Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.35 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu.......................................................................................................2
A. Lí luận về kinh tế thị trường và các loại thị trường................................3
I. Kinh tế thị trường................................................................................................................3
1. Khái niệm........................................................................................................................3
2. Kinh tế thị trường - Tất yếu khách quan........................................................................3
3. Tác dụng của kinh tế thị trường.....................................................................................3
II. Các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường...............................................................4
1. Phân loại hệ thống các loại thị trường...........................................................................4
2. Tính đồng bộ cuả các loại thị trường.............................................................................6
3. Vai trò của các loại thị trường........................................................................................6
B.Thực trạng, giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường.................7
I. Thực trạng............................................................................................................................7
1. Thực trạng phát triển một số loại thị trường cơ bản......................................................7
a. Thị trường hàng hóa và dịch vụ.................................................................................7
b. Thị trường lao động....................................................................................................7
c. Thị trường bất động sản.............................................................................................8
d. Thị trường tài chính....................................................................................................8
e. Thị trường khoa học và công nghệ.............................................................................9
2. Thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường.........................................................9
II. Giải pháp............................................................................................................................9
1. Quan điểm phát triển các loại thị trường ở nước ta.......................................................9
2. Phương hướng phát triển các loại thị trường ở Việt Nam...........................................10
3. Giải pháp.......................................................................................................................10
a. Giải pháp chung........................................................................................................10
b. Giải pháp phát triển một số loại thị trường cơ bản..................................................11
C. Kết luận.....................................................................................................13
Tài liệu tham khảo ........................................................................................14
Nguyễn Thị Thu Hương – QTKDTH48B 1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Trải qua hai cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ, nước ta phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Mặt khác, cơ chế
bao cấp sau khi đất nước thống nhất lại làm nền kinh tế trì trệ, lạc hậu. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1968) đã khởi nguồn cho sự hình
thành và từng bước phát triển các loại thị trường ở nước ta. Đến đại hội IX
(2001), Đảng ta đã xác định : hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị
trường là một yêu cầu giai cấp tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Qua tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới và trên cơ sở nhận thức sâu sắc
tính quy luật tất yếu của thời đại đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng đầy
đủ các loại thị trường để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
vận hành một cách thông suốt. Hiện nay, hệ thống các loại thị trường ở nước
ta đang hình thành và phát triển. Một số thị trường đã phát triển tương đối
hoàn chỉnh, có đầy đủ các yếu tố của thị trường hiện đại ( thị trường hàng hoá
và dịch vụ ). Bên cạnh đó, nhiều loại thị trường còn chưa theo kịp sự phát
triển của nền kinh tế (thị trường khoa học và công nghệ ) hoặc bị méo mó (thị
trường bất động sản). Đại hội IX của Đảng đã đề ra yêu cầu: “thúc đẩy sự
hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”.
Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là một vấn đề mới và phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề
kinh tế - chính trị - xã hội và văn hoá. Bởi vậy, để hiểu rõ hơn chủ trương của
Đảng và Nhà nước trong phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay, em đã quyết
định chọn đề tài:
“Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”.
Nguyễn Thị Thu Hương – QTKDTH48B 2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

A. Lí luận về kinh tế thị trường và các loại thị trường
I. Kinh tế thị trường
1. Khái niệm
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong
đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị
trường. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Kinh tế thị trường - Tất yếu khách quan
Kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở Việt Nam vì nó có những cơ
sở khách quan. Thứ nhất, phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu trong cả nước. Thứ hai, trong nền kinh tế nước ta, tồn tại
nhiều hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân
và sở hữu hỗn hợp. Thứ ba, các đơn vị kinh tế có sự khác nhau về lợi ích,
trình độ kĩ thuật – công nghệ, tổ chức quản lí nên chi phí sản xuất và hiệu quả
sản xuất cũng khác nhau. Thứ tư, quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết
trong quan hệ kinh tế đối ngoại đặc biệt là khi phân công lao động quốc tế
đang phát triển ngày càng sâu sắc.
Như vậy, kinh tế thị trường luôn tồn tại và phát triển ngay cả khi một
quốc gia nào đó không thừa nhận nó. Những động lực phát triển mang tính
nội sinh đã giúp cho kinh tế thị trường trở thành tất yếu khách quan, không
thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được.
3. Tác dụng của kinh tế thị trường
Sản xuất hàng hoá phát triển phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển
thành nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất. Kinh tế hàng hoá
tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, kích thích tính năng
động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, tăng khối lượng, chất lượng hàng hóa và
Nguyễn Thị Thu Hương – QTKDTH48B 3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dịch vụ. Kinh tế thị trường thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên

môn hoá sản xuất, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung do đó tạo điều kiện
ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao.
Ở Việt Nam, nhờ phát triển kinh tế hàng hoá chúng ta đã bước đầu khai
thác được tiềm năng trong nước, thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ của nước
ngoài, giải phóng năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm
tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. Như vậy,
phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, là quyết
định hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
II. Các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường
1. Phân loại hệ thống các loại thị trường
Thị trường là một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản
ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế
hoá nhằm xác định giá cả và khối lượng hàng hóa. Căn cứ vào quá trình sản
xuất, lưu thông hàng hoá và thuộc tính hàng hóa trao đổi trên thị trường, hệ
thống thị trường trong nền kinh tế thị trường bao gồm các loại cơ bản sau:
Thứ nhất, thị trường hàng hóa và dịch vụ. Đây là nơi diễn ra các hoạt
động mua bán các loại hàng hoá và dịch vụ, là bộ phận cơ bản của thị trường
đầu ra của nền kinh tế, có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Thị trường hàng hoá và dịch vụ bao gồm toàn bộ các quan hệ trao đổi mua
bán hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể tham gia thị trường đã được thể chế
hoá. Đặc trưng cơ bản của thị trường hàng hoá và dịch vụ là sự đa dạng của
các chủng loại và hàng hoá trên thị trường, của các thành phần tham gia, của
các hình thức và các cấp trên thị trường. Đây cũng là thị trường mang tính
cạnh tranh cao, có độ co dãn, độ liên kết lớn và cần phải được thúc đẩy mạnh
mẽ.
Thứ hai, thị trường lao động. Đây là cách nói rút gọn của thị trường sức
lao động, là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động và
Nguyễn Thị Thu Hương – QTKDTH48B 4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
người mua sức lao động, thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả ( tiền

công, tiền lương ) và các điều kiện khác trên cơ sở hợp đồng lao động hay
thoả thuận lao động. Đó là một thị trường cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ
thống các loại thị trường. Nhu cầu sử dụng lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự
phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, thị trường này đạt hiệu quả cao nhờ có
một hệ thống thông tin đáng tin cậy và rộng khắp, các kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực và một hệ thống an sinh xã hội có sự bảo trợ của chính phủ.
Thứ ba, thị trường bất động sản. Thị trường này bao gồm thị trường
quyền sử dụng đất, thị trường nhà và thị trường cho thuê nhà. Đây là một
trong năm thị trường cơ bản nhất trong hệ thống thị trường ở nước ta. Điểm
khác biệt của thị trường bất động sản ở nước ta so với thị trường bất động sản
ở các nền kinh tế thị trường nói chung là không có thị trường đất, mà chỉ có
thị trường quyền sử dụng đất. Do giá trị của đất đai không ngừng thay đổi và
lượng cung về đất đai là tương đối hữu hạn nên thị trường này rất mạo hiểm,
có tính biến động rất lớn.
Thứ tư, thị trường tài chính. Đây là toàn bộ những quan hệ trao đổi mua
bán những sản phẩm tài chính đã được thể chế hoá. Căn cứ vào tính chất cuả
các loại sản phẩm tài chính được mua bán, trao đổi, có hai loại là thị trường
tiền tệ và thị trường vốn. Giá trị cũng như giá cả của sản phẩm tài chính ( các
loại chứng khoán ) luôn có xu hướng tăng lên, hoàn toàn khác biệt so với giá
trị và giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ thông thường. Thị trường tài
chính quốc gia là một bộ phận khăng khít của thị trường tài chính thế giới,
hay nói cách khác, thị trường này phải có độ mở và hội nhập rất cao, mạo
hiểm và phức tạp.
Thứ năm, thị trường khoa học và công nghệ. Đây là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán, chuyển giao quyền sở hữu có trả tiền những sản phẩm
khoa học và công nghệ đã được vật chất hoá dưới dạng bí quyết, bản vẽ, mô
hình của những sản phẩm hay phương pháp, quy trình sản xuất và quản lí,
patent, licence,… và những dịch vụ có liên quan tới việc mua – bán, chuyển
Nguyễn Thị Thu Hương – QTKDTH48B 5

×