Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Xạ hình xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 18 trang )

XẠ HÌNH XƯƠNG
BS. NGUYỄN DUY PHÚC
Xạ hình xương là một xét nghiệm thường được thực hiện khi nghi ngờ
có di căn xương. Xạ hình xương có độ nhạy cảm cao 97% cho phép khảo
sát toàn bộ hệ xương, phát hiện sớm di căn xương với một chi phí hợp lý.
Tuy nhiên độ đặc hiệu thấp 79%, do đó cần có sự hỗ trợ của các xét
nghiệm đặc hiệu hơn như X quang, CT scan, MRI.
1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN :
1.1. Kỹ thuật :
Người ta sử dụng chất đánh dấu Technitium Tc-99m có sẵn từ hệ
thống phát Mo99/Tc-99 gắn lên hợp chất diphosphonate ( hay
pyrophosphate ) có lợi điểnm là thải trừ tốt khỏi hệ tuần hoàn và mô
mềm xung quanh do khả gắn kết với protein thấp, đồng thời có ái lực với
mô xương nên sẽ cho hình ảnh chẩn đoán tốt hơn.
Sau khi tiêm Tc-99m – diphosphonate vào cơ thể 2 - 6 giờ thì 50%
liều sẽ hấp thu ở xương, sau đó sẽ thải trừ qua thận, thời gian bán hủy
ngắn 6 giờ. Tỉ số hấp thu chất đánh dấu của mô xương/mô mềm sẽ tăng
theo thời gian, do đó người ta chọn thời điểm 2-3 giờ sau tiêm để khảo sát
xạ hình xương.
Tiêm mạch
Các bước tiến hành như sau :
Chuẩn bò bệnh nhân :
- Uống nhiều nước.
- Tiểu hết ngay trước khi khảo sát.
- Lưu bệnh nhân lại để bệnh nhân tiểu hết sau khi làm xạ hình xương.
- Lấy hết các đồ vật kim loại mang trên người.
Liều tiêu chuẩn ở người lớn là 2o mCi Tc-99m-diphosphonate, tiêm
mạch thường ở vò trí cổ tay.
Bắt đầu ghi nhận kết quả sau 2-3 giờ bằng máy gamma camera năng
lượng thấp, có trang bò bộ phận chỉnh trực (collimator) có độ phân giải
cao. Trước tiên khảo sát toàn bộ hệ xương để phát hiện các vò trí hấp thu


xạ bất thường. Sau đó sẽ dùng chế độ phân giải hình ảnh cao để khảo sát
từng vò trí nghi ngờ. Ngoài ra còn có kỹ thuật xạ hình động (dynamic
scanning) để chẩn đoán phân biệt tổn thương mô mềm với xương, kỹ
Dòch ngoại
bào ngoài
xương
Khoang
mạ
ch
Dòch ngoại
bào xương
Xương
Thanh thải
ở thận
thuật SPECT (single photon emission computed tomography ) để cho hình
ảnh có độ tương phản cao.
1.2. Cơ chế :
Ít được biết rõ. Tuy nhiên người ta cho rằng Tc-99m-diphosphonate
được hấp thu chủ yếu ở pha khoáng, rất ít ở pha hữu cơ. Sự hấp thu cao ở
những phân tử calcium phosphate vô đònh hình hơn là ở những phân tử
hydroxyapatite tinh thể, do đó độ hấp thu xạ cao ở những vùng có hoạt
động tạo xương. Lưu lượng máu cao tại vùng cũng làm tăng độ hấp thu
xạ.
2. ÁP DỤNG LÂM SÀNG :
2.1. Hình ảnh xương bình thường :
Thay dổi tùy theo tuổi.
- Ở trẻ sơ sinh, hấp thu xạ rất kém do xương chưa phát triển.
- trẻ từ 6 tháng tuổi xuất hiện tăng hấp thu xạ ở các trung tâm tăng
trưởng xương như ở các đầu xương, mỏm xương, các khớp sọ. 3
vò trí “ nóng nhất” là đầu xa xương đùi, đầu gần xương chày,

đầu gần xương cánh tay. Ngoài ra còn thấy tăng hấp thu xạ ở
các trung tâm cốt hóa của xương ức, các sụn sườn.
- người lớn, tăng hấp thu xạ nhiều nhất ở xương trục ( cột sống, xương
chậu ), ít hấp thu xạ ở xương chi, xương sọ.
- Thận hấp thu xạ kém hơn so với cột sống thắt lưng. Khi thận hấp thu
xạ
nhiều hơn hay bằng cột sống thì có thể có bất thường ở thận.
Các bệnh gây tăng hấp thu xạ ở thận :
tắc nghẽn đường tiểu, hóa trò ( doxorubicin,
vincristin, cyclophosphamide ), bệnh thận calci
hóa, tăng calci máu, viêm thận do xạ trò, hoại
tử ống thận cấp, Thalassemia.
Các bệnh gây giảm hấp thu xạ ở thận :
suy thận, hiện tượng superscan trong bệnh lý
di căn , trong bệnh xương chuyển hóa và trong
bệnh xơ tủy, bệnh Paget, bệnh nhuyễn xương,
cường cận giáp, cắt thận.
- Bờ xương sọ hấp thu xạ không đều do thay
đổi độ dày vòm sọ
Tăng hấp thu xạ 2 bên vùng trán có thể do chứng phì đại trong xương
trán.
Không thấy khớp sọ ở người lớn.
- Phần trước xương hàm dưới, trên phim nghiêng, có thể tăng hấp thu xạ
do khối xương cằm phát triển hơn ngành xương hàm dưới.
- Sụn thanh-khí quản có thể nhìn thấy tùy theo mức độ calci hóa.
- Tuyến giáp cũng tăng hấp thu xạ cho hình ảnh chồng lên sụn thanh-
khí
quản.
- Sự hấp thu xạ không đối xứng ở những khớp đôi có thể xảy ra, thường
gặp là tăng hấp thu xạ ở khớp vai bên thuận.

- Hầu hết các trung tâm cốt hóa ở xương ức đều không nhìn thấy
- Các khớp sụn sườn không tăng hấp thu xạ. Khi có tăng hấp thu xạ có
thể nghó là do bệnh xương chuyển hóa, chấn thương xương, di
căn xương.
- Sự hấp thu xạ không đối xứng ở khớp cùng-chậu, cột sống có thể do
chứng vẹo cột sống.
- Sự hấp thu xạ cũng không bằng nhau tại các vò trí trên cột sống bình
thường là do độ cong sinh lý của cột sống làm thay đổi khoảng
cách từ cột sống đến bề mặt collimator cũng như lượng mô mềm
quanh cột sống tương ứng từng vò trí cũng khác nhau. Chẳng hạn
như vùng cột sống thắt lưng hấp thu xạ tăng hơn so với vùng cột
sống ngực.
- Đầu các xương dài cũng tăng hấp thu xạ hơn thân xương do đầu xương
có thể tích xương lớn hơn và gồm nhiều xương xốp hấp thu xạ
hơn xương đặc ở vùng thân.
- nữ, hấp thu xạ ở 2 vú như nhau. Khi có sự hấp thu xạ không đối
xứng
nghóa là có bất thường ở vú hay có sự tăng hấp thu xạ ở các
xương sườn bên đoạn nhũ.
2.2. Di căn xương :
2.2.1. Sinh học di căn xương :
Một khối bướu ác tính có thể di căn đến xương theo 3 cơ chế :
- Xâm lấn trực tiếp.
- Đường tónh mạch ngược dòng.
- Đường động mạch (sau khi đã qua đường bạch huyết và tónh mạch).
Ung thư biểu mô thường cho di căn xương đầu tiên qua đường động
mạch, điển hình là tại tủy đỏ. 90% di căn xương tập trung ở các xương
trục, đầu gần xương đùi và xương cánh tay là nơi có nhiều tủy đỏ. Khối di
căn phát triển từ khoang tủy tới khối xương xung quanh thông qua hoạt
động hủy xương và tạo xương. Mức độ tạo xương và hủy xương tùy theo

từng loại bướu và vò trí xương bò di căn, từ đó tạo nên hình ảnh ưu thế hủy
xương hay tạo xương hay cả hai.
Khởi đầu khi tế bào ung thư di căn xương thì xạ hình xương và X
quang đều bình thường.
Khi di căn xương phát triển có sự tái sắp xếp mô xương đưa đến tăng
chuyển hóa tại chổ. Khi đó xạ hình xương bất thường trong khi Xquang
vẫn bình thường.
Khi mật độ xương thay đổi từ 30 - 50%, kích thước sang thương > 1,5
cm thì lúc này sang thương di căn mới xuất hiện trên X quang.
Sau khi điều trò di căn xương có đáp ứng, xạ hình xương trở về bình
thường trong khi X quang vẫn còn hình ảnh bất thường kéo dài ít nhất 2 -
3 tháng sau.
2.2.2. Xạ hình xương :

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×