Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH

ĐỖ THÀNH NHÂN

PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC
KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH

ĐỖ THÀNH NHÂN

PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC
KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Mã số: 8 38 01 07
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Nguyên Khánh

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Nguyên Khánh. Các nội dung nghiên


cứu, kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới
bất kỳ hình thức nào trước đây. Các nhận xét, số liệu đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc cụ thể.
TP.HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2021
Học viên

Đỗ Thành Nhân

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Hịa Bình đã tạo mọi điều kiện
cho tơi được học tập, nghiên cứu, hồn thành chương trình học và hồn thành
luận văn cao học ngành Luật Kinh tế.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS
Bùi Nguyên Khánh đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành đề tài Luận
văn thạc sĩ này.Tơi xin gởi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo tại Trường Đại
học Hịa Bình, Cơ quan, gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu, trao đổi kiến thức thực tế phục vụ cho việc thực hiện đề tài
và hồn thành chương trình đào tạo chất lượng và đúng tiến độ
Ngày 01tháng 11năm 2021
Học viên

Đỗ Thành Nhân

ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................6
5.1. Phương pháp luận ..........................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................7
7. Cơ cấu của luận văn ..........................................................................................8
Chƣơng 1 ....................................................................................................................9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ....................................................9
KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN ............................................9
1.1. Khái quát về pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ..................9
1.1.1. Khái niệm pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ........................9
1.1.2. Đặc điểmpháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ........................12
1.1.3. Vai trò pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ........................... 17
1.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ....20
1.2.1. Quy định về điều kiện giấy phép lĩnh vực khách sạn............................... 20
1.2.2. Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc dịch vụ khách sạn ..22
1.2.3. Quy định về điều kiện trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ...26
iii



1.3. Những yếu tố tác động đến hiệu lực, hiệu quả đến thực hiện pháp luật
kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ................................................................ 27
1.3.1. Thủ tục phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành ..................................................................................27
1.3.2. Yếu tố con người cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ...28
1.3.3. Yếu tố điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn .....................................................................................................29
1.3.4.Yếu tố chất lượng của thể chế ...................................................................31
1.3.5. Yếu tố các điều kiện kinh tế, xã hội khác.................................................35
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................38
Chƣơng 2 ..................................................................................................................39
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH KINH DOANH
TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠNTẠI VIỆT NAM .........................................39
2.1. Thực trạngpháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn.....................39
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ......39
2.1.2. Hạn chế pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn .........................46
2.2. Thực tiễn thi hànhpháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạntại Việt
Nam .......................................................................................................................49
2.2.1. Tình hình kinh doanh trong lĩnh vực khách sạntại Việt Nam hiện nay ...49
2.2.2. Thực trạng và những vướng mắc kinh doanh trong lĩnh vực khách sạntại
Việt Nam ............................................................................................................54
2.3. Đánh giá tình hình thi hànhpháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách
sạn tại Việt Nam ...................................................................................................60
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân .................................................60
2.3.2. Những hạn chếvà nguyên nhân ................................................................ 61
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................67
Chƣơng 3 ..................................................................................................................68
ĐỊNH HƢỚNG QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, TỔ

CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH ....................................68
TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN ......................................................................68
3.1.Định hƣớng quan điểm hoàn thiện pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn ..............................................................................................................68
iv


3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp của các quy định pháp luật đối với thực tiễn thị
trường kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ......................................................68
3.1.2. Đảm bảo việc hoàn thiện khung thể chế về điều kiện và thủ tục thành lập
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và đăng kí kinh doanh. ............................. 69
3.1.3. Khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật kinh
doanh trong lĩnh vực khách sạn ..........................................................................70
3.1.4. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong
lĩnh vực kinh doanh khách sạn ...........................................................................71
3.1.5. Đảm bảo môi trường kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn lành mạnh và
bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ........................................72
3.1.7. Hồn thiện mơi trường kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn liên quan tới
cải cách thể chế hành chính ................................................................................73
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về
kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ................................................................ 74
3.3. Một số giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn tại Việt Nam ................................................................................78
3.4. Một số giải pháp khác ……………………………………………………. 80
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 88

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hoá

DV-DL

Dịch vụ - Du lịch

DV-DL-TM

Dịch vụ - Du lịch - Thương mại

DL

Du lịch

DV

Dịch vụ

HĐDL

Hoạt động du lịch

KT-XH

Kinh tế - xã hội


NN

Nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

QLNN

Quản lý nhà nước

QL

Quản lý

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh có doanh thu và lợi
nhuận cao, vì vậy, có rất nhiều người đã, đang và sắp đầu tư xây dựng và kinh
doanh khách sạn. Việc đầu tư ồ ạt có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng bão hịa
trong ngành kinh doanh này. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ và phục vụ
khơng được chú trọng, cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường du
lịch nói chung và dịch vụ lưu trú nói riêng. Tuy nhiên, nhu cầu đi du lịch của
du khách vẫn đang tăng do kinh tế phát triển, nhu cầu nghỉ dưỡng, thăm quan
ngày càng tăng; sự giao lưu ngày một mở rộng; các ngành dịch vụ khác như
vận tải, hàng không, công nghệ thông tin… phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu du
lịch thăm quan, nghỉ dưỡng của di khách trong và ngoài nước ngày càng tăng
làm cho nhu cầu lưu trú tăng theo. Nhu cầu du lịch và lưu trú gia tăng vừa là
cơ hội cũng là thách thức lớn đối với các chủ đầu tư có ý định bắt tay vào lĩnh
vực kinh doanh khách sạn [20,tr.23].
Việt Nam là điểm đến du lịch thu hút hàng chục triệu lượt khách mỗi
năm với nhiều địa điểm du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc trưng thu hút. Nguồn
khách du lịch trong nước và Quốc tế dồi dào kéo theo nhiều dịch vụ về lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí… cũng phát triển. Khi nhu cầu du lịch của du
khách tăng sẽ khiến nhiều nơi lưu trú quá tải, chất lượng dịch vụ và phục vụ
chưa đảm bảo. Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng cũng như phù hợp với “túi
tiền” của khách du lịch mà nhiều phân khúc khách sạn ra đời. Khách sạn được
phân chia theo nhiều hạng sao, nhiều kiến trúc, cơ sở và trang thiết bị khác
nhau trên cơ sở dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn mình
hướng đến.
Kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại khách sạn
từ bình dân đến cao cấp tại Việt Nam. Khách du lịch ngày nay có xu hướng
hiện đại với tư tưởng sống là phải hưởng thụ, kinh tế càng tốt thì mức độ sử
1



dụng dịch vụ càng cao. Họ không ngại chi trả một khoản tiền lớn cho việc sử
dụng các dịch vụ chất lượng cao trong khách sạn. Mở cửa nền kinh tế với
nước ngoài, kết nối với nhiều quốc gia dẫn đến tình hình giao lưu và hợp tác
được đẩy mạnh, họ đến Việt Nam để làm việc, công tác ngắn ngày nên có nhu
cầu lưu trú tại khách sạn. Việt Nam đã có nền tảng là đất nước nhiều điểm đến
du lịch hấp dẫn nên ngồi đi cơng tác, khả năng khách hàng đưa người thân,
gia đình, bạn bè sang du lịch là rất cao.
Mở rộng kinh doanh khách sạn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách
hàng về dịch vụ lưu trú, ăn uống đồng thời tăng cơ hội cạnh tranh, nâng cao
chất lượng dịch vụ. Sự phát triển của các kênh OTA giúp khách sạn có thể
tiếp cận khách nước ngồi dễ dàng hơn. Bùng nổ cơng nghệ giúp việc tiếp cận
hàng triệu khách du lịch mỗi ngày. Thời đại 4.0 phát triển, thay vì đi ra ngồi
bụi bặm, nắng mưa thì chúng ta có thể gọi đồ ăn đến tận nơi chỉ bằng một
click đặt món; thay vì muốn xem tin tức về kinh nghiệm đi du lịch chỉ được
phát sóng trên Tivi thì giờ đây chúng ta có thể tìm kiếm bất cứ gì trên các
thiết bị có kết nối Internet; hoặc thay vì thao tác đặt phòng rườm rà trên các
kênh trực tuyến, tại sao bạn khơng thực hiện điều đó trên chính website đặt
phòng của khách sạn. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp
luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa về
lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở Việt Nam trong giai đoạn mới" của
Nguyễn Thu Bình (Chủ nhiệm) (2014), Luận cứ khoa học và thực tiễn của
việc đổi mới tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở Việt
Nam trong giai đoạn mới, đề tài khoa học cấp Nhà nước độc lập, Bộ VHTT,
Hà Nội.. Kết quả nghiên cứu đề tài đã khái qt thực trạng mơ hình tổ chức và
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn; kiến nghị đổi mới công tác
2



kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, trong đó có hồn thiện pháp luật về mơ
hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tạo cơ sở cho việc tổ chức
kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nói chung và kinh doanh trong lĩnh vực
du lịch nói riêng.
- "Hồn thiện chính sách kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở Việt
Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Hòa Nam năm 2008, Luận án tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Hàng Khơng,Sài Gịn. Luận án đã phân tích, làm rõ một số vấn
đề lý luận về hồn thiện chính sáchkinh doanh trong lĩnh vực khách sạn như
khái niệm, bản chất, đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn; nội dung,
tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện chính sáchkinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn. Đặc biệt là trên cơ sở khái qt q trình hồn thiện và thực trạng
chính sáchkinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở nước ta, tác giả đã đưa ra
một số kiến nghị về hoàn thiện chính sách về kinh doanh trong lĩnh vực khách
sạn. Những kiến nghị hồn thiện chính sách về kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn có giá trị tham khảo quan trọng để tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách về kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở nước ta
hiện nay.
- Trần Văn Dũng (2016), Hoàn thiện pháp luật kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn áp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Đại học Luật Huế. Tác giả luận văn đã phân tích một số vấn đề lý luận về
hoàn thiện pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn như: khái niệm, vai
trò, đặc điểm pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn để từ đó đánh giá
thực trạng hệ thống pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn ở Việt
Nam trước yêu cầu cải cách kinh tế. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải
pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, theo
đó những đề xuất hồn thiện pháp luật không chỉ dừng ở việc xây dựng, ban
hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh trong
lĩnh vực khách sạn, mà còn bao hàm cả việc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy
3



phạm pháp luật có liên quan và các cơ chế phối hợp trong công tác quản lý
kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn. Kết quả luận văn có giá trị tham khảo
cho việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về kinh doanh trong lĩnh vực khách
sạn, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềQLNN kinh
doanh trong lĩnh vực khách sạn.
- Đề tài: “Pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, những vấn
đề lý luận và thực tiễn” luận văn của tác giả Dương Thu Hương, năm 2019,
luận văn bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Kinh tế luật HCM.
- Đề tài: “Pháp luật QLNN về kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” luận văn của tác giả Trương Minh Anh,
năm 2012 luận văn bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bên cạnh đó là Tài liệu tập huấn triển khai các nội dung mới của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn thi
hành; một số bài viết đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí
Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật…
Luận văn kế thừa những công trình trên về nội dung nghiên cứu về hiệu
quả hiệu quả KDKS ở nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, lý giải các nguyên
nhân ảnh hưởng đến chất lượng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
tại một số địa phương một cách toàn diện, chuyên sâu và trong điều kiện
pháp luật KDKS đã có nhiều thay đổi về căn bản như hiện nay.
Những nghiên cứu trước đây đã đặt nền móng cơ bản những cơ sở lý
luận và thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, quản lý nhà nước về
kinh doanh khách sạn… làm nền tảng cho hoạt động cũng như quản lý nhà
nước lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội
thay đổi, làm cho các quy định của pháp luật cũng thay đổi theo, những quy
định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh khách sạn thay đổi khi có sự thay đổi
Hiến pháp (Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2013), Bộ luật dân sự (sửa đổi, bổ
sung năm 2015), Luật Tố tụng dân sự (2015).Cho đến nay, chưa có cơng
4



trình, bài viết nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề kinh doanh trong
lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam sau thời điểm Hiến pháp năm 2013 và Bộ
Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015,...ra đời.
Vì vậy, đề tài Luận văn về cơ bản là mới, chưa được nghiên cứu tổng
thể, toàn diện. Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa
các kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã được ra nghiên cứu một cách
tổng thể, toàn diện vấn đề này trong lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phù hợp với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về kinh doanh trong lĩnh vực khách
sạn.
- Nêu thực trạng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạntại Việt
Namhiện nay.
- Đề ra các phương hướng và giải pháp tăng cường kinh doanh thực
hiện quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn trong thời
gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quan điểm về kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn; nghiên cứu pháp luật Việt nam hiện hành về kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn; nghiên cứu các trường hợp bất cập được kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn tại Việt Nam.

5



4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn là một vấn
đề khá rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khn khổ đề tài
luận văn và điền kiện có hạn nên đề tài chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu trong
phạm vi kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn trên cơ sở lý luận và thực tiễn
theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2020
- Địa bàn nghiên cứu: tại Việt Nam
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành các mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tìm
hiểu, vận dụng đã được thực hiện trên cơ sở của phương pháp duy vật biện
chứng; các quan điểm của Đảng về kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phương pháp này được
Luận văn áp dụng khi nghiên cứu về các quan điểm về kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn tại Chương I của luận văn. Từ lý luận về kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạntại Việt Nam đang áp dụng, luận văn so sánh với hiệu quả trên
thực tế để rút ra những ưu điểm, hạn chế của việc kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn này.
Qua đó, giúp cho đề tài đề xuất được những giải pháp, quan điểm hoàn
thiện pháp luật và tăng cường thực thi biện pháp kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn. Qua đó giúp luận văn có những phân tích rõ, phản ánh rõ hơn từ
nhu cầu của thực tiễn và các giải pháp bảo đảm thực hiện kinh doanh trong
lĩnh vực khách sạn này mang tính khả thi tại Việt Nam.


6


- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các phương pháp nghiên
cứu này được sử dụng phần lớn ở chương I và chương II của luận văn. Theo
đó, qua sự phân tích những vấn đề lý luận chung về kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn; phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn tại Việt Nam, luận văn có sự so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại
những vấn đề cốt lõi nhất về vấn đề này, rút ra những ưu điểm, hạn chế của
từng pháp luật hiện nay và đề xuất mơ hình quan điểm và các giải pháp hồn
thiện, tổ chức thực hiện pháp luật về kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn phù
hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được đề tài sử dụng chủ
yếu ở phần Mở đầu và chương I, chương II, chương III của luận văn. Thông
qua việc đánh giá tình hình nghiên cứu về thực hiện pháp luật về kinh doanh
trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam, đề tài hệ thống hoá lại những vấn đề lý
luận chung về kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn; khái quát thực trạng pháp
luật về kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn hiện nay. Qua đó, làm cơ sở cho
các nội dung kiến nghị ở chương sau.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai các nội dung
nghiên cứu, luận văn có xin ý kiến chuyên gia, giảng viên hướng dẫn góp ý
trực tiếp cho từng nội dung nghiên cứu và cho Dự thảo của luận văn. Theo đó,
các ý kiến góp ý của các chuyên gia, giảng viên về từng nội dung nghiên cứu
được luận văn chắt lọc, tiếp thu, góp phần hồn thiện Dự thảo luận văn trước
khi trình Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần vào việc xây dựng luận cứ khoa học tiếp tục hoàn
thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn.


7


- Góp phần giúp chính quyền và các cơ quan ban ngành nghiên cứu
hồn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềkinh doanh
trong lĩnh vực khách sạn trong gian đoạn tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận van bao gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung gồm 03
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật kinh
doanh trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam.
Chương 3: Định hướng quan điểm và các giải pháp hoàn thiện, tổ chức
thực hiện pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn tại Việt Nam.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN

1.1. Khái quát về pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn
1.1.1. Khái niệm pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn
Ở Việt Nam hiện nay, trong giáo trình của các cơ sở đào tạo luật học
cũng như trong sách báo pháp lý tồn tại nhiều định nghĩa về pháp luật dưới
góc độ là pháp luật thực định. Tuy nhiên, có thể nói, các định nghĩa đó cơ bản
chỉ khác nhau về câu chữ và thể hiện quan niệm về pháp luật với tư cách là

một loại quy tắc ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội, pháp luật
có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại chuẩn mực xã hội khác như
đạo đức, phong tục tập quán... Có thể hiểu, pháp luật là hệ thống quy tắc xử
sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.
Trong lĩnh vực pháp luật, nhiều Nghị quyết đã được ban hành, trong đó
du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, để du lịch phát triển
một cách vượt bậc, đòi hỏi phải trang bị về mọi phương diện, trong đó trang
bị về văn hóa, ứng xử pháp lý cho cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực
khách sạn, kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn là một nội dung quan trọng,
góp phần nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật của cán bộ, nhân viên
trong lĩnh vực phụ trách mà cịn tạo ra một mơi trường kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn an toàn, lành mạnh, đúng pháp luật, tạo động lực thúc đẩy sự
phát triển của ngành kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn [16,tr.3].
Kinh doanh dịch vụ du lịch là các hoạt động kinh doanh sản phẩm du
lịch. Kinh doanh du lịch nằm trong hệ thống lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Các

9


sản phẩm và dịch vụ du lịch khơng hữu hình, nó ở dạng trải nghiệm đặc sắc
và mới mẻ.
Điểm đặc trưng nhất của kinh doanh dịch vụ du lịch là du khách chỉ có
quyền tạm thời sở hữu sản phẩm du lịch tại nơi du lịch. Sản phẩm này sẽ được
nhiều người (du khách) sử dụng. Đối tượng khách hàng ở ngành du lịch rất đa
dạng, ở nhiêu độ tuổi, giới tính, thành phần, nghề nghiệp, sở thích… Bởi vậy,
đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch phải tạo ra được những sản
phẩm phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng, đem lại giá trị trải nghiệm cho
họ. Các hoạt động ở đây vừa mang tính chất kinh doanh, vừa mang tính chất
phục vụ xã hội.

Kinh doanh dịch vụ du lịch gồm những hoạt động kinh doanh cơ bản thuộc
các lĩnh vực sau:
- Phương tiện vận chuyển
- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
- Dịch vụ ăn uống
- Các hoạt động phụ trợ khác: Hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện
tại điểm đến; Matxxa, giặt là…
Như vậy kinh doanh cơ sở lưu trú di lịch (kinh doanh khách sạn) là môt
trong các hoạt động của kinh doanh dịch vụ du lịch.
Luật Du lịch và các Nghị định có quy định về nhận diện khách sạn là
cơ sở kinh doanh lưu trú của chủ đầu tư, có đầy đủ các tiện nghi (nghỉ ngơi,
ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách
hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn. Để kinh doanh khách sạn, cần đảm
bảo khách sạn được cấp phép kinh doanh hoạt động, đáp ứng yêu cầu về cơ sở
vật chất và đa dạng loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch như: dịch vụ nhà
hàng ăn uống, spa, hồ bơi, khu vui chơi giải trí, trị chơi điện tử có thưởng. Vì
vậy, kinh doanh khách sạn không những là hoạt động cung cấp các dịch vụ

10


lưu trú mà còn cung cấpcác dịch bổ sung cho khách hàng để đáp ứng mọi nhu
cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các địa điểm du lịch.
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với
những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hố, nhận thức
thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của
con người cũng được nâng cao. Nó khơng cịn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa
mà thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”là sự sành điệu thích được mọi
người tơn trọng, kính nể. Cũng chính vì vậy mà địi hỏi về chất lượng đối với
sản phẩm hàng hố nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao.

Nhu cầu du lịch cũng khơng nằm ngồi guồng đó, nhu cầu ngày càng cao kéo
theo dịch vụ kinh doanh khách sạn để đáp ứng nhu cầu của du khách cũng
tăng lên. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp
ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu
ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ
trong phịng sạch sẽ an tồn , tiện nghi sang trọng , có phong cảnh đẹp để
ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Yêu cầu đối
với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải
luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả mãn tối đa cho khách ,như vậy mới
có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách tới khách hàng. Kinh doanh
khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy nên các doanh nghiệp
cần phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh khách sạn theo quy định.
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an tồn về phịng cháy và chữa
cháy, bảo vệ mơi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục
vụ khách du lịch.
Như vậy, pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn là hệ thống
quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh quan
11


hệ xã hội trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú,
ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các
dịch vụ bổ sung nhằm thu lợi nhuận. Kinh doanh khách sạn bao gồm: kinh
doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống. Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh
doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng
ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại

các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
1.1.2. Đặc điểm pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn
1.1.2.1. Đặc điểm chung
Thứ nhất, pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn điều chỉnh
liên quan đến tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch: tài ngun du lịch chính
là yếu tố thúc đẩy, thơi thúc con người đi du lịch. Như vậy, nơi nào có tài
ngun du lịch thì nơi đó sẽ có khách du lịch và nơi nào khơng có tài ngun
du lịch thì nơi đó khơng thể có khách du lịch. Trong khi đối tượng khách hàng
quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch.Do đó, hiệu quả kinh doanh sẽ
thuận lợi pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn sẽ thành cơng ở
những nơi có tài ngun du lịch và nó lại càng thành cơng hơn khi mà tài
ngun du lịch ở đó lại có giá trị và sức hấp dẫn cao.
Ngoài ra, khi đầu tư vào kinh khách sạn đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên
cứu kỹ các thơng số của tài ngun du lịch cũng như nhóm khách hàng mục
tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn, thu hút tới điểm du lịch, để từ đó
xác định các chỉ số kỹ thuật của một cơng trình khách sạn khi đầu tư xây dựng
và thiết kế. Bởi vì, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở điểm du lịch
sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn tại điểm du lịch đó. Đồng thời, giá trị
và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quyết định đến thứ hạng của khách sạn.
Và khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài
12


ngun du lịch thay đổi địi hỏi có sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật
của khách sạn cho phù hợp.
Thứ hai, đặc điểm pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tiếp
theo chính là hoạt động pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn đòi
hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: lý do nào đòi hỏi pháp luật kinh doanh trong
lĩnh vực khách sạnquy định về vốn đầu tư. Đó chính là u cầu về tính chất
lượng cao của sản phẩm khách sạn, nó địi hỏi các thành phần của cơ sở vật

chất kỹ thuật của khách sạn cũng có chất lượng cao. Khách sạn luôn mong
muốn mang lại cho khách sự thoải mái nhất nên các trang thiết bị và cơ sở vật
chất kỹ thuật của khách sạn phải có chất lượng cao để đạt được mục tiêu của
khách sạn.
Nhưng, các khách sạn khác nhau thì chất lượng các thành phần của cơ
sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn cũng khác nhau. Nghĩa là, chất lượng
của các cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên
của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên
trong khách sạn chính là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của cơng
trình khách sạn lên cao.
Thứ ba, pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn đòi hỏi điều
chỉnh lượng lao động trực tiếp tương đối lớn: sản phẩm khách sạn chủ yếu là
dịch vụ hay mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa
được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn.
Mặt khác, lao động trong khách sạn lại được chun mơn hóa cao, thời gian
lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, mỗi ngày thường
kéo dài 24/24 giờ.Do vậy, khách sạn phải sử dụng một số lượng lớn lao động
phục vụ trực tiếp. Với đặc điểm này, các nhà quản lý của khách sạn luôn phải
đối mặt với các vấn đề khó khăn về chi phí lao động cao, khó mà cắt giảm chi
phí này mà khơng làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn.

13


Thứ ba, pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn điều chỉnh
mang tính mềm dẻo hơn sơ với các quan hệ xã hội khác quy luật: cũng như
các ngành kinh doanh khác thì pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn
cũng chịu sự chi phối của một số quy luật: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật tâm lý của con người…Chẳng hạn, pháp luật kinh doanh
trong lĩnh vực khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài
nguyên thiên nhiên với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu

trong năm. Nó ln tạo ra những thay đổi theo những quy luật trong giá trị và
sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch. Từ đó, nó gây ra sự biến
động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch.Do đó tạo ra sự
thay đổi theo mùa trong kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là các khách sạn
nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch ở vùng biển và vùng núi. Dù chịu sự chi phối
của bất kỳ quy luật nào đi nữa thì điều đó cũng đã gây ra những tác động tiêu
cực hay tích cực đối với pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn.Vấn
đề đặt ra cho các khách sạn là phải nghiên cứu các quy luật và tác động của
chúng đến khách sạn. Để từ đó, khách sạn chủ động đưa ra các giải pháp hữu
hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác
động có lợi nhằm phát triển hoạt kinh doanh của mình.
Theo quy định tại Luật Du lịch năm 2017 và Nghị định 168/2017/NĐCP về pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, đó là việc cá nhân kinh
doanh khách sạn được tự nguyện đăng ký xếp hạng với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo tiêu chuẩn quốc gia: 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao, 05 sao.
Có thể thấy, các quy định về luật kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ có vai trị
quan trọng giúp cá nhân, tổ chức hoạt động linh hoạt và bền vững trong tương
lai
1.1.2.2. Đặc điểm riêng

14


Thứ nhất, quy định nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp luôn phải
đáp ứng các điều kiện kinh doanh khách sạn. Theo quy định hiện hành thì họ
phải đáp ứng các điều kiện như:
+ Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự. Đáp ứng điều kiện an tồn về
phịng cháy và chữa cháy. Đáp ứng điều kiện về bảo vệ mơi trường, an tồn
thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục

vụ khách du lịch.
Thứ hai, quy định điều kiện kinh doanh khách sạn về cơ sở vật chất, kỹ
thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch tối thiểu.
Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ tối thiểu để kinh doanh
khách sạn gồm:
+ Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phịng vệ sinh chung.
+ Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn
bên đường.
+ Có bếp, phịng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ
dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
+ Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm. Thay bọc đệm, bọc
chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
+ Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Thứ ba, quy định điều kiện về an ninh trật tự.
+ Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam.Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì
đối với trường hợp kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn mà khơng có giấy phép an
ninh trật tự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức xử lý là phạt tiền.
Đối với hành vi này thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

15


tùy vào mức độ vi phạm. Ngồi hình thức phạt tiền thì cịn có hình thức xử
phạt bổ sung là tước giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động kinh doanh
+ Điều kiện về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở
kinh doanh: Đối với người Việt Nam: Không được thuộc các trường hợp: Đã
bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài
đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Có tiền án về các tội xâm phạm an
ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên

chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hỗn chấp hành hình
phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ; đang bị quản chế,
cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án. Đang
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng
biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang
nghiện ma túy; đang được tạm hỗn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là
chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, chủ thể kinh doanh đứng tên trên giấy phép thành lập là
người khơng có tiền án, tiền sự; chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trước
pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh, mọi hành vi vi phạm an ninh trật tự
và phải:
+ Kinh doanh đúng địa chỉ, đúng nội dung ghi trên giấy phép thành lập
và giấy phép kinh doanh.
+ Không được cho thuê, cho mượn hoặc chuyển nhượng quyền kinh
doanh nếu chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Chấp hành chế độ sổ sách, kế tốn, chứng từ, hóa đơn, nộp thuế theo
quy định của Nhà nước.
+ Có các biện pháp bảo đảm tốt an ninh trật tự.
16


+ Xuất trình giấy phép kinh doanh và báo cáo tình hình kinh doanh
theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hoặc yêu cầu kiểm
tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng theo quy định, hoặc của chính quyền
địa phương.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước
ngoài và người nước ngồi: Khơng thuộc trường hợp chưa được cơ quan có

thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú; đủ điều kiện về an tồn phịng
cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
và phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
1.1.3. Vai trò pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã
hội. Nó là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực
hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã
hội, nó cũng là cơng cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ
bản, chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn là tổng hòa các mối
quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người và xã hội, liên quan trực tiếp đến
việc sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ trong việc cung cấp hoạt động lưu trú và ăn uống kèm theo, nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một
nguồn lực có giới hạn. Cũng có thể hiểu, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
khách sạn là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người,
các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trong hoạt
động lưu trú. Nói đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn suy cho
cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Như vậy, quan hệ giữa pháp luật và hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực khách sạn là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng,
pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
17


×