Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tài liệu hồ sơ dự thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.58 KB, 54 trang )

Tài liệu : Hồ sơ dự thầu
Công trình cải tảo nâng cấp tỉnh lộ 206
CHƯƠNG I-KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRƯỜNG THI CÔNG
1.1- Tổng quan về dự án:
Công trình nâng cấp cải tạo đường tỉnh lộ 206 đoạn từ QL 3 đến thác bản
Giốc. Gói thầu số 5 trên lý trình Km38+00 -:-Km49 + 990,82. Tổng chiều dài đoạn
tuyến là 11,990.82 m.
1.2- Điều kiện địa hình
Tuyến đường mới đi theo hướng đường hiện tại và men theo sườn núi tự
nhiên, qua khu vực địa hình miền núi khó, tương đối hiểm trở, một bên là núi cao,
một bên là vực sông Quy sơn.
1.3- Điều kiện khí hậu, thủy văn.
Đoạn tuyến nằm trong miền khí hậu Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Mùa hạ, không khí ẩm hướng Đông Nam tràn qua đồng bằng xâm nhập sâu vào
thung lũng, đem lại lượng mưa lớn trên vùng núi cao và trong các thung lũng
thượng nguồn.
Sông suối trong khu vực bắt nguồn từ những dóy nỳi cao phải đổ vào sông
Quây Sơn chảy dọc theo tuyến. Mùa lũ bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng
10. Tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm 65% – 80% cả năm.
1.4- Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của tuyến đường sau nâng cấp cải
tạo.
- Cấp đường: Cấp IV miền núi, có châm trước về bán kính cong tối thiểu R
min
=
15m
- Tốc độ thiết kế 40, (25) km/giờ.
- Độ dốc dọc tối đa 8%.
- Bề rộng nền đường: 7,5 m bao gồm:
+ Mặt đường cấp cao chủ yếu hai làn xe cơ giới: 2 làn x 2,75 m = 5,5 m
+ Lề gia cố: 2 lề x 0,5 m = 1,0 m


+ Lề đất: 2 lề x 0,5 m = 1,0 m
- Cầu cống thiết kế vĩnh cửu.
1.5- Hiện trạng đường cũ và những điều kiện cơ bản cần lưu ý trong công tác
thiết kế tổ chức thi công nâng cấp cải tạo đường mới.
a) Hướng tuyến: Đường hiện tại - Tỉnh lộ 206 - đoạn từ QL3 đến thác bản Giốc, bắt
đầu từ Km 38+00 và kết thúc tại Km 49+990.82. Tuyến đi qua một số điểm dân
cư như đông đúc như tại Km 48+00-:- Km 48+288.68, Km 46+00-:- Km 46+395
và Km 45+659 -:- Km 45+900 và các khu dân cư thưa thớt tại Km 45+299.11
- ;- Km 45+427.34 và Km 39+297.29 -:- Km 39+640.
* Tuyến đường hiện tại được xây dựng theo tiêu chuẩn rất thấp ( tương đương
với đường cấp 6 miền núi, TCVN4054-85 ), chủ yếu đi men theo sườn núi tự
nhiên nên chất lượng bình diện rất xấu, cần được cải tạo triệt để.
b) Nền, mặt đường: Bề rộng nền đường cũ thay đổi từ 3.8-:- 5.5 m. Mặt đường hiện
tại là mặt đường đá dày 20-30 cm, đã được xây dựng cách đây nhiều năm , hiện
Trang 1 /54
vẫn được duy tu bảo dưỡng. Nhưng do điều kiện vốn cho công tác duy tu bảo
dưỡng rất hạn hẹp nên mặt đường trong tình trạng hỏng nhiều, xuống cấp. Nói
chung không thể tận dụng mặt đường hiện tại để làm lớp móng.
c) Cống thoát nước: Đoạn tuyến có có rất ít cầu, cống và các cống này đều trong tình
trạng hư hỏng, không đủ tải trọng. Tất cả các cống này đều được xây dựng mới.
d) Tường chắn+hệ thống an toàn giao thông:
Toàn đoạn tuyến có 2 tường chắn bằng bê tông với chiều dài 17 m khối lượng bê
tông tường chắn khoảng 112.02m
3
. Hệ thống an toàn giao thông đều được làm
mới.
e) Những điều kiện đặc biệt cần chú ý trong công tác thiết kế tổ chức thi công.
- Địa hình: như trên đã nói, địa hình đoạn tuyến có nhiều đoạn đi men theo các
sườn núi đá cao, cheo leo, dốc đứng. Công tác thiết kế tổ chức thi công đào phá
đá nền đường phải đặc biệt chú ý đến an toàn giao thông của đường cũ và đảm

bảo an toàn lao động cho người và thiết bị máy móc.
- Đoạn từ Km 49+397.01 -:- km 49+716.99 phải nắn vuốt, mở rộng nền đường bên
phải tuyến và từ Km 49+806.82 -:- Km 49+ 839.77 nắn vuốt, mở rộng nền
đường bên trái tuyến để đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật đường cấp IV miền núi
châm trước.
- Đặc biệt đoạn từ Km 49+839.77 -:- Km 49+881.41 là đoạn cua tay áo rất lớn,
đường hẹp, nên phải mở rộng nền đào, tạo cơ ở bên trên để mở rộng tầm nhìn.
Mặt bằng thi công chật hẹp, chiều cao đào lớn H=10m cần chú ý bố trí các công
đoạn thi công hợp lý và đảm bảo cho các phương tiện giao thông qua đoạn
tuyến.
- Đoạn tuyến có khối lượng đào phá đá bằng khoan nổ mìn ( khoảng 4009.4 m
3
),
nên công tác thiết kế tổ chức thi công và quá trình thi công cần đảm bảo thời
gian cấm đường ít nhất, đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông, máy
móc thiết bị và nhân lực.
- Các khu dân cư tập trung trên đoạn tuyến có ảnh hưởng lớn đến quá trình thi
công, đặc biệt khó khăn cho công tác khoan nổ mìn phá đá. Vị trí tập trung đông
nhất là đoạn Km 48+00-:- Km 48+288.68, Km 46+00-:- Km 46+395, Km
45+659-:- Km 45+900, tiếp đến là dân cư thưa thớt tại các vị trí Km
45+299.11-:- Km 45+427.34 và khu dân cư tại Km 39+297.29-:-Km 39+640.
Khi thi công, công tác nổ mìn và đào xúc đá phải đảm bảo điều kiện an toàn cho
dân cư .
- Về cơ bản đoạn từ Km 38+00 đến Km 49+990.82 bám theo đường cũ được nắn
tuyến và nâng cấp, cải tạo cho đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi châm
trước, đoạn đường từ Km 46+1002.26 đến Km 47+458.49 là đoạn được mở
mới hoàn toàn.
1.6-Khối lượng thi công chủ yếu
TT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Ghi chú
Chiều dài md 11.990,82

* Phần đường
I Nền đường
Trang 2 /54
1 Đào đất C4 m3 23.016,18
2 Đào đất C3 m3 3.555,17
3 Đào đá C3 m3 4.009,40
4 Đánh cấp, đào hữu cơ m3 5.401,30
5 Vét bùn m3 5.796,95
6 Đắp đất K95 m3 49.087,28
7 Đắp đất K98 m3 2.948,87
II Mặt đường
1
Kết cấu mặt đường tăng cường( Kết
cấu III)
Mặt đường m2 54.436,49
Bù vênh CPĐ D loại I m3 3.193,82
Bù vênh CPĐ D loại II m3 1.912,03
2
Kết cấu mặt đường cạp rộng( Kết cấu
I) m2 27.304,93
3
Nút giao đường ngang( Láng nhựa
3kg/m2) m2 1.432,92
III Hệ thống thoát nước
1 Cống đường ngang md 8,00
2 Cống lắp ghép
Cống D=75cm; L=1,0m md 25,00
Cống D=100cm; L=1,0m md 240,00
Cống D=150cm; L=1,0m md 26,00
Cống bản Bo=0,8; L=1,0m md 26,00

Cống bản Bo=0,8; L=0,75m md 10,50
Cống bản Bo=1,0; L=1,0m md 42,00
Cống bản Bo=1,0; L=0,75m md 4,50
Cống bản Bo=1,6; L=1,0m md 6,00
Cống bản Bo=1,6; L=0,75m md 0,75
Tường chắn H=4m md 7,00
Tường chắn H=(4-:-1)m md 10,00
3 Cống hộp
Cống hộp bê tông cốt thép 2,5x2,5m md 8,70
Cống hộp bê tông cốt thép 3x3m md 8,10
Cống hộp bê tông cốt thép 2,5x1,5m md 8,17
Cống tạm md 16,00
4 Rónh dọc
+ Rónh xõy hỡnh thang md 1.989,45
+ Rónh tam giỏc BTXM 150# md 261,39
IV An toàn giao thông
1 Biển báo tam giác cái 64,00
2 Biển báo chữ nhật cái 14,00
3 Tôn lượn sóng md 711,44
4 Cột Km cái 12,00
Trang 3 /54
5 Cọc tiêu cái 1.085,00
6 Sơn kẻ đường m2 300,28
V Công tác khác
1 Đắp đá hộc m3 53,16
2 Đào mặt đường cũ m3 516,69
3
Xây cao tường kè đá xây vữa XM
100# m3 5,98
4 Ốp mái taluy


+ Xây đá hộc vữa XM 100 ốp mái
taluy m3 1.711,34
+ Đá dăm đệm m3 684,54
5 Trả mương
+ Đào trả mương m3 256,14
+ Đắp đất trả mương m3 219,73

+ Xây trả mương đá xây vữa XM 100#
m3 79,98
VI Phần cầu - Cầu Bản Cun
Dầm bản BTCT DƯL( hoàn thiện) dầm 8,00
Bản mặt cầu
+ Bê tông 30MPa m3 36,94
+ Bê tông nhựa hạt trung dày 7cm m2 121,43
+ Lớp phũng nước dày 4mm m2 138,40
Chốt neo dầm bộ 14,00
Lan can md 55,94
Ống thoát nước bộ 6,00
Khe co gión (hoàn thiện) md 16,00
Gối cầu bộ 32,00
Bê tông đá kê gối 30MPa m3 0,24
Tường thân, tường đầu, tường cánh
+ Bê tông 30MPa m3 126,78

+ Quét nhựa đường nóng 2 lớp bảo
vệ m2 223,12
Bệ móng
+ Bê tông 30MPa m3 176,00


+ Quét nhựa đường nóng 2 lớp bảo
vệ m2 150,80
Cọc khoan nhồi md 135,00
Bản vượt
+ Bê tông bản 30MPa m3 22,00
+ Đá dăm đệm m3 99,12
+ Bitum m3 0,16

+ Quét nhựa đường nóng 2 lớp bảo
vệ m2 4,20

Gia cố chân khay và mái taluy bờ
sông
Trang 4 /54
+ Xây đá hộc vữa 10MPa m3 74,16
+ Đá dăm đệm m3 14,96
+ Đắp đất m3 159,14
+ Đào đất m3 40,94
Đắp cát lũng mố m3 520,04

Đường 2 đầu cầu ( 10m mỗi bên sau
đuôi mố)
+ Diện tích mặt đường (cả lũng mố) m2 204,40
+ Đắp đất m3 1.188,12
+ Đào đất m3 288,75
+ Đá xây vữa xi măng 10MPa m3 109,28
+ Đá dăm đệm m3 30,77
+ Tôn lượn sóng md 40,00
+ Biển báo cầu (hoàn thiện) biển 2,00
+ Sơn vạch kẻ đường m2 4,81

CHƯƠNG II-TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG,
TỔ CHỨC VÀ TRèNH TỰ THI CễNG
2.1. Tổng mặt bằng thi công :
Gói thầu có chiều dài thi công là 11,990.82 m (không kể cầu), với khối lượng thi
công lớn, thời gian thi công ngắn ( khoảng 23 tháng ). Để đảm bảo đủ điều kiện
hoàn thành công trình, Nhà thầu đã tính toán và lập kế hoạch chi tiết nhằm sẵn sàng
triển khai thi công nếu được nhận thầu công trình.
Đặc biệt, trong thời gian qua Nhà thầu đã đảm nhận thi công gói thầu số 4, đường
Sơn La, Na Co – Mường Bú đoạn Km 20+00 ÷ Km 23+700, đường tỉnh ĐT 176,
đoạn Cầu Bợ - Na Hang từ Km54+00 -:- Km 79+615.21. Các tuyến đường này đã
thi công xong, bàn giao đưa vào sử dụng.
Với năng lực sẵn có tại chỗ về xe máy, thiết bị, nhân lực v.v và kinh nghiệm thi
công đường vào thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Tuyên Quang vừa qua, nếu được tiếp
tục nhận thầu thi công gói thầu số 5, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 sẽ thi công công
trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng thiết kế.
Nhà thầu đã khảo sát kỹ thực địa và thống nhất với chính quyền địa phương để
có thể đặt các công trình phụ trợ dọc tuyến phục vụ thi công công trình chính ( có
các hồ sơ kèm theo). Trên cơ sở đó các công trình phụ trợ được bố trí trên các tuyến
theo bản vẽ tổ chức thi công TCTC : 01, cụ thể từng hạng mục phụ trợ được thuyết
minh như sau :
2.2.1. Trạm trộn bê tông nhựa:
-
Để chủ động và kịp thời trong thi công, Nhà thầu sẽ lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa
công suất 80 tấn/giờ của CHLB Đức trên tuyến để sản xuất bê tông nhựa nóng.
-
Vị trí đặt trạm: Vì điều kiện mặt bằng chật hẹp rất khó tìm được vị trí thuận lợi
để đặt trạm trộn bê tông nhựa trên đoạn tuyến. Nhà thầu dự kiến đặt trạm tại
Km 38+330 thuộc phạm vi gói thầu 5( đoạn từ Km 38+00-:- Km 49+990.82).
2.2.2. Trạm nghiền sàng đá.
Trang 5 /54

-
Bố trí trạm nghiền sàng đá loại CM8 Công suất 35 m
3
/giờ tại mặt bằng khu vực
Km 38+330. Nhà thầu sẽ san lấp tạo mặt bằng rộng khoảng 10.000 m
2
để bố trí
các công trình phụ trợ trong đó có mặt bằng bố trí trạm nghiền. Xem bản vẽ sơ
đồ mặt bằng tổ chức thi công TCTC: 01 và mặt bằng bố trí công trình phụ trợ
BVTC: 1B
2.2.3. Bãi đúc cống và cấu kiện BTCT đúc sẵn.
-
Tại mặt bằng Km 38+330, đặt 1 dây chuyền thiết bị đúc cống ly tâm có đường
kính cống từ 0,75-:-1.5 m để sản xuất ống cống.
2.2.4. Các công trình nhà tạm:
a. Phòng thí nghiệm hiện trường, phòng giao ban:
-
Diện tích: 15 m x 5 m = 75 m
2
, trong đó: thí nghiệm 03 phòng; phòng họp giao
ban 02 phòng.
-
Kết cấu: Khung gỗ, mái tôn, trần và tường bằng cót ép.
b. Nhà làm việc và ở của ban chỉ huy: 5 phòng
- Diện tích: 15 m x 5 m = 75 m
2
- Kết cấu khung gỗ, mái tôn, trần và tường bằng cót ép
c. Nhà ở của cán bộ công nhân viên: 5 phòng
- Diện tích: 15 m x 5 m = 75 m
2

-
Kết cấu khung gỗ, mái tôn, trần và tường bằng cót ép
d. Kho vật tư, kho thép và kho xi măng:
-
Diện tích: 27 m x 5 m = 135 m
2
-
Kết cấu khung gỗ, mái tôn, trần và tường bằng cót ép
2.2.5. Lán trại công nhân.
-
Đoạn tuyến có chiều dài gần 12 km, để thuận lợi cho cự ly làm việc, Nhà thầu
bố trí các khu lán trại dọc trên tuyến. Các khu lán trại này được đặt tại vị trí
thuận lợi cho sinh hoạt và làm việc của công nhân, đảm bảo vệ sinh môi trường.
-
Kết cấu lán trại : Khung gỗ, mái tôn, trần và tường bằng cót ép. Mỗi khu lán trại có
diện tích trung bình khoảng 100 m
2
đủ để bố trí khoảng 30- 50 người mỗi khu.
2.2.6. Vật liệu nổ tạm thời:
-
Mua tại Công ty hoá chất mỏ Cao Bằng và do bên bán cung ứng đến kho tạm đặt
tại các vị trí đã định trên tuyến.
2.2.7 Nguồn điện
Nhà thầu dự kiến sử dụng 2 nguồn điện sử dụng thi công chính:
-
Điện lưới: Mua điện của địa phương cung cấp cho lán trại đặt gần các khu dân
cư tập trung để phục vụ cho sinh hoạt, làm việc của Ban ban điều hành .
-
Điện máy phát:
+ Trạm nghiền sàng đá, trạm trộn bê tông nhựa: Dùng điện lưới và chuẩn bị

ùng máy phát điện DIEZEN công suất 125 KVA để cung cấp .
+ Thiết bị đúc cống, máy trộn công suất lớn 250-:-500 lít: Dùng máy phát điện
công suất 38 KVA cung cấp.
+ Chiếu sáng thi công ban đêm: Dùng các máy phát điện loại nhỏ 1 -:- 3 KVA
chiếu sáng cho từng vị trí thi công.
-
Các thiết bị khác dùng loại động cơ Diezen
2.2.8 Nước:
-
Nước phục vụ thi công và sinh hoạt được lấy chủ yếu từ các sông, suối hiện có
dọc tuyến và cắt qua tuyến như: Sông Quây Sơn, và các suối nhỏ khác.
Trang 6 /54
2.2.9 Bố trí bãi thải (BT):
Nhà thầu đã liên hệ với địa phương về việc cho phép đổ đất, đá thải tại một số vị
trí thích hợp. Các vị trí đã thống nhất không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường
và không làm ách tắc dòng chảy của các sông suối hiện có.
2.3. Phân đoạn thi công :
Trên cơ sở chiều dài tuyến, khối lượng thi công và tiến độ thi công, Nhà thầu phân
chia tuyến thi công thành 3 phân đoạn chính : từ phân đoạn 1 đến phân đoạn 3, các
phân đoạn có khối lượng thi công nền (khối lượng chính) là tương đối đồng đều.
- Phân đoạn 1 : Từ Km 38+00 ÷ Km 42+00, dài L= 3970 m, khối lượng chủ yếu
bao gồm :
+ Đào, vận chuyển đất, đá nền đường: 4171.59 m
3
+ Đắp đất, đá nền đường : 12939.39 m
3
+ Thi công cống các loại : 15/130.2 C/Md
+ Thi công CPĐD loại 2 dày 36 cm : 6015.25 m
3
+ Thi công CPĐD loại 1dày 18 cm : 338.87 m

3
+ Tưới nhựa dính bám 1Kg/ m
2
: 21048 m
2
+ Rải BTN hạt trung dày 7cm: 21048 m
2
Phân đoạn 2 : Từ Km 42+00 ÷ Km 47+00, dài L= 5042m, khối lượng chủ yếu bao
gồm :
+ Đào, vận chuyển đất, đá nền đường: 14.655,53 m
3
+ Đắp đất, đá nền đường : 20.086,84 m
3
+ Thi công cống các loại : 25/197 C/Md
+ Thi công CPĐD loại 2 dày 36 cm : 7777.15 m
3
+ Tưới nhựa dính bám 1Kg/ m
2
: 35441.67 m
2

+ Rải BTN hạt trung dày 7cm: 35447.67 m
2
-Phân đoạn 3 : Từ Km 47+00 ÷ Km 49+990.82, dài L= 2878 m, khối lượng chủ yếu
+ Đào, vận chuyển đất, đá nền đường: 15.709,15 m
3
+ Đắp đất, đá nền đường : 19.189,5 m
3
+ Thi công cống các loại : 13/80.5 C/Md
+ Thi công CPĐD loại 2 dày 36 cm : 2703.13 m

3
+ Thi công CPĐD loại 1dày 18 cm : 4293.95 m
3
+ Tưới nhựa dính bám 1Kg/ m
2
: 25967.27m
2

+ Rải BTN hạt trung dày 7cm: 25967.27 m
2
+ Thi công cầu 28,8 m
2.4. Tổ chức thi công
2.4.1. Tổ chức thi công giữa các phân đoạn : Tiến hành 2 dây chuyền để thi công
phần đào đắp nền đường.
a. Tổ chức thi công đào đất nền đường
Khối lượng đào, vận chuyển đất nền đường của phân đoạn 1 là nhỏ nhất còn
phân đoạn 2 và 3 tương đối đồng đều. Tiến hành thi công đào đất đá ở phân đoạn 3
và đắp đất đá cho phân đoạn 2. Sauk hi đaod xong ở phân đoạn 3 chuyển sang thi
công ở phân đoạn 2.
b. Tổ chức thi công đào vận chuyển đá nền đường
Trang 7 /54
Khối lượng đào đá bằng khoan nổ mìn và vận chuyển đá nền đường tập trung
nhiều nhất ở phân đoạn 3 và phân đoạn 2 Khoảng 4009 m
3
. Vì vậy trên tuyến chỉ bố
trí một đội khoan nổ mìn để thi công xen kẽ giữa 2 phân đoạn.
c. Đắp đất đá nền đường: Do khối lượng đắp không lớn nên chỉ bố trí 1 dây
chuyền đắp nền cho cả tuyến.
Vì nền đường đào hoàn thành chậm và không đồng đều nên dây chuyền thiết bị
đắp đất đá trong một phân đoạn là không liên tục mà được di chuyển luân phiên để

đắp trên mặt bằng của cả tuyến.
d- Tổ chức thi công cống, rãnh, tường chắn:
+ Cống: Các phân đoạn đều có thi công cống các loại nên bố trí một đội thi công
cống với lực lượng thi công thực hiện đồng thời trên cả 3 phân đoạn. Ở phân đoạn
1, 2 số lượng cống nhiều hơn nên tập trung lực lượng thi công lớn hơn, đảm bảo cho
tiến độ thi công cống hoàn thành trước khi đắp nền đường.
+ Tường chắn: Trên đoạn tuyến có hai tường chắn bê tông, hai tường chắn tại
Km 44+511,66 . Do vậy bố trí lực lượng thi công đồng thời cả hai tường chắn và
lực lượng này tỷ lệ với khối lượng thi công của mỗi tường.
e- Tổ chức thi công móng, mặt đường:
+ Sau khi hoàn thành công tác đào đắp nền đường tiến hành thi công đắp cấp
phối đá dăm lớp dưới, lớp trên và rải bê tông nhựa.
+ Bố trí 1 dây chuyền thi công móng, mặt đường, Do chỉ bố trí một dây chuyền
rải nên khi thi công xong phân đoạn này mới chuyển sang phân đoạn tiếp theo.
f- Thi công hệ thống an toàn giao thông, trồng cỏ: Tiến hành sau khi thi công
xong lề gia cố trong từng đoạn 100-200m và những vị trí không bị ảnh hưởng lớn
bởi những công việc khác.
2.4.2. Tổ chức và trình tự thi công trong từng phân đoạn
2.4.2.1. Thi công phân đoạn 1:
a- Thi công đào, vận chuyển đất:
- Bố trí một dây chuyền thiết bị đào, xúc + vận chuyển gồm: 1 máy đào bánh xích
1,3-1,6m3 xúc tải tại bãi đào; 1 máy đào 0,8-1,6m3 xúc chuyển lên ôtô tại mặt
đường cũ; 1 máy ủi 140-170 CV và 4 ôtô vận chuyển loại 12-15 tấn vận chuyển
đổ thải. ở phân đoạn này khối lượng đào rất ít chủ yếu là khối đắp trên nền
đường cũ.
- Hướng thi công: Từ Km 38+00 tiến dần về Km 42+00
- Trình tự và công nghệ thi công:
+ Công tác chuẩn bị: đào hữu cơ, cầy xới nền cũ
+ Công tác đo đạc: Đo đạc xác định tim mốc, ranh giới ta-luy đào, ta luy đắp,
cắm cọc định vị.

 Ở những khu vực có độ dốc thấp, làm đường công vụ với độ dốc ≤ 10%
để cho thiết bị đào vận chuyển lên vị trí đào. Máy đào xúc trực tiếp lên ô
tô vận chuyển đổ thải tại các bãi thải .
 Ở những khu vực có độ dốc cao, không có điều kiện đủ rộng mặt bằng để
làm đường công vụ cho ô tô lên bãi đào thì làm đường công vụ với độ
dốc tối đa 30
0
để thiết bị đào xúc, ủi có thể tự hành lên được, sau đó
dùng máy đào và máy ủi đào đất đổ tải xuống phía dưới ta-luy âm và mặt
Trang 8 /54
đường cũ. ở đây dùng máy đào xúc dung tích 1,3-1,6m3 xúc đất chất tải
lên ô tô 12-15 tấn vận chuyển đổ thải tại bãi thải.
- Mỗi phân đoạn được chia thành nhiều phân đoạn nhỏ để làm đường công vụ và
tổ chức thi công. Chiều dài mỗi phân đoạn nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình
của từng đoạn.
- Chiều cao tầng đào: Phù hợp với tính năng của thiết bị đào, thông thường h
đào
=
4-:-6m. Các tầng đào trong một phân tầng được hạ thấp dần đến khi đảm bảo độ
dốc ≤ 10% để ô tô có thể lên đến mặt bằng đào khi đó không cần xúc tải mà máy
xúc sẽ đào xúc trực tiếp đổ lên ô tô vận chuyển đổ thải.
- Quá trình đào nếu gặp đá mầm, đá mồ côi thì sử dụng thiết bị khoan nổ nhỏ để
nổ mìn phá đá.
- Đất đào tại từng khu vực cho kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, nếu đạt có thể sử
dụng để làm đất đắp nền đường và đắp các công trình khác.
b- Thi công đào đá nền đường bằng khoan nổ mìn và vận chuyển đá nổ mìn:
Ở phân đoạn này không phải thi công phần đào phá đá bằng nổ mìn.
c- Thi công cống, rãnh, tường chắn:
- Trong phân đoạn 1 có 15 cống các loại với chiều dài 130.2m; không có tường chắn.
- Thi công các cống ngang đường được tiến hành sau khi khởi công công trình

được khoảng 1 tháng. Trong thời gian này tiến hành đúc các ống cống và đế
cống tại xưởng công trường, khi bê tông đạt 28 ngày mới được lắp đặt tại hiện
trường.
- Thiết bị thi công lắp đặt cống: Cần trục 10 tấn 01chiếc; máy trộn vữa Diezel 250
lít 1 cái/1 nhóm thi công; máy đào 0,8m3 đào móng; đầm cóc: 2 cái/nhóm thi
công cống.
- Tổ chức 2 nhóm lắp đặt cống thi công đồng thời trong một phân đoạn để đảm
bảo thời gian hoàn thành cống.
- Trình tự thi công như sau:
+ Làm cống tạm trên đường bên cạnh cống cũ, đắp bờ dẫn dòng sang cống tạm
để thoát nước hoặc dự phòng nước mưa.
+ Đào móng và thi công một nửa chiều dài cống tương ứng với 1/2 chiều rộng
nền đường. 1/2 chiều rộng đường còn lại đủ đảm bảo giao thông bình thường
sau khi xong thi công nốt 1/2 cống với phần chiều rộng đường còn lại.
+ Thi công hố thu và miệng xả.
+ Việc đắp đất theo đúng yêu cầu kỹ thuật thi công (trong phần giải pháp kỹ
thuật và biện pháp thi công chi tiết).
d- Đắp đất, đá nền đường:
- Thiết bị thi công: Bố trí một dây chuyền thiết bị thi công đắp nền bao gồm: Máy ủi
110 CV, máy san 155 CV, các thiết bị lu đầm 8-25 tấn, máy đầm cóc, xe tưới nước.
- Hướng thi công: Từ Km 38+00 đến km42+000 cuối phân đoạn 1.
- Tổ chức thi công, trình tự thi công:
+ Vật liệu đắp: Đất đắp nền được khai thác tại các khu vực đào được tận dụng từ
đất đào nếu đủ điều kiện kỹ thuật.
 Đá đắp: Là đá hỗn hợp nổ mìn tận dụng
+ Trình tự thi công:
 Đo đạc, định vị nền đắp.
 Đào bỏ đất hữu cơ, đào cấp.
Trang 9 /54
 Tiến hành đắp bằng thiết bị cơ giới. Những vị trí chật hẹp, đầm đất bằng

máy đầm cóc 80 kg.
 Hoàn thiện ta-luy đắp và trồng cỏ ở những vị trí quy định.
e- Thi công đắp lớp móng cấp phối đá dăm lớp dưới, lớp trên, bê tông nhựa và gia cố
lề:
- Thiết bị thi công: Bố trí một dây chuyền thiết bị thi công đây chuyền này bao
gồm các thiết bị đắp nền và bổ sung một số thiết bị như: Máy rải Bitelli BB-670
và xe tưới nhựa.
- Vật liệu thi công:
+ Đá dăm cấp phối lớp dưới: Được Nhà thầu sản xuất tại trạm nghiền hiện
trường.
+ Đá dăm cấp phối lớp trên: Được nhà thầu sản xuất tại trạm nghiền đặt ở Km
38+330.
+ Bê tông nhựa: Nhà thầu tự sản xuất tại trạm trộn công trường với trạm trộn
Đức công suất 80tấn/h đặt tại Km 38+330.
+ Nhựa đường: Mua tại Hải Phòng.
+ Các vật liệu thi công nhựa: Nêu chi tiết trong phần vật liệu thi công.
- Trình tự thi công:
+ Rải cấp phối đá dăm lớp dưới dày 36cm.
+ Rải cấp phối đá dăm lớp trên dày 18cm.
+ Tưới nhựa dính bám 1kg/ m2.
+ Rải bê tông nhựa dày 7 cm.
+ Gia cố lề 3kg/ 1m3.
f. Thi công hệ thống an toàn giao thông:
- Tổ chức thi công: Đội thi công hệ thống an toàn giao thông làm nhiệm vụ lắp đặt
các cấu kiện đã gia công đúc sẵn, các cấu kiện an toàn giao thông được Nhà thầu
đặt chế tạo tại công ty sửa chữa công trình cầu đường bộ 2, thuộc phân khu quản
lý đường bộ 2 – Bộ giao thông vận tải. đây là đơn vị chuyên ngành của Bộ
chuyên thi công các sản phẩm này.
- Sau khi cấu kiện được vận chuyển đến công trường, lực lượng thủ công tiến hành
lắp đặt tại hiện trường.

2.4.2.2. Thi công phân đoạn 3:
a, Thi công đào vận chuyển đất:
- Bố trí một dây chuyền thiết bị đào, xúc + vận chuyển gồm: 1 máy đào bánh xích
1,3-1,6m3 xúc tải tại bãi đào; 1 máy đào 1,3-1,6m3 xúc chuyển lên ôtô tại mặt
đường cũ; 1 máy ủi 140-170 CV và 4 ôtô vận chuyển loại 12-15 tấn vận chuyển
đổ thải.
- Hướng thi công: Từ Km 42+00 tiến dần về Km 46+00
- Trình tự và công nghệ thi công:
+ Công tác chuẩn bị: đào hữu cơ, phát cây
+ Công tác đo đạc: Đo đạc xác định tim mốc, ranh giới ta-luy đào, cắm cọc định vị.
 Ở những khu vực có độ dốc thấp, làm đường công vụ với độ dốc ≤ 10%
để cho thiết bị đào vận chuyển lên vị trí đào. Máy đào xúc trực tiếp lên ô
tô vận chuyển đổ thải tại các bãi thải đã quy định.
 Ở những khu vực có độ dốc cao, không có điều kiện đủ rộng mặt bằng để
làm đường công vụ cho ô tô lên bãi đào thì làm đường công vụ với độ
Trang 10 /54
dốc tối đa 30
0
để thiết bị đào xúc, ủi có thể tự hành lên được, sau đó
dùng máy đào và máy ủi đào đất đổ tải xuống phía dưới ta-luy âm và mặt
đường cũ. Ở đây dùng máy đào xúc dung tích 1,3-1,6m3 xúc đất chất tải
lên ô tô 12-15 tấn vận chuyển đổ thải tại bãi thải.
- Mỗi phân đoạn được chia thành nhiều phân đoạn nhỏ để làm đường công vụ và
tổ chức thi công. Chiều dài mỗi phân đoạn nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình
của từng đoạn.
- Chiều cao tầng đào: Phù hợp với tính năng của thiết bị đào, thông thường h
đào
=
4-:-6m. Các tầng đào trong một phân tầng được hạ thấp dần đến khi đảm bảo độ
dốc ≤ 10% để ô tô có thể lên đến mặt bằng đào khi đó không cần xúc tải mà máy

xúc sẽ đào xúc trực tiếp đổ lên ô tô vận chuyển đổ thải.
- Quá trình đào nếu gặp đá mầm, đá mồ côi thì sử dụng thiết bị khoan nổ nhỏ để
nổ mìn phá đá.
- Đất đào tại từng khu vực cho kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, nếu đạt có thể sử
dụng để làm đất đắp nền đường và đắp các công trình khác.
b- Thi công đào đá nền đường bằng khoan nổ mìn và vận chuyển đá nổ mìn:
- Bố trí thiết bị: Bố trí một dây chuyền thiết bị khoan nổ và xúc chuyển đá nổ mìn
trong một phân đoạn bao gồm:
+ Thiết bị khoan nổ: 1 máy khoan BMK; 3 máy khoan tay D42, 1 máy nén khí
PR-10 năng suất 10m3/ph và 1 máy nổ mìn.
+ Thiết bị xúc chuyển: 1 máy đào dung tích 0,6 -1,6m3 xúc tải; 1 máy đào 1,3-
1,6m3 xúc chuyển lên ô tô (tại đường cũ); 1 máy ủi 110-140 CV và 4 ô tô 12-15 tấn
vận chuyển.
- Hướng thi công: Bắt đầu từ điểm đầu phân đoạn Km42+00 đến cuối phân đoạn.
- Trình tự và công nghệ thi công:
+ Công tác phát rừng, đào hữu cơ: Dùng thủ công phát quang, ở những vị trí còn
phủ đất, dùng thủ công đào đất miệng hố khoan.
+ Công tác đo đạc: Đo đạc xác định tim mốc và ranh giới đào cắm cọc, vạch sơn.
+ Làm đường công vụ: Đường công vụ được làm từ giai đoạn đào đất nền đường.
ở những vị trí không phải đào đất, cần làm đường công vụ cho thiết bị khoan tự
hành lên đỉnh ta-luy đào. Đường công vụ được đào bằng máy khoan tay D42 kết
hợp với máy ủi đẩy đá nổ mìn tạo đường đảm bảo độ dốc ≤ 30
0
cho máy khoan di
chuyển bình thường.
+ Công tác khoan nổ: Dùng máy khoan tay D42 khoan nổ bạt đỉnh ta-luy đào đến
độ cao và diện tích đủ rộng cho máy khoan tự hành lên làm việc. Các bãi khoan của
máy khoan tự hành có chiều dài từ 50-100m, chiều rộng bằng chiều rộng nền đào
thiết kế (đối với đào mở rộng 1 mái ta-luy). Chiều sâu tầng đào đá phải phù hợp với
thiết bị xúc bốc và hiệu quả đối với thiết bị khoan ở đây lấy bằng 3-5m.

+ Ở những khu vực có chiều rộng bãi đào < 3 m, không thể bố trí máy khoan tự
hành lên làm việc được phải dùng máy khoan D42 khoan nổ nhỏ từng lớp <= 2 m
đến cao độ có đủ bề rộng bãi đào khi đó dùng máy khoan BMK để khoan nổ với bãi
khoan nổ lớn.
+ Công tác xúc chuyển đá nổ mìn: ở những vị trí đào có độ cao lớn, ô tô không
thể lên trực tiếp bãi đào thì đá sau khi nổ mìn được máy ủi công suất lớn 170 CV ủi
san và đẩy một phần xuống phía dưới mặt đường cũ, phần còn lại được máy đào
1,6m3 đào xúc đổ tải kết hợp máy ủi 170 CV đổ tải xuống phía ta-luy âm và mặt
Trang 11 /54
đường cũ. Ở đây máy đào 0,8-1,6m3 xúc đá nổ mìn đổ trực tiếp lên ô tô vận chuyển
đổ thải.
c- Thi công cống, rãnh, tường chắn:
Trong phân đoạn 2 có 25 cống các loại với chiều dài 197m và 2 tường chắn,
Thi công tường chắn:
- Khối lượng: Tại phân đoạn 2 có 2 tường chắn ở Km 44+555,11
- Tổ chức thi công: Thi công đồng thời 2 tường chắn.
- Thiết bị thi công: Mỗi tường chắn bố trí 1 cần trục 10 tấn phục vụ đổ bê tông,
một máy trộn bê tông dung tích 500 -;- 750 lít, 1 máy phát điện 38 KVA
phục vụ máy trộn bê tông, đầm cóc MI KASA 80 kg và một số thiết bị phụ
trợ khác.
- Trình tự thi công;
+ Làm đường công vụ: Dùng máy ủi, xúc làm đường công vụ xuống thi công móng
tường chắn.
+ Đào móng: Dùng máy đào kết hợp thủ công đào móng tường chắn.
+ Làm móng và đổ bê tông tường chắn theo từng khối đổ.
+ Đắp đất: Đất đắp được lấy từ vật liệu đất đắp nền đường. Đầm nén đất bằng đầm
cóc 80 kg.
d/ Thi công đắp đất đá nền đường:
- Tổ chức trình tự thi công và thiết bị thi công tương tự như phân đoạn 1.
- Hướng thi công từ đầu phân đoạn km42 + 000 đến km 47 + 000.

- Dây chuyền đắp đất được sử dụng chung với dây chuyền đắp của phân đoạn 1.
f/ Thi công đắp CPĐD lớp dưới, CPDD lớp trên và Bê tông nhựa:
- Tổ chức và trình tự thi công tương tự như thi công phân đoạn 1.
- Dây chuyền thiết bị đắp của phân đoạn 2 là dây chuyền đắp của phân đoạn 1
chuyển sang.
g/ Thi công gia cố lề và hệ thống an toàn giao thông:
- Tổ chức thi công tương tự như phân đoạn 1.
2.4.2.3. Thi công phân đoạn 2:
Sau khi đào đất đá xong ở phân đoạn 3 mới tiến hành thi công phân đoạn 2. Các
công việc được tổ chức thi công tương tự như phân đoạn 1 và 3
2.4.2.4. Tổ chức sản xuất vật liệu:
a. Sản xuất đá dăm cấp phối lớp dưới ( loại 2).
- Nhà thầu sẽ lắp đặt một trạm nghiền sàng đá loại CM8 với công suất 20m
3
/h để
sản xuất đá dăm cấp phối lớp dưới và một số đá dăm cho bê tông, đá dăm đệm.
- Đá nguyên liệu cung cấp cho trạm nghiền là đá được tận dụng từ đá nổ mìn trong
quá trình đào đá nền đường, một số phần đá nguyên liệu được mua đá hộc từ các
khu vực lân cận.
b. Sản xuất bê tông nhựa hạt trung.
Nhà 330( Thuộc phạm vi gói thầu 5 do nhà thầu đã thi công ) để sản xuất bê tông
nhựa cung cấp cho thi công.
Tại vị trí này rất thích hợp về diện tích mặt bằng và cự ly vận chuyển trung bình
cho toàn tuyến là 6 Km.
c. Sản xuất ống cống và cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn:
- Nhà thầu sẽ tổ chức đúc ống cống tại bãi đúc cống hiện trường đặt tại Km38 + 330
Trang 12 /54
- Bố trí một dây chuyền đúc cống có thể đúc các loại cống tròn tiêu chuẩn đường
kính từ 0.5 -:- 2.0 m.
- Tổ chức đúc cống ngay sau khi khởi công công trình để cống đủ cường độ cho lắp

đặt.
Việc đúc cống được thực hiện theo đúng quy trình về sản xuất cấu kiện bê tông cốt
thép đúc sẵn và được giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt các công đoạn thi công cũng
như sản phẩm sau sản xuất.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG.
3.1- Công tác thi công nền đường
a) Dọn quang xới đất: Công tác chuẩn bị công việc dọn quang và xới đất bao gồm
các việc phát cây, dãy cỏ, đào gốc cây, hót bỏ những mảnh vụn kết cấu và cày
xới lớp đất mặt trong khi vực công trình hoặc khu vực mỏ đất đắp. Phạm vi giới
hạn của khu vực công trình bao gồm phạm vi chiếm dụng từ các hình cắt ngang
cộng thêm 3 mét bên ngoài đỉnh ta-luy nền đào hoặc chân ta-luy nền đắp. Mặt
đất tự nhiên trong khu vực giới hạn công trình sau khi đã phát cây phải đào bỏ
lớp đất hữu cơ hoặc lớp đất mặt theo chiều sâu đã nêu trong thiết kế và căn cứ
vào thực tế hiện trường tại mỗi khu vực. Nếu nền đường đi qua các hồ, ao,
kênh, mương trước khi đắp nền đường Nhà thầu sẽ tiến hành vét bỏ toàn bộ
lớp bùn (nếu có).
Những chỗ cao độ nền đường đắp cao hơn mặt đất tự nhiên  1,5m, mọi cây cối,
gốc, rễ cây, cỏ và các mảnh vụn hữu cơ khác trên bề mặt đều phải được chuyển đi toàn
bộ. Nhà thầu sẽ dùng các phương tiện cơ giới như xúc, ủi để đào nhổ các gốc cây.
Những gốc cây lớn có thể sử dụng phương pháp nổ mìn để đào. Chỉ để lại các gốc cây
trong giới hạn nền đường đắp >1,5m và được sự đồng ý của Tư vấn giám sát.
b) Dỡ bỏ các chướng ngại vật:
Trên phạm vi nền đường đắp hoặc các công trình khác, nếu có các chướng ngại
khác như các cống cũ cần phá bỏ, các hòn đá mồ côi cần phải phá huỷ việc
phá dỡ các kết cấu cũ như các cống cũ hỏng, tường chắn cần phá bỏ được thực
hiện bằng thủ công. Còn đối với đá quá cỡ có thể dùng biện pháp nổ mìn
c) Thi công đường công vụ và đường tránh:
Ở những khu vực không thể sử dụng các đường cũ để thi công hoặc điều kiện
địa hình phức tạp, tùy từng vị trí Nhà thầu sẽ thi công các đường công vụ phục
vụ cho thi công và đường tránh phục vụ cho hoạt động bình thường của các

phương tiện giao thông. Những hố sinh ra do việc dỡ bỏ công trình cũ Nhà thầu
sẽ lấp lại bằng vật liệu phù hợp như đất đắp hoặc cát đen đến độ cao của mặt đất
xung quanh trong phạm vi mặt bằng thi công. Những vật liệu thải không được
phép sử dụng lại sẽ được vận chuyển và đổ tại bãi thải.
d) Định vị, dựng khuôn công trình:
- Trước khi tiến hành thi công, Nhà thầu cùng Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế tiến
hành bàn giao cọc mốc và cọc tim. Sau khi nhận bàn giao, Nhà thầu sẽ cho đóng
thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là những chỗ đặc biệt như
thay đổi độ dốc, đường vòng nơi tiếp giáp đào và đắp Những cọc mốc được
dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, được cố định bằng những
Trang 13 /54
cọc, mốc phụ và được bảo vệ an toàn để có thể nhanh chóng khôi phục lại những
cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra.
- Công tác định vị, dựng khuôn trong thi công nền đường đào đắp được thực hiện
như sau: Dựa vào các cọc mốc, cọc tim, lưới đường truyền đã được nhận bàn
giao, Nhà thầu tiến hành đóng các cọc tim bổ sung, các cọc biên đào, biên đắp,
các cọc trên đường cong. Ngoài ra còn tiến hành đóng cọc giới hạn giải phóng
mặt bằng (cách đỉnh ta-luy đào và chân ta-luy đắp là 3m). Việc cắm cọc được
thực hiện cứ 20m/mặt cắt đối với đoạn có địa hình tương đối đồng đều, nếu địa
hình phức tạp sẽ cắm dày hơn.
- Công tác định vị, dựng khuôn phải đảm bảo các yêu cầu: Xác định chính xác các
vị trí như: Tim, trục công trình, chân mái đắp, đỉnh mái đào, đường biên hố
móng, mép mỏ vật liệu, chiều rộng các rãnh biên, rãnh đỉnh, các mặt cắt ngang
của phần đào hoặc đắp Đối với những công trình nhỏ, khuôn có thể dựng ngay
tại thực địa theo hình cắt ngang tại những cọc mốc đã đóng.
- Công tác định vị dựng khuôn được Nhà thầu thực hiện bằng các thiết bị: Trắc đạc
chuyên dùng như: Máy toàn đạc, máy kinh vĩ, thủy bình, thước thử, rọi và do
tổ trắc đạc công trình của Nhà thầu thường trực tại hiện trường thực hiện. Việc
theo dõi, kiểm tra tính chính xác được thực hiện trong suốt quá trình thi công.
3.1.1- Công tác đào nền đường:

Đào nền đường bao gồm: Đào nền đường và đào đất để đắp từ các hố đào,
mỏ đất, đào bỏ và đổ đi mọi vật liệu thừa nằm trong giới hạn công trình. Công việc
này cũng bao gồm đào rãnh biên, mương thoát nước, đào cửa ra và cửa vào công
trình Đào nền đường là tiến hành đào hình thành nền đường gạt mái ta-luy cần
thiết cho việc chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường, lề
đường, mái ta-luy, đường giao và đường vào các mỏ vật liệu. Công tác đào phải
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chính xác, tiên tiến, cao độ, trắc ngang thiết kế.
Trong quá trình đào, nếu gặp các vật liệu không phù hợp như đất mặt trên nền thiên
nhiên, đất có hàm lượng hữu cơ cao, đất bùn, rễ cây, cỏ cần phải đào bỏ. Đất đào
sẽ được kiểm tra các tính chất cơ lý, nếu đảm bảo sẽ được sử dụng để làm đất đắp.
Ở những khu vực dùng đất đào để đắp, Nhà thầu sẽ tính toán để công tác đào và đắp
được tiến hành phù hợp và trình Tư vấn giám sát, kỹ thuật Chủ đầu tư.
3.1.1.1- Thi công nền đường đào thông thường ( Đào nền đường bằng máy ):
Bao gồm các công việc đào đất trong phạm vi nền đường và các công trình
liên quan, đào xúc đất sụt lở, đào bóc lớp hữu cơ nền đắp, đào lề đường, rãnh nước,
đào đánh cấp.
a) Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản: đặc biệt chú ý các yêu cầu sau:
- Đảm bảo kích thước công trình theo thiết kế.
- Đảm bảo độ dốc của mái dốc phù hợp với quy định của thiết kế nếu địa chất nền
đào phù hợp với thiết kế. Nếu có sai khác về địa chất, sẽ báo cáo Tư vấn giám
sát để có quyết định về sự thay đổi mái đốc trên nền đào cho phù hợp với tính
chất đất đá.
- Thoát nước khu vực thi công:
Trang 14 /54
+ Trước khi đào đắp nền đường Nhà thầu sẽ xây dựng các hệ thống tiêu thoát
nước mặt (nước mưa, nước hồ, ao, cống rãnh ) hoặc nước ngầm, ngăn không
cho nước chảy vào hố móng công trình và nền đường. Tuỳ từng vi trí, Nhà thầu sẽ
tiến hành đào mương khơi rãnh, đắp con trạch, giếng thu nước, bơm hút nước
+ Giữ mặt bằng khu vực khai thác đất có độ dốc 0,5% theo chiều dọc và
2,0% theo chiều ngang để thoát nước mặt, tránh làm ảnh hưởng đến độ ẩm của

vật liệu đất đắp.
- Xử dụng hợp lý và theo sự chỉ dẫn của Tư vấn giám sát đối với đất đào đủ điều
kiện để đắp nền đường và đắp các công trình khác. Những vật liệu đào không
phù hợp để đắp được vận chuyển đổ thải. Các vị trí đổ thải theo quy định của
Chủ đầu tư và các vị trí khác do Nhà thầu tìm vừa đảm bảo các điều kiện làm bãi
thải, không ảnh hưởng tới công trình lân cận và môi trường xung quanh.
- Công việc đào đất nền để đắp và đào đất đắp nền được tiến hành theo tiến độ và
trình tự thi công có sự phối hợp với các giai đoạn thi công khác để tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho công tác đắp nền và thoát nước. Công việc đào đất để đắp sẽ
phải ngừng lại khi điều kiện thời tiết không cho phép rải, đầm đất đào đó trên
nền đắp. Đặc biệt vào những thời gian mưa nhiều trong năm (tháng 7 và những
ngày mưa) không tiến hành công tác đào đất phục vụ đắp nền.
b) Công nghệ thi công đào nền đường thông thường:
Công nghệ thi công đào nền đường đảm bảo các nguyên tắc chính sau:
- Sử dụng nhiều nhất và họp lý các thiết bị cơ giới đào xúc, ủi, cạp, san, vận
chuyển không làm ách tắc lẫn nhau giữa các loại thiết bị.
- Không làm ảnh hưởng đến an toàn của các công trình nổi như cầu, cống, nhà cửa,
trụ điện, đường dây điện và các công trình ngầm khác.
- Đảm bảo an toàn cho các thiết bị thi công, con người. Nhà thầu sẽ đưa ra những
biện pháp kỹ thuật cụ thể sát thực đối với từng khu vực cụ thể và có lập biện
pháp an toàn thi công. Đặc biệt là các biện pháp phòng chống lún sụt, sạt lở,
ngập lụt khi có mưa bão.
- Mở khoang đào với các kích thước hợp lý với máy, đảm bảo các kích thước làm
việc của máy đào, máy ủi, san và ô tô vận chuyển. Chiều cao khoang đào phụ
thuộc vào từng loại máy đào. Với máy đào hiện có của Nhà thầu là loại gầu
ngược có dung tích từ 1,3-1,6m
3
thì chiều cao khoang đào hợp lý từ 4,0-6,0m. Ô
tô vận chuyển được chọn phù hợp với năng suất máy đào và cự ly vận chuyển.
Nhà thầu sử dụng hai loại ô tô vận chuyển chính là HUYNDAI trọng tải 15 tấn.

b-1) Trình tự và công nghệ thi công đào đất nền thông thường:
Sau khi dọn quang, định vị cột mốc, xác định giới hạn đào, tạo đường công vụ
cho thiết bi lên mặt bằng thi công. ở những khu vực có địa hình thuận lợi, dùng
máy ủi, máy xúc mở đường công vụ. ở những khu vực địa hình phức tạp (độ cao
lớn, có đá mồ côi, đá tảng) sẽ kết hợp các phương tiện xúc, ủi, ô tô và khoan nổ
mìn nhỏ để đào đắp đường công vụ đến hiện trường thi công.
- Tiến hành bóc bỏ hoàn toàn lớp đất hữu cơ trên bề mặt. Độ sâu của lớp bóc hữu
cơ theo yêu cầu của thiết kế và tình hình thực tế. Có thể tiến hành bóc bỏ lớp đất
hữu cơ một lần ( nếu địa hình cho phép ) hoặc bóc từng phần diện tích ( nếu địa
hình khó khăn ). Việc bóc bỏ lớp đất hữu cơ được thực hiện bằng máy ủi, máy
đào kết hợp ôtô vận chuyển đỏ thải hoặc bằng thủ công.
Trang 15 /54
- Đánh giá chất lượng đất đào để đắp: Sau khi bóc lớp đất hữu cơ, tiến hành lấy
mẫu đánh giá chất lượng của đất đào để đắp nếu phù hợp có thể sử dụng ngay
cho việc đắp, nếu không phù hợp cho đổ thải, trường hợp chưa đạt độ ẩm yêu
cầu có thể xử lý khi đắp cho phù hợp ( tưới nước, phơi khô) .
- Nhà thầu sử dụng máy đào loại KOMATSU- PC 220-6 và CAT 330B, nên chọn
chiều cao khoang đào Hmax <= 6m . Chiều cao khoang đào được phân theo 2
loại : Loại cao trên 6m và loại cao dưới 6m . Loại cao dưới 6m được tiến hành
đào 1 lần theo suốt chiều cao. Đào đến đâu tạo mái đốc ta luy đến đó, loại cao
trên 6m được chia ra nhiều tầng đào mỗi tầng cao  6m .
- Chiều rộng khoang đào đất nền đường được xác định dựa trên kích thước nền
đường đào thực tế và kích thước của móng đào, ôtô vận chuyển thông thường
chiều rộng khoang đào 12m. Ngoài ra chiều rộng khoang đào nên chọn phù hợp
với chiều rộng nền đường đào tại từng khu vực cho hợp lý với từng dây chuyền,
công nghệ thi công.
- Ở những khu vực có mặt bằng đủ rộng và độ dốc đường vận chuyển 12 % sử
dụng máy đào xúc trực tiếp lên ôtô vận chuyển, ủi D6R gom phục vụ . Ở những
khu vực mặt bằng chật hẹp, độ dốc đường công vụ lớn không thể dùng ôtô vận
chuyển, có thể dùng máy đào và máy ủi để đào đất chuyển tải xuống phía dưới

thấp hơn sau đó xúc lên ôtô vận chuyển .
- Bạt mái ta luy nền đường đào đường tiến hành bằng máy đào để tạo mái dốc cơ
bản sau đó dùng thủ công sửa sang, hoàn thiện đảm bảo độ dốc và độ phẳng theo
yêu cầu của thiết kế.
- Các vật liệu đất đào nền đường, nếu không đảm bảo chất liệu đất đắp nền đường
được Nhà thầu đổ vào các bãi thải quy định.
- Trong quá trình thi công đào đất nền đường, mở rộng, hạ thấp trên nền cũ, để
đảm bảo an toàn giao thông, nhà thầu thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn
cho người, máy móc, thiết bị và các phương tiện giao thông được nêu cụ thể
trong Tập Biện Pháp Tổ Chức Thi Công này.
- Để không gây ách tắc giao thông trên đường cũ và thuận tiện khi thi công, khi
tiến hành đào đắp, mở rộng, hạ thấp nền đường, nhà thầu tiến hành thi công
phân đoạn,. ở mỗi đoạn có các hàng rào, biển báo hiệu và người hướng dẫn,
phân luồng giao thông liên tục.
b-2) Thi công nền đường trong nền đào đất:
- Sau khi đào nền đường trong nền đất đào đến cao độ thiết kế, nhà thầu tiến hành
thí nghiệm tính chất của đất ở cao độ mặt nền đường, nếu là đất không ổn định
hoặc là đất không phù hợp theo quy định của đất đắp nền đường, nhà thầu sẽ báo
cáo tư vấn giám sát để quyết định phương án đào bỏ, độ sâu đào bỏ đó sẽ do Tư
vấn giám sát quyết định. Sau khi đào bỏ sẽ cho đắp thay thế bằng loại đất đắp
phù hợp được chấp thuận và đầm chặt bằng hoặc lớn hơn độ chặt quy định.
- Nền đất bên dưới cao độ thiết kế nền đường trong nền đào là nền đất phải được
cày xới lên, đập vỡ và đầm chặt đến độ chặt K= 0,98 và đạt độ sâu lớp này là 30
cm. Để thi công lớp đất K= 0,98 này đảm bảo chất lượng thiết kế phải chú ý một
số yêu cầu sau:
+ Công tác trắc đạc xác định cao độ nền đào phải được tổ trắc đạc tiến hành
kiểm tra thường xuyên, tránh trường hợp đào sâu quá cao độ thiết kế phải đắp bù
vật liệu.
Trang 16 /54
+ Khu vực thi công lớp đất K 0,98, nếu đào, phải để lại một lớp đất ổn định

và phù hợp theo quy định để tiến hành cày xới, đập vỡ và đầm nén lại trước khi
thi công lớp móng, áo đường. Độ dày lớp đất tự nhiên để lại phải đảm bảo sau
khi đầm nén lớp K  0,98 có chiều dày d = 30 cm.
3.1.1.2 Thi công nền đường đào đặc biệt (Đào nền đường đá bằng khoan nổ mìn)
a) Các quy định và yêu cầu cơ bản của công tác nổ mìn phá đá:
- Đá đào nền đường sẽ được đào đến giới hạn mái taluy và đến cao độ quy định
trong bản vẽ thiết kế.
- Việc nổ mìn được nhà thầu tuân thủ theo các quy định trong quy phạm về an toàn
trong công tác vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: TCVN
4586-97.
- Nhà thầu chỉ tiến hành nổ mìn khi đã hoàn thành các công tác chuẩn bị đảm bảo
an toàn trong đó bao gồm:
+ Tiến hành làm các thủ tục theo quy đinh như: Làm các thủ tục xin cấp phép
mở các cơ quan chuyên môn ở địa phương ( Công an tỉnh Cao Bằng, Thanh tra
an toàn tỉnh Cao Bằng), thoả thuận với chính quyền địa phương để phối hợp
đảm bảo an toàn khi thi công nổ mìn.
+ Tổ chức bảo quản và cung cấp thuốc nổ an toàn: Xây dựng kho chứa thuốc
nổ tạm thời, phương án vận chuyển bảo quản.
+ Tổ chức bảo vệ khu vực nguy hiểm, có tín hiệu, báo hiệu, có trạm theo dõi,
chỉ huy ở biên giới vùng nổ.
+ Báo trước cho cơ quan địa phương và nhân dân trước khi nổ và giải thích
các tín hiệu, báo hiệu.
+ Di tản người và gia xúc ra ngoài khu vực nguy hiểm. Phải lập biên bản
hoàn thành công tác chuẩn bị nổ mìn an toàn.
- Làm tơi đất đá, đất đá phải được sắp xếp đúng quy định, phải tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xúc bốc vận chuyển.
- Các hố đào sau khi nổ mìn phải có mặt cắt như mặt cắt của thiết kế trong phạm vi
sai lệch cho phép, ít phải sửa sang lại.
- Các mái dốc ít bị phá hoại.
- Độ nứt nẻ phát triển ra ngoài phạm vi đường biên phải nhỏ nhất.

Để đảm bảo các yêu cầu của công tác nổ mìn ngoài việc lập thiết kế thi công
khoan nổ mìn hợp lý, sử dụng các công nghệ thiết bị tiên tiến, Nhà thầu sẽ áp
dụng các biện pháp nổ mìn có hiệu quả và đảm bảo an toàn như:
Nổ mìn vi sai, nổ chậm, nổ định hướng.
Tạo các khe ngăn cách sóng chấn động ở đường biên, vách taluy đào bằng phương
pháp khoan nổ trước các lỗ khoan giáp biên với lượng thuốc nổ phân đoạn.
Làm giảm sự ảnh hưởng của sóng chấn động xuống mặt nền đó, đào bằng cách
nổ mìn nhỏ với lỗ khoan nông lớp đá mặt nền đường (khoan nổ lớp phần trên,
phần dưới để lại để nổ nhỏ dòng 0,5 đến 1,0 m).
Hạn chế lượng mìn.
Bố trí phân bố, lượng thuốc hợp lý trong lỗ khoan nạp thuốc phân đoạn.
b) Thiết kế thi công khoan nổ mìn:
Trang 17 /54
Thiết kế thi công khoan nổ mìn phá đá nền đường ở đoạn tuyến này được Nhà
thầu lập trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy phạm và quyết định hiện hành nhằm đảm
bảo tính hiệu quả và an toàn cho công trình, con người và thiết bị.
Hộ chiếu nổ mìn được thiết lập trên cơ sở điều kiện địa hình, địa chất, điều kiện
tự nhiên thực tế và chia làm 4 loại hộ chiếu điển hình:
- Nổ mìn khoan nông, nổ nhỏ tạo đường công cụ, tạo mặt bằng ban đầu và ở
những vị trí gần các công trình công cộng, khu đông dân cư: dùng khoan tay
φ42, lỗ khoan sâu  2m, nổ nhỏ, nổ vi sai, định hướng.
- Khoan nổ mìn lỗ khoan lớn: áp dụng cho những vị trí cách xa khu vực dân cư, xa
các công trình công cộng, dùng máy khoan BMK φ105 mm.
- Khoan nổ mìn các lỗ khoan giáp biên ta luy đào: áp dụng cho các hàng lỗ mìn
gần biên của mái taluy đào, các lỗ khoan giáp biên ta luy đào được nạp thuốc nổ
phân đoạn và nổ vi sai với thứ tự nổ đầu tiên. Các hàng khoan khác trong bãi
khoan được nổ vi sai với thứ tự theo định hướng đá văng.
- Khoan nổ mìn lớp đá gần mặt nền đường đào: Mục đích làm giảm ảnh hưởng của
chấn động đến nền đường, giảm sự phá vỡ đất đá và giảm phát triển khe nứt
xuống sâu dưới lớp đá nền đường: dùng khoan tay φ42 tạo lỗ khoan nông, nạp ít

thuốc nổ nhỏ các hộ chiếu khoan nổ điển hình được kiểm nghiệm qua đánh giá
kết quả của các vụ nổ thực tế, sau đó sẽ hiệu chỉnh các thông số cho phù hợp ở
các vụ nổ tiếp sau.
- Các thông số khoan nổ mìn và hộ chiếu khoan nổ điển hình được mô tả cụ thể
trong các bản vẽ biện pháp thi công:
b-1) Biện pháp khoan nổ mìn đào nền đường đá
* Nổ mìn khối nhỏ: Nổ mìn khối nhỏ được sử dụng tại những vị trí ở gần khu
vực dân cư, gần các công trình (nhà công cộng, đường dây, trụ điện) phá đá làm
đường công vụ, tạo mặt bằng bãi khoan ban đầu và ở những khu vực chiều rộng,
chiều dài lớp đá cần bóc bỏ không lớn không thể bố trí được mặt bằng cho máy
khoan lớn làm việc. Khi nổ mìn khối nhỏ chỉ thiết kế nổ mìn om, hạn chế tối đa
nổ văng xa
- Thiết bị khoan: Dùng máy khoan tay đường kính φ42 mm
- Thuốc nổ: Sử dụng thuốc nổ AD1 dạng thỏi đường kính φ32 mm
- Chiều sâu khoan  2 m
- Chiều dài bãi khoan  20 m, chiều rộng bãi khoan  4 m.
* Nổ mìn khối lớn: ở những khu vực cách xã khu dân cư, xa các công trình công
cộng, công nghiệp và có chiều rộng, chiều cao tầng bóc lớn (> 4 m).
- Sử dụng máy khoan BMK φ105 mm.
- Thuốc nổ: Sử dụng thuốc nổ AD1 dạng thỏi, đường kính φ60 mm hoặc thỏi
đường kính φ32 mm để nạp mìn.
- Chiều sâu khoan: từ 4 đến 6 m tuỳ theo điều kiện địa hình thực tế.
- Chiều dài x chiều rộng bãi khoan trung bình là (20 - 50)m x (5 - 20)m. Các thông
số khoan nổ như trong bản vẽ Biện pháp thi công.
- Để đảm bảo an toàn cho nhà dân, các công trình lân cận và không làm phá hoại
đất đá còn lại của mặt nền, ta luy đường, chỉ áp dụng phương pháp nổ mìn om
phá vỡ đất đá tại chỗ, hạn chế tối đa phương pháp nổ mìn tơi văng xa.
* Khoan nổ mìn tạo biên
Trang 18 /54
Để tạo đường biên taluy đào phù hợp tương đối với biên taluy đào thiết kế và

tạo mặt phân cách giảm sóng chấn động đến đất đá vách taluy đào, Nhà thầu sử
dụng biện pháp nổ mìn tạo biên. Các lỗ khoan dọc biên ta luy đào được nạp thuốc
phân đoạn với lượng thuốc nhỏ rải đều trên suet chiều dài lỗ khoan. Trong khối nổ
bố trí nổ vi sai với hàng biên nổ đầu tiên, sau đó lần lượt đến thứ tự nổ ở các hàng
xa biên nhất như vậy sẽ tạo mặt thoáng cho đá văng và giảm sự chấn động của năng
lượng nổ tới vách ta luy đào. Sau khi nổ mìn, máy đào xúc đá nổ mìn đến đâu sẽ
sửa đường biên ta luy đào đến đó. Những vị trí đá lồi ra mặt phẳng biên đào, tiếp
tục dùng khoan tay φ 42 và nổ mìn nhỏ để tạo mặt ta luy đào đến tương đối phẳng
với biên đào thiết kế.
c) Trình tự và tổ chức thi công khoan nổ mìn
c-1) Công tác chuẩn bị
- Làm các thủ tục cấp phép nổ mìn theo quy định Nhà nước.
- Xây dựng kho chứa vật liệu nổ tạm thời:
+ Số lượng kho chứa tạm thời phụ thuộc vào khối lượng đá nổ mìn của công
trình và tiến độ thi công công tác này. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều dài khocn
nổ sao cho cự ly vận chuyển không quá xa gây khó khăn cho công tác vận chuyển.
+ Khối lượng thuốc nổ dự trữ trong kho này lớn nhất đối với công trình này là ≤
10 tấn.
+ Kho tạm được xây dựng theo quy phạm TCVN 4586-97 về bảo quản, vận
chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Các kho cách xa khu dân cư, công trình
công cộng > 450 m và đặt trên khu vực địa hình có thể tạo đường cho xe vận
chuyển trọng tải 5 tấn vào ra thuận lợi.
- Phát cây, cắm mốc xác định ranh giới đào, lập hộ chiếu khoan nổ.
c-2) Trình tự thi công đào đá bằng khoan nổ mìn cho các khối nổ nhỏ
- Khoan theo hộ chiếu khoan nổ mìn khối nổ nhỏ.
- Nạp thuốc, nổ mìn.
- Dùng máy ủi Komatsu D 65R đẩy đá hoặc máy đào VOL VO xúc tải xuống cơ
dưới, cho máy xúc xúc lên ô tô Huyndai vận chuyển đổ thải hoặc tận dụng. Ở
những khu vực có mặt bằng đủ rộng và độ dốc đường vận chuyển  10% tiến
hành xúc trực tiếp lên ô tô vận chuyển.

- Mỗi phân tầng khoan dài  20 m. Các phân tầng và phân đoạn kế tiếp được thi
công theo trình tự tương tự.
c-3) Trình tự thi công đào đá bằng khoan nổ mìn cho các khối nổ lớn
Khu vực có chiều rộng tầng đào > 4m, độ dốc dọc tuyến đủ điều kiện cho máy
khoan BMK (< 30
0
) tiến hành khoan nổ theo biện pháp khoan nổ mìn khối lớn.
- Các máy khoan đưa lên mặt bằng khoan và tiến hành khoan theo hộ chiếu đã lập.
- Nạp thuốc, nổ mìn theo phương pháp vi sai,định hướng.
- Chiều sâu phân tầng từ 4 - 6 m, chiều rộng phân tầng từ 5 - 10 m, chiều dài phân
đoạn từ 20 - 30 m.
- Công tác xúc bốc: Từng điều kiện địa hình có thể bố trí máy xúc xúc từ trên
xuống hay từ dưới lên. Những khu vực độ dốc lớn dùng máy đào CAT 330B xúc
chuyển tải xuống tầng thấp hơn sau đó xúc lên phương tiện vận chuyển, hoặc
xúc từ phía dưới chân khối đá đã khoan nổ đổ thẳng lên phương tiện vận
chuyển để đổ thải. Những khu vực có độ dốc đường vận chuyển phù hợp (<=
Trang 19 /54
10%), tiến hành xúc trực tiếp đá nổ mìn lên ô tô vận chuyển đổ thải hoặc tận
dụng.
- Thi công các phân tầng và phân đoạn tiếp theo theo trình tự trên.
- Quá trình đào xúc gặp đá quá cỡ, tiến hành nổ xử lý cho phù hợp với điều kiện
làm việc của máy xúc.
c-4) Biện pháp khoan nổ mìn om kết hợp với cậy đá xúc bốc:
Do tính chất của đất đá khu vực không đều, nhiều vị trí có thể ding phương
pháp nổ mìn om kết hợp với máy đào, máy ủi công suất lớn để đào đá nguyên khối
cường độ thấp. Khi đó biện pháp chi tiết được mô tả như sau:
- Khoan nổ với chỉ tiêu thuốc nổ thấp ( q = 0,15 -:- 0,2 kg/m
3
), mạng lỗ khoan dày
và kích nổ bằng kíp nổ vi son:

- Sau khi nổ mìn, đá khối sẽ bị đập vỡ, phần lớn đá nổ mìn sẽ nằm tại chỗ, khi đó
dùng máy đào và máy ủi công suất lớn để đào cậy đá.
c-5) Biện pháp nổ mìn gần các đường dây điện, công trình dân cư:
- Tại các vị trí nổ mìn tại gần các công trình, để giảm thiểu sự ảnh hưởng của chấn
động, chỉ bố trí nổ mìn khối nhỏ với lỗ khoan tay φ42.
- Để ngăn chặn đá văng ra, trên bãi mìn sau khi nạp xong thuốc nổ và đấu dây, sẽ
phủ lên trên một lớp cát hoặc đất sét chọn lọc ( không lẫn sỏi và đá dăm d ≥ 10
mm ) với chiều dày ≥ 0,8 m.
c-6) An toàn giao thông và an toàn lao động trong công tác khoan nổ mìn đào đá
nền đường được nêu cụ thể trong chương VII của tập biện pháp thi công này.
3.1.2- Thi công nền đường đất đắp
3.1.2.1. Quy định chung và các yêu cầu cơ bản của công tác đắp đất nền đường.
Công việc đắp đất nền đường bao gồm chuẩn bị mặt bằng để đắp, đắp lại các hố
đào, dải và đầm nén bằng đất đắp phù hợp.
- Giới hạn nền đắp đất được trắc đạc định vị và cắm mốc đảm bảo phù hợp với
kích thước tiết diện trong bản vẽ thiết kế.
- Mặt bằng nền trước khi đắp phải được vệ sinh dọn sạch các vật liệu không phù
hợp và được Tư vấn giám sát nghiệm thu, đồng ý cho tiến hành đắp. Ở những
nơi nền đắp cao dưới 1,5 m, mọi lớp cỏ, rễ cây và các vật nhô ra khác phải được
đào bỏ khỏi bề mặt trên đó nền đất được đắp và bề mặt phải xới sâu ít nhất là 15
cm. Nhưng nơi nền đắp trên lớp áo đưỡng cũ là bê tông hoặc vật liệu rắn khác,
ngoài việc phải xới sâu 15 cm còn phải đập vỡ vụn sao cho vật liệu đắp có thể
gắn chặt với bề mặt cũ. Bề mặt đã xới sẽ được san phẳng theo khuôn đường và
đầm chặt đạt độ chặt như quy định với nền đắp k  0,95.
- Vật liệu đắp phải được thí nghiệm xác định các chỉ tiêu, nên đạt yêu cầu mới
được sử dụng để đắp (các chỉ tiêu cơ bản như thành phần, độ ẩm ).
- Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc từ 1:10 đến 1:5 thì chỉ đánh xới bề mặt
trước khi đắp. Nếu độ dốc của nền 1:5 đến 1:3 thì phải đánh cấp bậc thang. Đối
với nền thiên nhiên có độc dốc nhỏ hơn 1:3 việc đánh cấp theo chỉ dẫn của tư
vấn giám sát.

- Đảm bảo công tác thoát nước nền đường triệt để trong suốt quá trình đắp nền.
- Rải đất đắp và đầm nén theo đúng quy trình về đắp nền đất.
- Mái taluy phải được gọt sửa đúng như bản vẽ thiết kế và đảm bảo độ chặt quy
định. Để đảm bảo độ chặt của mái dốc nền đường đắp, Nhà thầu sẽ rải đất rộng
Trang 20 /54
hơn biên thiết kế từ 20 - 40 cm tính theo chiều thẳng đứng đối với mái dốc. Phần
đất tơi không đạt độ chặt yêu cầu được giữ nguyên. Ở những đoạn có trồng cỏ
bảo vệ mái dốc và các đoạn khác theo yêu cầu được gạt bỏ để tận dụng đắp ở vị
trí khác.
- Các thông số kỹ thuật như hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền, mái dốc, v.v. phải
được thực hiện đúng, phù hợp với bản vẽ thiết kế hoặc phù hợp với các chỉ thị
khác được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp thuận.
3.1.2.2. Trình tự và tổ chức thi công đắp đất nền đường
Trình tự thi công:
- Đo đạc xác định ranh giới nền đắp, cao độ nền đường, cắm các cọc định vị.
- Tiến hành bóc bỏ vật liệu không phù hợp bằng cơ giới kết hợp thủ công theo chỉ
dẫn của Thiết kế và Tư vấn giám sát.
- Thiết lập hệ thống thoát nước cho nền đắp.
- Trước khi đắp đất chính thức, Nhà thầu sẽ tiến hành rải, đầm thí nghiệm tại hiện
trường với từng loại đất và từng loại máy đầm đem sử dụng nhằm mục đích:
+ Hiệu chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm.
+ Xác định số lượng lượt đầm theo điều kiện thực tế.
+ Xác định độ ẩm tốt nhất của đất khi đầm nén.
+ Chiều dài đoạn Thí nghiệm từ 50 - :- 100 m .
- Tiến hành đắp chính thức : Trên bề mặt nền đắp, chia ra từng ô có diện tích
tương đối bằng nhau để đầm và rải đất nhằm bảo đảm dây chuyền hoạt động liên
tục. Tiến hành rải đất từ mép biên tiến vào giữa. ở những vị trí có nền đất yếu
hoặc no nước, cần rải từ giữa ra 2 mép biên đến độ cao 3 m trở lên sẽ tiến hành
rải từ biên vào giữa theo phương pháp thông thường. Sau khi rải, đầm lớp dưới,
tiến hành thí nghiệm kiểm tra, nếu đạt khối lượng thể tích khô k ≥ 0,95 sẽ tiến

hành rải các lớp trên theo đúng quy định như trên.
- Việc đầm nén khối đất đắp được tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự
đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất. Chiều dày của lớp đầm
được quy định là 30 cm đối với đầm bằng máy và 15 cm đối với đầm bằng thủ
công. Khi rải nền có những hòn đất to phải được băm nhỏ, nhặt bỏ những mảnh
sành, gạch vỡ, hòn đá to lẫn trong đất, không đổ đất trùm lên vùng đang đầm
đất.
Để đầm đất dính phải sử dụng đầm bánh hơi. Để đầm đất không dính sử dụng
các máy đầm rung, đầm bánh thép.
Sơ đồ đầm cơ giới được thự hiện như sau: Đầm tiến lùi cả những mặt bằng
không rộng, đầm vòng kết hợp với tiến lùi đối với những vị trí có mặt bằng rộng.
Đường đi của máy đầm theo hướng dọc trục của đường và từ mép ngoài vào tim
đường. Khoảng cách từ vệt đầm cuối cùng đến mép đường không được nhỏ hơn 0,5
m.
Khi đầm, các vết đầm của 2 sân kề nhau phải chồng lên nhau. Theo hướng song
song với tim đường thì chiều rộng vệt đầm phải chồng lên nhau từ 25 đến 50 cm.
Trong một sàn đầm, vết đầm sau phải đè lên vết đầm trước là 0,2 m nếu đầm bằng
máy và phải đè lên 1/3 vết đầm trước nếu đầm bằng thủ công.
Trước khi đắp phải đảm bảo đất nền có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Nếu đất
nền quá khô cần tưới thêm nước, nếu nền quá ướt phải xử lý, mặt nền cho khô để có
Trang 21 /54
thể đầm chặt. Lớp đất được tưới thêm trên mặt khối đắp chi được đầm sau khi có độ
ẩm đồng đều trên suốt chiều dài của lớp đất rải. Không được đầm ngay sau khi tưới
nước, phải chờ cho nước ngấm đều toàn bộ bề mặt và chiều dày lớp đất rải mới tiến
hành đầm nén.
Khi đầm mái dốc phải tiến hành đầm từ dưới lên trên, không đầm mái đất đắp
trên mặt cắt ngang của khối đất đắp đã lớn hơn kích thước thiết kế, lớp đất thừa phải
được gạt đi và sử dụng để đắp ở vị trí khác.
3.1.2.3. Hoàn thiện và gia cố mái
Trước khi hoàn thiện đắp đất nền đường, phải kiểm tra lại toàn bộ kích

thước, nhất là các góc, mép cạnh, đỉnh, mái.v.v. so với kích thước thiết kế.
Khi bạt mái taluy nền đường đất đắp dùng máy xúc để bạt mái, nếu chiều cao
nhỏ có thể dùng thủ công để bạt mái. Tuỳ điều kiện hiện trường cụ thể để sử dụng
kết hợp máy xúc và thủ công để bạt mái. Sau khi bạt mái, tiến hành gia cố mái taluy
chống sạt lở ở những vị trí có yếu tố gây sạt lở và theo yêu của của thiết kế. ở
những chỗ cần phải trồng cỏ gia cố mái taluy thì phải tiến hành trồng cỏ ngay sau
khi hoàn thành công việc hoàn thiện bạt mái để cỏ có thời gian bén rễ, phát triển và
có đủ khả năng bảo vệ mái trước mùa mưa bão.
Công tác lu đầm được coi là đạt yêu cầu khi thí nghiệm đạt độ chặt thiết kế và
được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát cho chuyển đắp lớp tiếp.
- Công tác trắc đạc được bố trí theo dõi cao độ đắp nền trong suốt quá trình đắp để
đảm bảo các kích thước và cao độ của nền đường đắp.
- Đối với nền đường đắp mới và nền đường mở rộng có chiều rộng nền đắp 2m.
Việc san và đầm đất được thực hiện bằng máy ủi, máy san và các máy lu đầm có
tải trọng trung bình và lớn (từ 8 đến 25 tấn). Ở những khu vực nền đắp có bề
rộng  2 m không đủ kích thước cho thiết bị lớn làm việc, việc san đất bằng thủ
công và đầm nén bằng máy lu nhỏ và các loại đầm cóc.
3.2. Thi công móng mặt đường
3.2.1. Công tác thi công cấp phối đá dăm
Công tác thi công móng cấp phối đá dăm (CPĐD) bao gồm chuẩn bị vật liệu,
cung cấp, rải và đầm chặt một hoặc nhiều lớp CPĐD trên bề mặt nền đường đã
được chuẩn bị sẵn đạt tiêu chuẩn.
3.2.1.1- Chuẩn bị vật liệu CPĐD
Nhà thầu thực hiện công việc sản xuất đá dăm cấp phối loại 2(dùng cho lớp dưới)
tại trạm nghiền sàng và chế biến đá ở Km 38+300; các thiết bị chế biến đá Nhà thầu
sử dụng tại gói thầu này cho ra các sản phẩm đạt các chỉ tiêu yêu cầu. Các vật liệu
đầu vào cho chế biến đá dăm cấp phối được thí nghiệm kiểm tra trước khi sản xuất.
Nguyên liệu chính là đá hộc và đá hỗn hợp sau nổ mìn. Nhà thầu đã tiến hành kiểm
tra thực địa và lấy mẫu thí nghiệm đá trong khu vực tuyến và thấy rằng đá trên đoạn
tuyến có thể chọn lọc và sử dụng để sản xuất đá dăm cấp phối loại 2 đạt tiêu chuẩn

quy định. Các chỉ tiêu cơ bản đối với đá dăm cấp phối gồm:
a) Thành phần hạt:
Bảng 1: Thành phần hạt của cấp phối đá dăm
Tỷ lệ phần trăm lọt qua sàng (theo trọng lượng)
Trang 22 /54
Kích cỡ lỗ sàng
vuông (mm)
D
max
= 37.5mm D
max
= 25mm D
max
= 19mm
50 100
100
90-100
58-73
39-59
30-45
13-27
37,5 795-100 100
25 79- 90
19 58-78 67-83
9.5 39-59 49-64
4.75 24-39 34-54
2.36 15-30 25-40
0.425 7-19 12-24
0.075 2-12 2-12 2-12
Bảng 2: Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPDD

TT Chỉ tiêu kỹ thuật
Cấp phối đá dăm
Phương pháp thí
nghiệm
Loại I Loại II
1
Độ hao mòn Los- An geles của
cốt liệu ( LA), %
≤ 35 ≤ 40 22 TCN 318-04
2
Chỉ số chịu tải CBR tại độ chặt
K98, ngâm nước 96 giờ, %
≥ 100 Không
quy định
22 TCN 332-06
3 Giới hạn chảy ( WL), % ≤ 25 ≤35 AA SHTO T89-02*
4 Chỉ số dẻo ( IP), % ≤ 6 ≤6 AA SHTO T89-02*
5
Chỉ số PP= chỉ số dẻo IP X %
lượng lọt qua sàng 0.075mm
≤ 45 ≤ 60
6 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % ≤ 15 ≤ 15 TCVN 7572-06(**)
7
Độ chặt đầm nén ( Kyc), % ≥ 98 ≥ 98 22TCN333-
06( Phương pháp
II-D)
Ghi chú
*
Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần
hạt lọt qua sàng 0.425mm

*
Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3
chiều dài; Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn
4.75 mm và chiếm trên 5% khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết
quả đã xác định cho tong cỡ hạt.
Trang 23 /54
3.2.1.2- Công tác chuẩn bị thi công
a) Thí nghiệm đầm nén:
- Lấy mẫu cấp phối đá dăm để kiểm tra chất lượng so với yêu cầu của phần 3.2.1.1
(a, b, c, d, e và f) ở trên và tiến hành thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn để xác định
dung trọng khô lớn nhất. γ
cmax
và độ ẩm tốt nhất W
0
của cấp phối đá dăm theo
tiêu chuẩn đầm nén cải tiến AASHTO T 180.
- Xác định hệ số rải (hệ số lèn ép: K
rải
= γ
cmax
x K/γ
ctn
)
Trong đó:
* γ
cmax
: là dung trọng khô lớn nhất của CPĐD theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu
chuẩn.
K: là độ chặt quy định 0,98

γ
ctn
: là dung trọng khô của CPĐD lúc chưa lu lèn. ở đây K
rải


thể tạm lấy = 1,3
và sẽ được xác định chính xác thông qua rải thí nghiệm.
b) Chuẩn bị các thiết bị thi công và thiết bị kiểm tra trong quá trình thi công:
Nhà thầu chuẩn bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra bao gồm: Xúc xắc khống chế bề
dày và thước mui luyện; bộ sàng và cân để phân tích thành phần hạt; thiết bị xác
định độ ẩm của cấp phối đá dăm; bộ thí nghiệm đương lượng cát (kiểm tra độ bẩn);
bộ thí nghiệm rót cát kiểm tra độ chặt.v.v.
Các thiết bị thi công được chuẩn bị đầy đủ bao gồm: Ô tô HUYNDAI vận
chuyển cấp phối đá dăm; xe Xi téc tưới nước và các bình tưới thủ công; máy rải
BITELLI cho lớp móng trên, máy san cho lớp móng dưới; các máy lu lèn: lu
tĩnh bánh sắt 8-10 tấn, lu rung 25 tấn, lu bánh lốp 25 tấn và các đầm cóc 80Kg.
c) Chuẩn bị bề mặt:
Mặt phẳng trên đó rải cấp phối đá dăm sẽ được Nhà thầu đầm chặt, vững chắc,
đồng đều và bằng phẳng, đảm bảo độ dốc ngang. Các lớp móng trước khi rải CPĐD
loại I và loại II đều phải được Tư vấn giám sát kiểm tra, nghiệm thu và chấp thuận
cho rải cấp phối đá dăm. Khi thi công trên lớp áo đường cũ thì lớp áo cũ phải được
bù vênh hoặc xử lý các hố đạt yêu cầu trước khi rải cấp phối đá dăm.
d) Vận chuyển cấp phối đá dăm đến hiện trường rải:
Vật liệu cấp phối đá dăm sau khi sản xuất tại trạm cố định sẽ được Nhà thầu thí
nghiệm có sự theo dõi của Tư vấn giám sát. CPĐD chỉ được phép sử dụng khi có
sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
CPĐD được máy xúc gầu ngửa VOLVO 360 xúc lên ô tô HUYNDAI vận
chuyển đến hiện trường. Đối với cấp phối đá dăm lớp dưới, ôtô đổ thành một số
đống nhỏ sau đó máy san sẽ san đều vật liệu trên mặt bằng với chiều dày yêu cầu.

Đối với cấp phối đá dăm lớp trên, ôtô đổ thẳng vật liệu vào phễu của máy rải.
e) Rải hỗn hợp CPĐD :
Khi rải hoặc san CPĐD, độ ẩm của CPĐD phải bằng độ ẩm tốt nhất W
0
hoặc
W
0+1
, nếu CPĐD chưa đủ ẩm sẽ vừa rải vừa tưới thêm nước bằng bình hoa sen hoặc
xe xi téc với vòi phun cầm tay. Việc tưới nước phải đảm bảo thành mưa và đồng
đều.
- Chiều dày lớp rải CPĐD loại 2 không quá 30 cm / 1 lớp rải
- Chiều dày lớp rải CPĐD loại 1: bằng chiều dày thiết kế cho 1 lớp rải. Ở những
vị trí không có đá bó vỉa hoặc không có lề gia cố, tiến hành rải rộng thêm sang
mỗi bên lề đường rộng 0.2 m để việc lu lèn đật độ chặt yêu cầu .
Trang 24 /54
- Trước khi thi công lớp CPĐD loại 1 cần phải làm vệ sinh và tưới ẩm bề mặt lớp
CPĐD loại 2 và phải thi công ngay tránh xe cộ đi lại làm hỏng lớp dưới .
- Khi thi công CPĐD thành từng vệt trên bề rộng mặt đường, thì trước khi thi công
vệt sau, phải xén thẳng đứng thành vách của vệt rải trước để đảm bảo chất lượng
lu lèn chỗ tiếp giáp giữa 2 vệt rải.
f) Công tác lu lèn:
Trước khi lu lèn, nếu thấy CPĐD chưa đạt độ ẩm Wo thì tiến hành tưới nhẹ
thêm nườc bằng bình hoa sen. Việc tưới thêm nước theo sự chấp thuận của Tư vấn.
Việc lu lèn được tiến hành theo trình tự sau:
Lu sơ bộ bằng lu tĩnh bánh sắt 6-8 tấn, sau đó dùng lu rung 25 tấn ( khi rung),
tiếp sau dùng lu bánh lốp loại 10-12 tấn để lu chặt lại. Trình tự lu và số lượt lu sẽ
được hiệu chỉnh sau khi thi công đoạn thí điểm. Trong khi lu vẫn có thể phải tiến
hành tưới ẩm nếu thời tiết quá nóng làm lượng nước bốc hơi lớn.
Độ chặt của lớp CPĐD phải đạt K  0.98 trong toàn khối CPĐD. Trong suốt quá
trình lu lèn phải thường xuyên kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát.

Mép đường và mép taluy sau khi thi công lớp CPĐD, phải được san gọt sao cho
phù hợp với hướng tuyến và kích thước thiết kế.
Những vị trí không đạt yêu cầu về độ chặt và tỷ lê cấp phối, sẽ được xới lên và
bổ sung vật liệu phù hợp và thi công lại theo đúng trình tự đã nêu ở trên
g) Thi công đoạn thí điểm :
Nhà thầu sẽ tiến hành thi công rải CPĐD trên 1 đoạn thí điểm dài 50-100m theo
chỉ định của Tư vấn giám sát trước khi thi công CPĐD chính thức. Việc thi công
đoạn thí điểm để xác định thông số cho thi công chính thức như độ ẩm, trình tự và
số lượt đầm nén, chiều dày lớp rải Thi công chính thức chỉ được tiến hành khi kết
quả thi công đoạn thí điểm đạt yêu cầu của thiết kế và được Tư vấn giám sát chấp
thuận.
h) Bảo dưỡng lớp CPĐD và tưới thấm nhựa :
Sau khi thi công xong lớp CPĐD loại 1, lớp này phải được bảo dưỡng bằng
cách không cho các phương tiện qua lại, giữ độ ẩm trên bề mặt tuỳ điều kiện thời
tiết thời điểm đó.
i) Công tác kiểm tra trong quá trình thi công:
- Kiểm tra chất lượng cấp phối đá dăm trước khi rải: Cứ 150m3 hoặc 1 ca thi công
phải kiển tra cấp phối đá dăm về thành phần hạt, tỷ lệ hạt dẹt, chỉ số dẻo, đương
lượng cát. Mẫu cấp phối đá dăm được lấy trên thùng xe khi đang chở cấp phối
đá dăm đến hiện trường (đảm bảo tính khách quan và trung thực).
- Cứ 150m
3
hoặc 1 ca thi công phải kiểm tra độ ẩm của cấp phối đá dăm trước khi rải.
- Kiểm tra độ chặt của lớp cấp phối đá dăm sau khi lu lèn: Cứ 800m
2
bề mặt rải
cần tiến hành kiểm tra độ chặt một lần. Kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót
cát.
Ngoài ra cứ 7.000m2 kiểm tra độ chặt tại 3 điểm ngẫu nhiên theo phương pháp
rót cát (theo 22 TCN 13-79). Kiểm tra độ chặt phải đạt hệ số K  0,98.

- Kiểm tra kích thước hình học:
+ Kiểm tra bề dày kết cấu: Trong khi đào hố kiểm tra độ chặt, kết hợp kiểm tra
độ dày kết cấu cấp phối đá dăm, sai số cho phép 5% so với thiết kế nhưng không
quá 10mm đối với lớp móng dưới và 5mm đối với lớp móng trên.
Trang 25 /54

×