Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv aids của nhóm người dao tại huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.2 KB, 99 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN VĂN HÀ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV/AIDS
CỦA NHÓM NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN VĂN
CHẤN TỈNH YÊN BÁI

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - 2012


BỘYTẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN VĂN HÀ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV/AIDS
CỦA NHÓM NGƢỜI DAO TẠI HUYỆN VĂN
CHẤN TỈNH YÊN BÁI
LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 76 01

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. PHẠM CƠNG CHÍNH


Thái Ngun - 2012


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học,
Bộ môn Y tế công cộng, cùng tập thể các Thầy, Cô Trường Đại học Y - Dược
Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ, giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn và
đóng góp những ý kiến q báu cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận án.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc và tồn thể cán bộ cơng chức Sở Y tế
tỉnh Yên Bái đã quan tâm tạo điều kiện, động viên trong thời gian tôi học tập.
Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế và nhân dân hai xã Nậm
Mười, Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tơi thu thập số liệu trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy, Tiến sĩ
Phạm Cơng Chính, Bộ mơn Da liễu, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên Người đã tận tình hướng dẫn tơi để hồn thành luận án tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn các anh, các chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
ln động viên khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Thái Ngun, ngày 02 tháng 01 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Văn Hà


iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HỘP...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..........................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN.............................................................................. 4
1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS.................................................................4
1.2. Khía cạnh y sinh học của HIV/AIDS.........................................................6
1.3. Các kết quả điều tra KAP về phòng chống HIV/AIDS trong nước...........8
1.4. Bối cảnh giới đối với lây truyền HIV trong QHTD tại Việt Nam...........14
1.5. Một số đặc điểm văn hóa, xã hội học của nhóm người Dao....................18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........20
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................. 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21
2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................27
2.4. Khống chế sai số......................................................................................27
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu......................................................................28
2.6. Hạn chế của đề tài.................................................................................... 28
2.7. Tổ chức lực lượng tham gia.....................................................................28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 29
3.1. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao.................29


iv


3.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của
nhóm người Dao.......................................................................................44
Chƣơng 4. BÀN LUẬN................................................................................55
4.1. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao.................55
4.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của
nhóm người Dao.......................................................................................65
KẾT LUẬN....................................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................a
Phụ lục 1. Mẫu danh sách tổng hợp 15 - 49 tuổi...............................................g
Phụ lục 2. Bộ câu hỏi........................................................................................h


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

: Acquired Immunodeficiency Syndrome
(hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

ARV

: Antiretroviral
(thuốc làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể)

BCS

: bao cao su


BKT

: bơm kim tiêm

CS

: cộng sự

GMD

: gái mại dâm

HIV

: Human Immunodeficiency Virus
(vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người)

LTQĐTD

: lây truyền qua đường tình dục

PC

: phịng chống

QHTD

: quan hệ tình dục


SAVY

: Survey Assessment of Vietnamese Youth
(điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam)

SL

: Số lượng

STI

: Sexually Transmitted Infection
(nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục)

TCMT

: tiêm chích ma tuý

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

TV XN TN

: tư vấn xét nghiệm tự nguyện

TL

: Tỷ lệ



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
3.1

Tên bảng
Cơ cấu đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính

Trang
29

3.2

Trình độ học vấn của người Dao

29

3.3

Nghề nghiệp của người Dao

30

3.4

Tiếp cận với các thông tin phịng chống HIV/AIDS


32

3.5

Tiếp cận với các thơng tin PC HIV/AIDS trong 12 tháng qua

33

3.6

Tiếp nhận hỗ trợ về phòng chống HIV/AIDS

34

3.7

Biết địa điểm xét nghiệm HIV và đã được xét nghiệm HIV

35

3.8

Các tình huống trong lần xét nghiệm HIV gần đây nhất

35

3.9

Hôn nhân của người Dao


36

3.10 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu của người Dao

37

3.11 QHTD trong nhóm người chưa lập gia đình

38

3.12 Sử dụng BCS khi QHTD với vợ/chồng hoặc bạn tình đang
chung sống trong 12 tháng qua

40

3.13 Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt không trả tiền
trong 12 tháng qua

41

3.14 Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình ngồi hơn nhân khơng
chung sống trong 12 tháng qua
3.15 Hiểu biết về các đường lây truyền HIV

42
44

3.16 Hiểu biết về đường lây truyền HIV từ mẹ sang con và thuốc
điều trị ARV


45

3.17 Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

47

3.18 Liên quan giữa đi học với hiểu biết về HIV/AIDS

48

3.19 Liên quan giữa đi học với thái độ với người nhiễm HIV/AIDS

48


vii

Số
Tên bảng
3.20 Liên quan giữa hiểu biết về HIV/AIDS với kỳ thị với người
nhiễm HIV/AIDS

Trang
49

3.21 Liên quan giữa đi học với sử dụng BCS khi QHTD với
vợ/chồng/người yêu

49


3.22 Liên quan giữa hiểu biết về HIV/AIDS với sử dụng BCS khi
QHTD với vợ/chồng/người yêu

50

3.23 Liên quan giữa đi học với sử dụng BCS khi QHTD với bạn
tình bất chợt khơng trả tiền

50

3.24 Liên quan giữa hiểu biết về HIV/AIDS với sử dụng BCS khi
QHTD với bạn tình bất chợt khơng trả tiền

51

3.25 Liên quan giữa đi học với sử dụng BCS khi QHTD với bạn
tình ngồi hơn nhân khơng chung sống

51

3.26 Liên quan giữa hiểu biết về HIV/AIDS với sử dụng BCS khi
QHTD với bạn tình ngồi hơn nhân khơng chung sống

52

3.27 Kết quả khám chữa bệnh STI cho người Dao tại hai xã Nậm
Mười và Nậm Lành từ năm 2007 đến 2011

53



viii

DANH MỤC CÁC HỘP

Số
3.1

Tên hộp
Sự nghe nói về HIV/AIDS của người Dao

3.2

Sự tiếp cận với các thơng tin về phịng chống HIV/AIDS của

Trang
31

người Dao

34

3.3

Vấn đề sử dụng ma túy của người Dao

37

3.4


Vấn đề quan hệ tình dục sớm của người Dao

37

3.5

Vấn đề quan hệ tình dục trước hơn nhân của phụ nữ Dao

39

3.6

Vấn đề quan hệ tình dục ngồi hơn nhân của phụ nữ Dao với
những người dân tộc khác

3.7

39

Sự ghen tng khi biết người vợ hoặc chồng có quan hệ tình
dục với người khác

43

3.8

Việc sử dụng BCS khi quan hệ tình dục của người Dao

43


3.9

Vấn đề mắc và khám các bệnh LTQĐTD của người Dao

54


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số
3.1

Tên biểu đồ
Tiếp cận với các kênh truyền thơng của người Dao

Trang
30

3.2

Được nghe nói về HIV/AIDS của người Dao

31

3.3

Sử dụng ma túy của người Dao


36

3.4

Biết nơi cung cấp bao cao su của người Dao

46

3.5

Thái độ chấp nhận người nhiễm HIV/AIDS của người Dao

46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS hiện nay không chỉ là gánh nặng của ngành y tế,
của một quốc gia mà là vấn đề của toàn xã hội, của toàn cầu. Hình thức lây
lan trong cộng đồng rất đa dạng và phong phú, mỗi khu vực đều có những
hình thức lan truyền riêng [7]. Khu vực châu Phi, quan hệ tình dục là hình
thức chính làm lan truyền HIV, khu vực châu Mỹ - La tinh phương thức lây
truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đồng giới (26%) và qua tiêm chích ma
túy (19%), khu vực Đơng Âu và Trung Á con đường lây truyền chủ yếu qua
tiêm chích ma túy (67%), đối với khu vực Đông Nam Á (trừ Ấn Độ) con
đường lây nhiễm cao nhất là qua quan hệ tình dục với gái mại dâm (41%), và
qua đường tiêm chích ma túy (22%) [43], [56], [57], [58], [59].
Theo các nhà khoa học và chuyên gia y tế thì thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ

của HIV/AIDS ở châu Á [3], [45]. Khi dịch đã bùng nổ ở các nước chậm phát
triển, nơi mà điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém, bệnh tật, đói nghèo với
phong tục tập quán lạc hậu thì việc thực hiện chương trình phịng chống HIV/
AIDS một cách hiệu quả sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thay đổi mạnh mẽ
về nhận thức và biện pháp can thiệp [54].
Việt Nam đang phải đối mặt với đại dịch HIV/AIDS đang ngày một gia
tăng và có nhiều thay đổi về đặc điểm. Số lượng người bị nhiễm HIV tại Việt
Nam đã tăng lên một cách đáng kể, khoảng từ 96.000 đến 245.000 trong thời
gian 4 năm từ 1999 - 2003 [11]. Tình hình nhiễm HIV và chết do AIDS đã có
mặt tại khắp 63 tỉnh, thành phố. Theo báo cáo của Cục Phòng chống
HIV/AIDS, Bộ Y tế, tính đến ngày 31/3/2011, cả nước có 185.623 người
nhiễm HIV/AIDS đang cịn sống, trong đó có 44.701 bệnh nhân AIDS và tổng
số người chết do AIDS là 49.912 người [3], [10], [12], [52]. HIV/AIDS


2

tập trung ở những đối tượng dễ bị tổn thương, chủ yếu là người nghiện chích
ma tuý và mại dâm với tỷ lệ nhiễm khoảng 23,2% và 4%. Xu hướng đang
chuyển dịch sang các nhóm khác ít nguy cơ trong cộng đồng [48], [53].
Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu khoa học tiến hành trên nhóm dân tộc
ít người, theo số liệu chưa đầy đủ đã cảnh báo về hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV trên một số dân tộc ít người [1], [2], [19], [20], [38], [40], [46]. Đặc thù
về trình độ văn hố, trình độ hiểu biết, hành vi và các biện pháp can thiệp trên
nhóm dân tộc ít người rất khác với nhóm người dân tộc Kinh. Phần lớn khu
vực dân tộc ít người sinh sống lại có nhiều nguy cơ tiềm tàng làm lây lan
HIV/AIDS như thiếu hiểu biết về tình dục an tồn, trồng và sử dụng cây thuốc
phiện, buôn bán vận chuyển ma t… Tình hình nghiện chích ma t trong
nhóm đồng bào dân tộc ít người nhất là vùng sâu, vùng xa và biên giới đang
gia tăng nhanh trong những năm gần đây [47].

Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quan hệ tình dục trước hơn nhân của
thanh niên nhóm dân tộc ít người đã lập gia đình tương ứng là 39,8% và
26,1% cho nhóm nam giới và nữ giới. Trong số nữ thanh niên trả lời đã quan
hệ tình dục trước hơn nhân thì 26,8% số chưa lập gia đình trả lời đã từng có
thai. Như vậy cứ 4 người có quan hệ tình dục trước hơn nhân thì 1 người đã
mang thai [19], [20].
Tại tỉnh Yên Bái, dân tộc Dao có 83.342 người, người Dao đỏ chiếm
10,35% dân số toàn tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở 27 xã thuộc 3 huyện: Văn
Chấn, Văn Yên và Lục Yên [16]. Người Dao đỏ vấn đề quan hệ tình dục rộng
rãi được coi là rất bình thường ở một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng.
Một người nam giới hay một người nữ giới thường có nhiều bạn tình. Nhiều
người dân chưa thực sự hiểu về tình dục an tồn, thanh thiếu niên chưa được
giáo dục tốt về sức khỏe sinh sản nên quan hệ tình dục sớm, nạn tảo hơn vẫn
còn. Đặc biệt qua các đợt khám chữa bệnh tại cộng đồng trong các năm gần


3

đây, phát hiện tỷ lệ mắc giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
khác ở nhóm người Dao này rất cao [18].
Từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS của nhóm ngƣời Dao tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
Nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người
Dao tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS của nhóm người Dao tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.



4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Đến cuối năm 2008 số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế giới
tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu người, tăng 20% so với năm 2000 và
tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ước tính cao gấp 3 lần năm 1990. Tính từ năm
1981 đến nay đã có khoảng 60 triệu người trên hành tinh đã nhiễm HIV, trong
đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS.
Trong tổng số người lớn (15 - 49 tuổi) nhiễm HIV cịn sống trên thế
giới đến cuối năm 2008 có khoảng 40% là những người trẻ tuổi và 50% là phụ
nữ.
Nhìn chung, đến năm 2008 dịch HIV đã bị hạn chế ở mức ổn định tại
nhiều khu vực trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia
tăng ở một số khu vực khác như Đông Âu, Trung Á và một số vùng của châu
Á do tỷ lệ mới nhiễm HIV còn ở mức cao. Khu vực cận Sahara của châu Phi
vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch HIV. Gần 71% tổng số
trường hợp mới nhiễm HIV trong năm 2008 là dân của các nước trong khu
vực này (với khoảng 1,9 triệu người mới nhiễm), tiếp theo, vị trí số 2 vẫn là
khu vực Nam và Đông Nam Á với 280.000 người mới nhiễm HIV trong năm
vừa qua, cao hơn 110.000 người so với khu vực tiếp theo là Mỹ La Tinh, mới
có 170.000 người mới nhiễm HIV trong năm 2008 [27].
1.1.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng
Theo ước tính, ở châu Á có khoảng 5 triệu người đang sống chung với
HIV, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia,



5

Philippines, Indonesia. Chỉ riêng năm 2007 đã có 380.000 người chết vì AIDS
tại châu Á. Tình hình đại dịch HIV/AIDS ở châu Á - Thái Bình Dương cũng
đáng báo động như bất cứ loại dịch bệnh nào khác bởi mỗi ngày ở khu vực
này có hơn 1.000 người nhiễm HIV mới.
Hiện bệnh dịch đang phát triển nhanh và mạnh ở một số quốc gia như
Bangladesh, Trung Quốc. Còn tại Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, mối đe dọa lớn
nhất là do tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi. Những nước này có tỷ
lệ người bị lây nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh. Từ năm 2005 đến nay, tại
Indonesia số người nhiễm HIV/AIDS đã tăng gấp ba, lên tới 26.632 trường
hợp [28].
1.1.3. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Tính đến ngày 31/3/2011, cả nước có 185.623 người nhiễm HIV/AIDS
đang cịn sống, trong đó có 44.701 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do
AIDS là 49.912 người.
Cho đến nay, đã có trên 74% số xã/phường và 97,8% số quận/huyện
trong toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao
nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả
nước.
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã phát hiện được
9.128 người nhiễm HIV, 3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 người tử vong do
AIDS. Trong số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng qua,
thành phố Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất (1.345 người), tiếp đến là Hà Nội
(764), Điện Biên (743), Thái Nguyên (466), Thanh Hóa (454)... Phân tích
hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong số những người mới được phát
hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm có 49% bị nhiễm qua đường máu,



6

38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ truyền sang con và 10% không rõ
đường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 70,8% và nữ chiếm 29,2%.

Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS đến hết tháng 9/2010:
- Dịch HIV/AIDS vẫn trong giai đoạn tập trung - vẫn xảy ra chủ yếu
trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là trong nhóm tiêm chích ma
túy và người bán dâm.
- Năm 2010 có thể là năm thứ 3 liên tiếp có số người nhiễm HIV được
báo cáo giảm, nhưng mức độ giảm bắt đầu chậm hơn so với những năm 2008,
2009.
- Chương trình phịng chống HIV/AIDS đã có tác động lớn, làm cho số
người tử vong do AIDS được báo cáo trong năm 2010 tiếp tục giảm so với
những năm trước đây [11], [12].
1.2. Khía cạnh y sinh học của HIV/AIDS
- Tác nhân gây AIDS là virus HIV - là một loại retrovirus nên nó có các
đặc điểm của nhóm virus này. Đó là các ARN virus có men sao chép ngược
mà bản chất là AND polymeraza phụ thuộc ARN.
- Lịch sử tự nhiên của nhiễm HIV/AIDS:
+ Thời gian chuyển đổi huyết thanh là thời kỳ giữa nhiễm HIV và sự
xuất hiện các kháng thể có thể phát hiện bằng xét nghiệm thơng thường gọi là
giai đoạn cửa sổ.
+ Thời gian ủ bệnh có thể là thay đổi và lâu, trung bình 10 năm nhưng
có thể lâu hơn tới 15 năm.
+ Tiếp đến xuất hiện những triệu chứng như chán ăn, suy kiệt, lở loét,
ỉa chảy, nấm miệng…
+ Thời gian sống sót trung bình sau khi có chẩn đốn AIDS là 1 - 2
năm nhưng cũng có thể ngắn hơn.
- Các yếu tố nguy cơ và yếu tố làm tăng nguy cơ:



7

+ Yếu tố sinh học: Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
có khả năng bị nhiễm HIV cao hơn người bình thường 2 - 9 lần. Hẹp bao quy
đầu dẫn đến dễ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây loét do vậy
nguy cơ nhiễm HIV và lây bệnh cho người khác cao hơn. Ngoài ra, giai đoạn
nhiễm HIV cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng lây truyền: Nguy cơ lây nhiễm
rất cao ngay sau khi bị nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ) và giai đoạn AIDS (có
khoảng 3.000 vi-rút/1 ml máu), ở giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, số
lượng HIV chỉ khoảng 20 - 40 vi-rút/1 ml máu.
+ Yếu tố hành vi: Vai trị của nam và nữ trong quan hệ tình dục, sự
chấp nhận của xã hội về lối sống có nhiều bạn tình, phương thức sinh hoạt
tình dục (miệng, hậu mơn) hay các phong tục xăm mình, xâu lỗ tai, tiêm chích
ma túy (TCMT)...
+ Yếu tố dân tộc học: Tuổi trẻ (lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm HIV cao là 15 45), những biến động về phân bố dân số (do sự phát triển và đơ thị hố nhanh,
gia tăng giải trí, thương mại và du lịch, hệ thống xe tải đường dài ngày càng
phát triển...).
+ Yếu tố văn hoá, kinh tế, xã hội: Sự kém hiểu biết về HIV/AIDS, tác
hại của ma t, an tồn tình dục; yếu tố về kinh tế như nghèo đói, khơng đủ
nguồn lực để đương đầu với AIDS, mặt tiêu cực của kinh tế thị trường; yếu tố
về chính trị như thái độ của xã hội, luật pháp với các nhóm nguy cơ cao
(người TCMT, bán dâm...); thái độ đối với giáo dục tình dục, với tình trạng
của người phụ nữ trong xã hội, sự chấp nhận của xã hội với phương pháp xét
nghiệm HIV giấu tên và việc cho phép cung cấp bao cao su (BCS), bơm kim
tiêm (BKT), điều trị cai nghiện bằng các ma tuý thay thế… [7], [23], [30],
[34], [49], [51].



8

Bảng tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm HIV qua một số hành vi [23], [34]
Phƣơng thức lây nhiễm

Xác suất nhiễm HIV
trong 100 lần tiếp xúc

Tỷ lệ (%) của số
nhiễm toàn cầu

90 - 100

3- 5

Mẹ truyền cho con

14-40

5-10

Dùng chung BKT

0,5- 1

5-10

Quan hệ tình dục:
- Âm đạo


0,1- 1
(0,1 - 0,2)
(0,5- 1)

70 - 80
- 70)
(60
(5 - 10)

< 0,3

< 0,01

Truyền máu

- Hậu mơn
Chăm sóc y tế

1.3. Các kết quả điều tra KAP về phòng chống HIV/AIDS trong nƣớc
- Điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số HIV/AIDS tại thành phố Hồ
Chí Minh đại diện cho một số tỉnh thành thị và Thái Bình năm 2005 đại diện
cho một số tỉnh thuần nơng để có được các chỉ số nhằm theo dõi hiệu quả các
chương trình phịng chống HIV/AIDS quốc gia, tiến hành phỏng vấn và lấy
máu 1.501 người tại thành phố Hồ Chí Minh và 3.000 người tại Thái Bình.
Kết quả điều tra cho thấy: Tỷ lệ có quan hệ tình dục (QHTD) nhiều hơn một
bạn tình trong 12 tháng qua là 15,2% trong nhóm nam giới và 4,7% trong
nhóm nữ giới tại thành phố Hồ Chí Minh và 7,5% trong nhóm nam giới và
2,6% trong nhóm nữ giới tại Thái Bình. Tỷ lệ ln sử dụng BCS tại thành phố
Hồ Chí Minh và Thái Bình tương ứng là 12,0% và 10,4%. Tỷ lệ có hiểu biết
đúng phịng chống HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh là 75,8% và Thái

Bình 86,0%. Hơn 8,0% quần thể cả hai tỉnh, thành phố đã từng được xét
nghiệm HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh là 0,7% và Thái
Bình là 0,3% [40].
- Điều tra đầu tiên tại Việt Nam năm 2006 trên nhiều nhóm đồng bào


9

dân tộc ít người 15 - 49 tuổi, tại 11 tỉnh về tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các
hành vi nguy cơ gây nhiễm HIV/AIDS kết quả cho thấy:
+ Tỷ lệ nam đồng bào dân tộc có quan hệ với bạn tình bất chợt trong 12
tháng qua của đồng bào Mông ở Lai Châu (21,1%) và đồng bào Dao ở Yên
Bái (7,1%) là cao nhất. Kết quả nghiên cứu định tính tại hai tỉnh này cho thấy
nhóm dân tộc Mông ở Lai Châu và dân tộc Dao ở Yên Bái có quan hệ tình
dục tương đối tự do và thoải mái do quan niệm và lối sống đã có từ lâu. Các
điều tra xã hội học trong khuôn khổ nghiên cứu này cũng cho thấy hai nhóm
đồng bào dân tộc này sử dụng BCS không nhiều do BCS không sẵn có và chủ
yếu là giới trẻ mới biết và sử dụng.
+ Nhóm nữ đồng bào dân tộc Dao tại n Bái cũng có mức độ QHTD
với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua nhiều nhất. Điều tra xã hội học tại
tỉnh Yên Bái cho thấy nhóm nữ đồng bào dân tộc Dao cũng cởi mở hơn khi
nói về QHTD so với nhóm nữ của các đồng bào dân tộc khác. Tỷ lệ nhóm nữ
giới đồng bào Dao tại Yên Bái luôn sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất
chợt nam giới trong 12 tháng qua chỉ là 10,0%. Có thể nói rằng họ hầu như
khơng có khái niệm sử dụng BCS.
+ Lai Châu có tỷ lệ sử dụng ma tuý trong nhóm quần thể dân cư 15 - 49
tuổi rất cao (10,5%). Thái Nguyên, Thanh Hoá và Yên Bái có tỷ lệ người dân
sử dụng ma tuý vào khoảng 2,0%. Điều tra xã hội học tại tỉnh Thanh Hoá cho
thấy địa bàn tiến hành can thiệp và điều tra là nơi có tình hình sử dụng và
bn bán ma tuý rất phức tạp.

+ Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ người dân tộc Sán Chay/Sán Dìu trả lời
có biết thuốc kháng vi rút điều trị cho người nhiễm HIV cao nhất (60,3%).
+ Hầu hết những người dân được phỏng vấn trong cuộc điều tra này trả
lời đã từng nhận được và nhận được trong 12 tháng qua thông tin tuyên truyền


10

về phịng chống HIV.
+ Tỷ lệ nhóm người dân tộc của cả 11 tỉnh được điều tra có thái độ tích
cực với người nhiễm HIV rất thấp. Có những tỉnh như Lai Châu trên cả nhóm
nam lẫn nhóm nữ hầu như khơng có thái độ tích cực với người nhiễm HIV
(nam giới 3,1% và nữ giới 1,8%). Rất nhiều người trong cuộc điều tra này vẫn
cho rằng người nhiễm HIV là người phải thấy xấu hổ về bản thân mình và
người nhiễm HIV là người có lỗi mang bệnh tật về cho cộng đồng.
+ Tỷ lệ các nhóm người dân tộc đã từng được làm xét nghiệm cao nhất
cũng chỉ gần 9,0% (Thái Nguyên) và thấp nhất là khoảng 1,0% (Khánh Hồ).
Tỷ lệ người dân biết được nơi có thể làm xét nghiệm HIV của các tỉnh khác
nhau cũng khác nhau. Các tỉnh có tỷ lệ người dân biết được những nơi làm xét
nghiệm HIV tương đối cao là Thái Ngun (71,6%) và Thanh Hố (60,3%).
Các tỉnh cịn lại thì tỷ lệ người dân biết được nơi làm xét nghiệm HIV tương
đối thấp, thấp nhất là tại Yên Bái (14,6%).
+ Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người dân tộc Thái 15 - 49 tuổi tại tỉnh
Thanh Hoá là rất cao (2,8%).
+ Nhóm người dân tộc Mơng chưa bao giờ đến trường rất cao (76,8%).
Tỷ lệ người dân không được tiếp cận với vô tuyến, đài và báo trong tuần cũng
chiếm cao nhất (33,4%). Trung vị tuổi quan hệ tình dục lần đầu cũng trẻ nhất
(17 tuổi). Thêm vào đó, tỷ lệ đồng bào Mông đã từng sử dụng ma tuý rất cao
(10,5%). Hầu như khơng có ai kể cả nam lẫn nữ có kiến thức đầy đủ về HIV.
Tỷ lệ nam giới cũng như nữ giới đồng bào Mơng có thái độ tích cực với

người nhiễm HIV cũng thấp nhất trong các tỉnh điều tra (3,1% cho nhóm nam
giới và 1,8% cho nhóm nữ giới) [20].
- Thiết kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang nhằm tìm hiểu về thái độ và thực
hành về phòng chống HIV/AIDS của người lao động thuộc lĩnh vực cấp nước
sinh hoạt nông thôn. Đối tượng nghiên cứu bao gồm tổng số 420 người lao



×