Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập giáo trình tại Ba Vì - Lớp BVTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 19 trang )

Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
I. MỞ ĐẦU
1.1. Mục đích và yêu cầu
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay còn có nhiều vấn đề bất cập như: thiên tai,
kỹ thuật lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, bị dịch bệnh, sâu hại, cỏ dại tàn phá nặng nề. Trong đó
dịch hại và sâu bệnh là chủ yếu gây thiệt hại nặng nề tới sản xuất nông nghiêp (Theo
thống kê số liệu công bố của FAO 1985 có tới 870 vụ dịch gây hại của sâu đối với nông
nghiệp ở châu Á, 27% báo cáo khoa học nói về vụ dịch rầy nâu, 20% báo cáo khoa học
nói về sâu cắn gié, 7% báo cáo nói về sâu đục thân 2 chấm ). Theo số liệu của FAO,
1981 thiệt hại do sâu, bệnh, cỏ dại gây ra chiếm 20- 25% có khi tới 30% tổng sản lượng
nông nghiệp mà con người sản xuất ra. Theo H.H. Cramer 1967, thiệt hại dop sâu gây ra
hằng năm 29,7 tỷ USD, khoảng 13,8% khả năng mùa màng; do bệnh 24,8 tỷ USD,
khoảng 11,6% khả năng mùa màng; do cỏ dại 20,4 tỷ USD, khoảng 9,5% khả năng mùa
màng.
Hàng năm, ở Việt Nam có khoảng 30 vạn ha (chiếm 10% diện tích gieo trồng) bị
sâu bệnh phá hại, riêng miền Bắc sâu làm tổn thất 1,2 triệu tấn thóc hàng năm.
Qua số liệu trên ta thấy sâu bệnh hại là một vấn đề cần được quan tâm và chú trọng
nó không những làm giảm năng suất mà còn làm giản chất lượng nông sản, gây ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con ng và gia súc. Chính vì những tác hại đó nên việc điều
tra nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại để đưa ra các biên pháp phòng chống là hết sức cần
thiết. Qua đó ta thấy một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Bảo vệ thực vật là
đào tạo cán bộ cho ngành BVTV cho các địa phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Bảo
vệ thực vật có chất lượng để có thể phòng chống dịch hại do sâu bệnh gây ra một cách
hiệu quả nhất.
Nhằm giúp sinh viên chuyên nghành Bảo vệ thực vật nắm chắc hơn kiến thức lý
thuyết trên lớp “ học đi đôi vói hành,nói đi đôi vói làm”, hàng năm 2 bộ môn Côn trùng
và Bệnh cây – Nông dược đều tổ chức đợt thực tập giáo trình cho sinh viên đi thực tế để
từ đó có cơ hội được tiếp xúc với các loài côn trùng và bệnh hại cây trồng khác nhau. Kết
hợp giữa học tập và trải nghiệm chuẩn bị bước tiếp theo trong hành trang bước vào đời.
1.2. Địa điểm và thời gian thực tập


Đợt thực tập giáo trình của lớp BVTV – K53 có lịch trình từ ngày 21/5 –
3/6/2012:
1
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
- Thứ 3 ngày 22/5/2012
6h00: Tập trung tại trường và xuất phát đi Ba Vì.
8h30: Thăm quan khu vực trồng hoa hồng, bưởi Diễn tại Đan Phượng.
10h30: Đến Viện KHKT Nông lâm Nghiệp miền núi phía Bắc, nghe cán bộ viện
trình bày về tình hình sản xuất và sâu hại che, cà phê, điều tra, thu thập sâu bệnh hại.
14h00: Tới trang trại cây thanh long, nghe cán bộ trang trại trình bày tình hình sản
xuất và sâu bệnh hại cây thanh long, điều tra thu thập mẫu sâu bệnh.
- Thứ 4 ngày 23/5/2012
Sáng: Thăm quan mô hình sản xuất nông hộ, thu mẫu tự do
Chiều: Điều tra thu mẫu tự do.
Tối: Xử lý mẫu bệnh cây và côn trùng.
- Thứ 5 ngày 24/5/2012
Sáng: Thăm quan trung tâm cây có múi Ba Vì, nghe cán bộ trung tâm trình bày
tình sản xuất và sâu bệnh hại cây có múi. Điều tra, thu thập mẫu sâu bệnh hại.
Chiều: Điều tra thu mẫu tự do.
Tối: Xử lý mẫu bệnh cây và côn trùng.
- Thứ 6 ngày 25/5/2012
Sáng: 7h00: Xuất phát từ trung tâm sinh thái Ba Vì đến chi nhánh Viện KHKT
(Viện nghiên cứu thuốc lá. Nghe cán bộ Viện trình bày tình hình sản xuất và sâu bệnh hại
thuốc lá.
9h00: Về trường.
- Thứ 7 ngày 26/5/2012
Điều tra thu mẫu sâu bệnh tại khu vực Gia Lâm, Hà Nội
Xử lý mẫu bệnh cây và côn trùng.
- Chủ nhật ngày 27/5/2012

Điều tra thu mẫu sâu bệnh tại khu vực Gia Lâm, Hà Nội.
Xử lý mẫu bệnh cây và côn trùng.
- Thứ 2 ngày 28/5/2012
Điều tra, thu thập mẫu bệnh cây và côn trùng tại khu vực Gia Lâm, Hà Nội.
- Thứ 3 ngày 29/5/2012
2
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
8h00: Thăm quan Viện Bảo vệ Thực vật và Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau
nhập khẩu.
14h30: Thăm quan tại khu trồng rau an toàn Giang Biên, Giang Biên, Hà Nội.
Điều tra thu thập mẫu sâu, bệnh.
- Thứ 4, thứ 5, ngày 30, 31/5/2012: Điều tra, thu thập mẫu sâu bệnh tại khu vực Gia
Lâm, Hà Nội.
- Thứ 6 ngày 1/6/2012: Nộp mẫu, báo cáo và nhật ký thực tập.
- Thứ 7 ngày 2/6/2012: Nộp mẫu, trả dụng cụ, chuẩn bị tổng kết.
- Chủ nhật ngày 3/6/2012: 8h00, Tổng kết tại Hội trường khoa Nông học.
1.3. Danh sách nhóm sinh viên
1. Lê Văn Lương
2. Phan Hải Nam
3. Trần Thị Như Quỳnh
4. Dương Thị Trà
5. Nguyễn Thanh Vân
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Tình hình sản xuất và sâu bệnh hại trên hoa hồng và bưởi Diễn Đan
Phượng.
2.1.1 Giới thiệu về vùng trồng hoa hồng Đan Phượng – Hà Nội
* Tình hình sản xuất: Diện tích trồng hoa hồng là 12ha, tại thời điểm thăm quan các
các ruộng trồng hoa hồng đang ở các giai đoạn khác nhau như đang ra hoa, vừa thu
hoạch, bỏ hoang.

* Tình hình sâu bệnh: Qua điều tra, quan sát chúng tôi thu trên cây hoa hồng các
loài sâu bệnh hại sau:
3
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
Bảng 2.1: Thành phần sau hại trên hoa hồng
STT Tên sâu hại Tên La tinh
1 Sâu xanh Helicoverpa armigera
2 Sâu xám Agrotis ypsilon
3 Bọ trĩ Frankliniella williamsi
4 Sâu róm chỉ đỏ Cricula trifenestrata
5 Sâu khoang Spodoptera litura
Bảng 2.2: Thành phần bệnh trên cây hoa hồng
STT Tên bệnh hại Tên La tinh
1 Sùi cành hoa hồng Agrobacterium tumefaciens Smith
2 Đốm đen hoa hồng Marssonina rosae (Lib) Died.
Sâu khoang hại hoa hồng
Spodoptera litura
Bệnh đốm đen hại hoa hồng
Marssonina rosae
*Biện pháp phòng trừ:
- Trồng giống có khả năng kháng bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cây cỏ dại là kí chủ phụ của sâu hại
- Tưới nước đủ, trồng cây trên đất có khả năng thoát nước tốt.
- Bón phân hợp lý, tránh bón nhiều phân đạm.
2.1.2. Giới thiệu về vùng trồng bưởi Diễn Đan Phượng – Hà Nội
* Tình hình sản xuất:
4
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53

Tại đây bưởi Diễn được trồng trên đất trồng lúa nên không phù hợp với cây bưởi,
giống được sử dụng là cành chiết, bộ rễ phát triển yếu cộng với việc không được chăm
sác tốt nên cây bưởi Diễn phát triển tương đối kém, và nhiều loại cây khác được đưa vào
trồng thay thế, vì thế mà diện tích trồng bưởi Diễn trong vài năm trở lại đây (từ 2005) đã
bị thu hẹp đáng kể, chỉ còn 1/3 so với diện tích ban đầu. Nhìn chung vườn bưởi ở đây
đang dần suy thoái.
Qua điều tra tình sâu bệnh hại cho thấy trên cây bưởi bị gây hại bởi các loại sâu
bệnh hại như sau:
Bảng 2.3: Thành phần sau hại trên cây bưởi Diễn
STT Tên sâu hại Tên La tinh
1 Nhện đỏ Panonychus citri
2 Xén tóc Anoplophora chinensis
3 Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella
4 Rệp sáp mềm Coccus viridis
Bảng 2.4: Thành phần bệnh trên cây bưởi Diễn
STT Tên bệnh hại Tên la tinh
1 Mốc xanh mốc lục Penicillium sp.
2 Chảy gôm Phythophthora sp.

Bệnh chảy gôm trên cây bưởi Diễn
Phythophthora sp.
5
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
Sâu vẽ bùa trên cây bưởi Diễn
Phyllocnistis citrella
Một số biện pháp khắc phục:
- Bón vôi cải tạo đất
- Đốn tỉa cành, tạo hình, cắt bỏ những cành khô, bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt,
cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng,

ít sâu bệnh.
2.2. Tình hình sản xuất và sâu bệnh hại chè tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền
núi phía Bắc
2.2.1. Giới thiệu về trung tâm nghiên cứu
- Trung tâm nghiên cứu Cà phê – Chè là đơn vị trực thuộc Tổng công ty cà phê
Việt Nam.
- Địa điểm: Xã Tản Lĩnh – Huyện Ba Vì – Hà Nội.
- Diện tích đất sử dụng: hơn 9 ha.
- Lĩnh vực hoạt động:
+ Nghiên cứu các loại giống cây cà phê và chè, bảo tồn nguồn gen, nhân giống lai
tạo các loại giống cây mới có năng suất và chất lượng cao.
+ Nghiên cứu các loại sâu, bệnh hại trên cây cà phê, chè và xây dựng các phương
pháp quản lý.
+ Nghiên cứu các biện pháp canh tác với các mức phân bón, chân đất và điều kiện
thời tiết của Bắc Bộ.
6
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
2.2.2. Tình hình sản xuất và sâu bệnh cây cà phê
* Tình hình sản xuất
- Cà phê là một trong những cây thế mạnh của nước ta với sản lượng xuất khẩu
lớn đứng thứ hai thế giới sau Brazil. Tuy vậy phần lớn diện tích cà phê đều là cà phê vối,
diện tích cà phê chè chỉ chiếm 5% cho nên giá trị kinh tế chưa cao.
- Cà phê được trồng chủ yếu ở đây là giống cà phê chè cho năng suất cao.
- Trung tâm nghiên cứu cà phê chè với tổng diện tích 9 ha là đơn vị duy nhất
nghiên cứu cà phê chè ở Miền bắc. Mục đích của trung tâm là chọn tạo ra giống cây Cà
phê chè có năng suất cao và chất lượng tốt để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
* Tình hình sâu hại
Trên cà phê chè có khoảng 20 loại sâu bệnh gây hại, một số sâu bệnh hại chính:
Sâu đục thân, gỉ sắt, đốm mắt cua, khô cành khô quả, một số rệp vảy xanh, vảy nâu, bọ

nẹt bọ xít, ve sầu bướm. Tại thời điểm thu mẫu chúng tôi thu thập được các thành phần
sâu bệnh hại như sau:
Bảng 2.5: Thành phần sâu hại cà phê
STT Tên sâu hại Tên la tinh
1 Bore cà phê Anoplophora chinesis
2 Rệp sáp Pseudococus sp
3 Ve sầu vòi Fulgora candelaria
4 Bọ nẹt Parasa sp.
5 Bọ xít muỗi Heloleltis theivora
6 Ve sầu bướm

Bảng 2.6: Thành phần bệnh hại cà phê
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Gỉ sắt Hemileia vastatrix
2 Đốm nâu Cerspora coffeicola
2.2.2 Tình hình sản xuất và sâu bệnh hại trên cây chè
* Tình hình sản xuất
Chè là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất. Chè
không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu với khối lượng lớn ra thế giới. Hiện
tại Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích trồng chè và đứng thứ 8 về sản lượng.
7
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
Sản lượng đạt khoảng 68 vạn tấn tươi/13,6 vạn tấn khô. Giá bán hiện tại 1050 USD/tấn,
giá bán bình quân trên thế giới 1500-1700USD/tấn.
Tại trung tâm bảo quản tập đoàn giống chè có 172 giống với nhiều giống chè có
sản lượng và chất lượng tốt: Giống chè PH1, giống chè LDP1, LPD2, giống chè Đài
Loan chất lượng tốt. Chè được trồng trên sườn đất dốc, cây muồng được đưa vào trồng
xen với cây chè nhằm mục đích giảm ánh sáng trực xạ đến cây chè.
* Tình hình sâu bệnh hại: Qua điều tra thu bắt chúng tôi thu thập được những mẫu sâu

bệnh hại trên cây chè như sau.
Bảng 2.7 : Thành phần sâu hại trên cây chè
STT Tên Việt Nam Tên latinh
1 Bọ xít muỗi Helopeltis theivora W
2 Bọ xít xanh Nezara viridula Fabr
3 Nhện đỏ Oligonychus cofeae
4 Châu chấu voi Condracris rosea Degeer
5
Sâu cuốn lá gì, ai
giám định
Cnaphalocrocis medinalis Guenee
6 Rầy xanh Chlorita flavescens Fabricius
Bảng 2.8: Thành phần bệnh hại trên cây chè
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Bệnh phồng lá chè Exbasidium vexans
2 Chấm nâu chè Colletotrichum camelliae
3 Sùi cành chè Bacterium
sp.
Qua bảng 2.7 và 2.8 chúng tôi thấy thành phần sâu, bệnh hại chè khá đa dạng. Các
bệnh chấm nâu xuất hiện nhiều trên cây chè gây hại làm giảm năng suất và chất lượng
của chè, bệnh sùi cành chè có suất hiện nhưng mức độ lây lan không cao nên thiệt hại
không lớn. Hầu hết các bệnh trên chè đều phải phun thuốc hóa học khó có biện pháp
phòng trừ trên cây chè.
Thành phần sâu hại khá đa dạng bọ xít, rầy, nhện, châu chấu voi gây hại chúng
chích hút cắn các lá chè làm hỏng các lá chè biện pháp phòng chống chủ yếu là dùng thuốc
hóa học, đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay như đối với nhện đỏ dùng các loại thuốc .
8
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
Sâu cuốn lá

Cnaphalocrocis medinalis
Ve sầu Bướm
2.3. Tình hình sản xuất và sâu bệnh hại cây thanh long tại trang trại thanh long –
Trại giam Suối Hai – Ba
2.3.1 Tình hình sản xuất
Tổng diện tích trang trại là 20 ha, có diện tích lớn nhất miền Bắc, diện tích được
đưa vào sử dụng là 12ha và trồng chủ yếu giống thanh long ruột đỏ Đài Loan. Trang trại
là nơi lưu giữ và nhân giống cung cấp cho các tỉnh vùng núi phía Bắc phủ xanh đất trống,
đất bạc màu. Cây thanh long cho thu hoạch sau trồng khoảng một năm rưỡi, một đợt ra
quả kéo dài khoảng một tháng, các đợt quả gối nhau liên tục trong năm. Những cành đã
ra quả 1, 2 lần được chọn để làm giống.
Trang trại đã áp dụng hệ thống tưới nước và phân nhỏ giọt làm giảm công lao
động, giảm lượng nước tưới, phân bón tăng hiệu quả kinh tế.
2.3.2. Tình hình sâu bệnh hại chính.
Qua điều tra chúng tôi quan sát được những loại sâu bệnh hại như sau:
Bảng 2.9: Thành phần sâu hại trên cây thanh long
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Ốc sên Achatina fulica
Bảng 2.10: Thành phần bệnh hại trên cây thanh long
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
9
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
1 Thán thư thanh long Collectotrichum sp
Nhận xét: Thán thư là một bệnh quan trọng trên cây thanh long, làm tổn thất nghiêm
trọng đến năng suất, phẩm chất của trái thanh long, đặc biệt bệnh phát triển mạnh trong
mùa mưa bão. Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ không khí cao.
Thành phần sâu, bệnh hại trên cây thanh long không đáng kể, xong ốc sên gây hại
khá nặng. Hiện nay vấn đề đưa ra các biện pháp phòng trừ ốc sên là rất quan trọng. Đó là
vấn đề các nhà bảo vệ thực vật cần quan tâm.

2.4. Tình hình sản xuất và sâu bệnh hại cây có múi tại trung tâm cây có múi Ba Vì
*Tình hình sản xuất:
Trung tâm có diện tích 3,8 ha, có khu nhân giống và khu sản xuất riêng, đảm bảo
nguồn bệnh không lây lan giữa 2 khu. Cây trồng trong trang trại bao gồm các giống cây
có múi như bưởi, cam, chanh, ngoài ra còn một số diện tích trồng vải. Hiện tại trung tâm
đang thử nghiệm trồng kết hợp cây có múi với cây ổi xá lị nhằm tận dụng khả năng tiết
chất xua đuổi rầy chổng cánh (vectơ lây bệnh greening) để từ đó giảm thiệt hại do bệnh
greening.
Tại khu vực sản xuất trồng các loại cây tranh ruột hồng ghép trên gốc bưởi xen
với bưởi diễn và ổi xá lị tất cả đều trong giai đoạn quả non, tỷ lệ đậu quả rất cao, cây sinh
trưởng và phát triển tốt.
*Tình hình sâu bệnh:
Qua điều tra thu thập sâu bệnh, chúng tôi đưa ra thành phần sâu bệnh hại trên
trang trại như sau:
Bảng 2.11 : Thành phần sâu hại trên cây có múi
STT Tên Việt Nam Tên La tinh
1 Rệp muội Pseudococcus citri Risso
2 Bọ hung A.Impressicolle
3 Ve sầu bướm
Lawara sp
4 Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrela
5 Nhện rám vàng Phyllocoptruta Ashmead
6 Đục thân Maezhdiella cantori
7 Xén tóc Anoplophora chinensis
8 Ve sầu vòi Fulgora candelaria
Bảng 2.12: Thành phần bệnh hại trên cây có múi
STT Tên Việt Nam Tên La tinh
10
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53

1 Mốc xanh Penicillium italicum
2 Greening Liberobacterium asiaticum
3 Thán thư
Colletotrichum gloeosporioide
s
4 Loét cây có múi Xanthomonas citri
5 Chảy gôm cây có múi Phytopthora citrophthora
6 Mốc lục Penicillium digitatum
7 Đốm dầu Glace spot
* Nhận xét:
Qua bảng thành phần sâu hại, bệnh hại trên cây có múi xuất hiện khá nhiều bệnh,
như: mốc xanh, mốc lục, loét, chảy gôm các bệnh làm giảm năng suất quang hợp, giảm
phẩm chất chất lượng của quả nhưng gây hại nặng nhất là bệnh lở loét đặc biệt mùa
mưa tạo điều kiện cho bệnh phát triển hơn. Chung quanh vết bệnh trên lá có quầng màu
vàng lớn nhỏ tùy loại cây, bề mặt vết bệnh sần sùi. Trên trái, vết bệnh tương tự như trên
lá nhưng khó thấy quầng vàng xung quanh. Bệnh gây thiệt hại nặng cho cây. Các biện
pháp phòng trừ:
+ Đốn tỉa cành, tạo hình, cắt bỏ những cành khô, bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt,
cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng, ít sâu
bệnh.
+ Đối với bệnh mốc xanh, mốc lục, chảy gôm nên dùng dao cạo đi.
+ Kiểm tra các giống nhập từ nơi khác. Đối với cây bị lở loét không nên tưới nước từ
trên cao xuống sẽ rất dễ lây lan bệnh.
+ Dùng các thuốc hóa học diệt các bệnh như : Captan 75 BTN chữa bệnh chảy gôm,
Copper Zinc 85 WP chữa bệnh lở loét ở cây có múi,…
Trên cây có múi có các nhiều sâu hại như: Nhện rám vàng, rệp muội, ve sầu
bướm, trồng ổi xá lị hạn chế các côn trùng gây bệnh. Trồng các cây thu hút thiên địch
để thiên địch tiêu diệt các sâu hại. Dùng các thuốc hóa học sẽ có tác dụng nhanh nhất.
11
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA

K53
Bệnh muội đen và rệp sáp mềm trên cây bưởi
Bệnh than thư hại bưởi
Colletotrichum gloeosporioides
2.5. Trung tâm nghiên cứu thuốc lá.
2.5.1 Giới thiệu
Tên: Chi nhánh viện kinh tế kĩ thuật thuốc lá.
Địa chỉ: Ba Vì – Hà Nội
2.5.2 Tình hình sản xuất
Hiện tại Chi nhánh viện kinh tế kĩ thuật thuốc lá trồng trên 20 giống thuốc lá khác
nhau, trong đó có 3 giống chính là K36 (Giống nhập nội từ Mĩ), giống C7 – 1 (Giống
chọn tạo từ cây lai hữu tính), giống VTL 5H (Giống lai trực tiếp). Các giống còn lại đang
được gieo trồng thì nghiệm và nghiên cứu.
Thời điểm thăm quan cánh đồng thuốc lá đã được thu hoạch.
2.5.3 Tình hình sâu hại
Bảng 2.13 : Thành phần sâu hại cây thuốc lá
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Sâu xanh Spodoptera oxigua
2 Sâu khoang Spodoptera litura
2.5.4 Tình hình bệnh hại
Bảng 2.14: Thành phần bệnh hại
12
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Khảm lá thuốc lá Tobacco mosaic virus
2 Đen thân thuốc lá Phytophthora parasitica var. nicotianae
3 Héo xanh Pseudomonas solanacearum
Cánh đồng trồng thuốc tại Ba Vì – Hà Nội
2.7. Thăm quan tại Viện Bảo vệ thực vật

Địa chỉ: Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại : (84-4) 38389724/37521380
Fax: (84-4) 38363563/38389724
Email:

2.7.1 Thông tin chung
- Được thành lập ngày 9/2/1968
- Hiện nay Viện là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học nông nghiệp
Việt Nam
2.7.2: Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
-Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về dịch hại và sinh vật có ích
trên cây trồng nông, lâm nghiệp, các đối tượng bảo vệ thực vật, thuốc BVTV phạm vi
trên cả nước.
- Thực hiện khảo nghiệm thuốc BVTV
13
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
- Thực hiện chức năng khuyến nông, khuyến lâm về BVTV
- Hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia về
đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực BVTV
- Hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghê,
thử nghiệm kỹ thuật mới
- Sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước
2.7.3: Lực lượng cán bộ
Tổng số 150 cán bộ, trong đó 2 phó giáo sư, 17 tiến sĩ chuyên ngành, 36 thạc sĩ,
76 kĩ sư , 19 nhân viên kĩ thuật và nhân viên phục vụ
2.7.4: Đơn vị trực thuốc
* Các phòng nghiệp vụ
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng khoa học và HTQT

- Phòng tài chính kế toán
*Các bộ môn nghiên cứu
-Bộ môn Bệnh cây
- Bộ môn Côn trùng
- Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường
- Bộ môn Chẩn đoán và giám địch dịch hại và thiên địch
-Bộ môn Miễn dịch thực vật
- Bộ môn kinh tế sử dụng thuốc BVTV
*Đơn vị sự nghiệp
- Trung tâm đấu tranh sinh học
*Doanh nghiệp
- Công ty TNHH nhà nước một thành viên Tư vấn và đầu tư phát triển bảo vệ thực vật
2.7.5 : Một số thành tựu chủ yếu
*Nghiên cứu cơ bản
- Tiến hành 4 cuộc tổng điều tra côn trùng bệnh cây và cỏ dại hại cây trồng trong
toàn quốc: Điều tra côn trùng và bệnh hại cây trồng ở các tỉnh Miền Bắc (1968-1969);
điều tra côn trùng và bệnh hại cây trồng ở các tỉnh miền Nam (1977-1978); điều tra sâu
14
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam (1997 – 1998) ; điều tra thành phần cỏ dại trên lúa nước
và lúa cạn ( 1995-1998).
- Giám định và quản lý bộ mẫu quốc gia gồm 68.891 mẫu của 8000 loài côn
trùng, 500 loài kí sinh thiên địch, 1243 mẫu bệnh hại và 200 mẫu của 80 loài cỏ dại.
- Xây dựng phương pháp nghiên cứu, đặc điểm sinh học, sinh thái và chẩn đoán
nhiều đối tượng sâu, bệnh hại, sinh vật hại có ích.
2.7.6. Nghiên cứu ứng dụng
- Xây dựng hàng trăm mô hình kĩ thuật và giải pháp công nghệ phòng chống dịch hại cây
trồng, tạo sản phẩm điển hình là:
1) Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa

2) Quy trình phòng chống bệnh vàng lùn,lùn xoắn lá hại lúa
3) Quy trình sản xuất rau quả an toàn (GAP)
4) Quy trình phòng trừ các đối tượng hại cây công nghiệp
5) Phòng trừ ruồi hại quả và rau ăn quả
6) Phát hiện chẩn đoán bệnh Greening và các bệnh hại cây có múi
7) Phòng trừ sinh vật ngoại lai như ốc bươu vàng, cây trinh nữ thân gỗ
- Tiến hành hàng chục dự án tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất tại các tỉnh miền núi
phía Bắc
2.7.7. Các sản phẩm tiêu biểu
- Các chế phẩm sinh học, thảo mộc, và sản phẩm phi hóa học ứng dụng trong
PHTH dịch hại : Tictack 13.2 BR, Bourbo 8.3 BR trừ ốc bươu vàng; bả protein Ento- pro
trừ ruồi đục quả, phân bón vi sinh MT1 trừ tuyến trùng hại rễ, pheromon giới tính trừ sâu
hại rau; Metarhizium anisopliae; Beauveria bassiana, Trichoderma. Bả diệt chuột sinh
học, thuốc kích thích sinh trưởng diệp lục tố
- Tuyển chọn được nhiều giống lúa có triển vọng, đưa vào sản xuất đại trà một số
giống lúa nước: CR203, C70, C71, NN3B,IR1820, giống lúa cạn năng suất cao,phẩm
chất tốt LC93-1, LC93-4, giống lạc MD9
- Hợp tác quốc tế : Viện BVTV có quan hệ hợp tác rộng rãi với nhiều viện nghiên
cứu, trường đại học của các nước Úc, Đức, Pháp, Anh, Mĩ, Ấn Độ, Hàn Quốc Với các tổ
chức quốc tế IRRI, FAO, CABI thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực BVTV, sản xuất các
15
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, sản xuất nhiều giống cây trồng
kháng sâu bệnh và đào tạo nguồn nhân lực phụ vụ ngành BVTV.
2.8 Thực tập tại trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu
Thời gian: 8
h
00 ngày 29/05/2012
2.8.1 Tên trung tâm: Trung tâm kiểm dịc thực vật sau nhập khẩu 1.

2.8.2. Địa chỉ: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.
SDT : (04).38362307
Email: hoặc
2.8.3 Vị trí và cơ cấu tổ chức
2.8.3.1 Vị trí
- Trung tâm Kiểm dịch thực vật Sau nhập khẩu I là đơn vị sự nghiệp về kiểm dịch
thực vật sau nhập khẩu trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật, có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Kiểm dịch thực vật Sau nhập khẩu I là 1 trong 2 trung tâm KDTV sau
nhập khẩu của Việt Nam. Đơn vị thứ nhất được đặt tại Hà Nội còn đơn vị thứ 2 được đặt
tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm thuộc phòng KDTV làm nhiệm vụ đối nội, đối ngoại của cục BVTV.
Phạm vi hoạt động của Trung tâm gồm các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra.
2.8.3.2 Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc Nguyễn Viết Hải.
Bộ máy giúp việc Giám đốc Trung tâm:
a) Phòng Hành chính tổng hợp.
b) Phòng Điều tra giám sát.
c) Phòng Khảo sát thực nghiệm.
2.8.4. Nhiêm vụ và quyền hạn của Trung tâm
- Giám sát, điều tra sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật và các
sinh vật gây hại lạ, tiềm ẩn trên giống cây trồng nhập nội.
16
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
- Đánh giá mức độ an toàn của các sinh vật có ích nhập nội sử dụng trong bảo vệ thực vật.
- Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện khảo sát thực nghiệm
về kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
- Xác nhận kết quả kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với sinh vật có ích và
giống cây trồng mới.

- Phối hợp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn về kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
- Hướng dẫn, tổng hợp tình hình và báo cáo cho Cục về công tác kiểm dịch thực vật
sau nhập khẩu đối với các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
- Quản lý viên chức, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được Cục giao.
- Thực hiện các dịch vụ về kiểm dịch thực vật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật giao.
2.8.5. Tham quan nghe giới thiệu về hoạt động của một số phòng ban
2.8.5.1. Phòng khảo sát thực nghiệm
Chức năng của phòng là khảo nghiệm những sản phẩm có nghi ngờ nhiễm bệnh
do nấm, vi khuẩn sau khi nhập khẩu. Phòng được trang bị các thiết bị máy móc để phục
vụ công tác nghiên cứu như tủ để ẩm, tủ sấy, kính hiển vi… Bên cạnh đó phòng còn lưu
giữ những mẫu đã qua khảo nghiệm.
2.8.5.2. Phòng xử lý mẫu côn trùng.
Các mẫu côn trùng được thu thập trong quá trình nhập khẩu sẽ được đem về
phòng để theo dõi, xử lý, bảo quản theo các phương pháp thường quy để hình thành nên
bộ mẫu chuẩn phục vụ công tác nghiên cứu.
2.8.5.3. Phòng chẩn đóan và pháp hiện virus.
Phòng chuyên nghiên cứu về virus trên thực vật. Phòng được trang bị máy móc
hiện đại và sử dụng những phương pháp chẩn đoán chính xác nhất hiện nay như: PCR
hay ELISA.
2.8.6. Hoạt động nổi bật nhất mà trung tâm đang thực hiện.
17
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
Hiện nay trên các vùng trồng lúa của cả nước đang gặp phải loại bệnh mới do
virus gây ra có khả năng phá hại nghiêm trọng đó là bệnh lùn sọc đen. Tác nhân chính
truyền bệnh là do 3 loại rầy sau: rầy lưng trắng (Sogatella furciera), rầy nâu
(Nilaparavata lugens), rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus). Trung tâm đã làm thí
nghiệm xác định khả năng truyền bệnh của các loại rầy trên. Thêm vào đó Trung tâm

cũng đang làm thí nghiệm trên cả cây ngô ở giai đoạn cây có 1 lá thật vì cây ngô cùng họ
với lúa nên có khả năng cũng sẽ bị thiệt hại như lúa và còn có thể hại nặng hơn.
2.9 Thực tập tại khu trồng rau an toàn Giang Biên
Thời gian: 14
h
30 ngày 29/05/2012
2.9.1 Tên trang trại: Trang trại giáo dục Era house
2.9.2 Địa chỉ: Phường Giang Biên, Long Biên, Hà Nội.
Diện tích: 1.5 ha.
2.9.3. Cơ cấu hoạt động.
Giám đốc trang trại: TS. Trần Nguyễn Hà.
Nhân viên gồm 15 người.
2.9.4.Tình hình hoạt động của trang trại
Trang trại của TS. Trần Nguyễn Hà có diện tích là 1.6 ha trên khu vực đất nông
nghiệp của phường Giang Biên, quận Long Biện. Trang trại được bắt đầu triển khai vào
năm 2008, chính thức đi vào hoạt động tháng 12 năm 2009. Trang trại được phân chia
thành nhiều khu vực khác nhau, bao gồm khu trồng rau (rau cải, bắp cải, rau bina, cà
rốt…), khu nuôi cá (ao, bể inox), khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và thư viện dành cho
học tập tham khảo và nghiên cứu được trang bị nhiều loại sách khoa học và nông nghiệp
và kính hiển vi để phục vụ cho học tập, nghiên cứu.
Theo TS. Trần Nguyễn Hà trang trại là nơi đầu tiên nghiên cứu và triển khai công
nghệ tuần hoàn khép kín phối hợp nuôi cá trong bể inox với hệ thống trồng rau thuỷ canh.
Sản phẩm của hệ thống cho ra cá chất lượng và rau an toàn. Ngoài ra, trang trại hiện triển
khai mô hình nuôi giun để ủ phân đảm bảo nguồn phân bón cho trang trại.
18
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
Hiện nay trang trại đang áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ chủ yếu phục vụ
cho việc vui chơi và giáo dục.
2.9.6. Mục tiêu hoạt động của trang trại trong tương lai.

- Phát triển trang trại thành khu trình diễn mô hình sản xuất rau củ quả,chăn nuôi
theo nông nghiệp hữu cơ.
- Định hướng xây dựng khu tham quan, học tập cho học sinh tiểu học, mẫu giáo đi
gĩa ngoại. Tăng cường nhận thức cho học sinh và làm sao cho học sinh biết coi trọng
những sản phẩm nông nghiệp được làm ra khó khăn như thế nào để có thể đến được bữa
ăn hàng ngày.
- Đào tạo, tuyển chọn cán bộ, công nhân để có kiến thức vững vàng trong việc
pháp triển mô hình.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1 Kết luận:
Qua đợt thực tập giáo trình nhóm thực tập rút ra được những vấn đề sau:
Tình hình sâu bệnh trên các đối tượng cây trồng diễn biến khá phức tạp. Vì vậy
các biện pháp phòng trừ cần được phân tích đánh giá trên nhiều mặt, cần có những nhận
thức đúng đắn về công tác Bảo vệ thực vật.
Qua đợt thực tập giáo trình nhóm thu bắt đã nâng cao được kiến thức thực tế về
tình hình sâu bệnh trên cây trồng. cùng với đó nhóm thực tập cũng biết được hoạt động
của các trung tâm nghiên cưu chè, cà phê chè, thuốc lá, cây cam quýt, từ đó định hướng
cho công việc sau này
3.2. Đề nghị:
Nhóm thực tập có một số kiến nghị như sau:
-Tăng thời gian thu bắt để số lượng mẫu nhiều hơn.
- Lượng mẫu đã được xử lý cần được bộ môn thu lại để bảo quản tốt hơn
- Nhà trường nên có những hỗ trợ sinh viên trong đợt thực tập giáo trình.
19
Báo cáo thực tập giáo trình Nhóm 2 - BVTVA
K53
20

×