niệm về marketing dịch vụ.................................................................9
1.1.3. Khái niệm về XKLĐ.................................................................................10
1.1.4. Khái niệm marketing trong XKLĐ ...........................................................13
1.1.5. Đặc trƣng cơ bản của hoạt động Marketing trong xuất khẩu lao
động ....................................................................................................................14
1.2. Nội dung các hoạt động Marketing trong xuất khẩu lao động ........................... 15
1.2.1. Chính sách sản phẩm ................................................................................16
1.2.2. Chính sách giá...........................................................................................17
1.2.3. Chính sách phân phối ...............................................................................19
1.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp ....................................................................20
1.2.5. Chính sách con ngƣời ...............................................................................22
1.2.6. Quy trình ...................................................................................................23
1.2.7. Cơ sở vật chất ...........................................................................................23
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả marketing trong xuất khẩu lao động ................. 24
1.3.1. Môi trƣờng marketing ...............................................................................24
1.3.2. Mục tiêu và nguồn lực của công ty...........................................................28
1.3.3. Nhu cầu của thị trƣờng xuất khẩu.............................................................30
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG NHÂN
LỰC VÀ THƢƠNG MẠI VIETCOM................................................................... 33
2.1. Khái quát về công ty .......................................................................................... 33
2.1.1. Giới thiệu về công ty ................................................................................33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.......................................................................36

2.1.3. Triển vọng xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng nhân lực và
thƣơng mại Vietcom ...........................................................................................41
2.2. Phân tích thực trạng marketing trong hoạt động XKLĐ của công ty cổ
phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom ........................................... 44
2.2.1. Chiến lƣợc sản phẩm................................................................................44


2.2.2. Chiến lƣợc về giá .....................................................................................46
2.2.3. Chiến lƣợc quảng bá .................................................................................48
2.2.4. Chiến lƣợc phân phối ................................................................................50
2.2.5. Chiến lƣợc về quy trình tổ chức ...............................................................51
2.2.6. Chiến lƣợc về con ngƣời...........................................................................55
2.2.7. Uy tín thƣơng hiệu và điều kiện cơ sở vật chất ........................................57
2.3. Đánh giá hoạt động marketing trong xuất khẩu lao động tại công ty cổ
phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom ............................................. 58
2.3.1. Thành tựu ..................................................................................................58
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...........................................................................60
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ THƢƠNG
MẠI VIETCOM ...................................................................................................... 68
3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển trong hoạt xuất khẩu lao động của
công ty .............................................................................................................. 68
3.2. Các giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang thị trƣờng
Nhật Bản của công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại
Vietcom............................................................................................................. 70
3.2.1. Giải pháp về chiến lƣợc sản phẩm ............................................................70
3.2.2. Giải pháp về chiến lƣợc giá ......................................................................73
3.2.3. Giải pháp về chiến lƣợc quảng bá ............................................................75
3.2.4. Giải pháp về chiến lƣợc kênh phân phối ..................................................76
3.2.5. Giải pháp về quy trình tổ chức XKLĐ .....................................................78

3.2.6. Giải pháp về chiến lƣợc con ngƣời ...........................................................81
3.2.7. Giải pháp về uy tín thƣơng hiệu và điều kiện về cơ sở vật chất ...............83
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 85
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ .....................................................................85
3.3.2. Kiến nghị với Bộ lao động thƣơng binh và xã hội ...................................85
3.3.3. Kiến nghị với UBND các cấp, các tổ chức KTXH - CT trong thành phố ......86
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
APEC
ASEAN
DN XKLĐ
BLĐTBXH
FDI
GP
GDP
GNP
ILO
IMO
ISO
KDXK
KT-XH

LĐVN
LĐXK
NKLĐ

NSNN

SXKD
TPP
TTS
VAMAS
WTO
XK
XKLĐ

Giải thích
Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á
Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Bộ Lao Động Thƣơng Binh Xã Hội
Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Giấy phép
Gross Domestic Produc - Tổng sản phẩm nội địa
Gross National Product - Tổng sản lƣợng quốc gia
International Labour Organization - Tổ chức lao động quốc tế
International Mathematical Olympiad - Tổ chức hàng hải quốc tế
International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế
Kinh doanh xuất khẩu
Kinh tế xã hội
Lao động
Lao động Việt Nam
Lao động xuất khẩu

Nhập khẩu lao động
Ngân sách nhà nƣớc
Quyết định
Sản xuất kinh doanh
Trans-Pacific Partnership Agreement - Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dƣơng
Thực tập sinh
Vietnam Association of Manpower Supply - Hiệp hội xuất khẩu
lao động Việt nam
World Trade Organization - Tổ chức thƣơng mại thế giới
Xuất khẩu
Xuất khẩu lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Số hiệu

Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SXKD của công ty từ năm 2016 đến năm 2018 ..38
Bảng 2.2: Các khoản thu của ngƣời lao động .....................................................47
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát dành cho cán bộ, nhân viên trong công ty Vietcom ......54
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát dành cho khách hàng của công ty Vietcom ............55

Hình 1.1: Mơ hình marketing dịch vụ 7P ...........................................................16
Hình 1.2: Những nhân tố ảnh hƣởng tới việc định giá xuất khẩu ......................18
Hình 1.3: Quy trình phân phối sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế.......................19

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý cơng ty ...............................................36
Hình 2.2: Doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2016 đến năm 2018 ......39
Hình 2.3: Sơ đồ kênh phân phối lao động xuất khẩu của cơng ty ......................50
Hình 2.4: Quy trình XKLĐ của công ty Vietcom ...............................................52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm cải cách từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nƣớc ta đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển
quan trọng, cơ sở hạ tầng và cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện rõ
rệt. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong thời gian vừa qua, vẫn cịn tồn tại
những mặt hạn chế kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề lao động
thất nghiệp trong bối cảnh đất nƣớc chúng ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Trong những năm gần đây, hoạt động XKLĐ đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta
quan tâm và đặc biệt chú trọng, nó khơng chỉ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nƣớc,
nâng cao tay nghề, giúp lao động tiếp thu đƣợc những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc mà còn tăng cƣờng mối quan hệ quốc tế
với các nƣớc. Hiện nay, nguồn lao động của nƣớc ta có những ƣu thế nhất định so
với các nƣớc khác nhƣ tỷ lệ số ngƣời đang trong độ tuổi lao động cao, có ƣu thế
nguồn lao động giá rẻ... Theo cục lao động ngoài nƣớc (Bộ LĐTBXH) năm 2018 thị
trƣờng Nhật Bản dẫn đầu về số lƣợng lao động Việt Nam sang làm việc với 68.737
lao động, tiếp sau đó là Đài Loan với 60.369 lao động, lao động Hàn Quốc là 6.538,
Saudi Arabia 1.920 lao động, Rumania 1.319 lao động,… Cũng theo số liệu của
Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2019 có 54.144 lao
động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, tăng 12,02% so với 5 tháng đầu 2018.
Các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam vì vậy mà cũng có nhiều cơ hội hơn,
nhƣng đồng thời với đó thì cạnh tranh cũng sẽ trở nên gay gắt hơn. Trong hoàn cảnh
này, các doanh nghiệp XKLĐ ngày càng phải chú trọng hơn đến hoạt động
marketing của doanh nghiệp mình, vì marketing là hết sức quan trọng, góp phần to

lớn vào sự thành công của doanh nghiệp, đem đến cho doanh nghiệp sự năng động,
linh hoạt trong kinh doanh, khả năng tiếp cận thị trƣờng và giúp doanh nghiệp đƣa
ra những chiến lƣợc kinh doanh thích hợp.
Trong XKLĐ, marketing đóng vai trò rất quan trọng và chủ yếu đƣợc thực
hiện bởi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và có thể có sự trợ giúp của nhà nƣớc.
Marketing trong XKLĐ bao gồm hai nội dung chủ yếu là nghiên cứu thị trƣờng

1


XKLĐ và quảng bá hàng hóa sức lao động Việt Nam ra thị trƣờng lao động quốc tế.
Nghiên cứu thị trƣờng XKLĐ là khâu trọng yếu của hoạt động marketing nhằm mục
đích tìm hiểu rõ các cơ hội và thách thức đang chờ đón ở thị trƣờng đang nghiên cứu.
Qua đó cho biết nên tiến vào thị trƣờng nào là có lợi nhất và cách tiếp cận sao cho
thành cơng nhất. Quảng bá hàng hóa sức lao động Việt Nam ra thị trƣờng lao động
quốc tế chính là việc xây dựng thƣơng hiệu cho hàng hóa sức lao động Việt Nam.
Marketing là quan trọng song không phải là doanh nghiệp nào cũng nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của nó đồng thời thực hiện tốt các chính sách marketing
của mình. Cơng ty cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom cũng nằm
trong số đó. Là một doanh nghiệp XKLĐ đã đi vào hoạt động đƣợc hơn 10 năm và
có những bƣớc phát triển, đạt đƣợc khá nhiều thành tựu đáng ghi nhận song cơng ty
vẫn chƣa có một chiến lƣợc marketing cụ thể và hoàn chỉnh cho các hoạt động của
mình, do vậy mà cơng ty vẫn chƣa phát huy hết các tiềm năng của doanh nghiệp
mình. Qua từng giai đoạn, công ty Vietcom đã chú trọng hơn tới hoạt động
marketing và từng bƣớc xây dựng chiến lƣợc marketing hồn chỉnh. Tuy nhiên, tính
đến thời điểm hiện tại, hoạt động marketing vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ hoạt động
nghiên cứu thị trƣờng và tiếp cận trực tiếp còn yếu kém, lao động xuất khẩu tuy
ngày càng đƣợc nâng cao trình độ nhƣng phần lớn vẫn là lao động phổ thơng, trình
độ chun mơn và ngoại ngữ chƣa cao, tổng chi phí lao động phải trả cịn tƣơng đối
cao, kênh phân phối, chiến lƣợc quảng bá và quy trình tổ chức XKLĐ chƣa thực sự

hiệu quả,…
Nhằm nâng cao công tác XKLĐ trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay,
sau thời gian dài trực tiếp gắn bó và làm việc tại công ty Vietcom, tôi đã lựa chọn
đề tài “Đẩy mạnh các hoạt động marketing của công ty cổ phần cung ứng nhân lực
và thƣơng mại Vietcom”.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ở nƣớc ta trong những năm qua đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về
marketing và marking dịch vụ nhƣ:
- Phạm Đăng Bình, Từ điển kinh tế học Penguin, NXB giáo dục,1995. Nội
dung cuốn sách này trình bày ngắn gọn các khái niệm, thuật ngữ, nội dung và công

2


cụ chủ yếu của kinh tế học. Bên cạnh đó, tác giả cũng chú ý trình bày tƣ tƣởng của
các nhà kinh tế hàng đầu, các trƣờng phái tƣ tƣởng khác nhau trong kinh tế học và
các tổ chức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, nhằm giúp bạn đọc
nắm đƣợc hầu hết các vấn đề kinh tế quan trọng, cả về lý thuyết lẫn thực tế.
- Trƣơng Đình Chiến, Giáo trình quản trị marketing, NXB đại học kinh tế
quốc dân, 2015. Nội dung cuốn giáo trình đƣợc viết dƣới góc độ của nhà quản trị
marketing - những ngƣời có trách nhiệm điều hành tồn bộ hoạt động marketing của
doanh nghiệp/tổ chức. Xuyên suốt toàn bộ nội dung của giáo trình là quan điểm tập
trung vào định hƣớng hoạt động quản trị, nội dung các công việc của nhà quản trị
marketing và quy trình các bƣớc thực hiện hoạt động marketing.
- Trần Minh Đạo, Giáo trình marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế quốc
dân. Tài liệu này trình bày về sự ra đời và phát triển của markeing, chức năng, các
thành phần, quy trình tiến hành marketing. Đề cập và giải thích hầu hết các khái
niệm và thuật ngữ trong ngành. Nó nhấn mạnh vai trị quan trọng của nghiên cứu
marketing và cách thức tiến hành nghiên cứu.
- Lƣu Văn Nghiêm, Giáo trình marketing dịch vụ, NXB Đại học kinh tế quốc

dân, 2008. Cuốn sách này giúp tác giả mở rộng hơn kiến thức về cách nghĩ và cách
làm của các nhà quản trị marketing trong lĩnh vực dịch vụ, vai trò của marketing
dịch vụ và từ đó hình thành tiến trình xây dụng chính sách marketing cho dịch vụ.
- Lƣu Văn Nghiêm, Giáo trình marketing dịch vụ, NXB Đại học kinh tế quốc
dân, 2008. Marketing xuất nhập khẩu khác marketing nội địa bởi vì nhân viên tiếp
thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, mơi
trƣờng văn hóa - xã hội đều khác với các điều kiện, môi trƣờng trong nƣớc, buộc
doanh nghiệp phải thay đổi chƣơng trình marketing trong nƣớc của mình nhằm để
đƣa hàng hóa thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngồi.
- Nguyễn Viết Lâm, Giáo trình nghiên cứu marketing, NXB ĐH kinh tế quốc
dân, 2008. Cuốn sách gồm 15 chƣơng nói về những chủ đề khác nhau, đƣợc sắp xếp
theo một trật tự gần gũi nhất với diễn biến của một cuộc nghiên cứu marketing điển
hình trong thực tế. Trong hệ thống các chƣơng, chƣơng 1 và 2 diành để giới thiệu
khái quát về hoạt động nghiên cứu marketing và quy trình chung của một nghiên

3


cứu marketing, các chƣơng cịn lại đi sâu trình bày nội dung cũng nhƣ cách thức
tiến hành các loại công việc thuộc từng giai đoạn của quy trình ấy.
- Philip Kotler, Marketing trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, NXB Thế
giới, 2018. Trong kỷ nguyên 4.0, mọi doanh nghiệp và tổ chức đều phải chịu tác
động của những xu thế lớn. Vì vậy, cơng việc marketing- tiếp thị cũng buộc phải
thay đổi nhanh chóng, để hoạt động kinh doanh và phát triển không bị thụt lùi.
Cuốn sách mô tả các nguyên tắc marketing trong thế kỷ 21 và chỉ ra cách các doanh
nghiệp có thể đạt đƣợc sự bền vững trên thị trƣờng thông qua tiếp thị bằng phƣơng
tiện truyền thơng mới- những bí quyết marketing phong cách 4.0.
- Nguyễn Thị Bích Hồng, XKLĐ ở một số nước Đơng Nam Á - Kinh nghiệm
và bài học, nhà xuất bản khoa học xã hội, 2007. Qua nhìn nhận thực tế về hoạt động
XKLĐ ở một số nƣớc Đông Nam Á, tác giả phân tích, đánh giá những mặt đƣợc và

chƣa đƣợc. Trên cơ sở đó, rút ra kinh nghiệm và bải học cho Việt Nam.
- Hồng Xn Trƣờng, Giáo trình luật lao động, NXB ĐH kinh tế quốc dân,
2011. Giáo trình này tập trung phân tích và nêu ra những quan điểm và nội dung cơ
bản nhất về Luật lao động trong đó quan trọng nhất là tƣ tƣởng của Hiến pháp 1992
và Bộ luật lao động. Giáo trình là tài liệu hỗ trợ trong việc tham khảo, học tập và
nghiên cứu về Luật nói chung và Luật lao động Việt Nam nói riêng.
Ngồi ra cịn nhiều bài báo, bài viết tạp chí… cũng đề cập tới hoạt động
XKLĐ nhƣ:
 Nguyễn Thanh Hòa, XKLĐ trong xu hướng hội nhập - cơ hội và thách
thức, Tạp chí lao động - xã hội, số 264, 2005. Tác giả tập trung nêu ra cơ hội và
thách thức của hoạt động XKLĐ trong xu hƣớng hội nhập của thế giới.
 Nguyễn Ngọc Bình, Trần Sỹ Luận, Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế từ
việc đi XKLĐ Việt Nam tại một số thị trường nước ngồi, Tạp chí khoa học lao
động và xã hội, số 30 - Quý I/2012. Qua những chuyển biến và thành tựu đạt đƣợc
từ hoạt động XKLĐ của Việt Nam, tác giả tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả
kinh tế mà hoạt động XKLĐ mang lại.
 Lê Hồng Huyên, 2005.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của
xuất khẩu lao động Việt Nam, Tạp chí việc làm ngoài nƣớc, (6), Cục quản lý lao

4


động ngoài nƣớc Bộ lao động thƣơng binh và xã hội, Hà Nội. Tác giả nêu và phân
tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động XKLĐ, hiệu quả đƣợc phân
tích theo hai khía cạnh kinh tế và xã hội.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập tới hoạt động marketing trong
xuất khẩu lao động nhƣ:
 Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sỹ kinh tế trƣờng Đại học quốc gia TP.HCM.
Tác giả tập trung vào việc làm sáng tỏ cơ sở về XKLĐ, phân tích những tác động

của XKLĐ đến phát triển kinh tế xã hội của nƣớc xuất khẩu cũng nhƣ nhập khẩu lao
động, đồng thời phân tích yếu tố tác động đến phát triển XKLĐ Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
 Vũ Thị Nhung (2015), Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
Nhật Bản trong bối cảnh mới (2013-2020), luận văn thạc sỹ kinh tế quốc tế trƣờng
đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả tập trung vào việc xác định những nguyên nhân
của thành công và hạn chế trong hoạt động XKLĐ của Việt nam sang thị trƣờng
Nhật Bản. Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế
các phát sinh tiêu cực, đồng thời thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị
trƣờng Nhật Bản.
 Trần Thị Hồng Tuyết (2015): XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản - Luận văn thạc sỹ: Tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động XKLĐ
của Việt Nam sang Nhật Bản, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động
XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản.
 Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2017), Hoạt động marketing trong XKLĐ tại
công ty Hogamex, luận văn thạc sỹ kinh tế trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội. Trên
cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu lao động và hoạt động marketing của công ty
cổ phần Hogamex tại thị trƣờng Đài Loan trong thời gian từ năm 2012-2016, luận
văn đề xuất các giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động sang thị
trƣờng Đài Loan của cơng ty Hogamex.
Các cơng trình nghiên cứu này nhìn chung đã tiếp cận vấn đề XKLĐ của
Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, tập trung nhiều vào việc phân tích đánh giá

5


hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung, hoặc về các khía cạnh chính sách, cơ
chế quản lý hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập
đến một cách hệ thống và phân tích, nghiên cứu các giải pháp marketing trong
HĐXK tại công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom.

3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về các hoạt động marketing
trong xuất khẩu lao động tại công ty Cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại
Vietcom, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động Marketing góp
phần nâng cao hoạt động kinh doanh cũng nhƣ đẩy mạnh chất lƣợng nguồn lao
động, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực từ phía Nhật Bản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động marketing trong XKLĐ tại
công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
+ Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom – Địa chỉ:
Tầng 19 tòa nhà Vinaconex 9, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
+ Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại số 17/106 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô,
Cầu Giấy, Hà Nội
+ Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại 981 Giải Phóng, Hồng Mai, Hà Nội
+ Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Tiên Lữ, Hƣng Yên
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Hoạt động marketing trong XKLĐ tại
công ty Vietcom từ năm 2016 đến 2018, chỉ ra những mặt đƣợc và chƣa đƣợc, từ đó
kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu
khác có liên quan. Tiến hành phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống
lý thuyết, từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.

6


5.2. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi

- Sử dụng bảng hỏi về thực trạng các hoạt động Marketing trong xuất
khẩu lao động tại công ty
- Hỏi các khách thể khác nhau: Cán bộ, giáo viên, quản lý, học sinh,
khách hàng để có đƣợc thơng tin đầy đủ.
5.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Bảng câu hỏi bán cấu trúc (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung)
phục vụ khảo sát đƣợc thiết kế nhằm thu thập thơng tin để phân tích và kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu. Phƣơng pháp này cho phép các phân tích
đƣợc thực hiện dựa trên việc trả lời các câu hỏi “vì sao?”.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động marketing trong XKLĐ của doanh
nghiệp
- Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động marketing trong xuất khẩu lao động của
công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom
- Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động marketing trong xuất khẩu
của công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thƣơng mại Vietcom.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về marketing
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về marketing, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh
thực tế và nhận thức khác nhau mà ngƣời ta có những cách định nghĩa marketing
khác nhau. Sự khác nhau không chỉ ở mức độ chi tiết mà còn phản ánh ở nội dung

mà nó chứa đựng. Nhƣng ai cũng cơng nhận rằng marketing ra đời là nhằm hỗ trợ
có hiệu quả cho hoạt động thƣơng mại, bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Marketing là một thuật ngữ, do đó marketing khơng có tên gọi tƣơng đồng
trong tiếng Việt. Một số sách giáo trình marketing Việt Nam cho rằng marketing là
"tiếp thị", tuy nhiên, đó khơng phải là tên gọi tƣơng đồng chính xác vì "tiếp thị"
khơng bao hàm hết đƣợc ý nghĩa của marketing.
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về marketing, tuy nhiên, định nghĩa của
Philip Kotler (theo Principles of Marketing) là định nghĩa mà tác giả cho rằng chính
xác nhất.
- Theo Philip Kotler (2000) : "Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ
khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị
lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã đƣợc tạo ra".
- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: "Marketing là quá trình lên kế hoạch và
tạo dựng mơ hình sản phẩm (concept), hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch
promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ (exchanges/marketing
offerings) có khả năng thỏa mãn nhu cầu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định".
- Theo trƣờng Đại Học Tài Chính - Marketing Tp.HCM: "Marketing là sự
kết hợp của nhiều hoạt động liên quan đến công việc kinh doanh nhằm điều phối
sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đến ngƣời tiêu dùng".
- Theo Wikipedia: "Marketing là việc nhận dạng ra đƣợc những gì mà con
ngƣời và xã hội cần. Một sản phẩm nếu đƣợc tạo ra mà khơng ai có nhu cầu dùng và

8


mua thì sẽ khơng bán ra đƣợc, từ đó sẽ khơng có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở
thành không sinh lợi".
Trải qua nhiều giai đoạn, thuật ngữ marketing đƣợc đề cập đến nhƣ
marketing bán hàng, marketing bộ phận. Ngày nay, dƣới ánh sáng của khoa học
kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý và với trình độ tiên tiến của nền công nghiệp

hiện đại, marketing công ty hay marketing hiện đại ra đời. Theo quan điểm mới
này, hoạt động marketing đã có bƣớc phát triển mạnh cả về lƣợng và chất, giải
thích một cách đúng đắn hơn ý nghĩa mà nó chứa đựng. Theo đó, marketing đƣợc
định nghĩa nhƣ sau:
- Theo E.J McCarthy (1960): “Marketing là quá trình thực hiện các hoạt
động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức thơng qua việc đốn trƣớc các nhu
cầu của khách hàng hoặc ngƣời tiêu thụ để điều khiển các dịng hàng hóa dịch vụ
thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc ngƣời tiêu thụ”.
Và để ứng dụng marketing hiện đại vào lĩnh vực thƣơng mại của các tổ chức
kinh tế, có thể hiểu: “Marketing thƣơng mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều
khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt đƣợc mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả
nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của
nhà sản xuất, nhà thƣơng mại và ngƣời tiêu thụ”.
Tóm lại khi nhắc đến khái niệm, định nghĩa marketing, đây là một thuật ngữ
chỉ các hoạt động trong các tổ chức (cả tổ chức kinh doanh và tổ chức phi lợi
nhuận) bao gồm việc tạo dựng giá trị từ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với
khách hàng, xây dựng mô hình sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và chiến dịch
promotion... với mục đích nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của 1
hoặc nhiều nhóm khách hàng nhất định và thu về giá trị lợi ích từ những giá trị đã
đƣợc tạo ra.
1.1.2. Khái niệm về marketing dịch vụ
Marketing dịch vụ là sự phát triển lý thuyết chung của Marketing và lĩnh vực
dịch vụ. Dịch vụ lại rất biến động và đa dạng với nhiều ngành khách biệt nhau. Vì
thế cho tới nay về học thuật chƣa có định nghĩa nào khái quát đƣợc đầy đủ về
marketing dịch vụ. Philip Kotler đã nêu rằng: “ Marketing dịch vụ đòi hỏi các giải

9


pháp nâng cao chất lƣợng, năng suất sản phẩm, dịch vụ, tác động nhằm thay đổi cầu

vào việc định giá cũng nhƣ phân phối cổ đơng”. Theo Kpippendori thì: “ Đây là một
sự thích ứng có hệ thống và phối hơp chính sách kinh doanh dịch vụ tƣ nhân và
chính phủ với sự thỏa mãn tối ƣu những nhu cầu của những nhóm khách hàng đã
đƣơc xác định và đạt đƣợc lợi nhuận xứng đáng”.
Marketing dịch vụ đƣợc định nghĩa một cách tổng thể nhƣ sau: “ Marketing
dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trƣờng dịch vụ bao gồm quá trình
thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng mục tiêu bằng hệ
thống các chính sách, các biện pháp tác động vào tồn bộ q trình tổ chức sản xuất,
cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân phối các nguồn lực của tổ chức.
Marketing đƣợc xem xét trong sự năng động của mối quan hệ qua lại giữa các sản
phẩm dịch vụ của công ty và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cùng với hoạt động của
đối thủ cạnh tranh trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, ngƣời tiêu
dùng và xã hội”.
Nhƣ vậy, marketing dịch vụ thực chất là nghiên cứu nhu cầu và thỏa mãn tối
đa các nhu cầu đó trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực bên trong cùng với sự
kết hợp có hiệu quả với các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp.
1.1.3. Khái niệm về XKLĐ
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp thực
hiện việc cung ứng lao động cho cho doanh nghiệp tại quốc gia khác trên cơ sở
những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hợp pháp quy định sự thống nhất giữa
quốc gia đƣa và nhận lao động.
Theo khái niệm của ILO (2013), Global Employment Trends: Recovering
from a Second jobs Dip, ILO, Switzerland: Báo cáo nghiên cứu cuộc khủng hoảng
việc làm tồn cầu, trong đó, tâm điểm là khủng hoảng tại các nƣớc phát triển và ảnh
hƣởng của nó tới các quốc gia đang phát triển. Báo cáo đƣa ra các chỉ số định lƣợng
và định tính của thị trƣờng lao động toàn cầu và khu vực, kết hợp phân tích các yếu
tố vĩ mơ để đƣa ra chính sách phù hợp: “Hoạt động XKLĐ là kết quả của sự mất
cân bằng giữa nƣớc tiếp nhận và nƣớc gửi lao động, thƣờng là mất cân đối về kinh
tế, về khả năng cung- cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng


10


đều và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này đã tạo nên sự di
chuyển hoặc tuyển ngƣời lao động từ nƣớc này sang nƣớc khác để bù đắp sự thiếu
hụt và dƣ thừa lao động giữa các nƣớc và khu vực với nhau”.
XKLĐ giữa các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên mục đích
kinh tế có thể nhận thấy rõ nhất. Các nƣớc XKLĐ thƣờng là những nƣớc kém phát
triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, có nguồn lao động dƣ thừa. Trong khi các nƣớc phát
triển có nền kinh tế tăng trƣởng cao, đời sống đƣợc cải thiện lại thiếu lao động và có
một số cơng việc thiếu lao động do ngƣời dân khơng muốn làm. Chính điều này đã
làm cho nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu lao động của các nƣớc nảy sinh, tạo nên
cung- cầu trên thị trƣờng lao động thế giới.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động dịch vụ XKLĐ:
- Thứ nhất: Hoạt động XKLĐ là một hoạt động kinh tế không thể tách rời
khỏi sự phát triển của đất nƣớc của nhiều quốc gia. Hiện nay, XKLĐ đƣợc xem là
một trong những chính sách nằm trong chƣơng trình việc làm của mỗi quốc gia
nhằm giải quyết lƣợng lao động mỗi ngày một gia tăng, không những thế nhà nƣớc
có thể thu đƣợc một lƣợng ngoại tệ lớn thơng qua hình thức chuyển tiền về nƣớc
của lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này buộc nƣớc xuất khẩu phải
chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trƣờng lao động nƣớc ngoài, mà việc chiếm lĩnh đƣợc
hay không lại dựa trên cung cầu lao động. Bên “cầu phải tính tốn kĩ hiệu quả kinh
tế của việc nhập khẩu lao động. Vì vậy cần xác định chặt chẽ số lƣợng, chủng loại
lao động hợp lý. Bên “cung” mong muốn xuất đƣợc càng nhiều lao động càng tốt.
Do vậy bên “cung” cần có sự chuẩn bị đầu tƣ, đáp ứng với bên “cầu”. Chất lƣợng
lao động càng cao càng đem lại hiệu quả lao động lớn, do đó càng đƣợc thị
trƣờng nƣớc ngoài chấp nhận. Chất lƣợng lao động cao thể hiện ở trình độ tay
nghề ngƣời lao động phù hợp với công nghệ của nƣớc tiếp nhận lao động, có thể
lực tốt, có ngoại ngữ, đƣợc trang bị kiến thức làm việc theo tác phong công
nghiệp, am hiểu pháp luật, phong tục tập quán của nƣớc sử dụng lao động dễ

thích ứng với mơi trƣờng.
- Thứ hai: Hoạt động XKLĐ là hoạt động thê hiện rõ tính xã hội: Thực chất
XKLĐ là hoạt động xuất khẩu sức lao động. Trong khi đó, sức lao động lại gắn bó

11


chặt chẽ với ngƣời lao động, không tách rời khỏi ngƣời lao động. Do vậy, mọi chính
sách, pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội, đảm
bảo làm sao để ngƣời lao động ở nƣớc ngoài đƣợc lao động nhƣ cam kết trong hợp
đồng lao động, cũng nhƣ đƣợc tham gia đầy đủ các hoạt động cơng đồn.. Hơn nữa,
lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn, do vậy nƣớc XKLĐ cần phải có
những chế độ tiếp nhận và sử dụng ngƣời lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng
về nƣớc.
- Thứ ba: Hoạt động XKLĐ là hoạt động kinh tế mang ở cả tầm vĩ mô và vi
mô. Ngày nay, trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế thì hầu nhƣ tồn
bộ hoạt động XKLĐ đều do các tổ chức kinh tế thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký.
Đồng thời, các tổ chức kinh tế cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn khâu tổ chức đƣa đi
và quản lý ngƣời lao động và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt
động XKLĐ của mình. Tuy nhiên, sự chủ động, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động XKLĐ của các tổ chức kinh tế này cũng phải nằm trong các quy định quản
lý vĩ mô của nhà nƣớc. Cụ thể phải tuân thủ theo các hiệp định, các thỏa thuận
song phƣơng có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình mà
nhà nƣớc đã ban hành.
- Thứ tƣ: Hoạt động XKLĐ là hoạt động mang lại lợi ích cho cả ba bên: nhà
nƣớc, doanh nghiệp XKLĐ và ngƣời lao động xuất khẩu. Trong lĩnh vực XKLĐ, lợi
ích kinh tế của nhà nƣớc là khoản ngoại tệ mà ngƣời lao động gửi về đƣợc tính thuế,
là số thuế thu nhập mà các cơng ty XKLĐ phải trích nộp theo quy định của nhà
nƣớc, do vậy ngƣời lao động gửi càng nhiều ngoại tệ về thì nguồn thu từ thuế càng
lớn. Khơng những thế, lƣợng ngoại tệ chuyển về nƣớc sẽ làm tài khoản vãng lai

đƣợc cân bằng. Lƣợng ngoại tệ cũng nhƣ số mà nhà nƣớc thu đƣợc sẽ góp phần
thực hiện các mục tiêu, chính sách kinh tế của nhà nƣớc. Đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu thì lợi ích đó là các khoản chi phí giải quyết việc làm ngồi nƣớc, phí đào
tạo ngƣời lao động trƣớc khi đi xuất khẩu. Đối với ngƣời lao động, lợi ích thu đƣợc
là khoản thu nhập mà họ nhận đƣợc từ việc lao động bên nƣớc ngoài, khoản thu
nhập này cao hơn rất nhiều so với lao động trong nƣớc cùng làm cơng việc có tính
chất tƣơng tự nhau.

12


- Thứ năm: Hoạt động XKLĐ là hoạt động đấy biến đổi. XKLĐ phụ thuộc
nhiều vào nhu cầu NKLĐ của nƣớc tiếp nhận. Tuy nhiên nhu cầu này thƣờng không
ổn định và chịu nhiều tác động khác nhau của nền kinh tế sự biến động của xã hội
nƣớc tiếp nhận lao động vì vậy cần phải có sự phân tích một cách tồn diện về nƣớc
có nhu cầu, về số lƣợng hiện tại, xu hƣớng những loại hình cơng việc cần sử dụng
lao động nƣớc ngoài trong thời gian tới. Từ đó nhà nƣớc xây dựng các chƣơng trình,
chính sách đào tạo, giáo dục định hƣớng phù hợp, linh hoạt đáp ứng đƣuọc nhu cầu
của các nƣớc tiếp nhận khi cần kể cả lao động trên thế giới. Đây là mong muốn của
tất cả các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc nghèo và các nƣớc đang phát triển.
1.1.4. Khái niệm marketing trong XKLĐ
Theo Philip Kotler (2000), Quản trị marketing, NXB Thống kê (Tài liệu
dịch), Hà Nội, trang 12: “Marketing dịch vụ đòi hỏi các giải pháp nâng cao chất
lƣợng, năng suất sản phẩm, dịch vụ, tác động nhằm thay đổi cầu vào việc định giá
cũng nhƣ phân phối cổ động”. Nhƣ vậy, theo quan điểm này, marketing trong
XKLĐ đòi hỏi các giải pháp để nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng nguồn lao
động, tác động nhằm tăng nhu cầu XKLĐ và tăng khả năng cạnh tranh của công ty
trên thị trƣờng XKLĐ.
Theo Kpippendori thì : “Đây là một sự thích ứng có hệ thống và phối hợp
chính sách kinh doanh dịch vụ tƣ nhân và chính phủ với sự thoả mãn tối ƣu những

nhu cầu của một nhóm khách hàng đƣợc xác định và đạt đƣợc lợi nhuận xứng đáng”.
Do đó, marketing trong XKLĐ là một sự thích ứng có hệ thống và phối hợp các
chính sách để tối ƣu nhu cầu của khách hàng đƣợc xác định, tăng số lƣợng nguồn
lao động và giúp công ty đạt đƣợc lợi nhuận xứng đáng.
Từ đó, trong luận văn này có thể hiểu khái niệm Marketing trong XKLĐ là
các hoạt động marketing được áp dụng nhằm đưa người lao động ra thị trường
nước ngồi thơng qua việc nghiên cứu nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng,
trên cơ sở đó tận dụng tối đa các nguồn lực bên trong cùng với sự kết hợp có hiệu
quả với các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp.

13


1.1.5. Đặc trưng cơ bản của hoạt động Marketing trong xuất khẩu
lao động
- Nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu lao động:
Là khâu trọng yếu của hoạt động marketing nhằm mục đích tìm hiểu rõ các
cơ hội và thách thức đang chờ đón ở thị trƣờng đang nghiên cứu. Qua đó cho biết
nên tiến vào thị trƣờng nào là có lợi nhất và cách tiếp cận sao cho thành công nhất.
Muốn vậy cần thực hiện các bƣớc sau:
+ Sử dụng triệt để thơng tin thị trƣờng lao động nƣớc ngồi mà nhà nƣớc
cung cấp đồng thời tự khai thác thêm nếu có thể. Khâu này doanh nghiệp xuất khẩu
lao động nên chủ động vì nhà nƣớc cung cấp thơng tin đầy đủ đến đâu cũng khơng
thể bao qt hết tình hình thực tế đang diễn ra. Mặt khác thông tin cũng là một vũ
khí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cho nên doanh nghiệp càng có nhiều thơng tin
bí mật thì sức cạnh tranh càng cao. Và lấy thông tin thế nào, từ đâu (trừ nguồn từ
nhà nƣớc) thì mỗi doanh nghiệp sẽ có cách làm khác nhau.
+ Phân tích các thơng tin có đƣợc bằng các phƣơng pháp tin cậy và đánh giá
các kết quả rồi cho kết luận. Ở Việt Nam hiện nay chƣa có những trung tâm chuyên
về thực hiện các cơng việc trên cho nên rất có thể để thực hiện công việc trên các

doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài hoặc chun gia
trong nƣớc có kinh nghiệm nhƣng nếu vậy thì chi phí phải nộp của ngƣời lao động
sẽ rất lớn. Vì thế, nhà nƣớc nên nghiên cứu có phƣơng án xây dựng thí điểm sự hoạt
động của một vài trung tâm chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phân tích
thơng tin. Sau đó, dƣới sức ép của cầu trong trong lĩnh vực này cùng với sự chỉ đạo
của nhà nƣớc thì các trung tâm dạng này tự khắc sẽ phát triển.
+ Xây dựng các chiến lƣợc, sách lƣợc cho hoạt động xuất khẩu lao động và
các biện pháp tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, dựa trên cơ sử các kết quả
đã phân tích. Đây là một bƣớc rất quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh
nghiệp xuất khẩu lao động.
- Quảng bá hàng hóa sức lao động Việt Nam ra thị trƣờng lao động quốc tế
Đây chính là việc xây dựng thƣơng hiệu cho hàng hóa sức lao động Việt
Nam. Các biện pháp cụ thể nhƣ sau:

14


+ Tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trƣớc khi lao động đi. Muốn vậy, bản thân
doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải chủ động trong việc cung cấp nguồn lao động
nghĩa là ln có sẵn trong tay lực lƣợng lao động có trình độ sẵn sàng đi xuất khẩu
lao động bất cứ lúc nào
+ Có biện pháp quản lỷ chặt chẽ ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngồi.
Để thực hiện đƣợc điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất
khẩu lao động, đại sứ quán của Việt Nam tại quốc gia đó, cục hợp tác với nƣớc
ngồi và gia đình ngƣời lao động. Cần có những biện pháp xử phát hành chính và
tài chính thật nghiêm để phạt hững ngƣời lao động xuất khẩu vơ kỷ luật, vi phạm
luật pháp nƣớc ngồi.
+ Có các biện pháp để ngƣời sử dụng nƣớc ngoài tin và quen dùng lao động
Việt Nam. Đối với từng thị trƣờng có những đặc điểm riêng nên cần căn cứ vào đó
để giáo dục ý thức của ngƣời lao động đi xuất khẩu để họ có những hành vi cƣ xử

phù hợp khơng làm mất lịng ngƣời sử dụng lao động.
+ Có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho lao động Việt Nam tránh xảy ra
tranh chấp gây thiệt hại cho các bên. Chúng ta rất cần lấy lịng ngƣời sử dụng lao
động nƣớc ngồi nhƣng khơng phải vì thế mà chúng ta nhân nhƣợng cho những
hành vi xâm phạm đến quyền lợi ngƣời lao động, xâm phạm đến danh dự của ngƣời
lao động. Vì thế các doanh nghiệp cần lƣu ý điều này khi ký kết hợp đồng với đối
tác nƣớc ngoài, để doanh nghiệp bảo vệ lợi ích cho ngƣời lao động tránh vì lợi
nhuận mà bán rẻ lao động trong nƣớc thì nhà nƣớc cần có những quy định luật pháp
rõ ràng.
1.2. Nội dung các hoạt động Marketing trong xuất khẩu lao động
Mơ hình marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hƣớng nâng cao
vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.
Lý thuyết về 7P trong marketing dịch vụ ban đầu đƣợc phát minh bởi E.
Jerome McCarthy và đƣợc xuất bản vào năm 1960 trong cuốn sách Basic
Marketing của ơng. Mơ hình marketing 7P bao gồm 3 nấc: nấc 1 là “4P” tức 4 yếu
tố cơ bản trong quản trị marketing. Đó là nhóm các chính sách sản phẩm, chính sách

15


về giá, chính sách kênh phân phối và các chính sách xúc tiến hỗn hợp. Nấc 2 là
nhóm các chính sách về con ngƣời và quy trình quản trị, và nấc cuối cùng là chính
sách về cơ sở vật chất. (Hình 1.1).
1.2.1. Chính sách sản phẩm
Sản phẩm trên thị trƣờng thế giới là tồn bộ những hàng hóa, dịch vụ và ý
tƣởng đƣợc chào bán để thỏa mãn một nhu cầu vật chất hoặc tâm lý nào đó của
ngƣời mua ở thị trƣờng hải ngoại. Chính sách sản phẩm trên thị trƣờng thế giới là
một tiến trình lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất cho một thị trƣờng hoặc một khu
vực thị trƣờng thế giới nhất định. Chính sách sản phẩm sẽ thay đổi tùy thuộc vào
từng loại hàng hóa riêng biệt và khách hàng.

Cơ sở vật
chất P7

Sản phẩm
P1

Con

Quy

ngƣời P5

trình P6

Kênh phân
phối P3

Giá P2

Chiêu thị
P4

Hình 1.1: Mơ hình marketing dịch vụ 7P
(Nguồn: Lưu Văn Nghiêm,2008)
Tầm quan trọng của chính sách sản phẩm đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh là:
Chính sách sản phẩm luôn chịu nhiều sức ép trong cạnh tranh và chính sách
sản phẩm phải thích ứng với các vấn đề kỹ thuật.
Các chiến lƣợc sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm có:
- Chiến lƣợc tiêu chuẩn hóa sản phẩm:


16


Chiến lƣợc tiêu chuẩn hóa sản phẩm biểu hiện ở việc bán ra thị trƣờng thế
giới những sản phẩm giống nhau hay đồng nhất về các yếu tố vật chất nhƣ: kích cỡ,
màu sắc, bao bì, dịch vụ hỗ trợ, hay trình độ nguồn nhân lực đƣợc xuất khẩu ra
nƣớc ngồi,... Mức độ tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, mức đồng
nhất của nhu cầu trên thị trƣờng, mức độ sẵn sàng chấp nhận của ngƣời tiêu dùng và
chính bản thân doanh nghiệp đó.
Điều kiện áp dụng chiến lƣợc tiêu chuẩn hóa sản phẩm là sản phẩm phải đáp
ứng đƣợc nhu cầu hay chức năng nào đó trên thị trƣờng một số nƣớc, phải “phù hợp”
với các sản phẩm đã đƣợc du nhập vào thị trƣờng một số nƣớc và sản phẩm không
quá lạc hậu với các sản phẩm cùng loại trong một thời điểm nhất định.
- Chiến lƣợc thích nghi hóa sản phẩm:
Chiến lƣợc thích nghi hóa sản phẩm đƣợc thể hiện ở việc thay đổi một số
đặc trƣng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khác biệt nhau. Đó là
những thay đổi trong cấu thành sản phẩm nhƣng vẫn giữ nguyên chức năng cơng
dụng của nó.
1.2.2. Chính sách giá
Giá sản phẩm quốc tế là khoản ngoại tệ mà ngƣời nhập khẩu phải trả cho
ngƣời xuất khẩu để sở hữu lƣợng hàng hóa tƣơng ứng hoặc là khoản ngoại tệ mà
ngƣời xuất khẩu thu về khi xuất lƣợng hàng tƣơng ứng. Chính sách giá là một trong
7 biến số quan trọng trong mô hình marking dịch vụ hỗn hợp 7P, nó mang lại thu
nhập trong khi các biến số khác chỉ sinh ra đầu tƣ và chi phí. Giá cả có tác động
mạnh mẽ đến doanh số, tiêu dùng, do đó giá ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Có thể nói giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp xuất khẩu.
Các phƣơng pháp định giá xuất khẩu bao gồm:
- Định giá dựa vào chi phí: phƣơng pháp này hƣớng vào mục tiêu chi phí và
lợi nhuận của cơng ty.

- Định giá theo ngƣời mua: Công ty định giá dựa trên giá trị đƣợc cảm nhận
của ngƣời mua về sản phẩm chứ khơng phải chi phí của ngƣời bán.

17


×