Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(Luận văn) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 127 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

lu
an
va
n

THEN TÀY Ở LAM VỸ, ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN

p

ie

gh

tn

to

- TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN

do
nl


w

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

d

oa

Mã số: 60.22.01.21

an

lu
ll

u
nf

va

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

oi

m
z
at
nh

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hằng Phương


z
m
co

l.
ai

gm

@
an
Lu

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016

n

va
ac
th

1

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên -Tiếp
cận từ góc độ văn học dân gian” là do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
trong đề tài là trung thực. Nếu sai sự thật tôi xin chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả

lu
an
va
n

Nguyễn Thị Thùy Linh

p

ie

gh

tn

to
d

oa

nl


w

do
ll

u
nf

va

an

lu
oi

m
z
at
nh
z
m
co

l.
ai

gm

@
an

Lu
n

va

i

ac
th
si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Hằng Phương
người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong q trình nghiên cứu và hồn thành
luận văn
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học,
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học KHXH và NV, Viện văn học đã giúp
em hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi

lu

trong thời gian học tập và nghiên cứu.


an
n

va

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã đọc và chỉ ra những thành
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016

gh

tn

to

công cũng như hạn chế của luận văn.

p

ie

Tác giả

d

oa

nl

w


do
ll

u
nf

va

an

lu

Nguyễn Thị Thùy Linh

oi

m
z
at
nh
z
m
co

l.
ai

gm

@

an
Lu
n

va

ii

ac
th
si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục......................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4

lu
an


5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4

n

va

6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4

tn

to

7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 5
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀY, THEN TÀY Ở LAM VỸ,

gh

p

ie

ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ......................... 6

do

1.1. Khái quát về dân tộc Tày .................................................................................... 6

nl


w

1.1.1. Vài nét về người Tày ở Việt Nam .................................................................... 6

d

oa

1.1.2. Người Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên .............................................. 7

an

lu

1.2. Một số vấn đề lí luận về Then Tày.................................................................... 15

va

1.2.1. Khái niệm Then .............................................................................................. 15

u
nf

1.2.2. Nguồn gốc Then ............................................................................................. 16

ll

1.2.3.Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của Then ............................................. 19

oi


m

1.3. Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên ................................................. 21

z
at
nh

1.3.1. Vài nét sơ lược về lịch sử phát triển .............................................................. 21

z

1.3.2. Diện mạo và thực trạng .................................................................................. 22

gm

@

Chương 2 CÁC DẠNG THỨC THEN TÀY Ở LAM VỸ, ĐỊNH HÓA, THÁI

l.
ai

NGUYÊN .................................................................................................................... 26

m
co

2.1. Then trong nghi lễ vòng đời người ................................................................... 26

2.1.1. Then bắc cầu xin hoa ..................................................................................... 26

an
Lu

2.1.2. Then mừng thọ ............................................................................................... 33

n

va

iii

ac
th
si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



2.1.3. Then tang ma .................................................................................................. 36
2.2. Các dạng then khác ........................................................................................... 41
2.2.1. Then kỳ yên .................................................................................................... 41
2.2.2. Then cấp sắc ................................................................................................... 50
Chương 3 NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT THEN TÀY Ở LAM VỸ, ĐỊNH
HÓA, THÁI NGUYÊN .............................................................................................. 58
3.1. Một số nội dung cơ bản ..................................................................................... 58
3.1.1. Phản ánh hiện thực cuộc sống đa dạng, sinh động......................................... 58

3.1.2. Thể hiện ước mơ về cuộc sống no đủ, bình đẳng, hạnh phúc ........................ 63
3.1.3. Miêu tả, ca ngợi tình yêu thiên nhiên ............................................................ 74

lu

3.2. Một số đặc điểm nghệ thuật .............................................................................. 80

an
va

3.2.1. Thể thơ ........................................................................................................... 80

n

3.2.2. Các biện pháp tu từ ........................................................................................ 85

gh

tn

to

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 96

ie

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 100

p


PHỤ LỤC...................................................................................................................... 1

d

oa

nl

w

do
ll

u
nf

va

an

lu
oi

m
z
at
nh
z
m
co


l.
ai

gm

@
an
Lu
n

va

iv

ac
th
si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia giàu bản sắc văn hóa với 54 dân tộc anh em chung
sống. Mỗi dân tộc ở một vùng miền lại mang trong mình một bản sắc văn hóa độc
đáo riêng. Chính sự đa dạng về văn hóa này đã tạo nên sự phong phú về bản sắc dân
tộc, một bức tranh mn màu trong nền văn hóa Việt.

Nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc, nhắc đến Thái Nguyên là chúng ta nghĩ
ngay đến những đồi chè xanh ngát với những câu hát trữ tình mượt mà như Sli, Lượn
hay Phong slư… đã làm say đắm lòng người bao thế hệ. Trong các làn điệu dân ca trữ
tình đó khơng thể khơng nhắc tới hát Then, một loại hình sinh hoạt văn hóa tín

lu
an

ngưỡng độc đáo của dân tộc Tày.

n

va

Từ lâu nhắc tới hát Then người ta thường nhắc đến những địa danh như Bắc
đời đang và vẫn được sử dụng, lưu truyền thì lại ít được nhắc đến.
Định Hóa - Thái Nguyên là thủ đô kháng chiến, ATK - an toàn khu cách

p

ie

gh

tn

to

Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… mà Thái Nguyên, một nơi văn hóa Then đã tồn tại từ lâu


do

mạng năm xưa, là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Đến

nl

w

với Định Hóa là đến với xứ sở của những làn điệu Then và cây đàn tính âm vang.

d

oa

Đó là nét đẹp đi sâu vào tâm hồn, huyết mạch của người dân nơi đây. Then trở

an

lu

thành một món ăn tinh thần q báu khơng thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa và

va

tín ngưỡng của người Tày nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.

u
nf

Thực tế cho thấy, Then của người Tày ở Định Hóa đã có các nhà nghiên cứu


ll

dân gian và các nghệ nhân sưu tầm… nhưng biên soạn thành các cơng trình nghiên

m

oi

cứu thì hiện nay chưa có một cơng trình nào đề cập một cách chuyên biệt, hệ thống.

z
at
nh

Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên là một nơi lưu giữ khá nhiều nét sinh hoạt
văn hóa truyền thống của dân tộc Tày trong đó có hát Then. Là người con của mảnh

z

gm

@

đất Thái Nguyên, chúng tôi mong muốn Then Tày được đông đảo mọi người biết đến
để văn hóa Then sẽ mãi tồn tại như một di sản văn hóa của Việt Nam nói riêng và của

l.
ai


m
co

thế giới nói chung. Với những lý do đó, chúng tơi lựa chọn “Then Tày ở Lam Vỹ,
Định Hóa, Thái Nguyên - Tiếp cận từ góc độ văn học dân gian”. Làm đề tài nghiên

an
Lu

cứu của luận văn

n

va
ac
th

1

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học dân gian trước kia được sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng miệng.
Trước năm 1945, do hoàn cảnh lịch sử, đất nước ta phải dồn sức cho chiến đấu và bảo
vệ Tổ quốc giành lại độc lập cho dân tộc nên chưa có một cơng trình nghiên cứu trực

tiếp về Then.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đặc biệt là từ Hội nghị bàn
về cơng tác sưu tầm văn hóa dân gian ở miền Bắc (2/1964), văn hóa dân gian của
các dân tộc thiểu số miền Bắc nói chung và ở vùng Việt Bắc nói riêng được các
nhà sưu tầm, nghiên cứu đã quan tâm các cuộc đi điền dã, điều tra ở khu vực Việt
Bắc và kết quả thu được là những cuốn sách Then viết bằng chữ Nôm, Tày, Nùng

lu

lưu truyền ở một số địa phương.

an
n

va

Sang những năm 1970 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu Then thực sự được Đảng,
Cuốn đầu tiên phải kể đến đó là cuốn Lời hát Then của Dương Kim Bội do sở

gh

tn

to

Nhà nước quan tâm đầu tư cho việc sưu tầm nghiên cứu và viết sách.

ie

Văn hóa thơng tin Việt Bắc xuất bản 1975. Cuốn sách đã giới thiệu nguồn gốc hát


p

Then, mối quan hệ giữa Then, Mo, Tào, cách diễn xướng. Song vì mục đích chính là

do

nl

w

sưu tầm nên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về lời của Then, chưa đi sâu

d

oa

vào tìm hiểu nội dung, nghệ thuật.

an

lu

Cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành

va

năm 1978. Tập hợp trên cơ sở những bản báo cáo, tham luận của một số nhà nghiên

u

nf

cứu trong Viện văn học sau kết quả của hội nghị Sơ kết công tác sưu tầm nghiên cứu

ll

Then Việt Bắc năm 1975. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện

m

oi

về các mặt của Then như nguồn gốc loại hình, nghệ thuật diễn xướng, yếu tố tâm linh

z
at
nh

trong Then…

Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng xuất bản năm 1979. Của tác giả Vi Hồng

z

gm

@

là cơng trình nghiên cứu đáng chú ý về dân ca. Trong cơng trình này, tác giả đã so
sánh Then với các hình thức tín ngưỡng dân gian khác và xem xét mối quan hệ giữa


l.
ai

m
co

Then với Sli, Lượn, từ đó gián tiếp giới thiệu về Then. Tuy chủ yếu nghiên cứu về
hình thức dân ca trữ tình song tác phẩm cũng có nhiều đóng góp cho cơng trình

an
Lu

nghiên cứu về Then.

n

va
ac
th

2

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Bộ Then Tứ Bách của Lục Văn Pảo năm 1996 là cuốn sách thuần túy sưu tầm
những cũng giới thiệu sơ qua về Then, trong đó có quan niệm của người Tày về các
lồi thú, các lồi chim, ngũ cốc và hoa.
Cơng trình “Tìm hiểu yếu tố tín ngưỡng trong lễ hội của người Tày Nùng
1998” và cơng trình “Then cấp sắc của người Tày” (qua khảo sát ở huyện Quảng
Hòa – Cao Bằng) xuất bản năm 2000 của tác giả Nguyễn Thị Yên đã đề cập đến vấn
đề tâm linh, tín ngưỡng trong Then qua khảo sát thực tế. Song, trong cuốn sách này
mới chỉ về khảo sát lễ cấp sắc ở một địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng.
Cuốn “Nét chung và nét riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày
Nùng” của tác giả Nơng Thị Nhình xuất bản năm 2004 là một cơng trình khảo

lu

cứu cơng phu về âm nhạc Then, tuy nhiên tác giả chưa quan tâm đến tác động

an
va

của nhạc Then.

n

Cuốn “Then Tày” của tác giả Nguyễn Thị n nhà xuất bản văn hóa thơng tin

gh

tn

to


ấn hành là cơng trình xem xét khá tồn diện về Then Tày như tổng quan về Then, các
vấn đề nghiên cứu Then nhưng tác giả đi tìm hiểu chuyên sâu về Then cấp sắc

ie

p

Bên cạnh đó, có rất nhiều đề tài, luận văn, nghiên cứu khoa học về vấn đề này như:

do

nl

w

Đồn Thị Tuyến với khóa luận tốt nghiệp “Đạo Then trong đời sống tâm

oa

linh của người Tày, Nùng Lạng Sơn” năm 1999, đã quan niệm Then là một thứ

d

đạo và vai trò của Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở Lạng Sơn. Tuy

lu

u
nf


cứu còn nhỏ lẻ.

va

an

nhiên, tác giả mới chủ yếu nghiên cứu Then dưới góc độ xã hội học, phạm vi nghiên

ll

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huệ ở Đại học quốc gia Hà Nội (nghiên

m

oi

cứu Then Tày ở Văn Quan – Lạng Sơn qua trường hợp nghệ nhân Then Hồng Thị

z
at
nh

Bình) luận bàn về những yêu cầu cơ bản của một người làm nghề Then.
Luận văn thạc sĩ của Hà Anh Tuấn ở Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

z

gm

@


nghiên cứu “Văn hóa tâm linh của người Tày qua lời hát Then” luận văn cho ta
thấy đời sống tâm linh của người Tày trong Then có một vị trí vơ cùng quan trong

l.
ai
m
co

trong đời sống của người Tày.

Luận văn của Nông Thị Ngọc ở trường Đại học sư phạm Thái Nguyên với với

an
Lu

đề tài “Then Kỳ Yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang – Tiếp cận từ góc độ

n

va
ac
th

3

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




văn học dân gian” đã giới thiệu về một vùng Then ở Hà Giang với những nét đặc sắc
của Then Tày ở một địa phương miền núi tiêu biểu.
Như vậy, ở từng thời điểm khác nhau, từng giai đoạn khác nhau đã có những
cơng trình nghiên cứu về Then khá cơng phu và khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu về
một dòng Then cụ thể từng vùng miền thuộc tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay chưa
có cơng trình nào chun sâu. Đây cũng chính là lý do, là tiền đề để chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên Tiếp cận từ góc độ văn học dân gian”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu chính bao trùm luận văn là tìm hiểu đặc điểm, nội dung nghệ thuật
của Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Ngun trên bình diện là tiếp cận từ góc độ

lu
an

văn học dân gian. Qua đó phân tích, nhận diện được những nét độc đáo mang đậm
- Bước đầu tìm hiểu, lý giải, cội nguồn sức sống của Then trên cơ sở tổng quan

n

va

bản sắc văn hóa Tày ở một địa phương cụ thể

- Gợi ra hướng bảo tồn, phát huy những nét đẹp vốn có của Then Tày nói chung,

ie


gh

tn

to

văn hóa của dân tộc Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên.

p

trong đó có Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên.

do

w

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

oa

nl

- Khảo sát, thống kê, phân tích giá trị nội dung nghệ thuật Then với tư cách là

d

tác phẩm nghệ thuật ngơn từ.

lu


an

- Trong điều kiện có thể chúng tơi sưu tầm và tìm hiểu về Then và một số loại

u
nf

va

hình văn hóa tín ngưỡng có liên quan đến đề tài từ các góc độ nhìn nhận, đánh giá
- Bước đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của

ll

z
at
nh

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

oi

m

Then trong đời sống đương đại trước sự vận động của thời gian, lịch sử, văn hóa, xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là những bài hát Then trong quá

z

trình đi điền dã sưu tầm và dịch, chưa được xuất bản.


gm

@

Phạm vi nghiên cứu: Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên

l.
ai

6. Phương pháp nghiên cứu

m
co

Phương pháp điền dã văn học: Ngoài những tư liệu về Then ở Lam Vỹ, Định
Hóa, Thái Nguyên đã được các nghệ nhân sưu tầm, chúng tơi cịn sử dụng phương

an
Lu

pháp điền dã văn học để gặp gỡ với các nghệ nhân, những người yêu quý Then Tày ở

n

va
ac
th

4


si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Định Hóa, Thái Nguyên, sưu tầm thêm những bài Then còn lưu truyền trong dân gian
và mở rộng phạm vi tư liệu nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát thống kê: Dựa trên hệ thống tư liệu đã được sưu tầm,
biên soạn, luận văn thống kê những bài Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Ngun
để tiện lợi cho việc phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của nó.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp này để phân
tích cụ thể các bài Then. Trên cơ sở đó, luận văn tổng hợp vấn đề, rút ra những đánh
giá, nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa,
Thái Nguyên.
Phương pháp đối chiếu so sánh: Để phân tích, đánh giá sát thực, thỏa đáng

lu

về giá trị nội dung và nghệ thuật của Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái

an
va

Nguyên, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử để soi sáng bằng bối cảnh xã hội,

n


văn hóa của địa phương lưu truyền.

to

- Là cơng trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về những giá trị cơ

ie

gh

tn

7. Những đóng góp của luận văn

p

bản nội dung và nghệ thuật của Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên. Kết

do

oa

dân tộc Tày

nl

w

quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hố của


d

- Trong quá trình điền dã, khảo sát, nghiên cứu tác giả đề tài đã thu thập được

lu

va

an

một số lượng nhất định về những lời hát Then sử dụng trong Then bắc cầu xin hoa,

ll

Thái Nguyên.

u
nf

Then mừng thọ,Then tang ma ,Then kỳ yên , Then cấp sắc ở Lam Vỹ , Định Hố ,

oi

m

8. Cấu trúc luận văn

z
at
nh


Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về dân tộc Tày, Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái

z
gm

@

Nguyên và một số vấn đề lý luận

Chương 2: Các dạng thức Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên

l.
ai

Chương 3: Nội dung, nghệ thuật Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên

m
co
an
Lu
n

va
ac
th

5


si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀY, THEN TÀY Ở LAM VỸ, ĐỊNH HÓA,
THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về dân tộc Tày
1.1.1. Vài nét về người Tày ở Việt Nam
1.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Dân tộc Tày có số dân đơng nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Địa
bàn cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía đơng bắc Việt Nam .Tiếng Tày thuộc

lu

nhóm ngơn ngữ Tày Thái .Cùng với các cư dân Tày Thái khác ,dân tộc Tày là một

an

trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ, lập nên nhà nước Văn Lang của các

va
n

Vua Hùng. Và cũng là một trong những cư dân lâu đời nhất ở nước ta .Trong cuốn

tn


to

Văn hóa truyền thống Tày Nùng, các tác giả viết: “ Về phương diện cội nguồn lịch

ie

gh

sử, người Tày, người Nùng vốn thuộc chung một nhóm Âu Việt, trong khối Bách

p

Việt mà địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam, Trung Quốc [37,

do

nl

w

tr.22]. Người Tày là cư dân thuộc khối Bách Việt đó, như vậy ngay từ buổi đầu dựng

d

oa

nước dân tộc Tày đã là một thành viên trong đại gia đình các dân tộc anh em.

an


lu

1.1.1.2. Dân số và địa bàn cư trú

u
nf

va

Việt Nam là một quốc gia giàu bản sắc văn hóa, với 54 dân tộc anh em sinh
sống. Trong đó người Tày là một dân tộc thiểu số, có số dân 1.626.392 người, đông

ll
oi

m

thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh. Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và

z
at
nh

miền núi phía Bắc. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, tập trung nhiều nhất ở khu

z

vực Việt Bắc (từ miền Nghĩa Lộ qua Yên Bái đến Quảng Ninh). Người Tày làm


@

l.
ai

gm

ruộng, tụ cư trong các thung lũng, cánh đồng ở các thượng lưu sông Kỳ Cùng, Bằng
Giang, sông Cầu, sông Lô… Đất phù sa phân bố dọc các thung lũng sông, các bồn địa

m
co

giữa các núi… tạo điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp nhiều ngành, nhiều

an
Lu

nghề. Đồng bào Tày vốn cần cù trong lao động, sản xuất. Họ có truyền thống làm

n

va
ac
th

6

si



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thủy lợi như đào
mương, bắc máng lấy nước tưới ruộng.
Với các đặc điểm địa lý tự nhiên thuận lợi, dân tộc Tày tại các vùng cư trú ở
Việt Nam có điều kiện để phát triển kinh tế to lớn và toàn diện với nền kinh tế nhiều
thành phần như nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp.
Trong xu thế phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, gìn giữ bản sắc văn hóa của
dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ lại được trang phục cổ truyền,
sinh hoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ hội… không phải là điều dễ dàng. Việc
bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt độc đáo của người dân tộc địi hỏi một chính
sách nhất qn để họ hiểu nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ

lu
an

và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

va

1.1.2. Người Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Ngun

n
Lam Vỹ là một xã phía Đơng của huyện Định Hóa, cách thành phố Thái

ie


gh

tn

to

1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

p

Nguyên 60km về phía Bắc. Lam Vỹ là một xã miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa

do

w

của huyện Định Hóa với vùng núi cao, điều kiện giao thơng cịn khó khăn. Đất

oa

nl

đai thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Thiên nhiên bốn mùa ưu đãi

d

tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội cũng như tạo nên những nét

lu


va

an

đặc trưng riêng về văn hóa vật chất lẫn tinh thần của đồng bào nơi đây.

ll

* Dân số

u
nf

1.1.2.2. Đời sống kinh tế, xã hội

m

oi

Thái Nguyên là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời. Năm 1999

z
at
nh

dân tộc Tày có 106.238 người đứng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm

z


10,15%) hiện có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đơng

gm

@

nhất là ở huyện Định Hóa 41,1%. Riêng ở Định Hóa, số xã có 90% người Tày cư trú

l.
ai

trở lên đó là: Linh Thơng, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên, Tân Hà, Lam Vỹ,

m
co

huyện Định Hóa.

Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên được biết

an
Lu

đếm với di tích quốc gia đặc biệt An tồn khu Định Hóa. Diện tích tự nhiên: 52057,4

n

va
ac
th


7

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ha (tính đến năm 2005), dân số tồn huyện có 89 510 người, mật độ dân số 171,24
người /km2.
Sinh sống trên địa bàn Định Hóa hiện nay có tám dân tộc trong đó dân tộc Tày
chiếm 49,23%, dân tộc Nùng chiếm 3,26%, dân tộc Kinh 34,82%, dân tộc Hoa
1,4%...Dân tộc Tày có mặt sớm nhất ở vùng đất này, các dân tộc khác di chuyển đến
muộn hơn.
Dù có nhiều thành phần dân tộc với những phong tục tập quán, trình độ sản
xuất khác nhau nhưng nhân dân các dân tộc Định Hóa ln đồn kết, vượt qua mọi
khó khăn, gian khổ, hi sinh cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương.
Trong xã Lam Vỹ có 20 xóm ,với 4.231 nhân khẩu với 1080 hộ. Dân tộc Tày

lu
an

chiếm 85 % dân số. Dân tộc Tày nơi đây đã gìn giữ được rất nhiều những bản sắc văn

va
n

hóa độc đáo trong đó có hoạt động Then mà đề tài luận văn quan tâm nên việc tìm

* Kinh tế

ie

gh

tn

to

hiểu người Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên là một việc làm cần thiết.

p

Cũng như người Tày ở vùng Việt Bắc nói chung, người Tày ở Thái Nguyên

do

lấy nông nghiệp trồng trọt với phương thức canh tác ruộng nước kết hợp với gieo

w

oa

nl

trồng trên đất dốc và vườn đồi làm nguồn sống chính. Các hoạt động mưu sinh khác

d


như chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi bn bán, săn bắt hái lượm chỉ là những

lu

va

an

hoạt động phụ mang tính hỗ trợ hoạt động trồng trọt.

u
nf

Trong nông nghiệp trồng trọt, canh tác ruộng nước là hình thức chủ đạo trong

ll

đó lúa là cây lương thực chính. Ngồi ra, các lại hoa màu như ngơ, khoai, sắn…là cây

oi

m

lương thực phụ.

z
at
nh

Về chăn nuôi, cũng như các hoạt động khác, chỉ được xem như những nghề

phụ. Nhưng trong những năm trở lại đây chăn ni mới có cơ hội phát triển và chiếm

z

khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao

l.
ai

gm

@

tỷ trọng đáng kể trong thu nhập của họ. Nhiều mơ hình chăn ni mới được áp dụng

m
co

So với một số dân tộc khác trong tỉnh, thủ cơng gia đình của người Tày phát
triển hơn . Tuy họ khơng có nghề thủ cơng nào nổi tiếng nhưng sản phẩm thủ công

an
Lu
n

va
ac
th

8


si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



của họ đẹp và có mặt trong hầu hết các hoạt động mưu sinh và sinh hoạt gia đình
của họ.
Trong đời sống kinh tế của người Tày ở Thái Nguyên xưa kia săn bắt, hái
lượm chiếm đoạt các sản vật sẵn có trong tự nhiên để sinh sống là hoạt động không
thể thiếu. Các loại mng thú, rau, củ, quả...sẵn có trong rừng là nguồn cung cấp thực
phẩm cho các bữa ăn, dược liệu để chữa bệnh.
Việt Bắc là khu vực buôn bán khá phát triển. Các chợ phiên trong khu vực
này hình thành khá sớm và có vai trị nhất định trong đời sống kinh tế của các tộc
người. Các chợ trong vùng thường có phiên họp theo một quy ước thống nhất, ít
trùng lặp, được cư dân trong vùng chấp nhận. Chợ là nơi mua bán và cũng là nơi

lu
an

sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ngày nay, việc mua bán nhất là buôn bán nhỏ trong

n

va

các làng bản người Tày ở Thái Nguyên tương đối phát triển.


tn

to

Về quan hệ xã hội, đơn vị xã hội cơ sở của người Tày vẫn ln là bản. Đó là

gh

một đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ, lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự

p

ie

quản và những chế định riêng.

w

do

Người Tày ở Thái Nguyên thường tụ cư ở những vụng giáp ranh giữa rừng và

oa

nl

ruộng. Các bản của người Tày ở đây thường tựa lưng vào núi rừng, hướng xuống

d


thung lũng. Mỗi bản thường có địa vực cư trú riêng, bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng

an

lu

rú, sông suối…

u
nf

va

Quy mô của các bản Tày vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 20 đến trên dưới
60 hộ gia đình. Cá biệt có những bản có quy mơ hơn 100 nóc nhà. Trong bản đều có

ll
oi

m

nhiều dịng họ cùng chung sống và quan hệ láng giềng được coi là quan hệ chủ đạo.

z
at
nh

Trong mỗi bản thường có những chịm xóm nhỏ, phân bố tương đối biệt lập,
nhưng đều hướng ra cánh đồng hoặc con đường cái chạy qua. Trong mỗi bản có


z

những họ là gốc Tày cổ, nhưng cũng có những họ là gốc Kinh bị Tày hóa. Mỗi xóm

@

l.
ai

gm

bản đều có một trưởng xóm bản.

Chế độ sở hữu của người Tày ở đây gồm hai hình thức: Sở hữu cơng cộng

m
co

của xóm bản và sở hữu tư nhân. Về sở hữu cơng cộng bao gồm tồn bộ đất đai,

an
Lu

rừng núi, sông suối và tài nguyên trong phạm vi thơn bản. Ngồi ra cịn có các

n

va
ac
th


9

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



cơng trình công cộng như đường sá, cầu cống, đền miếu….Sở hữu tư nhân gồm
tất cả các tư liệu sản xuất:đất đai, nương rẫy đã và đang sử dụng khai thác của
mỗi gia đình. Ngồi ra cịn có các tài sản khác như nhà cửa, các sản phẩm nông
nghiệp, thủ công nghiệp, các loại đồ gia dụng…do các gia đình tạo nên.
Quan hệ cộng đồng là đặc trưng nổi bật trong các xóm bản của người Tày.
Người dân Tày trong các xóm bản có những mối liên quan chặt chẽ trong tất cả các
khía cạnh của đời sống, từ lao động sản xuất, các quá trình vật chất đến đời sống tinh
thần và tơn giáo tín ngưỡng. Khơng chỉ duy trì quan hệ dịng họ, thân tộc, thích
tộc, người Tày cịn đặc biệt coi trọng tình làng nghĩa xóm. Bất kể các công việc
quan trong của mỗi đời người (làm nhà mới, cưới xin, tang ma…) đều được coi

lu

là công việc chung của cả cộng đồng. Các dịp sinh hoạt cộng đồng đều được coi

an
n

va


là một cơ hội thắt chặt tình đồn kết gắn bó xóm giềng, thơn bản. Thơng qua đó,

tn

to

ý thức về một tộc người càng được củng cố và nâng cao.
* Văn hóa, xã hội

p

ie

gh

Nhà sàn là loại hình nhà có từ lâu đời của đồng bào Tày. Người Tày khơng

w

do

tính quy mơ ngơi nhà bằng chiều rộng mà tính bằng số cột chính, chẳng hạn loại
gần hình vng.

d

oa

nl


nhà 8 cột, 12 cột, 10 cột, 16 cột…Mặt bằng nhà có dáng hình chữ nhật hay dáng

an

lu

Nhà sàn cổ thường có cấu trúc dạng vì kèo ba cột như trước đây thì mỗi vì

u
nf

va

kèo được bố trí ba cột, hai chéo xà ngang và một bộ vì kèo. Với loại nhà này
xung quanh thường được bưng bằng ván hoặc bằng phên hay liếp tre, cịn mái thì

ll

oi

m

lợp bằng lá cọ. Loại nhà sàn này hiện nay khơng cịn phổ biến mà hiện nay loại

z
at
nh

nhà sàn 6 cột được kê bằng đá tảng, cịn các cột khác thì được bố trí theo dạng
dấu cột. Phần lớn cột nhà sàn được chôn thẳng xuống đất, ngày nay nhiều nhà đã


z

dùng đá để kê chân cột nhưng vẫn để một cột không kê mà chơn thẳng xuống

@

m
co

l.
ai

trong nhà ln được thuận hồ, mạnh khỏe.

gm

đất, đồng bào quan niệm sự hòa hợp nối tiếp giữa âm và dương để cho mọi người

Y phục của người Tày xa xưa được may từ vải sợi bông hoặc tơ tằm do

an
Lu

đồng bào tự dệt. Đồng bào Tày thường nhuộm vải màu chàm để may quần áo.

n

va
ac

th

10

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Quần áo nam nữ, trẻ em và người già đều mặc màu chàm và hầu như khơng thêu
hoa văn trang trí.
Y phục của nam giới có áo dài năm thân bng vạt trùm qua cạp quần, đến đầu
gối, thân trước bên trong ngắn hơn bên ngồi, có 5 cúc cài sang nách phía phải, có túi
ở hai vạt trước. Quần ống rộng, cạp rộng nhưng khơng có dải rút, ống chùng đến mắt
cá chân, đúng kiểu chân què, giống quần của nam giới người Kinh.
Y phục nữ áo dài năm thân giống nam giới nhưng chùng đến mắt cá chân,
được thắt eo, tay áo nhỏ hơn, cổ trịn ơm khít . Khi mặc áo dài chị em thường đeo
vòng cổ, vòng tay, vấn tóc, thắt lưng, phụ nữ mặc áo dài như được tôn cao hơn. Họ
thường mặc áo dài trong các dịp lễ, tết hội, đình đám…. Quần phụ nữ ống nhỏ hơn

lu
an

quần nam giới, phụ nữ Tày đi giày vải, thân giày làm bằng vải, đế làm bằng mo cau

n

va


hoặc mo tre khâu lại nhiều lớp làm đế.

tn

to

Với bản sắc là cư dân nơng nghiệp, người Tày có tập qn ăn cơm. Lương thực

gh

gồm gạo nếp, gạo tẻ, ngô, khoai, sắn…Trước hết từ gạo, đồng bào chế biến thành cơm,

p

ie

cháo, bánh…Trước đây, người Tày ăn xơi nếp là chính. Các loại bánh làm từ gạo nếp

w

do

là những lễ vật đòi hỏi phải có trong một số nghi lễ như cúng tổ tiên, cưới xin. Ngày

oa

nl

nay người Tày ăn cơm tẻ là chính , cơm tẻ đơi khi được nấu độn với ngô ,khoai ,sắn.


d

Về nguồn thực phẩm: chủ yếu là các sản phẩm chăn nuôi như gà, lợn, vịt… các loại rau

an

lu

trồng quanh nhà hoặc trên nương như: rau cải, rau bò khai ,rau rớn …

u
nf

va

Phụ nữ Tày biết làm nhiều loại bánh chế biến từ gạo, sắn, khoai. Các loại bánh
thường được làm vào dịp tết như bánh chưng Tày, bánh dầy, bánh lẳng, banh gio,

ll
oi

m

bánh ngải…

z
at
nh


Bánh chưng Tày gói bằng lá dong, trịn hoặc dài luộc kĩ, khi ăn bóc vỏ lá rồi
thắt từng lát, có thể rán. Bánh trứng kiến làm câu kì hơn, khoảng tháng 3 âm lịch tìm

z

bắt các tổ kiến để lấy trứng làm bánh, bánh được gói bằng lá vả non, ăn bùi và ngậy.

@

gm

Đồng bào Tày ở Định Hóa cịn biết lấy các cây thảo mộc để làm hương liệu và
thành xôi ngũ sắc (xanh, đỏ, tím, vàng, đen)

m
co

l.
ai

màu sắc chế biến các món ăn như cây cơm nếp, dùng lá cây sau sau năm màu để tạo

an
Lu
n

va
ac
th


11

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Đồ uống của người Tày ở Định Hóa có thể chia làm hai loại: nước uống thơng
thường và nước uống có chứa các chất kích thích. Nước uống thơng thường có nước
chè và nước đun sôi với lá cây rừng. Nước uống có chứa các chất kích thích gồm
rượu ngâm với các cây thuốc nam.
Quan hệ giữa những người dân ở đây mang tính cộng đồng cư dân miền
núi, họ cùng nhau hợp sức làm những công việc lớn như đắp đập, làm mương,
làm đường sá, săn bắn bẫy thú, bảo vệ mùa màng. Khi gia đình có việc lớn họ
giúp đỡ lẫn nhau (như làm nhà, khi có việc tang, đến giúp công việc mang theo
cả rượu gạo…Khi tổ chức lễ hội cả bản cùng chung vui) Những phong tục tập
quán trên mang ý thức cộng đồng sâu sắc, tính đồn kết, truyền thống cộng đồng

lu
an

đã làm cho họ có sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, tồn tại và phát triển.

n

va

Người Tày sống tình cảm, chân thành và trọng nghĩa, thành ngữ người Tày có


tn

to

câu “Lạc may tẩn, lạc cần rì” có nghĩa là “Rễ cây ngắn, rễ người dài”. Người Tày rất

gh

quý khách, hiếu khách, khách đến nhà bao giờ cũng được đón tiếp lịch thiệp, chu đáo,

p

ie

như khách quý đến nhà, được mời uống rượu, mời ăn cơm. Cơm khách thường được

w

do

lo rất chu đáo có rượu thịt, nếu khách ở lại có chỗ nghỉ ngơi chu đáo.

oa

nl

Người Tày có quan hệ quảng giao. Họ có tục kết bạn (kết tồng) đây là nét đẹp

d


trong văn hoá của người Tày . Hai người không phân anh em, họ hàng, mến nhau kết

lu

va

an

bạn làm tồng. Bạn tồng có thể cùng tuổi, hợp nhau về cảnh ngộ, chí hướng. Để kết

u
nf

tồng phải có một bữa tiệc đính ước và cơng bố với người thân của nhau. Ngày xưa,

ll

người ta thường dùng tiết gà pha vào rượu rồi cùng uống thề sẽ thề kể từ lúc nhận

m

oi

nhau làm bạn tồng các bạn tồng coi bố mẹ bạn như bố mẹ mình, khi chết phải để
nhau tiền của vật chất như anh em.

z
at
nh


tang, bạn tồng giúp đỡ nhau khi khó khăn, chung vui những điều mừng, san sẻ cho

z

gm

@

Tín ngưỡng của người Tày từ xa xưa thờ đa thần xuất phát từ quan niệm vạn
vật hữu linh, mn vật mn lồi đều do Pụt Lng – Ngọc Hồng tạo ra và đều có

l.
ai
m
co

linh hồn.

Người Tày thờ cúng tổ tiên, ơng bà cha mẹ trong nhà, người Tày cũng thờ

an
Lu

Táo quân. Họ gọi Táo quân là “phi vằn phầy”, quan niệm phi cằn phầy là vị thần bảo

n

va
ac

th

12

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



vệ người và gia súc, coi việc quản lý hộ khẩu trong gia đình. Vị thần này được thờ
cạnh bếp, ban thờ đơn giản có khi chỉ là một ống bương được dán giấy xanh đỏ để
thắp một nén hương. Các gia đình có việc thường cầu khấn cho thần bếp biết việc
sinh nở, bệnh tật, ốm đau, hay mọi chuyện buồn vui trong gia đình… Hàng năm,
ngày 23 tháng chạp cũng làm lễ tiễn ông Táo về trời. Sáng ngày mồng một đầu năm
thì lại đón ơng Táo về, họ cũng có tục cúng cá chép, sau đó thả chúng ra sông, suối
giống như người Kinh.
Bếp trong đời sống của người Tày gắn bó và thiêng liêng. Đồng bào thường
giữ lửa cháy suốt ngày đêm, mùa đông cho tới mùa hè. Bếp không chỉ là nơi phục vụ
sinh hoạt vật chất mà cịn là nơi gia đình bàn bạc, quyết định nhiều vấn đề quan trọng

lu
an

… Vì vậy bếp “Táo quân” trong ý thức tâm linh của người Tày được quan niệm là

n

va


linh thiêng trong đời sống của họ.

tn

to

Trong gia đình người Tày có rất nhiều bàn thờ. Ngồi thờ cúng tổ tiên, họ cịn

gh

thờ trời đất, thổ cơng, bà mụ, thần nơng, thần chăn ni…phổ biến nhất là thờ Ngọc

p

ie

Hồng. Hàng năm trước tết nguyên đán, các bàn thờ được quét dọn và các dụm

w

do

cụ lao động trong gia đình được dán lên một mảnh giấy đỏ. Ngày mồng 10 tháng

oa

nl

giêng hàng năm, người Tày cùng với các dân tộc anh em sinh sống ở Định Hóa


d

lại tổ chức lễ hội Lồng Tồng tại xã Phú Đình (Định Hóa, Thái Nguyên ). Lồng

an

lu

Tồng theo tiếng tày nghĩa là “xuống đồng”. Đây là một lễ hội truyền thống đặc

u
nf

va

sắc của bà con vùng cao được tổ chức sau một năm vất vả với công việc đồng
áng, để mừng thành quả lao động đã đạt được của mình, đồng thời tạ ơn trời đất,

ll

z
at
nh

nhà nhà no ấm, hạnh phúc.

oi

m


thần linh, tổ tiên và cầu cho một năm mới mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu,

Sau lễ cầu mùa có phần hát múa, hát Then, hát Phong slư, Lượn, Ví…và các

z

trị chơi như tung còn, kéo co, bắn nỏ…

@

gm

Việc cưới xin là một sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống của người Tày. Hôn

m
co

l.
ai

nhân một vợ một chồng, việc cưới xin là một trọng những việc hệ trọng.
Điều đặc biệt trong đám cưới của người Tày có hát quan lang. Hát quan lang

an
Lu

trong đám cưới người Tày mang bản sắc rất độc đáo bởi vì người ta đều dùng lời ca,

n


va
ac
th

13

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



hình tượng ví von rất giàu chất trữ tình để thực hiện các nghi lễ đối đáp giữa nhà trai
và nhà gái. Nó mang tính sinh hoạt văn hóa cộng đồng bởi các nội dung của hát có
chất thi pháp, có vần điệu đồng thời chứa đựng những giá trị về đạo đức lối sống,
không chỉ răn dạy cô dâu, chú rể mà nó cịn có ảnh hưởng đến người có mặt tại lễ
cưới. Chính lẽ đó mà các bài hát quan lang có sức sống truyền từ đời này sang đời
khác, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc ví dụ như hát chào hỏi.
Tơi ở bản nhỏ đi đến đây
Nghe nói bản lớn có giống tốt
Tơi đến nhà xin được mang về

lu

Để nhà tơi sinh sơi giống nịi

an


Hát cảm ơn, xin trải chiếu, mời trầu… Nghi lễ trong đám cưới của người Tày

va
n

khá cầu kì nhưng quan niệm của họ là thiếu nó cơ dâu, chú rể sẽ khó có được một

tn

to

cuộc sống hạnh phúc. và các vị thần phật lòng, không chỉ những người trong nhà gặp

ie

gh

phải những điều xui xẻo mà việc sinh nở hay cuộc sống gia đình của cô dâu sẽ không

p

tránh khỏi những điều bất trắc.

do

nl

w

Đám cưới của người Tày với những nghi lễ chặt chẽ, thông qua làn điệu hát


d

oa

quan lang để đối đáp, giao tiếp, là một truyền thống tốt đẹp giàu tính nhân văn. Ẩn

an

lu

sâu trong những lời lẽ bình dị, khiêm nhường là những ý tứ sâu sa, sắc sảo, chứa

va

đựng tính giáo dục sâu sắc. Thông qua làn điệu quan lang, thanh niên nam nữ dân tộc

u
nf

Tày một lần nữa được thấm nhuần hơn nữa về ý thức cộng đồng, hiểu được trách

ll

nhiệm đối với gia đình và khát vọng vươn lên sống tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đám

m

oi


cưới chính là sự thừa nhận của hai cộng đồng, bản làng xóm giềng đối với cuộc hơn

z

* Văn học nghệ thuật

z
at
nh

nhân của đơi nam nữ.

@

gm

Dân tộc Tày có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú và đa dạng với

l.
ai

các thể loại dân ca như Lượn, Phong Slư, Then… Cho đến các loại hình truyện như

m
co

truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện kể địa danh ,ca dao, tục ngữ, câu đố. Vốn quý

an
Lu


báu trong kho tàng văn học đó đang được các nhà nghiên cứu sưu tầm, lưu giữ như
một niềm tự hào của người Tày.

n

va
ac
th

14

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Trong xã hội hiện đại ngày nay nghệ thuật dân gian được thể hiện qua các lễ
hội truyền thống hay trong sinh hoạt văn hố tâm linh như hát Then. Có thể nói người
Tày có một đời sống văn hố tinh thần phong phú giàu bản sắc. Chính điều đó là
những cơ sở cần thiết , là tiền đề cho chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình .
1.2. Một số vấn đề lí luận về Then Tày
1.2.1. Khái niệm Then
Hát Then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm ca nhạc, múa và diễn
trò. Theo người Tày, Then được hiểu là Thiên, chỉ trời. Về nguồn gốc có nhiều ý kiến
khác nhau song đa phần cùng nhận định: hát Then có xuất xứ từ Cao Bằng khi nhà
Mạc thất sủng. Hầu hết trong các lễ cúng của người Tày đều có hát Then hát Then


lu
an

khơng chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn

n

va

kết chặt chẽ với tín ngưỡng. Then là gì cho đến nay những người yêu thích nghệ thuật

tn

to

Then, ngay cả những người làm Then cũng chưa định nghĩa được thật rõ ràng về

- Cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc” (Nhiều tác giả) trong bài viết của ông

p

ie

gh

Then. Nhưng tất cả những cách giải thích đều đi đến khái niệm chung thống nhất.

w

do


Nơng Văn Hồn lại cho rằng “Then là tiên (có nơi gọi là sliên) là người của trời. Họ

d

tr.147].

oa

nl

là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với Ngọc Hoàng và Long Vương”. [33,

an

lu

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Then là một lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra

u
nf

va

thế giới theo quan niệm của một số dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt NamNgười làm
nghề cúng bái (thường là nữ )ở vùng các dân tộc thiểu số nói trên, bà Then làm mo,

ll

oi


m

làm then. Loại hình nghệ thuật tổng hợp gồm đàn hát, múa gắn liền với tín ngưỡng

z
at
nh

các dân tộc thiểu số nói trên, hát Then múa Then. [41, tr.931]
Dương Kim Bội trong cuốn “Lời hát Then” quan niệm về then : Cho dù chưa

z

có cách định nghĩa, giải thích một cách thỏa đáng, cứ coi nó như một danh từ dùng để

@
gm

chỉ một loại hình mê tín. [6, tr.10]

l.
ai

Ơng Nơng Đình Tuấn cho rằng “Then là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời

m
co

của hai dân tộc Tày – Nùng, được quần chúng giải thích” [33, tr.12].


an
Lu
n

va
ac
th

15

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



“Về bản chất, Then và Pụt như nhau, đều là hình thức Shaman bản địa, nghi lễ
tương tự, cùng thờ phật và Quan âm và chịu ảnh hưởng của Đạo giáo dân gian” [33,
tr.511]
Qua các cơng trình nghiên cứu về Then ở trên, chúng tơi thấy Then là một
trong những hình thức tín ngưỡng dân gian, tiêu biểu của dân tộc Tày, nó khơng chỉ
chi phối đời sống tâm linh của người dân, mà còn để lại những dấu ấn sâu đậm trong
đời sống văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài nghiên cứu
này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu khái niệm Then với tư cách là một loại hình sinh hoạt
văn hóa của người Tày. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu và qua
khảo sát thực tế, chúng tơi có thể hoàn chỉnh cách hiểu về Then như sau:

lu

an

Then là một hình thức văn hóa tìn ngưỡng có từ xa xưa trong đời sống của

n

va

người Tày. Người Tày sáng tạo ra Then nhằm mục đích giải tỏa những băn khoăn lo

tn

to

lắng khi nhận thức của họ còn hạn chế và gửi gắm vào đó những ước mơ khát vọng
sống. Then thường được trình bày trong các sinh hoạt mang tính lễ nghi, tín ngưỡng

gh

p

ie

như: cầu có con nối dõi, cầu thành đạt giỏi giang… Nội dung Then phản ánh hiện

do

thực xã hội của người Tày xưa Nghệ thuật Then là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn

nl


w

giữa âm nhạc, múa, hội họa và lời ca trong một môi trường diễn xướng đậm màu sắc

d

oa

tín ngưỡng linh thiêng của con người.

an

lu

1.2.2. Nguồn gốc Then

u
nf

va

Hát Then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng mang
trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu

ll

oi

m


xin Ngọc Hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.

z
at
nh

Như chúng ta biết, Then là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân
gian có từ lâu đời của người Tày. Then có từ bao giờ ? câu hỏi vẫn chưa có một đáp

z

án chính xác. Nhưng qua tìm hiểu thực tế ở địa phương và tham khảo ý kiến của các

@

gm

nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian chúng tơi có một số ý kiến khác nhau liên

m
co

l.
ai

quan đến vấn đề nguồn gốc của Then.

Thứ nhất, theo Dương Kim Bội, trong dân gian chủ yếu là các nghệ nhân trên dưới


an
Lu

80 tuổi giải thích Then bằng một số giải giai thoại khác nhau [6, tr.11- 13]

n

va
ac
th

16

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Then có từ thời vua Lê, trung tâm và nơi xuất xứ của Then là ở Cao Bằng. Vua
Lê ngày xưa có một thời đem quan quân lên đóng ở Cao Bằng để dẹp loạn, quan quân
hầu hết là người miền xuôi, do không hợp với thủy thổ, thời tiết khắc nghiệt ở vùng
này, nên một số quan quân bị ốm và con số này tăng lên đến hàng ngàn người. Trước
tình hình ấy, phần vì nhớ nhà xa quê hương, phần vì trách lệnh trên. Trước tình hình
bệnh tật ngày càng gia tăng, nên một số người đã bày ra cách làm then bằng thể song
thất (thể thơ phổ biến trong dân ca, Sli, Lượn của dân tộc Tày – Nùng; với nhạc cụ
đệm là cây đàn tính ). Ngày đó họ sáng tác bằng con đường truyền khẩu, có thể coi
bản Then đầu tiên gồm ba phần chính: Tứ quý (tả cảnh bốn mùa) Bách điểu (nói về
trăm lồi chim), tình ca (nói về tình u trai gái). Từ khi nghe được những lời hát


lu

Then, quan quân tự nhiên khỏi bệnh, vua Lê ra lệnh cho nhóm người này truyền bá và

an
va

phổ biến một cách rộng rãi trong đám quan quân này để chữa bệnh. Then có từ thời

n

nhà Mạc (nội dung giống giai thoại kể trên).

to
gh

tn

Then có từ Cao Bằng, từ thời nước ta hàng năm phải cử người mang lễ vật

ie

sang cống nạp vua Tàu. Lời ca trong Then là do một phường hát chuyên nghiệp của

p

cung đình theo quan đi sứ sang Trung Quốc. Giai thoại này giải thích tương đối hợp lí

do


nl

w

một số chương đoạn trong nội dung lời ca như Khảm hải, Bắt phu…

d

oa

Cả ba giai thoại trên, qua cân nhắc kĩ nội dung các bản sưu tầm được

an

lu

chúng tơi khó chấp nhận một trong ba giai thoại trên. Nhưng có một điều thống

va

nhất cả 5 tỉnh trong khu Việt Bắc là Then có từ Cao Bằng, về âm nhạc rõ ràng

u
nf

then ở Cao Bằng giàu nhạc điệu hơn cả. Qua nội dung một số chương đoạn trong

ll


Then, một số chi tiết nhất quán như Then Plây slử (đi sứ), Khảm hải (vượt biển),

oi

m

Pắt phu phen (bắt phu phen) chúng tơi thấy có nhiều yếu tố lịch sử khá lâu đời.

z
at
nh

Như vậy phải chăng từ thời bắc thuộc, Then đã có mầm mống sơ khai?.

z

Tác giả Nơng Văn Hồn trong cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc” cho rằng

@

gm

cần tìm hiểu thêm về nguồn gốc Then. Then có từ lâu đời, từ thời xa xưa. Song qua

l.
ai

các giai thoại lưu truyền ở Cao Bằng thì nhiều ý kiến cho rằng Then có từ thời Lê,

m

co

Mạc (tức cuối TK XVI đầu TK XVII) khi Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao

an
Lu

Bằng, đánh lại nhà Lê. Hiện nay ở Cao Bằng còn lưu giữ tài liệu chép tay nói về hai
ơng Bế Phùng người làng Đán Vạn (Hịa An) và ơng Hồng Quỳnh người Trùng

n

va
ac
th

17

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Khánh, Cao Bằng, cả hai ông đều làm quan cho nhà Mạc và đặt ra Then. Vua thấy
Then múa hát làm cho vua được vui vẻ, khỏe mạnh hơn, bèn truyền cho phổ biến
trong dân, dần biến thành thứ cúng lễ, cầu khấn để khỏi bệnh và đạt ước vọng. Tuy
nhiên ngoài những tài liệu trên hiện nay cũng chưa có một tài liệu cụ thể nào khác.
Thứ ba, ý kiến của tác giả Triều Ân và nhà văn Vi Hồng lại nhìn nhận về

nguồn gốc của Then theo một cách hiểu khác. Trong cuốn “Then Tày những
khúc hát” Triều Ân đưa ra kết luận “Cây đàn và lời hát Then của dân tộc Tày đã
có từ rất lâu, từ khi tổ tiên ta có nhu cầu sinh hoạt văn hóa”. “Hát Then là loại
hát thuộc về thờ cúng (Chant Culteel) mà thờ cúng với bất cứ dân tộc nào cũng
có từ rất sớm, theo vũ trụ quan, vạn vật hữu linh của họ” [2, tr.9]

lu
an

Nhà văn Vi Hồng cho rằng, Then có nguồn gốc rất xa xưa từ khi người

n

va

Tày cổ vẫn còn sử dụng “những khúc hát đưa linh” để được tiễn linh hồn người

tn

to

đã khuất về nơi an nghỉ. Các tác giả Dương Sách, Hoa Cương trong cuốn “Văn
hóa dân gian Cao Bằng” đều cho rằng: Then và cây đàn tính của dân tộc Tày có

gh

p

ie


từ rất lâu đời.

w

do

Trong quá trình điền dã, khi được hỏi về nguồn gốc của Then, những người

oa

nl

làm then lâu năm ở Định Hóa, Thái Nguyên cho rằng: Then có nguồn gốc từ xa xưa,

d

do trời Phật ban phát cho con người, giúp con người cứ khổ, cứu nạn. Nhưng người

u
nf

va

thầy để học.

an

lu

nhận trọng trách đó họ tự nhớ, tự thuộc các lời hát Then, cũng có thể họ phải theo


Tuy nhiên, chúng tơi cho rằng những tài liệu trên cũng chỉ có giá trị tham

ll

oi

m

khảo, cần phải tìm hiểu thêm về nguồn gốc Then. Nhưng theo thời gian Then được

z
at
nh

hoàn thiện dần và mang tính thẩm mĩ của nhiều thế hệ người Tày. Hình ảnh trong
Then rất gần gũi với đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào Tày, vì thế,

z

Then ln sống mãi trong tâm hồn, tình cảm của họ và trở thành món ăn tinh thần

@

gm

khơng thể thiếu được trong những ngày quan trọng của gia đình, làng bản. Ngày nay,

l.
ai


chúng ta được thưởng thức tiếp cận văn bản Then đã hồn chỉnh và mang tính thẩm

m
co

mĩ cao nhưng vấn đề có liên quan đến nguồn gốc của Then vẫn còn tiếp tục được

an
Lu

nghiên cứu.

n

va
ac
th

18

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



1.2.3.Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của Then
Trong đời sống xã hội của người Tày, Then có nhiều giá trị văn hoá: Then

phản ánh hiện thực xã hội Tày ở các giai đoạn lịch sử, phản ánh thế giới tâm linh của
người Tày, Then thể hiện ước mơ và một cuộc sống về một xã hội công bằng. Trong
Then cũng phản ánh các giá trị gia đình truyền thống của người Tày, sự đa dạng của
văn hoá Tày, đồng thời Then cũng tích hợp những giá trị văn hố nghệ thuật đặc
trưng của người Tày tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng với
mơi trường diễn xướng mang đậm màu sắc tâm linh, thông qua các thể loại độc tấu,
song tấu, hòa tấu, hỗn tấu cùng cây đàn tính...
Dưới đây, chúng tơi đề cập một phần giá trị văn hóa đặc sắc của Then Tày.

lu
an

Ra đời trong dân gian, gắn với đời sống của dân gian nên lời hát Then là sự

n

va

phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi mà trước hết là môi trường tự

tn

to

nhiên- xã hội của người Tày. Chúng ta có thể nhận thấy làng bản và cuộc sống sinh

gh

hoạt lao động sản xuất của người Tày hiện lên rất quen thuộc trong các câu Then:


p

ie

“Những cánh đồng xanh mát đầu bản có giếng nước nguồn, trên cánh đồng có nơi

w

do

thả vịt, dưới sối có đàn cá nhởn nhơ bơi lội”...

oa

nl

Then cũng gắn liền và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của

d

người Tày. Một số thầy Then đã sơ đồ hoá con đường lên mường Trời của họ mà

an

lu

qua đó mường Trời hiện lên chẳng khác gì mường Đất. Trong Then ta bắt gặp hình

u
nf


va

ảnh của trần gian qua con đường của quân Then lên mường trời. Cảnh vật, rừng
núi, chim muông, sông suối, chợ búa bn bán làm ăn chẳng khác gì dưới trần

ll

oi

m

gian. Nhiều chương, đoạn trong lời hát Then đã miêu tả khá sinh động về một

z
at
nh

không gian miền núi đầy chất hoang dã như thuở khai thiên lập địa. Núi rừng âm u
hiểm trở nhiều thú hoang, ve kêu, vượn hú, đường đi lại khó khăn, lên thác, xuống

z

ghềnh. Lễ vật mà họ đang cúng tiến mường Trời là những sản vật do họ tự nuôi

@
gm

trồng, săn bắt, hái lượm được.


m
co

l.
ai

Trong lễ cấp sắc của người Tày, lễ kỳ yên đầu năm, lễ chúc thọ cha mẹ...,
Then đã để phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những mong muốn rất bình dị của người

an
Lu

nơng dân: Có thóc gạo, trâu bị, gà vịt đầy nhà; cha mẹ già trường thọ; gia đình hồ

n

va
ac
th

19

si


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



thuận yên vui, con cái hiếu thảo trưởng thành; người làm nghề cúng bài thì được linh

nghiệm, được dân làng tín nhiệm mang lại vẻ vang cho gia tộc...
Bên cạnh đó, trong Then cịn có nhiều nội dung phê phán những thói hư tật
xấu trong xã hội, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người. Bên cạnh đó Then
cịn có những bài học về đạo đức giáo dục con người qua những hình tượng nhân vật
được xây dựng qua những bài hát Then đó là tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung, con cái
hiếu thảo với cha mẹ hay chuyện đối nhân xử thế của con người trong gia đình, trong
xã hội, chuyện mẹ chồng nàng dâu, chuyện tranh vợ cướp chồng, chuyện trai đần trai
giỏi, gái lười gái chăm...Với ý nghĩa răn đe, nêu gương, giáo dục người đời... Then
cũng thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc đó là ca ngợi tình thương giữa con người với

lu

con người. Then bày tỏ lịng cảm thơng sâu sắc với những con người sinh ra đã gặp

an
n

va

bất hạnh , kém may mắn như người tật nguyền hay người mồ côi .Then cũng đề cao
con ve sầu ... Qua Then người ta cũng phê phán một xã hội cịn nhiều bất cơng ngang

gh

tn

to

khát vọng con người được tự do yêu đương , phê phán nạn ép dun qua hình tượng


p

ie

trái, kẻ có quyền thế bắt nạt ‘‘dân đen’’.

do

Văn học trong Then được biểu đạt bằng ngôn ngữ Tày, song trong từng câu,

nl

w

từng đoạn có nhiều chỗ xen kẽ tiếng Việt, tiếng Hán. Thơ ca trong Then là loại thơ tự

d

oa

sự, kể lể, có tích truyện. Thể thơ phổ biến là 5 đến 7 chữ, cũng có câu dài hơn, tức là

an

lu

thể thơ khơng gị bó mà tùy thuộc vào nội dung bài hát để diễn đạt sao cho có vần

va


điệu. Ngơn ngữ trong Then là hình thức biểu hiện trực tiếp sắc thái tâm lý và lối tư

u
nf

duy của người Tày với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong Then đã kết tụ những đặc điểm

ll

nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Tày, đồng thời vận dụng linh hoạt, tài tình ngơn

oi

m

ngữ nhiều dân tộc như Nùng, Kinh, Hán. Người Tày biết chon lọc những nét đẹp

z
at
nh

trong văn hoá của dân tộc khác và gìn giữ bản sắc văn hố dân tộc mình.

z

Có thể nói, Then hội tụ những giá trị văn học dân gian truyền thống của người

@

gm


Tày với các thể loại truyện kể, truyền thuyết, các câu thành ngữ, tục ngữ đã được

l.
ai

chau chuốt, gọt giũa mà qua đó đã làm sáng tỏ được nhân sinh quan và quan niệm về

m
co

đạo đức của người Tày. Điều quan trọng ở đây là thông qua việc phê phán, khuyên

an
Lu

răn, ca ngợi thực tiễn cuộc sống bằng hình thức diễn xướng hát có đệm đàn, Then đã
đạt được hiệu quả tích cực trong giáo dục con người mà khơng phải hình thức tun

n

va
ac
th

20

si



×