MỤCLỤC
M CL CỤ Ụ .........................................................................1
Phép bi n ch ng v m i liên h ph bi nệ ứ ề ố ệ ổ ế ..........................................................3
Phép bi n ch ng v m i liên h ph bi nệ ứ ề ố ệ ổ ế ..........................................................3
1.1 Sự ra đời của phép biện chứng.......................................................................................................3
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến...................................................................................................4
M i liên h gi a t ng tr ng kinh t v b o v môi tr ng Vi t Namố ệ ữ ă ưở ế à ả ệ ườ ở ệ ...7
M i liên h gi a t ng tr ng kinh t v b o v môi tr ng Vi t Namố ệ ữ ă ưở ế à ả ệ ườ ở ệ ...7
1.3 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường...........................................7
1.4 Môi trường đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam..............................8
1.5 Hậu quả của ô nhiễm môi trường.................................................................................................13
1.6 Giải pháp giải quyết vấn đề..........................................................................................................14
L i k tờ ế ....................................................................................................................16
Lời mởđầu
Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sụ sống rộng lớn. Giống như một mạng
nhện, càng có nhiều mối liên hệ thì mạng lưới càng bền vững. Chúng ta đã biết tất
cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không
được hỗ trợ bởi môi trường. Với tốc độ phá hoại môi trường như hiện nay của con
người, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối liên kết của các mạng
lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt
nó nâng cao đời sống của người dân nhưng mặt khác nó đang gây một sức ép mạnh
mẽ lên môi trường tự nhiên. Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những
kết quả về kinh tế trong giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi ssự bền
vững của các nguồn tài nguyên về lâu dài. Một thập kỷ phát triển nhanh chóng ở
việt nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và quan trọng hơn là
gia tăng mưc tiêu thụ, phân hoá giầu nghèo… mạng lưới đang dần mất đi sưc mạnh
của nó. Chính vì vậy tôi quyết chọn đề tài này để nghiên cứu.
Nghiên cứu "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt
Nam"’. Tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm con
đường phát triển của việt nam trong những năm tới nhằm đưa việt nam trở thành
một nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hoàn thành tiểu luận này tôi đã
gia tăng được tri thức cũng như hiểu biết về các vấn đề cấp thiết của Việt Nam.
2
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1.1Sự ra đời của phép biện chứng
Triết học ra đời từ thời cổ đại đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng. Trải qua
hàng ngàn năm tồn tại và phát triển có phồn vinh có suy vong. Khởi đầu là phép
biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét trong thuyết “âm - dương” của Trung
Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại. Đến khoảng thế kỷ 17
nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết học mà đại
diện là Đêcactơ – ông được coi là linh hồn của phương pháp siêu hình. Trong
khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đây là thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học
nhân loại và hình thành hệ thống lớn đó là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại
diện là Hêgen ông được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này.
Ngày nay phép biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy
vât. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những
nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực phù hợp với hiện thực. Cho
nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện
chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ
phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và chịu ảnh
hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận
động và phát triển. Tuy nhiên sự hạn chế của phương pháp biện chứng này là tuy
nó cho chúng ta thấy một bức tranh về sự tác động qua lại, sự vận động và phát
triển nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại
của sự vận động và phát triển. Hơn nữa phép biện chứng duy vật còn sửa được sai
lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen -
đại diện lỗi lạc của phép biện chứng. Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của
3
thế giới bên ngoài chỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà
thôi. Phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu óc của
chúng ta chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản
thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động
biện chứng của thế giới hiện thực khách quan.Như vậy phép biện chứng duy vật đã
khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và sự phát triển chung nhất
của thế giới. Vì vậy Ph.Ăngen đã định nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học
về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy.”
1.2Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1.2.1Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và
phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ phát
triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được
xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất. Nguyên lí về mối liên
hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó
vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn
nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại
cho nhau, là sự quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn
nhau của các mặt, các yéu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan. Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện chứng còn
khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính
thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng
trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng
chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ
trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ
4
khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện
tượng, các quá trình mà nó còc nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính
đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển
của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong là mối liên
hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính,
các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận
động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự
vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không có nghĩa quyết định, hơn nữa
nó thường phải thông qua các mối liên hệ bên trong mà phát huy. Tuy nhiên mối
liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi còn giữ vai trò quyết định. Ngoài
ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu, có mối liên hệ chung bao
quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực
riêng biệt của thế giới. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong
đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian.
Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và
mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ
khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển
qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau
tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối
trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá cho nhau. Sự
chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc
do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.2.2Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản ánh
tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới dù có
đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng
5
khác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất. Xét dưới góc độ nhận
thức lí luận, nó là cơ sơ lí luận của quan điểm toàn diện. Với tư cách là một nguyên
tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn
diện đòi hỏi để có nhận thức đúng về sự vật chúng ta cần xem xét nó: một là : trong
mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của
chính sự vật đó, hai là : trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật
khác, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hơn thế nữa quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận
thức đúng sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn
của con người. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều
mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự
tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Nhưng quan điểm toàn diện
không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của
sự vật hay hiện tượng đó, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan
trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp
luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo
được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiiễn của mình biến đổi những mối
liên hệ nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật
khác. Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác
nhau để tac động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Để tránh những phưng
pháp luận sai lầm trong việc xem xét sự vật, hoạt động cần tránh chủ nghĩa chiết
trung, thuật nguỵ biện. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không gian thời gian
nhất định và mang dấu ấn của không gian thời gian đó. Do đó chúng ta cần có quan
điểm lịch sử cụ thể khi xem xet và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra.
6
Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
1.3Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinh thái
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người. Nó
là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại,
phát triển trong quan hệ với con người. Còn tăng trưởng kinh tế nhằm cải thiện và
phát triển đời sống của con người. Vì vậy giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng
kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Như chúng ta đã biết môi trường sống
được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, vì vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách
quan độc lập với ý thức con người. Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn
toàn phụ thuộc vào ý thức của con người, con người có thể tác động làm cho môi
trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển
hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác
động trực tiếp của con người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người từ đó ta
có thể thấy môi trường cũng chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại,
mối quan hệ giữa chúng được thông qua một thực thể đó là con người. Môi trường
là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện
rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con
người. Nhưng tài nguyên của môi trường không phải là vô hạn. Nếu chỉ tăng
trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì một ngày nào đó tăng
trưởng kinh tế phải dừng lại do môi trường bị suy thoái. Lúc đó con người phải
gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra. Một sản phẩm do con người tạo ra lại
phá huỷ cái mà con người chịu tác động trực tiếp vì con người không thể sống mà
không chịu sự tác động của môi trường. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn với
7