Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài tập lớn Chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.46 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
****

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay, từ đó làm rõ
trách nhiệm cá nhân cần làm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự
là một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân
của mỗi thành viên

Họ và tên
Lớp học phần
Mã sinh viên
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:

Phạm Vũ Bảo Ngọc
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin 35
11218136
TS. Nguyễn Thị Hào

HÀ NỘI, 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 3


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................................... 4
1. Khái niệm về gia đình ............................................................................................................... 4
2. Vị trí của gia đình trong xã hội ................................................................................................ 4
3. Chức năng cơ bản của gia đình................................................................................................ 4
4. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .................. 4
5. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình ............................................................ 5
6. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình ................................................................................ 5
II.

NHẬN THỨC CÁ NHÂN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY ........ 6

1. Nhận thức về vấn đề trách nhiệm giáo dục của gia đình, cụ thể là giáo dục trẻ em .......... 6
2. Quan điểm về hiện tượng gia đình đơn thân, độc thân và kết hơn đồng tính gia tăng ...... 6
3. Nhận thức về mơ hình làm chủ gia đình. ................................................................................ 7
4. Nhận thức về những vấn đề tiềm ẩn trong các gia đình hạt nhân ....................................... 7
III. TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH .................................................. 8
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 11


LỜI MỞ ĐẦU
Từ quá khứ đến hiện tại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển của thế giới và trong nước, gia
đình Việt Nam đã có nhiều biến chuyển, có cả những tín hiệu tích cực, phù hợp với sự phát triển
của đất nước, và có cả những dấu hiệu đáng lo, thể hiện qua những thông tin được lan truyền trên
các phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội, làm con người hoang mang, nghi ngờ về thực tế
của các gia đình.
Nhận thức được thực tế này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Phân tích những biến đổi của
gia đình Việt Nam hiện nay, từ đó làm rõ trách nhiệm cá nhân cần làm gì trước những biến đổi đó
để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên làm đề tài nghiên cứu đề làm rõ vai trị của gia đình, những biến đổi

của gia đình, từ đó đề ra những bài học cần có để mỗi gia đình có thể trở thành tế bào tốt, hồn
thiện bức tranh phát triển của toàn cảnh xã hội
Trong quá trình nghiên cứu, vì thời gian hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn cịn non trẻ, nhận thức
cá nhân có thể chưa phù hợp với quan điểm số đông, lý luận của bài viết khơng tránh khỏi có nhiều
điểm chưa thật sự mang tính đóng góp, kính mong q độc gia có những đóng góp tích cực để tác
giả có thể chỉnh sửa, hoàn thiện và bổ sung kinh nghiệm cho những bài nghiên cứu tiếp theo
Xin chân thành cảm ơn!

Page | 3


NỘI DUNG CHÍNH
I.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về gia đình
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng
cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
3. Chức năng cơ bản của gia đình
▪ Chức năng sản xuất ra con người: Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một
cộng đồng nào có thể thay thế. Chức năng này không chỉ đáo ứng nhu cầu tâm, sinh lý
tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dòng họ mà
còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.
▪ Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người, và địi

hỏi người làm cha mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn
hóa, học vấn, đặc biệt là phương pháp giáo dục.
▪ Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dung: Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo
nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình,
đồng thời đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã
hội.
▪ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: Gia đình là chỗ
dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, không chỉ là nơi nương tựa về vật chất mà cả nương tựa
về tinh thần.
▪ Chức năng văn hóa
▪ Chức năng chính trị,….
4. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển
biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội hiện đại. Biểu hiện ở việc gia đình truyền
thống với ba, bốn thế hệ đang ngày càng ít đi, nhường chỗ cho sự phát triển của gia đình hạt
nhân với hai thế hệ cha mẹ - con cái, cá biệt xuất hiện số ít gia đình đơn thân. Điều này giúp
sự bình đẳng nam – nữ được đề cao, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng, tránh
được những mâu thuẫn trong đời sống; làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp với tình
hình mới, thời đại mới. Tuy nhiên, các thành viên sẽ ít quan tâm, lo lắng, ít giao tiếp với
nhau, mối quan hệ gia đình có thể trở nên rời rạc, lỏng lẻo.
Page | 4


5. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
❖ Chức năng tái sản xuất ra con người
Ở nước ta, từ những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà nước đã tuyên truyền, phổ
biến và áp dụng rộng rãi các phương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh thai và tiến hành
kiểm sốt dân số thơng qua cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ
chồng chỉ nên có 1 đến 2 con. Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, dân số Việt Nam đang
chuyển sang giai đoạn già hóa. Để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững

của xã hội, thông điệp mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ
hai con.
Nhu cầu của gia đình Việt Nam cũng chuyển đổi từ việc phải có con, càng đơng con
càng tốt, phải có con trai nối dõi thì nay nhu cầu ấy đã thay đổi, thể hiện ở việc giảm
mức sinh ở phụ nữ, giảm số con mong muốn, không nhiết thiết cần có con trai. Hiện nay
sự bền vững của hôn nhân không phụ thuộc vào những nhu cầu về con cái theo quan điểm
cũ mà phụ thuộc và yếu tố tâm lý, tình cảm và kinh tế.
❖ Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dung
Xét một cách khái qt, đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang tính
bước ngoặt: Một là, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hang hóa. Hai là từ đơn vị kinh
tế mà đặc trưng là sản xuất hầng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ
chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường tồn cầu
❖ Chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình
cho giao dục con cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về
giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dịng họ mà cịn hướng đến giáo dục kiến thức
khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới
❖ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình khơng chỉ phụ thuộc vào sự rang
buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ chồng; cha mẹ và con cái; sự
hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chi phối bởi các mối quan hệ
hòa hợp tình cảm, đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành
viên gia đình trong cuộc sống chung.
6. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
Hơn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức, biến đổi lớn. Dưới
tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, tồn cầu hóa… khiến các gia
đình phải gánh chịu nhiều mặt trái: quan hệ vợ chồng – gia đình lỏng lẻo, gia tăng tỷ lệ ly
hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hơn nhân và ngồi hôn nhân, chung sống
không kết hôn. Đồng thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người gia cơ đơn, trẻ em
Page | 5



sống ích ký, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục… Hệ lụy là giá trị truyền thống trong
gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tương gia tăng số hộ gia
đình đơn thân, độc thân, kết hơn đồng tính, sinh con người giá thú. Ngoài ra, sức ép từ cuộc
sống hiện đại cúng khiến cho hơn nhân trở nên khó khan với nhiều người trong cuộc sống xã
hội.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, ngồi mơ hình người đàn ơng – người chồng làm
chủ gia đình thì cịn có ít nhất hai mơ hình khác cùng tồn tại. Đó là mơ hình người phụ nữ người vợ làm chủ gia đình và mơ hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Ngồi ra, mơ
hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra tiền cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chất
của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
II.
NHẬN THỨC CÁ NHÂN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
1. Nhận thức về vấn đề trách nhiệm giáo dục của gia đình, cụ thể là giáo dục trẻ em
Trong những tháng đầu năm 2023, các mạng xã hội luôn truyền đi những thông tin
về việc trẻ con vào quán cà phê và phá hoại đồ đạc, làm phiền các khách hang khác, khiến
cho quán phải ra quyết định cấm trẻ 12 tuổi; hay những vụ việc con trẻ vào nhà người
thân, bạo hành thú cưng của người khác dẫn đến chó, mèo thiệt mạng, hay làm hỏng đồ
đạc của người khác, và khi những người chủ của thú cưng hay những người có độ đạc bị
hư hỏng phản ánh lại, thì những gì họ nhận được là thái độ dửng dung của cha mẹ các em,
cùng với câu nói “Trẻ con cịn nhỏ có biết gì đâu”, “Có con mèo mà cũng làm q lên!”,
“Người lớn lại đi chấp nhặt với trẻ nhỏ à?”
Từ những vụ việc trên, cư dân mạng và các trang phương tiện truyền thông cũng bày
tỏ sự bức xúc, không chỉ về hành động của các em, các con, mà trên hết là hệ quả từ thất
bại trong giáo dục của gia đình. Khi trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là
những “tờ giấy trắng”, là sự phản chiếu từ tấm gương của bậc làm cha mẹ, thì ở đâu đó,
các em đã bị những ảnh hưởng tiêu cực, học theo thói xấu từ phụ huynh, dẫn đến những
hành vi xấu và đáng bị lên án từ phía xã hội. Điều này khơng khỏi khiến người ta quan
ngại rằng, những đứa trẻ này lớn lên liệu có tạo ra những tác động tiêu cực, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng cho những người xung quanh hay không.

Những câu chuyện trên cũng đặt ra vấn đề cấp thiết về cơng tác giáo dục trẻ em trong
gia đình, địi hỏi sự phối hợp của ông bà, cha mẹ, sự hiểu biết về các phương pháp chăm
sóc và giáo dục con cái, đồng thời đặt ra yêu cầu về long thông cảm, bao dung từ phía gia
đình, tạo cho trẻ em một môi trường phát triển tốt và hiệu quả
2. Quan điểm về hiện tượng gia đình đơn thân, độc thân và kết hơn đồng tính gia tăng
Thực tế, khơng chỉ Việt Nam và các nước trên thế giới, nhiều người trẻ đã lựa chọn
việc sống độc thân đến khi già, dự định chuyển vào viện dưỡng lão thay vì kết hơn và sinh
con. Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Họ là nạn nhân của bạo
lực gia đình, chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ, bố mẹ khơng hịa thuận, hay phản bội,..
dẫn đến cái nhìn khơng mấy tích cực về việc lập gia đình; Họ quan niệm rằng cuộc đời
này ngắn ngủi, không ai có thể biết trước tương lai như thế nào, cũng như đến khi nào
mình sẽ khơng cịn nữa, bởi vậy, họ muốn tận hưởng, dành thời gian chăm sóc bản thân
Page | 6


mình hơn thay vì có thêm nỗi lo về gánh nặng cơm áo, gạo tiền; Trách nhiệm quan tâm
chăm sóc gia đình khơng cịn là rang buộc đối với nhiều người, do xã hội có phần cởi mở
hơn.
Tuy nhiên, vấn đề tiềm ẩn có thể xuất hiện đó là sự vơ cảm của gia đình đơn thân
đối với việc chăm lo cha mẹ, hay sự lo ngại rằng họ không có mơi trường thích hợp để rèn
luyện những cảm xúc thông cảm, đức hy sinh, hay tư duy dành dụm tiền mà chỉ lo tận
hưởng,…
Bởi vậy, gia đình đơn thân cần phải có sự cân bằng giữa việc tập trung cho gia đình
nhỏ của mình, bảo đảm cơng tác giáo dục, chăm sóc nội bộ, ln tương tác với các cá thể
trong xã hội, và cần trang bị những kiến thức cần thiết liên quan đến đời sống gia đình để
tránh hiện tượng bỏ bê, vô cảm hay vô trách nhiệm,…
Xã hội ngày nay đang ngày càng mở rộng đón nhận những người trong cộng đồng
LGBT (giới tính thứ ba), đồng nghĩa với việc có nhiều cặp đơi đồng tính kết hôn và chung
sống với nhau, sử dụng các biện pháp thụ tinh nhân tạo, can thiệp y tế để có con hoặc xin
con ni. Điều này thực tế khơng gây ra quan ngại, ngược lại giúp các gia đình thực sự

tìm thấy hạnh phúc khi chung sống với nhau; tạo động lực để các hệ thống y tế phát triển
các biện pháp giúp các cặp đơi đồng tính có con một cách an toàn hiệu quả, giúp đỡ các
em nhỏ khơng may mắn có được cuộc sống gia đình trọn vẹn.
3. Nhận thức về mơ hình làm chủ gia đình.
Theo quan điểm cá nhân của em, ranh giới về việc phân chia người chủ trong gia
đình khơng nhất thiết cần phải rạch rịi, trong tình hình xã hội hiện nay, con người cần chú
trọng phát triển tình cảm song song với phát triển kinh tế. Cụ thể, vợ chồng trong gia đình
cần có nghĩa vụ giúp đỡ và hỗ trợ nhau thay vì dồn hết cơng việc nhà lên vai người phụ
nữ hay việc kiếm tiền và lo kinh tế lên vai người đàn ơng trong gia đình (ví dụ: một người
nấu cơm – người còn lại rửa bát, một người giặt đồ - người còn lại phơi đồ, một người sửa
sang đồ đạc– người còn lại dọn dẹp nhà cửa,…) Và mỗi thành viên cần hiểu rằng: khơng
có công việc nào là nặng nhọc hơn hay nhẹ nhàng hơn, kiếm tiến và nội trợ đều là những
công việc quan trọng và khơng có việc nào đáng bị xem nhẹ.
4. Nhận thức về những vấn đề tiềm ẩn trong các gia đình hạt nhân
Các cặp vợ chồng ngày nay, sau khi sinh con có nhiều lựa chọn khác nhau về nơi gửi
gắm con: Chồng đi làm, vợ ở nhà chăm con; Hai vợ chồng đi làm, gửi gắm con cho ơng
bà nội ngoại hay tìm bảo mẫu, người giúp việc,…
Từ đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phát sinh:
• Việc thuê người giúp việc nếu không sàng lọc cẩn thận có thể gặp phải những
người giúp việc khơng hồn thành trách nhiệm, hay lơ là trong công việc, trông trẻ khơng
cần thận, hoặc có thể xảy ra hiện tượng giúp việc bạo hành trẻ em, ….
• Việc gia đình hạt nhân tự phân chia việc trông con, khi không có sự giúp đỡ của
ơng bà, khó tránh khỏi sự non nớt, thiếu kinh nghiệm; Tệ hơn, các cặp vợ chồng trẻ có xu
hướng dỗ trẻ con bằng việc cho con xem điện thoại, lâu dần tạo thói quen xấu cho trẻ,
không thể rời xa điện thoại, gây nên những tác động tiêu cực cho cột sống, cổ, thị lực, và
Page | 7


cả thói quen của trẻ. Hơn nữa, nếu gia đình hạt nhân có bận rộn trong cuộc sống riêng, họ
sẽ khơng cịn thời gian cho con về với ơng bà, dễ khiến mối quan hệ ông bà với các cháu

không được củng cố, trẻ em không gắn kết với thế hệ người lớn, và tình cảm gia đình trở
nên mong manh,…
Vì vậy, cần thiết có sự cân bằng giữa việc củng cố kinh tế của gia đình, phân chia
thời gian hợp lý, có phương pháp ni con khoa học, đồng thời cần linh hoạt thời gian,
tăng cơ hội để trẻ em được tiếp xúc với ơng bà, để trẻ có nền tảng tốt, tăng thêm tình cảm
gắn kết trong gia đình.
III.

Page | 8

TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
Là một cá nhân trong một gia đình hạt nhân, đồng thời cũng là một thành viên trong
đại gia đình truyền thống, bản thân em đã được tiếp nhận những cơ hội giáo dục tốt từ
phía ơng bà, cha mẹ; được sống trong tình yêu thương và bao bọc của gia đình; được phát
triển tồn diện, đồn kết bên các anh chị em, đến nay, em đã có được một nền tảng kiến
thức và nền tang tình cảm nhất định, có thể nhận thức được các vấn đề tích cực và tiêu
cực ngoài xã hội, ngoài việc cảm thấy may mắn vì được sống trong một gia đình hiện đại,
văn hóa, hạnh phúc, em cũng thấy rằng gia đình đóng góp một vai trị cực kỳ to lớn và
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và vận mệnh chung của quốc gia.
Để gia đình của mình thực sự là một tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài
hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, em đã rút ra cho mình những bài học như
sau:
- Tận dụng triệt để những nền tảng có được từ gia đình, tiếp tục học tập và rèn
luyện, tập trung phát triển bản thân cả về tri thức, nhận thức, tình cảm và cảm
xúc, trở thành một cá nhân có ích, trước là cho gia đình, sau là cho xã hội.
- Bổ sung vai trò trở thành mắt xích trong việc củng cố và gắn kết tình cảm giữa
các thành viên trong gia đình, bằng việc thường xuyên giữ liên lạc với ông bà,
cha mẹ, chủ động giúp đỡ các anh chị em trong gia đình, tạo ra các dịp đặc biệt
để cả gia đình đồn viên,..
- Học tập từ các gia đình khác, phát huy những ưu điểm mà gia đình của mình

đang có, phát hiện và hạn chế các khuyết điểm nếu mắc phải
- Ln có long biết ơn, sự cảm thơng đối với những sự hy sinh, nỗi vướng mắc,
những việc làm chưa đúng nếu có ai trong gia đình vơ tình mắc phải
- Khơng mang những áp lực từ bên ngồi trút lên thành viên trong gia đình, gia
đình là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, không phải là không gian để chứa đựng phiền
muộn.
- Biết phụ giúp các thành viên những công việc mà mình có thể làm được như
dọn dẹp, nấu nướng, giặt đồ,…
- Vấn đề nào cảm thấy vướng mắc, có thể tháo gỡ khi tranh luận thì mới cần tranh
luận, nếu cảm thấy tranh luận đi đến căng thẳng, hay tranh luận chưa phải
phương pháp để giải quyết vấn đề, thì cân nhắc đến những biện pháp khác. Đơi


khi mỗi thành viên cũng cần nhún nhường, biết tôn trọng người khác, không nên
để cái tôi quá cao khi đối xử với nhau.
- Nhấn mạnh sự quan trọng của giáo dục đối với con trẻ, cần thiết phải học hỏi
những phương pháp chăm sóc và giáo dục khoa học, hạn chế những hành vi tác
động vật lý hay những lời nói mang tính tổn thương đối với trẻ em. Đặc biệt
phải chú ý, để mắt đến trẻ em, trang bị cho các bé những kiến thức tự bảo vệ
mình như võ, bơi lội, cho trẻ tập nhớ số điện thoại của phụ huynh để đề phịng
những tình huống khẩn cấp, thắng thắn trong việc giáo dục giới tính, để trẻ em
lớn lên cùng với vật nuôi để các bé biết yêu thương động vật,….
Những điều rút ra trên đây có thể thực hiện tốt hay khơng, khơng chỉ xuất phát
từ riêng cá nhân em, mà còn cần sự phối hợp tốt của tất cả các thành viên trong gia
đình. Với sự giáo dục và nhận thức mà bản thân hiện có, em tin rằng mình có thể là
một cá nhân tốt, là một mảnh ghép trong việc gắn kết và giúp gia đình hiện có của
mình hạnh phúc, và có thể tự xây dựng cho bản thân một gia đình hồn thiện, một
tế bào tốt của xã hội!

Page | 9



KẾT LUẬN
Từ cơ sở lý thuyết và những nhận thức của cá nhân, có thể thấy rằng gia đình đóng một vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển về nhiều lĩnh vực của xã hội, gia đình có hạnh phúc thì xã hội
mới có nền tảng đề trở nên hung thịnh, mạnh giàu. Đồng thời, gia đình Việt Nam ngày nay đang đối
mặt với rất nhiều khó khan, thách thức, vì vậy, muốn củng cố và phát huy những mặt tốt và hạn chế
những điểm còn yếu, đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình phải có sự u thương,
đồn kết, giúp đỡ và thơng cảm cho nhau, … Đặc biệt, gia đình là “ngơi trường” đầu tiên của trẻ
nhỏ, gia đình quan trọng bao nhiêu, giáo dục cho trẻ em trong mỗi gia đình càng quan trọng hơn
gấp bấy nhiêu lần. Giáo dục có tốt, thì mới đảm bảo được tương lai của đất nước được phồn vinh.
Lý thuyết có thể hồn hảo và khơng có sai sót, nhưng để áp dụng tốt những lý thuyết về phát
triển gia đình vào đời sống thực tiễn như thế nào là cách tính tốn của từng người, từng tập thể,
song, chỉ cần mỗi người có long tin rằng bản thân cá nhân mình là một phần quan trọng của công
tác này, từng bước vượt qua những khó khan, thì việc phát triển gia đình và hướng tới hồn thiện xã
hội sẽ ngày càng có nhiều thành tựu đáng mong đợi!

Page | 10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính
trị), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
2. Các bài giảng của TS Nguyễn Thị Hào, giảng viên khoa Lý luận chính trị, trường Đại học
Kinh tế quốc dân

Page | 11




×