Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiểu luận: Một vài suy nghĩ về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.11 KB, 7 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH


TIỂU LUẬN
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lớp Cao học Hành chính cơng 16M
Mơn học: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Huế, tháng 8/2012


Mục đích cải cách hành chính nhà nước là nhằm nâng cao hiệu quả của bộ
máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa , hiện đại hóa. Hiện nay, chúng ta đã và đang triển khai thực hiện những chủ
trương và giải pháp hữa hiệu phù hợp với điều kiện cụ thể nước ta , đồng thời
tăng cường nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển , các nước đang
phát triển, các tổ chức kinh tế quốc tế, nhất là các nước có điều kiện hồn cảnh
tương đồng với nước ta. Thông qua việc nghiên cứu hai chương 3,4 của của cuốn
sách: “Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính cơng trong một thế giới
mới”, với khn khổ giới hạn của một bài tiểu nên mục tiêu nghiên cứu của tôi
là so sánh xem giải pháp xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của Việt
Nam ta với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước có cùng đặc thù như Việt
Nam đã phù hợp chưa và ta cần tiếp thu những kinh nghiệm gì từ các nước phát
triển , các nước đang phát triển để từ đó đưa ra một số đề xuất đối với nhà nước
Việt Nam trong việc cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
Nội dung về “ Cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương ” và “Cơ
cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương ” đã vẽ lên
một bức tranh toàn cảnh về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các


nước trên thế giới. Nhìn chung về cơ cấu tổ chức bộ máy cơ bản giống nhau, cịn
có sự khác nhau là do lịch sử, đặc điểm địa lý, hình thức cấu trúc. Ta có thể
nhận thấy rằng khơng có một mơ hình nào là lý tưởng để chúng ta áp dụng mà
chúng ta chỉ có thể dựa trên các ưu điểm của các mơ hình tổ chức để vận dụng
đối với nhà nước Việt Nam.
Trước khi đưa ra những đề xuất về tổ chức bộ máy hành chính Việt Nam,
tơi xin phép phân tích một số đặc điểm đặc trưng, những kinh nghiệm của các
nước phát triển và đang phát triển mà theo tôi sẽ là sơ sở để đưa vào vận dụng
đối với nhà nước Việt Nam
Về cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền trung ương
Thứ nhất, ứng với một hình thức của chính quyền( chính quyền đơn nhất
hay chính quyền liên bang) sẽ dẫn đến một quyết định khác nhau về việc phân
chia quyền lực giữa các cấp chính quyền, và ngay trong chính quyền địa phương,
giữa các nhánh khác nhau. Tuy nhiên có một quy luật chung là: Chính phủ trung
ương ở tất cả các nước được tổ chức thành các bộ khác nhau ( còn được gọi là
các ban) và rất nhiều đơn vị hỗ trợ khác trong và ngoài phạm vi cơ cấu của bộ.
Bên cạnh đó nguyên tắc chức năng chức năng đã trở thành nguyên tắc chủ đạo
trong hầu hết chính quyền trung ương để thành lập các bộ và tổ chức công việc


của chính phủ. Các chức chức năng được phân thành nhóm theo tiêu chí khơng
phân mảng, khơng chồng chéo, phạm vi kiểm sốt và tính thuần nhất. Đây là tiêu
chuẩn cơ bản để thành lập một bộ mới
Thứ hai, xu hướng thu hẹp quy mơ hành chính đã buộc một số nước tổ
chức lại và giảm bớt số lượng các bộ của chính phủ theo các các cách khác nhau.
Xu hướng này được củng cố thêm do việc phi tập trung hóa và yêu cầu tăng
thêm thẩm quyền và nguồn lực của các đơn vị chính quyền cấp dưới. Theo
nguyên tắc chung số lượng các bộ không nên quá lớn ảnh hưởng đến việc điều
phối và cũng không quá nhỏ để làm tăng quá mức khối lượng công việc cho mỗi
bộ và làm giảm trách nhiệm của bộ. Hầu hết các nước có thể vận hành hiệu quả

khoảng 12-18 bộ trung ương. Tuy vậy, việc giảm bớt số lượng các bộ không tạo
ra lợi thế và trong một số trường hợp đặc biệt có thể làm suy yếu tính chịu trách
nhiệm do việc hình thành nên các thực thể hốn hợp.
Về cơ cấu tổ chức của chính quyển cấp dưới vàchính quyền địa
phương
Nhìn chung, mỗi nước đều có các cấp chính quyền dưới chính quyền trung
ương. Các cơ quan chính quyền cấp dưới có các quyền lực, nguồn lực và cơ cấu
tổ chức khác nhau, phụ thuộc nước đó theo cơ cấu nhà nước liên bang hay đơn
nhất, mức độ duy trì các hình thức quản lý địa phương theo tập tục như thế nào.
Tuy nhiên, có một quy luật chung là các cấp chính quyền cấp dưới lại được chia
thành chính quyền cấp trung gian “ vùng “ , Tinh, Quận và chính quyền địa
phương (cấp thành phố tự quản và phường, xã.), nó có một số đặc điểm khác
biệt, làm cơ sở để chúng ta có thể học hỏi như sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm từ các nước cho thấy, yêu cầu đầu tiên đối với cơ
cấu tổ chức chính quyền địa phương để nâng cao trách nhiệm là sự phân cơng
trách nhiệm rõ ràng . Do đó quyền lực của mỗi cấp chính quyền địa phương nếu
cịn chưa rõ ràng thì phải quy định rõ bằng văn bản luật, tuy nhiên trong khi xây
dựng luật phải đảm bảo trong việc bảo tồn phong tục tập quán của địa phương.
Thứ hai, chính quyền địa phương được hiểu là bao gồm các đơn vị hành
chính cung cấp trực tiếp dịch vụ công cho công chúng, tuy nhiên các đơn vị này
cũng khơng có vị trí như nhau trong cơ cấu chính quyền địa phương ở tất cả các
nước. Qua kinh nghiệm của trong cơ cấu chính quyền hai cấp ở Bắc Mỹ và châu
Âu, cơ cấu chính quyền hai cấp được đánh giá là có ưu thế đáng kể trong việc


quản lý hiệu quả đối với cộng đồng dân cư nằm ngồi phạm vi của chính quyền
thành phố và việc phối hợp lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
Thứ ba, trong một số hệ thống hành chính, các chính quyền cấp dưới chỉ
có một số thẩm quyền được chính quyền trung ương quy định cụ thể; trong khi
đó ở một số hệ thống khác, các chính quyền cấp dưới lại hoạt động trên nguyên

tắc “ thẩm quyền chung”, nghĩa là thực thi mọi quyền không được quy định cho
chính quyền trung ương. Tại rất nhiều nước , quyền hạn và thẩm quyền của
chính quyền địa phương được quy định rõ trong hiến pháp hay văn bản pháp
luật, tại một số nước khác các quyền hạn và thẩm quyền này khơng được quy
định cụ thể và nhìn chung phụ thuộc vào thái độ của chính quyền địa phương tại
từng thời điểm cụ thể .
Thứ 4, theo kinh nghiệm của các nước khu vực Thái Bình Dương – những
nước vẫn tn theo mơ hình tập qn đã có những nỗ lực nghiêm túc trong việc
dân chủ hóa các quyền người bản địa.Vấn đề trao quyền tự chủ, hay phi tập trung
hóa đang được cơng chúng chấp nhận.
Thứ 5, việc thành lập các tổ chức cấp dưới thành phố tự quản ở một số
nước phát triển là nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc cung cấp các dịch vụ tốt hơn
cho cộng đồng, thực hiện bốn chức năng chính:điều phối các dịch vụ đô thị, đảm
bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc lựa chọn và cung cấp các dịch vụ, đại
diện cho các cộng đồng trong các cơ quan thành phố và huy động các nguồn lực
và kỹ năng từ cộng đồng .
Từ cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam hiện và các nước
trên thế giới, tơi có một vài suy nghĩ như sau:
Một là, cải cách khơng phải là tìm cách là cắt giảm số bộ và phát triển
theo đường thẳng , ngược lại , dịch vụ cơng tốt có thể địi hỏi mở rộng bộ máy
chính phủ hoặc tái cơ cấu bộ máy chính phủ (không nhất thiết nhằm tinh giảm bộ
máy) nhằm làm cho việc cung cấp dịch vụ cơng hồn hảo trở thành mục tiêu ưu
tiên của chính phủ. Đảm bảo tổ chức bộ máy theo hướng liên ngành, đa lĩnh
vực. Phải xây dựng chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và trách nhiệm của hệ
thống hành chính Nhà nước nhằm tập trung vào việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện
các chức năng quản lý vĩ mô.
Hai là, việc sắp xếp và phân quyền cho cán bộ và các cơ quan liên quan
phải dựa trên nguyên tắc trước tiên về tổ chức là chun mơn hóa và thứ hai là
loại cơng việc thứ cấp mà một bộ có thể đảm nhận nhằm thay mặt chính phủ tăng



cường phúc lợi. Các đại biểu của Quốc hôi, hội đồng nhân dân thì khơng được
kiêm nhiệm trong cơ quan hành pháp và tư pháp. Có như vậy mới hoạt động hiệu
quả thực sự là đại diện của dân
Ba là, nên thành lập một các cơ quan quản lý đại diện và thực hiện cơng
tác giám sát của chính phủ ( nhưng không trực tiếp cung cấp dịch vụ công). Cơ
quan quản lý này phải được trực tiếp thành lập bới luật của Quốc hội( Do chính
phủ đề nghị và dự thảo).Cơ quan này khác với các bộ ở chỗ nó trực tiếp tương
tác với các cơng ty và nhà cung cấp dịch vụ, trung gian giữa những người lập
chính sách tại các bộ và các cơng ty Vì vậy , với cơ cấu và quy tắc hoạt động mà
theo đó các bộ có thể lấy ý kiến của nhau thường xuyên sẽ rất hữu ích , bộ máy
các bộ phải được bổ sung bằng mối liên kết qua lại. Thơng qua cơ quan
này,khơng chỉ ở cấp khơng chính thức mà cả ở cấp chính thức , các bộ phải tiến
hành quy tắc tham vấn ý kiến bộ khác trước khi ra quyết định về một vấn đề dịch
vụ công và các ý kiến khác nhau không bị gác lại mà phải giản quyết để đảm
bảo một chính sách về dịch vụ cơng chỉ có một quan điểm của chính phủ và chỉ
có một bộ chịu trách nhiệm về một chính sách dịch vụ cơng hoặc vấn đề cưỡng
chế đi kèm. Bất cứ vấn đề nào liên quan đến nhiều cơ quan cũng chỉ được giải
quyết bới 1 cơ quan cùng với sự tư vấn hỗ trợ của các cơ quan khác . Tuy chun
mơn và chức năng có thể chồng chéo nhưng thẩm quyền quyết định liên quan
đến chính sách dịch vụ cơng thì khơng được phép như vậy. Do đó, một cơ quan
như vậy cần được chính phủ hoặc quốc hội trao quyền.
Bốn là,tách chức năng dịch vụ công ra khỏi chức năng bộ máy nhà nước
để các tổ chức tự quản chịu trách nhiệm, phân định rành mạch cơ quan hành
chính với tổ chức sự nghiệp. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề để bộ máy hành
chính hồn thành sứ mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp. Có như vậy
mới xóa bỏ được tận gốc của cơ chế xin- cho , góp phần giảm tệ nạn tham nhũng
Năm là, đối với cấp địa phương, từ xu hướng chung của các nhà nước dân
chủ trên thế giới hiện nay là tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc tự
quản. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm hay của tổ

chức tự quản địa phương, những điều kiện và khả năng có thể áp dụng được ở
nước ta để hướng tới đổi mới một cách cơ bản tổ chức chính quyền địa phương
trong giai đoạn mới.
Sáu là, nên tổ chức chính quyền địa phương theo mơ hình hai cấp: cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp cơ sở là quận huyện, hoặc xã


phường. Tổ chức như vậy sẽ làm bộ máy gọn nhẹ, khơng cịn cấp trung gian là
huyện như hiện nay. Có thể tiến hành theo 2 phương án: Một là quy định quận,
huyện là cấp cơ sở, và xã phường chỉ là cơ quan giúp việc cho cấp huyện (ward
office). Phương án này có thể áp dụng các thành phố đơng dân cư với diện tích
quận, huyện khơng lớn, điều kiện liên thơng thuận lợi. Hai là duy trì cấp cơ sở là
xã phường, quận huyện chỉ là cánh tay nối dài của chính quyền tỉnh, thành phố.
Tổ chức như vậy thì chức năng và nhiệm vụ của chính quyền địa phương sẽ
khơng cịn máy móc, có sự phân biệt giữa thành thị, nơng thơn, giữa khu vực có
nền kinh tế và cơ sở hạ tầng phát triển với nơi thưa dân, hạ tầng kém.
Bảy là, để tăng cường tính chủ động , năng động và tự chịu trách nhiệm
của mỗi cấp chính quyền địa phương , của mỗi tỉnh , thành phố phải phân định rõ
ràng và đầy đủ thẩm quyền cho địa phương cấp dưới. Việc phân cấp phải đảm
bảo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất từ Trung ương tới địa phương
song phải đề cao tính tự chủ của địa phương. Cơ quan được giao thẩm quyền
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình Có như vậy mới phát
huy được lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của từng địa phương. Thực hiện
phân cấp sẽ phải đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhưng không can
thiệp , làm thay cấp dưới.
Tóm lại, đổi mới, hồn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà
nước là một việc làm hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và của tồn bộ hệ thống các
cơ quan nhà nước nói chung.Vì vậy việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ
các nước trên thế giới, đồng thời biết vận dụng một cách sáng tạo, khoa học vào

hoàn cảnh của Việt Nam đang trong giai đoạn cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa để tìm ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp với điều kiện cụ thể
của nước ta đối với công tác cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước là một thách thức lớn đối với Chính phủ Việt Nam. Trên đây là một số ý
kiến của bản thân sau khi đã tham khảo, nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu khác
nhau nhằm tìm ra giải pháp để bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam có thể
nâng cao hiệu lực hiệu quả nhằm tiếp cận, cung cấp dịch vụ công đến với người
dân một cách tốt nhất./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính cơng trong một thế giới cạnh
tranh / Ngân hành phát triển Châu á. H: Chính trị Quốc gia,2003
2. Cải cách nền hanhd chính Việt Nam: Thực trang và giải pháp / Chương
trình phát triển liên hợp quốc. – H: Chính trị Quốc gia,2009
3. Cải cách cơ cấu hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương/ Hà Quang
Ngọc. Truy cập tại địa chỉ: />4. Chính quyền địa phương ở Việt Nam : Quá trình hình thành , thay đổi và
vấn đề đổi mới hiện nay / Trương Đắc Linh truy cập tại địa
chỉ: />5. Cẩm nang nghiệp vụ công tác tổ chức dành cho các cơ quan hành chính sự
nghiệp và doanh nghiệp / Phan Thăng, Nguyễn Thanh Hội. – H: Thống kê



×