Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

QUY HOẠCH CHIỀU CAO NỀN XÂY DỰNG& THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 71 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
BỘ MÔN CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XD ĐÔ THỊ
Bài giảng
QUY HOẠCH CHIỀU CAO NỀN XÂY DỰNG
& THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
NGÀNH QUYHOẠCH
Hà Nội, 2- 2009
PHẦN 1.
QUY HOẠCH CHIỀU CAO NỀN KHU ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
1.1.1. Khái niệm
Những biện pháp kỹ thuật về sử dụng và cải tạo điều kiện tự nhiên vào
mục đích quy hoạch, xây dựng cho đô thị được gọi là chuẩn bị kỹ thuật cho khu
đất xây dựng đô thị.
1.1.2. Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật chung
- Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng đô thị
- Quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng
- Thoát nước mặt
1.1.2. Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật riêng biệt
- Hạ mực nước ngầm
- Bảo vệ khu đất xây dựng khỏi bị ngật lụt
- Gia cố, hoàn thiện dải bờ sông, bờ hồ, các mái dốc, các sân bãi
- Những biện pháp CBKT đặc biệt khác (gồm đề phòng và chống các
hiện tượng đất trượt, mương xói, hốc ngầm, dòng bùn đá, động đất).
Mục tiêu: Làm tốt hơn điều kiện tự nhiên và tạo môi trường sống tốt nhất,
đó là môi trường nhân tạo lý tưởng, hoà hợp với tự nhiên.
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
Thiết kế CBKT được tiến hành đồng thời trên tất cả các loại đồ án quy hoạch


và các giai đoạn thiết kế quy hoạch.
- Quy hoạch vùng
- Quy hoạch đô thị:
+ Quy hoạch chung xây dựng đô thị
+ Quy hoạch chi tiết
- Quy hoạch điểm dân cư nông thôn
3
1.2.1. Đối với đồ án Quy hoạch vùng
- Phân tích đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất: động đất, sụt lún,
trượt, xói lở, cảnh báo các vùng cấp và hạn chế xây dựng;
- Các giải pháp về phòng chống và xử lý các tai biến địa chất, ngập lụt;
- Xác định lưu vực, hướng thoát nước chính;
- Cập nhật quy hoạch thủy lợi của vùng nghiên cứu (vị trí các hồ lớn, các
công trình tiêu úng, các tuyến đê phòng lũ);
- Xác định cốt xây dựng và chỉ tiêu thoát nước mưa cho các điểm đô thị
trong vùng nghiên cứu.
1.2.2. Đối với đồ án Quy hoạch đô thị
a. Giai đoạn Quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Đánh giá tổng hợp đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên, các yếu tố
kỹ thuật và kinh tế – xã hội có liên quan: gồm các loại đất thuận lợi, ít thuận
lợi và không thuận lợi cho xây dựng và tỷ lệ của các loại đất đó;
- Đề xuất các giải pháp phòng chống tai biến địa chất: ngập úng, sạt
lở
- Xác định cao độ khống chế xây dựng cho đô thị, từng khu vực và
các trục chính đô thị
Xác định khối lượng đào, đắp của khu vực đào hoặc đắp;
- Phương án thoát nước mưa, hướng thoát nước chính, miệng xả,
kích thước cống chính;
4
b. Giai đoạn Quy hoạch chi tiết

- Lựa chọn và xác định cao độ xây dựng phù hợp với quy hoạch
chung;
- Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật: taluy, tường chắn, ổn định công
trình, phòng chống ngập úng cục bộ, tính hoán khối lượng đào đắp;
- Thiết hế hệ thống thoát nước mưa;
- Tính toán khối lượng san nền và các công tác chuẩn bị kỹ thuật
khác.
1.2.3. Đối với Quy hoạch điểm dân cư nông thôn
- Các giải pháp về chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng, xác định cao độ
khống chế cho từng điểm dân cư;
- Xác định hướng, mạng lưới và lưu vực thoát nước chính;
5
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔTHỊ
2.1. NHỮNG YẾU TỐ THIÊN NHIÊN CƠ BẢN ẢNH HƯỚNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ.
2.1.1. Điều kiện khí hậu và tác động của nó trong xây dựng đô thị
Tài liệu khí tượng thuỷ văn:
- Mưa:
+ Lượng mưa trung bình/ năm
+ Lượng mưa trung bình cao nhất và thấp nhất của năm
+ Lượng mưa và thời gian của từng trận mưa
+ Số ngày mưa trong năm
- Gió:
+ Tốc độ gió
+ Tần suất gió: lặng gió, hướng gió (số lần theo từng hướng)
+ Hướng gió (Hoa gió)
- Nhiệt độ không khí, độ ẩm, độ bốc hơi, độ hụt ẩm bão hoà
- Nắng: thời gian được chiếu nắng
Thu thập đầy đủ số liệu, phân tích đánh giá đúng mức để có giải pháp xử lý
thích hợp trong xây dựng đô thị.

2.1.2. Điều kiện địa hình
Cần biết hướng dốc, trị số độ dốc, cao độ lớn nhất, nhỏ nhất và trung
bình của từng khu vực.
2.1.3. Điều kiện thuỷ văn
Các yếu tố tác động đến xây dựng đô thị:
- Chế độ sông ngòi, ao, hồ
- Mực nước
- Lưu lượng
- Đặc tính và tần suất lũ lụt
- Dao động mực nước ngầm
- Đặc tính của ao, hồ, sông ngòi(diện tích, lượng nước dự trữ,
nguồn cung cấp cho hồ, thành phần đát đá ở đáy và bờ hồ )
- Chế độ thuỷ triều, quy luật tạo lớp đất bồi.
6
2.1.4. Điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn
a. Điều kiện địa chất công trình
- Cấu tạo địa tầng (khoan địa chất)
- Cường độ chịu tải
- Tình hình khoáng sản, các hiện tượng trượt lở, hốc ngầm, than bùn.
b. Điều kiện địa chất thuỷ văn
- Đặc điểm về chất lượng, độ sâu, thành phần hoá học, trữ lượng của
nước ngầm. (ảnh hướng đến xử lý nền móng, độ ổn định công trình và nguồn
cấp nước).
2.2. ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI VÀ LỰA CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ.
2.2.1. Đánh giá đất
Mục đích: phân loại đất xây dựng thuận lợi, ít thuận lợi và không
thuận lợi phục vụ quản lý và lựa chọn đất xây dựng.
Thường được tiến hành ở giai đoạn quy hoạch chung, giúp cho việc
lựa chọn đất xây dựng và hướng phát triển cho đô thị.
a. Tài liệu: Các yếu tố tự nhiên đã nêu trên

b. Bản đồ:
- Bản đồ địa hình.
- Bản đồ hiện trạng xây dựng, sử dụng đất
c. Đánh giá
Trình tự
- Đánh giá riêng lẻ từng yếu tố
- Đánh giá tổng hợp tất cả các yếu tố.
Quy định cụ thể các yếu tố đánh giá theo bảng sau:
(TCVN4449-1987)
7
Đánh giá tổng hợp cần thể hiện:
- Đất thuận lợi cho xây dựng (Loại I): điều kiện tự nhiên hoàn toàn
thoả mãn, vốn đầu tư các biện pháp kỹ thuật ít.
- Đất ít thuận lợi cho xây dựng (Loại II): điều kiện tự nhiên chưa thoả
mãn chỉ có thể sử dụng sau khi có các biện pháp kỹ thuật không quá phức
tạp và tốn kém.
- Đất không thuận lợi cho xây dựng (Loại III): điều kiện tự nhiên phức
tạp, không nên dùng xây dựng đô thị. Nếu cần thiết thì phải có các biện pháp
khắc phục.
8
2.2.2. Lựa chọn đất xây dựng đô thị.
a. Nguyên tắc:
- Có quan điểm toàn diện.
- Dựa trên đường lối, chiến lược phát triển.
- Các Luật và Nghị quyết về sử dụng đất
b. Những căn cứ để lựa chọn đất xây dựng đô thị
- Kết quả đánh giá đất đai
- Điều kiện vệ sinh môi trường
- Điều kiện kinh tế và khả năng trình độ khoa học kỹ thuật
- Điều kiện quốc phòng và đảm bảo an toàn tuyết đối cho đô thị

- Điều kiện vật liệu địa phương.
- Thuận tiện mở rộng và phát triển đô thị trong tương lai
9
c. Những yêu cầu cụ thể đối với khu đất xây dựng
- Địa hình đáp ứng yêu cầu xây dựng
- Không lầy lội và ngập ứng
- Không có hiện trượng địa chất xấu
- Điều kiện khí hậu thuận lợi
- Thuận lợi giao thông
- Đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch và thải nước bẩn
- Không chiếm dụng hoặc chỉ sử dụng hạn chế đất canh tác và
không nằm trong các khu vực có chức năng đặc biệt (rừng cấm, khu khai
thác mỏ, khu di tích)
- Sử dụng tại chỗ hoặc gần nguồn vật liệu
- Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Có đất đai dự trữ để mở rộng và phát triển trong tương lai.
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH CHIỀU CAO NỀN KHU ĐẤT XÂY DỰNG
3.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA HÌNH
Địa hình là yếu tố đặc trưng và xác định trạng thái bề mặt của một
khu vực đất đai nào đó.
3.1.1. Phân loại địa hình
10
a. Địa hình
đồng bằng
- Đặc trưng:
độ chênh cao
nhỏ, độ dốc
nhỏ, không có
gò đồi, mương
xói

- Đặc điểm:
thoát nước
mặt khó khăn,
mực nước
ngầm cao, hay
bị ngập úng
b. Địa hình
trung du
- Đặc trưng:
độ chênh cao
rõ rệt, độ dốc
tương đối lớn,
có các đường
phân lưu
thung lũng và
những gò đồi,
mương xói
không lớn
- Đặc điểm:
thoát nước
mặt tự chảy
thuận tiện
11
c. Địa hình
miền núi
- Đặc trưng:
độ dốc lớn,
thường có
mương xói
và thung

lũng sâu
- Chi phí
cho công
tác CBKT
rất lớn.
3.1.2. Cách biểu diễn địa hình
a. Phương pháp đường đồng mức
Đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất
b. Phương pháp ghi độ cao
- Độ cao tuyết đối
- Độ cao tương đối
c. Các cách biểu diễn khác
- Phương pháp kẻ vân, tô mầu và các ký hiệu sông, suối, khe,
mương để biểu diễn địa hỡnh.
12
3.1.3. Cách phân tích, sử dụng địa hình trong quy hoạch đô thị.
a. Đối với việc phân khu chức năng đô thị
Tuỳ theo tính chất, yêu cầu về không gian và mật độ xây dựng của
từng khu chức năng mà lựa chọn vị trí phù hợp.
Khu trung tâm, khu công nghiệp, khu công viên cây xanh, các khu
nhà ở
13
b. Đối với mạng lưới đường
- Độ dốc thuận lợi: 0,5% ~ 5%
- Độ dốc không thuận lợi
cú thể bố trí:
+ Cắt ngang đường đồng mức
+ Dọc theo đường đồng mức
+ Xiên góc
14

c. Đối với việc bố trí công trình
Chú ý chiều dài của công trình và độ dốc dọc, chi phí xử lý nền và
móng.
Các hình thức bố trí:
- Địa hình bằng: bất kỳ mọi hình thức
- Địa hình dốc:
+ Nhà dài song song với ĐĐM
+ Nhà tháp
+ Nhà lệch tầng
15
3.1.4. Một số tính toán cơ bản về địa hình
a. Xác định độ dốc trên bản đồ địa hình
i = tgα = ∆h/l
i = tgα ~ sinα = ∆h/L (khi i nhỏ, thiếu thiết bị đo)
b. Tính toán địa hình bằng phương pháp nội suy
(Theo phép tính hình học kết hợp với địa mạo cụ thể)
16
3.2. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH CHIỀU CAO
Quy hoạch chiều cao là nghiên cứu giải quyết chiều cao nền xây dựng
của các công trÌnh, các bộ phận đất đai thành phố hợp lý nhất
3.2.1. Mục đích của quy hoạch chiều cao
Biến địa hÌnh tự nhiên đang ở dạng phức tạp thành những bề mặt hợp
lý nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng và quy hoạch kiến trúc
3.2.2. Nhiệm vụ của quy hoạch chiều cao
Tạo bề mặt tương lai cho các bộ phận chức năng như đường giao
thông, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu cây xanh nhằm đảm bảo các yêu cầu
a. Yêu cầu kỹ thuật: Độ dốc và hướng dốc nền hợp lý; An toàn, thuận
tiện giao thông; Thuận lợi cho xây dựng công trình ngầm và duy trì phát triển
cây xanh
b. Yêu cầu kiến trúc: Góp phần tổ chức không gian; Tăng giá trị thẩm

mỹ trong kiến trúc
c. Yêu cầu sinh thái: Không làm xấu đi các điều kiện tự nhiên; Cố gắng
giữ cân bằng sinh thái có lợi cho điều kiện xây dựng.
17
3.2.3. Các nguyên tắc thiết kế quy hoạch chiều cao
a. Triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên
b. Đảm bảo cân bằng đào đắp với khối lượng công tác đất và cự ly
vận chuyển nhỏ nhất
c. Giải quyết trên toàn bộ đất đai thành phố hoặc địa điểm xây dựng
d. Tiến hành theo từng giai đoạn.
18
3.3. CáC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHIỀU CAO
3.3.1. Phương pháp mặt cắt
Vẽ mạng lưới mặt cắt ô vuông; Xác định cao độ mặt đất; Xác định
cao độ thiết kế; Xác định cao độ thi công và tính khối lượng
Phương pháp mặt cắt đơn giản nhưng việc so sánh để chọn giải
pháp hợp lý (về khối lượng đất) khó khăn. Thường áp dụng khi địa hình đơn
giản, khu vực xây dựng chạy thành dải hẹp
19
3.3.2. Phương pháp đường đồng mức thiết kế
Trên mặt bằng có những đường đồng mức tự nhiên (hoặc cốt điểm)
tiến hành vạch ra những đường đồng mức thiết kế dựa trên độ dốc cho phép,
bảo đảm yêu cầu bố trí kiến trúc và thoát nước mưa.
Các đường đống mức thể hiện được mặt phẳng thiết kế, giúp biết rõ:
- Hướng dốc của đường và nền xây dựng
- Độ dốc dọc và độ dốc ngang của đường phố, quảng trường, nền
xây dựng nhờ khoảng cách giữa hai đường liền kề
- Độ dốc, cao độ của ngả giao nhau
- Cao độ thiết kế ở các góc nhà, nền tầng 1, nền đường dẫn vào nhà
- Sự chêng lệch giữa đường và nền xây dựng, giữa các công trình

Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, thường được áp dụng rộng
rãi.
3.3.3. Phương pháp phối hợp
Kết hợp ưu điểm của từng phương pháp.
20
3.4. NỘI DUNG THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHIỀU CAO TRONG QUY HOẠCH
VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
3.4.1. Giai đoạn Quy hoạch chung xây dựng đô thị
Quy hoạch chung chiều cao nền xây dựng toàn thành phố
- Đánh giá mức độ hợp lý của quy hoạch không gian
- Tính toán xác định cao độ xây dựng
- Nghiên cứu dự kiến thoát nước mặt, xác định mạng lưới cao độ
khống chế.
- Đề xuất giải pháp cụ thể đối với khu vực có địa hình phức tạp
- Uớc tính khối lượng đất, dự kiến điều phối đất và ước tính kinh phí.
21
Quy hoạch chung chiều cao
nền xây dựng toàn thành
phố
- Đánh giá mức độ hợp lý
của quy hoạch không gian
- Tính toán xác định cao độ
xây dựng
- Nghiên cứu dự kiến thoát
nước mặt, xác định mạng
lưới cao độ khống chế.
- Đề xuất giải pháp cụ thể
đối với khu vực có địa hình
phức tạp
- Uớc tính khối lượng đất,

dự kiến điều phối đất và ước
tính kinh phí.
22
3.4.2. Giai đoạn Quy hoạch
chi tiết
a. Quy hoạch chi tiết 1/2000
Thiết kế sơ bộ cao độ nền
hoàn thiện
- Cụ thể hoá phương hướng
quy hoạch chung của thành
phố
- Xác định cao độ khống
chế, độ dốc dọc và chiều
dài đường phố
- Xác định mặt phẳng thiết
kế trong nền xây dựng
- Vẽ một số mặt cắt điển
hình
- Tính toán khối lượng đất
- Khái toán giá thành
b. Quy hoạch chi tiết 1/200-
1/500
Thiết kế kỹ thuật cao độ nền
hoàn thiện
- Xác định chính xác cao độ
đường phố, ngã giao nhau,
quảng trường, các mặt
phẳng thiết kế của tiểu khu,
độ cao các sân bãi, xác định
cao độ các góc nhà, nền nhà

tầng 1, cao độ lối ra vào
- Giải quyết mối quan hệ
giữa đường và nền xây
dựng
- Tính khối lượng đất, điều
phối
23
3.5. CAO ĐỘ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
3.5.1. Điều kiện xác định
- Tình hình ngập lụt, ngập úng của đô thị và biện pháp bảo vệ cho đô
thị (tôn nền; đê bao + trạm bơm; đê bao + cống điều tiết)
- Chế độ thuỷ triều
- Hệ thống tiêu thoát thuỷ nông của vùng ngoại vi đô thị
3.5.2. Xác định cao độ xây dựng
- Tính toán thuỷ văn xác định mối quan hệ giữa lưu lượng lũ và khả
năng xuất hiện
- Xác định tần suất thiết kế căn cứ theo tính chất đô thị và khu chức
năng
- Xác định lưu lượng và mực nước tính toán
- Xác định cao độ khống chế HminXD = Htt + 0,5 (m)
3.6. THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHIỀU CAO CHO CÁC BỘ PHẬN CHỨC
NĂNG CỦA ĐÔ THỊ
3.6.1. Quy hoạch chiều cao đường phố
- Đường phố là một phần đất đai của thành phố bao gồm nhiều bộ
phận (lòng đường, hố phố, dải cây xanh) phục vụ cho giao thông và bố trí
công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Nhiệm vụ: xác định cao độ thiết kế, độ dốc dọc, độ dốc ngang một
cách hợp lý các bộ phận của đường nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật
giao thông, thoát nước mặt, cảnh quan kiến trúc và cân bằng khối lượng.
24

a. Thiết kế mặt cắt dọc đường phố
Các yêu cầu
- Yêu cầu xe chạy: Bảo đảm an toàn, êm thuận đạt tốc độ thiết kế
- Yêu cầu nền đường ổn định
- Yêu cầu thoát nước: đảm bảo thoát nước mặt tự chảy nhanh chóng
- Yêu cầu bố trí các công trình ngầm: bảo đảm được đặt ở độ sâu cần thiết
- Yêu cầu kinh tế: bảo đảm cân bằng khối lượng san lấp
- Yêu cầu kiến trúc
Xác định độ dốc dọc đường
Xác định trong khoảng: imin ≤ i ≤ imax
imin = 0,004 đảm bảo thoát nước tự chảy
imax xác định theo cấp đường phố và địa hình
Trường hợp đặc biệt i < 0,004
Thiết kế rãnh răng cưa với ir = 0,004, khoảng cách giữa hai giếng
thu được xác định:
- Khi i = 0 L = 2(h2 – h1)/ir
- Khi i > 0 L = x + y = (h2 – h1)/(ir + id) + (h2 – h1)/(ir - id)
25
Thiết kế mặt cắt dọc ở nơi có cầu cống
- Xác định cao độ thiết kế của đường tại chỗ có cầu
H = H1 + δ + z
H1 : cao độ mặt nước dưới cầu
δ: chiều dày kết cấu
z: tĩnh không quy định
- Xác định cao độ thiết kế của đường tại chỗ có cống qua đường
H = H1 + 0,5
H1 : cao độ đỉnh cống
hoặc mực nước dềnh trước cống

×